|
Post by TCTV on Jun 19, 2010 13:00:20 GMT -5
ANUBUDDHAPPAVATTI
Thinh văn sửHòa thượng Hộ Giác soạn dịch 1 - Ngài Annàkondanna (A-nhã Kiều-trần-như)Khoảng một trăm ngàn kiếp trái đất về trước, Ðức Phật Jadumuttara (Liên Hoa Phật) giáng trần. Ngài có tông hiệu như vậy là vì lúc nào cũng có liên hoa hiện lên đỡ chân ngài. Ðặt biệt là liên hoa ấy biến và hiện rất nhịp nhàng. Nghĩa là liên hoa hiện lên đỡ chân mặt thì liên hoa ở chân trái biến và ngược lại. Tóm lại, chân Ngài không bao giờ chạm đất. Hiện tượng đặc biệt này có ngay khi Ngài vừa bước chân rời khỏi bồ đoàn trong ngày thành Phật. Trên đường hoằng pháp, Ngài trở về tế độ Hamsavati (Hăm-sa-va-ti) để độ vua cha hoàng tộc và trào thân. Ða số đều được đắc đạo chứng quả tùy quá trình công đức. Ðức vua cung thỉnh Phật và một trăm ngàn vị thánh Tăng theo hầu thọ trai tại triều trong một thời gian hữu hạn. Lúc bấy giờ ngài Annàkondanna là con trai của một gia đình đại phú tại kinh đô này. Trong ngày Ðức Phật chính thức ấn chứng pháp vị Trưởng Lão đệ nhất cho một vị Tỳ-kheo, vì vị này hội đủ điều kiện căn bản là: được Ðức Phật đặc truyền đại giới bằng phương thức Thiện-lai Tỳ-kheo trước nhất, được liễu đạo trước nhất, được gặp và nghe chánh pháp trước nhất. Chứng kiến sự kiện quan trọng này, chàng thanh niên phát bồ đề tâm cung thỉnh Ðức Phật và Thánh chúng về tư gia thiết lễ trai tăng cúng dường bảy ngày. Ngày đầu, chàng cúng dường vải hảo hạng để may y cho Ðức Phật. Ðúng ngày thứ bảy, chàng cúng dường vải may y đến toàn thể một trăm ngàn thánh tăng hiện diện và chính thức phát nguyện: "do phước báu cúng dường thanh tịnh trong suốt bảy ngày, xin cho đệ tử được xuất gia trong chánh pháp của Ðức Phật Tổ vị lai và được đắc ngộ trước nhất." Ðức Thế Tôn Padumuttara, với thiện nhãn thuần tịnh, nhận thấy không có chướng duyên ngăn ngại, Ngài hoan hỉ thọ ký: "Trong một chu kỳ là một trăm ngàn kiếp trái đất về sau sẽ có một vị Phật tôn hiệu là Gotama giáng trần hóa đạo, lúc bấy giờ đại nguyện của ngươi sẽ được thành tựu". Sau khi Ðức Phật Padumuttara niết bàn, chàng kiến tạo một ngôi nhà nhỏ bằng ngọc để tôn trí xá lợi an vị bên trong bảo tháp và thực hiện nhiều thiện sự nhất là hạnh bố thí suốt một trăm ngàn tuổI. Khi thân hoại mạng chung, chàng được sanh thiên. Suốt chín muôn chín ngàn chín trăm chín mươi chín kiếp, chàng đều được hưởng phước nhuận thiên. Ðến kiếp thứ chín, muôn chín ngàn chín trăm lẻ một, Ðức Phật Vipassi (Tì-bà-thi ) giáng trần. Lúc bấy giờ, chàng sanh làm phú hộ tại làng Ràmagàma (Ra-ma-ga-ma) nước Bandhumati (Banh-thu-ma-ti) tên Mahàkàla và vẩn tiếp tục thực hiện mọi thiện sự. Một hôm, chàng rủ người em trai tên Cullakàla thực hiện đại thế bằng cách lấy tinh chất trong hạt lúa non vừa ngậm sửa để cúng dường Ðức Phật và chúng Tăng, nhưng người em không hoan hỉ. Chàng bèn chia đôi lúa ruộng và thực hiện hạnh đại thí theo sở nguyện. Ngoài ra, chàng còn tổ chức đại thí tám lần tiếp theo từ lúc chắc hột đến khi vô bồ. Sau khi thân hoại mạng chung, chàng lại được sanh thiên. Suốt chín mươi mốt kiếp (91) chàng đều hưởng phước nhơn thiên. Ðến kiếp cuối thứ 91, chàng sanh làm đại phú gia trong làng Donavatthu (Ðô-na-oach-thu) gần Kapilavatthu (Ca-bì-la-vệ) tên là Kondanna (Côn-đanh-nha, Kiều-trần-như). Lớn lên, chàng suốt thông toàn bộ giáo hệ Phệ-đà và là một vị trong số tám vị Bà-la-môn tiên đoán hậu vận của Thái-tử Sỉ-Ðạt-Ta. Chính nhờ biết rỏ phước tướng và hậu vận của Thái-tử nên chàng dứt khoát đi tu, lập nguyện sẽ làm đệ tử phục vụ ngài và mọi việc đã diển tiến đúng như chàng dự liệu: Tại vườn Lộc-giả, Kondanna được nghe Ðức-Phật thuyết bài kinh chuyển Pháp-luân và đắc được pháp nhãn. Sau đó mấy hôm, nhờ nghe Ðức Phật thuyết bài Anattalakkhana Sutta (Vô-ngã-tướng kinh) nên đắc A-la-hán, một quả vị cao nhất trong hàng Tứ Thánh. Ðên khi Phật Pháp được truyền bá sâu rộng khắp cõi Diêm-phù-đề, Ðức Bổn Sư chính thức ấn chứng pháp vị cho Ðại-đức là Trưởng lão Ðệ nhất của giới Tỳ-kheo. Mỗi khi Ðức Phật thuyết pháp thì Ðại Ðức Xá-Lợi-Phất tọa vị bên mặt, Ðại Ðức Mục-Kiền-Liên bên trái, còn lại Ðại Ðức thì ngay sau lưng Ðức Phật và tiếp theo là chư vị Tỳ-kheo bao quanh. Trong những trường hợp như vậy, nhị vị Ðại Ðệ Tử xem Ðại Ðức như đại-phạm-thiên hoặc như bậc huynh-trưởng khả kính trong đạo tràng, cho nên rất cẩn trọng và kiên dè mỗi khi ngồi gần Ðại Ðức. Trước cử chỉ cẩn trọng và kiên dè của nhị vị Ðại Ðệ Tử, Ðại Ðức tự nghĩ: Nhị vị Ðại Ðệ Tử đã phải lập nguyện tô bồi công đức và trì hành Ba-la-mật suốt một A tăng kỳ và một trăm ngàn kiếp để được ngồi gần hầu Phật, nay nguyện ước đã thành nhưng Nhị vị lại quá kiên dè ta. Vậy, ta phải tạo sự tự nhiên cho Nhị vị. Dùng thiên nhãn quán chiếu, nhận thấy người cháu trai tên Punna (Bun-na) có căn duyên xuất gia và sẽ trở thành một vị Pháp Sư lỗi lạc trong hàng Tăng giới, Ðại Ðức bèn trở về quê tiếp độ cậu Punna xuất gia và, sau đó xin phép Ðức Thế Tôn đến tịnh cư tại bờ hồ Chaddanta nơi thường trú của chư Phật Ðộc-giác suốt mười hai năm dài. Nguyên nhân Ðại Ðức đến định cư nơi đây là vì bản tánh không thích tiếp xúc và bận rộn mà cuộc sống tập thể rất khó tránh. Hơn nữa, Ðại Ðức có nhiều phúc đức gần như Ðức Phật. Phúc đức ấy lan rộng khắp một muôn thế giới sa-bà. Các hàng thiên chúng mỗi khi bái kiến, cúng dường các loại hoa quí và các thứ hương liệu đến Ðức Phật thì họ cũng đến bái kiến và cúng dường Ðại Ðức khi còn sống chung tập thể. Do đó, sự bận rộn về phương diện giao tế cũng như giảng đạo không thể tránh được. Sau mười hai năm định cư, Ðại Ðức trở về bái kiến Ðức Phật tại chùa Trúc-lâm vương xá. Ðại Ðức mọp sát chân Ðức Phật, vừa hôn vừa bóp chân vừa xưng tên: "Ðệ tử là Kondanna! Ðệ tử là Kondanna!". Trước cử chỉ vô cùng thương kính mà Ðại Ðức bộc lộ đối với Ðức Phật đã khiến Ðại Ðức Vangisa, một vị Ðệ nhất biện tài, đang ngồi trong hội chúng liền đứng lên chấp tay tán thán: "Ðại Ðức Kondanna, bậc tinh tiến bất thối, bậc ẩn sĩ, bậc tinh giả, đã đạt được cứu cánh phạm hạnh, bậc có nhiều thần lực, đã đắc Tam Thông là bậc thừa tự chánh pháp đang đãnh lễ bàn chân phúc đức của Ðấng Bổn Sư Tư Phụ." Tại bờ hồ Chaddanta, một đàn voi khoảng 8 muôn con, sinh sống tại đây. Chúng được Tượng chí phân công phục dịch chư Phật Ðộc giác về mặt ẩm thực và an ninh. Diện tích hồ khoản 50 do tuần.Từ trong bờ trở ra khoản 20 do tuần, nước rất cạn, có thể đứng được, cát hạt to, trắng như pha lê, không cặn bùn, không rong rêu. Ở chu vi cạn này, loại liên hoa như bạch-liên, hồng-liên, huỳnh-liên, xích-liên mọc rất thứ tự. Những nơi thật cạn thì có những loại lúa thơm màu đỏ, những nơi tương đối ráo thì có các loại mía thật ngọt, thật mềm; những nơi ráo hơn thì có các loại chuối ngon,thơm,ngọt và dẻo; những nơi đất khô thì các loại cây ăn trái tự động mọc lên thứ tự, như mít, soài, mận, cam, quít, vân vân và vân vân. Những yếu kiện này đã giúp các con voi có phương tiện dể dàng phục dịch chư Phật Ðộc Giác. Ngày Ðại Ðức đến, đàn voi tỏ ra vô cùng hoan hỉ. Một cuộc họp mặt quan trọng đã diễn ra dưới quyền chủ tọa của tượng chúa để phân công phục dịch Ðạị Ðức. Vì biết rỏ bản tánh Ðại Ðức không thích rộn ràng nên các con voi được Tượng chúa dặn dò cẩn thận để tránh cho Ðại Ðức những phiền rộn không đáng. Buổi sáng, Ðại Ðức đắp y mang bát bay đến khất thực tại cung điện của một vị tiên Nàgadanta (Na-ga-đanh-ta) trên ngọn núi Kelàsa (Kê-la-sa). Vị tiên này rất hoan hỉ cúng dường Ðại Ðức các thực phẩm của tiên. Quả phước đặc biệt này sở dĩ thành tựu riêng cho Ðại Ðức là do nhờ hạnh bố thí bằng cách bắt thăm mà Ðại đức đã thực hiện liên tục suốt hai muôn năm trong thời kỳ Ðức Phật Kassapa (Ca-Diếp). Trong những ngày cuối cùng, Ðại Ðức tự chọn nơi Ðại Ðức định cư suốt mười hai năm làm địa điểm Niết bàn vì nghĩ đến công quả phục dịch vô cùng tận tâm trong sạch của tám muôn con voi. Quyết định song, Ðại Ðức trở về Trúc-lâm xin phép Ðức Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, đệ tử kính xin Ðức Thế Tôn cho phép đệ tử Niết bàn. -- Kondanna, ngươi sẽ chọn nơi nào làm địa điểm Niết bàn? -- Bạch Ðức Thế Tôn, đệ tử chọn bờ hồ Chaddanta -- Kondanna, hãy khế cơ, khế thời hành sự. Ðược Ðức Thế Tôn tùy thuận và, vì có dụng ý bồi đấp đức tin của hàng Phật tử, nên trên đường trở về địa điểm niết bàn, Ðại Ðức dùng thần thông bay từ từ thật chậm trên không trung để cho mọi người được chiêm ngưỡng. Trước thần lực phi thường này, tất cả đều phát bồ đề tâm qui ngưỡng chánh pháp. Ngay chiều hôm ấy, Ðại Ðức xuống hồ Chaddanta tắm gội sạch sẽ, quét dọn tư thất, sắp xếp thứ tự các thứ giáo dụng, đắp y ngồi nhập định suốt đêm và an nhập Niết-bàn. Khi bình minh tỏ rạng, ngay lúc ấy hiện tượng lạ xảy ra: cây cối cuối đầu như tiển biệt một vị đại phúc đức. Sáng hôm ấy, con voi có bổn phận phục dịch Ðại Ðức, đứng chờ ngài ở đầu đường kinh hành nhưng không thấy, bèn đến tư thất thò vòi vào sờ nhẹ bàn chân thì mới hay ngài đã tịch diệt. Nó lập tức đút vòi vô miệng rống lên thật to. Tiếng rống bi thống, bất thần ấy vang vang bất tận khắp cả núi rừng. Nghe tiếng rống bất thường ấy, đàn voi lập tức tề tựu trong trật tự. Tiếng rống của đàn voi 8000 con làm chấn động đại sơn Hi-mã. Sau đó, chúng cung nghinh nhục thể Ðại Ðức nhiễu khắp một vòng tuyết sơn và trở về an trí nguyên vị. Ðức Thiên-vương Ðế-Thích sai một vị tiên tên Vissakamma xuống tận nơi, dùng thần lực biến ra một ngôi nhà bằng ngọc cao 9 do-tuần để an vị nhục thể Ðại Ðức. Chư thiên các tầng trời thứ bậc luân phiên cung nghinh nhục thể Ðại Ðức đi nhiểu tại các tầng trời sở hữu kể cả cỏi trời phạm thiên và cuối cùng nhục thể được cung nghinh trở về vị trí củ. Một hỏa đài bằng các loại trầm quí ky hương được dựng lên do thần lực của chư thiên. Ngay lúc ấy, bổng từ hư không xuất hiện 500 vị Thánh Tăng đến tụng những bài kệ kinh-cảm và những bài kinh liên quan định lý vô thường, khổ, vô-ngã và sự an vui tuyệt đối của Niết-bàn. Sau khóa lễ tưởng niệm, Ðại Ðức Anulaudda (A-nâu-lầu-đà) thuyết pháp. Chư thiên được nghe pháp đắc đạo chứng quả nhiều vô số. Xá lợi Ðại Ðức trắng đẹp như màu hoa lài búp, được chư Thánh Tăng cung thỉnh đem về kính dâng lên Ðức Phật tại chùa Trúc-lâm. Một tấu xảo phi thường là hôm ấy, Ðức Thế Tôn từ hương thất quan lâm đến gần cửa Tam quan Trúc-lâm thì xá lợi của Ðại Ðức do chư vị Thánh Tăng cung nghinh cũng vừa đến. Ðức Thế Tôn trong tư thế đứng, đ�a tay mặt nhận xá lợi, tay trái chỉ xuống đất. Lạ lùng thay! Ngay chổ ấy mọc lên một ngôi tháp bằng vàng và xá lợi Ðại Ðức được an trí trong ngôi tháp ấy. Trong Trưởng Lão kệ có nhiều bài kệ của Ðại Ðức. Ở đây, chúng tôi xin ghi lại một vài bài tượng trưng đễ cúng dường và niệm ân một vị thánh tăng Niên Trưởng. "Trên quả địa cầu này, có rất nhiều bảo vật. Thuận cảnh thích hợp với tham dục lúc nào cũng chi phối nội tâm. Mưa trời làm sạch bụi trần cũng như chánh niệm về định lý vô thường, bất lạc và phi ngã sẽ chế phục được các tà niệm". Ðối với Ðại Ðức, những lời tán thán sau đây được phổ cập trong tăng chúng: --"Ðại Ðức là bậc tinh cần bất thối, đã diệt được nguồn sinh tử, đã đạt cứu cánh phạm hạnh, đã khẻ mở vỏ cứng, đã cắt đứt mọi trói buộc, đã san bằng được đại sơn, đã cặp bến an toàn, đã vượt thoát ác ma, không phóng dật, cẩn ngôn, luôn luôn thúc liễm các căn, có nhiều thiện hữu, có trí tuệ, đã diệt tận khổ đau, có tiết độ vật thực, chịu đựng muỗi mòng và các loại bò sát như tướng chiến lâm trận." Thỉnh thoảng Ðại Ðức tự bày tỏ cảm niệm: "Tôi không tham sống, không muốn chết mà chỉ chờ đợi thời cơ. Tôi đã được phụng sự Ðức Như-lai, đã y cứ phụng hành chánh pháp, đã quăng bỏ gánh nặng, đã loại trừ mọi nhân duyên đ�a đến hiện hữu, đã hoàn thành hạnh tư lợi của người xuất gia và tự thấy không cần thiết phải có bạn đồng trú." Ðức Thiên vương Ðế Thích có lần đến cầu pháp, sau khi thính pháp, đã tán thán: --"Tôi vô cùng hoan hỉ vì được nghe pháp-âm huyền diệu và được thưởng thức pháp vị thật tuyệt vờI. Ðại Ðức đã thuyết giảng pháp ly dục có khả năng đoạn diệt mọi chấp thủ". Tóm lại, Ðại Ðức Annàkondanna đã phát đại nguyện và được Ðức Phật Padumuttara thọ ký. Suốt một trăm ngàn kiếp trái đất hưởng phước nhơn thiên, đến kiếp thứ một trăm ngàn lẽ một thì được sanh làm đại phú gia tại làng Donowatthu, gần kinh đô Kapilavatthu được xuất gia cùng lúc với đoàn năm Tỳ-kheo và được đắc quả A-la-hán sau khi nghe Ðức Phật thuyết kinh chuyển pháp-luân và kinh vô-ngã-tướng tại vườn Lộc-uyển. Ðại Ðức định cư suốt 12 năm tại bờ hồ Chaddanta gần chân núi Hi-mã-lạp và niết bàn tại đây. Xá lợi được tôn trí tại tháp vàng do Ðức Bổn Sư dùng ngón tay thần hóa hiện gần Tam quan chùa Trúc Lâm, nước Vương-xá. Ðệ tử thành tâm kính lễ ngài Trưởng Lão Annakondanna, một vị Thánh Tăng có phước lớn gần như Ðức Phật, vị Tỳ-kheo Niên-trưởng trong đạo tràng của Ðức Bổn Sư. Cầu mong phúc đức vô lượng của Ngài trợ duyên cho đệ tử đày đủ nghị lực bước theo dấu chân Ngài trong cung cách dung thông hữu lậu và vô lậu công đức.
|
|
|
Post by TCTV on Jun 19, 2010 13:00:55 GMT -5
2 - Ngài Sariputta (Xá-lợi-phất)
Khoảng một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp về trước, có một đại phu trưởng giả, sau khi cha mẹ qua đời đã xuất gia làm đạo sĩ, cùng lúc có bảy mươi bốn ngàn người cũng xuất gia theo. Sau khi xuất gia, nhờ tích cực hành thiền, tất cả đều đắc ngũ thông, bát định.
Lúc bấy giờ Ðức Phật Anomadassì giáng trần. Tại kinh đô Camdavatì phụ vương là đức vua Yasavanta. Mẫu thân là Hoàng hậu Yasodharà. Cội bồ đề Ngài đắc đạo tên Ajjuna. Ðại Ðệ tử tay mặt là ngài Nisabha. Ðại Ðệ tử tay trái là ngài Anoma. Thị giả là ngài Varuna. Nhị vị nữ Ðại Ðệ tử là Ni-sư Sundarà và Sumana. Tuổi thọ Ðức Phật là 100.000 năm. Ngài cao 58 hắc tay. Hào quang cố định từ kim thân chiếu ra 12 do-tuần. Chúng Tỳ-kheo theo hầu 100.000 vị. Một buổi sáng, qua thiện nhãn thuần tịnh, Ðức Thế Tôn căn duyên của đạo sĩ Sarada và 74.000 đạo sĩ đệ tử, Ngài đắp y mang bát, một mình bay theo hư không đến tận chổ ở của vị đạo sĩ.
Ðược mục kích hào quang rực rở và sắc tướng phi phàm của Ngài, vị đạo sĩ biết ngay Ngài là Ðức Phật Tổ Như-lai, bèn đến gần, quì cuối đầu đãnh lễ và cung thỉnh Ðức Phật an tọa, trong khi tự mình ngồi hầu ở chổ rất thấp. Từ những đ�a điễm hái hoa quả trong rừng trở về, 74.000 đệ tử thấy Ðạo sĩ thầy của họ ngồi thấp, còn vị sa môn lạ mặt ngồi cao hơn, bèn đến gần bày tỏ:
-- Bạch thầy, chúng con nghĩ là trên đời này không còn ai lớn hơn thầy. Thế nhưng, vị này trông có vẽ lớn hơn thầy!
-- Các con ơi, tại sao các con lại có thể đem hạt củi so sánh với núi Tu-di -cao sáu triệu tám trăm ngàn do tuần? Các con chớ nên đem cá nhân nhỏ bé của thầy mà so sánh với Ðức Phật Tổ Như-lai.
Các đạo sĩ môn đồ lãnh hội được sự so sánh vô cùng quan yếu của Thầy bèn cùng nhau đệ đầu đãnh lễ Ðức Thế Tôn. Vì sắp đến giờ ngọ trai, nên các vị đạo sĩ sốt sắng lựa những trái cây hảo hạng và chính tay Ðạo-sĩ Sarada cúng dường Ðức Thế Tôn. Trong khi Ngài ngọ thực chư vị thiên thần bèn đem Thiên vị lòng vào các thứ trái cây ấy. Ðạo sĩ Sarada tự tay lượt nước cúng dường. Cảm ứng được nguyện lực của Ðúc Phật, nhị vị Ðại Ðệ Tử và một trăm ngàn Thánh tăng như những cánh chim cùng lúc bay đến bái kiến Ðức Phật.
Chứng kiến Phật lực và thần lực chư vị Thánh tăng, đạo sĩ Sarada vô cùng hoan hỉ, bèn hội các đệ tử lập tức sắp xếp nơi an tọa cho Ðức Phật cao thêm và chổ ngồi đầy đủ cho chư Thánh tăng. Mọi thứ nghi lễ được thành tựu như nguyện. Vì các vị đạo sĩ đều có ngũ thông, cộng thêm thần lực chư thiên yểm trợ nên mọi công tác được hoàn thành trong thời hạn kỷ lục.
Bảo tọa dành cho Ðức Phật hoàn toàn bằng các lọai hoa quí cao một do-tuần, nơi an vị dành cho Nhị vị Ðại Ðệ Tử cao 3 gàvut (3/4 do-tuần); dành cho chư Thánh Tăng cao nửa do tuần; dành cho chư vị tân thọ Tỳ-kheo cao 25 sải tay.
Chuẩn bị xong, đạo sĩ Sarada cung thỉnh Ðức Phật an tọa. Sau khi Ðức Phật và chư Thánh tăng an tọa, đạo sĩ đích thân đứng cầm lộng hoa hầu Phật. Ðể bồi đắp đức tin dõng mãnh và lòng trong sạch cao độ của thầy trò đạo sĩ, Ðức Thế Tôn nhập định. Nhị vị Ðại Ðệ Tử và chư Thánh Tăng cũng đồng nhập định. Suốt thời gian bảy ngày Ðức Phật và chư Thánh Tăng nhập định, các vị đạo sĩ luân phiên đi hái hoa trái về dùng, chỉ riêng đạo sĩ Sarada vì quá hoan hỉ nên phát sanh phỉ lạc, đứng bất động trong tư thế che lọng cúng đường Ðức Phật suốt bảy ngày.
Vừa xuất định, Ðức Thế Tôn Anomadassì chỉ định vị Ðại Ðệ Tử tay mặt là ngài Nisabha lược giảng công đức cúng dường bảo tọa bằng hoa. Ðức Thế Tôn lại cũng chỉ định vị Ðại Ðệ Tử tay trái giảng tiếp. Sau hai thời giảng của Nhị vị Ðại Ðệ Tử, không có một ai đắc đạo chứng quả. Lúc bấy gìơ Ðức Thế Tôn đích thân thuyết pháp. Dứt thời pháp 74.000 đạo sĩ đều chứng quả A-la-hán, ngoại trừ đạo sĩ Sarada. Ðức Thế Tôn biệt cách cho xuất gia theo phương thức "Thiện lai Tỳ-kheo" nghĩa là Ðức Phật chỉ gọi "Thiện lai tỳ kheo" thì lập tức các vị trở thành Tăng sĩ với viên mãn tăng tướng và đầy đủ giáo dụng. Ðạo sĩ Sarada sở dĩ không đắc đạo chứng quả vì tâm hồn đang hướng về một đối tượng, đó là Ngài Nisabha vị Ðaị Ðệ Tử tay mặt của Ðức Phật. Ðạo sĩ bạch Phật:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, vị Trưởng lão an tọa tay mặt của Thế Tôn giữ chức vụ gì trong đạo tràng?
-- Vị này là Ðaị Ðệ Tử tay mặt của Như-lai, có khả năng chuyển bánh xe pháp như Như-lai, đã đạt được tuệ cao tột của hàng thinh văn, pháp danh là Nisabha.
-- Bạch Ðức Thế Tôn, suốt bảy ngày đứng che lộng cúng dường Ðức Thế Tôn đệ tử không cầu mong được bất cứ một quả vị nào khác mà chỉ cầu xin được làm Ðại Ðệ Tử tay mặt của một vị đương lai Phật Tổ.
Ðức Thế Tôn Anomadassì vị đạo sĩ Sarada sẽ được thành tựu, Ngài nghiêm từ thọ ký:
-- Ðúng một a-tăng kỳ và một trăm ngàn kiếp về sau, sẽ có một vị Phật Tổ xuất trần tôn hiệu Gotama, Phụ vương là đức vua Suddhodana, Phật mẫu là hoàng hậu Mahà Màyà, Thị giả là Tỳ kheo Ananda, Ðại Ðệ Tử tay trái tên Moggallàna, còn ngươi sẽ là vị Tướng quân pháp tên Sàrìputta tức Ðại Ðệ Tử tay mặt của Ngài.
Sau thọ ký cho đạo sĩ Sarada, Ðức Thế Tôn và chư Thánh Tăng bay trở về trú xứ.
Ðạo sĩ Sarada hỏa tốc nhờ một đệ tử tìm đến gặp ông bá hộ Tirivaddha - một người bạn chí thân - báo cho biết mọi diễn tiến và khuyến khích người bạn này hãy kịp thời phát nguyện làm Ðại Ðệ Tử tay trái. Riêng đạo sĩ thì tích cực hành thiền Tứ-vô-lượng-tâm và sau khi thân hoại mạng chung được hóa sanh Phạm-thiên-giới. Từ phạm-thiên-giới chuyển xuống thiên-giới và tại đây sống một trăm ngàn năm tuổi trờI. Ðược làm Thiên-vương Ðế Thích một ngàn lần. Từ cõi trời chuyển xuống cõi người và được làm Ðại Ðế chuyển-luân một ngàn lần. Trong những kiếp luân hồi, ngài luôn luôn trì hành Ba-la-mật hạnh.
Ðến kiếp cuối cùng - tức sau một A-tăng kỳ và một trăm ngàn kiếp - ngài sinh vào một gia đình Bà-la-môn, cũng gọi là Nàlika-thuộc làng Upatissa gần Ràjagaha (Vương xá), thân sinh là ông Vaniganta, thân mẫu là bà Sàrì. Ba người em trai là: Cunda, Upasena, Revata và ba người em gái là: Càlà, Upacàlà, Sìsupacàlà. Về phần người bạn tiền kiếp của ngài là ông bá hộ Sirivaddha cũng sinh vào một gia đình Bà-la-môn, làng Kolita, thuộc nước Vương-xá, thân sinh là ông Kolita, thân mẫu là bà Moggalì. Hai bạn chào đời cùng một ngày. Lớn lên, hai bạn nỗi tiếng uyên bác về các môn học nhất là giáo hệ Phệ-đà. Trong những cuộc giải trí hoặc du ngoạn, hai bạn lúc nào cũng đi chung. Mỗi lần đi như vậy, Upatissa thường dùng 500 chiếc võng, còn Kolita thì dùng 500 cổ mã xa.
Một hôm, hai bạn được mời dự kiến buổi trình diển văn nghệ công cộng, nhân dịp Tết Nguyên Ðán. Thông thường mỗi lần như vậy thì hai bạn tỏ ra rất hào hoa phong nhả, cười vui, tưởng thưởng. Lần này cũng vậy. Nhưng đến thứ ba thì đột nhiên hai bạn không cười vui, tưởng thưởng mà trái lại rất trầm tư và đâm chiêu. Thì ra hai bạn đang tắm mình trong lý tưởng hướng thượng:
"Ở đây có gì thích thú mà ta phải nhìn. Tất cả những người này rồi sẽ phải chết sau hạn định một trăm năm. Vậy, bằng mọi cách ta phải tìm cho ra đạo bất tử. "
Vì miên man trong lý tưởng đăm chiêu, nên hai bạn đều có chung một thái độ, một phản ứng. Thế rồi họ nhìn và hỏi nhau. Kolita lên tiếng trước:
-- Bạn Upatissa, tại sao hôm nay trông bạn không được vui như mọi khị dường như bạn không thỏa mãn một điều gì?
-- Bạn Kolita, tự nhiên mình thấy ngồi nhìn cảnh tượng này nó vô vị làm sao. Rồi mình tự nghĩ, tốt hơn hết là nên đi tìm môt con đường hướng thượng. Nhưng còn bạn, tại sao bạn cũng không vui.?
-- Mình cũng có ý nghĩ như bạn vậỵ
-- Hay, hai ý nghĩ chúng ta đồng nhất. Vậy, chúng ta nên cắt ái từ sở thân, đi tu làm đạo sĩ. Nhưng vị đạo sư nào có thể hướng dẩn chúng ta thực hiện hoài bảo?
Cuối cùng họ nhất trí mỗi người đem theo 500 gia nhân nhập môn làm đệ tử giáo chủ Sanjayavelatthaputta - một trong 6 vị giáo chủ nổi tiếng đương thời.
Một hôm, Upatissa thấy đại đức Assaji - một trong đoàn năm Kiều Trần Như - đang đi khất thực. Bị thu hút bởi thánh phong đạo cốt và nét mặt vô cùng trầm nghị của Ðaị Ðức, Upatissa theo chân Ðại Ðức đến địa điểm ngọ trai ở ven rừng, được Ðại Ðức nói cho nghe bài kệ về định lý Nhân-Duyên sinh. Câu kệ như vậy: Ye dhammà hetuppabhavà Tesam hotum tathàgato Tesanca yo nirodho ca Evam vàdì mahàsamano Vạn pháp do duyên sinh Duyên diệt vạn pháp diệt Ðức Phật Ðại sa-môn Hằng giáo huấn như vậy.
Nghe xong, Upatissa được đắc quả Tu-đà-hườn. Trở về tìm Kolita đọc cho nghe nguyên văn bài kệ. Vừa nghe xong Kolita cũng đắc quả Tu-đà-hườn. Sau khi chứng quả Tu-đà-hườn, cả hai quyết tâm đi bái kiến Ðức Phật, Upatissa bèn rủ 500 gia nhân cùng đi, nhưng chỉ có 250 người tình nguyện đi, còn 250 người xin ở lại.
Khi được bái kiến và nghe Ðức Bổn Sư thuyết pháp, tất cả đều đắc quả A-la-hán và được Ðức Bổn Sư cho xuất gia bằng thắng duyên "Thiện-lai-Tỳ-kheo". Riêng Upatissa mãi 15 ngày sau, trong khi đứng qụat hầu Ðức Bổn Sư được nghe bài pháp Vedanàpariggahasutta (định lý của mọi cảm thọ ) do Ðức Bổn Sư thuyết cho cháu trai Ðại Ðức tên Dìghanakha lúc bấy giờ còn là một du sĩ ngoại đạo nghe và chính nhờ nghe bài pháp này mà đắc được quả vị A-la-hán bậc có bốn tuệ vô ngại giải. Sau đó, không lâu, Ðại Ðức được Ðức Phật chính thức ấn chứng thánh vị Ðệ Nhất Trí Tuệ.
Trong kinh Ðại Niết Bàn kể rằng, sau khi mãn mùa an cư tại làng Veluva, Ðức Thế Tôn trở về Kỳ-viên Tịnh-xá. Ðại Ðức đến bái kiến và đi tìm một chổ vắng nhập thiền. Sau khi xuất thiền, Ðại Ðức dùng thiên nhãn tìm hiểu về thời gian Niết bàn của các vị Ðaị Ðệ Tử thì được biết theo thông lệ các vị Ðại Ðệ Tử nhập diệt trước Ðức Phật.Tự thấy thời gian sống của mình chỉ còn bảy ngày, Ðại Ðức liền tìm hiểu về địa điểm Niết bàn. Ngay khi ấy, Ðại Ðức cũng biết thêm rằng: Ðại Ðức Ràhula (Ra hầu la) tịch diệt tại cõi trời Tam Thập Tam (Tàvattimsa), Ðại Ðức Annàkondanna tịch diệt tại hồ Chaddanta gần chân núi Hi-mã-lạp. Ðại Ðức liên tưởng đến thân mẫu, lúc bấy giờ vẫn còn giữ tín ngưỡng Bà-la-môn giáo, mặc dù bà là thân mẫu của bảy vị A-la-hán - cá nhân Ðại Ðức, ba vị bào đệ và ba vị bào muội. Trong những ngày cuối cùng, nhận thấy thắng duyên thánh đạo của thân mẫu đã đến thời kỳ chứng ngộ do chính Ðại Ðức trực tiếp khai thị, Ðại Ðức quyết định chọn căn phòng lúc xưa mình chào đời làm địa điểm Niết bàn.
Ðại đức hướng dẫn thầy Cunda - bào đệ của Ðại Ðức - và 500 vị tỳ kheo đồng sự đến bái biệt Ðức Bổn Sư. Trong phần xin phép Ðức Bổn Sư để Niết bàn, Ðại Ðức nói rất cảm động:
-- Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn cho phép đệ tử được tán dương ân đức của Thế Tôn, vì thời hạn niết bàn của đệ tử đã đến, đệ tử phải từ bỏ cuộc sống phù du này: "Cao cả thay ! Ðức Thế Tôn, một đấng cứu thế, một thánh nhân vĩ đại ! Nhờ Thế tôn mà đệ tử được giải thoát, không còn đi, lại trong cỏi trầm luân đầy khổ lụy này." Cuộc sống giai đoạn của đệ tử chỉ còn có bảy ngày ngắn ngủi. Rồi đây ngũ uẩn đệ tử sẽ rả tan trở về bốn đại và, đó là biểu hiệu gánh nặng luân hồi đã được quăng xuống.
Bạch Ðức Thế Tôn, bạch Ðại Ðức Hồng ân, trong giây phút sau cùng, đệ tử được ca ngợi ân đức vô lượng của Thế Tôn và, đệ tử xin đệ đầu bái biệt. Ðức Thế Tôn cho phép đệ tử được từ bỏ cái sắc tướng ràng buộc hiện hữu để được trở về với thể tánh chơn thường bất tử.
Ðức Thế Tôn nghiêm từ:
-- Này Sàrìputta, ngươi sẽ Niết bàn tại đâu?
-- Bạch Ðức Thế Tôn, đệ tử sẽ Niết bàn ngay tại căn phòng mà ngày xưa đệ tử sanh ra.
-- Hãy liệu lấy thời cơ thích hợp. Sau lần tiếp xúc này, các pháp hữu của ngươi sẽ không còn cơ hội gặp lại một mẫu Tỳ-kheo như ngươi nữa, vậy ngươi nên ban bố cho họ một thời pháp cuối cùng.
Lãnh hội được ý Ðức Thế Tôn muốn Ðại Ðức hiển lộng thần thông, rồi sau sẽ thuyết pháp, Ðại Ðức đệ đầu đảnh lễ xong bèn bay lên hư không cao khỏan một cây thốt nốt rồi đáp trở xuống lễ Phật. Lần thứ hai, bay cao gấp đôi rồi trở xuống. Lần thứ ba, bay cao gấp ba. Lần thứ tư, cao gấp bốn. Lần thứ năm, cao gấp năm. Lần thứ sáu, cao gấp sáu. Trong sáu lần, Ðại Ðức đều bay trở xuống lễ Phật. Ðến lần thứ bảy, bay lên cao khoản bảy cây thốt nốt Ðại Ðức bèn an vị trên hư không thuyết pháp, và kẻ xa người gần đều nghe rỏ pháp âm của Ðại Ðức. Thời pháp kéo dài tương đối lâu. Dân chúng trong thành Xá - vệ hay tin, ùn ùn kéo nhau đổ sô đến Kỳ-viên Tịnh xá như nước tràn bờ.
Sau khi kết thúc bài pháp, Ðại Ðức bay trở xuống quì mọp dưới chân Ðức Thế Tôn, cẩn bạch:
-- Bạch Ðức Thế tôn, phút vĩnh biệt của đệ tử đã điểm.
Ðức Thế Tôn khoan thai rời hương thất đến đứng trên một tảng đá ngọc ma-ni phía trước hương thất. Ðại Ðức chấp tay, vai mặt hướng vào Ðức Thế Tôn, cung kính đi nhiễu ba vòng, quì đảnh lễ ở bốn phía: sau lưng, tay trái, tay mặt và phía chính diện Ðức Thế Tôn, nói lời vĩnh quyết:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, lần đầu tiên, đệ tử được quì mọp dưới chân Ðức Phật Tổ Anomadàssì cách nay hơn một a-tăng-kỳ kiếp, mục đích để được bái kiến và làm đệ tử Ðức Thế Tôn nay nguyện ước ấy đã viên thành. Từ nay, Ðệ Tử không còn được bái kiến Thế Tôn nữa.
Bái biệt xong, Ðại Ðức đứng chấp tay đi lùi, đến khuất tầm mắt Ðức Thế Tôn, bèn quì đảnh lễ lần cuối cùng rồi mới quay mặt đi luôn. Ngay lúc ấy, địa cầu rung chuyển, như không ngăn được niềm thương tiếc và đại dương nổi phong ba như đồng vọng thét gào xúc cảm. Ðức Thế Tôn dạy các thầy tỳ kheo hiện diện: -- "Các thầy hãy đi tiển đ�a huynh trưởng các thầy đi!"
Chư vị tỳ kheo bèn theo tiển chân Ðại Ðức. Khi đến tam quan, Ðại Ðức dừng lại và khuyên các vị hãy trở về tiếp tục cuộc sống tinh cầnvà nhớ phục dịch Ðức Thế Tôn thập phần cẩn trọng. Nói xong, Ðại Ðức tiếp tục hành trình. Phật tử tại gia kéo nhau theo sau vừa đi vừa khóc than kể lể, Ðại Ðức phải dừng chân an ủi:
-- Này các đạo hữu ; các đạo hữu chớ quá khóc than bi lụy. Hãy lo tinh tiến tu hành. Các hữu vi pháp đều vô thường, biến hoại. Chỉ có Niết-bàn mới là cảnh giới tịnh lạc, chơn thường. Các đạo hữu hãy trở về đi.
Nhờ các Phật tử trở lui, Ðại Ðức mới lên đường. Ngày đi, đêm nghĩ. Suốt con đường định mệnh này, Ðại Ðức đều khuyến nhắc, sách tấn phật tử, tích cực tu thân hành thiền để hưởng phúc lạc hiện tại và vị lai.
Vào buổi chiều ngày thứ bảy, Ðại Ðức về đến làng, ngồi nghĩ chân dưới một góc cây gần cổng làng. tình cờ, ngay lúc ấy, người cháu trai của Ðại Ðức tên Uparivata hữu sự đi ngang, thấy Ðại Ðức, bèn đến gần đãnh lễ, Ðại Ðức hỏi:
-- Bà ngoại con có nhà không?
-- Bạch ngài, có.
-- Làm phiền con thông báo dùm, bần đạo đã về đến và con nhớ thưa bà rằng: "bần đạo sẽ lưu lại một ngày, xin Bà dọn chổ cho bần đạo ngay trong căn phòng mà bần đạo đã chào đờI. Ðồng thời, sắp đặt chổ nghĩ cho 500 vị tỳ kheo đồng hành với bần đạo".
Uparivata trở về tường thuật đúng như lời dặn của Ðại Ðức.
Nghe xong Bà ngẩm nghĩ: tại sao con ta lại trở về và yêu cầu cung cấp chổ nghĩ cho nhiều người quá vậy? Sao lại muốn ở ngay trong phòng lúc xưa nó chào đời? Thí bỏ cuộc đời son trẻ đi tu, bộ khi về già lại muốn làm cư sĩ hay sao?.
Mặc dù nghĩ thế, nhưng bà cũng chuẩn bị thật đầy đủ. Bà con trong làng tập hợp đốt đuốc đi rước Ðại Ðức.Về đến nhà, Ðại Ðức mời chư tăng đến những nơi tạm nghĩ và, sau đó ngài vào căn phòng riêng của mình.
Lúc bấy giờ bịnh đi tả cấp tính bộc phát trầm trọng, Ngài tỏ dấu vô cùng đau đớn. Một cái chậu mang ra thì một cái chậu khác được mang vào. Thấy bệnh tình Ðại Ðức có mòi nguy kịch, mẹ ngài đứng nhìn về phía phòng tôn giả suốt đêm nhưng không dám đến gần. Ngay lúc ấy, bốn vị Thiên Vương thân hành đến gần giường Ðại Ðức, khiến gian phòng rực sáng lạ thường. Ðại Ðức hỏi:
-- Các vị là ai?
-- Bạch ngài, chúng tôi là Tứ Ðại Thiên Vương.
-- Các vị đến có mục đích gì?
-- Chúng tôi xin được phục dịch Ngài trong cơn bệnh hoạn.
-- Xin các vị an tâm ra về. Ở đây, đã có thị giả chăm sóc bần đạo rồi.
Tứ Ðại Thiên Vương vừa biến mất, thì đức vua trời Ðế Thích Sakka hiện đến. Và sau hết là vị Trời Phạm Thiên đến vấn an. Ðại Ðức đến khiêm tốn trấn an, cảm ơn và xin họ yên tâm ra về. Thấy chuyện lạ, mẹ ngài tìm hỏi thầy Cunda, nhưng Thầy chỉ báo cáo bệnh trạng và bạch cho Ðại Ðức biết là có mẹ đến thăm. Ðại Ðức cho mời vào và hỏi:
-- Vì sao Thân mẫu lại đến đây vào giờ này?
-- Ðến thăm con, con ạ! Này con, con hãy nói cho mẹ nghe. Những nguuời đến thăm con đầu tiên là ai vậy?
-- Thưa mẹ, đó là bốn vị Ðại Thiên Vương
Bà mẹ trố mắt:
-- Bộ con lớn hơn những vị đó sao?
-- Thưa mẹ, họ là những nguuời hộ pháp. Khi Ðức Bổn Sư đản sanh, họ cũng phải hầu hạ như những cận vệ quân hầu hạ đức vua vậy.
-- Còn vị sau đó là ai?
-- Thưa mẹ, đó là vị vua Trời Ðế Thích (Sakka).
-- Vậy còn lớn hơn cả vua Trời Ðế Thích nửa sao?
-- Thưa mẹ, ông ta cũng nhuu một vị Sadi nhỏ theo hầu một vị Tỳ -kheo. Ngày Ðức Bổn Sư từ tầng trời thứ 33 (Ðạo-lợi-thiên) trở về trái đất, thì chính Vua Trời mang bình bát và y phục tiển đ�a Ðức Thế Tôn với tất cả lòng thương kính.
-- Còn vị sau cùng là ai, mà hào quang chiếu sáng quá vậy?
-- Thưa mẹ, đó là vị Trời Ðại Phạm Thiên, mà mẹ thờ đó.
--Trời! Vậy thì con còn lớn hơn các đấng Ðại Phạm Thiên mà xưa nay mẹ hằng sùng bái nữa sao?
-- Vâng thưa mẹ, Vào ngày Ðức Bổn Sư đản sanh, chính bốn vị Ðại Phạm Thiên đã phải đón rước Thánh Nhi trong một vuông lưới báu của cõi trời.
Nghe vậy, mẹ ngài nghĩ: nếu oai lực con ta như vầy thì oai lực Thầy của con ta còn phi thường kỳ vĩ đến mức nào. Trong lúc bà đang suy nghĩ thì luồng điện phỉ lạc chạy tỏa khắp châu thân khiến tâm tư bà vô cùng hoan hỉ. Biết rõ dòng suối thiện tâm đang chuyển hướng chảy về đại dưong công đức, Ðại Ðức khai thông:
-- Thưa mẹ, mẹ biết không, trong những ngày như ngày Ðức Bổn Sư ra đời, thành Phật, chuyển Pháp-luân, nhập Niết-bàn và nhiều lần khác nữa, quả địa cầu này đều rung chuyển. Không ai có thể sánh được với Ngài về phương diện giới, định, tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.
Ðại Ðức tuần tự giải thích về ân đức Phật một cách khúc chiết và mạch lạc. Khi bài pháp vừa chấm dứt thì bà đắc quả Tu-đà-hườn. quá hoan hỉ với thành quả kỳ diệu bất tử, bà nói:
-- Này con yêu dấu của mẹ, thưa Ngài Upatissa, tại sao trong bao lâu nay con không ban bố cho mẹ pháp vị cam lộ này, cho đến hôm nay, con mới trao sự nghiệp kỳ diệu tịnh lạc này?
Ðaị Ðức tự thấy mình đã đền ơn sanh dưỡng của mẹ một cách xứng đáng và trọn vẹn, bèn khuyên Bà trở về tư phòng an nghỉ. Bà đi khỏi, ngài bèn hỏi thầy Cunda đã canh mấy rồi. Ðược biết trời sắp bình minh, Tôn giả nhờ thầy Cunda đở mình ra ngoài phòng khách và cung thỉnh chư tăng vân tập, Tôn giả nói với chư Tỳ-kheo:
-- Này chư pháp hữu, các vị đã sống với tôi suốt 44 năm dài. Nếu thân, khẩu, ý tôi có những khuyết điểm nào, xin các vị từ bi hỉ xã.
Chư vị Tỳ-kheo đồng xác nhận là suốt bao năm theo hầu Tôn giả như hình với bóng, quả thật các vị chưa hề có một điều bất mãn nào dù nhỏ. Ðối với Tôn-giả, chư vị lập hứa: Nguyện suốt đời noi gương Tôn-giả dù Ngài khuất bóng. Vì hình ảnh Ngài đã in sâu, đậm nét trong tâm khảm chư vị. Chư vị cũng đồng thanh xin Tôn-giả tha thứ cho những lỗi lầm không thể tránh được. Tôn-giả bày tỏ sự hoan hỉ.
Khi mặt trời vưà ló dạng, Tôn-giả năm nghiêng tay mặt rồi an nhiên nhập diệt. Hôm ấy là ngày trăng tròn tháng Kattika tức ngày rằm tháng chạp Ấn-độ. Cuộc lễ trà tỳ được đặc dưới quyền điều khiển của thầy Cunda. Chư thiên các tầng trời và dân chúng trong thành xá vệ đến chiêm ngưởng đông vô số.
Khi lễ trà tỳ viên mãn, thầy Cunda lập tức mang tất cả xá lợi và di vật, ngày đi đêm nghĩ, đem về Kỳ-viên Tịnh xá. Gặp Ðại Ðức Ananda, thầy Cunda cho biết tự sự, cả hai cùng vào đảnh lễ Ðức Thế Tôn. Ðại Ðức Ananda buồn bả, bạch Phật:
-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Xá-lợi-Phất đã nhập diệt, và đây là xá-lợi, y, bát của Tôn-giả. Tin này quả thật đã làm cho con trở nên yếu đuối, mọi vật chung quanh đều trở nên vô nghĩa.
Ðức Thế Tôn khuyên nhũ.
-- Này Anan, sao lại như vậy? Khi Xá-lợi-Phất nhập diệt, ông ấy có bớt đi một phần công đức, một phần an tịnh, một phần trí tuệ hay một phần giải thoát nào của Anan không?
-- Dạ không, Nhưng Bạch Thế Tôn Tôn-giả Xá-lợi-Phất vừa là huynh trưởng đạo hạnh gương mẫu vừa là vị cố vấn cho sự nghiệp trí tụê của chúng con. Người đã giảng giải Pháp bảo một cách trọn vẹn và, hướng dẫn nhiều vị tỳ-kheo lên hàng Thánh-đạo. Những công đức lớn lao này, làm sao chúng con quên được!
-- Này Anan, Như Lai há đã chẳng từng dạy rằng: sớm muộn gì tất cả chúng sanh phải bị chung số phận sinh ly hoặc biệt ly với những gì thân thương yêu quí và gần gủi. Cái gì đã sanh ra tất phải hoại diệt. Không phân ly là điều không thể có. Ðối với chúng Tỳ-kheo thanh tịnh này, sự nhập diệt của Xá-lợi-Phất giống như cành lớn của một đại thụ gãy xuống.
Sau khi nhận xá-lợi và di vật, Ðức Thế Tôn đứng tại chổ, ca tụng những đức tánh trong sáng và vĩ đại của Ðại Ðức Xá-lợi-Phất rất nhiều và, Ngài cho kiến tạo thánh tháp tôn thờ xá-lợi.
Những Phật ngôn mà Ðức Thế tôn dùng ca ngợi Ðại Ðức Xá-lợi-Phất trong nhiều trường hợp khác nhau thật là cảm động và thâm diệu. Ở đây, chúng tôi chỉ ghi lại những phật ngôn liên quan đến sự viên tịch của Ðại Ðức, để chúng ta cùng suy nghiệm:
"Này các tỳ kheo, đây là những di vật màu ngọc trai của một vị tỳ kheo trước đây không lâu đã hoàn thành Ba-la-mật hạnh trong thời gian dài kỷ luật là A-tăng kiếp. Công đức Ba-la-mật ấy đã hình thành một vị tỳ-kheo vô cùng khả kính. Ông là nguuời đạt được trí tuệ gần nhất với Như-lai. Trừ Như-lai, không ai bì kịp trí tuệ của ông. Vì thực chất của trí tuệ ấy là sự quản bát không cùng, nhanh chóng khôn tả, tiềm tàng. Vô biên và sáng lạng như mặt trời, ông thích đời sống tri túc, yểm ly, thiểu dục, tinh cần và là một hướng đạo viên gương mẫu, một vị cố vấn lỗi lạc, khả kính, khả ái của rất nhiều đồng đạo. Lòng từ bi của ông lúc nào cũng rộng mỡ, lục căn thanh tịnh, đức kiên nhẫn vững như trái đất. Trong khoản một trăm ngàn kiếp qua, đ�a cầu này đã từng chuúng kiến ít nhất năm lần những cuộc thoát ly vô cùng hy hữu của ông. Này các tỳ kheo, các thầy hãy hướng về con đường Sàrìputta đã đi, dù cho giờ này ông không còn có mặt."
Ðệ tử nhất tâm đảnh lễ ngài Trưởng lão Sàrìputta, vị Tướng quân pháp đẵ được Ðức Thế Tôn ấn chứng thánh vị Ðệ Nhất Trí Tuệ, vị Ðại Ðệ Tử tay mặt của Ðức Bổn Sư.
Cầu mong trí tuệ của Ngài soi sáng khách hồng trần và đệ tử thấy được lộ trình giải thoát, một con đường duy nhất có khả năng đánh lạc hướng theo dỏi của Ác-ma.
|
|
|
Post by TCTV on Jun 19, 2010 13:01:31 GMT -5
3 - Ngài Moggallana (Mục-kiền-liên)
Khoảng một a-tăng kỳ và một trăm ngàn kiếp về trước, có một đại phú gia tên Sirivaddha - là bạn chí thân của đạo sĩ Sarada, tiền thân của Sàrìputta. Lúc bấy giờ, nhờ nghe lời vị đạo sĩ bạn, ông đại phú phát tâm trong sạch thiết lập trai đàn, cúng đường trai tăng đến một trăm ngàn thánh chúng do Ðức Phật Tổ Anomadassì chủ tọa. Ðến ngày thứ bảy, ông cúng dường vãi may y hảo hạng cho Ðức Phật và toàn thể thánh chúng và nhất tâm lập đại nguyện:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, đạo sĩ Sarada - bạn chí thân của đệ tử - đã phát nguyện làm đệ nhất Ðại Ðệ Tử của vị đương lai Phật Tổ nào thì đệ tử cũng xin được làm Ðệ nhị Ðại Ðệ Tử cũa vị Phật Tổ ấy.
Ðức Thế Tôn Anomadassì, qua thiên nhãn thuần tịnh, nhận thấy lập nguyện của Sìrìvaddha sẽ được thành tựu, bèn nghiêm từ thọ ký:
-- Một a-tăng kỳ và một trăm ngàn kiếp về sau, ngươi sẽ được làm vị Ðệ nhị Ðại Ðệ Tử của Ðức Phật tổ Gotama.
Kể từ ấy, ông đại phú luôn luôn tích cực tiến tu Phúc Huệ nhất là thực hiện hạnh đại -thí trong những hoàn cảnh thuận duyên. Sau khi mạng chung, ông được hóa sanh dục thiên giớI. Ðược làm vua trời Ðế Thích 177 lần, làm chuyển luân vương 55 lần, làm Quốc vương 108 lần. Ðến thời Ðức Bổn Sư, ông sinh vào một gia đình Bà-la-môn, làng Kolità, gần thành Ràjagaha, tên Kolita. Sau khi xuất gia được gọi là Moggallàna (Mục-kiền-Liên). Thân sinh là ông Kolita, thân mẫu là bà Moggalì. Mối tình thâm giao giữa Kolita và Ðại Ðức Sàrìputta đã được tường thuật đầy đủ ở câu chuyện số 2.
Khi được nghe nguyên văn câu Phật ngôn do bạn Upatissa đọc lại thì Kolita đắc được thánh quả Tu-đà-hườn. Sau đó, hai bạn nhất trí cùng nhau, mỗi người hướng dẩn 500 người gia nhân đến bái kiến Ðức Thế Tôn, nhưng chỉ có phân nửa tình nguyện đi theo, còn phân nửa xin ở lại. Trong cuộc bái kiến Ðức Thế Tôn lần này, hai bạn cùng được xuất gia bằng phương thức "Thiện-lai tỳ-kheo". Xuất gia được bảy ngày, Ðại Ðức Moggallàna tịnh cư hành thiền ở gần làng Kalavàla, xứ Magadha, nhưng bị triền cái hôn thụy chi phối trầm trọng. Nhờ Ðức Bổn Sư trợ duyên điềm chỉ phương pháp minh sát, quán về Tứ-Ðại nên đắc được A-la-hán, bậc có bốn tuệ vô-ngại-giải. Sau khi Ðại Ðức Xá-lợi-Phất được chính thức ấn chứng là Ðệ nhất Trí Tuệ thì cũng được Ðức Thế Tôn chính thức tuyên dương là Ðệ nhất Thần Thông.
Trong một phiên họp vô cùng quan trọng có tánh cách quyết định của nhóm Lục Sư ngoại đạo để đối phó với Phật-giáo, họ nhất trí phải thanh toán Ðại Ðức Moggallàna, vì theo họ, sở dĩ Phật giáo được cực thịnh là nhờ Ðại Ðức khi thì lên trờI, lúc thì xuống đ�a ngục tìm hiểu sinh hoạt lạc, khổ của các hạng chúng sanh ấy rồi dem về thuật lại ở cỏi dương gian cho nên mọi người mới nể phục, tin tưởng và quy ngưỡng Phật-giáo. Nếu thanh toán được Ðại Ðức thì Phật-giáo sẽ bị suy yếu hoặc tối thiểu bị dậm chân tại chổ.
Quyết định xong, họ thuê 500 tên cướp hạ sát Ðại Ðức. Tiền tài, ám nhãn, hơn nửa, đã quen tánh cướp của giết người, cọng thêm số tiền thù lao quá lớn, bọn cướp quyết tâm thi hành thủ đoạn. họ bao vây Ðại Ðức suốt ba tháng ròng rả. Tháng đầu, Ðại Ðức dùng thần thông thoát thân theo cánh én; tháng thứ hai, theo lổ lạc. Ðến tháng thứ ba - tháng định mệnh - Ðại Ðức dùng Túc-mạng-Thông truy nguyên thì thấy rỏ đây là quả báo của trọng nghiệp trong tiền kiếp, vì nghe lời vợ, đánh đập cha mẹ đến phải thương vong.Tự thấy tội lỗ tầy trời của mình không đáng hưởng trường hợp ngọai lệ, nên Ðại Ðức vui lòng trả nghiệp, mặc dù ngài có thừa thần thông thoát. Ðừng nói một bọn cướp 500 tên, mà ngay thiên binh vạn mã, cũng không làm gì được nếu ngài phản ứng. Lúc bấy giờ, bọn cướp giết được ngài nhưng vì quá sợ thần lực của ngài nên chúng chặt ngài ra từng đoạn, đập gảy xương từng khúc, rồi dần nát ra và khi tin chắc ngài không thể sống được, chúng mới chịu rút lui.
Sau khi bọn cướp đi rồi, Ðại Ðức dùng thần thông hoàn hình như cũ và bay về chùa Trúc Lâm, bái kiến Ðức Bổn Sư, xin phép nhập Niết-bàn. Ðức Bổn Sư phán hỏi:
-- Mục-kiền-Liên sẽ Niết bàn tại đâu?
-- Bạch Thế Tôn, đệ tử sẽ Niết bàn tại làng Kàlasilà.
-- Mục-kiền-Liên hãy liệu lấy thời cơ.Nhưng sau cuộc tiếp xúc này, các pháp hữu của ông sẽ không còn gặp lại một vị tỳ-kheo như ông nữa. Vậy, ông hãy ban bố cho họ một thời pháp.
Tuân hành thánh huấn, Ðại Ðức Xá-lợi-Phất hiển lộng thần thông như Ðại Ðức đã từng khai triển một tuần trước. Sau đó, Ðại Ðức dảnh lễ lần cuối cùng bàn chân Ðức Thế Tôn và đi đến làng Kàlasilà nhập Niết bàn.
Tin Ðại Ðức nhập diệt đã khiến dư luận xúc động mãnh liệt. Họ đều bảo rằng Ðại Ðức bị mưu sát, chớ chưa đến thời kỳ nhập Niết bàn. Tin động trời này lọt đến tai đức vua A-xà-Thế (Ajàtasattu). Nhà vua hạ mật lịnh truy lùng những kẻ sát nhơn. Không đầy ba hôm, 500 tên cướp đều bị sa lưới pháp luật. Trong cuộc thẩm vấn, bọn cướp cung khai là do nhóm Lục sư ngoại đạo thuê giết. Những kẻ chủ mưu thuộc nhóm Lục sư bị bắt thêm khoản 500 người nửa. Tất cả đều bị hành hình.
Những bài kệ do Ðại Ðức ứng khẩu trong nhiều trường hợp có đến 68 bài, ý nghĩa súc tích, thâm huyền, hướng thượng và chứa đựng chất liệu giải thoát. chúng to6i xin trích ghi lại đây một phần nhỏ để nói lên lòng tôn sùng tuyệt đói và sự ngưỡng mộ cao độ của chúng tôi đói với vị Thánh Tăng Ðệ Nhất Thần Thông có một không hai trong đạo tràng của Ðức Từ Phụ.
Trước khi trích ghi bài kệ sau đây của ngài, tưởng chúng ta cũng nên biết qua duyên khởi:
... Một lần nọ, một cô kỷ nữ dùng nhiều lời lẽ trử tình cám dổ ngài. Ngài cảnh tỉnh cô ta:
-- Bần đạo kinh tởm cái chòi bằng nhiều khúc xương, chằng chịt bằng những sợi gân, chứa đựng toàn vật nhơ uế, muì hôi xông lên khó ngữi. Những uế vật ấy được bài tiết theo cữu khiếu thường trực. Nhờ lớp da bao bọc, bằng không, cái thân nhơ uế của tín nữ còn đáng kinh tởm hơn nhiều. Nếu mọi người đều thấy rỏ thực chất đáng gớm ấy trong cơ thể tín nữ thì họ sẽ tránh xa tín nữ như tránh xa hầm phẩn vậy.
Mặc dù trong thâm tâm đã ít nhiều nhận sự thật, nhuung chưa chịu khuất phục, cô ta trả đòn nhẹ nhàng nhưng nguy hiểm ;
-- Thưa ngài Sa-môn, thưa nguuời hùng! Những lời ngài nói hoàn toàn đúng sự thật. Nhuung người đời đa số đều thích nhào xuống hầm phẩn ấy như bò già bị sa lầy.
Thấy chưa đánh tan được dục niệm trong lòng cô ta, Ðại Ðức tăng viện đạo lực:
-- Này tín nữ, người lấy chàm hoặc nước sơn để nhuộm hoặc tô màu hư không sẽ bị hoài công vô ích. Tâm hồn bần đạo như hư không. Tín nữ chớ đem cái tâm niệm dục nhiễm của tín nữ mà đánh giá tâm niệm vô cấu, vô nhiễm của bần đạo. Nếu tín nữ không kịp thời tỉnh ngộ, đình chỉ dục niệm bất chánh thì cầm bằng như con thiêu thân lao đầu vào đóng lửa tự sát.
Nhờ Ðại Ðức thẳng thắn cảnh giác, cô kỷ nữ cảm thấy hổ thẹn, rút lui.
Ðệ tử kính lễ ngài Trưởng lão Moggallàna, bậc thánh A-la-hán có bốn trí tuệ vô-ngại-giải, vị Ðại Ðệ Tử tay trái, được Ðức Thế Tôn ấn chứng thanh vị Ðệ Nhất Thần Thông. Cầu mong thần thông kỳ diệu của Ngài hoán chuyển tâm hồn những người còn nhiều mê vọng được đắc quả vô thượng bồ đề. Ðệ tử cầu xin đắc được một phần thần thông vô cấu, vô nhiễm của Ngài.
|
|
|
Post by TCTV on Jun 19, 2010 13:02:31 GMT -5
4 - Ngài Mahakassapa (Ðại Ca-diếp)
Trong một chu kỳ một trăm ngàn kiếp trái đất về trước, Ðức Phật Tổ Padumuttara giáng trần, ngụ tại tịnh xá trong vườn Khemamigadàya, gần kinh đô Hamsavatì. Lúc bấy giờ, Ðại Ðức Mahàkassapa chuyển kiếp làm đại phú trưởng giả, tên vedcha, thừa hưởng gia tài 80 triệu.
Một buổi sáng, sau khi điểm tâm và phát nguyện thọ bát quan trai, Vedeha cầm tràng hoa, hương liệu đến chùa cúng dường Ðức Thế Tôn. Chiều hôm ấy, Ðức Thế Tôn trạch cử một vị thánh tỳ-kheo làm Ðệ Tam Ðại Ðệ Tử, pháp danh Mahà Nisabha và ấn chứng thánh vị Ðệ Nhất Ðầu Ðà. Ðược chứng kiến cuộc trạch cử và ấn chứng vô cùng trọng thể này, Vedcha lấy làm hoan hỉ. Sau khi đại chúng thính pháp ra về, Vedcha cung thỉnh Ðức Thế Tôn quang lâm tư gia thọ trai. Ðức Thế Tôn cho biết số Tỳ-kheo hiện diện là sáu triệu tám trăm ngàn vị (6.800.000). Vedcha yêu cầu cho mình được cung thỉnh toàn thể kể cả vị Sadi nhỏ nhất.
Ðức Thế Tôn và chư tăng hôm sau thọ trai tại tư gia Vedcha. Trong khi Ðức Thế Tôn đang thọ trai và Vedcha ngồi hầu thì Ðại Ðức Mahà Nisabha khất thực ngang nhà. Vedcha lập tức xin nhập bát, chính tay để thực phẩm vào bát và đem trở ra cúng dường Ðại Ðức. Chờ Ðại Ðức đi một đổi đường, bèn trở vào bạch Phật:
-- Bạch Ðức thế Tôn, có phải đạo hạnh của Ðại Ðức Mahà Nisabha cao hơn Thế Tôn? Trong khi cung thỉnh Ðại Ðức vào nhà đệ tử có bạch là Thế Tôn đang ngự trong này, mà Ðại Ðức vẩn không vào.
Ðức Thế Tôn tán thán Ðại Ðức Nisabha:
-- Này thiện nam, tăng chúng và Như-lai cần thực phẩm nên ngồi trong nhà còn vị ấy không ngồi chờ nhận thực phẩm trong nhà; tăng chúng và Như-lai tạm trú trong tư thất gần làng, còn vị ấy chỉ sống ở trong rừng; tăng chúng và Như-lai ở những nơi không tịnh. Ðó là đạo hạnh của Mahà Nisabha.
Vedcha vô cùng hoan hỉ và tự tâm đã có chủ định. Suốt bảy ngày cúng dường đại thí, Vedcha luôn thành kính, trong sạch và hoan hỉ. Ðến ngày thứ bảy, Vedcha cúng dường vải may y hảo hạng đến Ðức Thế Tôn và toàn thể tăng chúng rồi mọp sát chân Ðức Thế Tôn phát nguyện:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, suốt bảy ngày, cúng dường tịnh thí, thân, khẩu, ý đệ tử hoàn toàn trong sạch. Ðệ tử xin phát nguyện được trở thành một vị thinh văn Ðệ Nhất về hạnh đầu-đà trong đạo tràng của một vị đương lai Phật Tổ.
Ðức Thế Tôn Padumuttara, với thiên nhãn thuần tịnh, nhận thấy lập nguyện của Vedcha sẽ được thành tựu, Ngài nghiêm từ thọ ký:
-- Một trăm ngàn kiếp về sau, sẽ có một vị Phật Tổ tôn hiệu Gotama, giáng trần hóa đạo, ngươi sẽ được làm Ðệ Tam Thinh-văn của Ngài và được chính thức ấn chứng pháp vị là Ðầu-đà Ðệ Nhứt.
Vedcha mừng hơn bắt được vàng, hơn cả chết đi được sống lại. Một thời hạn dài kỷ lục là một trăm ngàn kiếp trái đất, vậy mà Vedcha không cảm thấy lâu, trái lại có cảm tưởng như mình sắp được chứng quả ngay ngày hôm sau. Từ đây, Vecha luôn luôn nghiêm trì giáo pháp, thực hiện hạnh bố thí không ngừng, và sau khi thân hoại mạng chung được hóa sanh thiên giới. Hết phước trời lại hưởng phước người tái tục nhiều lần như vậy ; cho đến kiếp thứ 91 ngàn thì chuyển kiếp sanh vào một gia đình thật nghèo, giai cấp Bà-la-môn.
Lúc bấy giờ nhằm thời kỳ giáo pháp Ðức Thế Tôn Vipassì (Tì-bà-Thi ). Ðng bảy năm, Ngài mới thuyết pháp một lần. Mỗi lần như vậy thì chư thiên bay đi khắp cỏi diêm -phù báo tin mừng, khiến cho trời, người vô cùng hân hoan phấn-khởI.
Vì gia cảnh quá nghèo, vợ chồng chỉ có một cái khố. Mỗi khi chồng hữu sự ra ngoài thì vợ phải ẩn mình trong chòi. Hôm được nghe lời rao truyền của chư thiên, chồng hỏi vợ:
-- Này em, em định đi nghe pháp ban ngày hay ban đêm?
-- Thưa anh, phận em là nữ, vấn đề đi đứng đêm hôm bất tiện. Do đó, anh cho em đi nghe pháp ban ngày.
Người chồng đồng ý. Khi vợ trở về thì chồng lật đật quấn khố đến chùa trong công viên Khemamigadàya, gần thành nội Bandhumatì. Trong khi nghe pháp, chàng phát sanh phỉ lạc. Luồng điện phỉ lạc lưu chuyển khắp toàn thân, xuyên qua từng đường gân, thớ thịt, khiến chàng cảm thấy vô cùng an lạc. Suốt canh một, chàng đã nhiều lần quyết tâm đem cái khố cúng dường Ðức Phật, nhưng phiền não ma đà trở ngại đạo tâm, viện lý hai vợ chồng chỉ có một cái khố, nếu đem bố thí thì chắc chắn phải chết đói.
Sang canh hai, luồng điện phỉ lạc vận hành mạnh hơn nhưng chàng cũng không thực hiện được đạo tâm bố thí. Mãi đến canh ba, chàng mới dứt khoát, cuộn tròn cái khố cúng dường dưới chân Ðức Phật, rồi vổ tay lớn tiếng ứng khẩu 3 lần: "Ta thắng rồi, ta thắng rồi."
Câu ứng khẩu của chàng khiến Ðức Vua đang ngồi nghe pháp cảm thấy khó chịu. Vì danh từ - thắng, toàn thắng, đại thắng, v.v... - chỉ dành cho nhà vua sau những lần chiến thắng mới có quyền dùng khẩu hiệu ấy. Khi được hỏi, chàng thú thật vì quá hoan hỉ với chiến công tự thắng tâm lý sợ chết vì hai vợ chồng chỉ có một cái khố duy nhất. Thế nên phải phấn đấu quyết liệt suốt từ canh một đến giờ mới dứt khoát đem cúng dường được. Ðức vua vô cùng cảm động và hoan hỉ.
Ngài ban thưởng cho chàng, hai bộ y phục hảo hạng. Chàng đem hai bộ y phục ấy cúng dường Ðức Phật. Ðức vua lại ban cho bốn bộ. Chàng lại cũng đem cúng dường tất cả. Số y phục đức Vua ban cho được ghi nhận là cứ nhơn lên gấp đôi và, chàng đều cúng dường tất cả. Ðến khi số lượng y phục tăng lên con số 32 bộ, thì chàng cúng dường 30 bộ và chỉ dành lại 2 bộ đủ cho vợ chồng dùng mà thôi. Từ ấy về sau, đức vua rất có cảm tình với anh chàng nghèo này.
Một hôm, mùa đông giá lạnh, đức vua đi chùa nghe pháp, thấy anh chàng nghèo không có áo lạnh, ngài bèn cởi chiếc áo ngự hàn màu đỏ ban cho và căn dặn từ nay hãy mặc nó mỗi khi đi chùa nghe pháp. Nhưng sau đó, anh chàng bèn căng ra làm trần che bụi trong hương thất Ðức Phật. Một hôm, đức vua có dịp bái kiến Ðức Thế Tôn và ngồi hầu Ngài trong hương thất. Ngay lúc ấy, hào quang sáu màu từ kim thân Ðức Thế Tôn tỏa ra phản chiếu khiến cho màu sắc tấm trần vô cùng rực rở. Nhìn biết ngự hàn của mình, nhà vua bạch hỏi. Ðức Thế Tôn cho biết, chính anh chàng nghèo đã làm trần cúng dường Ngài. Ðức vua tự nghĩ "Tại sao mình không biết tìm cách cúng dường cho được thích đáng như anh ta?". Thế là đức vua ban thưởng cho anh chàng nghèo nhiều trăm nhu yếu phẩm, mỗi thứ 8 phần. Chẳng hạn như ruộng 8 mẫu, bò 8 con, nam công nhân 8 người, nữ công nhân 8 người vân vân và vân vân. Ðồng thời đúc vua sắc phong cho chàng chức vị Thừa Tướng.
Bắt đầu từ ấy, tân Thừa Tướng giúp vua điều hành quốc sự rất đắc lực. Thừa Tướng xin cúng dường thực phẩm mỗi ngày đến chư tăng qua 64 lá thăm. Nghĩa là vị nào bắt được những lá thăm ấy thì đến thọ trai tại tư dinh của Thừa Tướng.
Sau khi mạng chung, Thừa Tướng được sanh làm trời. Hết phước trời lại hưởng phước người. Trước khi Ðức Phật Kassapa giáng trần, Thừa Tướng sinh vào một gia đình bá hộ. Tại Bàrànasì, lớn lên có gia đình. Một hôm, đang du ngoạn, ông bá hộ thấy một vị Phật Ðộc-giác đang ngồi may y gần bờ sông, nhưng thiếu vải. Ông lập tức tháo vuông khăn trắng quàng cổ cúng dường và phát nguyện:
-- Bạch ngài, do công đức cúng dường với tất cả lòng trong sạch hôm nay, xin cho tôi đừng bao giờ gặp điều bất hạnh.
Ðức Phật Ðộc giác phúc chúc cho chàng được đắc kỳ sở nguyện.
Sau đó không lâu, vợ ông có dịp cúng dường thực phẩm, hoa sen cho Ðức Phật Ðộc giác và phát nguyện:
-- Do phước cúng đường tịnh thí hôm nay, xin cho đệ tử có một sắc đẹp tươi thơm như đóa hồng liên.
Ðức Phật Ðộc giác phúc chúc cho nàng được đắc kỳ sở nguyện.
Vợ chồng tiếp tục thực hiện mọi thiện sự nhất là bố thí và, sau khi mạng chung đều được hóa sanh thiên giới.
Ðến thời kỳ Ðức Thế Tôn Kassapa xuất trần, người chồng được sanh làm đại-phú gia, tài sản 80 triệu và, người vợ cũng được sanh vào một gia đình triệu phú, cùng chung sinh quán là Bàrànasì. Lớn lên, hai người nên duyên chồng vợ.
Sau khi Ðức Thế Tôn Kassapa nhập Niết bàn, người chồng đặt thợ làm hoa sen vàng, lớn bằng bánh xe cúng dường bảo tháp, còn vợ thì cúng dường bằng 8 đóa hồng liên tươi. Sau khi mạng chung cả hai đều được sanh thiên. Hết phước trời, hai người cùng chuyển kiếp làm người. Chồng làm đại tướng. Vợ là công chúa. Lớn lên hai người được nên nghĩa vợ chồng. Khi vua thăng hà, phò mã được kế vị. Có một điều rất lạ là ngay ngày Phò-mã đăng quang thì trong vườn thượng uyển bổng mọc lên 8 cây Như-ý-Thọ ở tám hướng. Ðức vua thường đem những quí kim, quí vật tự sanh từ những cây Như-ý-Thọ này ban cho dân chúng. Mỗi ngày, tại hoàng thành, đức vua và Hoàng hậu đều có cúng dường thực phẩm đến 500 vị Phật Ðộc giác. Ðến khi lớn tuổi, Nhị vị cùng xuất gia và tích cực hành thiền Tứ-vô-lượng-tâm. Sau khi thân hoại mạng chung, Nhị vị đều được hóa sanh Phạm Thiên giới.
Ðến thời kỳ Ðức Bổn Sư Thích-ca giáng trần, người chồng sanh vào một gia đình Bà-la-môn, tại thị trấn Mahàtittha, xứ Magadha, tên Pipphali. Còn người vợ thì sanh vào một gia đình Bà-la-môn, giòng Kosiya, tại thị trấn Sàgala, cũng xứ Magadha, tên Bhaddàkàpilànì.
Khi chàng được 20 tuổi, cha mẹ quyết định cưới vợ cho chàng, nhưng chàng quyết sống độc thân phụng dưỡng Hai Thân và, sẽ đi tu sau khi cha mẹ mãn phần. nhưng cha mẹ chàng tỏ ý không được vui và cứ nhắc chuyện ấy mãi. Một hôm, cha mẹ chàng lại đem chuyện cưới vợ ra nói nữa. Chàng bèn lấy một ngàn lượng vàng thuê thợ đúc một tượng kiều nữ tuyệt trần và nói rằng nếu có thiếu nữ nào đẹp như vậy thì sẽ ưng ý.
Cha mẹ chàng bàn bạc: "Con mình có phước lớn, biết đâu chẳng có một thiếu nữ kiều diễm xứng đôi vừa lứa với nó." Sau khi nhất trí, ông bà bèn giao phó trọng trách cho 8 vị bô lão Bà-la-môn có danh vị và uy-tín, mang tượng vàng trên xe đi tìm người đẹp. Nhờ có phương tiện đầy đủ, một hôm tám vị đến thị trấn Sàgala, cho đem tượng vàng dựng gần một ao nước công cộng chờ xem phản ứng. Tượng vàng đã đẹp lại thêm được phục sức toàn những thứ y trang thượng hảo hạng nên thoáng nhìn tưởng là tiên nữ giáng phàm.
Chiều hôm ấy, một số thị nữ của nàng Bhaddàkàpilànì, được phân công đi đội nước. Vua trông thấy tượng vàng ngở là tiểu thơ của mình, bèn đến cung kính, quì cúi đầu chờ sai bảo. Ngay lúc ấy, tám vị bô lão xuất hiện gạn hỏi thì được các thị nữ cho biết là tiểu thơ của họ còn đẹp hơn tượng nhiều. Thế là Tám vị theo chân các thị nữ đến gặp cha mẹ nàng Bhaddàkàpilànì, trân trọng trao tặng tượng vàng làm sính lễ.
Sau khi được nhà gái ưng thuận, Tám vị bô lão lập tức trở về hồi báo tin mừng. Cha mẹ chàng vô cùng sung sướng, nhưng tâm trạng chàng hoàn toàn trái ngược vì đã tự chọn cho mình một lý tưởng xuất gia ly dục rồi. Trước sự kiện trái nghịch này, chàng viết cho nàng một lá thơ:
"Cô Bhaddà quí mến, Thú thật với cô, tôi đã quyết chí đi tu, không thích đời sống gia đình. Xin cô thông cảm cho chí nguyện của tôi. cầu mong cô gặp được một người chồng thực sự lý tưởng. Một người bạn của cô, Pipphali "
Riêng tâm trạng cô Bhaddà cũng vô cùng khó xử. Hơn nửa, gia giáo Ấn-độ rất nghiêm khắc với nữ giới. Không còn biện pháp nào khác, nàng cũng viết cho chàng một lá thư, đại ý giống hệch lá thư chàng gởi cho nàng. Thật là một sự trùng hợp kỳ thú.
Hai người đi thơ gặp nhau giữa đường. Vì là thân tín của chủ, nên hai người cũng rất thương chủ. Nhận thấy có sự bất ổn trong hai lá thơ, hai người quyết định tìm hiểu để kịp thời đói phó. Thì quả thật họ đoán không sai. Hai người bèn mạo thơ với ý nghĩa tương phản và, do đó, hôn lễ được cử hành vô cùng trọng thể. Ðêm động phòng hoa chúc, chàng lấy một tràng hoa thật to ngăn giữa hai ngườI. Mỗi người đều lo sợ có sự đụng chạm xác thịt nên luôn luôn cảnh giác, lại thêm một tư tưởng trùng hợp. Cuộc sống như vậy trôi đi trong bình lặng, hòa hài và nghiêm cẩn, không có bất cứ sơ hở nào để cha mẹ phải buồn lòng.
Sau khi cha mẹ qua đời, chàng phải trực tiếp quản lý, đìều hành gia tài. Chỉ riêng cặn vàng được lọc ra từ 60 cái, mạch nước mỗi ngày cũng lên đến số lượng 12 lít. Riêng nhà cửa dành cho công nhân ở chiếm một chu vi rộng 12 do-tuần tức diện tích 12 gần cây số vuông. Ngoài ra, chàng còn có 140 thớt voi, 140 con ngựa tốt, 140 chiếc xe và trâu bò nhiều gấp mười.
Một hôm, chàng cởi ngựa tham quan cơ sở nông nghiệp, nhìn thấy cảnh chim chốc dành nhau cắn mổ trùng dế theo các luống cày, chàng bèn hỏi nhuũng cộng sự viên:
-- Các bạn này, trường hợp chim chốc dành nhau cắn mổ trùng dế theo các luống cày thì tội về phần ai chịu?
-- Thưa ông chủ, tất cả điền sản này là của ông chủ, nên tội cũng về phần ông chủ chịu.
Ngồi trên lưng ngựa, chàng miên man suy nghĩ: "Ta thụ hưởng bất quá vật thực một bụng, quần áo một thân, giường nệm một lưng, sống không quá 100 năm. Trong khi tất cả tội lỗi thì ta phải gánh chịu riêng mình. Luân hồi khổ sẽ xô đảy ta vào vô cùng của sinh tử. Ta sẽ tặng tất cả gia tài này cho Bhaddàkàpilàn rồi ta đi tu."
Riêng nàng Bhaddàkàpilànì ở nhà, ngồi coi các thị nữ phơi lúa, phơi đău và các loại ngũ cốc. Những sinh vật nhỏ bò ra bị những sinh vật lớn xúm nhau dành dựt sát hại. Trước cảnh tượng bất công ấy, nàng hỏi các thị nữ:
-- Này các em, những con vật nhỏ trong lúa, đậu bò ra bị những con vật lớn sát hại thì ấy về phần ai?
-- Thưa cô chủ, tất cả tài vật ở đây là của cô chủ. Cho nên tội ấy cũng về phần cô chủ.
Nàng suy nghiệm: "Phải chi cuộc sống mình thực sự vô sản, chỉ cần một bộ y để mặc, một phần cơm để ăn và một thảo lư để ở thì sung sướng, tiêu dao biết mấy. Thôi thì chờ chàng về, mình sẽ xin phép đi tu."
Lại thêm một lần nữa hai người cùng có chánh niệm trùng hợp một cách kỳ diệu.
Về đến nhà, chàng tắm rửa và ăn cơm trưa. Ăn xong, hai người rủ nhau qua ngồi phòng khách. Chàng lên tiếng:
-- Bhaddà thân mến, khi về chung sống với anh, Bhaddà đem theo bao nhiêu của hồi môn?
-- Thưa anh, em đem theo chỉ có 5 muôn 5 ngàn cổ xe mà thôi.
-- Bhaddà mến, hiện kim 87 tỷ và tất cả động sản, bất động sản hiện có, anh xin giao hết cho Bhaddà trọn quyền sử dụng.
-- Còn anh?
-- Anh sẽ đi tu.
-- Thưa anh, khi anh chưa về đến, em ở nhà cũng có ý nghĩ đó và em đã dứt khoát, chỉ đợi anh về để xin phép mà thôi.
Ngay lúc ấy, tam giới đói với hai người chẳng khác nhà lá đang bị lửa cháy. Cả hai tìm vải màu đà, bát đất rồi ầm thầm thí phát, đấp y, mang bát và lập tức rời lâu đài bảy tầng, nhắm hướng đường rừng thẳng tiến. Hai người băng đường ruộng hy vọng đừng ai nhìn biết, nhưng một vài người nhận thấy tướng mạo khác phàm và họ để ý nhìn kỷ thì ra là cô, cậu chủ của họ. Thế là họ kéo nhau đến, một đồn mười, mười đồn trăm, tất cả đều quì mọp dưới chân hai người, khóc kể thật là bi ai thống thiết. Họ đồng loạt yêu cầu hai người đừng bỏ họ bơ vơ không nơi nương tựa. Trước nay, họ đã được sống an vui, đầm ấm trong tình thương yêu, đùm bọc của hai người. Giờ, nếu hai người bỏ họ ra đi thì đời sống họ sẽ vô cùng lầm than cơ cực.
Chàng khuyên họ nín khóc, im lặng nghe chàng nói:
-- Này các anh chị, thú thật với anh chị, hiện tại tam giới đói với chúng tôi như nhà lửa. Nếu chúng tôi trì hoản thì số phận sẽ vô phương cứu vản. Còn đời sống anh chị chúng tôi đã có dự liệu. Sẳn có mặt đông đủ tại đây, tôi xin long trọng tuyên bố hiến tặng tất cả động sản và, bất động sản cho anh chị toàn quyền sử dụng. Chúng tôi nghĩ, với số tài sản chia được đồng đều này, anh chị đủ so6’ng sung sướng một đờI. Anh chị hãy đứng lên, tắm rửa sạch sẽ, thành lập ủy ban phân phối tài sản và chính thức hưởng quyền thủ đắc vĩnh viển các tài sản ấy. Xin tất cả anh chị nhận chút tình của chúng tôi. Tạm biệt tất cả. Hẹn tái ngộ trong ánh đạo từ bi cứu khổ.
Hai người tiếp tục hành trình. Ði được một đoạn đường khá xa, chàng quay nhìn lại thấy nàng vẫn khoan thai nối gót, bèn tự nghĩ: "Sắc đẹp Bhaddà đáng giá ngang cỏi Diêm-Phù, nếu nàng đi theo ta thì tránh sao cho khỏi dư luận đàm tiếu, không khéo họ phải mang tôi, hoặc vì phát sanh dục niệm muốn chiếm hữu nàng, hoặc có ý muốn làm hại mình thì tội lỗi ấy càng thêm nặng nề. Chi bằng, hai người nên chia tay nhau". Trong khi chàng dứt khóat với ý nghĩ ấy thì hai người cũng vừa đến ngã rẻ. Chàng dừng chân, quay mặt chờ nàng. Khi đói diện, chàng lên tiếng:
-- Sư muôi, nếu có ai thấy chúng ta đã xuất gia mà cò đi chung nhau thì họ sẽ nghĩ quấy và nói quấy về chúng ta. Tiện đây có hai con đường, vậy muội hãy chọn một.
-- Thưa sư huynh, lời Sư-huynh dạy rất phải. Muội cũng nhận thấy sự bất ổn ấy. Hơn nữa, nhi nữ là phiền não của phạm hạnh. Do đó, chúng ta nên chia tay tại đây.
Nói xong, nàng chấp tay đi nhiễu ba vòng quanh chàng và quì lạy ở bốn phía: tay mặt, tay trái, phía sau và phía trước, rồi đứng chấp tay nói lời sinh biệt:
-- Thưa Sư huynh, giờ phút chia tay đã điểm. Chúng ta hoan hỉ và tình nguyện chấp nhận cuộc sống sinh biệt này. Nếu thân, khẩu, ý muội có điều sơ sót, xin Sư huynh hãy từ bi hỉ xã. Là nam nhơn, Sư-huynh nên chọn tay mặt. Còn muội là nữ nhi, thì muội xin chọn con đường tay trái.
Nói xong nàng quay mặt đi thẳng và không một lần nhìn lại.
Ngay lúa ấy, quả địa cầu rung chuyển, đại dương nổi phong ba, núi Tu-di chuyển động, sét trời chớp nổ tứ giăng. Vũ trụ dường như không chịu nõi trước cuộc chia tay mang tính chất ly dục hi hữu của hai người.
Thấy hiện tượng lạ, Ðức Bổn Sư đang ngự tại Trúc-lâm, dùng thiên nhãn thuần tịnh quán chiếu, biết được chí nguyện thoát ly cao cả của hai người, Ngài đấp y, mang bát, một mình rời hương thất, đi bộ khoảng 10 cây số và ngồi dưới gốc dừa lâu năm mọc ngay giáp giới thị trấn Nàlandà và Ràjagaha. Hào quang từ kim thân Ngài tỏa rộng 80 hắc tay, khiến như có nhiều mặt trăng, mặt trời phản chiếu ánh sáng.
Nhờ căn lành tiền kiếp trợ duyên Pipphali vừa nhìn thấy Ðức Thế Tôn thì biết ngay là Ðức Bổn Sư của mình, nên lập tức chấp tay, cuối đầu đến gần quì mọp đảnh lễ và nghiêm túc ứng khẩu ba lần:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là Bổn Sư của đệ tử. Ðệ tử là đệ tử của Thế Tôn.
Ðức Thế Tôn nghiêm từ:
-- Này Kassapa, nếu ngươi chấp tay cung kính trái đất thì trái đất cũng phải rung chuyển vì không chịu nổi phúc lực của ngươi. Nhưng đối với Như-lai thì hoàn toàn trái ngược, vì Như-lai có nhiều đạo lực. Ngồi xuống đi Kassapa! Như-lai sẽ trao truyền kho tàng chánh pháp cho ngươi.
Khích lệ xong, Ðức Thế Tôn cho Kassapa thọ tỳ-kheo giới bằng phương thức Thiện-Lai Tỳ-kheo và, hướng dẫn Kassapa trở về Trúc-lâm tịnh xá. Ðức Thế Tôn uy nghi và sáng chói với 32 Ðại Trượng Phu, tướng thì Ðại Ðức Kassapa cũng được 7 phần mười. Ðại Ðức theo sau Ðức Thế Tôn trông đẹp như thuyền vàng kéo chiếc thuyền hoa. Ði một đổi đường, Ðức Thế Tôn rời đường mòn đến gốc cây da tỏ ý muốn ngồi. Ðại Ðức lập tức lấy y tăng già lê bốn lớp của mình trải cho Ðức Thế Tôn an tọa. Khi an tọa, Ngài lấy tay rờ tăng già lê của Ðại Ðức, khen thịt y mềm và mịn. Ðại Ðức lãnh hội thánh ý, bèn cẩn bạch:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, xin Thế Tôn từ mẫn sử dụng lá y này cho đệ tử được phước.
-- Còn Kassapa sẽ dùng y nào?
-- Nếu được Thế Tôn đặc ban y của Thế Tôn cho đệ tử, thì đệ tử sẽ vô cùng hoan hỉ.
-- Này Kassapa, ngươi có thể dùng phấn tảo y cũ của Như-lai được sao? Ngươi biết không, ngày Như -lai sử dụng phấn tảo y này, quả địa cầu đã phải rung chuyển, bốn biển nổi phong ba. Người thiểu phước, kém đức không thể sử dụng lá y tuy cũ nhưng nhiều oai lực của Như-lai được. Trừ phi người có đủ đạo lực, ý lực và nghiêm trì hạnh đầu đà phấn tảo y thì mới sử dụng được.
Huấn thị xong, Ðức Thế Tôn nghiêm từ trao y tăng già lê của Ngài cho Ðại Ðức Kassapa. ngay lúc ấy, địa cầu lại rung chuyển, vì Ðức Thế Tôn chưa từng trao đổi y tăng già lê với bất cứ vị thinh văn nào. Trước đặc ân này, Ðại Ðức Kassapa đã lập nguyện thọ trì toàn bộ 13 hạnh đầu đà. Ðến ngày thứ tám, Ðại Ðức chứng quả A-la-hán bậc có bốn tuệ vô ngại giải.
Một thời gian sau, Ðức Thế Tôn chính thức ấn chứng pháp vị Ðại Ðức là Ðầu-đà Ðệ Nhất. Ngay trong cuộc lễ này, Ðức Thế Tôn tán dương Ðại Ðức:
-- Này các tỳ-kheo, Kassapa cũng như mặt trăng. Thân, khẩu, ý, Kassapa hoàn toàn trong sạch. Ðối với dục niệm và bất thiện pháp, tâm hồn Kassapa vô nhiễm như hư không. Ðối với thiện pháp thì tâm hồn Kassapa cũng vô cầu như hư không.
Sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, chính Ðại Ðức đứng ra triệu tập đại hội Kết Tập thánh giáo thành Tam Tạng Thánh điển và là tọa chủ trong kỳ Kết Tập vì ngài là vị Trưởng lão tôn túc, được toàn thể Tăng già tôn xưng là Tăng Trưởng, là Tăng Chưởng, là Thượng Thủ của Tăng già. Lúc bấy giờ tuổi đời ngài cũng đã lên đến con số 120.
Cuối thời điểm của 120, tức sau khi hoàn thành công trình kết tập Tam Tạng Thánh điển, Ngài nhập Niết bàn giữa ba ngọn núi nhỏ có tên là Kukutasampàta, gần chùa Trúc-lâm, xứ Ràjagaha, nước Magadha.
Ðệ tử kính lễ ngài Ðại Ðức Trưởng lão Mahà Kassapa, vị thánh tăng A-la-hán có bốn tuệ vô ngại giải, bậc thừa hưởng đặc ân Ðức Thế Tôn trao đổi y Tăng già lê, vị thánh đại Ðệ-tử được Ðức Bổn Sư chính thức ấn chứng pháp vị là Ðệ Nhất đầu đà.
Cầu mong đức hạnh đầu đà thù thắng của Ngài nhiếp phục Phiền-não-ma đang ngự trị trong tâm hồn chúng sanh và đệ tử. Cầu cho đệ tử luôn luôn được tắm gội trong dòng suối thanh tịnh của Ngài.
Hòa thượng Hộ Giác Texas, Hoa Kỳ
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Giác Ðẳng đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, 01/2000).
|
|