|
Post by Sieu Ly Hoc on May 7, 2008 16:38:16 GMT -5
- 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ song thứ và 3 ý giới); Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 4 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế cùng với 51 sở hữu hợp (trừ tham); và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Diệt đế là Níp-Bàn; Ðạo đế là 8 chi đạo hợp trong tâm đạo. Còn Tâm Siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo là Ngoại đế.
III. Tất cả Pháp Nội và Ngoại phần (Ajjhatta bahiddhā dhammā) nghĩa là những pháp Chơn Ðế hữu vi có sanh trong tự thân và ngoài ra tự thân, tức ám chỉ Ngũ uẩn nói chung nếu đứng về chủ quan thì là Nội Phần, và đây hạn chế không lấy Chơn đế vô vi Níp- Bàn.
Tất cả Pháp Nội và Ngoại phần là:
a) Tâm121 thứ Tâm (nói chung) b) Sở hữu tâm: 52 sở hữu (nói chung) c) Sắc pháp: 28 Sắc pháp (nói chung)
Tất cả Pháp Nội và Ngoại phần đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ 18 Giới: Có 18 Giới. 4 Diệu đế: Có 3 đế (trừ Diệt Ðế)
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm Nội và Ngoại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Nội và Ngoại; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong Tâm Nội và Ngoại; Thức uẩn là 121 Tâm Nội và Ngoại .
- 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; Ýù xứ là 121 Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu và 16 Sắc tế.
- 18 Giới ở đây: 10 Giới thô là 12 Sắc thô; ý giới là 121 Tâm; Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế cùng với 51 Sở hữu hợp (trừ sở hữu Tham) và 28 Sắc Pháp; Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo. Còn Tâm Siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo là Ngoại đế.
129- TAM ÐỀ CẢNH NỘI PHẦN
Cảnh Nội, Chiết ... Hữu dư. Các Pháp biết Cảnh Nội. Các Pháp biết Cảnh Ngoại. Pháp biết Cảnh Nội và Ngoại.
GIẢNG GIẢI
Tam Ðề Cảnh Nội Phần được dịch từ chữ Ajjhāttārammaṇatika là Ðề tài chiết bán và hữu dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp biết Cảnh Nội Phần (Ajjhattārammaṇā dhammā) Nghĩa là Tâm Pháp biết đặng pháp bản thể trong tự thân nầy, hay nói cách khác là những pháp nào năng tri có Ðối tượng sở tri là Nội phần, thì gọi là Pháp biết cảnh Nội phần.
Tất cả Pháp biết cảnh Nội phần là:
a) Tâm: 3 Tâm Thức vô biên, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng (chỉ biết cảnh Nội phần) 2 Diệu trí và 54 Tâm dục giới (cũng biết cảnh Nội phần).
b) Sở hữu tâm: có 49 Sở hữu (trừ Tật và Vô lượng phần).
Tất cả Pháp biết cảnh Nội phần đối với:
5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 xứ (Ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (7 Giới thức và Pháp giới). 4 Diệu đế: Có 2 Ðế (Khổ và Tập).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp Tâm biết cảnh Nội Phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp Tâm biết cảnh Nội Phần; Hành uẩn là 47 sở hữu hiệp Tâm biết cảnh Nội Phần; Thức uẩn là 54 Tâm Dục giới, 3 Tâm thức vô biên xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 2 Tâm Diệu trí.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm Dục giới; 3 Tâm vô sở hữu xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 2 Tâm Diệu trí; Pháp xứ là 49 sở hữu hợp Tâm biết cảnh nội phần (trừ Tật và vô lượng phần).
- 8 Giới ở đây: 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và Tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 45 Tâm dục giới còn lại (trừ ngũ song thức và 3 ý giới). 3 Tâm thức vô biên xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ và 2 Tâm Diệu trí. Pháp giới là 49 sở hữu hợp Tâm biết cảnh Nội (trừ Tật và vô lượng phần)
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm Dục giới, 3 Tâm thức vô biên xứ, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng xứ, 2 Tâm Diệu trí và 48 sở hữu hợp (trừ sở hữu Tham sở hữu Tật và vô lượng phần) Tập đế là sở hữu Tham.
II. Tất cả Pháp biết Cảnh Ngoại phần (Bahiddhārammaṇa dhammā) nghĩa là những Pháp biết đặng chư pháp bản thể ngoài ra Thân Tâm này, hay nói một cách khác những pháp nào năng tri có đối tượng sở tri là chư pháp Ngoại phần (Tâm, Sở hữu, Sắc pháp bên ngoài) thì đó gọi là Pháp biết cảnh Ngoại phần).
Tất cả Pháp biết Cảnh Ngoại phần là:
a) Tâm: 15 Tâm Sắc giới, 3 Tâm không vô biên, 40 Tâm Siêu thế (chỉ biết cảnh Ngoại phần) 2 Tâm Diệu trí. và 54 Tâm Dục giới (cũng biết cảnh ngoại). b) Sở hữu Tâm: 52 Sở hữu.
Tất cả Pháp biết cảnh Ngoại Phần đối với:
5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 xứ (ý xứ và pháp Xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (danh pháp hữu vi). 4 Ðế: Có 3 Ðế (trừ diệt đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp tâm biết cảnh ngoại phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp tâm biết cảnh ngoại phần; Hành uẩn là 50 Sở hữu (trừ Thọ, Tưởng) hiệp tâm biết cảnh ngoại phần; Thức uẩn là 54 Tâm Dục giới, 15 Tâm Sắc giới, 3 Tâm không vô biên xứ, 40 tâm siêu thế và Tâm diệu trí.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm Dục giới, 15 Tâm sắc giới, 3 Tâm không vô biên xứ , 40 Tâm siêu thế và 2 Tâm Diệu trí. Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 sắc tế và Níp-Bàn.
- 8 Giới ở đây: 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là 41 Tâm dục giới còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới), 15 Tâm sắc giới, 3 tâm Không vô biên xứ, 40 tâm siêu thế và 2 tâm Diệu trí; Pháp giới là 52 sở hữu hiệp Tâm biết cảnh Ngoại phần.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm dục giới, 15 Tâm sắc giới, 3 Tâm không vô biên xứ và 2 tâm diệu trí cùng với 51 Sở hữu hợp (trừ sở hữu Tham); Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 chi đạo hợp trong tâm đạo. Còn riêng 8 hoặc 40 Tâm Siêu thế cùng 36 sở hữu hợp 8 Chi đạo trong Tâm đạo là Ngoại đế.
III. Tất cả Pháp biết cảnh Nội và Ngoại phần (Ajjhattābahiddhārammaṇā dhammā) Nghĩa là những pháp vừa biết đặng bản thể Pháp bên trong lẫn bên ngoài (Pháp biết cảnh Nội và ngoại đều là bất định).
Tất cả Pháp biết Cảnh Nội và Ngoại phần là:
a) Tâm: 2 Tâm diệu trí và 54 Tâm dục giới b) Sở hữu tâm: 49 sở hữu (trừ Tật và Vô lượng phần).
Tất cả Pháp biết Cảnh Nội và Ngoại phần đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (Danh pháp hữu vi). 4 Diệu đế: Có 2 đế (Khổ đế và tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm biết Cảnh Nội và Ngoại phần; Hành uẩn là 47 sở hữu hiệp trong Tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu trí.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu trí; Pháp xứ là 49 sở hữu hiệp Tâm biết cảnh Nội và Ngoại phần.
- 8 Giới ở đây: 5 Giới thức là ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm Tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là 41 Tâm Dục giới còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 Ý giới) và 2 Tâm Diệu trí.
- 2 Ðế ở đây: 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu trí cùng với 51 sở hữu hợp (trừ sở hữu tham) là Khổ đế; sở hữu tham là Tập đế.
130- TAM ÐỀ HỮU KIẾN
Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu xúc đối Tất cả Pháp Vô kiến Hữu đối xúc Tất cả Pháp vô kiến Vô đối xúc Tam Ðề Hữu kiến, Chiết bán vô dư.
GIẢNG GIẢI
Tam Ðề Hữu kiến, dịch từ Phạn ngữ Sanidassanatika, là Ðề tài chiết bán mà vô dư.
Tam đề Hữu kiến có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu xúc đối (Sanidassanasappatighā dhammā) Nghĩa là Pháp bị thấy đặng và có sự xúc chạm đối chiếu giữa Căn và Cảnh. Tóm lại Pháp nào đối chiếu với Thần kinh nhãn và bị Nhãn vật thấy được, gọi là Pháp Hữu kiến Hữu đối xúc.
Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu đối xúc là:
Sắc pháp: Sắc cảnh sắc.
Tất cả Pháp Hữu kiến Hữu đối xúc đối với:
5 Uẩn: Có 1 uẩn (Sắc uẩn). 12 Xứ: Có 1 xứ (Sắc xứ). 18 Giới: Có 1 Giới (Sắc giới). 4 Diệu đế: Có 1 Ðế (Khổ đế).
- 1 Uẩn là Sắc uẩn tức Sắc cảnh sắc. - 1 Xứ là Sắc xứ tức Sắc cảnh sắc. - 1 Giới là Sắc giới tức Sắc cảnh sắc. - 1 Ðế là Khổ đế tức Sắc cảnh sắc.
II. Tất cả Pháp vô kiến Hữu xúc đối (Anidassanasappatighā dhammā) nghĩa là những Pháp không phải bị thấy, nhưng mà có sự tiếp chạm giữa Căn, Cảnh với nhau.
Tất cả Pháp vô kiến Hữu xúc đối là:
Sắc pháp: 5 Sắc thần kinh, 3 Sắc Cảnh giới (trừ Cảnh sắc) và 3 Sắc Ðại (Ðất, lửa, gió)
Tất cả Pháp vô kiến Hữu xúc đối, đối với:
5 Uẩn: Có 1 uẩn (Sắc uẩn). 12 Xứ: Có 9 xứ (trừ Sắc ý xứ và pháp Xứ) 18 Giới: Có 9 Giới (trừ Sắc giới, Pháp giới và 7 Giới thức). 4 Diệu Ðế: Có 1 Ðế (khổ đế)
- 1 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 5 Sắc Thần kinh, 3 Sắc cảnh giới (trừ Sắc cảnh sắc). Ðất, lửa, gió. - 9 Xứ ở đây: 9 xứ thô là 11 Sắc thô (trừ sắc xứ). - 9 Giới ở đây: 9 giới thô là 11 sắc thô (trừ Sắc giới). - 1 Ðế ở đây: Khổ đế là Sắc Thần Kinh giới, 3 Sắc cảnh giới (trừ Sắc cảnh sắc), Ðất lửa, gió.
III. Tất cả Pháp Vô kiến Vô xúc đối (Anidassanāppatighi dhammā) Nghĩa là những pháp không có bị thấy đặng và cũng không có tiếp chạm đối chiếu với nhau.
Tất cả Pháp Vô kiến vô đối chiếu là:
a) Tâm: 121 Tâm. b) Sở hữu tâm: 52 sở hữu tâm. c) Sắc pháp: 16 Sắc tế. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Vô kiến Vô đối chiếu đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (Pháp giới và 7 Giới thức). 4 Diệu đế: Có đủ 4 Ðế ( và Ngoại đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 16 sắc tế; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm Vô kiến Vô đối xúc; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Vô kiến Vô đối xúc; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 121 Tâm Vô kiến vô đối chiếu.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 121 Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 8 Giới ở đây: 5 Giới thức là ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm Tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 Ý giới) Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 4 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham) và 16 Sắc tế; Tập đế là sở hữu Tham; Diệt đế là Níp-Bàn; Ðạo đế là 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo. Còn Tâm siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 Chi đạo trong Tâm Ðạo là Ngoại đế.
-oo5oo-
|
|
|
Post by TCTV on May 25, 2010 13:50:00 GMT -5
[06]
131- NHỊ ÐỀ KINH (SUTTANTAMATIKA)
Nhị Ðề Kinh là pháp mẫu đề được trích từ Tạng Kinh chứ không phải của Tạng Abhidhamma, tuy nhiên Pháp trong những bài nầy có thể chỉ Pháp Bản thể Thật tướng (Sabhāvadhammā) được nên sắp theo Abhidhamma.
Nhị Ðề Kinh, mỗi đề tài (bài) có 2 câu. Cũng có bài hàm tận, có bài chiết bán, có bài Vô dư và cũng có bài Hữu dư.
132 - NHỊ ÐỀ PHẦN MINH (Chiết, Hữu dư)
- Minh Phần Nhứt Thiết Pháp (Vijjābhāgino dhammā). - Vô Minh Phần Nhứt Thiết Pháp (Avijjābhāgino dhammā)
GIẢNG GIẢI
I. Vijjābhāgino dhammā hay Minh Phần Nhứt Thiết Pháp là tất cả pháp thuộc về phần sáng suốt, gồm có:
a) Tâm: 4 thiện Dục giới hiệp trí, 4 Duy Tác dục giới hiệp trí, 2 Diệu trí và 1 hoặc 5 Tâm Tứ đạo.
b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 24 Tịnh hảo, trừ Trí tuệ (vì Trí tuệ chính là Minh).
Minh phần Nhất Thiết đối với:
- 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Có ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Có ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Có Khổ đế, Ðạo đế và Ngoại đế.
II. Avijjhabhāgino dhammā hay Vô Minh Phần Nhứt Thiết pháp là tất cả pháp thuộc về tối tăm. Gồm có:
a) Tâm: 12 Bất thiện.
b) Sở Hữu Tâm: 13 Tợ tha và 13 Bất thiện, trừ Si (vì chính là Vô minh).
Vô Minh Phần Nhứt Thiết pháp đối với:
- 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Có ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Có ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Có Khổ đế, và Tập đế.
133 - NHỊ ÐỀ TỢ ÐIỂN (Chiết, Hữu dư)
- Như Ðiển Nhứt Thiết pháp (Vijjūpamā dhammā). - Như Lôi Nhứt Thiết pháp (Vajirūpamā dhammā).
GIẢNG GIẢI
I. Vijjūpamā hay Như Ðiển Nhứt Thiết Pháp là tất cả pháp như tia điện chớp, gồm có: trí tuệ hiệp trong 3 hoặc 15 Tâm Ðạo thấp (tức Ðương tri Vị tri quyền và Dĩ tri quyền). Thuộc về phần sáng suốt, gồm có:
Như Ðiển Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Ðạo đế .
II. Vajirūpamā dhammā hay Như Lôi Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp như Lôi sấm, gồm có Trí tuệ hiệp trong 1 hoặc 5 Tâm A-La-Hán đạo (tức là Cụ Tri quyền).
Như Lôi Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Ðạo đế .
134 - NHỊ ÐỀ NGU NHƠN (Chiết, Hữu dư)
- Ngu Nhơn Nhứt Thiết pháp (Bālā dhammā). - Vô Minh Phần Nhứt Thiết pháp (Paṇḍitā dhammā).
GIẢNG GIẢI
I. Bālā dhammā hay Ngu Nhơn Nhứt Thiết pháp là tất cả Pháp làm thành người ngu, gồm có:
a) Tâm: 12 Bất Thiện. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 14 Bất thiện.
Ngu Nhơn Nhứt Thiết pháp đối với:
- 5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Có ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Có ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Tập đế.
II. Paṇditā dhammā hay Trí Nhơn Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp làm thành người Trí, gồm có:
a) Tâm: 8 Thiện Dục giới, 5 Thiện Sắc giới, 4 Thiện vô sắc giới và 4 hoặc 20 Thiện Siêu thế (Tâm Ðạo). b) Sở Hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo.
Trí Nhơn Nhứt Thiết pháp đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Ðạo đế và Ngoại đế.
135 - NHỊ ÐỀ HẮC PHÁP (Chiết, Hữu dư)
- Nhứt Thiết Hắc Pháp (Kaṇhā dhammā) - Nhứt Thiết Bạch Pháp (Sukhā dhammā)
GIẢNG GIẢI
I. Kaṇhā dhammā hay Nhứt Thiết Hắc Pháp là tất cả Pháp làm đen, gồm có:
a) Tâm: 8 Tâm tham, 2 Sân và 2 Si. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 14 Bất thiện.
Nhứt Thiết Hắc pháp đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Tập đế.
II. Sukhā dhammā hay Nhứt Thiết Bạch Pháp là tất cả Pháp trắng, gồm có:
a) Tâm: 17 Thiện Hiệp thế và 4 hoặc 20 Thiện Siêu thế (Tâm Ðạo). b) Sở Hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo.
Nhứt Thiết Bạch Pháp đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Ðạo đế và Ngoại đế .
136 - NHỊ ÐỀ VIÊM (Chiết, Hữu dư)
- Phần thiêu Nhứt Thiết Pháp (Tapaniyā dhammā) - Phi Viêm Nhứt Thiết Pháp (Atapaniyā dhammā)
GIẢNG GIẢI
I. Tapaniyā dhammā hay Phần thiêu Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp có tánh cách thiêu đốt cháy nóng, gồm có:
a) Tâm: 12 Bất Thiện. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 14 Bất thiện.
Phần thiêu Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Tập đế.
II. Atapaniyā dhammā hay Phi Viêm Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp chẳng có tư cách thiêu đốt cháy nóng, gồm có:
a) Tâm: 21 hoặc 37 Tâm thiện. b) Sở Hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo.
Phi Viêm Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Ðạo đế và Ngoại đế.
137 - NHỊ ÐỀ ƯỚC ÐỊNH (Chiết, vô dư)
- Ước Ðịnh Thành Danh Nhứt Thiết Pháp (Adhivacanā dhammā). - Nguyên Nhân Ước Ðịnh Thành Danh Nhứt Thiết Pháp (Adhivacanapathā dhammā).
GIẢNG GIẢI
I. Adhivacanā dhammā hay Ước Ðịnh Thành Danh Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp làm ra tên, gồm có: Sắc khẩu biểu tri là Pháp bản thể của Danh chế Ðịnh (Nāma-paññatti).
Ước Ðịnh Thành Danh Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Sắc uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Adhivacanapathā dhammā hay Nguyên nhân Ước Ðịnh Thành Danh Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh, gồm có:
a) Tâm: 121 thứ b) Sở Hữu Tâm: 52 thứ. c) Sắc pháp: 28 thứ. d) Níp-Bàn.
4 pháp nầy là Pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh (Atthapaññatti).
Nguyên Nhân Ước Ðịnh Thành Danh Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Có đủ. - 12 Xứ: Có đủ. - 18 Giới: Có đủ. - 4 Ðế: Có đủ.
138- NHỊ ÐỀ NGÔN NGỮ (Chiết, vô dư)
- Lập Ngôn Nhứt Thiết Pháp (Nirutti dhammā). - Ngữ nguyên Nhứt Thiết Pháp (Nirutti pathā dhammā).
GIẢNG GIẢI
I. Nirutti dhammā hay Lập Ngôn Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp tạo ra Ngôn Ngữ, gồm có: Khẩu Biểu Tri là Pháp bản thể của Danh chế Ðịnh (Nāmapaññatti).
Lập Ngôn Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Sắc uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Niruttipathā dhammā hay Ngũ Nguyên Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp bản thể của Tứ Nghĩa Chế Ðịnh tạo lập ngôn ngữ, gồm có:
a) Tâm: Tất cả Tâm. b) Sở Hữu Tâm: Tất cả sở hữu Tâm. c) Sắc pháp: Tất cả Sắc pháp. d) Níp-Bàn.
Cả 4 pháp Chơn đế là Pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh (Atthapaññatti).
Ngữ Nguyên Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Có đủ. - 12 Xứ: Có đủ. - 18 Giới: Có đủ. - 4 Ðế: Có đủ.
139- NHỊ ÐỀ CHẾ ÐỊNH (Chiết, vô dư)
- Lập Thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp (Paññattipathā dhammā). - Bản Nguyên Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp (Paññattipathā dhammā).
GIẢNG GIẢI
I. Paññatti dhammā hay Lập Thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp tái tạo ra chế định, gồm có: Sắc Khẩu Biểu Tri.
Lập Thành Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Sắc uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Paññattipatha dhammā hay Bản Nguyên Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp là tất cả Pháp bản thể của Nghĩa Chế Ðịnh, gồm có:
a) Tâm: Tất cả Tâm b) Sở Hữu Tâm: Tất cả sở hữu c) Sắc pháp: Tất cả Sắc Pháp d) Níp-Bàn.
Bản Nguyên Chế Ðịnh Nhứt Thiết Pháp đối với:
- 5 Uẩn: Có đủ. - 12 Xứ: Có đủ. - 18 Giới: Có đủ. - 4 Ðế: Có đủ.
140- NHỊ ÐỀ DANH SẮC (Hàm, vô dư)
- Thị Viết Danh (Nāmañca). - Thị Viết Sắc (Rūpañca).
GIẢNG GIẢI:
I. Nāmañca hay Thị Viết Danh là cũng gọi rằng Danh, gồm có:
a) Tâm: 121. b) Sở hữu tâm: 52 thứ. c) Níp-Bàn.
Thị Viết Danh đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. - 18 Giới: 7 Giới thức và Pháp giới. - 4 Ðế: Có đủ 4 đế.
II. Rūpañca hay Thị Viết Sắc là cũng gọi rằng sắc gồm có: 28 Sắc pháp.
Thị Viết Sắc đối với:
- 5 Uẩn: Có Sắc uẩn. - 12 Xứ: Có 11 xứ (trừ ý xứ). - 18 Giới: Có 10 Giới thô và Pháp giới. - 4 Ðế: Có khổ đế.
141 - NHỊ ÐỀ VÔ MINH (Chiết, Hữu dư)
- Thị Viết Vô Minh (Avijjāca). - Thị Viết Hữu Ái (Bhavataṇhāca).
GIẢNG GIẢI
I. Avijjāca hay Thị Viết Vô Minh là Pháp được gọi rằng "Vô Minh", chính sở hữu si.
Vô minh đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Bhavataṇhāca Thị Viết Hữu ái là Pháp được gọi rằng "Hữu ái", chính sở hữu Tham.
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Tập đế.
142 - NHỊ ÐỀ HỮU KIẾN (Chiết, Hữu dư)
- Diệt Viết Hữu Kiến (Bhavadiṭṭhica). - Diệt Viết Vô Hữu Kiến (Vibhavadiṭṭhica).
GIẢNG GIẢI
I. Bhavadiṭṭhica hay Diệt Viết Hữu kiến là có một Pháp cũng gọi rằng thấy có bản thể Pháp là sở hữu Tà kiến.
Hữu kiến đối với
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Vibhavadiṭṭhica hay Diệc Viết Vô Hữu Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng Thấy không có, bản thể Pháp là sở hữu Tà kiến. (Chi pháp như câu I)
143 - NHỊ ÐỀ THƯỜNG KIẾN (Chiết, Hữu dư)
- Diệc Viết Thường Kiến (Sassatadiṭṭhica). - Diệc Viết Ðoạn Kiến (Ucchedadiṭṭhica).
GIẢNG GIẢI
I. Sassatadiṭṭhica hay Diệc Viết Thường Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng Thường Kiến, bản thể pháp là sở hữu Tà Kiến.
Thường kiến đối với
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Ucchedadiṭṭhica hay Diệc Viết Ðoạn Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng Ðoạn Kiến bản thể cũng là sở hữu Tà kiến. (Chi Pháp đối chiếu như câu I)
144 - NHỊ ÐỀ HỮU TẬN KIẾN (Chiết, Hữu dư)
- Diệc Viết Hữu Tận Kiến (Antavādiṭṭhica). - Diệc Viết Vô Tận Kiến (Anantavādiṭṭhica).
GIẢNG GIẢI
I. Antavādiṭṭhica hay Diệc Viết Hữu Tận Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng chỗ thấy có cùng tận, bản thể pháp là sở hữu Tà Kiến.
Hữu Tận kiến đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Anantavādiṭṭhica hay Diệc Viết Vô Tận Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng chỗ thấy có cùng tận. bản thể cũng là sở hữu Tà kiến. (Chi Pháp đối chiếu như câu I)
145 - NHỊ ÐỀ HỮU TIỀN KIẾN (Chiết, Hữu dư)
- Diệc Viết Hữu Tiền Kiến (Pubbantānudiṭṭhica). - Diệc Viết Hữu Hậu Kiến (Apanrantānudiṭṭhica).
GIẢNG GIẢI
I. Pubbantānudiṭṭhica hay Diệc Hữu Tiền Kiến là có một Pháp gọi rằng chỗ thấy có đời trước, bản thể pháp là sở hữu Tà Kiến.
Viết Hữu Tiền kiến Ðối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Apanrantānudiṭṭhica hay Diệc Viết Hữu Hậu Kiến là có một Pháp cũng gọi rằng sở kiến có đời sau, bản thể Pháp vẫn sở hữu Tà kiến. (Chi Pháp đối chiếu như câu I)
146 - NHỊ ÐỀ VÔ TÀM (Chiết, Hữu dư)
- Thị Viết Vô Tàm (Ahirikañca). - Thị Viết Vô Úy (Anottappañca).
GIẢNG GIẢI
I. Ahirikañca hay Thị Viết Vô Tàm là có một Pháp được gọi rằng không hổ thẹn với sự tội lỗi ác xấu, bản thể pháp là sở hữu Vô Tàm.
Vô Tàm đối với
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Anottappañca hay Thị Viết Vô Úy là có một Pháp gọi rằng không ghê sợ đối với việc tội lỗi ác quấy, bản thể Pháp là sở hữu Vô Úy.
Vô Úy đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
147 - NHỊ ÐỀ TÀM (Chiết, Hữu dư)
- Nhứt Pháp Viết Tàm (hirica). - Thị Viết Úy (Ottappañca).
GIẢNG GIẢI
I. Hirica hay Nhứt Pháp Viết Tàm là có một Pháp gọi hổ thẹn với sự tội lỗi, bản thể pháp là sở hữu Tàm.
Tàm đối với
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Ottappañca hay Thị Viết Úy là có một Pháp gọi rằng sự ghê sợ tội lỗi, bản thể Pháp là sở hữu Úy.
Úy đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
148 - NHỊ ÐỀ NAN GIÁO (Chiết, Hữu dư)
- Nan Giáo chi Pháp (Dovacassatāca).
- Ác hữu chi pháp (Pāpamittāca).
GIẢNG GIẢI
I. Dovacassatāca hay Nan Giáo Chi Pháp là những Pháp làm thành người khó dạy, bản thể pháp:
a) Tâm 2 Tâm sân b) Sở hữu Tâm: 2 Hôn Phần, 4 Si phần, 4 Sân phần và 12 Tợ tha (trữ hỷ) .
Pháp Thành nan Giáo đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Pāpamittāca hay Ác hữu Chi Pháp là những Pháp làm cho thành người có bạn xấu xa tội lỗi, bản thể Pháp là:
a) Tâm: 8 Tâm Tham và 2 Tâm Si. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, 4 Si phần, 3 Tham phần, 2 Hôn phần và Hoài nghi.
Pháp thành Người có ác hữu đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế và Tập đế.
149 - NHỊ ÐỀ DỊ GIÁO (Chiết, Hữu dư)
- Dị Giáo Chi Pháp (Sovacassatāca) - Thiện Hữu Chi Pháp (Kalyānamitttāca)
GIẢNG GIẢI
I. Sovacassatāca hay Dị Giáo Chi Pháp là những Pháp làm thành người dễ dạy, bản thể pháp:
a) Tâm: 8 Thiện và 8 Duy tác dục giới. b) Sở hữu Tâm: Trí tuệ, 19 Tịnh hảo biến hành và 13 Tợ tha.
Pháp Thành Người Dễ Dạy đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Kalyānamittatāca hay Thiện Hữu Chi Pháp là những Pháp làm cho có bạn lành và thành người bạn lành, bản thể Pháp là:
a) Tâm: 8 Duy Tác dục giới hữu nhân và 8 Thiện Dục giới. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, 19 Tịnh hảo biến hành và Trí tuệ.
Pháp thành bạn tốt đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
|
|
|
Post by TCTV on May 25, 2010 13:50:37 GMT -5
150 - NHỊ ÐỀ TRI QUÁ (Chiết, Hữu dư)
- Tri Quá (Āpattikusalātāca) - Tri Ly Quá (Āpattivuttānakusalātāca)
GIẢNG GIẢI
I. Āpattikusalātāca hay Tri quá là Pháp biết rõ tội lỗi là tội lỗi. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
Pháp Thành Người biết rõ tội lỗi đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Āpattivuttānakusalātāca hay Tri Ly Quá là Pháp biết rõ Sự xa lìa tội lỗi. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
(Chi pháp đối chiếu như câu 1)
151 - NHỊ ÐỀ NHẬP THIỀN (Chiết, Hữu dư)
- Nhập Thiền Thiện xảo (Samapattikusalatāca). - Xuất Thiền Thiện Xảo (Samapattivutthānakusalatāca).
GIẢNG GIẢI
I. Samapattikusalatāca hay Nhập Thiền Thiện xảo là Pháp khéo biết rõ cách nhập thiền. Pháp bản thể cũng sở hữu Trí tuệ.
II. Samapattivutthānakusalatāca hay xuất Thiền Thiện xảo là Pháp khéo biết rõ cách xuất Thiền. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
(Chi pháp đối chiếu như đề Tri Quá)
152 - NHỊ ÐỀ TRI GIỚI (Chiết, Hữu dư)
- Tri Giới Thiện xảo (Dhātukusalatāca) - Tác Ý Thiện Xảo (Manasikārakusalatāca)
GIẢNG GIẢI
I. Dhātukusalatāca hay Giới Thiện xảo là Pháp khéo biết rõ về 18 Giới. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
II. Manasikārakusalatāca hay Tác ý Thiện xảo là Pháp biết cách khéo làm thành cảnh cho Tâm. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
(Chi pháp đối chiếu như đề Tri Quá ...)
153 - NHỊ ÐỀ TRI XỨ (Chiết, Hữu dư)
- Tri Xứ Thiện xảo (Āyatanakusalatāca).
- Duyên Sinh Thiện Xảo (Pa iccasamuppādakusalatāca).
GIẢNG GIẢI
I. Āyatanakusalatāca hay Tri Xứ Thiện xảo là Pháp biết rành về 12 Xứ. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
II. Paticcasamuppādakusalatāca hay Duyên Sinh Thiện xảo là Pháp biết rành về Thập Nhị Nhân Duyên. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
(Chi pháp đối chiếu như đề Tri Quá ...)
154 - NHỊ ÐỀ SỞ SINH (Chiết, Hữu dư)
- Sở Sinh Trí Thiện Xảo (Thānakusalatāca). - Phi Sở Sinh Trí Thiện Xảo (Atthānakusalatāca).
GIẢNG GIẢI
I. Thānakusalatāca hay Sở Sinh Trí Thiện xảo là Trí tuệ hiệp trong các tâm Thiện dục giới, Duy Tác dục giới và các Tâm Thông biết tất cả nhân sinh ra quả. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
II. Atthānakusalatāca hay Phi Sở Sinh Trí Thiện xảo là Trí Tuệ hiệp trong các Tâm Thông, 4 Duy tác và 4 Thiện Dục giới tương ưng, biết rõ các Pháp không phải là nhân sinh ra quả. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
(Chi pháp đối chiếu như đề Tri Quá ...)
155 - NHỊ ÐỀ CHÁNH TRỰC (Chiết, Hữu dư)
- Chánh Trực Chi Pháp (Ajjavoca). - Nhu Nhuyến Chi Pháp (Maddavoca).
GIẢNG GIẢI
I. Ajjavoca hay Chánh Trực Chi Pháp là những Pháp làm cho Tâm Tánh ngay thẳng, không tà vạy. Pháp bản thể là sở hữu Chánh Thân, Chánh Tâm.
Pháp làm cho Nhu Nhuyến đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Maddavoca hay Nhu Nhuyến Chi Pháp là những pháp làm cho Tâm Tánh mềm dịu, không thô cứng. Pháp bản thể là sở hữu Nhu Thân, Nhu Tâm.
Pháp làm cho Nhu Nhuyến đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
156 - NHỊ ÐỀ KHAM NHẪN (Chiết, Hữu dư)
- Kham Nhẫn (Khantica). - Nghiêm Tịnh (Soraccañca).
GIẢNG GIẢI
I. Khantica hay Kham Nhẫn là Pháp làm cho thành người kiên nhẫn, chịu đựng được trước bao nghịch cảnh. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Thiện dục giới và 8 Duy tác dục giới. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 25 Tịnh hảo khi sở hữu Vô sân (từ) làm hướng đạo.
Pháp làm thành người kham nhẫn đối với
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Soraccañca hay Nghiêm Tịnh là Pháp làm cho vắng lặng phiền não bằng cách ngăn hoặc sát. Pháp bản thể là sở hữu Nhu Thân, Nhu Tâm.
a) Tâm: 8 Thiện dục giới, 8 Duy tác dục giới và 8 hoặc 4o Tâm Siêu Thế. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 23 Tịnh hảo trừ Vô lượng Phần).
Pháp làm cho Nghiêm Tịnh đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Ðạo đế và Ngoại đế
156 - NHỊ ÐỀ CAM NGÔN (Chiết, Hữu dư)
- Cam Ngôn Chi Pháp (Sākhalyañca). - Khả Kính Chi Pháp (Patisanthāroca).
GIẢNG GIẢI
I. Sākhalyañca hay Cam Ngôn Chi pháp là những Pháp sai khiến việc nói năng từ tốn, lễ độ, hiền hòa, nói lời thông cảmđến tâm, lời nói đưa thẳng vào Tâm ... Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Thiện dục giới và 8 Duy tác dục giới hữu nhân. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 25 Tịnh hảo .
Pháp sai khiến việc nói lời cam ngôn mỹ từ đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Patisanthāroca hay Khả Kính Chi Pháp là những Pháp làm cho thành người đáng tôn trọng, đáng tiếp đãi ... Pháp bản thể.
a) Tâm: 8 Thiện dục giới, 8 Duy tác dục giới. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo cùng hiệp với các Tâm kể trên khi có hành vi cao thượng đáng tôn kính hậu đãi .
(Chi Pháp đối chiếu như câu I)
158 - NHỊ ÐỀ BẤT THU THÚC MÔN QUYỀN (Chiết, Hữu dư)
- Môn Quyền Bất Thu Thúc (Indriyesu anguttadvāratāca). - Ẩm Thực Bất Tiết Ðộ (Bhojañca mattaññutāca)
GIẢNG GIẢI
I. Indriyesu anguttadvāratāca hay Môn Quyền Bất Thu Thúc Kham Nhẫn là những Pháp làm cho người không gìn giữ được sáu căn thanh tịnh. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Tâm Tham và 2 Sân. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 13 Bất Thiện (trừ Hoài nghi)
Pháp làm thành người không thu thúc lục căn đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế và Tập đế.
II. Bhojañca mattaññutāca hay Ẩm Thực Bất Tiết Ðộ là những Pháp làm cho thành người tham lam ăn uống. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Tham và 2 Si . b) Sở hữu Tâm: Hoài nghi, 2 Hôn Phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 13 Tợ tha.
Pháp làm cho thành người ăn uống thiếu tiết độ đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế và Tập đế
159 - NHỊ ÐỀ THU THÚC MÔN QUYỀN (Chiết, Hữu dư)
- Thu thúc Môn Quyền (Indriyesuguttadvāratāca). - Ẩm Thực Có Tiết Ðộ (Bhojanemattaññutāca).
GIẢNG GIẢI
I. Indriyesuguttadvāratāca hay Thu thúc Môn Quyền là những Pháp làm cho người Thu Thúc lục căn. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Thiện Dục giới, 8 Duy tác dục giới hữu nhân và 8 hoặc 40 Tâm Siêu thế. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 25 Tịnh hảo.
Pháp phòng hộ sáu căn trong sạch đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Ðạo đế và Ngoại đế.
II. Bhojanemattaññutāca hay Ẩm Thực có Tiết Ðộ là những Pháp làm cho thành người có sự tri túc, thiểu dục, biết tiết chế việc ăn uống. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Thiện và 8 Duy tác dục giới . b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, 19 Tịnh hảo biến hành và Trí tuệ.
Pháp làm cho thành người ăn uống có tiết độ đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
160 - NHỊ ÐỀ THẤT NIỆM (Chiết, Hữu dư)
- Vô Chánh Niệm (Muthasaccañca) - Bất Tĩnh Giác (Asampajañnañca)
GIẢNG GIẢI
I. Muthasaccañca hay Vô Chánh Niệm là những Pháp làm cho lẫn lộn, quên mình tức là Pháp bất thiện đối lập với Chánh Niệm. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Tâm Tham , 2 Sân và 2 si. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 14 Bất Thiện
Pháp làm thành người thất niệm đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế và Tập đế.
II. Asampajañnañca hay Bất Tĩnh Giác là những Pháp làm cho thiếu sự giác hiểu, thiếu sự biết mình tức Pháp Bất thiện khi đối lập với Trí Tuệ. Pháp bản thể: cũng là tất cả Pháp Bất thiện và chi pháp đối chiếu cũng như câu I.
161 - NHỊ ÐỀ CHÁNH NIỆM (Chiết, Hữu dư)
- Chánh Niệm (sati) - Tĩnh Giác (sampajañnañõca)
GIẢNG GIẢI
I. Satica hay Chánh Niệm là Pháp làm cho thành người có sự ghi nhớ ức niệm sống trong hiện tại, thắp sáng hiện hữu ... Pháp bản thể là sở hữu Niệm.
Pháp Chánh Niệm đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc ngoại đế (1 trong ba đế).
II. Sampajañnañca hay Tĩnh Giác là Pháp làm cho thành người có sự biết mình tỉnh táo, có sự giác hiểu, giác sát... Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc ngoại đế (1 trong ba tùy theo trường hợp).
162 - NHỊ ÐỀ GIẢN TRẠCH (Chiết, Hữu dư)
- Giản Trạch Lực (Patisankhānabalañca) - Tu Tiến Lực (Bhāvanābalañca)
GIẢNG GIẢI
I. Patisankhānabalañca hay Giản Trạch Lực là Pháp có mãnh lực Trí tuệ phân tích sự vật van hữu để thấy rõ sự thật mà được giải thoát. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
Giản Trạch Lực đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc ngoại đế
II. Bhāvanābalañca hay Tu Tiến lực là Pháp có mãnh lực tinh tấn tu hành cho được giác ngộ Pháp bản thể.
a) Tâm: 8 Thiện Dục giới, 5 Thiện Sắc giới, 4 Thiện Vô sắc giới và 4 hoặc 20 Tâm đạo. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và Tịnh hảo..
Tu Tiến Lực đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc Ngoại đế (tùy trường hợp)
163 - NHỊ ÐỀ TỊNH CHỈ (Chiết, Hữu dư)
- Tịnh Chỉ (Samathoca) - Tuệ Quán (Vipassanāca)
GIẢNG GIẢI
I. Samathoca hay Tịnh chỉ là Pháp có khả năng tập trung tư tưởng vào một Ðề mục, vừa đối trị triền cái vừa làm an tịnh cho Tâm. Pháp bản thể là sở hữu Nhứt Hành (Ekaggatà).
Pháp Tịnh Chỉ đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc ngoại đế (tùy theo trường hợp).
II. Vipassanāca hay Tuệ quán là Pháp có khả năng quán chiếu thấy rõ lý vô thường, khổ não và vô ngã của các Pháp hữu vi. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
Pháp Tuệ Quán đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc ngoại đế (tùy theo trường hợp).
164 - NHỊ ÐỀ ẤN CHỨNG (Hàm, Hữu dư)
- Tịnh Tiền Tướng (Samathānimittañca). - Cần Tiền Tướng ( Paggāhanimittañca).
GIẢNG GIẢI
I. Samathānimittañca hay Tịnh Tiền Tướng là Pháp tịnh phát sanh trước làm Nhân, làm duyên cho chánh định sẽ sanh, cũng gọi là Chỉ Tịnh ấn chứng. Pháp bản thể là sở hữu định.
Pháp Tịnh Tiền Tướng đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc ngoại đế (tùy trường hợp)
II. Paggāhanimittañca hay Cần Tiền Tướng là Pháp tinh tấn sinh trước làm Nhân, làm Duyên cho chánh tinh tấn sẽ sinh, cũng gọi Tinh Cần ấn chứng. Pháp bản thể là sở hữu cần.
Pháp Cần Tiền Tướng đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc Ngoại đế (tùy trường hợp).
165 - NHỊ ÐỀ TINH TẤN (Chiết, Hữu dư)
- Tinh Cần (Paggāhoca) - Bất Phóng Dật (Avikkhepoca)
GIẢNG GIẢI
I. Paggāhoca hay Tinh Cần là Pháp có là Pháp có sức mạnh của Tinh Tấn để điều hành các pháp tương ưng. Pháp bản thể là sở Cần trở thành Chánh Tinh Tấn.
(Chi Pháp giống như câu II đề ấn chứng)
II. Avikkhepoca hay hay Bất Phóng Dật là Pháp có mãnh lực qui tụ các Pháp tương ưng trên một đối tượng không bị loạn động. Pháp bản thể là sở hữu Nhất hành trở thành Chánh Ðịnh.
(Chi pháp giống câu I đề ấn chứng).
166 - NHỊ ÐỀ SUY VONG (Chiết, Hữu dư)
- Giới Suy Vong (Sīlavipattica) - Kiến Suy Vong (Diṭṭhivipattica)
GIẢNG GIẢI
I. Sīlavipattica hay Giới Suy Vong là những Pháp làm cho hư hỏng Giới Hạnh. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Tham, 2 Sân và 2 Si. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 14 Bất thiện
Pháp Giới Suy Vong đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Diṭṭhivipattica hay Kiến Suy Vong là Pháp làm cho hư hỏng Chánh kiến, Pháp bản thể là sở hữu Tà kiến .
Pháp Kiến Suy Vong đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
167 - NHỊ ÐỀ TĂNG THƯỢNG (Chiết, Hữu dư)
- Giới Tăng Thượng (Sīlasampadāca) - Kiến Tăng Thượng (Diṭṭhisampadāca)
GIẢNG GIẢI
I. Sīlasampadāca hay Giới Tăng Thượng là những Pháp làm cho Giới Hạnh thành tựu viên mãn. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 thiện và 8 Duy tác dục giới. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo.
Pháp Giới Tăng Thượng đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế.
II. Diṭṭhisampadāca hay Kiến Tăng Thượng là Pháp làm cho thành tựu Chánh kiến, Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ.
Pháp Kiến Tăng Thượng đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc Ngoại đế (tùy trường hợp).
168 - NHỊ ÐỀ THANH TỊNH (Hàm, Hữu dư)
- Giới Tịnh (Sīlavisuddhica) - Kiến Tịnh (Diṭṭhivisuddhica)
GIẢNG GIẢI
I. Sīlavisuddhica hay Giới Tịnh là những Pháp làm cho Tứ Thanh Tịnh Giới được tròn đủ không bị khuyết phạm. Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 thiện hoặc8 Duy tác dục giới. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo (trừ Vô lượng Phần)
Pháp Giới Tịnh đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Ðạo đế và Ngoại đế.
II. Diṭṭhivisuddhica hay Kiến Tịnh là Pháp làm cho tuệ quán thanh tịnh được sinh khởi chiếu phá mọi kiến trược, kiến chấp. Pháp bản thể là sở hữu Trí trong khi Tu Quán .
Pháp Kiến Tịnh đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế hoặc Ðạo đế hoặc Ngoại đế (tùy trường hợp).
169- NHỊ ÐỀ KIẾN TỊNH (Chiết, Hữu dư)
- Kiến Tịnh Kiên Cố (Diṭṭhivisuddhi kho pana) . - Tinh tấn của Kiến Tịnh (Yathàdiṭṭhissaca padhāna-matthi).
GIẢNG GIẢI
I. Diṭṭhivisuddhi kho pana hay Kiến Tịnh Kiên Cố là Pháp làm cho Tuệ Quán vững chắc. Pháp bản thể là sở hữu Trí (Chi pháp giống như câu II đề Thanh Tịnh)
II. Yathādiṭṭhissa kho pana hay Tinh Tấn của Thanh Tịnh là Pháp làm cho cố gắng thêm lên do mãnh lực của Trí tuệ trong sạch. Pháp bản thể là sở hữu Cần.
(Chi Pháp giống như câu II đề ấn chứng)
170- NHỊ ÐỀ KHỔ QUÁN (Chiết, Hữu dư)
- Tứ Khổ Năng Duyên Khổ Quán (Saṃvegoca Saṃveja-niyesu thānesu) - Tinh tấn Thiện Xảo năng Duyên (Saṃviggassaca yoniso padhānaṃ)
GIẢNG GIẢI
I. Saṃvegoca Saṃvejaniyesu thānesu hay Tứ Khổ Năng Duyên Khổ Quán là Pháp làm cho phát sinh Trí Tuệ chán nản Ngũ uẩn khi quán sát về sự sanh, già, đau, chết. Pháp bản thể là sở hữu Trí Tuệ hiệp trong Tâm Thiện Dục giới lúc Tu (Chi pháp giống như câu II đề Thanh Tịnh)
II. Saṃviggassaca yoniso padhānaṃ hay Tinh Tấn Thiện Xảo Năng Quán là Pháp khéo chuyên cần quán sự khổ cho phát sanh Trí Tuệ nhàm chán các Pháp hữu vi. Pháp bản thể là sở hữu Cần hiệp với Tâm Thiện Dục giới trong lúc quán Tứ Khổ và trở thành Chánh Tinh Tấn trong Tâm Siêu Thế.
(Chi Pháp giống như câu II đề ấn chứng)
171- NHỊ ÐỀ VÔ BẢO THIỆN (Chiết, Hữu dư)
- Bất Tri Túc Thiện (Asantu hatāca kusalesu dhammesu) - Bất Thối Tinh tấn của Kiến Tịnh (Appativānitāca padhāna smim)
GIẢNG GIẢI
I. Asantu hatāca kusalesu dhammesu hay Bất Tri Túc Thiện là những Pháp làm cho thành người tri túc với bốn món vật dụng nhưng không tri túc trong Pháp Thiện (Như Ngài Sàriputta là vị Tướng quân chánh Pháp, thông hiểu giáo pháp, thế mà có những vị Sư trẻ tuổi thuyết Pháp. Ngài vẫn đến ngồi nghe!). Pháp bản thể:
a) Tâm: 8 Thiện Dục giới, 5 Thiện Sắc giới, 4 Thiện Vô sắc giới và 4 hoặc 20 Thiện Siêu Thế. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo.
Pháp Bất Tri Túc Thiện đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn. - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế, Ðạo đế và ngoại đế.
II. Appativānitāca padhāna smim hay Bất Thối Tinh Tấn là Pháp không lui sụt trong việc Tu hành. Pháp bản thể là sở hữu Cần hiệp trong các Tâm Thiện và trở thành Chánh Tinh Tấn.
(Chi Pháp giống như câu II đề ấn chứng)
172 - NHỊ ÐỀ THÔNG MINH (Chiết, Hữu dư)
- Thông minh (Vijjāca) - Giải Thoát (Vimuttica)
GIẢNG GIẢI
I. Vijjāca hay Thông Minh là Pháp làm tỏ ngộ Chơn lý, Quán triệt Vạn Pháp, dứt tuyệt Vô Minh. Pháp bản thể là sở hữu Trí trong các Tâm Diệu trí (Abhiññā) như Túc Mạng Thông, Tứ Ðạt Thông và lậu Tận Thông (Chi pháp giống như câu II đề Thanh Tịnh).
II. Vimuttica hay Giải Thoát là Pháp làm cho thoát ly Triền cái (Nīvarana) Pháp bản thể:
a) Tâm: 5 Thiện Sắc giới, 5 Duy tác Sắc giới, 4 Thiện và 4 Duy tác Vô sắc giới. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, 19 Tịnh hảo biến hành, 2 Vô lượng phần và Trí tuệ. c) Níp-Bàn.
Pháp Giải Thoát đối với:
- 5 Uẩn: 4 Danh uẩn và Ngoại uẩn - 12 Xứ: ý xứ và pháp xứ. - 18 Giới: ý thức giới và Pháp giới. - 4 Ðế: Khổ đế và Diệt đế.
173 - NHỊ ÐỀ DIỆT TRÍ (Chiết, Hữu dư)
- Diệt Trí (Khayeñāṇaṃ) - Tùng Sinh trí (Anuppādeñāṇaṃ)
GIẢNG GIẢI
I. Khayeñāṇaṃ hay Diệt Trí là Pháp đang dứt trừ phiền não nhứt là Vô Minh. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ hiệp trong 4 hoặc 20 Tâm đạo.
Diệt Trí đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Ðạo đế.
II. Anuppādeñāṇaṃ hay Tùng Sinh Trí là Pháp làm sáng suốt đã sát trừ xong Phiền não. Pháp bản thể là sở hữu Trí tuệ hiệp trong 4 hoặc 20 Tâm Quả Siêu Thế.
Tùng Sinh Trí đối với:
- 5 Uẩn: Hành uẩn. - 12 Xứ: Pháp xứ. - 18 Giới: Pháp giới. - 4 Ðế: Ngoại đế.
-ooOoo-
|
|
|
Post by TCTV on May 25, 2010 13:51:10 GMT -5
[07]
174- DUYÊN SINH (PATICCASAMUPPĀDA)
LƯỢC GIẢI:
Paiiccasamuppāda hay Duyên Sinh là Pháp Duyên Khởi.
Thí dụ: Cây sinh khởi thì trái sẽ sinh khởi, trái sinh khởi thì hột sẽ sinh khởi ... Ngược lại cây không sinh khởi, thì trái sẽ không sinh khởi, trái không sinh khởi, thì hột sẽ không sinh khởi v.v...
Ðó là Ðịnh lý Duyên Sinh vậy. Cũng gọi là y Tương Sinh vì Nhân Quả nương nhau, tùy thuộc nhau mà Sinh khởi. Duyên sinh có 12 chi:
1- Vô minh (Avijjā) 2- Hành (Samkhāra) 3- Thức (Viññāna) 4- Danh sắc (Nāmarūpā 5- Lục nhập (Salāyatana) 6- Xúc (Phassa) 7- Thọ (Vedanā) 8- Ái (Taṇhā) 9- Thủ (Upādāna) 10- Hữu (Bhava) 11- Sinh (Jāti) 12- Lão Tử (Jarāmaraṇa).
175- VÔ MINH DUYÊN HÀNH (Avijjāpaccayāsamkhārā)
LƯỢC GIẢI:
- Avijjā hay vô Minh là sự không sáng suốt, trái với Minh là sự sáng suốt. Nếu Minh là sự tỏ ngộ Tứ Diệu Ðế thì Vô Minh là sự tối tăm, không biết về khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Pháp bản thể (Sabhāvadhamma) của Vô minh tức Sở hữu Si là pháp đối lập Sở hữu Trí là pháp bản thể của Minh.
- Sankhārā hay Hành là pháp tạo sanh, tạo thành tạo tác. Pháp bản thể là Sở hữu Tư.
A) - Sở hữu Tư hiệp trong 12 Bất thiện khiến thân sát sanh, trộm cắp, tà dâm; Khiến khẩu nói dối, nói đâm thọc, nói nhảm nhí, nói lời hung dử; Khiến Tâm suy nghĩ về tham ác, Sân ác Tà Kiến ác gọi là Phi Phúc Hành (Apuññābhisamkhārā); vì sẽ tạo ra Tâm Quả Bất thiện và Sắc nghiệp Bất Thiện. B)- Sở hữu Tư hiệp trong 8 Tâm Thiện Dục Giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra Tâm Quả thiện Dục giới. Tâm quả Thiện Sắc giới và Sắc Nghiệp thiện, nên gọi là Phúc hành (Puññābhisamkhāra). C)- Sở hữu Tư hiệp trong 4 Tâm Thiện Vô Sắc giới tạo ra Tâm Quả Vô Sắc Giới gọi là Bất Ðộng hành (Aññejābhisamkhārā).
Vậy Vô Minh duyên Phi phúc là sở hữu Si trợ cho sở hữu Tư trong 12 Tâm Bất Thiện hoặc đồng sinh hoặc không đồng sinh cũng được. Nên Vô minh duyên Phi Phúc hành có 15 Duyên Hệ (paccayo):
1- Nhân Duyên (Hetupaccayo) 2- Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccayo) 3- Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo) 4- Vô Gián Duyên (Anantarapaccayo) 5- Ðẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccayo) 6- Ðồng Sinh Duyên (Sahajātapaccayo) 7- Hổ Tương Duyên (Aññamaññāpaccayo) 8- Y Chỉ Duyên (Nissayapaccayo) 9- Cận Y Duyên (Upanissayapaccayo) 10-Tập Hành Duyên (Āsevanapaccayo) 1- Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo) 12- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo) 13- Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo) 14- Ly Khứ Duyên (Vigatapaccayo) 15- Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo)
Còn Vô Minh Duyên Phúc Hành là sở hữu Si trợ cho sở hữu Tư trong các Tâm Thiện Dục giới và Sắc Giới. Dĩ nhiên là không thể đồng sinh nên có 2 Duyên hệ hoặc nói rộng thì có 4:
Ðối với Vô Minh Duyên phúc hành Dục giới có 1 Duyên là Cảnh Duyên (Āramma-ṇapaccayo) hoặc nói rộng thì thêm Cảnh Trưởng Duyên (Ārammaṇādhipapaccayo).
Ðối với Vô Minh Duyên Phúc hành Sắc giới có 1 Duyên là Cận Y Duyên (Upanissa-yapaccayo) hoặc nói rộng thì thêm Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccayo).
176- HÀNH DUYÊN THỨC (Samkhārapaccayā Viññāṇaṃ)
LƯỢC GIẢI:
- Samkhāra hay Hành cũng là sở hữu Tư hiệp với các Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện hiệp hiệp thế ... Còn Thức do Hành tạo ra đây là 32 Tâm Hiệp Thế.
- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục Giới ly trí khi hành Thập hạnh phúc v.v... nếu thiếu tam tư (tư tiền, tư hiên, tư hậu) tạo được 8 Tâm Quả Thiện Vô nhân.
- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục giới ly trí ... đủ tam tư tạo được 12 Tâm quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 4 Tâm Quả Thiện Dục giới hữu nhân ly trí.
- Sở hữu Tư trong 4 Tâm Thiện Dục Giới hiệp trí ..., thiếu tam tư tạo được 12 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện vô nhân và 4 Tâm quả Thiện Dục giới hữu nhân ly trí.
- Sở hữu Tư hiệp trong 4 Tâm Thiện Dục giới hiệp trí ... đủ tam tư tạo được 16 Tâm Quả là 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Thiện Dục Giới Hữu Nhân.
- Sở hữu Tư trong Tâm Thiện Sắc Giới, bậc thiền nào cho Quả bậc thiền nấy. Như vậy, Tâm Thiện Sắc giới có 5 thì Tâm Quả Sắc giới cũng có 5 .
- Sở hữu Tư trong tâm Thiện Vô sắc giới cũng thế nên Tâm Quả Vô Sắc Giới có 4 Tâm tất cả .
Hành Duyên Thức có 2 Duyên hệ:
1- Dị Thời Nghiệp Duyên (Nānakkhanikakammapaccayo) 2- Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissayapaccayo) .
177- THỨC DUYÊN DANH SẮC (Viññāṇapaccayo Nāmarūpaṃ)
LƯỢC GIẢI:
- Viññāṇaṃ hay Thức là sự biết cảnh. Thức tạo ra Danh Sắc ở đây có 2:
1- Quả Thức (Vipākaviññāṇa) 2- Nghiệp Thức (Kammaviññāṇa
Quả Thức: hay Dị Thục Thức là 32 Tâm Quả hiệp thế (Lokiya vipākacitta).
Nghiệp Thức: là sở hữu Tư hiệp trong các Tâm Bất Thiện, và Thiện Hiệp Thế đời quá khứ.
Danh (Nāma) do thức tạo ở đây là 13 Sở hữu Tợ tha, 19 Sở hữu Tịnh hảo Biến hành, 2 Vô Lượng Phần và sở hữu Trí Tuệ.
Sắc (Rūpa) do Thức tạo ở đây là Sắc Nghiệp Tục Sinh (patisandhikammajarūpa), Sắc Nghiệp Bình Nhật (Pavattikammajarūpa) và Sắc Tâm Quả (Cittajarūpa).
Thức (Tâm quả) trợ cho Danh (Sở hữu tâm) có 9 Duyên Hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên 2- Hổ Tương Duyên 3- Y Chỉ Duyên 4- Dị Thục Duyên (Quả Duyên) 5- Vật Thực Duyên (Āhārapaccayo) 6- Căn Quyền Duyên (Indriyapaccayo) 7- Tương Ưng Duyên 8- Hiện Hữu Duyên 9- Bất Ly Duyên
Thức Tục sinh trợ sắc ý vật tục sinh có 9 Duyên hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên 2- Hổ Tương Duyên 3- Y Chỉ Duyên 4- Dị Thục Duyên 5- Vật Thực Duyên 6- Căn Quyền Duyên 7- Bất Hợp Duyên (Vippayuttapaccayo) 8- Hiện Hữu Duyên 9- Bất Ly Duyên .
Thức tục sinh trợ Sắc tục sinh Phi Ý Vật có 8 Duyên Hệ là không có Hổ Tương Duyên.
Nghiệp Thức (Sở hữu Tư trong các Tâm Bất Thiện, Thiện Dục giới và Thiện Sắc Giới) làm Duyên tạo ra Sắc nghiệp bình nhật và Sắc nghiệp tục sinh cõi Vô Tưởng có 4 Duyên Hệ.
1- Thường Cận Y Duyên 2- Bất Hợp Duyên 3- Vô Hữu Duyên 4- Ly Khứ Duyên
Thức Duyên Danh Sắc tính tổng quát có 16 Duyên Hệ:
1- Cảnh Trưởng Duyên 2- Ðồng Sinh Duyên 3- Ðồng Sinh Y Duyên 4- Cảnh Cận Y Duyên 5- Thường Cận Y Duyên (kể theo nghiệp thức) 6- Dị Thục Duyên 7- Vật Thực Danh Duyên 8- Ðồng Sinh Quyền Duyên 9- Tương Ưng Duyên 10- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên 11- Bất Hợp Duyên (kể theo nghiệp thức) 12- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên 13- Căn Quyền Hiện Hữu Duyên 14- Vô Hữu Duyên (kể theo nghiệp thức) 15- Ly Khứ Duyên (kể theo nghiệp thức) 16- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên
178- DANH SẮC DUYÊN LỤC NHẬP (Nāmarūpa Paccayā Salāyatanaṃ)
LƯỢC GIẢI:
Nāmarūpa hay Danh Sắc ở đây là 35 Sở hữu Tâm (hiệp trong Tâm Quả hiệp thế) và18 sắc Nghiệp (5 Sắc vật 8 Sắc bất ly, 2 Sắc tính, Sắc mạng quyền và Sắc Ý Vật)
Còn Lục Nhập do Danh Sắc tạo ra đây là:
1- Nhãn Nhập (Sắc nhãn vật) 2- Nhĩ Nhập (Sắc nhĩ vật) 3- Tỷ Nhập (Sắc Tỷ vật) 4- Thiệt Nhập (Sắc Thiệt vật) 5- Thân Nhập (Sắc Thân vật) 6- Ý Nhập (32 Tâm Quả Hiệp Thế
Danh Sắc Duyên lục nhập thống kê đại khái như sau:
Danh là Thọ Uẩn, Tưởng uẩn và Hành uẩn tương ưng với Thức Uẩn Quả Hiệp Thế trợ cho Thức uẩn Quả Hiệp Thế (Ý nhập) và sắc ngũ nhập nội có 22 Duyên hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên 2- Hổ Tương Duyên 3- Ðồng Sinh Y Duyên 4- Dị Thục Duyên 5- Tương Ưng Duyên 6- Hiện Hữu Duyên (Có 5 Duyên) 7- Bất Ly Duyên (Có 5 Duyên) 8- Nhân Duyên 9- Vật Tiền Sinh Y Duyên 10- Vật Tiền Sinh Y Duyên 11- Hậu Sinh Duyên 12- Nghiệp Duyên 13- Vật Thực Sắc Duyên 14- Vật Thực Danh Duyên 15- Ðồng Sinh Quyền Duyên 16- Tiền Sinh Quyền Duyên 17- Sắc Mạng Quyền Duyên 18- Thiền Duyên 19- Ðạo Duyên 20- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên 21- Vật Sinh Tiền Bất Hợp Duyên 22- Hậu Sinh Bất Hợp Duyên
Ghi Chú:
Khi nào học viên hiểu từng Duyên hệ nầy sẽ thấy rõ yếu lý "Danh Sắc Duyên Lục Nhập!"
179. LỤC NHẬP DUYÊN XÚC (Salāyatana paccayā Phassa)
Lược Giải:
Salāyatana hay Lục Nhập vẫn là 6 nhập nội như trên (Do Danh Sắc tạo ra). Còn Xúc do Lục Nhập tạo đây có 6:
1- Nhãn Xúc (Sở hữu Xúc hiệp với đôi Nhãn thức) 2- Nhĩ Xúc ( " " " Nhĩ thức) 3- Tỷ Xúc ( " " " Tỷthức) 4- Thiệt Xúc ( " " " Thiệt thức) 5- Thân Xúc ( " " " Thân thức) 6- Ý Xúc (Sở hữu Xúc hiệp với 22 Tâm Quả Hiệp Thế phi ngũ song thức).
Xúc là sự giáp mặt, hợp của 3 pháp là Căn, Cảnh và Thức. Lục Nhập Duyên Xúc kể tổng quát có 10 Duyên hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên 2- Hổ Tương Duyên 3- Y Chỉ Duyên 4- Tiền Sinh Duyên 5- Dị Thục Duyên 6- Vật Thực Duyên 7- Tương Ưng Duyên 8- Bất Hợp Duyên (Vật Sinh Tiền Bất Hợp Duyên ) 9- Hiện Hữu Duyên (Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên, Vật Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên) 10- Bất Ly Duyên ( Ðồng Sinh Bất Ly Duyên, Vật Tiền Sinh Bất Ly Duyên..)
179. XÚC DUYÊN THỌ (Phassapaccayā vedanā)
Lược Giải:
Phassa hay Xúc vẫn là sự giáp mặt của 3 Pháp là Căn (Vật), Cảnh và Thức tức là sở hữu Xúc hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế.
Còn Thọ do Xúc trợ tạo đây là Sở hữu Thọ đồng sinh với Sở hữu Xúc trong 32 Tâm Quả Hiệp thế. Thọ có 6:
1- Nhãn Thọ (Sở hữu Thọ hiệp với đôi Nhãn thức) 2- Nhĩ Thọ ( " " " Nhĩ thức) 3- Tỷ Thọ ( " " " Tỷ thức) 4- Thiệt Thọ ( " " " Thiệt thức) 5- Thân Thân ( " " " Thân thức) 6- Ý Thọ (Sở hữu Thọ hiệp với 22 Tâm Quả Hiệp Thế phi ngũ song thức)
Xúc Duyên Thọ kể tổng quát có 8 Duyên hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên (Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên, Ðồng Sinh Bất Ly Duyên, và Ðồng Sinh Y Duyên) 2- Hổ Tương Duyên 3- Y Chỉ Duyên 4- Dị Thục Duyên 5- Vật Thực Duyên ( Vật Thực Danh Duyên) 6- Tương Ưng Duyên 7- Hiện Hữu Duyên 8- Bất Ly Duyên.
181. THỌ DUYÊN ÁI (Vedanā Paccayā Taṇhā)
Lược Giải:
Vedanā hay Thọ là là sự lãnh nạp đối tượng tức là sở hữu Thọ trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Còn ái là sự yêu thương, luyến ái, ham muốn. Ái do Thọ trợ tạo đây là sở hữu Tham. Ái phân theo cảnh có 6:
1- Sắc Ái (Rūpataṇhā) 2- Thinh ái (Saddataṇhā) 3- Khí ái (Gandhataṇhā) 4- Vị ái (Rassataṇhā) 5- Xúc ái (Photthabbataṇhā) 6- Pháp ái (Dhammataṇhā)
Ái phân theo cách có 3:
1- Dục ái (Kāmataṇhā) 2- Hữu ái (Bhavataṇhā) 3- Vô hữu ái (vibhavataṇhā)
Thọ Duyên Ái chỉ có 1 Duyên Hệ:
- Cận Y Duyên (Thường Cận Y Duyên)
182 - ÁI DUYÊN THỦ (TAṆHĀ PACCAYĀ UPĀDĀNAṂ)
Lược Giải:
Taṇhā hay ái là sự yên thương, luyến ái chi pháp vẫn là Sở hữu Tham như trước. Còn Thủ do ái tạo ra đây, phân theo chi pháp bản thể thì có 2 Sở hữu Tham và Sở hữu Tà Kiến. Nhưng Tham của Thủ là Tham nặng tức là ái nịch nặng hơn ái nhiễm. Nên phân theo điều pháp thì Thủ có 4:
1- Dục Thủ (kāmupādāna) 2- Tà Kiến Thủ (Diṭṭhupādāna) 3- Tà Giới Thủ (Sīlabbattupādāna) 4- Ngã Chấp Thủ (Attavādupādāna)
Ái trợ tạo Dục Thủ chỉ có 1 Duyên hệ là Cận Y Duyên hay Thường Cận Y Duyên, Ái trợ tạo 3 Thủ còn lại bằng Thường Cận Y Duyên cũng được.
Ái sinh chung với Tà Kiến Thủ hay Tà Giới Thủ hoặc Ngã Chấp Thủ thì Ái trợ thủ có 7 Duyên hệ:
1- Nhân Duyên. 2- Ðồng Sinh Duyên. 3- Hổ Tương Duyên. 4- Ðồng Sinh Y Duyên. 5- Tương Ưng Duyên. 6- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 7- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
183- THỦ DUYÊN HỮU (UPĀDĀNAPACCAYOBHAVO)
Lược Giải:
Upādāna hay Thủ là sự Tham áitrầm nịch, vẫn lấy hết chi Thủ nhờ ái tạo như trên. Còn Hữu là tư cách còn có, sẽ có, sắp có. Hữu có 2
1- Nghiệp Hữu (Kammabhava) 2- Sinh Hữu (Upapattibhava)
- Nghiệp Hữu có 3:
1- Thân Nghiệp Hữu ( Sở hữu Tư Hiệp với Tâm Thiện Dục Giới và Tâm Bất Thiện điều khiển thân hành động) 2- Khẩu Nghiệp Hữu ( Sở hữu hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Dục Giới sai khiến khẩu nói năng ...) 3- Ý Nghiệp Hữu (Sở hữu Tư hiệp với 12 Tâm Bất Thiện và 17 Tâm Thiện Hiệp Thế suy nghĩ Thiện, ác v.v... ).
- Sinh Hữu nói tổng quát có 3:
1- Dục Hữu ( 23 Tâm Dục Giới, 33 Sở hữu Tâm cùng hiệp và 20 Sắc Nghiệp). 2- Sắc Hữu (5 Tâm Quả Sắc Giới và 2 Tâm Nhãn Thức, 2 Tâm Nhĩ Thức, 2 Tâm TiếpThâu, 3 Tâm Quan Sát, 35 Sở hữu Tâm cùng hiệp và 15 Sắc Nghiệp). 3- Vô Sắc Hữu (4 Tâm Quả Vô Sắc và 30 Sở hữu Tâm cùng hiệp).
Thủ Duyên Hữu bằng cách đồng sanh chung một sát na Tâm thì có 7 Duyên hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên. 2- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 3- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên. 4- Ðồng Sinh Y Duyên. 5- Tương Ưng Duyên. 6- Hổ Tương Duyên. 7- Nhân Duyên.
Nếu Thủ Duyên Hữu bằng cách gián đoạn tức là Tứ Thủ hiệp với sát na Tâm trước trợ cho Nghiệp Hữu hiệp với sát na Tâm sinh sau thì có 6 Duyên hệ:
1- Vô Gián Duyên. 2- Ðẳng Vô Gián Duyên. 3- Vô Gián Cận Y Duyên (Thường Cận Y Duyên) 4- Tập Hành Duyên. 5- Vô Hữu Duyên. 6- Ly Khứ Duyên.
184 - HỮU DUYÊN SINH (BHAVAPACCAYĀJĀTI)
Lược Giải:
Bhava hay Hữu ở đây là Nghiệp Hữu tức là Sở hữu Tư hiệp trong 12 Tâm Bất Thiện và 17 Tâm Thiện Hiệp Thế.
Còn Sinh ở đây là sự phát sinh, xuất hiện của uẩn (Khandha) Sinh phân theo danh sắc có 2:
1- Danh Sinh (Nāmajāti): là sự sinh khởi lên của Tâm và Sở hữu Tâm. 2- Sắc Sinh (Rūpajāti): là sự xuất hiện của Sắc Nghiệp (Kammajarūpa).
Sinh phân theo thời gian (Kāla) có 3:
1- Tục Sinh sinh(Patisandhijāti): là Tâm Tục sinh Sở hữu cùng hiệp và Sắc Nghiệp Tục sinh của mỗi kiếp sống. 2- Liên Tiếp Sinh (Santatijāti): là Danh và Sắc nối sau sát na của kiếp sống (Tục sinh) mà sinh khởi liên tục (đương nhiên là phải có diệt) cho đến chết. 3- Sát Na Sinh (Khaṇikajāti): là sự sinh của mỗi cái Tâm (có 3 sát na là sinh, trụ, diệt) và mỗi bọn sắc (sinh có 1 sát na tiểu, Trụ 49 sát na tiểu, diệt có 1 sát na tiểu). Sinh do Hữu tạo là Tục Sinh sinh.
Sinh phân theo cách có 4:
1- Noãn Sinh (Andajajāti) 2- Thai Sinh (jalābujajāti) 3- thấp Sinh (Sansedajajāti) 4- Hóa Sinh (Opapātikajāti)
Sinh phân theo uẩn có 3:
1- Ngũ Uẩn Sinh (Sinh trong 26 cỏi Ngũ Uẩn) 2- Tứ Uẩn Sinh (Sinh trong 4 cõi Vô Sắc) 3- Nhất Uẩn Sinh (Sinh trong cỏi Vô Tưởng)
Hữu Duyên Sinh có 2 Duyên hệ:
1- Dị Thời Nghiệp Duyên. 2- Thường Cận Y Duyên.
185 - SINH DUYÊN LÃO TỬ (JĀTIPACCAYĀ JARĀMARANAṂ)
Lược Giải:
Jāti hay sinh là sự sinh khởi, xuất hiện của Uẩn, vẫn y như trên (Sắc thân sinh và Danh thân sinh)
Còn Lão Tử là tư cách già nua, củ kỷ. Lão có 2 loại:
1- Sắc thân Lão (Rūpakāyajarā) là 49 sát na trụ củ sắc pháp, tức giai đoạn đình trụ phi sinh diệt. 2- Danh thân Lão (Nāmakāyajarā) là sát na trụ của Tâm và Sở hữu Tâm (Mỗi cái Tâm có 3 sát na là sinh, trụ, diệt).
Tử là tư cách hoại diệt, chấm dứt đời sống. Tử có 3 loại:
1- Sát Na Tử (Khaṇikamaraṇa) là sát na diệt của Danh và Sắc. 2- Tục Ðế Tử ( Sammuttimaraṇa) là sự chết thông thường, sau khi tắt thở v.v... 3- Diệt Tận Tử (Samuccachedamaraṇa) là tư cách Níp-Bàn của vị A-La-Hán v.v. .
Tử có 4 nguyên nhân:
1- Thọ Diệt Tử (Ayukkhayamaraṇa) 2- Nghiệp Diệt Tử (Kammakhayamaraṇa) 3- Lưỡng Diệt Tử (Ubhayamaraṇa) 4- Hoạch Tử (Upacchedakakammunā)
Chết do 3 nhân trước gọi là Thời Tử (Kālamaraṇa) chết do nhân thứ tư gọi là phi thời tử (Akālamaraṇa).
Sinh Duyên Lão Tử chỉ có 1 Duyên hệ: Thường Cận Y Duyên (Pakatūpanissaya-paccayo).
186 - LÃO TỬ DUYÊN VÔ MINH (Jarāmaraṇaṃ paccayā Avijjā)
Lược Giải:
Jarā hay Lão ở đây là chỉ cho sự tiếp nối của Danh Sắc: Sau sát na sinh và trước sát na tử gọi là Lão.
Tử là lúc chết, sát na cuối cùng của kiếp sống. Như vậy trong đời sống của chúng sinh hằng ngày ắt có sự Tham Dục. Trong Tâm Tham có Sở hữu Si (Vô Minh Lậu) Sở hữu Tà Kiến (Kiến Lậu), Sở hữu Tham (Dục Lậu) có Sở hữu Tư (Hữu Lậu).
Như thế thì trong Lão Tử có pháp Lậu (Āsava), mà Pháp Lậu lại là Duyên trợ tạo Vô Minh nên gọi là Lão Tử Duyên Vô Minh (Jarāmaraṇaṃ paccayā Avijjā).
Lão Tử Duyên Vô Minh có 16 Duyên hệ:
1- Câu Sinh Duyên 2- Câu Sinh Hiện Hữu Duyên. 3- Câu Sinh Bất Ly Duyên. 4- Hổ Tương Duyên. 5- Tương Ưng Duyên. 6- Câu Sinh Y Duyên 7- Nhân Duyên 8- Ðồ Ðạo Duyên. 9- Trùng Dụng Duyên. 10- Vô Gián Duyên. 11- Ðẳng Vô Gián Duyên. 12- Vô Hữu Duyên. 13- Ly Khứ Duyên. 14- Cảnh Duyên . 15- Tương Duyên (hẹp). 16- Cảnh Cận Y Duyên. 17- Cận Y Duyên (hẹp); Thường Ðại Y Duyên (rộng). 18- Vô Gián Cận Y Duyên.
-ooOoo-
|
|
|
Post by TCTV on May 25, 2010 13:51:51 GMT -5
[08]
187-DUYÊN HỆ (PAṬṬHĀNAPACCAYO)
Lược Giải:
Patthānapaccayo hay duyên hệ là sự trợ giúp cho sanh lên, cho tồn tại, cho tăng trưởng . v.v ... Mỗi duyên hệ được phân ra 3 thành phần:
1- Pháp năng duyên ( Paccayana dhamma) là thành phần nhờ trợ giúp.
Thí dụ: chiếc xe bò, con bò là năng duyên
2- Pháp sở duyên (Paccayuppanna dhamma) là thành phần nhờ trợ giúp.
Thí dụ: chiếc xe nhờ con bò kéo, chiếc xe là sở duyên.
3- Pháp Phi sở duyên (Paccanika dhamma) là thành phần ngoài ra, không nhờ trợ giúp.
Thí dụ: như những gì không nhờ con bò kéo. v .v...
- Duyên Hệ có 24:
1- Nhân Duyên (Hetupaccayo) 2- Cảnh Duyên ( Ārammaṇapaccayo) 3- Trưởng duyên (Adhipatipaccayo) 4- Vô Gián Duyên (Anantarapaccayo) 5- Ðẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccayo) 6- Ðồng Sinh Duyên (Sahajātapaccayo) 7- Hổ Tương Duyên (Aññamaññapaccayo) 8- Y Chỉ Duyên (Nissayapaccayo) 9- Cận Y Duyên (Upanissayapaccayo) 10- Tiền Sinh Y Duyên (Purejātapaccayo) 11- Hậu Sinh Duyên (Pacchājātapaccayo) 12- Tập Hành Duyên (Āsevanapaccayo) 13- Nghiệp Duyên (Kammapaccayo) 14- Dị Thục Duyên (Vipākapaccayo) 15- Vật Thực Duyên (Āhārapaccayo) 16- Căn Quyền Duyên (Indriyapaccayo) 17- Thiền Na Duyên (Jhānapaccayo) 18- Ðạo Duyên (Maggapaccayo) 19- Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo) 20- Bất Hợp Duyên (Vippayuttapaccayo) 21- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo) 22- Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo) 23- Ly Khứ Duyên (Vigatapaccayo) 24- Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo)
188 - NHÂN DUYÊN (HETUPACCAYO)
Lược Giải:
Hetupaccayo hay Nhân Duyên là cách trợ giúp bằng 6 nhân tương ưng.
Thí dụ: tên trộm đi lấy đồ của người. Vô nhân Thamvà Si làm nhân v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân và Sở Hữu Vô Si.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Tâm hữu nhân, Sắc Nghiệp tục sinh với Tâm hữu nhân, Tâm hữu nhân và các Sở hữu hiệp với Tâm hữu nhân (trừ Sở hữu Si trong Tâm Si).
C- Pháp Phi Sở Duyên: 18 Tâm Vô nhân, các sở hữu hiệp với Tâm Vô Nhân, Sở hữu Si trong Tâm Si, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Sắc Nghiệp Bình Nhật, Sắc Nghiệp Vô Tưởng, Sắc Tâm Vô Nhân và Sắc Nghiệp Tục Sinh với Tâm Vô Nhân.
Nhân Duyên có 11 Duyên Hệ Ðồng Sinh:
1- Ðồng Sinh Trưởng Duyên. 2- Ðồng Sinh Duyên. 3- Hổ Tương Duyên. 4- Ðồng Sinh Y Duyên. 5- Dị Thụ Duyên. 6- Ðồng Sinh Quyền Duyên. 7- Ðạo Duyên. 8- Tương Ưng Duyên. 9- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 10- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 11- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
189 - CẢNH DUYÊN (ĀRAMMANAPACCAYO)
Lược Giải:
Ārammanapaccayo hay Cảnh Duyên là cách trợ giúp bằng Cảnh (Cảnh là những gì bị Tâm và Sở Hữu Tâm biết).
Thí dụ: Trông thấy tượng Phật, lòng tín ngưỡng phát sinh, tượng Phật là Cảnh Duyên vậy.
A- Pháp Nhân Duyên: Tất cả Tâm, Sở hữu Tâm, Sắc Pháp, Níp-Bàn và Tục Ðế. Pháp Năng Duyên luôn luôn là Sở Tri (bị biết) và trái lại Pháp Sở Duyên luôn luôn là Năng Tri (chủ biết).
B- Pháp Sở Duyên: 121 Tâm và 52 Sở Hữu Tâm (trên phương diện làm Năng Tri).
C- Pháp Phi Sở Duyên: Tất cả Sắc Pháp (Níp-Bàn và Tục Ðế cố nhiên là Pháp Phi Sở Duyên).
Cảnh Duyên có 7 Duyên Hệ:
1- Cảnh Trưởng Duyên 2- Cảnh Vật Tiền Sinh Y Duyên 3- Cảnh Cận Y Duyên 4- Cảnh Tiền Sinh Duyên. 5- Cảnh Vật Tiền Sinh Bất Hợp Duyên. 6- Cảnh Tiền Sinh HiệnHữu Duyên. 7- Cảnh Tiền Sinh Bất Ly Duyên.
190 - TRƯỞNG DUYÊN (ADHIPATIPACCAYO)
Lược Giải:
Adhipatipaccayo hay Trưởng duyên là trợ giúp bằng cách lớn hơn, mạnh hơn, tốt hơn, cũng dịch là Tăng Thượng Duyên.
Thí dụ: Như vị Quốc Trưởng đối với thần dân trong nước. Trưởng Duyên có 2 loại: Cảnh Trưởng Duyên và Ðồng Sinh Trưởng Duyên.
191 - CẢNH TRƯỞNG DUYÊN (ĀRAMMANĀDHIPATIPACCAYO)
Lược Giải:
Ārammanādhipatipaccayo hay Cảnh Trưởng Duyên là cách trợ giúp bằng cảnh rỏ ràng, rất tốt đẹp, rất khả ái.
Thí dụ: Trong phòng triển lãm; bức tranh ảnh nào đẹp nhất sẽ thu hút được nhiều người đến xem.
A- Pháp Năng Duyên: Níp-Bàn, Sắc rõ, thành cảnh tốt cảnh thích riêng tam thể, 116 Tâm( trừ 2 Tâm Sân, 2 Tâm Si và thân thức thọ khổ) và 48 sở hữu Tâm cùng hợp (trừ 4 Sân Phần và các Sở hữu hợp với các Tâm Sân, Si thân khổ).
B- Pháp Sở Duyên: Tâm Siêu Thế, Tâm thiện Dục Giới hiệp trí, Tâm tham và 45 Sở hữu Tâm cùng hợp (trừ 2 Vô Lượng Phần, 4Sân Phần và Hoài Nghi).
C- Pháp Phi Sở Duyên: 81 Tâm Hiệp Thế, 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp khi bắt cảnh không tốt, không ưa thích và tất cả 28 Sắc Pháp.
Cảnh Trưởng Duyên có 7 Duyên Hệ:
1- Cảnh Duyên. 2- Cảnh Vật Tiền Sinh Y Duyên. 3- Cảnh Cận Y Dyên. 4- cảnh tiền Sinh Duyên. 5- Cảnh Vật Tiền Sinh Bất Hợp Duyên. 6- Cảnh tiền sinh Hiện Hữu Duyên. 7- Cảnh tiền Sinh Bất ly Duyên.
192 - ÐỒNG SINH TRƯỞNG DUYÊN (SAHAJĀTĀDHIPATIPACCAYO)
Lược Giải:
Sahajātādhipatipaccayo hay Ðồng Sinh Duyên là sự trợ giúp bằng cách vỉ đại hơn, quan trọng hơn, lớn mạnh các pháp đồng sinh (cũng dịch là Cân Sinh Tăng Thượng Duyên).
Thí dụ: trong số đông người, có môt dũng sỉ siêu quần bạt ty. Sẽ được chọn làm vị tướng lãnh v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu dục, Cần, Trí lúc nào lớn mạnh hơn pháp đồng sinh và các tâm Ðổng tốc Nhị Nhân, Tam Nhân.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Tâm Trưởng, 52 hoặc 64 Tâm Ðổng Tốc Nhị Nhân và Tam Nhân, cùng với 51 Sở hữu Tâm đồng sinh (trừ 1 pháp nào đang làm trưởng).
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Tâm Phi Tưởng, Sắc Nghiệp, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Tâm Quả Ðáo Ðại và Tâm Dục Giới lúc không làm trưởng.
Nói tóm lại, Pháp nào không nhờ Tứ Trưởng giúp đều là Phi Sở Duyên của Ðồng Sinh Trưởng Duyên có 12 Duyên Hệ:
1- Nhân Duyên. 2- Ðồng Sinh Duyên. 3- Hổ Tương Duyên. 4- Ðồng Sinh Y Duyên. 5- Dị Thục Duyên. 6- Vật Thực Danh Duyên. 7- Ðồng Sinh Quyền Duyên. 8- Ðạo Duyên. 9- Tương Ưng Duyên. 10- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 11- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 12- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
193 - VÔ GIÁN DUYÊN (ANANTARAPACCAYO)
Lược Giải:
Anantarapaccayo hay Vô Gián Duyên là sự trợ giúp bằng cách tương tục sinh, nối nhau sinh diệt, Sát na Tâm trước diệt để giúp cho Sát na Tâm kế sau sanh khởi.
Thí dụ: Như đêm tàn để bình minh hiện, tịch dương để đêm tối đến v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Tất cả Tâm và Sở hữu Tâm sinh trước (chỉ trừ Tâm tử của vị A La Hán).
B- Pháp Sở Duyên: Tất cả Tâm và Sở hữu tâm sinh sau (đối với sát na Tâm trước).
C- Pháp Phi Sở Duyên: Tất cả 28 Sắc Pháp (Níp-Bàn không sinh diệt nên không kể).
Vô Gián Duyên có 6 duyên Hệ:
1- Ðẳng Vô Gián Duyên. 2- Vô Gián Cận y Duyên. 3- Tạp Hành Duyên. 4- Dị Thời Nghiệp Duyên. 5- Vô Hữu Duyên. 6- Ly Khứ Duyên.
194 - ÐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN (SAMANANTARAPACCAYO)
Lược Giải:
Ðẳng Vô Gián Duyên giống như Vô Gián Duyên chỉ vì lợi ích cho người nghe, Ðức Phật đổi đề tài vậy thôi.
195 - ÐỒNG SINH DUYÊN (SAHAJĀTAPACCAYO)
Lược Giải:
Sahajātapaccayo hay Ðồng Sinh Duyên là sự hổ trợ, Hổ Tương đồng sanh khởi một lúc.
Thí dụ: như 4 bánh xe nâng đỡ chiếc xe, đồng chuyển bánh v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Tứ Danh Uẩn, Tứ Ðại Sắc, Ngũ Uẩn Lúc Tục Sinh, Ngũ Uẩn khi bình nhật (kể về phương diện trợ giúp).
B- Pháp sở Duyên: cũng như năng duyên, nhưng tính trên phương diện nhờ.
C- Pháp Phi Sở Duyên: không có (vì "sinh ra là pháp Hữu Vi, ắc là phải có cái chi trợ cùng").
Ðồng Sinh có 7 Duyên Hệ:
1- Hổ Tương Duyên. 2- Ðồng Sinh Y Duyên. 3- Dị Thục Duyên. 4- Tương Ưng Duyên. 5- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 6- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 7- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
196 - HỔ TƯƠNG DUYÊN (AÑÑAMAÑÑAPACCAYO)
Lược Giải:
Aññamaññapaccayo hay Hổ Tưng Duyên là sự trợ giúp bằng cách tương tế, giúp qua giúp lại.
Thí dụ: như cái ghế 4 chân, 1 chân giúp cho 3 chân, 3 chân giúp cho 1 chân, 2 chân nầy giúp 2 chân kia v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Tứ Danh Uẩn (1 Uẩn trợ cho 3 Uẩn, 3 Uẩn trợ cho 1 Uẩn, 2 Uẩn nầy trợ cho 2 Uẩn kia) Tứ Ðại Sắc (1 Ðại trợ cho 3 Ðại, 3 Ðại trợ cho 1 Ðại, 2 Ðại nầy trợ 2 Ðại kia). Lúc Tục Sinh Danh trợ cho Sắc và Sắc trợ cho Danh.
B- Pháp Sở Duyên: cũng như Năng Duyên nhưng kể về mặt "nhờ".
C- Pháp Phi Sở Duyên: 24 Y Ðại Sinh, vì sắc Y Ðại Sinh chỉ nhờ Sắc Tứ Ðại chứ không giúp lại Sắc Tứ Ðại cho nên không thành Hổ Tương Duyên (giúp qua giúp lại) trừ Sắc Ý Vật lúc Tục Sinh, vì có trợ lại cho Tâm Tục Sinh.
Hổ Tương Duyên có 7 Duyên Hệ như Ðồng sinh Duyên, nhưng đổi Hổ Tương Duyên ra Ðồng Sinh Duyên.
197 - Y CHỈ DUYÊN (NISSAYAPACCAYO)
Lược Giải:
Nissayapaccayo hay Y Chỉ Duyên là sự trợ giúp bằng cách làm chổ nương nhờ cho pháp Sở Duyên.
Thí dụ: như tường cao nhờ mống chắc, ngôi nhà nhờ cái nền v.v...
Y Chỉ Duyên phân ra có nhiều thứ, nhưng ở đây có 12 Duyên Hệ được nói đến trong phạm vi Y Chỉ Duyên vì không trùng các Duyên Hệ khác, đó là Vật Tiền Sinh Y Duyên và Vật Cảnh Tiền Sinh Y Duyên.
198 - VẬT TIỀN SINH Y DUYÊN (VATTHUPUREJĀTA NISSAYAPACCAYO)
Lược Giải:
Vatthupurejātanissayapaccayo hay Vật Tiền Sinh Y Duyên là sự trợ giúp bằng cách Sắc Vật sinh trước bằng cách Sắc Vật sinh trước làm chổ nương nhờ cho tâm thức sẽ sanh.
Thí dụ: Bóng đèn được gắn trước để điện nương vào đó mà phát ra ánh sáng ...
A- Pháp Năng Duyên: có 4 cách:
1- Sát na trụ của 6 Sắc hữu Vật. 2- Sắc Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân Vật đồng sinh với Tâm Hộ Kiếp vừa qua thứ nhất và Sắc Ý Vật đồng sinh với Tâm Tục Sinh ... 3- Sắc Ý Vật sinh trong khi vừa xuất hiện Thiền Diệt. 4- Sắc Hữu Vật đồng sinh với tâm thứ 17 trước Tâm tử (từ tâm tử đếm ngược lại).
B- Pháp Sở Duyên: 23 Tâm Quả Dục Giới, Tâm khai Ngũ Môm, Tâm Vi Tiếu, 2 Tâm Sân, 15 Tâm Sắc Giới, 1 hoặc 5 Tâm Sơ Ðạo. Còn 8 Tâm Tham, 2 Tâm Si, Khai Ý Môn, 8 Thiện Dục Giới, 4 Thiện Sắc Giới, 4 Duy Tác Vô Sắc và 7 hoặc 35 Tâm Siêu Thế (trừ Sơ Ðạo) nếu sinh khởi ở cỏi Dục Giới, Sắc Giới là Sở Duyên đối với Vật Tiền Sinh Duyên, bằng sinh khởi ở cởi Vô Sắc không cần.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Tất cả 28 Sắc Pháp. 4 Tâm Quả Vô Sắc và những Tâm lúc không nương Sắc hữu Vật.
Vật Tiền Sinh Y Duyên có 8 Duyên Hệ:
1- Cảnh Tiền Sinh Y Duyên. 2- Cảnh Duyên . 3- Cảnh trưởng Duyên. 4- Cảnh Cận Y Duyên. 5- Vật Tiền Sinh Duyên. 6- Vật Tiền Sinh Bất Hợp Duyên. 7- Vật Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên. 8- Vật Tiền sinh Bất Ly Duyên.
199 - VẬT CẢNH TIỀN SINH Y DUYÊN (VATTHĀRAMMANAPUREJĀTANISSAYAPACCAYO)
Lược Giải:
Vatthāraammanapurejātanissayapaccayo hay Vật Cảnh Tiền Sinh Y Duyên là sự trợ giúp bằng cách Sắc Ý Vật sinh trước 17 sát na Tâm làm cảnh giúp cho Tâm sau nương nhờ.
Thí dụ: Như lời giảng của vị giáo sư được nói lên trước. Học viên nghe và nương theo đó mà ghi chép bài học v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Sắc Ý Vật đồng sinh với Tâm thứ 17, kể từ Tâm tử đếm lại.
B- Pháp Sở Duyên: 12 Tâm Bất Thiện, 8 Tâm Thiện Dục Giới, 8 Tâm Duy Tác Dục Giới Hữu Nhân, Tâm Vi Tiếu, 11 Tâm Thập Di, Tâm Diệu Trí khi hiện quyền lực thông và 44 Sở Hữu Tâm cùng hiệp (trừ Tật, Lận, Hối, 3 Giới Phần và Vô Lượng Phần) ở sát na thứ 16, từ Tâm tử đếm ngược lại.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Tất cả Sắc Pháp Tâm và Sở hữu Tâm ngoài trường hợp kể trên.
Vật Cảnh Tiền Sinh Y Duyên có 7 Duyên Hệ:
1- Cảnh Duyên . 2- Cảnh trưởng Duyên. 3- Cảnh Cận Y Duyên. 4- Cảnh Tiền Sinh Y Duyên. 5- Vật Cảnh Tiền Sinh Bất Hợp Duyên. 6- Cảnh Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên. 7- Cảnh Tiền sinh Bất Ly Duyên.
200 - CẬN Y DUYÊN (UPANISSAYAPACCAYO)
Lược Giải:
Upanissayapaccayo hay Cận Y Duyên là sự trợ giúp bằng cách thường làm thành thói quen.
Thí dụ: Người bắn giỏi do thường tập bắn, viết chữ đẹp do thường tập viết, ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt. v . v...
Cận Y Duyên có 3 loại:
1- Cảnh Cận Y Duyên (tức là Vô Gián Duyên). 2- Vô Gián Cận Y Duyên (tức là Vô Gián Duyên). 3- Thường Cận Duyên.
Nơi đây sẽ giải Thường Cận Y Duyên vì không trùng Duyên nào cả.
201 - THƯỜNG CẬN Y DUYÊN (PAKATŪPANISSAYAPACCAYO)
Lược Giải:
Pakatūpanissayapaccayo hay do Thường Cận Y Duyên mà mãnh lực trợ giúp bằng cách thường làm cho thành tập quán.
Thí dụ: như người hành thiền thường thường nhìn vào đề mục đất chẳng hạn...
A- Pháp Năng Duyên: Sắc pháp, Tâm và Sở hữu Tâm sinh trước có sức mạnh.
B- Pháp Sở Duyên: Tâm và Sở hữu Tâm sinh sau sau.
C- pháp Phi Sở Duyên: 28 Sắc Pháp, Thường Cận Y Duyên chỉ có 1 Duyên Hệ là Dị Thời Nghiệp Duyên.
202 - TIỀN SINH DUYÊN (PUREJĀTAPACCAYO)
Lược Giải:
Purejātapaccayo hay Tiền Sinh Duyên là sự trợ giúp bằng các Sắc Pháp sinh trước trợ giúp cho Tâm sinh khởi.
Thí dụ: Như tượng Phật an vị sẳn, người Phật Tử đến chùa chim ngưỡng phát Tâm lễ bái v . v...
Tiền Sinh Duyên có 2 loại: Vật Tiền Sinh Duyên (tức Vật tiền Sinh Y Duyên và Cảnh Tiền Sinh Duyên).
203 - CẢNH TIỀN SINH DUYÊN (ĀRAMMAṆAPUREJĀTAPACCAYO)
Lược Giải:
Ārammaṇapurejātapaccayo hay do 2 Cảnh Tiền Sinh Duyên là sự giúp bằng cách 18 Hiền Mỹ Sắc (từ Ðất đến Vật Thực) sinh trước làm cảnh cho Tâm sanh khởi.
Thí dụ: Tiếng sấm nổ khiến cho Tâm Nhĩ Thức sinh lên v. v...
A- Pháp Năng Duyên: 18 Hiền Mỹ Sắc hiện tại.
B- Pháp Sở Duyên 54 Tâm Dục Giới, 2 Tạm Diệu Trí biết cảnh Sắc rỏ hiện tại và 50 Sở Hữu Tâm (trừ Vô Lượng Phần).
C- Pháp Phi Sở Duyên: 28 Sắc Pháp, 108 Ý Thức Giới và 52 Sở Hữu Tâm cùng hiệp sinh khởi lúc không biết cảnh sắc rỏ hiện tại.
Cảnh Tiền Sinh Duyên có 7 Duyên Hệ:
1- Cảnh Duyên. 2- Cảnh trưởng Duyên. 3- Vật Cảnh Tiền Sinh Y Duyên. 4- Cảnh Cận Y Duyên. 5- Vật Cảnh Tiền Sinh Bất Hợp Duyên. 6- Cảnh Tiền sinh Bất Ly Duyên. 7- Cảnh Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên.
204 - HẬU SINH DUYÊN (PACHĀJĀTAPACCAYO)
Lược Giải:
Pachājātapaccayo hay Hậu Sinh Duyên là sự trợ giúp bằng các Tâm sinh sau trợ cho Sắc đã sinh trước.
Thí dụ: Sao mai mọc, chân trời, đám mây ngang, hừng đông biển v. v... là do mặt trời xắp xuất hiện vậy.
A- Pháp Năng Duyên 117 Tâm (trừ 4 Tâm Quả Vô Sắc và các Tâm Quả khi làm việc Tục Sinh).
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Tam Nhân sinh, Sắc Tứ Nhân đang trụ. Do đồng sinh với Tâm sinh trước trước như Tâm Tục Sinh v. v...
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sát na sinh của Sắc Pháp ngoài thân, Sắc Nghiệp, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, loài hữu tình, Sắc tâm Tục Sinh và Sở hữu Tâm cùng hiệp.
Hậu Sinh Duyên có 3 Duyên Hệ:
1- Hậu Sinh Bất Hợp Duyên. 2- Hậu Sinh Hiện Hữu Duyên. 3- Hậu Sinh Bất Ly Duyên.
205 - TẬP HÀNH DUYÊN (ĀSEVANAPACCAYO)
Lược Giải:
Āsevanapaccayo hay Tập Hành Duyên là sự trợ giúp bằng cách sát na Tâm Ðổng tốc sinh trước trợ cho sát na Tâm Ðổng tốc sinh sau cho được tinh nhuệ hơn.
Thí dụ: như người sinh viên chuyên khoa do nhờ đã học tập ở những năm đại học...
A- Pháp Năng Duyên: 12 Tâm Bất Thiện, Tâm Vi Tiếu, 16 Thiện và Duy Tác Dục Giới, 18 Thiện và Duy Tác Ðáo Ðại và 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp sinh khởi phía trước (trừ Ðổng tốc cuối, đồng một giống).
B- Pháp Sở Duyên: 18 Tâm Ðổng tốc Ðáo Dại, 29 Tâm Ðổng tốc Dục Giới và 52 Sở hữu tâm cùng hiệp sinh khởi phía sau (trừ Tâm Ðổng tốc Dục giới sát na thứ nhất và Tâm Siêu Thế).
C- Pháp Phi Sở Duyên: 2 Tâm Khai Môn, 52 Tâm Quả, Tâm Ðổng tốc Dục Giới sát na thứ nhất, 52 Sở hũu cùng hiệp và 28 Sắc Pháp.
Tập hành Duyên có 5 Duyên Hệ:
1- Vô Gián Duyên. 2- Ðẳng Vô Gián Duyên. 3- Vô Gián Cận Y Duyên. 4- Vô Hữu Duyên. 5- Ly Khứ Duyên.
206 - NGHIỆP DUYÊN (KAMMAPACCAYO)
Lược Giải:
Kammapaccayo hay Nghiệp Duyên là sự trợ giúp bằng hành vi, tạo tác.
Thí dụ: Như vị Lảnh tụ hướng dẩn thuộc hạ làm việc dứơi sự điều khiển của mình. Nghiệp Duyên có 2 loại: Ðồng Sinh Nghiệp Duyên và Dị Thời Nghiệp Duyên.
207 - ÐỒNG SINH NGHIỆP DUYÊN (SAHAJĀTAKAMMAPACCAYO)
Lược Giải:
Sahajātakammapaccayo hay Ðồng Sinh Nghiệp Duyên là sự trợ giúp bằng cách điều khiển những pháp đồng sinh.
Thí dụ: Như chất đường trong nồi chè, chất muối trong nước mắm v. v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu Tư hiệp với tất cả tâm.
B- Pháp Sở Duyên: 121 Tâm, 51 Sở hữu Tâm (trừ Sở hữu Tư), Sắc Tâm Bình Nhật và Sắc Nghiệp Tục sinh.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Vật Thực, Sắc Âm Dương, Sắc Nghiệp Bình Nhật, Sắc Nghiệp Vô tưởng, Sắc ngoại thân và Sở hữu Tư.
Ðồng Sinh Nghiệp Duyên có 9 Duyên Hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên. 2- Hổ Tương Duyên. 3- Ðồng Sinh Y Duyên. 4- Dị Thục Duyên. 5- Vật Thực Danh Duyên. 6- Tương Ưng Duyên. 7- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 8- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 9- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
208 - DỊ THỜI NGHIỆP DUYÊN (NĀNAKKHAṆIKAKAMMAPACCAYO)
Lược Giải:
Nānakkhaṇikakammapaccayo hay Dị Thời Nghiệp Duyên làsự trợ giúp bằng hành vi Thiện, ác tạo quả vui, khổ đời sau.
Thí dụ: Như Bồ Tát vô lượng kiếp tu hành pháp Ba-La-Mật nên cuối cùng được thành Phật v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu hợp với Tâm Thiện và Tâm Bất Thiện quá khứ.
B- Pháp Sở Duyên: Tâm quả 38 Sở hữu cùng hiệp và Sắc Nghiệp.
C- Pháp Phi Sở Duyên:Tất cả Tâm Thiện, Tâm Duy Tác, Tâm Bất Thiện, 52 Sở hữu cùng hiệp, Sắc Tâm, Sắc Ngoại Thân, Sắc Vật Thực và Sắc Âm Dương.
Dị Thời Nghiệp Duyên có 6 Duyên Hệ:
1- Vô Gián Duyên. 2- Ðẳng Vô Gián Duyên. 3- Vô Gián Cận Y Duyên. 4- Thường Cận Y Duyên. 5- Vô Hữu Duyên. 6- Ly Khứ Duyên.
|
|
|
Post by TCTV on May 25, 2010 13:52:27 GMT -5
209 - DỊ THỤC DUYÊN (VIPĀKAPACCAYO)
Lược Giải:
Vipākapaccayo hay Dị Thục Duyên là sự trợ giúp bằng Tứ Danh Uẩn Quả trợ nhau và Tâm Quả trợ cho Sắc Tâm Quả v.v...
Thí dụ:Tâm Nhãn Thức sanh khởi, trong đó có 4 Danh Uẩn Quả trợ nhau bằng cách Hổ Tương, Tương ưng v.v...
A- Pháp Năng Duyên: 52 Tâm Quả và 38 Sở hữu Tâm cùng hiệp.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Nghiệp Tục sinh, Sắc Tâm Quả (không có Sắc tiêu biểu), Tâm Quả và Sở hữu Tâm cùng hiệp, kể về mặt nhờ chứ không phải về mặt trợ.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Nghiệp bình nhật, Sắc Nghiệp Vô Tưởng, Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Tâm Duy Tác, Tâm Thiện, Tâm Bất Thiện, 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp và Sắc Tâm của những Tâm đã kể trên.
Dị Thục Duyên có 7 Duyên Hệ.
1- Ðồng Sinh Duyên. 2- Hổ Tương Duyên. 3- Ðồng Sinh Y Duyên. 4- Tương Ưng Duyên. 5- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 6- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 7- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
210 - VẬT THỰC DUYÊN (ĀHĀRAPACCAYO)
Lược Giải:
Āhārapaccayo hay Vật Thực Duyên là sự trợ giúp bằng cách nuôi dưỡng cho tồn tại và tăng trưởng thêm lên.
Thí dụ: Như câu "Nhứt thiết chúng sinh do thực tồn".
Vật Thực Duyên có 2 loại: Sắc Thực Duyên và Danh Thực Duyên.
211 - SẮC THỰC DUYÊN (RŪPA ĀHĀRAPACCAYO)
Lược Giải:
Rūpa āhārapaccayo hay Sắc Thực Duyên là sự trợ giúp bằng chất thực phẩm dinh dưỡng cho Sắc Pháp được tăng trưởng.
Thí dụ: Như nhờ ăn uống mà trẻ con lớn lên v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Sắc Vật Thực.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc do vật thực tạo và các sắc đồng sinh với Sắc Vật Thực.
C- Pháp Phi Sở Duyên: 121 Tâm, 52 Sở hữu Tâm, Sắc Tâm, Sắc Âm Dương, Sắc Nghiệp và Sắc Ngoại Thân.
Sắc Thực Duyên có 2 Duyên Hệ:
1- Vật Thực Hiện Hữu Duyên. 2- Vật Thực Bất Ly Duyên.
212 - DANH THỰC DUYÊN (NĀMA ĀHĀRAPACCAYO)
Lược Giải:
Nāma āhārapaccayo hay Danh Thực Duyên là sự trợ giúp bằng cách thu hút cảnh để nuôi Tâm Pháp và Sắc Pháp đồng sinh.
Thí dụ: Như trong một quốc gia nhân dân được giàu mạnh là nhờ vị Quốc Trưởng (như Tâm), vị Thủ Tướng (như Tư), vị Bộ Trưởng Ngoại Giao (như Xúc) giỏi v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu Tư, Xúc và tất cả Tâm.
B- Pháp Sở Duyên: 50 Sở hữu Tâm (trừ Xúc và Sở hữu Tư). Sắc Tâm và Sắc Nghiệp dồng sinh với Xúc, Tư và Tâm.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Sắc Nghiệp bình nhật và Sắc Nghiệp Vô Tưởng.
Danh Thực Duyên có 11 Duyên Hệ:
1- Ðồng Sinh Trưởng Duyên. 2- Ðồng Sinh Duyên. 3- Hổ Tương Duyên. 4- Ðồng Sinh Y Duyên. 5- Ðồng Sinh Nghiệp Duyên. 6- Dị Thục Duyên. 7- Ðồng Sinh Quyền Duyên. 8- Tương Ưng Duyên. 9- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 10- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 11- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
213 - QUYỀN DUYÊN (INDRIYAPACCAYO)
Lược Giải:
Indriyapaccayo hay Quyền Duyên là sự trợ giúp bằng các điều hành các pháp đồng sinh.
Thí dụ: Như viên tướng lãnh điều khiển quân sĩ của mình v.v...
Quyền Duyên có 3 loại: Ðồng Sinh Quyền Duyên, Tiền Sinh Quyền Duyên và Sắc Mạng Quyền Duyên.
214 - ÐỒNG SINH QUYỀN DUYÊN (SAHAJĀTINDRIYAPACCAYO)
Lược Giải:
Sahajātindriyapaccayo hay Ðồng Sinh Quyền Duyên là sự trợ giúp bằng 8 Danh Quyền điều khiển các pháp đồng sinh.
Thí dụ: Vì có đức tin nơi Tam Bảo nên người Phật Tử thường đến chùa v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu Tín, Niệm, Cần, Nhất Hành, Trí, Thọ (Khổ, Lạc, Ưu, Hỷ, Xả) Mạng Quyền và Tâm.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Nghiệp, Sắc Tâm, tất cả Tâm và Sở hữu Tâm đồng sinh với cá pháp duyên nhưng kể trên phương diện nhờ.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Sắc Nghiệp bình nhật và Sắc Nghiệp Vô Tưởng.
Ðồng Sinh Quyền Duyên có 13 Duyên Hệ:
1- Nhân Duyên. 2- Ðồng Sinh Trưởng Duyên. 3- Ðồng Sinh Duyên. 4- Hổ Tương Duyên. 5- Ðồng Sinh Y Duyên. 6- Dị Thục Duyên. 7- Vật Thực Danh Duyên. 8- Thiền Duyên. 9- Ðạo Duyên. 10- Tương Ưng Duyên. 11- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 12- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 13- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
215 - TIỀN SINH QUYỀN DUYÊN (PUREJĀTINDRIYAPACCAYO)
Lược Giải:
Purejātindriyapaccayo hay Tiền Sinh Quyền Duyên là sự trợ giúp bằng 5 Sắc Môn Quyền sanh trước điều khiển Tâm và Sở hữu Tâm cùng hiệp sanh sau.
Thí dụ: Sắc Nhãn Vật trước có khả năng sai khiến cho Nhãn Thức sinh lên biết cảnh sắc v.v...
A- Pháp Năng Duyên: 5 Sắc Thần kinh đủ tuổi tức là sát na trụ vừa Lộ Tâm 17 sát na.
B- Pháp Sở Duyên: Ngũ Song Thức và 7 Sở hữu Biến Hành cùng hiệp.
C- Pháp Phi Sở Duyên: 28 Sắc Pháp, 111 Tâm Ý Thức và 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp.
Tiền Sinh Quyền Duyên có 5 Duyên Hệ:
1- Vật Tiền Sinh Y Duyên. 2- Vật Tiền Sinh Duyên. 3- Vật Tiền Sinh Bất Hợp Duyên. 4- Vật Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên. 5- Vật Tiền sinh Bất Ly Duyên.
216 - SẮC MẠNG QUYỀN DUYÊN (RŪPAJĪVITINDRIYAPACCAYO)
Lược Giải:
Rūpajīvitindriyapaccayo hay Sắc Mạng Quyền Duyên là sự trợ giúp bằng Sắc Mạng Quyền vừa điều hành, vừa nuôi dưỡng Sắc Nghiệp đồng sinh cho được sống còn
Thí dụ: Như muối ướp thịt cá v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Tất cả Sắc Mạng Quyền.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Nghiệp sinh chung với Sắc Mạng Quyền.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Tất cả Tâm, Sở hữu Tâm, Sắc Tâm, Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực và Sắc Mạng Quyền.
Sắc Mạng Quyền Duyên có 2 Duyên Hệ:
1- Quyền Hiện Hữu Duyên. 2- Quyền Bất Ly Duyên.
217 - THIỀN DUYÊN (JHĀNAPACCAYO)
Lược Giải:
Jānapaccayo hay Thiền Duyên là sự trợ giúp bằng cách gôm Tâm đến Cảnh do mãnh lực của Chi Thiền đối trị Triền Cái.
Thí dụ: Như người chăm chỉ đọc sách, sẽ không bị buồn ngủ, phóng tâm v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu Tầm, Tứ, Hỷ, và Nhất Hành hiệp trong 111 Tâm Ý Thức.
B- Pháp Sở Duyên: 111 Tâm Ý Thức, 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp, Sắc Tâm và Sắc Nghiệp Tục sinh hữu Tâm.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Ngũ Song Thức, 7 Sở hữu Biến Hành cùng hiệp, Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Sắc Nghiệp bình nhật và Sắc Nghiệp Vô Tưởng.
Thiền Duyên có 11 Duyên Hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên. 2- Hổ Tương Duyên. 3- Ðồng Sinh Y Duyên. 4- Dị Thục Duyên. 5- Ðồng Sinh Quyền Duyên. 6- Ðạo Duyên. 7- Tương Ưng Duyên. 8- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 9- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 10- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
218 - ÐẠO DUYÊN (MAGGAPACCAYO)
Lược Giải:
Maggapaccayo hay Ðạo Duyên là sự trợ giúp bằng mãnh lực của các chi Ðạo.
Thí dụ: Như người tu quán nhìn mọi sự vật với tư tưởng Chánh Kiến là thấy "đây là Khổ, đây là nhân sanh Khổ, đây là pháp diệt Khổ và đây là con đường đưa đến pháp diệt Khổ v.v..."
A- Pháp Năng Duyên: Sở hữu Trí, Tầm, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Niệm, Cần, Nhất Hành và Tà Kiến hiệp trong Tâm hữu nhân.
B- Pháp Sở Duyên: 103 Tâm hữu nhân, 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp, Sắc Tâm hữu nhân và Sắc Nghiệp Tục sinh với Tâm hữu nhân.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Sắc Nghiệp bình nhật, Sắc Nghiệp Vô Tưởng, Sắc Tâm vô nhân, Sắc Nghiệp Tục sinh với Tâm vô nhân, và 12 Sở hữu Tợ Tha cùng hiệp.
Ðạo Duyên có 12 Duyên Hệ:
1- Nhân Duyên. 2- Ðồng Sinh Trưởng Duyên. 3- Ðồng Sinh Duyên. 4- Hổ Tương Duyên. 5- Ðồng Sinh Y Duyên. 6- Dị Thục Duyên. 7- Ðồng Sinh Quyền Duyên. 8- Thiền Duyên. 9- Tương Ưng Duyên. 10- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 11- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 12- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
219 - TƯƠNG ƯNG DUYÊN (SAMPAYUTTAPACCAYO)
Lược Giải:
Sampayuttapaccayo hay Tương Ưng Duyên là sự trợ giúp bằng 4 Danh uẩn hòa hợp lẫn nhau.
Thí dụ: Như nước và sữa để chung sẽ hòa hợp thành một v.v...
A- Pháp Năng Duyên: Tất cả Tâm và Sở hữu Tâm trên pjương diện trợ.
B- Pháp Sở Duyên: Tất cả Tâm và Sở hữu Tâm trên phương diện nhờ.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Tất cả Sắc Pháp.
1- Ðồng Sinh Duyên. 2- Hổ Tương Duyên. 3- Ðồng Sinh Y Duyên. 4- Dị Thục Duyên. 5- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 6- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
220 - BẤT HỢP DUYÊN (VIPPAYUTTAPACCAYO)
Lược Giải:
Vippayuttapaccayo hay Bất Hợp Duyên là sự trợ giúp bằng cách Danh hổ trợ nhau nhưng không hòa hợp với nhau.
Thí dụ: Như nước và dầu để chung nhưng không hòa đồng v.v...
Bất Hợp Duyên có 3
1- Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên. 2- Tiền Sinh Bất Hợp Duyên (tức Vật Tiền Sinh Bất Hợp Duyên và Vật Cảnh Tiền Sinh Bất Hợp Duyên) 3- Hậu Sinh Bất Hợp Duyên (tức Hậu Sinh Duyên.)
221- ÐỒNG SINH BẤT HỢP DUYÊN (SAHAJĀTAVIPPAYUTTAPACCAYO)
Sahajātavippayuttapaccayo hay Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên là sự trợ giúp bằng cách Danh Sắc đồng sinh và hổ trợnhau như không thành một.
Thí dụ: Như 2 dòng điện âm và dương cùng giúp cho bóng đền được cháy sáng, như 2 dòng điện không hợp chung nhau được.
A- Pháp Năng Duyên: 107 Tâm ý thức (trừ 4 Tâm quả Vô Sắc và Tâm tử của vị A-La-Hán), 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp trong lúc trợ cho Sắc Tâm, Sắc Nghiệp Tục sinh hữu tâm.
B- Pháp Sở Duyên: Sắc Tâm, Sắc Nghiệp Tục sinh hữu tâm.
C- Pháp Phi Sở Duyên: Sắc Ngoại Thân, Sắc Âm Dương, Sắc Vật Thực, Sắc Nghiệp bình nhật, Sắc Nghiệp vô tưởng và tất cả Tâm (trừ Tâm Tục sinh cỏi ngũ uẩn) và 52 Sở hữu Tâm cùng hiệp.
Ðồng Sinh Bất Hợp Duyên có 6 Duyên Hệ:
1- Ðồng Sinh Duyên. 2- Hổ Tương Duyên. 3- Ðồng Sinh Y Duyên. 4- Dị Thục Duyên. 5- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên. 6- Ðồng Sinh Bất Ly Duyên.
222 - HIỆN HỮU DUYÊN (ATTHIPACCAYO)
Lược Giải:
Atthipaccayo hay Hiện Hữu Duyên là sự trợ giúp bằng cách đang có, đang còn, hiện diện, hiện hữu ... đồng nghĩa với Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo) là sự trợ giúp bằng cách không xa lìa, chẳng rời ra, chẳng vắng mặt ...
Hiện Hữu Duyên chia có 5:
1- Ðồng Sinh Hiện Hữu Duyên (tức Ðồng Sinh Duyên) 2- Cảnh Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên (tức Cảnh Tiền Sinh Duyên) 3- Vật Tiền Sinh Hiện Hữu Duyên (tức Vật Tiền Sinh Y Duyên) 4- Hậu Sinh Hiện Hữu Duyên (tức Hậu Sinh Duyên) 5- Vật Thực Hiện Hữu Duyên (tức SắcVật Thực Duyên).
Bất Ly Duyên chia ra cũng có 5 Duyên Hệ, như vậy chỉ đổi "Hiện Hữu Duyên" ra "Bất Ly Duyên"
223 - VÔ HỮU DUYÊN (NATTHIPACCAYO)
Lược Giải:
Vô Hữu Duyên là sự trợ giúp bằng cách khiếm diện, vắng mặt... tức là Vô Gián Duyên.
224 - LY KHỨ DUYÊN (VIGATAPACCAYO)
Lược Giải:
Ly Khứ Duyên là sự trợ giúp bằng cách xa lìa, rời xa vắng mặt ... cũng giống y như Vô Hữu Duyên, chỉ đổi "Vô Hữu Duyên" ra "Ly Khứ Duyên".
-ooOoo-
|
|
|
Post by TCTV on May 25, 2010 13:53:50 GMT -5
[09]
225 - TỨ NIỆM XỨ (SATIPAṬṬHĀNA)
Lược Giải:
Satipaṭṭhāna hay niệm xứ là đề mục thiền quán. Niệm xứ có 4:
1- Thân Quán Niệm Xứ (Kāyānupassanāsatipa hānaṃ) 2- Thọ Quán Niệm Xứ (Vedanānupassanāsatipa hānaṃ) 3- Tâm Quán Niệm Xứ (Cittānupassanāsatipa hānaṃ) 4- Pháp Quán Niệm Xứ (Dhammānupassanāsatipa hānaṃ)
Tại sao Ðức Phật thuyết Tứ Niệm Xứ mà không là tam Niệm Xứ hay ngũ Niệm Xứ?
- Ðức Thế Tôn thuyết Tứ Niệm Xứ là vì có 3 nguyên do:
I - Vì thích hợp với 4 hạng người. II - Ðể loại trừ 4 vọng tưởng. III - Vì vừa đủ bao trùm các pháp.
226 - BỐN HẠNG NGƯỜI (PUGGALA)
Lược Giải:
Bốn hạng người ở đây là:
1- Hạng người Tuệ Yếu nặng về Tham dục. 2- Hạng người Tuệ mạnh nặng về Tham dục. 3- Hạng người Tuệ yếu thích Phân tích lý luận. 4- Hạng người Tuệ mạnh thích Phân tích lý luận.
- Ðối với hạng người Tuệ yếu nặng về Tham dục, nhất là sắc dục thì đề mục "Thân Quán Niệm Xứ" sẽ thích hợp.
- Ðối với hạng người Tuệ mạnh, nặng về Tham dục, nhất là nhục dục thì đề mục "Thọ Quán Niệm Xứ" sẽ thích hợp.
- Ðối hạng người Tuệ yếu, thích Phân tích lý luận thì đề mục "Tâm Quán Niệm Xứ" sẽ thích hợp.
- Ðối với người Tuệ mạnh thích Phân tích lý luận thì đề mục "Pháp Quán Niệm Xứ" sẽ thích hợp.
227 - BỐN VỌNG TƯỞNG NGÃ CHẤP (ATTAVĀDUPĀDĀNAṂ)
Lược Giải:
Bốn vọng tưởng ngã chấp đó là:
1- Chấp rằng có tự ngã trong Sắc Uẩn. 2- Chấp rằng có tự ngã trong Thọ Uẩn. 3- Chấp rằng có tự ngã trong Thức Uẩn. 4- Chấp rằng có tự ngã trong Hành Uẩn và Tưởng Uẩn.
- Vọng tưởng về "Ta là Sắc uẩn, Sắc uẩn của Ta, Ta trong Sắc uẩn, Sắc uẩn trong Ta" thì đề mục "Thân Quán Niệm Xứ sẽ trừ diệt
- Vọng tưởng về "Ta là Thọ uẩn, Thọ uẩn của Ta, Ta trong Thọ uẩn, Thọ uẩn trong Ta" thì đề mục "Thọ Quán Niệm Xứ" sẽ trừ diệt.
- Vọng tưởng về "Ta là Thức uẩn, Thức uẩn của Ta, Ta trong Thức uẩn, Thức uẩn trong Ta" thì đề mục Tâm Quán Niện Xứ sẽ diệt trừ.
- Vọng tưởng về "Ta là Tưởng uẩn, Tưởng uẩn của Ta, Ta trong tưởng uẩn, Tưởng uẩn trong Ta" và Vọng tưởng về "Ta là Hành uẩn, Hành uẩn của Ta, Ta trong Hành uẩn, Hành uẩn trong Ta" Thì đề mục "Pháp Quán Niệm Xứ" sẽ diệt trừ.
228 - HÀM TẬN CÁC PHÁP (SABBADHAMMĀ)
Lược Giải:
Ðức Chánh Biến Tri thuyết Tứ Niệm Xứ chứ không thuyết nhiều hơn hay ít hơn, vì 4 Niệm Xứ vừa đủ bao các Pháp Hữu vi, Vô vi v.v...
- Thân Quán Niệm Xứ là pháp quán cho thấy rỏ về Sắc uẩn.
- Thọ Quán Niệm Xứ là pháp quán cho thấy rỏ về Thọ uẩn.
- Tâm Quán Niệm Xứ là pháp quán cho thấy rỏ về Thức uẩn.
- Pháp Quán Niệm Xứ là pháp quán cho thấy rỏ về Hành uẩn, Tưởng uẩn, và ngoại uẩn (tức Níp-Bàn).
Như vậy, hành theo pháp Tứ Niệm Xứ là Tu tập Chánh Niệm hay chú Tâm đến Ngũ uẩn để Trí Tuệ sinh khởi thấy rỏ Thực tướng của Ngũ uẩn và chứng ngộ Níp-Bàn.
Hành giả Tu tập pháp Tứ Niệm Xứ sẽ Quán sát Ngũ uẩn như sau: Cái gọi là chúng sinh, loài hữu tình, người thú v.v... Sự thật chỉ có 5 tổ hợp, hay là 5 thành phần tụ hợp tức là 5 uẩn.
229 - NGŨ UẨN (PAÑCA KHANDHO)
Lược Giải:
Ngủ uẩn là Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.
- Sắc uẩn phân ra có 11 loại: Sắc Quá khứ, Sắc Vị lai, Sắc Hiện tại, Sắc Nội Phần, Sắc Ngoại Phần, Sắc Thô, Sắc Tế, Sắc Hạ liệt, Sắc Thù thắng, Sắc Cận, Sắc Viễn.
- Thọ uẩn phân ra 11 loại: Thọ Quá khứ, Thọ Vị lai, Thọ Hiện tại, Thọ Nội Phần, Thọ Ngoại Phần, Thọ Thô, Thọ Tế, Thọ Hạ liệt, Thọ Thù thắng, Thọ Cận, Thọ Viễn.
- Tưởng uẩn phân ra 11 loại: Tưởng Quá khứ, Tưởng Vị lai, Tưởng Hiện tại, Tưởng Nội Phần, Tưởng Ngoại Phần, Tưởng Thô, Tưởng Tế, Tưởng Hạ liệt, Tưởng Thù thắng, Tưởng Cận, Tưởng Viễn.
- Hành uẩn phân ra 11 loại: Hành Quá khứ, Hành Vị lai, Hành Hiện tại, Hành Nội Phần, Hành Ngoại Phần, Hành Thô, Hành Tế, Hành Hạ liệt, Hành Thù thắng, Hành Cận, Hành Viễn.
- Thức uẩn phân ra 11 loại: Thức Quá khứ, Thức Vị lai, Thức Hiện tại, Thức Nội Phần, Thức Ngoại Phần, Thức Thô, Thức Tế, Thức Hạ liệt, Thức Thù thắng, Thức Cận, Thức Viễn.
230 - SẮC UẨN (RŪPAKHANDHA)
Lược Giải:
Rūpakhandha là nhóm Sắc Pháp, là vật biến ngại và biến hoại. Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong bên ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Sắc Uẩn.
QUÁ KHỨ SẮC (ATĪTĀRŪPAṂ)
Atītārūpaṃ là Quá Khứ Sắc, Sắc đã đi qua, Sắc đã diệt Sắc đã mất, Sắc đã xa lìa, Sắc đã biến hoại; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh đã tiêu, đã hoại, đã vong, đã không còn.
VỊ LAI SẮC (ANĀGATARŪPAṂ)
Anāgatarūpaṃ là Vị lai Sắc, Sắc sẽ sinh, Sắc sẽ hiện, Sắc sẽ khởi, Sắc sẽ có, Sắc sẽ xuất hiện: Tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh chưa sinh, chưa trụ, chưa có.
HIỆN TẠI SẮC (PACCUPAÑÑARŪPAṂ)
Paccupaññarūpaṃ là Hiện Tại Sắc, Sắc đang có mặt, Sắc đang còn, Sắc đang trụ, sắc đang hiện diện; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh đang còn, chưa diệt, chưa mất, chưa tiêu hoại.
NỘI PHẦN SẮC (AJJHATTARŪPAṂ)
Ajjhattarūpaṃ là Nội Phần Sắc, Sắc trong thân của Ta, Sắc uẩn trong phần của mình, Sắc Pháp nội thân; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh do nghiệp Tham ái, Tà kiến của Ta đã tạo từ nhiều đời trước.
NGOẠI PHẦN SẮC (BAHIDDHĀRŪPAṂ)
Bahiddhārūpaṃ là Ngoại Phần Sắc, Sắc ngoài thân của Ta, Sắc uẩn thuộc phần người khác, Sắc pháp ngoại thân; tức là Sắc Tứ Ðại và Sắc Y Ðại Sinh củ người khác liên hệ với nghiệp Tham ái, Tà kiến từ nhiều đời trước đã tạo.
THÔ SẮC (OLĀRIKARŪPAṂ)
Olārikarūpaṃ là Thô Sắc, Sắc hiển lộ rỏ ràng tức là Nhãn xứ, Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ, Thân xứ, Sắc xứ, Thinh xứ, Khí xứ, Vị xứ, Xúc xứ (đất, lửa, gió).
TẾ SẮC (SUKHUMARŪPAṂ)
Sukhumarūpaṃ là Tế Sắc, Sắc vi tế, nhặt nhiệm, khó thấy biết; phải dùng trí mới hiểu biết được, tức là Sắc Nữ tính, Nam tính, Mạng Quyền, Thân biểu tri, Khẩu biểu tri, Giao Giới, Khinh, Nhu, Thích Nghiệp, Sinh, Tiến (thừa kế), Dị (lão), Diệt (vô thường) và Vật Thực.
HẠ LIỆT SẮC (HĪNĀRŪPAṂ)
Hīnārūpaṃ là Hạ Liệt Sắc, Sắc xấu xí, Sắc đáng chán, đáng chê, đáng nhờm gớm, đáng ghê sợ, tức cảnh sắc xấu, cảnh thinh xấu, cảnh khí xấu, cảnh vị xấu, cảnh xúc xấu.
THÙ THẮNG SẮC (PANĪTARŪPAṂ)
Panītarūpaṃ là Thù Thắng Sắc, Sắc tốt đẹp, Sắc khả ái, Sắc khả ý, Sắc khả hỷ tức cảnh sắc tốt, cảnh thinh tốt, cảnh khí tốt, cảnh vị tốt, cảnh xúc tốt.
Ghi chú: Sắc tốt hay Sắc xấu tùy theo cá tánh mỗi chúng sinh và do sự so sánh mà có.
Thí dụ: Trên ngọn cây cảnh tốt của chim, nhưng cảnh xấu của cá v.v...
VIỄN LY SẮC (DŪRERŪPAṂ)
Dèrerūpaṃ là Viễn Ly Sắc, Sắc xa, khó thấy, khó nhận, tức là Sắc nữ tính, nam tính ... và Sắc vật thực (như Sắc tế).
THÂN CẬN SẮC (SANTIKERŪPAṂ)
Santikerūpaṃ là Thân Cận Sắc, Sắc gần, Sắc dể thấy, dể nhận, tức là 10 Sắc Thô.
231 - THỌ UẨN (VEDANĀKHANDHA)
Lược Giải:
Vedanākhandha là nhóm cảm thọ, tri giác lãnh nạp đối tượng. Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong bên ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Thọ Uẩn.
QUÁ KHỨ THỌ (ATĪTĀVEDANĀ)
Atītāvedanā là Thọ đã diệt, đã mất, đã xa lìa, đã vắng mặt, đã sinh và diệt mất rồi tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và Xả Thọ đã diệt v.v...
VỊ LAI THỌ (ANĀGATAVEDANĀ)
Anāgatavedanā hay Thọ sẽ sinh khởi, Thọ sẽ hiện bày, sẽ có, sẽ hiện, sẽ sinh trụ, Tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và Xả Thọ chưa sinh v.v...
HIỆN TẠI THỌ (PACCUPAÑÑĀVEDANĀ)
Paccupaññāvedanā làThọ đang còn, đang có, đang trụ, Thọ đang hiện diện, đang hiện hữu tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và Xả Thọ đang tồn tại chưa hoại diệt ...
NỘI PHẦN THỌ (AJJHATTAVEDANÀ)
Ajjhattavedanà là Thọ riêng của mỗi chúng sinh, Thọ trong thân, trong mình, Thọ Phần ta tức là Khổ Thọ, Lạc Thọ và Xả Thọ do nghiệp Tham ái liên quan Tà kiến từ trước.
NGOẠI PHẦN THỌ (BAHIDDHĀVEDANĀ)
Bahiddhāvedanā làThọ ngoài của mỗi chúng sinh, Thọ của tha nhân, Thọ của người khác, Thọ thuộc phần tha nhân mà có liên hệ đến nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
THÔ THỌ VÀ TẾ THỌ (OLĀRIKĀ SUKHUMĀ VEDANĀ)
Olārikā và sukhumā là Thọ Thô và Thọ Tế. Thọ Bất Thiện là Thọ Thô, Thọ Thiện và Thọ Vô Ký là Thọ Tế. Thọ Thiện và Thọ Bất Thiện là Thọ Thô, Thọ Vô Ký và Thọ Tế. Thọ Khổ là Thọ Thô, Thọ Lạc và Thọ Xả là Thọ Tế. Thọ của người không nhập thiền là Thọ Thô, Thọ của Bậc nhập thiền là Thọ Tế. Thọ hưỡng cảnh lậu là Thọ thô, Thọ hưỡng cảnh Vô Lậu là thọ Tế.
Nói tóm lại, Thọ Thô và Thọ Tế, do so sánh tức là có sự phân biệt vậy.
HẠ LIỆT THỌ VÀ THÙ THẮNG THỌ (HĪNĀ VÀ PANĪTĀ VEDANĀ)
Hīnā và panītā vedanā là Thọ tốt và Thọ xấu, Thọ Bất Thiện là Thọ xấu, Thọ Thiện và Thọ Vô Ký là Thọ tốt. Thọ Ưu là Thọ xấu, Thọ Hỷ và Thọ Phi Khổ Lạc là Thọ tốt. Thọ Hỷ và Thọ Ưu là Thọ xấu, Thọ Phi Khổ Phi Lạc là Thọ tốt. Thọ của người không nhập thiền là Thọ xấu, Thọ của Bậc nhập thiền là Thọ tốt. Thọ hưỡng cảnh lậu là Thọ xấu, Thọ hưỡng cảnh Vô Lậu là thọ tốt. Nói tóm lại, Thọ tốt và Thọ xấu là do so sánh mà có.
VIỄN LY THỌ (DŪREVEDANĀ)
Dèrevedanā là Thọ Viễn Ly, xa lìa: Thọ Bất Thiện xa lìa Thọ Thiện và Thọ Vô Ký. Thọ Thiện và Thọ Vô Ký xa lìa Thọ Bất Thiện. Thọ Thiện xa lìa Thọ Bất Thiện và Thọ Vô Ký. Thọ Bất Thiện và Thọ Vô Ký xa lìa Thọ Thiện. Thọ Vô Ký xa lìa Thọ Thiện và Thọ Bất Thiện. Thọ Thiện và Thọ Bất Thiện xa lìa Thọ Vô Ký. Thọ Khổ xa lìa Thọ Lạc và Thọ Xả. Thọ Lạc và Thọ Xả xa lìa Thọ Khổ. Thọ Lạc xa lìa Thọ Khổ và Thọ Xả. Thọ Khổ và thọ Xả xa lìa Thọ Lạc. Thọ Xả xa lìa Thọ Khổ và Thọ Lạc. Thọ Lạc và Thọ Khổ xa lìa Thọ Xả. Thọ của người không nhập thiền xa lìa Thọ của người nhập thiền. Thọ thành cảnh Lậu xa lìa Thọ Phi thành cảnh Lậu. Thọ không thành cảnh Lậu xa lìa Thọ thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN THỌ (SANTIKEVEDANĀ)
Santikevedanā là gần gủi, trái với Thọ Viễn Ly: Thọ Bất Thiện gần với Thọ Bất Thiện. Thọ Thiện gần với Thọ Thiện. Thọ Vô Ký gần với Thọ Vô Ký.Thọ Khổ gần với Thọ Khổ. Thọ Lạc gần với Thọ Lạc. Thọ Xả gần với Thọ Xả. Thọ của người nhập thiền gần với Thọ của người nhập thiền. Thọ của người không nhập thiền gần với Thọ của người nhập thiền. Thọ thành cảnh Lậu gần với Thọ thành cảnh Lậu. Thọ Phi thành cảnh Lậu gần với Thọ Phi thành cảnh Lậu. Nói tóm lại, Thọ Xả và Thọ gần đều do so sánh mà có.
232- TƯỞNG UẨN (SAÑÑĀKHANDHO)
Lược Giải:
Saññākhandho là nhóm hồi tưởng, nhớ lại, nhận ra, biết cái đã biết. Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong, bên ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Tưởng Uẩn.
QUÁ KHỨ TƯỞNG (ATĪTĀSAÑÑĀ)
Atītāsaññā là Tưởng đã qua, đã diệt, đã mất, tức là Sắc Tưởng, Thinh Tưởng, Khí Tưởng, Vị Tưởng, Xúc Tưởng và Pháp Tưởng đã diệt mất, đã vắng mặt, đã xa lìa.
VỊ LAI TƯỞNG (ANĀGATASAÑÑĀ)
Anāgatasaññā là Tưởng vị lai sẽ sinh, sẽ có, sẽ hiện, tức là Sắc Tưởng, Thinh Tưởng, Khí Tưởng, Vị Tưởng, Xúc Tưởng và Pháp Tưởng chưa sinh, chưa khởi, chưa hiện.
HIỆN TẠI TƯỞNG (PACCUPAÑÑĀSAÑÑĀ)
Paccupaññāsaññā làTưởng hiện tại, đang trụ, đang có mặt, đang hiện hữu tức là Sắc Tưởng, ... Pháp Tưởng đang hiện khởi, đang hiện diện.
NỘI PHẦN TƯỞNG (AJJHATTASAÑÑĀ)
Ajjhattasaññā là Tưởng bên trong, Tưởng riêng của mỗi chúng sinh, Tưởng thuộc Phần ta tức là Sắc Tưởng, ... PhápTưởng của phần riêng mình, liên quan đến nghiệp Tham ái liên quan Tà kiến từ trước.
NGOẠI PHẦN TƯỞNG (BAHIDDHĀSAÑÑĀ)
Bahiddhāsaññā là Tưởng bên ngoài, Tưởng ngoại thân, Tưởng của tha nhân, tức là Sắc Tưởng, ... Pháp Tưởng liên hệ đến nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
THÔ TƯỞNG VÀ TẾ TUỞNG (OLĀRIKĀ VÀ SUKHUMASAÑÑĀ)
Olārikā và sukhumasaññā là Tưởng Thô và Tế: Tưởng sinh khởi trong lộ ngũ môn là Tưởng thô Tưởng sinh khởi trong lộ Tâm Ý môn là Tưởng tế. Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện là Tưởng Thô. Tưởng Vô Ký là Tưởng tế. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ là Tưởng Thô, Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Tưởng tế. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ là Tưởng thô, Tưởng Tương Ưng Thọ Xả là Tưởng tế. Tưởng của người không nhập thiền là Tưởng thô, Tưởng của người nhập thiền là Tưởng tế, Tưởng Phi cảnh lậu là Tưởng tế. Nói tóm lại, Tưởng thô và Tưởng tế là do so sánh mà có.
Nói tóm lại, Thọ Thô và Thọ Tế, do so sánh tức là có sự phân biệt vậy.
HẠ LIỆT TƯỞNG VÀ THÙ THẮNG TƯỞNG (HĪNĀ VÀ PANĪTĀ SAÑÑĀ)
Hīnā và panītā saññā là Tưởng xấu xa và Tưởng tốt đẹp. Tưởng Bất Thiện là Tưởng xấu, Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện là Tưởng xấu, Tưởng Vô Ký là Tưởng tốt. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ là Tưởng xấu, Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Tưởng tốt, Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ là Tưởng xấu, Tưởng Tương Ưng Thọ Xả là Tưởng tốt. Tưởng của người không nhập thiền là Tưởng xấu, Tưởng của người nhập thiền là Tưởng tốt. Tưởng mà thành cảnh của lậu là Tưởng xấu, Tưởng không thành của Lậu là Tưởng tốt. Nói tóm lại, Tưởng tốt và Tưởng xấu là do so sánh mà có.
VIỄN LY TƯỞNG (DŪRESAÑÑĀ)
Dèresaññā là Tưởng Viễn Ly, xa lìa, rời ra. Tưởng Bất Thiện xa lìa Tưởng Thiện và Tưởng Vô Ký. Tưởng Thiện và Tưởng Vô Ký xa lìa Tưởng Bất Thiện. Tưởng Thiện xa lìa Tưởng Bất Thiện và Tưởng Vô Ký. Tưởng Bất Thiện và Tưởng Vô Ký xa lìa Tưởng Thiện. Tưởng Vô Ký xa lìa Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện. Tưởng Thiện và Tưởng Bất Thiện xa lìa Tưởng Vô Ký. Tưởng Tương Ưng Khổ xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ và Thọ Xả. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ và thọ Xả xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc. Tưởng Tương Ưng Thọ Xả xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ và Thọ Lạc. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ xa lìa Tưởng Tương Ưng Thọ Xả. Tưởng của người không nhập thiền xa lìa Tưởng của người nhập thiền. Tưởng thành cảnh cuả Lậu xa lìa Tưởng Phi cảnh Lậu. Tưởng Phi cảnh Lậu xa lìa Tưởng thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN TƯỞNG (SANTIKESAÑÑĀ)
Santikesaññā là Tưởng Bất Thiện thân cận gần gủi Tưởng Bất Thiện. Tưởng Thiện gần với Tưởng Thiện. Tưởng Vô Ký gần với Tưởng Vô Ký. Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ gần với Tưởng Tương Ưng Thọ Khổ. Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc gần với Tưởng Tương Ưng Thọ Lạc. Tưởng Tương Ưng Thọ Xả gần với Tưởng Tương Ưng Thọ Xả. Tưởng của người nhập thiền gần với Tưởng của người nhập thiền. Tưởng của người không nhập thiền gần với Tưởng của người nhập thiền. Tưởng thành cảnh của Lậu gần với Tưởng thành cảnh của Lậu. Tưởng Phi cảnh Lậu gần với Tưởng Phi cảnh Lậu. Nói tóm lại, Viễn Ly Tưởng và thân cận Tưởng đều do so sánh mà có.
233 - HÀNH UẨN (SAMKHĀRAKHANDHO)
Lược Giải:
Samkhārakhandho là nhóm hành vi, hành động, Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong, bên ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Hành Uẩn.
QUÁ KHỨ HÀNH (ATĪTĀSAMKHĀRĀ)
Atītāsamkhārā là hành vi đã diệt, đã qua, đã mất tức là Sở hữu Tư trong các Tâm như Sắc Tư, Thinh Tư, Khí Tư, Vị Tư, Xúc Tư và Pháp Tư đã đã xa lìa, đã vắng mặt, đã không còn.
VỊ LAI HÀNH (ANĀGATASAMKHĀRĀ)
Anāgatasamkhārā là những hành vi chưa sinh, chưa có, chưa hiện bày tức là Sắc Tư ... Pháp Tư chưa sinh, chưa khởi, chưa xuất hiện, chưa hiện bày.
HIỆN TẠI HÀNH (PACCUPANNĀSAMKHĀRĀ)
Paccupannāsamkhārā là hành vi đang sinh, đang khởi, đang còn tức là Sắc Tư, ... Pháp Tư đang sanh khởi, đang hiện diện. đang hiện hữu.
NỘI PHẦN HÀNH (AJJHATTASAMKHĀRĀ)
Ajjhattasamkhārā là những hành vi riêng của mỗi chúng sinh, hành vi thuộc trong thân, hành vi của mình, tức là Sắc Tư, ... PhápTư của phần mình, thuộc phần ta, thuộc phần riêng của mỗi chúng sinh có liên quan nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
NGOẠI PHẦN HÀNH (BAHIDDHĀSAMKHĀRĀ)
Bahiddhāsamkhārā là những hành vi bên ngoài, thuộc phần tha nhân, thuộc phần của ngưòi khác tức là Sắc Tư, ... PhápTư của tha nhân có liên hệ đến nghiệp Tham ái, Tà kiến từ trước.
THÔ HÀNH VÀ TẾ HÀNH (OLĀRIKĀ VÀ SUKHUMA SAMKHĀRĀ)
Olārikā và sukhuma samkhārā là hành vi Thô thiển và vi tế. Hành Bất Thiện là Hành Thô, Hành Vô Ký là Hành tế. Hành Tương Ưng Thọ Khổ là Hành Thô, Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Khổ Thọ là Hành thô, Hành Tương Ưng Xả Thọ là Hành tế. Hành của người không nhập thiền là Hành thô, Hành của người nhập thiền là Hành tế, Hành thành cảnh lậu là Hành thô, Hành không thành cảnh lậu là Hành tế. Nói tóm lại, Hành là Sở hữu Tư trong các Tâm, do so sánh mà có thô và tế.
HẠ LIỆT HÀNH VÀ THÙ THẮNG HÀNH (HĪNĀ & PANĪTĀ SAMKHĀRĀ)
Hīnā và panītā samkhārā là hành vi thấp hèn và hành vi cao quý; hành xấu và hành tốt. Hành Bất Thiện là Hành xấu, Hành Thiện và Hành Vô Ký là Hành tốt. Hành Tương Ưng Thọ Khổ là Hành xấu, Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Hành tốt, Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Khổ là Hành xấu, Hành Tương Ưng với Thọ Xả là Hành tốt. Hành của người không nhập thiền là Hành xấu, Hành của người nhập thiền là Hành tốt. Hành thành cảnh của lậu là Hành xấu, Hành Phi thành cảnh Lậu là Hành tốt. Nói tóm lại, Hành là Sở hữu Tư trong các Tâm, do theo sự so sánh mà có tốt và xấu.
VIỄN LY HÀNH (DŪRESAMKHĀRĀ)
Dèresamkhārā là hành vi xa lìa, rời ra. Hành Bất Thiện xa lìa Hành Thiện và Hành Vô Ký v.v...
Hành Tương Ưng Thọ Khổ xa lìa Hành Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả v.v...
Hành của người không nhập thiền xa lìa Hành của người nhập thiền, Hành của người nhập thiền xa lìa Hành của người không nhập thiền. Hành thành cảnh Lậu xa lìa Hành Phi cảnh Lậu. Hành Phi cảnh Lậu xa lìa Hành thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN HÀNH (SANTIKESAMKHĀRĀ)
Santikesamkhārā là Hành vi thân cận gần gủi. Hành Bất Thiện gần với Hành Bất Thiện. Hành Thiện gần với Hành Thiện. Hành Vô Ký gần với Hành Vô Ký. Hành Tương Ưng Thọ Khổ gần với Hành Tương Ưng Thọ Khổ. Hành Tương Ưng Thọ Lạc gần với Hành Tương Ưng Thọ Lạc. Hành Tương Ưng Thọ Xả gần với Hành Tương Ưng Thọ Xả. Hành của người nhập thiền gần với Hành của người nhập thiền. Hành của người không nhập thiền gần với Hành của người nhập thiền. Hành thành cảnh Lậu gần với Hành thành cảnh Lậu. Hành Phi cảnh Lậu gần với Hành Phi cảnh Lậu. Nói tóm lại, Hành là Sở hữu Tư hiệp trong các Tâm, do so sánh mà có gần và xa.
234 - THỨC UẨN (VIÑÑĀṆAKHANDHA)
Lược Giải:
Viññāṇakhandha là nhóm Tri giác, Tâm thức, Dù quá khứ, vị lai, hiện tại, dù bên trong, bên ngoài, dù thô hay tế, dù tốt hay xấu, dù gần hay xa đều là Thức Uẩn.
QUÁ KHỨ THỨC (ATĪTĀVIÑÑĀṆAṂ)
Atītāviññāṇaṃ là Thức đã diệt, đã qua, đã mất tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt Thức, Thân Thức và Ý Thức đã diệt mất, đã xa lìa.
VỊ LAI THỨC (ANĀGATĀVIÑÑĀṆAṂ)
Anāgataviññāṇaṃ là Thức chưa sinh, chưa khởi, chưa có, tức là Nhãn Thức, Nhĩ Thức, ... Ý Thức chưa hiện khởi, chưa sinh ra, chưa có mặt.
HIỆN TẠI THỨC (PACCUPANNAVIÑÑĀṆAṂ)
Paccupannaviññāaṃ là Thức hiện tại, đang sinh khởi, đang hiện diện tức là Nhãn Thức, ... Ý Thức đang trụ, đang tồn tại, đang hiện bày.
NỘI PHẦN THỨC (AJJHATTAVIÑÑĀṆAṂ)
Ajjhattaviññāṇaṃ là Thức nội phần, riêng của mỗi chúng sinh chấp thủ rằng của ta, của mình, thuộc nội thân tức là Nhãn Thức, ... Ý Thức riêng của mỗi người, mỗi chúng sanh, mỗi hữu tình.
NGOẠI PHẦN THỨC (BAHIDDHĀVIÑÑĀṆAṂ)
Bahiddhāviññāṇaṃ là Thức ngoại phần, tha nhân, của người khác tức là Nhãn Thức, ... Ý Thức thuộc phần bên ngoài ngoại thân của người khác.
THÔ THỨC VÀ TẾ THỨC (OLĀRIKĀ & SUKHUMAVIÑÑĀṆAṂ)
Olārikā và sukhumaviññāṇaṃ là Thức Thô và Thức tế. Thức Bất Thiện là Thức Thô, Thức Thiện và Thức Vô Ký là Thức tế. v.v...
Thức Tương Ưng Thọ Khổ là Thức Thô, Thức Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Thức tế v.v...
Thức của người không nhập thiền là Thức thô, Thức của người nhập thiền là Thức tế. Thức thành cảnh lậu là Thức thô, Thức không thành cảnh lậu là Thức tế. Nói tóm lại, Thức thô và Thức tế là do so sánh mà có.
HẠ LIỆT THỨC VÀ THÙ THẮNG THỨC (HĪNĀ & PANĪTĀVIÑÑĀṆAṂ)
Hīnā và panītāviññāṇaṃ là Thức xấu và Thức tốt.
Thức Bất Thiện Thức xấu Thức Bất Thiện và Thức Vô Ký là Thức tốt v.v...
Thức Tương Ưng Thọ Khổ là Thức xấu, Thức Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả là Thức tốt v.v...
Thức của người không nhập thiền là Thức xấu, Thức của người nhập thiền là Thức tốt.
Thức thành cảnh của lậu là Thức xấu, Thức không thành cảnh Lậu là Thức tốt. Nói tóm lại, Thức tốt và xấu do so sánh mà có.
VIỄN LY THỨC (DŪREVIÑÑĀṆAṂ )
Dèreviññāṇaṃ là Thức viễn ly, xa lìa, rời ra. Thức Bất Thiện xa lìa Thức Thiện và Thức Vô Ký v.v...
Thức Tương Ưng Thọ Khổ xa lìa Thức Tương Ưng Thọ Lạc và Thọ Xả v.v...
Thức của người không nhập thiền xa lìa Thức của người nhập thiền.
Thức của người nhập thiền xa lìa Thức của người không nhập thiền.
Thức thành cảnh Lậu xa lìa Thức không cảnh Lậu.
Thức Phi cảnh Lậu xa lìa Thức thành cảnh Lậu.
THÂN CẬN THỨC (SANTIKEVIÑÑĀṆAṂ)
Santikeviññāṇaṃ là Thức thân cận gần gủi. Thức Bất Thiện gần với Thức Bất Thiện. Thức Thiện gần với Thức Thiện. Thức Vô Ký gần với Thức Vô Ký. Thức Tương Ưng Thọ Khổ gần với Thức Tương Ưng Thọ Khổ. Thức Tương Ưng Thọ Lạc gần với Thức Tương Ưng Thọ Lạc. Thức Tương Ưng Thọ Xả gần với Thức Tương Ưng Thọ Xả. Thức của người nhập thiền gần với Thức của người nhập thiền. Thức của người không nhập thiền gần với Thức của người nhập thiền. Thức thành cảnh Lậu gần với Thức thành cảnh Lậu. Thức không thành cảnh Lậu gần với Thức không thành cảnh Lậu. Nói tóm lại, Thức xa Thức gần do so sánh mà có.
235 - VÔ THƯỜNG (ANICCA)
Anicca là tư cách không thường, luôn luôn biến đổi. Cũng gọi Palokaṃ là suy vong, biến hoại - Cũng gọi Caraṃ là bị giao động, bị chi phối vì tứ khổ, bát phong - Cũng gọi Pabhagu bất toàn, vì do nhân sinh tất phải hoại diệt. - Cũng gọi là Addhuvam là không bền vững, vì không có chân đướng vững chắc. Cũng gọi Viparināmadhammā là pháp thay đổi tự nhiên, đối với người gọi là sinh, già, đau, chết. Ðối với trời đất gọi là thành, trụ, hoại, không đối với các pháp nói chung là sinh, tiến, dị, diệt ...
- Cũng gọi là Asāraṃ là mềm yếu, vì không có lõi, cũng như cây chuối v.v...
- Vibhavaṃ là không có sự trưởng thành thật sự, sự già chuyển biến trong mỗi sát na sau già hơn sát na trước vì đi đến gần với sự diệt vong ...
- Cũng gọi là sankhataṃ là pháp do nhân cấu tạo tức là pháp hữu vi, pháp hành . ..
- Cũng gọi là Maranadhammaṃ là pháp có sự hoại diệt, sự chết chắc chắn, không sao tránh khỏi được.
Hành giả luôn luôn ghi nhớ mười danh nghĩa nói trên để Quán cho thấy rỏ thực tướng của ngũ uẩn gọi là Quán tướng Vô Thường của ngũ uẩn (Aniccalakkhaṇa). Hoặc hành giả suy niện thêm 4 đặc tính của vô thường:
- Vô thường có đặc tính sinh lên rồi phải diệt (Uppādavaya Vattito)
- Vô thường có đặc tính luôn luôn thay đổi (Viparināma)
- Vô thường có đặc tính là hằng có sự thay đổi trong tất cả thời gian và không gian (Tāvatālika)
- Vô thường có đặc tính là đối lập với thường (Níp-Bàn) (Niccapatipakkhapatthena).
(*) Phần Quán Tam Tướng nương theo bản dịch của Ngài Hộ Tông đã trích dịch từ sách Visuddhimagga
236 - KHỔ NÃO (DUKKHA)
Dukkha là tư cách thống khổ, đau khổ, khó chịu đựng bất toại nguyện, ưu, bi, sầu, nảo, ai, khốc ...
- Cũng gọi Rogaṃ là bệnh hoạn, khốn quẩn...
- Cũng gọi Gandaṃ là ung nhọt, vì bị châm chít dầy vò mãi, vì có vật uế trược rĩ chảy, vì bị đau đớn, vì bị sưng và bể vỡ.
- Cũng gọi Sallaṃ là mũi tên, ngũ uẩn như bia, đau khổ như tên.
- Cũng gọi Aghaṃ là sự bất hạnh sầu não, không hay của ngũ uẩn.
- Cũng gọi Abādhaṃ là động cơ gây sự đau khổ của ngũ uẩn, vì mất tự do, vì bất toại nguyện, vì là kho tàng thống khổ ...
- Cũng gọi Iti là mối tai họa nguy hiểm vì vô chủ quyền vô sở hữu chủ.
- Cũng gọi Upaddavaṃ là sự hư hỏng, rủi ro vì hằng đưa lại sự tiêu hoại, bất lợi vô ích...
- Cũng gọi Bhayaṃ là kinh hãy khiếp đảm, vì đem lại sợ sệt khổ đau, vì ngăn sự an vui lợi lạc.
- Cũng gọi Upasaggaṃ là tai hại, hoạn họa, vì đem lại sự bất lợi, vì gây ra tội lỗi, vì pháp ra vô lượng khổ.
- Cũng gọi Attanaṃ là yếu hèn bất lực, vì không chống được sự khổ, không đương đầu nổi với cảnh khổ.
- Cũng gọi Alenaṃ là trống không, vì chẳng che ngăn được sự tuông rơi xuống.
- Cũng gọi Asarānaṃ là bơ vơ đơn độc vì thiếu sự che chở, hộ trì.
- Cũng gọi Ādinavaṃ là tội lỗi sai lầm, vì gây ra sự khó khăn liên tục, khổ đau mãi mãi.
- Cũng gọi Aghamulaṃ là nguyên nhân cột trói tâm mất tự do.
- Cũng gọi Vadhakaṃ là động cơ hủy diệt nềm vui.
- Cũng gọi Sāsavaṃ là trầm luân, chìm đắm vì Dục Lậu, Hữu Lậu, Tà Kiến Lậu và Vô Minh Lậu.
- Cũng gọi Mārāmisaṃ là mồi của ác ma, pháp hành ma, phiền não ma, tử thần ma.
- Cũng gọi Jātidhammaṃ là pháp sinh khởi trôi chảy luôn luôn như giòng thác lũ.
- Cũng gọi Jarādhammaṃ là pháp mang đến sự già liên tục, như lá vàng rơi lả tả.
- Cũng gọi Byādhidhammaṃ là pháp đến sự đau khổ liên tiếp.
- Cũng gọi Sokadhammaṃ là pháp đưa đến sự sầu muộn.
- Cũng gọi Paridevadhammaṃ là pháp đem lại sự ai bi, tảm não, khóc than.
- Cũng gọi Upayasadhammaṃ là pháp dẫn theo sự thống khổ thê lương.
- Cũng gọi Sankilesadhammaṃ là pháp tích tụ những điều phiền toái như tham, sân, tà kiến ...
Hành giả ghi nhớ 25 danh nghĩa kể trên để quán cho thấy rỏ thực trạng của ngũ uẩn gọi là quán tưởng khổ não của ngũ uẩn (dukkha lakkhaṇa).
Hoặc hành giả suy niệm thêm 4 đặc tính của khổ não:
- Khổ não có đặc tính làm cho nóng nảy (Santāpa).
- Khổ não có đặc tính làm khó chịu, khó kham nhẩn (Dukkhama)
- Khổ não có đặc tính làm cho sinh thống khổ, vật sinh ra khổ khác (Dukkha-vatthuka).
- Khổ não có đặc tính đối lập với sự an vui (Sukkhapa ipakkhapatthena)
236 - VÔ NGÃ (ANATTĀ)
Anattā là tư cách không có tự ngã đơn thuần bất biến, không có chủ quyền trống không - Cũng gọi Paraṃ là riêng rẽ từng phần, không dưới quyền ai cả, không ai có năng lực gì làm cho trái lại lý vô ngã.
- Cũng gọi Rittaṃ là ít oi mỏng mảnh, khiếm khuyết vì không có được sự an vui vĩnh viễn.
- Cũng gọi Tucchaṃ là rổng không, huyển giả, hư vọng ảo tưởng vì không có thực chất tự ngã.
- Cũng gọi Suññaṃ là không trống không, huyển không vì không có ngã và ngã sở.
Hành giả ghi nhớ 5 danh nghĩa kể trên để quán cho thấy rỏ thực tướng của ngũ uẩn gọi là quán tướng vô ngã của ngũ uẩn (Anattālakkhaṇa).
Hoặc hành giả suy niệm về 4 đặc tính của pháp vô ngã:
- Vô ngã có đặc tính là không ở dưới quyền ai cả (Vase avattanāyeva).
- Vô ngã có đặc tính rổng không, chẳng có linh hồn chẳng có tự ngã bất biến (Suññatā).
- Vô ngã có đặc tính không lệ thuộc dưới đấng tự hữu, tạo hóa chúa tể nào cả (Asusa-mikattā).
- Vô ngã có đặc tính đối lập với danh nhgĩa tự ngã, hữu ngã, bản ngã (Attavipakkha-bhāvato).
-ooOoo-
LỜI PHỤ
Hành giả tu tập theo pháp Tứ Niệm xứ nên tìm chổ thanh vắng như trong rừng, dưới cội cây, ngôi nhà trống hay một trú xứ thanh tịnh nào khác cũng được, rồi thong thả tu tập trong cả bốn oai nghi là khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi. Nhất Tâm Chánh Niệm là luôn luôn ghi nhớ biết mình, chú tâm theo dỏi mỗi mỗi hành vi, động tác của Thân Tâm. Khi chánh Niệm thuần thục vững mạnh rồi, Trí tuệ sẽ phát sinh thấy rỏ sự sinh diệt của Danh Sắc.
Ðiều đáng chú ý hơn hết là làm sao quán cho thấy rỏ tướng trạng Vô Thường, Khổ não, Vô Ngã của ngũ uẩn. Ba tướng nầy là pháp ấn căn bản của môn Thiền Quán. Người tu hành khá ghi nhớ thận trong, không nên khinh suất. Nếu hành giả lìa bỏ đề mục là ngũ uẩn, và lìa bỏ ba pháp ấn căn nầy thì không thể thành tựu Ðạo Quả.
Nay chúng tôi dù tài hèn sức kém, nhưng cố gắng tìm tòi trong chánh tạng Pàli những bài pháp chính của Ðức Phật dạy về pháp Tứ Niệm Xứ, để đóng góp vào nền thiền học của nước nhà, nếu có những chổ sơ sót ngoài ý muốn, mong quí Ngài Cao Tăng Thiền Ðức từ bi chỉ dạy cho.
GIÁC CHÁNH
-ooOoo-
|
|
|
Post by tk on Jan 25, 2015 3:14:40 GMT -5
|
|