|
Post by SIU L H7884C on May 7, 2008 15:55:43 GMT -5
Mục Lục [01] SIÊU-LÝ CƯƠNG-YẾU I- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO NGŨ UẨN II- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO XỨ III- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO GIỚI IV- PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO TỨ DIỆU ÐẾ 1- KỆ NHẬP ÐỀ 2- NHỊ ÐỀ VIÊN DUNG [02] 3- TÂM 4- TÂM NHÃN THỨC 5- TÂM NHĨ THỨC 6- TÂM TỶ THỨC 7- TÂM THIỆT THỨC 8- TÂM THÂN THỨC 9- TÂM Ý THỨC 10- TÂM THAM 11- TÂM SÂN 12- TÂM SI 13- TÂM TIẾP THÂU 14- TÂM QUAN SÁT 15- TÂM KHAI NGŨ MÔN 16- TÂM KHAI Ý MÔN 17- TÂM VI TIẾU 18- TÂM THIỆN DỤC GIỚI 19- TÂM QUẢ DỤC GIỚI HỮU NHÂN 20- TÂM DUY TÁC DỤC GIỚI HỮU NHÂN 21- TÂM THIỆN SẮC GIỚI 22- TÂM QUẢ SẮC GIỚI 23- TÂM DUY TÁC SẮC GIỚI 24- TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI 25- TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI 26- TÂM DUY TÁC VÔ SẮC GIỚI 27- TÂM SƠ ÐẠO 28- TÂM NHỊ ÐẠO 29- TÂM TAM ÐẠO 30- TÂM TỨ ÐẠO 31- TÂM SƠ QUẢ 32- TÂM NHỊ QUẢ 33- TÂM TAM QUẢ 34- TÂM TỨ QUẢ [03] 35- SỞ HỮU TÂM 36- SỞ HỮU XÚC 37- SỞ HỮU THỌ 38- SỞ HỮU TƯỞNG 39- SỞ HỮU TƯ 40- SỞ HỮU NHỨT HÀNH 41- SỞ HỮU MẠNG QUYỀN 42- SỞ HỮU TÁC Ý 43- SỞ HỮU TẦM 44- SỞ HỮU TỨ 45- SỞ HỮU THẮNG GIẢI 46- SỞ HỮU CẦN 47- SỞ HỮU HỶ 48- SỞ HỮU DỤC 49- SỞ HỮU SI 49- SỞ HỮU VÔ TÀM 50- SỞ HỮU VÔ ÚY 51- SỞ HỮU PHÓNG DẬT 52- SỞ HỮU THAM 53- SỞ HỮU TÀ KIẾN 54- SỞ HỮU NGÃ MẠN 55- SỞ HỮU SÂN 56- SỞ HỮU TẬT 57- SỞ HỮU LẬN 59- SỞ HỮU HỐI 60- SỞ HỮU HÔN TRẦM THỤY MIÊN 61- SỞ HỮU HOÀI NGHI 62- SỞ HỮU TÍN 63- SỞ HỮU NIỆM 64- SỞ HỮU TÀM 65- SỞ HỮU ÚY 66- SỞ HỮU VÔ THAM 67- SỞ HỮU VÔ SÂN 68- SỞ HỮU HÀNH XẢ 69- SỞ HỮU TỊNH THÂN VÀ TỊNH TÂM 70- SỞ HỮU KHINH THÂN VÀ KHINH TÂM 71- SỞ HỮU NHU THÂN VÀ NHU TÂM 72- SỞ HỮU THÍCH THÂN VÀ THÍCH TÂM 72- SỞ HỮU THUẦN THÂN VÀ THUẦN TÂM 73- SỞ HỮU CHÁNH THÂN VÀ CHÁNH TÂM 74- SỞ HỮU CHÁNH NGỮ 75- SỞ HỮU CHÁNH NGHIỆP 76- SỞ HỮU CHÁNH MẠNG 77- SỞ HỮU BI 78- SỞ HỮU TÙY HỶ 79- SỞ HỮU TRÍ TUỆ [04] 80- SẮC PHÁP 81- ÐỊA ÐẠI 82- THỦY ÐẠI 83- HỎA ÐẠI 84- PHONG ÐẠI 85- SẮC THẦN KINH NHÃN 86- SẮC THẦN KINH NHĨ 87- SẮC THẦN KINH TỶ 88- SẮC THẦN KINH THIỆT 89- SẮC THẦN KINH THÂN 90- SẮC CẢNH SẮC 91- SẮC CẢNH THINH 92- SẮC CẢNH KHÍ 93- SẮC CẢNH VỊ 94- SẮC NAM TÍNH 95- SẮC NỮ TÍNH 97- SẮC Ý VẬT 98- SẮC MẠNG QUYỀN 99- SẮC VẬT THỰC 100- SẮC GIAO GIỚI 101- THÂN BIỂU TRI 102- KHẨU BIỂU TRI 103- SẮC KHINH 104- SẮC NHU 105- SẮC THÍCH NGHIỆP 106- SẮC TỨ TƯỚNG 107- NÍP-BÀN [05] 108- ÐẦU ÐỀ TAM 109- TAM ÐỀ THIỆN 110- TAM ÐỀ THỌ 111- TAM ÐỀ QUẢ 112- TAM ÐỀ THỦ 113- TAM ÐỀ PHIỀN TOÁI 114- TAM ÐỀ HỮU TẦM 115- TAM ÐỀ HỶû 116- TAM ÐỀ SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ 117- TAM ÐỀ HỮU NHÂN SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ 118- TAM ÐỀ NHÂN SANH TỬ 119- TAM ÐỀ HỮU HỌC 120- TAM ÐỀ THIỂU 121- TAM ÐỀ CẢNH THIỂU 122- TAM ÐỀ TY HẠ 123- TAM ÐỀ TÀ 124- TAM ÐỀ TẠO THÀNH CẢNH 125- TAM ÐỀ SINH TỒN 126- TAM ÐỀ QUÁ KHỨ 127- TAM ÐỀ CẢNH QUÁ KHỨ 128- TAM ÐỀ NỘI PHẦN 129- TAM ÐỀ CẢNH NỘI PHẦN 130- TAM ÐỀ HỮU KIẾN [06] 131- NHỊ ÐỀ KINH 132- NHỊ ÐỀ PHẦN MINH 133- NHỊ ÐỀ TỢ ÐIỂN 134- NHỊ ÐỀ NGU NHƠN 135- NHỊ ÐỀ HẮC PHÁP 136- NHỊ ÐỀ VIÊM 137- NHỊ ÐỀ ƯỚC ÐỊNH 138- NHỊ ÐỀ NGÔN NGỮ 139- NHỊ ÐỀ CHẾ ÐỊNH 140- NHỊ ÐỀ DANH SẮC 141- NHỊ ÐỀ VÔ MINH 142- NHỊ ÐỀ HỮU KIẾN 143- NHỊ ÐỀ THƯỜNG KIẾN 144- NHỊ ÐỀ HỮU TẬN KIẾN 145- NHỊ ÐỀ HỮU TIỀN KIẾN 146- NHỊ ÐỀ VÔ TÀM 147- NHỊ ÐỀ TÀM 148- NHỊ ÐỀ NAN GIÁO 149- NHỊ ÐỀ DỊ GIÁO 150- NHỊ ÐỀ TRI QUÁ 151- NHỊ ÐỀ NHẬP THIỀN 152- NHỊ ÐỀ TRI GIỚI 153- NHỊ ÐỀ TRI XỨ 154- NHỊ ÐỀ SỞ SINH 155- NHỊ ÐỀ CHÁNH TRỰC 156- NHỊ ÐỀ KHAM NHẪN 156- NHỊ ÐỀ CAM NGÔN 158- NHỊ ÐỀ BẤT THU THÚC MÔN QUYỀN 159- NHỊ ÐỀ THU THÚC MÔN QUYỀN 160- NHỊ ÐỀ THẤT NIỆM 161- NHỊ ÐỀ CHÁNH NIỆM 162- NHỊ ÐỀ GIẢN TRẠCH 163- NHỊ ÐỀ TỊNH CHỈ 164- NHỊ ÐỀ ẤN CHỨNG 165- NHỊ ÐỀ TINH TẤN 166- NHỊ ÐỀ SUY VONG 167- NHỊ ÐỀ TĂNG THƯỢNG 168- NHỊ ÐỀ THANH TỊNH 169- NHỊ ÐỀ KIẾN TỊNH 170- NHỊ ÐỀ KHỔ QUÁN 171- NHỊ ÐỀ VÔ BẢO THIỆN 172- NHỊ ÐỀ THÔNG MINH 173- NHỊ ÐỀ DIỆT TRÍ [07] 174- DUYÊN SINH 175- VÔ MINH DUYÊN HÀNH 176- HÀNH DUYÊN THỨC 177- THỨC DUYÊN DANH SẮC 178- DANH SẮC DUYÊN LỤC NHẬP 179- LỤC NHẬP DUYÊN XÚC 179- XÚC DUYÊN THỌ 181- THỌ DUYÊN ÁI 182- ÁI DUYÊN THỦ 183- THỦ DUYÊN HỮU 184- HỮU DUYÊN SINH 185- SINH DUYÊN LÃO TỬ 186- LÃO TỬ DUYÊN VÔ MINH [08] 187- DUYÊN HỆ 188- NHÂN DUYÊN 189- CẢNH DUYÊN 190- TRƯỞNG DUYÊN 192- ÐỒNG SINH TRƯỞNG DUYÊN 193- VÔ GIÁN DUYÊN 194- ÐẲNG VÔ GIÁN DUYÊN 195- ÐỒNG SINH DUYÊN 196- HỔ TƯƠNG DUYÊN 197- Y CHỈ DUYÊN 198- VẬT TIỀN SINH Y DUYÊN 199- VẬT CẢNH TIỀN SINH Y DUYÊN 200- CẬN Y DUYÊN 201- THƯỜNG CẬN Y DUYÊN 202- TIỀN SINH DUYÊN 203- CẢNH TIỀN SINH DUYÊN 204- HẬU SINH DUYÊN 205- TẬP HÀNH DUYÊN 206- NGHIỆP DUYÊN 207- ÐỒNG SINH NGHIỆP DUYÊN 208- DỊ THỜI NGHIỆP DUYÊN 209- DỊ THỤC DUYÊN 210- VẬT THỰC DUYÊN 211- SẮC THỰC DUYÊN 212- DANH THỰC DUYÊN 213- QUYỀN DUYÊN 214- ÐỒNG SINH QUYỀN DUYÊN 215- TIỀN SINH QUYỀN DUYÊN 216- SẮC MẠNG QUYỀN DUYÊN 217- THIỀN DUYÊN 218- ÐẠO DUYÊN 219- TƯƠNG ƯNG DUYÊN 220- BẤT HỢP DUYÊN 221- ÐỒNG SINH BẤT HỢP DUYÊN 222- HIỆN HỮU DUYÊN 223- VÔ HỮU DUYÊN 224- LY KHỨ DUYÊN [09] 225- TỨ NIỆM XỨ 226- BỐN HẠNG NGƯỜI 227- BỐN VỌNG TƯỞNG NGÃ CHẤP 228- HÀM TẬN CÁC PHÁP 229- NGŨ UẨN 230- SẮC UẨN QUÁ KHỨ SẮC VỊ LAI SẮC HIỆN TẠI SẮC NỘI PHẦN SẮC NGOẠI PHẦN SẮC THÔ SẮC TẾ SẮC HẠ LIỆT SẮC THÙ THẮNG SẮC VIỄN LY SẮC THÂN CẬN SẮC 231- THỌ UẨN QUÁ KHỨ THỌ VỊ LAI THỌ HIỆN TẠI THỌ NỘI PHẦN THỌ NGOẠI PHẦN THỌ THÔ THỌ VÀ TẾ THỌ HẠ LIỆT THỌ VÀ THÙ THẮNG THỌ VIỄN LY THỌ THÂN CẬN THỌ 232- TƯỞNG UẨN QUÁ KHỨ TƯỞNG VỊ LAI TƯỞNG HIỆN TẠI TƯỞNG NỘI PHẦN TƯỞNG NGOẠI PHẦN TƯỞNG THÔ TƯỞNG VÀ TẾ TUỞNG HẠ LIỆT TƯỞNG VÀ THÙ THẮNG TƯỞNG VIỄN LY TƯỞNG THÂN CẬN TƯỞNG 233- HÀNH UẨN QUÁ KHỨ HÀNH VỊ LAI HÀNH HIỆN TẠI HÀNH NỘI PHẦN HÀNH NGOẠI PHẦN HÀNH THÔ HÀNH VÀ TẾ HÀNH HẠ LIỆT HÀNH VÀ THÙ THẮNG HÀNH VIỄN LY HÀNH THÂN CẬN HÀNH 234- THỨC UẨN QUÁ KHỨ THỨC VỊ LAI THỨC HIỆN TẠI THỨC NỘI PHẦN THỨC NGOẠI PHẦN THỨC THÔ THỨC VÀ TẾ THỨC HẠ LIỆT THỨC VÀ THÙ THẮNG THỨC VIỄN LY THỨC THÂN CẬN THỨC 235- VÔ THƯỜNG 236- KHỔ NÃO 236- VÔ NGÃ LỜI PHỤ -ooOoo- Lời Nói Đầu Quyển "SIÊU LÝ HỌC" được ra đời nhằm mục đích phát triển Văn Học ABHIDHAMMA. Là Nền Văn học cổ Ấn, đã trải qua một quá trình dài hơn 25 thế kỷ biết bao cuộc thăng trầm, nhưng ABHIDHAMMA vẫn chiếu hào quang rực rỡ. Những thời vàng son của Phật giáo ABHIDHAMMA đã đi vào lịch sử của nhân loại, được khắc vào các phiến kim loại quý giá và được xem là một quốc bảo. Thuở xưa ở Tích lan nhiều triều đại, các nhà Vua học ABHIDHAMMA trước khi lâm triều như vậy cũng đủ cho chúng ta nhận thấy rằng ABHIDHAMMA là một thượng vị của tinh thần đối với các bậc đại trí thức. Khi Ðức Phật còn tại thế, các vị Thánh Tăng hỏi nhau rằng "Làm thế nào cho khu rừng chói sáng, khi có các vị Tỳ khưu cư trú?" Ngài Mục Kiền Liên và vị Ðại Thinh Văn đệ nhất về thần thông đã trả lời rằng " Hai vị Tỳ khưu đàm luận về ABHIDHAMMA sẽ làm thế nào cho khu rừng chói sáng!" Thật vậy, khu rừng ấy đã chói sáng mãi mãi trong lịch sử Phật Giáo đó là khu rừng của Ðại Ðức Nāgasena trú ngụ trong khi thuyết phục nhà vua MILANDĀ! Câu hỏi của ngài Moggallāna có thể là lời tiên tri cho một sự kiện sẽ xảy ra sau đó hai thế kỷ. Chúng tôi cố gắng hơn bao giờ hết để cho ra đời quyển "SIÊU LÝ HỌC" với mục đích trả ơn đến bậc Thầy Tổ của chúng tôi là Ngài Hòa Thượng Tịnh Sự, ngài đã hy sinh suốt cả đời để phục vụ Phật Pháp nói chung và cho nền văn học ABHIDHAMMA nói riêng ... Chúng tôi vẫn không quên công đức các vị Ðại Ðức cao tăng đã dầy công đóng góp vào nền văn học ABHIDHAMMA như quí Ngài Nārada, Ngài Hộ Tông, Ngài Minh Châu, Ngài Giới Nghiêm, v.v... Chúng tôi xin chân thành cám ơn các vị sư đệ Giác Giới, Giác Tấn, Giác Hoằng cùng các cô Dhammadinna, cô Visuddhi, cô Supuññā, cô Sucitta và cô Mallikā đã tích cực đóng góp công, của, cùng chúng tôi để ấn hành "Quyển Siêu Lý Học" nầy. Chúng Tôi cũng xin tán thán công hạnh truyền bá pháp môn ABHIDHAMMA của các vị pháp đệ Bửu Chánh, Giác Ðẳng, Giác Trí, Ngộ Ðạo, Thiện Pháp, Giác Trung. Môn học ABHIDHAMMA tuy khô khan sâu sắc khó hiểu, nhưng những người có trí ưa thích, không phải chỉ mến mộ vì Pháp hay (dể hiểu ... ) mà chính vì năng sinh Trí tuệ. Tất cả luận Sư Ấn Ðộ thuở xưa như Thế Thân (Visubhandu), Vô Trước (Asanga) v.v... đã tạo nhiều bộ Luận trứ danh đều có học ABHIDHAMMA cả! Các bộ luận nổi tiếng như Milindapañhā, Visuddhimagga, Thành Thật Luận, Câu xá Luận v.v... hầu hết đều phát triển từ văn học ABHIDHAMMA. Mong rằng Việt nam ta sẽ có những nhà luận Sư lỗi lạc, những dịch giả trứ danh để nền văn hiến dân tộc có thể theo kịp đà tiến triển của các nước như Nhật Bản, Tích lan, Miến Ðiện, Ăng Lê, Ấn Ðộ .v.v... Tập "Siêu lý Học" ra đời là nói lên niềm mong ước ấy, nhưng chúng tôi chỉ là một học giả tầm thường, lại có hoài bảo vĩ đại ấy thật là mạo muội và chắc chắn còn nhiều sơ thất đáng tiếc! Kính mong các bậc Thiện Trí Thức từ bi chỉ giáo để có dịp tái bản được hoàn hảo hơn. Mong thay! GIÁC CHÁNH Bửu Long, ba không, không ba Hai năm nhị ngũ, phát A-Tỳ-Ðàm
|
|
|
Post by Chuong 1 on May 7, 2008 15:57:26 GMT -5
[01]
SIÊU-LÝ CƯƠNG-YẾU
Pháp tất cả chia ra có 2:
1- Pháp Tục đế (Sammutisacca). 2- Pháp Chơn đế (Paramatthasacca).
Trừ Pháp Tục đế (là sự thật của thế gian thông thường) còn lại tất cả Pháp là chơn-đế.
Pháp Chơn-đế chia ra có bốn:
1- Chơn tâm (Citta: Sabhāvadhammā). 2- Chơn tánh (Cetasika: Sabhāvadhammā). 3- Chơn Sắc (Rūpa: Sabhāvadhammā). 4- Chơn không hay Tánh không (Suññata, Nibbāna; Sabhāvadhammo).
A)- Chơn tâm ở đây không có nghĩa là tự ngã thường hằng bất biến đồng danh nghĩa với Phật tánh, tánh không v.v... mà là bản thể về tâm thức. Chơn tâm có 6 loại:
1- Nhãn thức có hai thứ. 2- Nhĩ thức có hai thứ. 3- Tỷ thức có hai thứ. 4- Thiệt thức có hai thứ. 5- Thân thức có hai thứ. 6- Ý thức có 111 thứ.
Cộng chung là 121 tâm.
B)- Chơn tánh ở đây là bản thể thật về tánh lý, tức là pháp phụ thuộc của tâm, cũng được gọi là sở hữu tâm hay tâm sở. Chơn tánh có ba loại:
1- Tánh vô ký có 13 thứ. 2- Tánh Bất thiện có 14 thứ. 3- Tánh thiện có 25 thứ.
Cộng chung là 52 thứ.
C)- Chơn sắc ở đây là Pháp bản thể thật về Sắc Pháp. Chơn sắc có hai loại:
1- Sắc Tứ Ðại có 4 thứ. 2- Sắc y Ðại sinh có 24 thứ.
Cộng chung là 28 sắc.
D)- Chơn không ở đây là pháp bản thể thật về vô vi tức là Níp-Bàn chỉ có một.
I. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO NGŨ UẨN CÓ 5:
1- Sắc uẩn là 28 Sắc pháp. 2- Thọ uẩn là sở hữu Thọ. 3- Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng. 4- Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại. 5- Thức uẩn là 121 Tâm.
Níp-Bàn là ngoại uẩn.
II. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO XỨ CÓ 12:
1- Nhãn xứ là sắc nhãn vật. 2- Nhĩ xứ là sắc nhĩ vật. 3- Tỷ xứ là sắcTỷ vật. 4- Thiệt xứ là sắc thiệt vật. 5- Thân xứ là sắc thân vật. 6- Sắc xứ là sắc cảnh. 7- Thinh xứ là sắc thinh. 8- Khí xứ là sắc khí. 9- Vị xứ là sắc cảnh vị. 10- Xúc xứ là Ðất, Lửa, và Gió. 11- Ý xứ là 121. 12- Pháp xứ là 52 tánh, 16 sắc tế và Níp-Bàn.
III. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO GIỚI CÓ 18:
1- Nhãn giới là sắc nhãn vật. 2- Nhĩ giới là sắc nhĩ vật. 3- Tỷ giới là sắc tỷ vật. 4-Thiệt giới là sắc thiệt vật. 5- Thân giới là sắc thân vật. 6- Sắc giới là sắc cảnh sắc. 7- Thinh giới là sắc cảnh thinh. 8- Khí giới là sắc cảnh khí. 9- Vị giới là sắc cảnh vị. 10- Xúc giới là Ðất, Lửa và Gió. 11- Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức. 12- Nhĩ thức giới là 2 tâm nhĩ thức. 13- Tỷ thức giới là 2 tâm tỷ thức. 14- Thiệt thức giới là 2 tâm thiệt thức. 15- Thân thức giới là 2 tâm thân thức. 16- ý giới là 2 tâm Tiếp Thâu và Khai ngũ Môn. 17- Ý thức giới là 108 tâm còn lại. 18- Pháp giới là 52 sở hữu, 16 sắc tế và Níp-Bàn.
IV. PHÁP CHƠN ÐẾ PHÂN THEO TỨ DIỆU ÐẾ:
1- Khổ đế: là 81 tâm hiệp thế, 51 sở hữu phi tham trong khi phối hợp với tâm hiệp thế và 28 sắc pháp. 2- Tập đế: là sở hữu tham. 3- Diệt đế: là Níp-Bàn. 4- Ðạo đế: là 8 sở hữu chánh đạo (Trí, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Niệm, Cần và Ðịnh) phối hợp trong tâm đạo.
- Các sở hữu phi đạo đế phối hợp trong tâm đạo và tâm đạo là ngoại đế; cũng vậy các tâm Quả Siêu Thế đều là ngoại đế.
-ooOoo-
1. KỆ NHẬP ÐỀ
Kính Lễ Chánh Ðẳng Giác. Cùng Vô Tỷ Chánh Pháp. Và vô thượng Tăng. Tôi sẽ giảng Diệu Pháp.
Giảng giải:
"Chánh Ðẳng Giác" dịch từ chữ Sammāsambuddha nghĩa là bậc giác ngộ hoàn toàn, hiểu biết tất cả, cũng dịch là Chánh Biến Tri tức là bậc tự giác ngộ Lý Tứ Diệu Ðế không có thầy chỉ dạy.
"Vô Tỷ Chánh pháp" dịch từ chữ Atulamsasaddhammaṃ nghĩa là giáo lý của Phật giảng thuyết là giáo lý trên mọi giáo lý, pháp môn trên mọi pháp môn, không có một giáo lý hay pháp môn nào khác có thể so sánh được.
"Vô Thượng Tăng Chúng" dịch từ chữ Ganuttamaṃ nghĩa là chúng Thinh Văn đệ tử của Phật tu hành chân chánh đúng theo chánh pháp, thành đạt cứu cánh của phạm hạnh, bên ngoài có tam y quả bát, bên trong có tam học là Giới, Ðịnh và Tuệ. Sa môn trên các Sa môn, giáo sĩ trên các giáo sĩ không thể có hàng Sa môn hay giáo sĩ khác so sánh bằng.
"Diệu Pháp" dịch từ chữ Abhidhamma nghĩa là giáo lý cao siêu vi diệu, mầu nhiệm hơn thường; cũng dịch là Ðối Pháp vì pháp môn trong tạng này chỉ rõ ràng Năng đối và Sở đối cũng dịch là Thắng Pháp vì ý nghĩa trong tạng này thù thắng hơn Kinh tạng và Luật tạng, cũng dịch là Ðại Pháp, vì khi thuyết đến tạng này Nhứt Thiết Chủng Trí của Ðức Phật mới phát huy tột độ, hào quang hiện đủ sáu màu và nghĩa lý trong tạng Abhidhamma bao trùm cả ý nghĩa Tục đế và Chơn đế.
2. NHỊ ÐỀ VIÊN DUNG
Gồm thâu tất cả pháp. Chia thành hai sự thật. Tục đế và Chơn đế. Là giềng mối các pháp.
Giảng giải:
"Pháp" dịch từ chữ Dhamma nghĩa là cái gì đó có tướng trạng riêng biệt như vuông, tròn, dài, vắn, sáng tối, cao, thấp, chơn, giả, hữu vi, vô vi v.v... để phân biệt, hiểu biết được đó là vật chi thì gọi là pháp. Pháp được Ðức Phật khéo giảng thuyết bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng tóm lại có hai là Chơn đế và Tục đế.
"Tục đế" dịch từ chữ Sammutti-sacca nghĩa là sự thật phổ thông của thế tình. Thí dụ: Như các món nữ trang có tên bông, cà rá v.v... cũng dịch là Thi Thiết là tạo đặt ra chứ không có thật, cũng dịch là Khái niệm là quan niệm đại khái bề ngoài chứ không có thật chất. Cũng dịch là Chế định là chế biến định đặt ra danh từ và ý nghĩa của các sự vật để tỏ cho nhau hiểu biết bản thể thật. Có chỗ gọi là Thế đế cũng đồng nghĩa như tục Ðế.
Tục đế có hai loại Danh chế định và Nghĩa chế định.
Danh chế định (Nāmapaññatti) có 6:
1- Danh chơn chế định. 2- Phi Danh chơn chế định. 3- Danh chơn Phi Danh chơn chế định. 4- Phi Danh chơn danh chơn chế định. 5- Danh chơn danh chơn chế định. 6- Phi Danh chơn phi danh chơn chế định.
Nghĩa chế định (Atthapaññatti) có 7:
1- Hình thức chế định. 2- Hiệp thành chế định. 3- Hư không chế định. 4- Chúng sanh chế định. 5- Thời tiết chế định. 6- Phương hướng chế định. 7- Tiêu biểu chế định.
"Chơn đế" dịch từ chữ Paramattha-sacca nghĩa là sự thật bản thể hay sự thật của sự thật, thí dụ: vàng là bản chất của các loại nữ trang cũng dịch là Ðệ nhất nghĩa đế là lẽ thật tuyệt đối cũng dịch là Siêu Lý là chơn lý cao siêu vượt trên ý nghĩa thông thường. Chơn đế có 4 thứ:
1-Tâm 2- Sở Hữu tâm 3- Sắc pháp 4- Níp-Bàn.
"Tâm" dịch từ chữ Citta nghĩa là suy nghĩ, biết cảnh, nhận thức sự hiện hữu của đối tượng. Tâm có 6 loại:
1- Tâm nhãn thức có 2 thứ. 2- Tâm nhĩ thức có 2 thứ. 3- Tâm tỷ thức có 2 thứ. 4- Tâm thiệt thức có 2 thứ. 5- Tâm thân thức có 2 thứ. 6- Tâm ý thức có 111 thứ.
Như vậy, tâm có 121 thứ kể chung 6 loại tất cả:
"Sở Hữu Tâm" dịch từ chữ Cetasika nghĩa là vật phụ thuộc của tâm.
Ðối với tâm, sở hữu luôn luôn đồng sanh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng nương một căn (vật) với tâm và đồng biết một cảnh với tâm. Sở hữu tâm có 3 loại:
1- Sở hữu tợ tha có 13 thứ. 2- Sở hữu bất thiện có 14 thứ. 3- Sở hữu tịnh hão có 25 thứ.
Như vậy Sở hữu tâm có 52 thứ kể chung 3 loại tất cả.
"Sắc pháp" dịch từ chữ Rūpa có nghĩa là thể chất vô tri giác hằng biến hoại đổi thay. Trái nghĩa với Danh hay Tâm là sự biết cảnh không hình sắc. Sắc Pháp có hai loại:
- Sắc Tứ Ðại có 4 thứ - Sắc Y Ðại Sinh có 24 thứ.
Như vậy sắc pháp tính chung 2 loại có 28 thứ tất cả.
"Níp-Bàn" dịch từ chữ Nibbāna nghĩa là dập tắt phiền não, diệt tận ngũ uẩn, chấm dứt sanh tử luân hồi, ngoài hạn cuộc thế gian. Theo ngài Sāriputta giải: sự vắng mặt tham, sân, si là Níp-Bàn.
- Ngài Nārada chú giải tập Dhammapada ghi rằng: "Ðứng về phương diện siêu hình. Níp-Bàn là dập tắc đau khổ, phiền não, về phương diện tâm lý, Níp-Bàn tận diệt tham, sân, si".
Như trên vừa trình bày hai pháp Tục đế và Chơn đế. Trong mọi trường hợp cả hai đế đều được ứng dụng để bổ túc cho nhau, nhất là trên phương diện duy trì và truyền bá chánh pháp, chúng ta không thể chấp Tục đế mà bỏ Chơn đế và ngược lại. Chấp tục đế mà bỏ Chơn đế như bỏ mồi bắt bóng Giữ Chơn đế mà bỏ Tục đế chẳng khác tìm trâu mà không theo dấu! Vì vậy, nên Nhị đề phải được viên dung.
|
|
|
Post by Tam Cita on May 7, 2008 16:00:26 GMT -5
3- TÂM (CITTA)
I. Ðịnh nghĩa: Citta hay Tâm là sự biết cảnh, nhận thức được đối tượng (biết cảnh gọi là Tâm, bị tâm biết gọi là cảnh).
Tâm, bản thể chỉ có một là sự biết nhưng phân ra nhiều loại là vì căn cứ vào căn và cảnh mà đặt tên riêng cho Tâm. Thí dụ: Như lửa, bản chất chỉ có 1 là "vật nóng" nhưng vì tùy theo nhiên liệu mà kêu nên lửa có nhiều thứ như lửa rơm, lửa củi, lửa dầu, lửa xăng v.v...
II. Phân tích chi pháp: Tâm phân ra có 6 loại:
1- Tâm nhãn thức là cái biết nương nơi nhãn vật (căn) biết được cảnh sắc. 2- Tâm nhĩ thức là cái biết nương nơi nhĩ vật, biết được cảnh thinh. 3- Tâm tỷ thức là cái biết nương nơi tỷ vật, biết được cảnh khí. 4- Tâm thiệt thức là cái biết nương nơi thiệt vật, biết được cảnh vị. 5- Tâm thân thức là cái biết nương nơi thân vật, biết được cảnh xúc.
4. TÂM NHÃN THỨC (Cakkhuviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Nhãn thức là cái biết của mắt chỉ nhận thức cảnh sắc.
II. Phân tích chi pháp: nhãn thức có hai thứ:
1- Nhãn thức quả bất thiện (mắt thấy như cảnh xấu, điêu tàn, nhơ nhớp v.v...) .
2- Nhãn thức quả thiện (mắt thấy cảnh vật tươi tốt, theo Vi Diệu Pháp thì mọi tâm thức không phải sẳn có mà do nhân duyên kết hợp đầy đủ thì tâm thức mới sanh khởi).
- Có 4 nguyên nhân sanh nhãn thức:
1- Nhãn vật; 2- Cảnh Sắc 3- Ánh sáng; 4- Sự chú ý.
III. Ðối chiếu: Tâm nhãn thức đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: có 7 Sở hữu biến hành phối hợp. 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với 8 người (4 phàm và 4 quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi (trừ 4 Vô Sắc và Vô Tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ tâm nhãn môn. 8) 5 Thọ: Chỉ có thọ xả. 9) 6 Nhân: Không có. 10) 14 Sự: Làm sự thấy. 11) 6 Môn: Nương nhãn môn. 12) 21 Cảnh: Biết được 8 cảnh (Cảnh sắc, Cảnh Sắc pháp, Cảnh Dục giới, Cảnh Chơn đế, Cảnh Hiện tại, Cảnh Nội phần, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Nội và Cảnh Ngoại phần). 13) 6 Vật: Nương nhãn vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Nhãn thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
5. TÂM NHĨ THỨC (Sotaviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Nhĩ thức là sự biết nương nơi nhĩ vật, nhận thức cảnh thinh.
II. Phân tích chi pháp: nhĩ thức có hai thứ:
1- Nhĩ thức quả bất thiện (tai nghe tiếng xấu như những âm thanh rùng rợn hoặc những lời nguyền rủa v.v...).
2- Nhĩ thức quả thiện vô nhân (tai nghe tiếng tốt, như những âm thanh êm dịu hoặc những lời tán thán v.v...).
- Có 4 nguyên nhân sanh nhĩ thức:
1- Nhĩ vật. 2- Cảnh thinh. 3- Có khoảng trống. 4- Có sự chú ý.
III. Ðối chiếu: Tâm nhĩ thức đối với:
52 Sở hữu Tâm: Có 7 Sở hữu biến hành phối hợp. 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 4 Giống: Thuộc giống quả. 12 Người: Sanh khởi với 8 người (4 phàm và 4 quả). 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi (trừ 4 Vô Sắc và Vô Tưởng). 3 Thời: Sanh thời bình nhật. Lộ tâm: Diễn tiến lộ tâm nhĩ môn. 5 Thọ: Thọ xả. 6 Nhân: Không có. 14 Sự: Làm sự nghe. 6 Môn: Nương nhĩ môn. 21 Cảnh: Biết được 8 cảnh (Cảnh thinh, Cảnh Sắc pháp, Cảnh Dục giới, Cảnh Chơn đế, Cảnh Hiện tại, Cảnh Nội phần, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Nội và Cảnh Ngoại phần). 6 Vật: Nương nhĩ vật. 5 Uẩn: Thức uẩn. 12 Xứ: Ý xứ. 18 Giới: Nhĩ thức giới. 4 Ðế: Khổ đế.
6. TÂM TỶ THỨC (Ghānaviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Tỷ thức là sự biết nương từ tỷ vật, nhận thức cảnh khí.
II. Phân tích chi pháp: tỷ thức có hai thứ:
1- Tỷ thức quả bất thiện (mũi ngửi mùi tanh hôi khó chịu). 2- Tỷ thức quả thiện vô nhân (mũi ngửi mùi thơm).
- Có 4 nguyên nhân sanh Tỷ thức:
1- Tỷ vật. 2- Cảnh khí. 3- Gió. 4- Sự chú ý.
III. Ðối chiếu: Tâm Tỷ thức đối với:
52 Sở hữu Tâm: Có 7 Sở hữu biến hành phối hợp. 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 4 Giống: Thuộc giống quả. 12 Người: Sanh khởi với 8 người (4 phàm và 4 quả). 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi dục giới. 3 Thời: Sanh thời bình nhật. Lộ tâm: Diễn tiến lộ tâm tỷ môn. 5 Thọ: Thọ xả. 6 Nhân: Không có. 14 Sự: Làm sự ngưởi. 6 Môn: Nương tỷ môn. 21 Cảnh: Biết được 8 cảnh (Cảnh Khí, Cảnh Sắc pháp, Cảnh Dục giới, Cảnh Chơn đế, Cảnh Hiện tại, Cảnh Nội phần, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Nội và Cảnh Ngoại phần). 6 Vật: Nương tỷ vật. 5 Uẩn: Thức uẩn. 12 Xứ: Ý xứ . 8 Giới: Tỷ thức giới. 4 Ðế: Khổ đế.
7. TÂM THIỆT THỨC (Jivhāviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Thiệt thức là sự biết nương từ thiệt vật, nhận thức cảnh vị.
II. Phân tích chi pháp: thiệt thức có hai thứ:
1- Thiệt thức quả bất thiện (lưỡi nếm vị cay đắng v.v...). 2- Thiệt thức quả thiện vô nhân (lưỡi nếm vị ngon ngọt).
- Có 4 nguyên nhân sanh thiệt thức:
1- Thần kinh thiệt. 2- Cảnh vị. 3- Nước. 4- Sự chú ý.
III. Ðối chiếu: Tâm Thiệt thức đối với:
52 Sở hữu Tâm: Có 7 Sở hữu biến hành phối hợp. 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 4 Giống: Thuộc giống quả. 12 Người: Sanh khởi với 8 người (4 phàm và 4 quả). 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi dục giới. 3 Thời: Sanh thời bình nhật. Lộ tâm: Diễn tiến lộ tâm thiệt môn. 5 Thọ: Thọ xả. 6 Nhân: Không có. 14 Sự: Làm sự nếm. 6 Môn: Nương thiệt môn. 21 Cảnh: Biết được 8 cảnh (Cảnh Vị, Cảnh Sắc pháp, Cảnh Dục giới, Cảnh Chơn đế, Cảnh Hiện tại, Cảnh Nội phần, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Nội và Cảnh Ngoại phần). 6 Vật: Nương thiệt vật 5 Uẩn: Thức uẩn 12 Xứ: Ý xứ 18 Giới: Thiệt thức giới 4 Ðế: Khổ đế
8. TÂM THÂN THỨC (Kāyaviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Thân thức tức là sự biết nương nơi thân vật, nhận thức cảnh xúc.
II. Phân tích chi pháp: Tâm thân thức có hai thứ:
1- Thân thức quả bất thiện vô nhân thọ khổ (thân đau đớn). 2- Thân thức quả thiện vô nhân thọ lạc (thân sung sướng).
- Có 4 nguyên nhân sanh thân thức:
1- Thần kinh thân. 2- Cảnh xúc. 3- Cứng, mềm, nóng, lạnh, di động, căn phồng ra. 4- Sự chú ý.
III. Ðối chiếu: Tâm Thân thức đối với:
52 Sở hữu Tâm: Có 7 Sở hữu biến hành phối hợp. 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký 4 Giống: Thuộc giống quả 12 Người: Sanh khởi với 8 người (4 phàm và 4 quả) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi dục giới 3 Thời: Sanh thời bình nhật Lộ tâm: Diễn tiến lộ tâm thân môn 5 Thọ: Thọ khổ, thọ lạc 6 Nhân: Không có 14 Sự: Làm sự cảm xúc (va chạm) 6 Môn: Nương thân môn 21 Cảnh: Biết được 8 cảnh (Cảnh Xúc(Ðất, Lửa, Gió) Cảnh Sắc pháp, Cảnh Dục giới, Cảnh Chơn đế, Cảnh Hiện tại, Cảnh Nội phần, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Nội và Cảnh Ngoại phần). 6 Vật: Nương thân vật 5 Uẩn: Thức uẩn 2 Xứ: Ý xứ 18 Giới: Thân thức giới 4 Ðế: Khổ đế.
9. TÂM Ý THỨC (Manoviññāṇaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Ý thức là sự biết của ý, nhận thức được mọi đối tượng. Ðối với chúng sanh ở cõi Dục giới và Sắc giới thì ý thức phải nương ý vật: (Sắc nghiệp nương trong trái tim) nhưng ở cõi Vô Sắc Giới thì ý thức tự khởi lên không cần nương ý vật.
II. Phân tích chi pháp: Ý thức có đến 111 thứ tâm: 8 tâm tham, 2 Tâm Sân, 2 Tâm si, 2 Tâm tiếp thâu, 3 Tâm quan sát, 1 Tâm khai ngũ môn, 1 Tâm khai ý môn, 1 Tâm vi tiếu, 8 Thiện dục giới, 8 Quả dục giới hữu nhân, 8 Duy tác dục giới, 5 Thiện sắc giới, 5 Quả sắc giới, 5 Duy tác sắc giới, 4 Thiện vô sắc giới, 4 Quả vô sắc giới, 4 Duy tác vô sắc giới, 5 tâm sơ đạo, 5 Tâm nhị đạo, 5 Tâm Tam đạo, 5 Tâm Tứ đạo, 5 Tâm Sơ quả, 5 Tâm Nhị quả, 5 Tâm Tam quả, 5 Tâm Tứ quả.
- Có 14 nguyên nhân sanh ý thức:
1- Nhớ lại 6 cảnh đã từng gặp. 2- 6 cảnh hiện tại giống cảnh quá khứ. 3- Do sự gặp, đọc, nghe, thấy v.v... 4- 6 cảnh hiện tại trùng hợp với cảnh học, đọc, nghe, thấy. 5- Tin theo lời nói của kẻ khác. 6- Có những sự vật ứ thích. 7- Hồi tưởng nhân quả của lời nói và việc làm. 8- Suy tư về giáo lý cao siêu. 9- Do mãnh lực của nghiệp. 10- Do năng lực thần thông của người khác chuyển tâm. 11- Do bộ phận trong thân thể thay đổi (Viparīta). 12- Do sự sai khiến của các thiên nhân. 13- Do tri kiến chính chắn về lý Tứ Ðế qua trí văn, trí tư hay trí tu. 14- Do Thánh trí tác động.
10. TÂM THAM (Lobhamūlacitta)
1- Tâm Tham Thọ Hỷ hợp Tà Vô trợ. 2- Tâm Tham Thọ Hỷ hợp Tà Hữu trợ. 3- Tâm Tham Thọ Hỷ ly Tà Vô trợ. 4- Tâm Tham Thọ Hỷ ly Tà Hữu trợ. 5- Tâm Tham Thọ xả hợp tà Vô trợ 6- Tâm Tham Thọ xả hợp tà Hữu trợ 7- Tâm Tham Thọ xả ly tà Vô trợ 8- Tâm Tham Thọ xả ly tà Hữu trợ
Lời chú: Thọ Hỷ là cảm giác vui mừng, Thọ xả là cảm giác vô tư (không vui không buồn). Tà là sự suy nghĩ sai lầm không đúng với sự thật; Hợp tà là tương ưng với kiến chấp sai lầm, trái lại là ly tà. Trợ là cách đốc xúi, nhắc bảo khuyến khích; Tâm khởi lên do suy tư nhiều lần hay có sự đốc xúi là hữu trợ trái lại là vô trợ.
III. Ðối chiếu: Tâm Tham đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 22 Sở hữu phối hợp (13 sở hữu tợ tha, 4 si phần, 3 Tham phần, 2 Hôn phần) (những tâm tham hợp tà trừ ra ngã mạn, những tâm ly tà thì trừ ra tà kiến, những tâm tham vô trợ trừ 2 hôn phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh bất thiện 3) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện 4) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (trừ 4 đạo và Tứ quả) 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi (trừ cõi vô tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ý môn và ngũ môn. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả 9) 6 Nhân: Có 2 nhân (Tham và Si) 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn 12) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 13) 6 Vật: Nương ý vật 14) 5 Uẩn: Thức uẩn 15) 12 Xứ: Ý xứ 16) 18 Giới: Ý thức giới 17) 4 Ðế: Khổ đế.
11. TÂM SÂN (Dosamūlacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Sân là lòng bất bình, phẩn nộ, muốn hủy diệt đối tượng.
II. Phân tích chi pháp: Tâm sân có 2 thứ:
1- Tâm sân hợp phấn Vô trợ 2- Tâm sân hợp phấn Hữu trợ
III. Ðối chiếu: Tâm sân đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 22 Sở hữu phối hợp (trừ hỷ, tham phần và hoài nghi) 2) 3 Tánh: Thuộc tánh bất thiện 3) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện 4) 12 Người: Sanh khởi với 6 người (trừ 4 đạo, Tam quả và Tứ quả) 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi dục giới(4 cỏi khổ và 7 cỏi vui dục giới). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ý môn và ngũ môn. 8) 5 Thọ: Thọ ưu 9) 6 Nhân: Có 2 nhân (Sân và Si) 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn 12) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 13) 6 Vật: Nương ý vật 14) 5 Uẩn: Thức uẩn 15) 12 Xứ: Ý xứ 16) 18 Giới: Ý thức giới 17) 4 Ðế: Khổ đế.
12. TÂM SI (Mohamūlacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm là loại tâm đen tối không sáng suốt.
II. Phân tích chi pháp: Tâm si có 2 thứ:
1- Tâm si hoài nghi. 2- Tâm si phóng dật.
Lời chú: Tâm si hoài nghi là tâm phân vân, lưỡng lự, không tin Tam Bảo, không tin Nghiệp và Quả của Nghiệp. Thí dụ: như người lạc đường đối với con đường có 3 ngã rẻ.
Tâm phóng dật là tâm giao động không thể đình trụ trong một đề mục bền lâu.
III. Ðối chiếu: Tâm si đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm:
A) Tâm si hoài nghi có 15 Sở hữu phối hợp: 10 sở hữu tợ tha (trừ thắng giải, hỷ, dục) 4 si phần, 1 si hoài nghi. B) Tâm si phóng dật có 15 sở hữu; 11 sở hữu tợ tha ( trừ hỷ, dục) và 4 si phần.
2) 3 Tánh: Thuộc tánh bất thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện .
4) 12 Người:
A) Si hoài nghi: sanh khởi với 4 phàm (trừ 4 Ðạo và 4 Quả). B) Si phóng dật: sanh khởi với 4 phàm và 3 Quả hữu học (trừ 4 Ðạo và Tứ Quả).
5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi (trừ vô tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ý môn và ngũ môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả. 9) 6 Nhân: Có nhân Si. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn. 12) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn luôn Ðạo Quả). 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
|
|
|
Post by Tam Cita on May 7, 2008 16:02:13 GMT -5
13. TÂM TIẾP THÂU (Sampaṭicchanacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Tiếp Thâu là trạng thái tâm lãnh nạp đối tượng bên ngoài. Như tiếp thâu cảnh sắc do nhãn thức nhận biết, tiếp thâu cảnh thinh do nhĩ thức nhận biết, tiếp thâu cảnh khí do tỷ thức nhận biết, tiếp thâu cảnh vị do thiệt thức nhận biết.
II. Phân tích chi pháp: Tâm tiếp thâu có 2 thứ:
1- Tâm tiếp thâu quả bất thiện vô nhân 2- Tâm tiếp thâu quả thiện vô nhân
III. Ðối chiếu: Tâm tiếp thâu đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: 10 Sở hữu tợ tha phối hợp (trừ cần,hỷ, dục). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với 8 người: ( 4 phàm, 4 quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi ngũ uẩn (trừ vô sắc và vô tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả. 9) 6 Nhân: Vô nhân. 10) 14 Sự: Làm sự tiếp thâu. 11) 6 Môn: Nương 5 môn (trừ ý môn). 12) 21 Cảnh: Biết được 13 cảnh: Sắc, Thinh, Khí,Vị, Xúc, Cảnh ngũ, Sắc pháp, Chơn đế, Dục giới, Hiện tại, Nội phần, Ngoại phần, Nội và Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
14. TÂM QUAN SÁT (Santirāṇacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm quan sát là trạng thái tâm xem xét tìm hiểu đối tượng bên ngoài đối với cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc không tốt đẹp thì tâm quan sát quả bất thiện là việc điều tra các đối tượng nầy nếu cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc tốt thường thì tâm quan sát quả thiện về nhân thọ xả tìm hiểu các đối tượng nầy và nếu cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc rất tốt thì tâm quan sát quả thiện vô nhân thọ hỷ làm việc tìm hiểu các đối tượng nầy.
II. Phân tích chi pháp: Tâm quan sát có 3 thứ:
1- Tâm quan sát thọ xả quả bất thiện vô nhân. 2- Tâm quan sát thọ xả quả thiện vô nhân. 3- Tâm quan sát thọ hỷ quả thiện vô nhân.
III. Ðối chiếu: Tâm quan sát thọ xả đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm:
A) Tâm quan sát thọ xả: có 10 sở hữu tợ tha phối hợp (trừ cần, hỷ, dục). B) Tâm quan sát thọ hỷ: có 11 sở hữu tợ tha phối hợp (trừ cần, dục).
2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi vớiû 8 người (trừ 4 đạo). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cỏi (trừ vô sắc và vô tưởng). 6) 3 Thời: quan sát thọ xả đủ 3 thời; quan sát thọ hỷ chỉ có thời bình nhật . 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ý môn và ngũ môn. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả. 9) 6 Nhân: Vô nhân. 10) 14 Sự: Quan sát thọ xả làm 5 sự: (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Quan sát, thập di); Quan sát thọ hỷ làm 2 sự: (Thập di và Quan sát). 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn. 12) 21 Cảnh: Biết được 17 cảnh (trừ 4 cảnh: Chế định, Ðáo đại, Níp-Bàn và cảnh Ngoại thời). 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
15. TÂM KHAI NGŨ MÔN (Pañcadvārāvajjanacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Khai ngũ môn là trạng thái tâm hướng đến cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc.
III. Ðối chiếu: Tâm khai ngũ môn đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 10 sở hữu tợ tha (trừ cần, hỷ, dục). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống duy tác. 4) 12 Người: Sanh khởi với 8 người (trừ 4 đạo). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cỏi (trừ vô sắc và vô tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả. 9) 6 Nhân: Vô nhân. 10) 14 Sự:Làm sự khai môn. 11) 6 Môn: Nương 5 môn (trừ ý môn). 12) 21 Cảnh: Biết được 13 cảnh: Sắc, Thinh, Khí,Vị, Xúc, Cảnh ngũ, Sắc pháp, Chơn đế, Dục giới, Hiện tại, Nội phần, Ngoại phần, Nội và Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
16. TÂM KHAI Ý MÔN (Manodvārāvajjanacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Khai ý môn là trạng thái tâm hướng đến cảnh Pháp và xác định Cảnh Ngũ.
II. Ðối chiếu: Tâm khai ý môn đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 11 sở hữu tợ tha (trừ hỷ, dục). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống duy tác. 4) 12 Người: Sanh khởi vớiû 8 người (trừ 4 đạo). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cỏi hữu tâm (trừ cõi vô tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ môn và lộ ý. 8) 5 Thọ: Thọ xả. 9) 6 Nhân: Vô nhân. 10) 14 Sự: Khai môn và phân đoán. 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn. 12) 21 Cảnh: Biết 21 cảnh. 13) 6 Vật: Nương ý vật hoặc không. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
17. TÂM VI TIẾU (Hasituppāda)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm vi tiếu là trạng thái tâm làm việc cười của vị A-La-Hán (Thinh văn).
II. Ðối chiếu: Tâm vi tiếu đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 12 sở hữu tợ tha phối hợp (trừ dục). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống duy tác. 4) 12 Người: Người Tứ quả. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 22 cõi vui ngũ uẩn. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ và lộ ý. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ. 9) 6 Nhân: Vô nhân. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn. 12) 21 Cảnh: Biết 17 cảnh (trừ Tục đế, Ðáo Ðại, Níp-Bàn, ngoại thời). 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
18. TÂM THIỆN DỤC GIỚI (Kusala kāmāvacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Thiện dục giới là nhân lành sanh làm người làm Trời cõi dục, Tâm thiện dục giới còn được gọi là Tâm Ðại Thiện, vì biết được nhiều cảnh, sanh đưỡc nhiều cõi, dị thục rất nhiều quả.
II. Phân tích chi pháp: Tâm thiện dục giới có tám thứ:
1- Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ. 2 -Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ. 3 - Tâm Thiện thọ hỷ ly trí vô trợ. 4 - Tâm Thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ. 5 - Tâm Thiện thọ xả hợp trí vô trợ. 6- Tâm Thiện thọ xả hợp trí hữu trợ. 7 - Tâm Thiện thọ xả ly trí vô trợ. 8 - Tâm Thiện thọ xả ly trí hữu trợ.
Lời chú: Vô trợ là không cần đốc xúi và suy nghĩ nhiều lần, trái lại là hữu trợ. Có sáng suốt là hợp trí, thiếu sáng suốt là ly trí. Vui thích là thọ hỷ, thản nhiên là thọ xả.
III. Ðối chiếu: Tâm Thiện dục giới đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 38 sở hữu: (13 tợ tha, 25 Tịnh hảo) (những tâm thọ xả trừ hỷ, những tâm ly trí trừ trí). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống thiện. 4) 12 Người: Sanh khởi vớiû 7 người (trừ 4 đạo và Tứ quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi (trừ vô tưởng). 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ và lộ ý. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả. 9) 6 Nhân: Tâm hợp trí: 3 nhân. Tâm ly trí trừ nhân vô si). 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn. 12) 21 Cảnh: Tâm hợp trí biết đủ 21 cảnh.; Tâm ly trí biết 20 cảnh (trừ Níp-Bàn) 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
19. TÂM QUẢ DỤC GIỚI HỮU NHÂN (Vipāka kāmāvacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm quả dục giới hữu nhân là quả thành tựu của tâm Thiện dục giới.
II. Phân tích chi pháp: Tâm quả dục giới hữu nhân cũng có tám thứ như Tâm Thiện dục giới.
III. Ðối chiếu: Tâm quả dục giới hữu nhân đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 33 sở hữu phối hợp: 13 tợ tha, 20 Tịnh hảo (trừ giới phần và vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Tâm hợp trí: 5 người (Phàm Tam nhân, 4 Thánh quả); Tâm ly trí: 7 người (3 phàm vui và 4 thánh quả). 5) 31 Cõi: Sanh trong 7 cõi vui dục giới. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ và lộ ý. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả. 9) 6 Nhân: Tâm hợp trí: 3 nhân; Tâm ly trí: 2 nhân (những tâm ly trí trừ nhân vô si). 10) 14 Sự: Có 4 sự: sự Tục sinh, Hộ kiếp, thập di và Tử. 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn hoặc không 12) 21 Cảnh: Biết 17 cảnh (trừ chế định, Ðáo Ðại, Níp-Bàn, Ngoại thời) 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
20. TÂM DUY TÁC DỤC GIỚI HỮU NHÂN (Kiriyakāmāvacaracitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Duy tác dục giới hữu nhân là tâm của vị A La Hán ở trong cõi dục, hành động giốgn như Thiện mà không phải Thiện, nghĩa là quả thành tựu của việc làm.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Duy tác dục giới hữu nhân cũng có tám thứ như Tâm Thiện dục giới:
III. Ðối chiếu: Tâm Duy tác dục giới hữu nhân đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 35 sở hữu tâm phối hợp (trừ giới phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống duy tác. 4) 12 Người: Có 1 người (Người Tứ quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ngũ và lộ ý. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả. 9) 6 Nhân: Tâm hợp trí: có 3 nhân (vô tham vô sân, vô si); Tâm ly trí: có 2 (trừ nhân vô si). 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương đủ 6 môn. 12) 21 Cảnh: Tâm hợp trí biết đủ 21 cảnh; Tâm ly trí: biết 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
21. TÂM THIỆN SẮC GIỚI (Kusala rūpavacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Thiện sắc giới là những nhân lành cho quả sanh làm người cõi sắc giới. gọi là Tâm sắc giới bởi vì tâm nầy lấy sắc làm đối tượng sẽ sanh về cõi sắc giới và cõi sắc giới vẫn còn hình sắc nhưng tế sắc.
II. Phân tích chi pháp: Tâm thiện sắc giới có 5:
1- Tâm Sơ thiền. 2- Tâm Nhị thiền. 3- Tâm Tam thiền. 4- Tâm Tứ thiền . 5- Tâm Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: Tâm Thiện sắc giới đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 35 sở hữu phối hợp: (trừ giới phần) (Nhị thiền trừ tầm, Tam thiền trừ tầm, tứ. Tứ thiền trừ tầm, tứ, hỷ. Ngũ thiền trừ tầm, tứ, hỷ, lạc). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống thiện. 4) 12 Người: Có 5 người (phàm Tam nhân và 4 Quả). 5) 31 Cõi: Sanh trong 22 cõi vui ngũ uẩn. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn tiến lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn. 12) 21 Cảnh: Biết 4 cảnh: Cảnh Chế định, Cảnh Pháp, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Ngoại thời. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
22. TÂM QUẢ SẮC GIỚI (Vipāka rūpavacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Quả sắc giới là tâm thành tựu do Tâm Thiện sắc giới tức là tâm làm việc Tục sinh, Hộ kiếp và Tử của người cõi sắc giới.
II. Phân tích chi pháp: Tâm quả sắc giới cũng có 5 thứ như Tâm thiện sắc giới:
III. Ðối chiếu: Tâm quả sắc giới đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 35 sở hữu phối hợp: 13 Tợ tha, 22 Tịnh hảo (trừ giới phần) (Tâm quả Nhị thiền không có tầm, Tâm quả Tam thiền không có tầm, tứ. Tâm quả Tứ thiền không có tầm, tứ, hỷ. Tâm quả Ngũ thiền không có tầm, tứ, hỷ, lạc và vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với 5 người (phàm Tam nhân và 4 Quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 15 cõi sắc giới hữu tưởng. 6) 3 Thời: Sanh thời Tục sinh, Hộ kiếp, Tử 7) Lộ tâm: Diễn tiến ngoại (vì chính nó là ý môn). 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện (vô tham, vô sân, vô si).. 10) 14 Sự: Làm 3 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử 11) 6 Môn: Không nương môn (chính nó là môn). 12) 21 Cảnh: Biết 4 cảnh: Cảnh Chế định, Cảnh Pháp, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Ngoại thời. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới và pháp giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
23. TÂM DUY TÁC SẮC GIỚI (Kiriya rūpa vacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Duy tác sắc giới là những tâm của vị A-La-hán luyện thiền sắc giới, cũng giống như tâm thiện sắc giới.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Duy tác sắc giới cũng có 5 thứ như Tâm thiện sắc giới:
III. Ðối chiếu: Tâm Duy tác sắc giới đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 35 sở hữu phối hợp 13 tợ tha, 22 tịnh hảo (trừ giới phần). Những bậc thiền cao cũng bớt các chi thiền thô, như tâm Thiện và Quả Sắc giới. 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống Duy tác. 4) 12 Người: Sanh khởi với người Tứ Quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 22 cõi vui ngũ uẩn. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Diễn Diễn tiến lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ hỷ và thọ xả. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn 12) 21 Cảnh: Biết 4 cảnh: Cảnh Chế định, Cảnh Pháp, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Ngoại thời. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
24. TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI (Kusala arūpavacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Thiện vô sắc giới là những nhân lành cho quả sanh làm người cõi vô sắc giới. gọi là Tâm vô sắc giới bởi vì tâm nầy không lấy sắc pháp làm đối tượng sẽ sanh về cõi vô sắc giới và cõi vô sắc giới không còn hình sắc dù là tế sắc.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Thiện vô sắc giới có 4:
1- Tâm Thiện Không vô biên. 2- Tâm Thiện Thức vô biên. 3- Tâm Thiện vô sở hữu. 4- Tâm Thiện Phi tưởng phi phi tưởng.
III. Ðối chiếu: Tâm Thiện vô sắc giới đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 30 sở hữu phối hợp: 10 sở hữu tợ tha, (trừ tầm, tứ, hỷ), 20 sở hữu tịnh hảo (trừ giới phần, vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với 4 người: (phàm Tam nhân và 3 Quả hữu học). 5) 31 Cõi:
- Tâm thiện không vô biên Sanh khởi được 22 cõi vui ngũ uẩn và cõi không vô biên. - Tâm Thiện thức vô biên sanh khởi được 24 cõi vui ngũ uẩn, cõi không vô biên và Thức vô biên. - Tâm Thiện vô sở hữu sanh khởi được 25 cõi là: 22 cõi vui ngũ uẩn, cõi không vô biên, Thức vô biên và Vô sở hữu. - Tâm Thiện phi tưởng phi phi tưởng sanh khởi được 26 cõi là 22 cỗi vui ngủ uẩn và 4 cõi Vô sắc.
6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật 7) Lộ tâm: Nương ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn. 12) 21 Cảnh:
- Tâm Không vô biên biết 4 cảnh: Cảnh Chế định, Cảnh Pháp, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Ngoại thời. - Tâm Thiện Thức vô biên và phi tưởng phi phi tưởng biết 6 cảnh, Cảnh Pháp, Cành Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Ðáo đại, Cảnh Quá khứ, Cảnh Nội phần. - Tâm Vô sở hữu biết 3 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Tục đế, và Cảnh ngoại thời.
13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
25. TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI (Vipāka arūpavacara citta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Quả vô sắc giới là tâm làm việc Tục sinh, Hộ kiếp, Tử của người Vô sắc tức là quả thành tựu của Tâm Thiện vô sắc.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Quả vô sắc giới cũng có 4 thứ như Tâm thiện vô sắc giới:
III. Ðối chiếu: Tâm Quả vô sắc giới đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 30 sở hữu phối hợp: 10 sở hữu tợ tha, (trừ tầm, tứ, hỷ), 20 sở hữu Tịnh hảo (trừ giới phần và vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống Quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với 5 người (phàm Tam nhân, 4 Thánh Quả). 5) 31 Cõi: Sanh khởi tùy theo cõi nào thì tâm quả của cõi đó. 6) 3 Thời: Sanh đủ 3 thời (Tục sinh, Bình nhật và Tử). 7) Lộ tâm: Ngoại lộ. 8) 5 Thọ: Thọ xả. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm 3 việc (Tục sinh, Hộ kiếp và Tử) 11) 6 Môn: Ngoại môn. 12) 21 Cảnh:
- Tâm Quả Không vô biên biết 4 cảnh: Cảnh Chế định, Cảnh Pháp, Cảnh Ngoại phần, Cảnh Ngoại thời. - Tâm Quả vô sở hữu biết 3 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Chế định, Cảnh Ngoại thời. - Tâm Quã Thức vô biên và phi tưởng phi phi tưởng biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Ðáo đại, Cảnh Quá khứ, Cảnh Nội phần.
13) 6 Vật: Không có. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Khổ đế.
26. TÂM DUY TÁC VÔ SẮC GIỚI (Kiriya arūpacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Duy tác vô sắc giới là tâm của vị A-La-hán tu thiền vô sắc cũng có 4 thứ như tâm thiện vô sắc và đối với 17 phần pháp cũng giống như Tâm Thiện vô sắc, chỉ khác là đối với 3 tánh thuộc về Tánh vô ký, đối với 12 người chỉ có bậc Tứ Quả.
27. TÂM SƠ ÐẠO (Sotāpattimaggacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm sơ đạo là tâm thấy rõ Níp-Bàn và diệt trừ phiền não lần đầu tiên. Sở dĩ có một hoặc năm là do khác nhau ở trình độ của vị đắc sơ đạo có thiền hoặc không tức là tâm đạo tính theo 5 bậc thiền như Sơ đạo Sơ thiền, Sơ đạo Nhị Thiền, Sơ đạo Tam thiền, Sơ đạo Tứ thiền và Sơ đạo ngũ thiền. Ðồng một tên Sơ đạo vì đứng trên phương diện sát trừ phiền não, dù tâm Sơ đạo của bậc thiền nào cũng sát trừ 3 phiền não (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ) nhưng xét về phương diện thiền Sơ thiền có đủ 5 chi, Nhị thiền có 4 chi, Tam thiền có 3 chi, Tứ thiền có 2 chi và ngũ thiền cũng có 2 chi nhưng xả và định thay vì Tứ thiền lạc và định.
II. Phân tích chi pháp: Tâm sơ đạo có 5:
1- Sơ đạo Sơ thiền 2- Sơ đạo Nhị thiền 3- Sơ đạo Tam thiền 4- Sơ đạo Tứ thiền 5- Sơ đạo Ngũ thiền
III. Ðối chiếu: 5 Tâm Sơ đạo đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống thiện. 4) 12 Người: Sanh khởi với người đạo. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 17 cõi phàm vui ngũ uẩn. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Nương lộ ý. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn. 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế (trừ khổ, Tập, Diệt, Ðạo).
28. TÂM NHỊ ÐẠO (Sakadāgāmicitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Nhị đạo là tâm sát trừ phiền não và thấy rõ Níp-Bàn lần thứ 2. Tâm Nhị đạo chỉ làm giãm nhẹ thêm 2 phiền não là dục ái và sân.
II. Phân tích chi pháp: Tâm nhị đạo cũng có 5 thứ như sau:
1- Nhị đạo Sơ thiền 2- Nhị đạo Nhị thiền 3- Nhị đạo Tam thiền 4- Nhị đạo Tứ thiền 5- Nhị đạo Ngũ thiền
|
|
|
Post by CiTa Tam on May 7, 2008 16:03:33 GMT -5
III. Ðối chiếu: Tâm nhị đạo đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống thiện. 4) 12 Người: Sanh khởi với người nhị đạo. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 21 cõi phàm vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc 11) 6 Môn: Nương ý môn 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật 14) 5 Uẩn: Thức uẩn.. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế (trừ khổ, Tập, Diệt, Ðạo).
29. TÂM TAM ÐẠO (Anāgāmimaggacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Tam đạo là tâm sát trừ phiền não và thấy rõ Níp-Bàn lần thứ 3. Tâm Tam đạo sát tuyệt dục ái và sân.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Tam đạo cũng có 5 thứ như sau:
1- Tâm Tam đạo Sơ thiền. 2- Tâm Tam đạo Nhị thiền. 3- Tâm Tam đạo Tam thiền. 4- Tâm Tam đạo Tứ thiền. 5- Tâm Tam đạo Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: Tâm Tam đạo đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống thiện. 4) 12 Người: Sanh khởi với người tam đạo. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 21 cõi phàm vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc 11) 6 Môn: Nương ý môn 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế (trừ khổ, Tập, Diệt, Ðạo).
30. TÂM TỨ ÐẠO (Arahattamaggacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Tứ đạo là tâm sát trừ phiền não và thấy rõ Níp-Bàn lần thứ thứ tư. Tứ đạo sát tuyệt 5 phiền não sau cùng là Sắc ái, ngã mạn Phóng dật và Vô minh.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Tứ đạo cũng có 5 thứ như sau:
1- Tứ đạo Sơ thiền. 2- Tứ đạo Nhị thiền. 3- Tứ đạo Tam thiền. 4- Tứ đạo Tứ thiền. 5- Tứ đạo Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: TâmTứ đạo đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh thiện. 3) 4 Giống: Thuộc giống thiện. 4) 12 Người: Sanh khởi với người Tứ đạo. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn. 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế (trừ khổ, Tập, Diệt, Ðạo).
31. TÂM SƠ QUẢ (Sotāpattiphalacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Sơ quả là quả của sơ đạo, cũng gọi là quả thất lai, vì người chứng quả nầy nếu còn tái sanh lại cõi dục giới không quá 7 lần.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Sơ quả cũng có 5 thứ như sau:
1- Sơ quả Sơ thiền. 2- Sơ quả Nhị thiền. 3- Sơ quả Tam thiền. 4- Sơ quả Tứ thiền. 5- Sơ quả Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: Tâm Sơ quả đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với người Sơ quả. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 21 cõi phàm vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn. 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế (trừ khổ, Tập, Diệt, Ðạo).
32. TÂM NHỊ QUẢ (Sakadāgāmiphalacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Nhị quả là quả của Nhị đạo, người chứng quả nầy còn phải tái sanh lại cõi dục giới cũng chỉ một lần nên gọi là nhứt lai.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Nhị quả cũng có 5 thứ như sau:
1- Nhị quả Sơ thiền. 2- Nhị quả Nhị thiền. 3- Nhị quả Tam thiền. 4- Nhị quả Tứ thiền. 5- Nhị quả Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: Tâm Nhị quả đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với người Nhị quả. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 21 cõi phàm vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ. 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện. 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 11) 6 Môn: Nương ý môn. 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế.
33. TÂM TAM QUẢ (Anāgāmiphalacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Tam quả là quả của Tam đạo, cũng gọi là quả bất lai, người chứng quả nầy không còn tái sanh lại cõi dục giới.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Tam quả cũng có 5 thứ như sau:
1- Tam quả Sơ thiền. 2-Tam quả Nhị thiền. 3- Tam quả Tam thiền. 4- Tam quả Tứ thiền. 5- Tam quả Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: Tâm Tam quả đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với người Tam quả. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc 11) 6 Môn: Nương ý môn 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế.
34. TÂM TỨ QUẢ (Arahattaphalacitta)
I. Ðịnh nghĩa: Tâm Tứ quả là quả của Tứ đạo, cũng gọi là quả vô sanh vì không còn tái sanh.
II. Phân tích chi pháp: Tâm Tứ quả cũng có 5 thứ như sau:
1- Tứ quả Sơ thiền. 2- Tứ quả Nhị thiền. 3- Tứ quả Tam thiền. 4- Tứ quả Tứ thiền. 5- Tứ quả Ngũ thiền.
III. Ðối chiếu: Tâm Tứ quả đối với:
1) 52 Sở hữu Tâm: Có 36 sở hữu phối hợp: 13 sở hữu tợ tha, 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ vô lượng phần). 2) 3 Tánh: Thuộc tánh vô ký. 3) 4 Giống: Thuộc giống quả. 4) 12 Người: Sanh khởi với người Tứ quả. 5) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi vui hữu tâm. 6) 3 Thời: Sanh thời bình nhật. 7) Lộ tâm: Nương lộ ý môn. 8) 5 Thọ: Thọ xả và thọ hỷ 9) 6 Nhân: Có 3 nhân thiện 10) 14 Sự: Làm sự đổng tốc 11) 6 Môn: Nương ý môn 12) 21 Cảnh: Biết 6 cảnh: Cảnh Pháp, Cảnh Danh pháp, Cảnh Chơn đế, Cảnh Níp-Bàn, Cảnh ngoại thời, Cảnh Ngoại phần. 13) 6 Vật: Nương ý vật. 14) 5 Uẩn: Thức uẩn. 15) 12 Xứ: Ý xứ. 16) 18 Giới: Ý thức giới. 17) 4 Ðế: Ngoại đế.
|
|
|
Post by Tam Cita on May 7, 2008 16:05:38 GMT -5
[03]
35- SỞ HỮU TÂM (CETASIKA)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tâm là Pháp phụ thuộc của Tâm, Sở hữu Tâm đối với Tâm có 4 sự đồng:
1- Ðồng sanh với tâm. 2- Ðồng diệt với tâm. 3- Ðồng nương một vật với tâm. 4- Ðồng biết một cảnh với tâm.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu tâm có 52 thứ:
- Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Ðịnh, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý. - Tầm, Tứ, Thắng Giải, Cần, Hỷ, Dục. - Si, Vô tàm, Vô quý, Phóng dật. - Sân, Tật, Lận, Hối. - Hôn trầm, Thụy miên. - Hoài nghi. - Tín, Niệm, Tàm, Quý, Vô tham, Vô sân, Hành xả, Tịnh thân, Tịnh Tâm, Khinh thân, Khinh tâm, Nhu thân, Nhu tâm, Thích thân, Thích Tâm, Thuần thân, Thuần tâm, Chánh thân, Chánh tâm. - Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh Mạng. - Bi, Tùy hỷ. - Trí tuệ.
36- SỞ HỮU XÚC (Phassa)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Xúc là trạng thái giáp mặt của 3 pháp: Căn, cảnh và Thức.
- Bốn ý nghĩa của xúc:
1- Chơn tướng của sở hữu Xúc là chạm nhau. 2- Phận sự của sở hữu Xúc là Tâm tiếp xúc với cảnh. 3- Sự thành tựu của sở hữu Xúc là Tâm, Căn và cảnh hợp lại. 4- Nhân cần thiết của sở hữu Xúc là có cảnh hiện ra.
Thí dụ: hai bàn tay chạm vào nhau phát ra âm thanh.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Xúc có 6 loại:
1- Nhãn xúc 2- Nhĩ xúc 3- Tỷ xúc 4- Thiệt xúc 5- Thân xúc 6- Ý xúc
III. Ðối chiếu: Sở hữu Xúc đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu phi xúc. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh (tánh thiện, bất thiện và vô ký). 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống (giống thiện, giống Bất thiện, giống Quả và giống Duy tác). 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: Thọ, Tưởng, hành, Thức (Tứ danh uẩn). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn). 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô). 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi xúc bằng:
5 uẩn: Không có. 12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ). 18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi xúc bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Tưởng, hành, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
37- SỞ HỮU THỌ (Vedanā)
I. Ðịnh nghĩa: Thọ là sự lãnh nạp đối tượng.
4 ý nghĩa của Thọ:
1- Chơn tướng: sự cảm thọ đối với cảnh sở tri. 2- Phận sự: là tiếp nhận, thưởng thức cảnh. 3- Thành tựu: là khổ và lạc. 4- Nhân cần thiết của Thọ là sở hữu Xúc.
II. Phân tích chi pháp: Thọ được chia làm năm thứ:
1- Thọ Khổ: là những cảm giác khó chịu vì không thích hợp với thân. Phối hợp với thân thức quả bất thiện. 2- Thọ Lạc: là những cảm giác khoan khoái, dễ chịu do sự thích hợp với thân. Phối hợp với thân thức quả thiện vô nhân. 3- Thọ Ưu: Là cảm giác buồn bực của tâm vì gặp cảnh bất như ý. Phối hợp với 2 tâm sân. 4- Thọ hỷ: phối hợp với 62 tâm thọ hỷ 5- Thọ xả: phối hợp với 55 tâm thọ xả.
- Nhãn thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm nhãn thức lãnh nạp cảnh sắc. - Nhĩ thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm nhĩ thức lãnh nạp cảnh thinh. - Tỷ thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm tỷ thức lãnh nạp cảnh khí. - Thiệt thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm thiệt thức lãnh nạp cảnh vị. - Thân thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm thân thức lãnh nạp cảnh xúc. - Ý thọ là sở hữu thọ hợp 2 tâm ý thức lãnh nạp cảnh pháp.
38- SỞ HỮU TƯỞNG (Saññā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tưởng là cách trạng lại, nhớ lại, hồi tưởng lại, nhận thức lại những cảnh, vật, hay sự việc đã gặp đã biết.
- Bốn ý nghĩa của Tưởng:
1- Chơn tướng cách nhớ. 2- Phận sự nhớ lại việc đã qua. 3- Sự thành tựu nhớ đặng sự vật đã biết. 4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày.
Thí dụ: Ta nhớ lại một sự việc, một cảnh vật nào đó trong quá khứ. Hoặc như người thợ mộc nhận ra phiến gỗ được bao nhiêu thước tất.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tưởng có 6 loại:
1- Sắc Tưởng 2- Thinh Tưởng 3- Khí Tưởng 4- Vị Tưởng 5- Xúc Tưởng 6- Pháp Tưởng
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tưởng đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh (tánh thiện, bất thiện và vô ký). 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống (giống thiện, giống Bất thiện, giống Quả và giống Duy tác). 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 3 uẩn: Thọ, hành, Thức (Tứ danh uẩn). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn) 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô) 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tưởng bằng:
5 uẩn: Không có 12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ) 18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới)
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tưởng bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, hành, Thức uẩn 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
Ghi chú: pháp xứ và pháp giới có phần bất tương ưng là 16 sắc tế và Níp-Bàn.
39- SỞ HỮU TƯ (Cetanā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tư là trạng thái tính làm, quyết làm cố tâm.
- Bốn ý nghĩa của Tư:
1- Chơn tướng: Ðôn đốc pháp đồng sanh. 2- Phận sự: Làm cho pháp đồng sanh bắt cảnh. 3- Sự thành tựu: Sắp đặt được pháp đồng sanh. 4- Nhân cần thiết: Thọ, Tưởng và Thức uẩn.
Thí dụ: Người giám đốc xí nghiệp chỉ huy các công nhân làm việc.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tư có 6 loại:
1- Sắc Tư 2- Thinh Tư 3- Khí Tư 4- Vị Tư 5- Xúc Tư 6- Pháp Tư
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tư đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân 9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn). 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô). 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tưởng bằng:
5 uẩn: Không có. 12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ). 18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tư bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
40- SỞ HỮU NHỨT HÀNH (Ðịnh - Ekaggatā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Nhứt Hành là trạng thái tâm qui tụ trên một đối tượng, hay nói một cách khác là tập trung tư tưởng trên một đề mục.
- Bốn ý nghĩa của Nhứt Hành:
1- Chơn tướng: Là cách không hoạt động. 2- Phận sự: Là gom các pháp đồng sanh thành một. 3- Sự thành tựu: Là yên lặng. 4- Nhân cần thiết: Là thọ lạc.
Thí dụ: Kính hội tụ gom ánh sáng mặt trời vào 1 điểm để phát ra lửa.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Nhứt Hành có 2 thứ:
1- Cận định.; 2- Nhập định.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Nhứt Hành đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm (vì thuộc sở hữu Biến Hành). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu (phi định). 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Tứ danh uẩn). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn). 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô). 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Ðịnh bằng:
5 uẩn: Có 1 uẩn (hành uẩn). 12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ). 18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Ðịnh:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
41- SỞ HỮU MẠNG QUYỀN (Jīvitindriyā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Mạng Quyền là sự sống còn của danh pháp tồn tại đủ 3 sát na (sanh, trụ, diệt). Gọi là mạng quyền vì bảo tồn sự sống của Tâm pháp trong 3 sát na, gọi là quyền vì có khả năng điều hành các danh pháp đồng sanh, cùng làm một phận sự.
- Bốn ý nghĩa của Mạng Quyền:
1- Chơn tướng: Là cách bảo tồn pháp đồng sanh. 2- Phận sự: Là làm cho pháp đồng sanh được tồn tại trong 3 sát na tiểu. 3- Sự thành tựu: Là pháp đồng sanh tồn tại đến sát na diệt. 4- Nhân cần thiết: Là phải có Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như nước đối với loài thủy thảo .
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Mạng Quyền chỉ có 1
III. Ðối chiếu: Sở hữu Mạng Quyền đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Mạng Quyền. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm 7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn). 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô). 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Mạng Quyền bằng:
5 uẩn: Không có. 12 xứ: Có 1 xứ (Pháp xứ). 18 Giới: Có 1 giới (Pháp giới).
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Mạng Quyền bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
42- SỞ HỮU TÁC Ý (Manasikāra)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tác Ý là cách gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho Tâm.
- Bốn ý nghĩa của Tác Ý:
1- Chơn tướng: Là cách hướng dẫn pháp tương ưng bắt cảnh trọn vẹn. 2- Phận sự: Là làm cho tâm phối hợp với cảnh. 3- Sự thành tựu: Là hướng tâm đến cảnh. 4- Nhân cần thiết: Là phải có cảnh.
Thí dụ: Như ống viễn kính thâu cảnh vật ở xa cho vừa tầm mắt được thấy.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tác Ý có 3 loại:
1- Tác Ý thành lộ. 2- Tác Ý thành đổng tốc. 3- Tác Ý thành cảnh.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tác Ý đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đủ tất cả 121 tâm. 2) 52 sở hữu tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Tác Ý. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Hành đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn). 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô). 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tác Ý bằng:
5 uẩn: Hành uẩn 12 xứ: Pháp xứ 18 Giới: Pháp giới
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tác Ý bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
43- SỞ HỮU TẦM (Vitakka)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tầm là hướng tâm đến cảnh hay nói khác đi là đem tâm đến đối tượng.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tầm:
1- Chơn tướng: Là cách đem tâm đến cảnh. 2- Phận sự: Là làm cho tâm gặp cảnh. 3- Sự thành tựu: Là tâm gặp được cảnh. 4- Nhân cần thiết: Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như con ong bay đến nụ hoa.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tầm có 6:
1- Sắc Tầm 2- Thinh tầm 3- Khí tầm 4- Vị tầm 5- Xúc tầm 6- Pháp tầm.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tầm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 44 Dục giới (trừ ngũ song thức) và 11 tâm Sơ Thiền. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Tầm. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 3 thọ (Hỷ, Xả, Ưu). 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm 9 sự (trừ thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm xúc). 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Có 4 uẩn: (Thọ, Tưởng, Hành, Thức). 12 Xứ: Có 2 xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Có 8 giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Có 1 uẩn (sắc uẩn). 12 xứ: Có 10 xứ (10 xứ thô). 18 Giới: Có 10 giới (10 giới thô).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tầm bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tầm bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 11 xứ: 10 xứ thô và ý xứ 18 giới: Có 17 giới: 10 giới thô và 7 giới thức.
|
|
|
Post by Tam Cita on May 7, 2008 16:07:46 GMT -5
44- SỞ HỮU TỨ (Vicāra)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tứ là trạng thái tâm quan sát đối tượng một cách khắn khít.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tứ:
1- Chơn tướng: Là cách chăm nom cảnh. 2- Phận sự: Là làm cho tâm khắn khít với cảnh. 3- Sự thành tựu: Là tâm đã khắn khít được với cảnh. 4- Nhân cần thiết: Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như con ong bay rà rà chung quanh nụ hoa nó đã gặp.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tứ có 6 .
1- Sắc Tứ 2- Thinh Tứ 3- Khí Tứ 4- Vị Tứ 5- Xúc Tứ 6- Pháp Tứ.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tứ đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 44 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 22 chi Sơ và Nhị Thiền). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu Phi Tứ. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến đủ 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tứ bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tứ bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
45- SỞ HỮU THẮNG GIẢI (Adhimokkho)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Thắng giải là trạng thái tâm quyết đoán trước sự vật một cách khẳng định.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Thắng giải:
1- Chơn tướng: Là cách quyết đoán. 2- Phận sự: Là làm cho tâm không lưỡng lự. 3- Sự thành tựu: Là cảnh được phân đoán. 4- Nhân cần thiết: Là có cảnh cần phân đoán.
Thí dụ: Như 1 quan toà tuyên bố một vụ án.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Thắng giải chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Thắng giải đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 110 tâm dục giới (trừ ngũ song thức và si hoài nghi). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 51 Sở hữu tâm Phi Thắng giải. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến đủ 5 thọ. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm đủ 14 sự. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Thắng giải bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Thắng giải bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
46- SỞ HỮU CẦN (Viriyaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Cần là sự siêng năng tinh tấn của Tâm cố gắng trước mọi khó khăn.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Cần:
1- Chơn tướng: Là cách siêng năng chịu đựng. 2- Phận sự: Là trợ sức cho pháp đồng sanh. 3- Sự thành tựu: Là không lui sụt. 4- Nhân cần thiết: Là quán tưởng cảnh: khổ, sanh, già, đau chết, 4 đường ác đạo v.v...
Thí dụ: Như viên dũng tướng khi lâm trận bất chấp hiểm nguy, hằng lướt tới không hề lùi sụt để tiêu diệt đối phương hầu bảo vệ đoàn quân của mình.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Cần có 2 .
1- Tà cần 2- Chánh cần có 4: 1) Thận Cần; 2) Trừ Cần; 3) Tu Cần; 4) Bảo cần.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Cần đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 105 tâm (trừ 15 tâm quả vô nhân và 1 khai ngủ môn). 2) 52 Sở hữu Tâm: Phối hợp được với 51 sở hữu Tâm phi cần. 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến 3 thọ là Hỷ, ưu, và xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm 7 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Thập di, khai môn, Phân đoán, Ðổng tốc). 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Cần bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Cần bằng:
5 uẩn: Có 4 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
47- SỞ HỮU HỶ (Pīti)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Hỷ là trạng thái tâm an vui với đối tượng của Tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Hỷ:
1- Chơn tướng: Là cách mừng phấn khởi. 2- Phận sự: Là làm cho Thân Tâm. 3- Sự thành tựu: Là các no lòng. 4- Nhân cần thiết: Thọ uẩn, Tưởng uẩn và Thức uẩn.
Thí dụ: Như đứa trẻ khi thấy Mẹ đi chợ về,
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Hỷ có 5 loại như sau:
1- Tiểu Hỷ 2- Sát na Hỷ 3- Hải triều Hỷ 4- Khinh thăng Hỷ 5- Sung mãn hỷ.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Hỷ đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 51 tâm thọ Hỷ (trừ Tứ Thiền). 2) 52 Sở hữu Tâm: Phối hợp với 46 Sở hữu Phi Hỷ (trừ Sân phần và hoài nghi). 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến 1 thọ (thọ hỷ). 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm được 6 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng Tốc, Thập di và Quan sát). 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới tho.â
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hỷ bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hỷ bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
48- SỞ HỮU DỤC (Chanda)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Dục là sự mong muốn của tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Dục:
1- Chơn tướng: Là hy vọng cho được cảnh. 2- Phận sự: Là làm cho tâm mong mỏi. 3- Sự thành tựu: Là được cảnh cho tâm muốn. 4- Nhân cần thiết: Có cảnh đáng muốn được.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Dục có 3 loại.
1- Tham Dục 2- Pháp Dục 3- Tác Dục.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Dục đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 101 tâm (trừ 18 tâm vô nhân và 2 tâm si). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 50 Sở hữu Tâm (trừ hoài nghi). 3) 3 Tánh: Có đủ 3 tánh. 4) 4 Giống: Có đủ 4 giống. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến được 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến đủ 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm đủ 5 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: 7 giới thức và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô.
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Dục bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Dục bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
49- SỞ HỮU SI (Moha)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Si là trạng thái mê mờ tối tăm không thấy rõ sự thật.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Si:
1- Chơn tướng: Là mờ ám trái với Trí tuệ. 2- Phận sự: Là che ngăn sự sáng suốt (không hiểu thấu đáo). 3- Sự thành tựu: Là mờ ám. 4- Nhân cần thiết: Không khéo dùng tâm.
Thí dụ: Như bóng tối ban đêm không thể thấy cảnh vật.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Si chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Si đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 12 tâm Bất Thiện. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, và 13 Bất thiện phi Si. 3) 3 Tánh: Tánh bất thiện 4) 4 Giống: Giống bất thiện 5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm 7) 5 Thọ: Tương kiến với 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Tham và Sân). 9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Si bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Si bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
49- SỞ HỮU VÔ TÀM (Ahirika)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Vô Tàm là trạng thái không hỗ thẹn đối với tội lỗi.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Vô Tàm:
1- Chơn tướng: Là cách không ái ngại sự ác xấu. 2- Phận sự: Làm tội lỗi. 3- Sự thành tựu: Không lui sụt với cảnh tạo ác. 4- Nhân cần thiết: Không biết tự trọng.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Vô Tàm chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Vô Tàm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 12 tâm bất thiện. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu (13 Tợ tha và 13 bất thiện phi Vô Tàm). 3) 3 Tánh: Tánh bất thiện. 4) 4 Giống: Giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến có 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Tham và Sân). 9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Tàm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Tàm bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
50- SỞ HỮU VÔ ÚY (Anottappa)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Vô Úy là trạng thái tâm không ghê sợ tội lỗi.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Vô Úy:
1- Chơn tướng: Là cách không ghê sợ tội lỗi. 2- Phận sự: Làm tội ác. 3- Sự thành tựu: Là không sợ tội ác. 4- Nhân cần thiết: Không tôn trọng kẻ khác.
Thí dụ: Như bà con không sợ cọp hay người uống thuốc độc không biết sợ.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Vô Úy chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Vô Úy đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 12 tâm bất thiện. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu (13 Tợ tha và 13 bất thiện phi Vô Tàm). 3) 3 Tánh: Tánh bất thiện. 4) 4 Giống: Giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến có 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến 3 nhân bất thiện. 9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Úy:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Úy bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
51- SỞ HỮU PHÓNG DẬT (Udhacca)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Phóng Dật là trạng thái tâm giao động phóng túng bị trần cảnh chi phối.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Phóng Dật:
1- Chơn tướng: Là cách không an tịnh. 2- Phận sự: Là làm cho tâm không trụ một cảnh được lâu. 3- Sự thành tựu: Là tâm hằng giao động. 4- Nhân cần thiế: Tác ý không khéo.
Thí dụ: Như đống tro bị hòn đém vào.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Phóng Dật chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Phóng Dật đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 12 tâm bất thiện. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 26 Sở hữu (13 Tợ tha và 13 bất thiện phi Phóng Dật). 3) 3 Tánh: Tánh bất thiện. 4) 4 Giống: Giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm 7) 5 Thọ: Tương kiến có 3 thọ (Hỷ, Ưu và thọ xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến 3 nhân bất thiện. 9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Phóng Dật:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Phóng Dật bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
52- SỞ HỮU THAM (Lobha)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tham là trạng thái Tâm chấp đối tượng, dính mắc vào đối tượng, luyến ái cảnh trần, say đắm ngũ dục.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tham:
1- Chơn tướng: Là cách thu hút cảnh. 2- Phận sự: Là làm cho tâm vướng mắc cảnh. 3- Sự thành tựu: Là không dứt bỏ cảnh. 4- Nhân cần thiết: Ưa gặp pháp ràng buộc.
Thí dụ: Như đá nam châm hút sắt.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tham có 3 loại.
1- Dục ái 2- Sắc ái 3- Vô sắc ái.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tham đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 8 Tâm Tham. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 22 Sở hữu (13 Tợ tha, 4 Si phần 3 Tham phần và 2 Hôn phần). 3) 3 Tánh: Tánh bất thiện. 4) 4 Giống: Giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi với 7 người (4 phàm và 3 quả hữu học). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 2 thọ (Hỷ, và xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến với 1 nhân Si. 9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tham:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tham:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
53- SỞ HỮU TÀ KIẾN (Diṭṭha)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tà kiến là trạng thái tâm chấp quấy, thấy lầm trái với trí tuệ.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tà kiến:
1- Chơn tướng: Là cách cố chấp không đúng chân lý. 2- Phận sự: Là suy xét sai lầm. 3- Sự thành tựu: Là chấp cứng theo sự sai lầm. 4- Nhân cần thiết: Là không cần gặp bậc trí thức.
Thí dụ: Ban đêm đạp nhằm trái cà mà tưởng là con cóc và trái lại v.v...
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tà kiến phân ra đại khái có 2: Thường kiến và đoạn kiến.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tà kiến đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 4 tâm Tham hợp tà. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 20 Sở hữu (13 Tợ tha, 4 Si phần, sở hữu Tham phần và 2 Hôn phần). 3) 3 Tánh: Tánh bất thiện. 4) 4 Giống: Giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi với 4 phàm. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 25 cõi phàm vui dục giới. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 2 thọ (Hỷ, và xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân: Tham và Si. 9) 14 Sự: Làm được 1 sự Ðổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ tho.â 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ Ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tà kiến:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tà kiến:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
54- SỞ HỮU NGÃ MẠN (Māna)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Ngã mạn là trạng thái tâm tự đắc, tự kiêu, tự cao, tự mãn, có tánh chấp tà.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Ngã mạn:
1- Chơn tướng: Là cách kiêu căng, tự phụ. 2- Phận sự: Là làm cho lừng lẫy. 3- Sự thành tựu: Là cống cao, tựu kiêu .v.v... 4- Nhân cần thiết: Là phải có cách so sánh
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Ngã mạn có 9 cách:
1- Hơn ỷ hơn 4- Bằng ỷ hơn 7- Thua ỷ hơn 2- Hơn ỷ bằng 5- Bằng ỷ bằng 8- Thua ỷ bằng 3- Hơn ỷ thua 6- Bằng ỷ thua 9- Thua ỷ thua
III. Ðối chiếu: Sở hữu Ngã mạn đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 4 tâm Tham ly tà. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 20 Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, 4 si phần, sở hữu Tham và 2 Hôn phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người:Sanh khởi được với 7 người (4 phàm, và 3 quả hữu học. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 2 thọ (Hỷ và xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến với 2 nhân Tham và Si. 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Ngã mạn bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Ngã mạn bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
55- SỞ HỮU SÂN (Dosa)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Sân là trạng thái tâm bực bội, nóng giận, bất bình, bực tức khi lãnh nạp đối tượng bất toại nguyện.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Sân:
1- Chơn tướng: Là cách nóng nảy thô tháo. 2- Phận sự: Là làm cho Tâm ta và Tâm của người khác nóng phừng lên. 3- Sự thành tựu: Là phá hoại. 4- Nhân cần thiết: Là cảnh vật bất toại ý.
Thí dụ: Như lửa gặp xăng.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Sân chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Sân đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 2 tâm Sân. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 21 Sở hữu Tâm: 12 Tợ tha (trừ hỷ) 4 si phần, và 2 Hôn phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi được với 6 người (4 phàm, và 2 quả hữu học. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi Dục giới. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 1 thọ (Thọ ưu). 8) 6 Nhân: Tương kiến với 1 nhân (Nhân Si). 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết đủ 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Sân bằng:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Sân bằng:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
56- SỞ HỮU TẬT (Issa)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tật là trạng thái ganh tỵ tranh phần hơn của kẻ khác.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tật:
1- Chơn tướng: Là sự đố kỵ với phần hơn của kẻ khác. 2- Phận sự: Không vừa lòng với phần hơn của kẻ khác. 3- Sự thành tựu: Là tránh mặt với phần hơn của kẻ khác. 4- Nhân cần thiết: Là danh lợi, tài sản, hạnh phúc của kẻ khác hơn mình.
Thí dụ: Như thấy người giàu có hơn sanh lòng ghen ghét.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tật chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tật đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đuợc với 2 tâm Sân. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 21 Sở hữu Tâm: 12 Tợ tha (trừ hỷ) 4 si phần, Sân, Lận, Hối và 2 Hôn phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi được với 6 người (4 phàm, và 2 quả hữu học. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi Dục giới. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 1 thọ (Thọ ưu). 8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Nhân Si và Sân). 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 19 cảnh (trừ Níp-Bàn và Nội phần). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ tho. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tật:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tật:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
57- SỞ HỮU LẬN (Macchariyaṃ)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Lận là trạng thái bón rít bỏn sẻn của Tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Lận:
1- Chơn tướng: Là cách gìn giữ tài sản của mình. 2- Phận sự: Là không chịu chia sớt cho ai. 3- Sự thành tựu: Là bón rít không cho của ra. 4- Nhân cần thiết: Là tài sản v.v... của ta.
Thí dụ: Như người giàu có nhưng không chịu chia sớt cho kẻ khác.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Lận chia ra có 5:
1- Bỏn sẻn tài sản. 2- Bỏn sẻn chỗ ở. 3- Bỏn sẻn giòng giống. 4- Bỏn sẻn tôi tớ. 5- Bỏn sẻn Pháp.
|
|
|
Post by Tam Cita on May 7, 2008 16:09:50 GMT -5
III. Ðối chiếu: Sở hữu Lận đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đuợc với 2 tâm Sân. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 21 Sở hữu Tâm: 12 Tợ tha (trừ hỷ) Sân, Tật, Hối, 4 si phần, và 2 Hôn phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi được với 6 người (4 phàm, và 2 quả hữu học. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi Dục giới. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 1 thọ (Thọ ưu). 8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Nhân Si và Sân). 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 19 cảnh (trừ Níp-Bàn và Nội phần). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Lận:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Lận:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
59- SỞ HỮU HỐI (Kukkucca)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Hối là chỉ cho trạng thái của tân hối tiếc những việc đáng làm mà không làm và hối hận vì đã làm những việc không đáng làm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Hối:
1- Chơn tướng: Là cách hối tiếc, hối hận việc đã qua. 2- Phận sự: Là làm cho tâm bực bội với việc đã qua. 3- Sự thành tựu: Là sự ân hận trong tâm. 4- Nhân cần thiết: Là tội lỗi đã làm mà phước không làm được.
Thí dụ: Như bà Hoàng hậu Mallikà hối hận lời nói láo trước giờ lâm chung.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Hối chỉ có 1:
III. Ðối chiếu: Sở hữu Hối đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 2 tâm Sân. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 21 Sở hữu Tâm: 12 Tợ tha (trừ hỷ) Sân, Tật, Lận, 4 si phần, và 2 Hôn phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi được với 6 người (4 phàm, và 2 quả hữu học. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi Dục giới. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 1 thọ (Thọ ưu). 8) 6 Nhân: Tương kiến 2 nhân (Nhân Si và Sân). 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Hối:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hối:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và ý giới.
60- SỞ HỮU HÔN TRẦM THỤY MIÊN (Thiṇa - Middha)
I. Ðịnh nghĩa:
a) Sở hữu Hôn Trầm là trạng thái dã dượi, mệt mỏi của Sở hữu Tâm.
b) Sở hữu Thụy Miên là trạng thái buồn ngủ của tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Hôn Trầm và Thụy Miên:
1- Chơn tướng: Là cách lười biếng, dã dượi. 2- Phận sự: Làm cho không còn tinh tấn, hạn chế Lộ Tâm lần lần đến Ngoại lộ (chỉ còn Hộ kiếp). 3- Sự thành tựu: Làm cho Tâm lui sụt (buồn ngủ). 4- Nhân cần thiết: Không khéo dùng Tâm.
Thí dụ: Như người mệt mỏi và buồn ngủ.
II. Phân tích chi pháp:
- Sở hữu Hôn Trầm có 1: Sở hữu Thụy Miên
III. Ðối chiếu: Sở hữu Hôn Trầm và Thụy Miên đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 5 tâm Bất thiện hữu trợ (4 Tâm Tham hữu trợ và 1 Tâm Sân hữu trợ). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 25 Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha, 4 si phần, 3 Tham phần, 4 Sân phần và 1 trong 2 Hôn phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi được với 7 người (4 phàm, và 3 Quả thấp. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 11 cõi Dục giới. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 3 thọ (Ưu, Hỷ, và Xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Bất thiện. 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ . 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Hôn Trầm và Thụy Miên:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hôn Trầm và Thụy Miên:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
61- SỞ HỮU HOÀI NGHI (Vicikichā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Hoài nghi là trạng thái nghi ngờ phân vân, lưỡng lự của Tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Hoài nghi:
1- Chơn tướng: Là cách nghi hoặc. 2- Phận sự: Là cho lưỡng lự (dục dặc). 3- Sự thành tựu: Là không thể quyết đoán. 4- Nhân cần thiết: Không khéo dùng tâm.
Thí dụ: Như người lữ hành xa lạ đứng trước ngã ba đường.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Hoài nghi có 4 loại như sau:
1- Hoài nghi Phật. 2- Hoài nghi Pháp. 3- Hoài nghi Tăng. 4- Hoài nghi điều học.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Hoài nghi đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp đuợc 1 Tâm Si Hoài Nghi. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 14 Sở hữu Tâm: 10 sở hữu Tợ tha (trừ Thắng Giải, Hỷ và dục) và 10 và 4 si phần. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Bất thiện. 4) 4 Giống: Thuộc giống bất thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi được với 7 người (4 phàm, và 3 quả thấp. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 26 cõi Phàm hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 1 thọ (Thọ ưu). 8) 6 Nhân: Bất tương kiến với 6 nhân. 9) 14 Sự: Làm sự đổng tốc. 10) 21 Cảnh: Biết được 20 cảnh (trừ Níp-Bàn). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Hoài nghi:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hoài nghi:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
62- SỞ HỮU TÍN (Saddha)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tín là niềm tin, đức tin. Sự tin tưởng với Tam Bảo bằng một cách trong sạch.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tín:
1- Chơn tướng: Là cách tin Tam Bảo và Nghiệp báo. 2- Phận sự: Là làm cho Tâm tín ngưỡng. 3- Sự thành tựu: Là tâm không nhơ bẩn vì mê tín. 4- Nhân cần thiết: Là Tam Bảo.
Thí dụ: Như người trông thấy kẻ khác lội qua sông được an toàn nên vững lòng lội theo.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tín chia ra có hai:
1- Tà Tín 2- Chánh Tín có 4: Tin Phật, Tin Pháp, Tin Tăng, Tin Nhân quả
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tín đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp với 91 Tâm Tịnh hảo (trừ 30 tâm Vô Tịnh Hảo). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu: 13 sở hữu Tợ tha và 24 sở hữu Tịnh hảo. 3) 3 Tánh: Có 2 tánh (Thiện và Vô ký). 4) 4 Giống: Thuộc giống (Thiện, Quả, và Duy tác). 5) 12 Người: Sanh khởi được với 12 người (4 phàm, 4 Ðạo và 4 Quả). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi Hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với 2 thọ (Hỷ và Xả). 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân thiện (vô tham Vô sân và Vô si). 9) 14 Sự: Làm 5 (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Tín:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tín:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
63- SỞ HỮU NIỆM (Sati)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Niệm là trạng thái tâm ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Niệm
1- Chơn tướng: Là cách không sơ ý 2- Phận sự: Là làm cho không quên, hay là ghi nhớ. 3- Sự thành tựu: Là cách trao đổi tâm hằng khắn khít với cảnh. 4- Nhân cần thiết: Là nhớ vững chắc.
Thí dụ: Như người lính gác cổng biết rõ kẻ ra người vào.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Niệm có hai:
1- Tà Niệm 2- Chánh Niệm phân ra có 4: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp
III. Ðối chiếu: Sở hữu Niệm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo (trừ 30 tâm vô Tịnh hảo). 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu Tâm phi Niệm(13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu tịnh hảo). 3) 3 Tánh: Có 2 tánh: Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống thiện. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di) 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Niệm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Niệm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
64- SỞ HỮU TÀM (Hiri)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tàm là sự hỗ thẹn tội lỗi
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tàm.
1- Chơn tướng: Là cách ghét sự tội lỗi 2- Phận sự: Là không làm việc tội lỗi 3- Sự thành tựu: Là cách lui sụt với chuyện. 4- Nhân cần thiết: Là biết tự trọng
Thí dụ: Như sự nhờm gớm khi đụng phải vật nhơ nhớp v.v...
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tàm chỉ có 1:
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tàm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu tịnh hảo (trừ Tàm). 3) 3 Tánh: Có 2 tánh: Thiện và vô ký 4) 4 Giống: Thuộc giống Thiện, Quả, và Duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới)
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Tàm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tàm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
65- SỞ HỮU QUÝ (Ottappa)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Quý là trạng thái tâm ghê tội lỗi
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Quý:
1- Chơn tướng: Là cách ghê sợ và ngán ghét tội lỗi. 2- Phận sự: Là không làm tội lỗi. 3- Sự thành tựu: Là cách lui sụt với tội lỗi. 4- Nhân cần thiết: Là cách sợ người khác chỉ trích và sự kết quả của việc ác.
Thí dụ: Như người ăn trộm sợ kẻ khác biết được, hoặc như sợ bàn tay nắm phải thanh sắt cháy đỏ.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Quý chỉ có 1
III. Ðối chiếu: Sở hữu Quý đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu tịnh hảo (trừ Úy). 3) 3 Tánh: Có 2 tánh: Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Thuộc giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di) 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Quý:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Quý:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
66- SỞ HỮU VÔ THAM (Alobha)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Vô tham là trạng thái biết đối tượng, nhận thức đối tượng nhưng không luyến ái, không đắm nhiễm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Vô tham:
1- Chơn tướng: Không nhiễm đắm với cảnh ngũ dục. 2- Phận sự: Không chấp trước. 3- Sự thành tựu: Không nhiễm đắm cảnh đáng ưa thích. 4- Nhân cần thiết: Khéo dụng tâm.
Thí dụ: Như lá sen không lưu lại giọt nước khi rơi nhằm.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Vô tham chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Vô tham đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu tịnh hảo phi Vô tham. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: có 3 giống: Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Vô tham:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô tham:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
67- SỞ HỮU VÔ SÂN (Adosa)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Vô Sân là trạng thái tâm an tỉnh trước đối tượng, không sân hận bất bình, bực tức khi lãnh nạp đối tượng.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Vô Sân:
1- Chơn tướng: Không độc ác. 2- Phận sự: Tránh xa sự sát hại. 3- Sự thành tựu: Là cách mát mẻ. 4- Nhân cần thiết: Khéo dụng Tâm.
Thí dụ: Như nước đối với lửa.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Vô Sân chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Vô Sân đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu tịnh hảo phi Vô Sân. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di. 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Vô Sân:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Vô Sân:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
68- SỞ HỮU HÀNH XẢ (Upekkhā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Hành Xả là trạng thái làm cho quân bình các pháp đồng sanh.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Hành xả:
1- Chơn tướng: Dung hoà các pháp đồng sanh cho bằng nhau. 2- Phận sự: Làm cho Pháp đồng sanh không thái quá và bất cập. 3- Sự thành tựu: Ðối với cảnh tâm được quân bình. 4- Nhân cần thiết: Có Pháp tương ưng.
Thí dụ: Như người kỵ mã khéo điều khiển đôi ngựa song hành cho được đồng đàn với nhau.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Hành Xả chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Hành Xả đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu tịnh hảo phi Hành Xả. 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người- 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Hành Xả:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Hành Xả:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
69- SỞ HỮU TỊNH THÂN VÀ TỊNH TÂM (Kāyapassaddhi - Cittapassaddhi)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm là trạng thái mát dịu của sở hữu và Tâm, để đối trị lại sự bồng bột của tình dục.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm:
1- Chơn tướng: An tịnh, lìa xa sự sôi nổi (phiền não) của sở hữu và Tâm. 2- Phận sự: Làm cho êm dịu sự sôi nổi. 3- Sự thành tựu: Là cách êm dịu, mát mẻ. 4- Nhân cần thiết: Sở hữu và Tâm.
Thí dụ: Như bóng mát của tàng cây đối với khách lữ hành trên sa mạc:
II. Phân tích chi pháp:
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tịnh Thân và Tịnh Tâm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 36 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 23 sở hữu tịnh hảo (phi Tịnh Thân và Tịnh Tâm). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Tịnh Thân và Tịnh Tâm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tịnh Thân và Tịnh Tâm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
70- SỞ HỮU KHINH THÂN VÀ KHINH TÂM (Kāyalahutā - Cittalahutā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm là trạng thái nhẹ nhàng nhanh nhẹn của Tâm và sở hữu Tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm:
1- Chơn tướng: Lìa bỏ sự nặng nề của sở hữu và Tâm. 2- Phận sự: Phá sự nặng nề của sở hữu và Tâm. 3- Sự thành tựu: Sở hữu và Tâm được nhẹ nhàng. 4- Nhân cần thiết: Sở hữu và Tâm.
Thí dụ: Như người đặt gánh nặng xuống.
II. Phân tích chi pháp:
III. Ðối chiếu: Sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 36 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 23 sở hữu tịnh hảo (phi Khinh Thân và Khinh Tâm). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 50 sở hữu Tâm Khinh Thân và Khinh Tâm.
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 50 sở hữu Khinh Thân và Khinh Tâm.
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
71- SỞ HỮU NHU THÂN VÀ NHU TÂM (Kāyamuditā - Cittamuditā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm là trạng thái mềm dẽo, nhu nhuyến, của Tâm và sở hữu Tâm.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm:
1- Chơn tướng: Sự dịu mềm của Tâm và sở hữu. 2- Phận sự: hạn chế sự thô cứng của Tâm và sở hữu. 3- Sự thành tựu: Tâm và sở hữu bắt cảnh dễ dàng. 4- Nhân cần thiết: Sở hữu và Tâm.
Thí dụ: Như miếng da mềm được phơi khô.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm mỗi thứ chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Nhu Thân và Nhu Tâm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 36 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 23 sở hữu tịnh hảo (phi Nhu Thân và Nhu Tâm). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di. 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Nhu Thân và Nhu Tâm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Nhu Thân và Nhu Tâm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
72- SỞ HỮU THÍCH THÂN VÀ THÍCH TÂM (Kāyakammaññatā - Cittakammaññatā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Thích Thân và Thích Tâm là trạng thái thích ứng của Tâm và sở hữu Tâm trong một công việc.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Thích Thân và Thích Tâm:
1- Chơn tướng: Lìa sự không thích hợp với công việc. 2- Phận sự: Lìa sự không thích hợp với công việc. 3- Sự thành tựu: Thích hợp với công việc của Tâm và sở hữu khi tiếp thâu với đối tượng. 4- Nhân cần thiết: Sở hữu và Tâm.
Thí dụ: Như miếng sắt nướng đỏ có thể rèn bất cứ vật gì theo ý muốn.
|
|
|
Post by Tam Cita on May 7, 2008 16:11:19 GMT -5
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Thích Thân và Thích Tâm mỗi thứ chỉ có 1:
III. Ðối chiếu: Sở hữu Thích Thân và Thích Tâm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 36 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 23 sở hữu tịnh hảo (phi Thích Thân và Thích Tâm). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Thích Thân và Thích Tâm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Thích Thân và Thích Tâm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
72- SỞ HỮU THUẦN THÂN VÀ THUẦN TÂM (Kāyapāguññatā - Cittapāguññatā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm là trạng thái thuần thục của Tâm và sở hữu Tâm:
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm:
1- Chơn tướng: Không đình trệ của Tâm và Sở hữu. 2- Phận sự: Phá cách đình trệ của Tâm và Sở hữu. 3- Sự thành tựu: Cách lìa xa lỗi. 4- Nhân cần thiết: Thích hợp công việc của Sở hữu và Tâm.
Thí dụ: Như người thợ lành nghề có thể làm mọi công việc trong nghề một cách dễ dàng.
II. Phân tích chi pháp sở hữu: Thuần Thân và Thuần Tâm mỗi thứ chỉ có 1:
III. Ðối chiếu: Sở hữu Thuần Thân và Thuần Tâm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 36 Sở hữu; 13 sở hữu tợ tha và 23 sở hữu tịnh hảo (phi Thuần Thân và Thuần Tâm). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn 12 xứ: 11 xứ thô 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Thuần Thân và Thuần Tâm:
5 uẩn: Hành uẩn 12 xứ: Pháp xứ 18 Giới: Pháp giới
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Thuần Thân và Thuần Tâm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
73- SỞ HỮU CHÁNH THÂN VÀ CHÁNH TÂM (Kāyujjukatā - Cittujjukatā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm là trạng thái ngay thẳng của Tâm và Sở hữu Tâm để đối trị lại sự tà vạy.
- Bốn ý nghĩa của sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm:
1- Chơn tướng: Chân chánh và ngay thẳng. 2- Phận sự: Ðối trị sự tà vạy. 3- Sự thành tựu: Ðược chân chánh không tà vạy. 4- Nhân cần thiết: Sở hữu và Tâm.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm mỗi thứ chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Chánh Thân và Chánh Tâm đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 91 Tâm Tịnh hảo 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 36 Sở hữu: 13 sở hữu tợ tha và 23 sở hữu tịnh hảo (phi Chánh Thân và Chánh Tâm). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 3 giống Thiện, Quả và duy tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 5 sự: Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc và Thập di. 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm phi Chánh Thân và Chánh Tâm:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Chánh Thân và Chánh Tâm:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
74- SỞ HỮU CHÁNH NGỮ (Sammāvācā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Chánh Ngữ là lời nói chân chánh:
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Chánh Ngữ có 4:
1- Không nói dối. 2- Không nói lời đâm thọc. 3- Không nói lời hung ác. 4- Không nói lời nhảm nhí vô ích.
75- SỞ HỮU CHÁNH NGHIỆP (Sammākammantā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Chánh Nghiệp là những hành động chân chánh của thân:
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Chánh Nghiệp có 3:
1- Không sát sanh 2- Không trộm cắp. 3- Không tà dâm.
76- SỞ HỮU CHÁNH MẠNG (Sammā ājīva)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Chánh Mạng là không dùng thân khẩu, khẩu ác quấy để nuôi mạng sống.
Bốn ý nghĩa của 3 sở hữu: Chánh Ngữ, Chánh nghiệp và Chánh Mạng.
1- Chơn tướng của 3 Sở hữu nầy: là không tạo thân là không tạo thân và khẩu ác. 2- Phận sự của 3 Sở hữu nầy: là ngăn hoặc trừ thân và khẩu ác. 3- Sự thành tựu của 3 Sở hữu nầy: là thân và khẩu không tạo ác. 4- Nhân cần thiết của 3 Sở hữu nầy: là công đức của Tín, Niệm, Tàm Quý, và Thiểu Dục.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Chánh Mạng chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp 48 Tâm: 40 Tâm Siêu Thế 8 Ðại thiện Dục Giới Tịnh Hảo. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu: 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp hoặc Chánh Mạng). 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký. 4) 4 Giống: Có 2 giống (Thiện, Quả). 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người. 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm sự Ðổng tốc 10) 21 Cảnh: Biết đủ 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn 12 xứ: 10 xứ thô 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu Tâm (phi Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh mạng).
5 uẩn: Hành uẩn 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu (phi Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh mạng).
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
77- SỞ HỮU BI (Karunā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Bi là rung động trước sự đau khổ của chúng sanh khác.
Bốn ý nghĩa của sở hữu Bi:
2- Chơn tướng của Sở hữu Bi: Là cách muốn bày trừ sự đau khổ của chúng sanh. 3- Phận sự: Không thể làm ngơ trước sự đau khổ của chúng sanh khác. 4- Sự thành tựu: Không ép uổng chúng sanh khác. 5- Nhân cần thiết: Gặp những chúng sanh đau khổ.
Thí dụ như người bệnh tật đối với kẻ thiện tâm.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Bi theo bản thể pháp chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Bi đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 28 Tâm: 8 Thiện Dục Giới, 8 Duy tác Dục giới Hữu Nhân, 12 tâm Sắc giới thọ Hỷ. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu: 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Bi) 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký 4) 4 Giống: Có 3 giống: Giống Thiện, Quả và Duy Tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 8 người (trừ 4 Ðạo). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 20 cõi (trừ 7 cõi Tứ thiền và 4 Vô sắc). 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 4 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc). 10) 21 Cảnh: Biết được 4 cảnh (Cảnh Pháp, Tục đế, ngoại thời, Ngoại phần). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Bi:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Bi.
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
78- SỞ HỮU TÙY HỶ (Muditā)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tùy Hỷ là sự vui theo hạnh phúc nhân và hạnh phúc quả của chúng sanh.
Bốn ý nghĩa của sở hữu Tùy Hỷ:
1- Chơn tướng: Vui theo quả phúc của chúng sanh. 2- Phận sự: Không ganh tỵ 3- Sự thành tựu: Vừa lòng với sự tiến hoá của kẻ khác. 4- Nhân cần thiết: Gặp kẻ khác tạo và hưởng hạnh phúc.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tùy Hỷ theo bản thể pháp chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Tùy Hỷ đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 28 Tâm: 8 Thiện Dục Giới, 8 Duy tác Dục giới Hữu Nhân, 12 tâm Vô Sắc giới Thọ Hỷ. 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 37 Sở hữu: 13 sở hữu tợ tha và 24 sở hữu Tịnh Hảo (trừ Tùy Hỷ) . 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký 4) 4 Giống: Có 3 giống: Giống Thiện, Quả và Duy Tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 8 người (trừ 4 Ðạo). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 20 cõi (trừ 7 cõi Tứ thiền và 4 Vô sắc). 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 4 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc). 10) 21 Cảnh: Biết được 4 cảnh (Cảnh Pháp, Tục đế, Ngoại thời, Ngoại phần). 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tùy Hỷ:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Tùy Hỷ:
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
79- SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Paññindriya)
I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Trí Tuệ là sự sáng suốt thấy rõ các sự vật đúng theo chân lý, nhất là thấy rõ lý Tứ Diệu Ðế, hay thấy rõ các pháp hữu vi đều là Vô Thường, Khổ Não và Vô Ngã.
Bốn ý nghĩa của sở hữu Trí Tuệ:
1- Chơn tướng: Sự hiểu biết thấu tột chơn tướng của các pháp. 2- Phận sự: Bài trừ sự tối tăm và biết cảnh rõ ràng. 3- Sự thành tựu: Không mê mờ, không nhiễm đắm cảnh. 4- Nhân cần thiết: Tịnh (Passadhi), tác ý khéo, tục sinh bằng Tâm Tam nhân.
II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Trí Tuệ theo bản thể pháp chỉ có 1.
III. Ðối chiếu: Sở hữu Trí Tuệ đối với:
1) 121 thứ Tâm: Phối hợp được 79 Tâm 2) 52 Sở hữu Tâm: Ðồng sanh với 35 Sở hữu . 3) 3 Tánh: Thuộc tánh Thiện và vô ký 4) 4 Giống: Có 3 giống: Giống Thiện, Quả và Duy Tác. 5) 12 Người: Sanh khởi với 12 người (trừ 4 Ðạo). 6) 31 Cõi: Sanh khởi trong 30 cõi Hữu tâm. 7) 5 Thọ: Tương kiến với Thọ hỷ và thọ xả. 8) 6 Nhân: Tương kiến với 3 nhân Thiện: Vô tham, vô sân và vô si. 9) 14 Sự: Làm được 4 sự (Tục sinh, Hộ kiếp, Tử, Ðổng tốc). 10) 21 Cảnh: Biết được 21 cảnh. 11) Tương ưng với:
5 Uẩn: Tứ danh uẩn. 12 Xứ: Ý xứ và Pháp xứ. 18 Giới: Ý thức giới và Pháp giới.
12) Bất tương ưng với:
5 uẩn: Sắc uẩn. 12 xứ: 10 xứ thô. 18 Giới: 10 giới thô và 6 giới thức (trừ ý thức giới).
13) Yếu hiệp với 51 sở hữu phi Trí Tuệ:
5 uẩn: Hành uẩn. 12 xứ: Pháp xứ. 18 Giới: Pháp giới.
14) Bất yếu hiệp với 51 sở hữu phi Trí Tuệ.
5 uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Thức uẩn. 12 Xứ: Có 10 xứ thô và ý xứ. 18 giới: Có 10 giới thô và 7 giới thức.
-ooOoo-
|
|
|
Post by Sac Phap on May 7, 2008 16:13:27 GMT -5
[04]
80- SẮC PHÁP (RŪPA)
I. Ðịnh nghĩa: Sắc pháp là thể chất vô tri giác, có tánh chất Biến Hoại và Biến Ngại ( Cũng gọi là Vô Nhân Pháp, Hữu Duyên Pháp, Hữu Lậu Pháp, Hữu Vi Pháp, Hiệp Thế Pháp, Dục Giới Pháp, Vô Tri Cảnh Pháp, Phi Trừ Pháp.)
Thí dụ như: - Bọt nước (Biến Hoại), - Tấm vách tường chắn lối đi (Biến Ngại)
II. Phân tích chi pháp: Sắc Pháp có 2 phần:
1. Sắc Tứ Ðại. 2. Sắc Y Ðại Sinh.
a-Sắc Tứ Ðại có 4 thứ:
1. Ðịa Ðại 2. Thủy Ðại 3. Hỏa Ðại 4. Phong Ðại
b-Sắc Y Ðại Sinh có 24 thứ:
1. Sắc Thần Kinh Nhãn 2. Sắc Thần Kinh Nhĩ 3. Sắc Thần Kinh Tỷ 4. Sắc Thần Kinh Thiệt 5. Sắc Thần kinh Thân 6. Sắc Cảnh Sắc 7. Sắc Cảnh Thinh 8. Sắc Cảnh Khí 9. Sắc Cảnh Vị 10. Sắc Nam Tính 11. Sắc Nữ Tính 12. Sắc Ý Vật 13. Sắc Mạng Quyền 14. Sắc Vật Thực 15. Sắc Giao Giới (Hư Không) 16. Thân Biểu Tri 17. Khẩu Biểu Tri 18. Sắc Khinh 19. Sắc Nhu 20. Sắc Thích Nghiệp 21. Sắc Sinh 22. Sắc Tiến 23. Sắc Dị 24. Sắc Diệt (Vô Thường)
81- ÐỊA ÐẠI (PATHAVĪ)
I. Ðịnh Nghĩa: Ðịa Ðại là thể vật chất đông đặc, có phận sự nâng đỡ các sắc khác, có trạng thái cứng và mềm.
Bốn ý nghĩa của Ðịa Ðại:
1. Là trạng thái cứng hoặc mềm. 2. Là phận sự duy trì, chính nguyên tố Ðất phận sự thành chỗ hay vị trí duy trì cho các sắc đồng sanh 3. Là sự thành tựu hứng chịu. 4. Nhân cần thiết có Tam Ðại ngoài ra.
Thí dụ như: Mặt Ðất nâng đỡ vạn vật v.v...
II. Phân tích chi pháp: Theo bản thể Pháp chỉ có một nhưng phân theo tục đế như Kinh Tạng thì có 20 thứ như Tóc, Lông, Móng, Răng, Da v.v... .
III. Ðối chiếu: Ðịa Ðại đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 Nhân đều tạo được.
82- THỦY ÐẠI (Āpo)
I. Ðịnh Nghĩa: Thủy Ðại là chất lỏng có trạng thái chảy ra và quến tụ lại có phân sự làm cho các sắc kia được tươi nhuận.
Bốn ý nghĩa của Thủy Ðại:
1. Trạng thái của Nước: chảy ra hay kết hợp lại. Khi có một vật chất có thể đặt mà biến thể lỏngnhư một kim loại thì chất nước trở nên trội hơn 3 chất kia. 2. Phận Sự: Có cách tiến hóa nhờ sự chảy ra và quến lại nên nước làm cho các sắc đồng sanh đượm nhuần tươi tốt. 3. Sự Thành Tựu: Siết chặt lại, kết hợp lại. 4. Nhân cần thiết: 3 sắc còn lại là Ðất, Lửa Gió.
Thí dụ như: Nước đổ vào bột, nếu nước nhiều thì trạng thái chảy ra được hiện bày , trái lại nước ít thì trạng thái quến lại .
II. Phân tích chi pháp: Thủy Ðại kể theo bản thể Pháp chỉ có một nhưng tính theo Tục Ðế như trong Kinh Tạng thì Thủy Ðại có 12 là Mật, Ðàm, Mũ, máu v.v...
III. Ðối chiếu: Thủy Ðại đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 Nhân đều tạo được.
83- HỎA ÐẠI (TEJO)
I. Ðịnh Nghĩa: Hỏa Ðại là chất âm dương có trạng thái nóng và lạnh, có phận sự làm cho các sắc khác không bị hư hoại.
Bốn ý nghĩa của Lửa:
1. Là trạng thái cách nóng. 2. Là phận sự làm cho chín. 3. Là sự thành tựu làm cho ấm áp. 4. Nhân cần thiết có Tam Ðại ngoài ra.
Thí dụ như: Lửa kho cá, nước đá ướp thịt.
II. Phân tích chi pháp: Hỏa Ðại kể theo bản thể Pháp chỉ có một nhưng kể theo Tục Ðế trong Kinh Tạng thì có bốn như Lửa làm cho ấm thân v.v...
III. Ðối chiếu: Hỏa Ðại đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 Nhân đều tạo được.
84- PHONG ÐẠI (VĀYO)
I. Ðịnh Nghĩa: Phong Ðại là chất di động có trạng thái di chuyển căng phồng ra có phận sự làm cho các Sắc căng giảm lớn mạnh.
Bốn ý nghĩa của Gió:
1. Trạng thái: Lay động hay căng ra, mọi rung động hay mọi áp lực của Sắc Pháp đều có nguyên tố gió. 2. Phận sự làm cho lay động Gió làm cho các Sắc đồng sanh lay động và đổi chỗ và cũng làm cho các Sắc đồng sanh cứng vững không lay động như người ta bơm hơi vào bánh xe. 3. Sự thành tựu: Là kéo đi, tức là vật dời chỗ được nhờ có gió. 4. Nhân cần thiết: 3 chất Ðại ngoài ra.
Thí dụ như: Gió lay chuyển cành cây v.v...
II. Phân tích chi pháp: Phong Ðại kể theo bản thể Pháp chỉ có một nhưng kể theo Tục Ðế trong Kinh Tạng thì có 6 là Gió quật lên, gió quật xuống v.v...
III. Ðối chiếu: Phong Ðại đối với
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 Nhân đều tạo được.
85- SẮC THẦN KINH NHÃN (Cakkhuviññāṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Thần Kinh Nhãn là tính chất của Tứ Ðại có khả năng lãnh nạp cảnh Sắc (Thần Kinh Nhãn có tướng trạng như đầu con chí đực nằm trong lớp vỏng mạc).
Bốn ý nghĩa của Sắc Thần Kinh Nhãn.
1. Trạng thái: Sự trong ngần hay sự nhạy của mắt để biết cảnh sắc. 2. Phận sự: Tìm kiếm cảnh sắc. 3. Sự thành tựu: Chỗ nương của Nhãn thức. 4. Nhân cần thiết: Có sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Thần Kinh Nhãn theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Thần Kinh Nhãn đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Nội Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Thuộc do nghiệp tạo.
86- SẮC THẦN KINH NHĨ (Sotaviññāṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Thần Kinh Nhãn là tinh chất của Tứ Ðại có khả năng thu nhận cảnh Thinh (Có tướng trạng như lông con chí đực nằm khoanh trong lỗ tai).
Bốn ý nghĩa của Sắc Thần Kinh Nhĩ
1. Trạng thái: Sự trong ngần của Sắc Tứ Ðại mà thâu đặng cảnh thinh. 2. Phận sự: Tìm kiếm cảnh thinh. 3. Sự thành tựu: Chỗ nương của Nhĩ thức. 4. Nhân cần thiết: Có sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Thần Kinh Nhĩ theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Thần Kinh Nhĩ đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Nội Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Thuộc do nghiệp tạo.
87- SẮC THẦN KINH TỶ (Ghānaviññāṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Thần Kinh Tỷ là tinh chất của Tứ Ðại có khả năng thu nhận cảnh Khí (Có tướng trạng như móng chân con dê nằm trong lỗ mũi).
Bốn ý nghĩa của Sắc Thần Kinh Tỷ
1. Trạng thái: Sự trong ngần của Sắc Tứ Ðại mà thâu đặng cảnh Khí. 2. Phận sự: Tìm kiếm cảnh Khí. 3. Sự thành tựu: Chỗ nương của Tỷ thức. 4. Nhân cần thiết: Có sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Thần Kinh Tỷ theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Thần Kinh Tỷ đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Nội Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Thuộc do nghiệp tạo.
88- SẮC THẦN KINH THIỆT (Jivhāviññāṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Thần Kinh Thiệt, là tinh chất của Tứ Ðại có khả năng thu nhận cảnh Vị (Có tướng trạng như lông con nhím nằm trên lưỡi).
Bốn ý nghĩa của Sắc Thần Kinh Thiệt
1. Trạng thái: Sự trong ngần của Sắc Tứ Ðại mà thâu đặng cảnh Vị. 2. Phận sự: Tìm kiếm cảnh Vị. 3. Sự thành tựu: Chỗ nương của Thiệt thức 4. Nhân cần thiết: Có sắc Tứ Ðại sanh từ tham ái chấp trước.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Thần Kinh Thiệt theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Thần Kinh Thiệt đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Nội Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Thuộc do nghiệp tạo.
89- SẮC THẦN KINH THÂN (Kāyaviññāṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Thần Kinh Thân là tinh chất của Tứ Ðại, có khả năng thu nhận cảnh Xúc (Sắc Thần Kinh Thân có tướng trạng riêng biệt và Thần Kinh Thân ở khắp cả châu thân Móng và Tóc).
Bốn ý nghĩa của Sắc Thần Kinh Thân
1. Trạng thái: Sự trong ngần của Sắc Tứ Ðại mà thâu đặng cảnh Xúc. 2. Phận sự: Soi theo chiều đến cảnh Xúc. 3. Sự thành tựu: Làm chỗ nương cho Thân thức. 4. Nhân cần thiết: Có cảnh Xúc.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Thần Kinh Thân theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Thần Kinh Thân đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Nội Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Thuộc do nghiệp tạo.
90- SẮC CẢNH SẮC (Rūpārammaṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Cảnh Sắc là hình chất của Sắc Pháp là đối tượng độc nhất của Thần Kinh Nhãn. Những gì mắt thấy được gọi là Cảnh Sắc, những sự được phân biệt như Ðỏ, Vàng, Xanh. Trắng v.v... Thuộc về Cảnh Pháp.
Bốn ý nghĩa của Sắc Cảnh Sắc:
1. Trạng thái: Ðối chiếu với Thần Kinh Nhãn là hiện tượng để các vật có hình thức tức là Sắc bị thấy. 2. Phận sự: Làm cảnh cho Nhãn Thức: Chỉ có Nhãn thức mới biết Cảnh Sắc. 3. Sự thành tựu: Làm Vật Thực cho Nhãn thức. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại.
Thí dụ: Trông thấy tấm bảng đen là Cảnh Sắc, trạng thái đen là Cảnh Pháp.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Cảnh Sắc theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Cảnh Sắc đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Sắc Ngoại. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Hữu Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Tứ nhân đều sanh được.
91- SẮC CẢNH THINH (Saddārammaṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Cảnh Thinh là đối tượng của Thần Kinh Nhĩ, là sở tri của Tâm Nhĩ Thức, những gì tai nghe được đều là Cảnh Thinh, những sự phân biệt như, tiếng người hay thú, tiếng kèn, đờn v.v... Thuộc về Cảnh Pháp.
Bốn ý nghĩa của Sắc Cảnh Thinh:
1. Trạng thái: Ðối chiếu với Thần Kinh Nhĩ tức là Sắc bị nghe. 2. Phận sự: Làm cảnh cho Nhĩ Thức. 3. Sự thành tựu: Làm Vật Thực cho Nhĩ thức. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại.
Thí dụ: Nghe tiếng hát của người Ðàn Ông. Tiếng là Cảnh thinh, trạng thái của người Ðàn Ông là Cảnh Pháp.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Cảnh Thinh theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Cảnh Thinh đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Sắc Ngoại. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Do ba nhân sanh (trừ nghiệp).
|
|
|
Post by Sac Phap on May 7, 2008 16:15:37 GMT -5
92- SẮC CẢNH KHÍ (Gandhārammaṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Cảnh Khí là đối tượng độc nhất của Thần Kinh Tỷ, là sở tri của Tâm Tỷ Thức, những gì Mũi ngửi đều được gọi là Cảnh Khí. Như sự thơm, thúi, tanh, hôi, v.v... thuộc Cảnh Pháp.
Bốn ý nghĩa của Sắc Cảnh khí:
1. Trạng thái: Ðối chiếu với Thần Kinh Tỷ tức là Sắc bị Tỷ Thức biết. 2. Phận sự: Làm cảnh cho Tỷ Thức. 3. Sự thành tựu: Làm Vật Thực cho Nhãn thức. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại.
Thí dụ: Mũi ngửi mùi nước Hoa thơm. Mùi là Cảnh Khí, trạng thái nước Hoa thơm là Cảnh Pháp.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Cảnh Khí theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Cảnh Khí đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Tứ nhân đều sanh được.
93- SẮC CẢNH VỊ (Rasārammaṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Cảnh Vị là đối tượng của Thần Kinh Thiệt, là sở tri của Tâm Thiệt Thức, những gì lưỡi đã phân biệt được đều gọi là Cảnh Vị. Những trạng thái ngọt, đắng, mặn, nồng v.v... thuộc Cảnh Pháp.
Bốn ý nghĩa của Sắc Cảnh Vị:
1. Trạng thái: Ðối chiếu với Thần Kinh Thiệt hay là Sắc bị nếm. 2. Phận sự: Làm cảnh cho Thiệt Thức. 3. Sự thành tựu: Làm Vật Thực cho Thiệt thức. 4. Nhân cần thiết: Ðó Sắc Tứ Ðại.
Thí dụ: Nếm đường có vị ngọt. Ðường (Vật bị nếm) là Cảnh Vị, trạng thái ngọt là Cảnh Pháp.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Cảnh Vị theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Cảnh Vị đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Thô Cận Hữu Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Tứ nhân đều sanh được.
94- SẮC NAM TÍNH (Pumabhāvarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Nam Tính là Sắc hiện bày tư cách của Nam nhân, (giống đực) có trạng thái như hùng dũng, cứng cỏi, thô kệt, v.v... nhứt là Nam căn.
Bốn ý nghĩa của Sắc Nam Tính:
1. Trạng thái: Theo khuôn khổ người Nam. 2. Phận sự: Trình bày ra cách người Nam. 3. Sự thành tựu: Có Nam căn. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Nam Tính theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Nam Tính đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Chỉ do nghiệp tạo.
95- SẮC NỮ TÍNH (Itthibhāvarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Nữ Tính là Sắc hiện bày tư cách của Nữ nhân, như trạng thái mềm dịu, yếu đối, mãnh mai.v.v... nhứt là Nữ căn.
Bốn ý nghĩa của Sắc Nữ Tính:
1. Trạng thái: Theo khuôn khổ người Nữ. 2. Phận sự: Trình bày ra cách người Nữ. 3. Sự thành tựu: Có Nữ căn. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Nữ Tính theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Nữ Tính đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Chỉ do nghiệp tạo.
97- SẮC Ý VẬT (Vatthuhadayarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Ý Vật là Sắc nương nhờ của Tâm Thức, theo truyền thuyết từ xưa của người Ðông phương thì Trái Tim là Sắc Ý Vật .
Theo chú giải của các Luận Sư như Ðại Ðức Buddhaghosa thì một số máu vừa lòng bàn tay, nằm bên trong trái Tim là Sắc Sở y của Tâm Thức Theo Khoa Học hiện tại là bộ óc.
Bốn ý nghĩa của Sắc Ý Vật:
1. Trạng thái: Chỗ nương của Ý Giới và ý thức giới. 2. Phận sự: Hứng chịu những giới. 3. Sự thành tựu: Bảo vệ những giới. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Ý Vật theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Ý Vật đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Chỉ do nghiệp tạo.
98- SẮC MẠNG QUYỀN (Jīvitarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Mạng Quyền là Sắc gìn giữ sự sống còn cho các Sắc Pháp đồng sanh.
Bốn ý nghĩa của Sắc Mạng Quyền:
1. Trạng thái: Bảo vệ Sắc đồng sanh. 2. Phận sự: Làm cho các Sắc nghiệp đặng còn. 3. Sự thành tựu: Cách hiệp lại cho còn vửng 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Tứ Ðại điều hòa.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Mạng Quyền theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Mạng Quyền đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Chỉ do nghiệp tạo.
99- SẮC VẬT THỰC (Ārāhārarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Vật Thực là chất dinh dưỡng cho thể xác hay Sắc Pháp nói chung.
Bốn ý nghĩa của Sắc Vật Thực:
1. Trạng thái: Giúp cho Thân thêm tiến hóa. 2. Phận sự: Làm cho Sắc còn tồn tại. 3. Sự thành tựu: Trợ giúp cho Thân Thể. 4. Nhân cần thiết: Ðồ thích hợp nên dùng.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Vật Thực có 2 thứ như sau:
1- Vật Thực nội là chất dinh dưỡng bên trong như Máu, Tế bào v.v... 2- Vật Thực ngoại là Cơm, bánh, trái.v.v... Tức là món ăn, uống từ bên ngoài để nuôi thân xác.
III. Ðối chiếu: Sắc Vật Thực đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Hữu Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc cả hai. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Hữu Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Bất Ly Cảnh Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 nhân đều tạo được tạo.
100- SẮC GIAO GIỚI (Hư Không - Ākāsarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Giao Giới là khoảng trống hay kẻ giữa các Bọn Sắc. Sắc Giao Giới ở đây chẳng phải là khoảng trống giữa hư không, mà là ranh giới giữa các Bọn Sắc.
Bốn ý nghĩa của Sắc Giao Giới:
1. Trạng thái: Chặn giữa của Bọn Sắc với Bọn Sắc. 2. Phận sự: Trình bày riêng từ phần của Bọn Sắc. 3. Sự thành tựu: Chia phân sắc. 4. Nhân cần thiết: Có ranh của Bọn Sắc.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Giao Giới theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Giao Giới đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc cả hai. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 nhân đều tạo được.
101- THÂN BIỂU TRI (Kāyaviññatti)
I. Ðịnh Nghĩa: Thân Biểu Tri là Sắc hiện bày những tư cách bằng thân cho người khác biết, như gật đầu, lắc đầu, khoát tay v.v...
Bốn ý nghĩa của Sắc Thân Biểu Tri:
1. Trạng thái: Làm cho người khác hiểu biết ý bằng cách Thân hành động. 2. Phận sự: Nêu bày ý nghĩa. 3. Sự thành tựu: Cách thân lay động. 4. Nhân cần thiết: Có gió do Sắc Tâm tạo (Gió làm cho di chuyển dễ dàng).
II. Phân tích chi pháp: Thân Biểu Tri theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Thân Biểu Tri đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Phi Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Chỉ do Tâm tạo.
102- KHẨU BIỂU TRI (Vacīviññatti)
I. Ðịnh Nghĩa: Khẩu Biểu Tri là Sắc hiện bày những tư cách bằng miệng cho người khác biết, như lời nói,ca hát v.v...
Bốn ý nghĩa của Sắc Khẩu Biểu Tri:
1. Trạng thái: Làm cho người khác hiểu biết ý bằng cách Khẩu hành động. 2. Phận sự: Nêu bày ý nghĩa. 3. Sự thành tựu: Miệng nói năng. 4. Nhân cần thiết: Có đất do Sắc Tâm tạo.
II. Phân tích chi pháp: Khẩu Biểu Tri theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Khẩu Biểu Tri đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Căn Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Phi Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Chỉ do Tâm tạo.
103- SẮC KHINH (Rūpalahutā)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Khinh là Sắc nhẹ nhàng như thân thể người sống nhẹ nhàng hơn Tử thi.
Bốn ý nghĩa của Sắc Khinh:
1. Trạng thái: Nhẹ nhàng. 2. Phận sự: Trừ cách nặng nề của Sắc. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc nhẹ.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Khinh theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Khinh đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Phi Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Hữu Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Do ba nhân sinh (Trừ nghiệp).
104- SẮC NHU (Rūpamudutā)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Nhu là Sắc mềm mại như thân xác con người khỏe mạnh thì mềm mại, trái lại như người đau bán thân bất toại hay tử thi thì thân xác cứng đờ .
Bốn ý nghĩa của Sắc Nhu:
1. Trạng thái: Cách mềm. 2. Phận sự: Bày trừ sự cứng sựng của Sắc. 3. Sự Thành Tựu: Không trở ngại công việc làm 4. Nhân cần thiết: Có Sắc mềm.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Nhu theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Nhu đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Phi Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Do ba nhân sinh (Trừ nghiệp).
105- SẮC THÍCH NGHIỆP (Rūpakammaññatā)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Thích Nghiệp là Sắc vừa với việc làm, như bàn tay của người không đau bịnh, co vào duổi ra theo như ý muốn.
Bốn ý nghĩa của Sắc Thích Nghiệp:
1. Trạng thái: Cách Vừa . 2. Phận sự: Trừ cách không vừa. 3. Sự Thành Tựu: Cách lưu tồn lực lượng. 4. Nhân cần thiết: Có Sắc Thích Nghiệp.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Nhu theo bản thể pháp chỉ có một.
III. Ðối chiếu: Sắc Thích Nghiệp đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc Phi Thủ Sắc. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: Do ba nhân sinh (Trừ nghiệp).
106- SẮC TỨ TƯỚNG (Lakkhaṇarūpa)
I. Ðịnh Nghĩa: Sắc Tứ Tướng có trạng thái, Sanh, Trụ, Diệt của Sắc pháp.
II. Phân tích chi pháp: Sắc Tứ Tướng có 4 loại như sau:
1- Sắc Sanh 2- Sắc Tiến 3- Sắc Dị (Lão, Già) 4- Sắc Diệt (Vô thường)
III. Ðối chiếu: Sắc Tứ Tướng đối với:
1. Hữu Quán Sắc và Vô Quán Sắc: Thuộc Vô Quán Sắc. 2. Nội Sắc và Ngoại Sắc: Thuộc Ngoại Sắc. 3. Vật Sắc và Phi Vật Sắc: Thuộc Phi Vật Sắc. 4. Môn Sắc và Phi Môn Sắc: Thuộc Phi Môn Sắc. 5. Căn Quyền Sắc và Phi Quyền Sắc: Thuộc Phi Quyền Sắc. 6. Thô Cận Hữu Ðối Sắc và Tế Viển Vô Ðối Sắc: Thuộc Tế Viển Vô Ðối Sắc. 7. Thủ Sắc và phi Thủ Sắc: Thuộc cả hai. 8. Hữu Kiến Sắc và Vô Kiến Sắc: Thuộc Vô Kiến Sắc. 9. Thu Cảnh và Bất Thu Cảnh Sắc: Thuộc Bất Thu Cảnh Sắc. 10. Bất Ly Sắc và Hữu Ly Sắc: Thuộc Hữu Ly Sắc. 11. Tứ Nhân sanh Sắc Pháp: 4 nhân đều tạo được.
Chú Thích:
1- Hữu Quán Sắc: Là Sắc Tứ Ðại, 5 Sắc Thần Kinh, 4 Sắc Cảnh Giới, 2 Sắc Tính, 1 Sắc ý Vật, 1 Sắc mạng Quyền và 1 Sắc Vật Thực. Vì 18 Sắc này có tướng trạng rõ rệt nên được người hành Tứ Niệm Xứ dùng làm cảnh để Quán, 18 sắc nầy cũng gọi là Sắc Thực Tính, Sắc Thật Tướng. 10 Sắc còn lại là Sắc Vô Quán, Phi Thực tánh, Vô trạng thái.
2- Nội Sắc: Là 5 Sắc Thần kinh. Vì xúc đối với 5 trần cảnh bên ngoài nên được gọi là Nội Sắc. 23 Sắc còn lại là Ngoại Sắc.
3- Vật Sắc: Là 5 Sắc Thần kinh, và Sắc Ý Vật, vì có một vật chất hiện bày cụ thể. 23 Sắc còn lại là Phi Vật Sắc.
4- Môn Sắc: Là 5 Sắc Thần kinh và 2 Sắc Biểu Tri, vì 7 Sắc này, như cửa, cho Tâm tiếp xúc ngoại cảnh ... 21 Sắc còn lại là Phi Môn Sắc.
5- Căn Quyền Sắc: Là 5 Sắc Thần kinh, 2 Sắc Tính, và Sắc Mạng Quyền, vì 8 Sắc nầy có hiệu năng hạn chế Tâm thức, tánh hạnh và Sắc đồng sinh. 20 Sắc còn lại là Phi Quyền Sắc ...
6- Thô Cận Hữu Ðối Sắc: Là 5 Sắc Thần kinh và 7 Sắc Cảnh, vì 12 Sắc này có tướng trạng rõ rệt, là Sắc thân cận của người Tu Thiền Quán, là Sắc Căn, Cảnh, Xúc đối với nhau, 16 Sắc còn lại là Tế Viển Vô Ðối Sắc.
7- Thủ Sắc: Là 18 Sắc Nghiệp và các Sắc do Tham ái, Tà kiến chấp làm cảnh. Những Sắc còn lại và không làm Cảnh của Tham ái: Tà kiến chấp thủ là Phi Thủ Sắc.
8- Hữu Kiến Sắc: Là Cảnh Sắc, vì bị mắt thấy, 27 Sắc lại là Vô Kiến Sắc.
9- Thu Cảnh Sắc: Là 5 Sắc Thần kinh, vì tiếp thâu ngoại cảnh. 23 Sắc còn lại là Sắc Bất Thu Cảnh.
10- Sắc Bất Ly: Là Tứ Ðại, Cảnh Sắc, Cảnh Khí, Cảnh Vị và Vật Thực, vì 8 Sắc nầy luôn luôn có mặt trong các Sắc 20 Sắc còn lại là Hữu Ly Sắc.
11- Tứ nhân sinh Sắc Pháp: Là Nghiệp, Tâm, Âm Dương (thời tiết), và Vật Thực.
a) Nghiệp tạo được 18 Sắc: 8 Sắc Bất ly, 5 Sắc Thần kinh, 1 Sắc Giao Giới, 1 Sắc Mạng Quyền, 2 Sắc tính và 1 Sắc ý Vật.
b) Tâm tạo được 15 Sắc: 8 Sắc Bất ly, 1 Sắc Cảnh Thinh, 1 Sắc Giao Giới, 3 Sắc đặc biệt và 2 Sắc Biểu Tri (Ngũ Song thức và 4 Tâm Quả Vô Sắc không tạo Sắc được).
c) Âm dương tạo được 18 Sắc: 8 Sắc Bất ly, Sắc Cảnh Thinh, 1 Sắc Giao Giới và 3 Sắc Ðặc Biệt.
d) Vật thực tạo được 12 Sắc: 8 Sắc Bất ly, là Sắc Giao Giới, 3 Sắc Ðặc Biệt (Vật Thực Nội không thể tạo Sắc nếu không có Vật Thực ngoại).
-ooOoo-
|
|
|
Post by Sac Phap on May 7, 2008 16:20:30 GMT -5
[05]
107- NÍP-BÀN (NIBBĀNA)
I. Ðịnh Nghĩa: Nibbāna là pháp Chơn Ðế tuyệt đối, hoàn toàn vắng lặng, Siêu Thế Viên Tịch, cũng gọi là Chơn Không, vì không có cái có (Hữu vi) cũng gọi là Diệu Hữu, vì có cái không (Vô Vi).
- Trạng thái của Níp-Bàn: Hoàn toàn vắng lặng. - Phận sự của Níp-Bàn: Làm cho hết Sinh diệt. - Thành Quả của Níp-Bàn: Không có hiện tượng chi cả.
II. Phân tích chi pháp: Níp-Bàn Bản Thể chỉ là một, nhưng phân theo nhân đắc chứng có 3.
- Vô Tướng Níp-Bàn. - Vô nguyện Níp-Bàn. - Chơn Không Níp-Bàn.
Phân theo sự việc có 2:
- Hữu dư Níp-Bàn. - Vô dư Níp-Bàn
Phân theo sự kiện có 3:
- Phiền não Níp-Bàn - Ngũ Uẩn Níp-Bàn - Xá lợi Níp-Bàn
III. Ðối chiếu: Níp-Bàn đối với:
1) Hữu Duyên và Vô Duyên: Thuộc Vô Duyên Pháp. 2) Hữu Vi và Vô Vi Pháp: Thuộc Vô Vi pháp. 3) Hữu lậu và Vô Lậu Pháp: Thuộc Vô Lậu Pháp. 4) Hiệp Thế và Siêu Thế: Thuộc Siêu Thế Pháp. 5) 12 hạng người: Có 8 người nhất định chỉ biết Níp-Bàn là 4 người Ðạo và 4 người Quả, còn Phàm Tam Nhân cũng có thể biết nhưng bất định. 6) 31 cõi: Người trong 26 cõi vui Hữu Tâm có thể tỏ ngộ Níp-Bàn được. 7) Ngũ Uẩn: Níp-Bàn thuộc Ngoại uẩn. 8) Thập Nhị Xứ: Níp-Bàn thuộc Pháp Xứ. 9) Thập Bát Giới: Níp-Bàn thuộc pháp Giới. 10) Tứ Diệu Ðế: Níp-Bàn thuộc Diệt Ðế.
-ooOoo-
108. ÐẦU ÐỀ TAM
Ðầu Ðề Tam là Pháp mẫu đề của bộ Dhammasanganī phần I . Có 22 đề, mỗi đề có 3 câu. Và mỗi đề được phân ra Hàm tận hoặc Chiết bán; Vô dư hoặc Hữu dư.
- Hàm tận là đề tài trùm cả 3 câu của bài, như bài Tam Ðề Thọ. - Chiếc bán là chỉ lấy câu thứ nhứt mà đặt tên cho bài, như Tam Ðề Thiện. - Vô Dư là chi pháp của 3 câu trong đề đó lấy hết Pháp Chơn Ðế, như Tam Ðề Thiện. - Hữu dư là chi pháp của 3 câu trong đề đó lấy không hết Pháp Chơn Ðế, như Tam Ðề Thọ.
Có bài hàm tận và Vô Dư, có bài hàm tận mà hữu dư, có bài chiết bán mà vô dư, có bài chiết bán mà hữu dư.
109. TAM ÐỀ THIỆN
Ðề Thiện chiết: Vô dư Là Tất cả Pháp Thiện Tất cả Pháp Bất Thiện Tất cả Pháp Vô Ký.
GIẢNG GIẢI:
Tam đề Thiện (Kusalātika) gọi là "Chiết" hay chiết bán nghĩa là tên đầu đề này chỉ chiết lấy câu đầu, chớ không lấy trọn 3 câu trong đề và gọi là "Vô dư" tức là 3 câu trong đề này, lấy hết Pháp Chơn Ðế. Tam đề này gồm có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Thiện (Kusalādhammā) nghĩa là những pháp có tính chất tốt đẹp khôn khéo, không bệnh hoạn, không tội lỗi, là nhân có quả vui.
Có Pālī chú giải như vầy: Kucchite pāpadham-mesala yati kampeti vidhamsetī ti: kusalā nghĩa là Pháp đánh đổ, làm chuyển xuất các ác pháp đê tiện, gọi là Thiện.
Tất cả Pháp Thiện là:
a) Tâm: 8 Tâm Thiện Dục Giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới, 4 Tâm Thiện Vô Sắc Giới và 4 hoặc 20 Tâm Thiện Siêu Thế.
b) Sở Hữu Tâm: 13 TơÏ Tha và 25 Tịnh hảo.
Tất cả Pháp Thiện đối với:
Ngũ uẩn: có 4 (trừ Sắc uẩn). Thập Nhị Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và pháp Xứ). Thập Bát Giới: Có 2 Giới (Ý Thức Giới, Pháp Giới). Tứ Diệu Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và Ðạo đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ với 21 hoặc 37 Tâm Thiện; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 21 hoặc 37 Tâm Thiện; hành uẩn là 25 Sở hữu Tịnh hảo và 11 Sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ và Tuởng).
- 2 Xứ ở đây: ý xứ là 21 hoặc 37 Tâm Thiện; Pháp Xứ là 13 sở hữu Tợ Tha và 25 sở hữu Tịnh hảo.
- 2 Giới ở đây: ý thức Giới là 21 hoặc 37 Tâm Thiện; Pháp Giới là 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 Sở hữu Tịnh hảo.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 8 Tâm Thiện dục giới, 5 Tâm Thiện Sắc Giới, 4 Thiện Vô Sắc Giới và 38 sở hữu hợp với các Tâm Thiện vừa kể trên; Ðạo Ðế là sở hữu Trí Tuệ, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Niệm, Cần, Ðịnh khi hiệp với 4 hoặc 20 Tâm Ðạo ngoài ra sở hữu Bát Chánh kể trên là Ngoại Ðế (không phải là Tứ Diệu Ðế).
II. Tất cả Pháp Bất Thiện (Akusalādhammā) nghĩa là những pháp có tính chất không tốt đẹp, không khôn khéo, bệnh hoạn, là pháp có tội lỗi, là Pháp cho Quả khổ.
Có Pālī chú giải như vầy: Akusalehi yuttanti: akusalaṃ: hợp tác với những pháp chẳng lành, gọi là Bất Thiện, Na kusalam: Akusalaṃ: không tốt lành gọi là Bất Thiện.
Tất cả Pháp Bất Thiện là:
a) Tâm: 8 Tâm Tham, 2 Tâm Sân, 2 Tâm Si. b) Sở Hữu Tâm: 13 Sở Hữu TơÏ Tha và 14 Sở Hữu Bất Thiện.
Tất cả Pháp Bất Thiện đối với:
5 uẩn có 4 Uẩn (trừ Sắc uẩn). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ýù Thức Giới, Pháp Giới). 4 Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và Tập đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Hành uẩn là 11 Sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ và Tuởng) và 14 sở hữu Bất Thiện; Thức uẩn là 12 Tâm Bất Thiện.
- 2 Xứ ở đây: ý xứ là 12 Tâm Bất Thiện; Pháp Xứ là 13 sở hữu Tợ Tha và 14 sở hữu Bất Thiện.
- 2 Giới ở đây: ý thức Giới là 12 Tâm Bất Thiện; Pháp Giới là 13 Sở hữu Tợ Tha và 14 Sở hữu Bất Thiện.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm Bất Thiện, 13 Sở hữu Tợ tha và 13 Sở hữu Bất Thiện (trừ Tham); Tập đế là Sở hữu Tham.
III. Tất cả Pháp Vô Ký (Abyākatā dhammā) Có Pālī chú giải như vầy: Na Vyākato: abyākato: nghĩa là không được ghi nhận gọi là Vô Ký, tức là Pháp không kể là tốt hay xấu, Thiện hay Bất Thiện. Câu nói "Tất cả pháp Vô ký" nghĩa là nói đến những Pháp nào không có tính chất thiện cũng chẳng Bất Thiện chẳng phải là nhân thành tựu quả khổ hay vui.
Tất cả Pháp Vô Ký là:
a) Tâm: 20 Tâm Thiện Duy Tác và 52 Tâm Quả. b) Sở Hữu Tâm: 13 Tợ Tha và 25 Tịnh hảo. c) Sắc Pháp: Tất cả 28 Sắc Pháp. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Vô Ký đối với:
5 uẩn có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và Diệt đế).
- 5 uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc Pháp: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 72 Tâm Vô Ký; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp 72 TâmVô Ký; Hành uẩn là13 Sở hữu Tợ Tha 25 Sở Hữu Tịnh hảo hiệp với 72 Tâm Vô ký; Thức uẩn là 72 Tâm Vô ký.
- 12 Xứ ở đây: Sắc xứ là Sắc Cảnh Sắc; Thinh Xứ là sắc cảnh Thinh; Khí Xứ là Sắc Cảnh khí; Vị Xứ là sắc Cảnh Vị; Xúc xứ là cảnh xúc (Ðất, lửa, gió); Nhãn xứ là Thần Kinh nhãn; Nhĩ Xứ là Thần kinh nhĩ; Tỷ xứ là Thần kinh Tỷ; Thiệt Xứ là Thần Kinh Thiệt; Thân xứ là Thần Kinh Thân; Ý xứ là 72 Tâm Vô ký; Pháp xứ là 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 Sở hữu Tịnh hảo, 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 18 Giới ở đây: Sắc giới là Cảnh Sắc; Thinh giới là Cảnh Thinh; Khí giới là Cảnh Khí; Vị giới là Cảnh Vị; Xúc giới là Ðất, lửa, gió; Nhãn Giới là Thần Kinh Nhãn; Nhĩ giới ... Tỷ giới ... Thiệt giới ... Thân giới ... Nhãn thức giới là 2 Tâm Nhãn Thức. Nhĩ thức giới ... Tỷ thức giới ... Thiệt thức giới ... Thân thức giới ... ý giới và 2 Tâm Tiếp Thâu và Tâm khai Ngũ Môn; Ýù thức giới là 59 Tâm Vô ký còn lại (trừ ngũ Song Thức và 3 ý giới); Pháp giới là 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 Sở hữu Tịnh hảo, 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 52 Tâm Vô Ký Hiệp Thế và 38 Sở hữu hợp với Tâm Vô ký Hiệp thế và 28 Sắc Pháp; Diệt Ðế chính là Níp-Bàn.
Còn 20 Tâm Quả Siêu Thế và 36 sở hữu hợp (trừ Vô lượng phần) hiệp với Tâm Quả Siêu thế là Ngoại đế (ngoài Tứ diệu Ðế).
110. TAM ÐỀ THỌ
Ðề Thọ: hàm, hữu dư Các Pháp hiệp thọ Lạc Các Pháp hiệp thọ khổ Các pháp hiệp thọ Xả.
GIẢNG GIẢI
Ðề Thọ là Tam Ðề thọ: "hàm" là hàm tận ... gọi như vậy vì là tên đầu đề này lấy trùm cả 3 câu gọi là hữu dư vì 3 câu trong đề này lấy không hết chi pháp Chơn đế. Tam đề này gồm có 3 câu là:
I.- Tất cả Pháp Tương Ưng lạc Thọ (Sukhāya vedanāya sampayuttā dhammā) lạc thọ gọi là Sukhavedanā tức là cảm giác dễ chịu an vui của Thân và Tâm (Su: tốt vui đẹp; Kha: chịu đựng), lạc thọ nơi đây là nói theo Tam Thọ (Khổ, lạc và xã) chớ không theo Ngũ thọ (Khổ, ưu, lạc, hỷ và xả), Thọ lạc nầy bao hàm cả Thọ lạc của thân và Thọ hỷ của Tâm; gốc là ở hữu Thọ "Tất cả Pháp Tương ưng Lạc Thọ" dịch từ Sukhāya vedanāya sampayutta dhammā nghĩa là nói gồm những pháp sanh lên có hợp tác chung với cảm thọ vui.
Tất cả Pháp tương ưng thọ lạc là:
a) Tâm: 4 Tâm Tham Thọ hỷ, Tâm Thân thức thọ lạc, Tâm Quan sát thọ hỷ, Tâm sinh tiếu, 12 Tâm Dục giới tịnh hảo thọ hỷ và 44 Tâm Thiền thọ hỷ.
b) Sở hữu Tâm: 25 Sở hữu Tịnh hảo, 2 hôn phần, 3 Tham phần, 4 si phần và 12 Sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ vì tương ưng với Thọ).
Ví như nói bà con với ông A, thì dĩ nhiên không có chính ông A trong số đó.
Tất cả Pháp Vô Ký đối với:
5 uẩn: 3 uẩn (Tưởng, hành, Thức). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 3 Giới (Thân thức giới, ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 3 đế (trừ Diệt đế).
- 3 uẩn ở đây: Tưởng Uẩn làsở hữu Tưởng hiệp 63 Tâm Thọ lạc; Hành uẩn là 25 Sở Hữu Tịnh hảo, 2 Hôn Phần, 3 Tham Phần, 4 Si Phần và 12 Tợ Tha (trừ thọ) khi hiệp với các Tâm tương ưng thọ lạc; Thức uẩn là 53 Tâm tương ưng thọ lạc.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 63 Tâm tương ưng thọ lạc; Thức uẩn là 53 Tâm tương thọ lạc.
- 3 Giới ở đây: Tâm thức giới là Tâm thân thức thọ lạc, ý thức giới là 62 Tâm tương ưng thọ lạc (trừ thân thức giới thọ lạc); Pháp giới là các sở hữu hiệp với Tâm Tương ưng thọ lạc.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 63 Tâm Tương ưng thọ lạc, và các sở hữu cùng hợp với những tâm tương ưng thọ lạc; Tập đế là sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham thọ hỷ; Ðạo Ðế là sở hữu Bát chánh hiệp với 16 Tâm đạo thọ hỷ và các sở hữu cùng hiệp ngoài ra các sở hữu Bát Chánh là Ngoại đế.
II. Tất cả Pháp Tương Ưng Khổ Thọ (Dukkhāya vedanāya sampayutā dhammā). Khổ thọ là cảm giác khó chịu của thân và Tâm (Du: khó, xấu; Kha: chịu đựng) khổ thọ đây lấy theo Tam thọ tức là trạng thái Tâm ưu và Thân khổ. Tất cả pháp tương ưng khổ thọ, dịch từ câu pāli Dukkhāya vedanāya sampayuttā dhammā nghĩa là gồm những pháp sanh lên có hợp cùng cảm thọ khổ, cũng là sở hữu thọ.
Tất cả Pháp tương ưng khổ thọ là:
a) Tâm: 2 tâm sân và Tâm thân thức quả bất thiện b) Sở hữu tâm: 2 hôn Phần, 4 sân Phần, 4 si phần và 11 tợ tha (trừ hỷ và thọ).
Tất cả Pháp tương ưng khổ thọ đối với:
5 uẩn: Có 3 uẩn 9 tưởng, hành, thức). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 3 Giới (thân thức giới, Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 1 đế (Khổ đế).
- 3 uẩn ở đây: Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 2 Tâm sân và tâm thân thức quả bất thiện; Hành uẩn là sở hữu hôn Phần, 4 sân phần, 4 si phần và 11 tợ tha (trừ Hỷ và Thọ); Thức uẩn là 2 tâm sân và thân thức quả bất thiện thọ khổ.
- 2 Xứ ở đây: Thân thức quả bất thiện và 2 tâm sân là ý xứ; Pháp xứ là các sở hữu hiệp với 3 tâm tương ưng thọ khổ.
- 3 Giới ở đây: Thân thức giới là tâm thân thức thọ khổ; ý thức giới là 2 tâm sân; Pháp giới là các sở hữu hợp với 3 tâm tương ưng thọ khổ.
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là Tâm thân thức thọ khổ, 2 tâm sân và 21 sở hữu cùng hợp.
III. Tất cả Pháp Tương Ưng Phi khổ phi lạc thọ (Adukkhamasukhāya vedanāya sampayuttā dhammā) là cảm giác chẳng khổ, chẳng vui, tức là cảm giác xả, có trạng thái thường đối với cảnh. Tất cả pháp tương ưng phi khổ, phi lạc thọ nghĩa là gồm những pháp sanh lên có hợp cùng cảm thọ xả, cũng là sở hữu thọ.
Tất cả Pháp tương ưng Phi khổ phi lạc thọ là:
a) Tâm: 4 tâm tham thọ xã, 2 tâm si, 4 đôi thức (trừ thân thức) 2 tiếp thâu, 2 quan sát thọ xã, 2 tâm khai môn, 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 23 tâm ngủ thiền.
b) Sở hữu tâm: 25 sở hữu tịnh hảo, sở hữu Hoài nghi, 2 hôn Phần, 3 tham phần, 4 si phần và 11 tợ tha (trừ hỷ và thọ).
Tất cả Pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ đối với:
5 uẩn: Có 3 uẩn (trừ Sắc và thọ). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 7 Giới (trừ thân thức và 10 giới thô). 4 Ðế: Có 3 đế (trừ diệt đế).
- 3 uẩn ở đây: Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 55 Tâm thọ xả: Hành uẩn là 46 sở hữu tâm tương ưng thọ xả; Thức uẩn là 55 tâm tương ưng thọ xả.
- 2 Xứ ở đây: ý xứ là 55 tâm thọ xả; Pháp Xứ là 2 sở hữu tương ưng thọ xả.
- 7 Giới ở đây: Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 tâm Tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 tâm Thiệt thức; ý giới là tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 4 tâm tham thọ xả, 2 tâm si, 2 tâm quan sát thọ xả, Khai ý môn, 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 23 tâm ngũ thiền; Pháp giới là 46 sở hữu tương ưng thọ xả.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 47 Tâm thọ xả hiệp thế và 45 sở hữu hợp (trừ tập đế là sở hữu tham): Ðạo đế là sở hữu bát chánh hiệp với tâm đạo. Còn tâm đạo và các sở hữu cùng hiệp với tâm đạo mà ngoài bát chánh là ngoại đế.
111. TAM ÐỀ QUẢ
Ðề Quả: chiết , vô dư Tất cả Pháp Dị thục Các Pháp Nhân dị thục Các Pháp Phi nhân quả.
GIẢNG GIẢI
"Ðề Quả" hay Ðề Dị thục quả, dịch từ Phạn ngữ Vipākatika. Tam đề nầy chiết bán màVô dư. Tam Ðề Quả có 3 câu là:
I.- Tất cả Pháp Dị Thục Quả (Vipākā dhammā) là sự thành tựu của Nhân khác thời mà tạo ra. Có Pālī chú giải rằng: Annamannavisitthāmaṃ kusalā kusalānaṃ pākā ' tivipākā, nghĩa là những pháp chín muồi của Thiện và Bất Thiện trợ tương tế bằng cách đặt biệt nên gọi là Pháp Quả. Nói rằng: Tất cả Pháp Dị thục quả, tức gồm những Pháp là thành quả của Nhân thiện và Bất Thiện do sở hữu hợp.
Hay nói cách khác, là gồm những pháp thành tựu do Nghiệp dị thời duyên (nāmakkhanikamma) tạo ra.
Tất cả Pháp Dị thục Quả là:
a) Tâm: 15 Tâm quả vô nhân, 8 Tâm quả dục giới, 5 Tâm Quả sắc giới, 4 Tâm Quả vô sắc giới và 20 Tâm quả siêu thế.
b) Sở hữu Tâm: 25 Sở hữu Tịnh hảo, 2 hôn phần, 3 Tham phần, 4 si phần và 13 Sở hữu Tợ Tha và 25 sở hữu Tịnh hảo.
Tất cả Pháp Dị Thục Quả là:
5 uẩn: Có 4 uẩn (trừ Sắc uẩn). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (7 thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 1 đế (khổ đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 52 Tâm quả; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 52 Tâm quả; Hành uẩn là 25 sở hữu Tịnh hão và 11 sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ Tưởng); Thức uẩn là 52 Tâm quả.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ có 52 tâm là: 15 tâm quả vô nhân, 8 tâm quả dục giới, 5 tâm quả sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới và 20 tâm quả siêu thế; Pháp xứ là 13 sở hữu tợ tha, và 25 sở hữu tịnh hảo hợp với 52 tâm quả.
- 8 Giới ở đây: Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 tâm Nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 tâm Tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 tâm Thiệt thức; Thân thức giới là 2 tâm Thân thức; ý giới là 2 Tâm Tiếp Thâu; Ý thức giới là 40 Tâm Quả còn lại; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 25 sở hữu Tịnh hảo khi hiệp với 52 Tâm Quả.
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 32 Tâm Quả hiệp thế, và 38 sở hữu cùng hợp với 32 Tâm Quả hiệp thế, còn 20 Tâm Quả Siêu thế và 36 sở hữu hợp Tâm quả siêu thế là Ngoại đế.
II. Tất cả Pháp Nhân Dị Thục (Vipākadhamma dhammā). nghĩa là pháp nào thành nhân có tiềm năng chứa đựng quả thành tựu. Pháp dị thục nhân, có Pāli chú giải rằng: Vipākaṃ dhāretī ti: vipākadhammo Nghĩa là những pháp trì chấp quả thành tựu, gọi là dị thục nhân. Câu "Tất cả Pháp nhân dị thục" tức là gồm những pháp thành nhân trợ sanh ra quả, chính là các Pháp thiện và bất thiện.
Tất cả Pháp Nhân dị thục là:
a) Tâm: 12 tâm bất thiện, 8 Thiện dục giới, 5 Thiện Sắc giới, 4 Thiện vô sắc giới 20 Tâm đạo.
b) Sở hữu tâm: Tất cả 52 sở hữu khi hiệp với Tâm Bất Thiện và các Tâm Thiện (Tâm Ðạo cũng là Thiện).
Tất cả Pháp Nhân Dị Thục đối với:
5 uẩn: Có 4 uẩn (Trừ Sắc uẩn). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (thân thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 3 đế (trừ diệt đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 2 Tâm Bất Thiện và 37 Tâm Thiện; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 12 tâm Bất Thiện và 37 Tâm Thiện; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng) khi hiệp với 49 tâm Thiện và bất thiện; Thức uẩn là12 tâm bất thiện và 37 tâm thiện.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 49 tâm thiện và bất thiện; Pháp xứ là 52 sở hữu khi hợp với 49 tâm bất thiện và thiện.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 49 tâm thiện và bất thiện; Pháp giới là 52 sở hữu khi hiệp với 49 tâm thiện và bất thiện.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm bất thiện, 8 tâm thiện dục giới, 5 tâm thiện sắc giới và 51 sở hữu cùng hiệp với 12 tâm bất thiện và 17 tâm thiện hiệp thế (trừ sở hữu tham) Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là sở hữu Bát Chánh Ðạo cùng hiệp với 20 tâm đạo; còn 20 Tâm đạo và 28 sở hữu cùng hiệp với tâm đạo (trừ sở hữu bát chánh) là ngoại đế.
III. Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục lạc thọ (Neva-vipāka na-vipākadhamma dhammā) Nghĩa là Pháp chẳng chẳng phải là quả thành tựu do nhân, mà cũng chẳng phải là nhân chứa để thành quả. Câu nói "Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục" là gồm những pháp chẳng phải là nhân hay quả, tức là chỉ tâm pháp duy tác, sắc Pháp và Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục là:
a) Tâm: 3 tâm duy tác vô nhân, 8 tâm duy tác dục giới hữu nhân, 5 duy tác sắc giới, 4 duy tác vô sắc giới. b) Sở hữu tâm: 13 sở hữu tợ tha 22 tịnh hảo (trừ Giới Phần). c) Sắc pháp: 28 Sắc Pháp. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Phi Dị Thục Phi Nhân Dị Thục đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có 13 Giới (trừ 5 giới thức là ngũ song thức). 4 Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và diệt đế).
- 5 uẩn ở đây: Sắc Uẩn là 28 Sắc Pháp; Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp với 20 tâm duy tác; Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp với 20 tâm duy tác; Hành uẩn là 33 sở hữu cùng hiệp trong 20 tâm duy tác (trừ Thọ Tưởng và 3 Giới phần); Thức uẩn là 20 tâm duy tác.
- 12 Xứ ở đây: Nhãn xứ là thần kinh nhãn; Nhĩ ... Tỷ ... Thiệt ... Thân ... Sắc Xứ là cảnh sắc; Thinh xứ ... Khí xứ ... Vị xứ ... Xúc xứ là đất, lửa, gió; Ý xứ là 20 tâm duy tác; Pháp xứ là 35 sở hữu cùng hiệp với 20 duy tác (trừ 3 giới phần), 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 13 Giới ở đây: Nhãn giới là thần kinh nhãn; Nhĩ giới ... Tỷ giới ... Thiệt giới ... Thân giới ... Sắc giới là cảnh Sắc; Thinh giới ... khí giới ... Vị giới ... Xúc giới là Ðất, lửa, gió; Ý giới là Tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 19 tâm còn lại; Pháp giới là các sở hữu cùng hiệp với những tâm Duy Tác, 16 sắc tế và Níp-Bàn.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 20 Tâm Duy tác, 35 sở hữu hợp cùng hợp với 20 Tâm Duy tác, 28 Sắc Pháp; Diệt đế là Níp-Bàn.
112. TAM ÐỀ THỦ
Tam đề Thủ tuy chiết nhưng vô dư: Các Pháp Thành Do thủ và Cảnh Thủ Các Pháp Phi thành do thủ mà Cảnh thủ Các Pháp Phi do thủ, Phi cảnh thủ.
GIẢNG GIẢI
"Ðề Thủ" Pāli gọi là Upādinnatika, thuộc Ðề chiết bán mà vô dư.
Ðầu Ðề này có 3 câu:
I.- Tất cả Pháp Thành do thủ và Cảnh thủ (Upādinnupādāniyā dhammā) Nghĩa là những pháp Thành tựu do Nghiệp thủ tham ái và Tà kiến chấp trước quến tựu Nghiệp tạo ra, cũng vừa là cảnh cho tham ái pháp thủ biết đặng. Tất cả Pháp thành do thủ cảnh thủ đây tức là chư Tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp tạo.
Tất cả Pháp thành do thủ và Cảnh thủ là:
a) Tâm: 32 Tâm quả hiệp thế. b) Sở hữu Tâm: 13 Sở hữu tợ Tha và 22 Sở hữu Tịnh hảo (trừ Giới Phần).
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có 11 Xứ (trừ Thinh xứ). 18 Giới: Có 17 Giới (trừ Thinh giới). 4 Ðế: Có 1 đế (khổ đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 22 sắc nghiệp; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 32 Tâm quả hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 32 Tâm quả hiệp thế; Hành uẩn là 32 sở hữu (trừ Thọ Tưởng) hiệp với Tâm quả hiệp thế; Thức uẩn là 32 Tâm quả hiệp thế.
- 11 Xứ ở đây: Sắc xứ là Sắc Cảnh sắc: Khí xứ ... Vị xứ ... Xúc xứ là Ðất, lửa, gió; Nhãn xứ là Thần Kinh Nhãn, Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ xứ ... ý xứ là 32 tâm Quả hiệp thế; Pháp xứ là 35 sở hữu hiệp với Tâm Quả hiệp thế và 11 Sắc nghiệp tế.
- 17 Giới ở đây: Sắc giới là sắc cảnh Sắc; Khí giới ... Vị giới ... Xúc giới ... là Ðất, lửa, gió, Nhãn giới là thần kinh Nhãn; Nhĩ giới ... Tỷ giới ... Thiệt giới ... Thân giới ... Nhãn thức giới là 2 tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 tâm Tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 tâm thiệt thức; Thân thức giới là 2 tâm Thân thức; Ýù giới là 2 Tâm Tiếp Thâu; Ý thức giới là 3 Tâm Quan sát Tâm quả Dục giới tịnh hảo, 5 Tâm Quả sắc giới, 4 tâm quả Vô sắc giới; pháp giới là 35 sở hữu cùng hiệp với tâm quả hiệp thế và 11 Sắc nghiệp tế.
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 32 Tâm Quả hiệp thế, 35 sở hữu hiệp với Tâm Quả hiệp thế và 22 sắc nghiệp.
II. Các Pháp Phi Thành Do Thủ mà Cảnh Thủ là:
Tất cả Pháp Nhân dị thục là:
a) Tâm: 12 tâm bất thiện, 3 tâm duy tác vô nhân, 8 Thiện dục giới tịnh hảo, 8 Tâm duy tác dục giới, 9 tâm thiện đáo đại và 9 tâm duy tác đáo đại.
b) Sở hữu tâm: Tất cả 52 sở hữu khi hiệp với 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn.
c) Sắc pháp 19 sắc phi nghiệp.
Tất cả Pháp Phi Thành Do Thủ mà Cảnh Thủ đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có 7 Xứ (Ý xứ , Pháp xứ và 5 cảnh xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (ý giới, ý thức giới và Pháp giới và 5 cảnh giới). 4 Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và tập đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 4 sắc tứ đại, 4 sắc cảnh giới , sắc vật thực, sắc hư không, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 Sắc tướng; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 47 Tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ thọ tưởng) hiệp trong 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; thức uẩn là 47 tâm Ðổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn.
- 7 Xứ ở đây: Ý xứ là 47 tâm đổng tốc hiệp thế và 2 tâm khai môn; Pháp xứ là 52 sở hữu hiệp 47 tâm đổng tốc hiệp thế, 2 tâm khai môn và 12 sắc tế phi nghiệp; Sắc xứ là cảnh sắc, Thinh xứ là cảnh thinh, Khí xứ là cảnh khí, vị xứ là cảnh vị, Xúc xứ là đất, lửa, gió.
- 8 Giới ở đây: Ý giới là tâm Khai Ngũ môn; ý thức giới là 47 tâm Ðổng tốc hiệp thế và tâm khai ý môn; Pháp giới là 52 sở hữu, (... nước, vật thực, hư không, biểu tri 2, đặc biệt 3, Tứ tướng 4; Sắc giới là cảnh sắc, Thinh giới là cảnh thinh, khí giới là cảnh khí, Vị giới là cảnh vị, Xúc giới là đất, lửa, gió.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 47 Tâm đổng tốc hiệp thế, 2 tâm khai môn, 51 sở hữu cùng hợp (trừ tham) và 19 sắc phi nghiệp; Tập đế là sở hữu tham.
III. Các Pháp Phi Do Thủ Phi Cảnh Thủ (Anupādinnānupādāniyā dhammā) tức là những Pháp chẳng chẳng phải quả do tham ái chấp thủ mà thành, cũng không phải thành cảnh cho tham ái thủ biết đặng. Như thế gọi là pháp phi thành do thủ phi cảnh thủ.
Tất cả Pháp Phi Thành do thủ và phi cảnh thủ là:
a) Tâm: 40 Tâm Siêu Thế b) Sở hữu tâm: 36 sở hữu cùng hợp với tâm siêu thế. c) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Phi Thành do Thủ và Phi Cảnh Thủ đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (Ðạo đế và diệt đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp với 40 tâm siêu thế, Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp với 40 tâm siêu thế Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ Thọ, Tưởng) hiệp với 40 tâm siêu thế; Thức Uẩn là 40 tâm siêu thế. Níp-Bàn là ngoại uẩn.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 40 tâm siêu thế; Pháp xứ là 36 sở hữu cùng hiệp với tâm siêu thế và Níp-Bàn.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 tâm Siêu Thế, Pháp giới là 36 sở hữu cùng hợp với Tâm siêu thế và Níp-Bàn.
- 2 Ðế ở đây: Ðạo đế là sở hữu Bát Chánh Ðạo hợp với 20 Tâm Ðạo; Diệt đế là Níp-Bàn. Còn 40 tâm siêu thế, 36 sở hữu hiệp với tâm quả siêu thế và 28 sở hữu (trừ bát chánh) hiệp với tâm đạo là ngoại đế.
|
|
|
Post by Sieu Ly Hoc on May 7, 2008 16:25:47 GMT -5
113. TAM ÐỀ PHIỀN TOÁI
Tam Ðề Phiền Toái: chiết ... vô dư Pháp Phiền Toái, cảnh phiền não chừ Pháp phi phiền toái, cảnh phiền não Phi phiền toái, phi cảnh phiền não.
GIẢNG GIẢI
Tam Ðề Phiền Toái dịch từ Pāli Sankiliṭṭhatika. Là đề chiết bán mà Vô dư. Tam Ðề phiền Toái đây có 3 câu là:
I.- Các Pháp phiền toái cảnh phiền não (Sankilitthasankilesikā dhammā). Phiền toái Sankili ha là pháp làm cho nhơ bẩn sôi động. Có Pāli chú giải:
Sankilesena Samannnāgatīti: Sankili hā: Pháp do phiền não chi phối trọn gọi là phiền toái.
Còn cảnh phiền não - Sankilesikā - Nghĩa là pháp còn thuộc về phiền não biết đặng. Có Pāli chú giải như vầy: Attānam ārammanaṃ katvā pavattanena sankilesaṃ arahantī ti: Sankilesikā. Nghĩa là: những pháp xứng cho phiền não lấy làm cảnh nương sanh, gọi là cảnhphiền não.
Như vậy tất cả pháp phiền toái và cảnh phiền não là gồm các pháp làm cho vẩn đục sôi nổi, lại là thành cảnh của phiền não biết được, ấy gọi là pháp phiền toái và cảnh phiền não.
Tất cả Pháp phiền toái và cảnh phiền não là:
a) Tâm: 12 Tâm bất thiện. b) Sở hữu Tâm:13 Sở hữu Tợ Tha và 14 bất thiện.
Tất cả Pháp phiền toái và cảnh phiền não đối với:
5 uẩn: Có 4 uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (khổ đế và Tập đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Hành uẩn là 14 Tâm Bất Thiện và 11 sở hữu Tợ Tha (trừ Thọ Tưởng); hiệp với 12 Tâm Bất Thiện; Thức uẩn là với 12 Tâm Bất Thiện.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 12 Tâm bất thiện; Pháp xứ là 27 sở hữu cùng hợp với 12 Tâm Bất Thiện.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là với 12 Tâm Bất Thiện; Pháp giới là 27 sở hữu hợp với 12 Tâm Bất Thiện;
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm Bất Thiện; và 26 sở hữu cùng hợp (trừ tham); Tập đế là sở hữu tham.
II. Tất cả Pháp Phi Phiền Toái và Cảnh Phiền Não (Asankilitthasankilesikā dhammā). Nghĩa là những pháp chẳng phải phiền não bợn nhơ, mà còn bị phiền não biết được, ấy gọi là Pháp phi Phiền Toái mà cảnh phiền não.
Tất cả Pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não là:
a) Tâm: 18 tâm tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo cùng hiệp. b) sở hữu Tâm:13 tợ tha và 25 tịnh hảo cùng hiệp. c) Sắc Pháp: 28 sắc pháp.
Tất cả Pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Ðế: Có 1 đế (Khổ đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 18 Tâm vô nhân và 51 Tâm Tịnh hảo hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 18 tâm vô nhân và 51 tịnh hảo hiệp thế; hành uẩn là 25 sở hữu tịnh hảo và 11 tợ tha (trừ thọ và tưởng) hiệp với 18 tâm vô nhân và 51 tịnh hảo hiệp thế.
- 12 Xứ ở đây: Sắc xứ là cảnh sắc; Thinh xứ là cảnh thinh; Khí xứ... Vị xứ ... Xúc xứ là đất lửa gió; Nhãn xứ là thần kinh Nhãn; Nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ ... ý xứ là 18 tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo hiệp thế; pháp xứ là 38 sở hữu cùng hiệp với 18 tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo hiệp thế, 16 sắc tế.
- 18 Giới ở đây: Nhãn Thức Giới là 2 Tâm Nhãn Thức; Nhĩ Thức Giới là 2 Tâm Nhĩ thức; Tỷ Thức Giới là 2 Tâm Tỷ Thức; Thiệt Thức Giới là 2 Tâm Thiệt Thức; Thân Thức Giới là 2 Tâm Thân Thức; Ý Giới có 3 Tâm là 2 Tâm Tiếp Thâu Thọ Xả và 1 Khai Ngũ Môn; Ý Thức Giới có 56 Tâm là 2 Tâm quan sát thọ xã, 1 Tâm quan sát thọ hỷ, 1 Tâm Khai ý môn, 1 Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu và 51 Tâm Tịnh Hão Hiệp Thế; Pháp Giới là 38 Sở hữu hợp với 18 Tâm Vô Nhân và 51 tâm Tịnh Hão Hiệp Thế, 16 Sắc tế; Nhãn Giới là Sắc Thần Kinh Nhãn; Nhĩ Giới là Sắc Thần Kinh Nhĩ; Tỷ Giới là Sắc Thần Kinh Tỷ; Thiệt Giới là Sắc Thần Kinh Thiệt; Thân Giới là Sắc Thần Kinh Thân; Sắc Giới là Sắc cảnh Sắc, ... Xúc Giới tức là Sắc Ðất, Lữa, Gió.
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 18 tâm vô nhân, 51 tâm tịnh hảo hiệp thế, 38 sở hữu cùng hiệp và 28 sắc pháp.
III. Các Pháp Phi phiền Toái và Phi Cảnh phiền não (Asankili hā sankilesika dhammā). Nghĩa là Pháp những pháp chẳng phải là phiền não sôi đục mà cũng không thành cảnh cho phiền não tâm biết đặng, ấy gọi là pháp Phi Phiền Toái và Phi Cảnh Phiền Não.
Tất cả Pháp Phi phiền toái và cảnh phiền não là:
a) Tâm: 40 tâm siêu thế. b) Sở hữu tâm: 36 sở hữu hợp với tâm siêu thế. c) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Phi phiền toái và phi cảnh phiền não đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn phi thủ. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (Ðạo đế và diệt đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp với 40 tâm siêu thế; Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp trong 40 tâm siêu thế; Hành uẩn là 34 sở hữu cùng hiệp trong 20 tâm duy tác (trừ Thọ Tưởng) hiệp với 40 tâm siêu thế; Thức uẩn là 40 tâm siêu thế. Danh uẩn phi thủ là 4 danh uẩn này không có sự tham ái chấp thủ như 4 danh uẩn ở trong lãnh vực hiệp thế. Níp-Bàn là Ngoại uẩn.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 40 tâm Siêu Thế; Pháp xứ là 36 sở hữu hiệp với tâm Siêu thế và Níp-Bàn.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 tâm siêu thế; Pháp giới là 36 sở hữu hiệp với tâm siêu thế và Níp-Bàn.
- 2 Ðế ở đây: Ðạo đế là sở hữu Bát Chánh hiệp trong tâm đạo; Diệt đế là Níp-Bàn: 40 tâm siêu thế và 36 Sở hữu cùng hợp (trừ sở hữu bát chánh khi hợp với tâm đạo) là Ngoại đế.
114. TAM ÐỀ HỮU TẦM
Tam Ðề hữu tầm: chiết ... vô dư Tất cả Pháp hữu tầm hữu tứ Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ Tất cả Pháp vô tầm vô tứ
GIẢNG GIẢI
Tam đề hữu tầm, dịch từ tiếng Savitakkkatika là đề chiết bán mà vô dư.
Tam đề hữu tầm có 3 câu là:
I - Tất cả Pháp hữu tầm hữu tứ (Savitakkavicārā dhammā) là các pháp sanh ra có sở hữu tầm là trạng thái đưa tâm đến cảnh và có sở hữu tứ là trạng thái dán áp tâm trên cảnh, cùng hiện khởi với các pháp ấy, như có những câu pāli chú giải rằng: Saha vitakkena ye vattantīti: Savitakkā: Những pháp nào hiện khởi với tầm gọi là pháp hữu tầm. Và Saha vicārena ye vattantīti: Savicārā là những pháp nàp hiện khởi với Tứ gọi là hữu tứ. Như vậy, những pháp nào hiện khởi chung với tầm tứ, được gọi là các pháp hữu tầm hữu tứ.
Tất cả Pháp hữu tầm hữu tứ là:
a) Tâm: 12 Tâm bất thiện, 2 tâm tiếp thâu, 3 tâm quan sát, 3 tâm duy tác vô nhân, 24 tâm tịnh hảo dục giới và 11 tâm sơ thiền.
b) Sở hữu Tâm: 50 Sở hữu cùng hiệp với 55 tâm hữu tầm hữu tứ (trừ tầm, tứ).
Tất cả Pháp hữu tầm, hữu tứ đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 3 Giới (Ýù giới, Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 3 đế (trừ diệt đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 55 tâm hữu tầm, hữu tứ; Hành uẩn là 48 sở hữu hợp với 55 tâm hữu tầm, hữu tứ trừ Thọ, Tưởng, Tầm, Tứ).
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 55 Tâm Hữu tầm, Hữu tứ, Pháp xứ là 50 sở hữu cùng hợp với 55 Tâm hữu Tầm hữu tứ (trừ Tầm, Tứ).
- 3 Giới ở đây: Ý giới là 2 tâm tiếp thâu và tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 52 tâm hữu tầm hữu tứ còn lại (trừ 3 ý giới; Pháp giới là 50 sở hữu cùng hiệp với 55 tâm hữu tầm hữu tứ (trừ Tầm Tứ).
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 47 tâm hữu tầm hữu tứ hiệp thế và 49 sở hữu cùng hợp với 47 tâm hữu tầm hữu tứ hiệp thế (trừ Tầm, Tứ, Tham) trừ sở hữu bát chánh khi hiệp với tâm đạo là Ngoại đế.
II. Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ (Avitakkavicāra mattā dhammā) là những pháp hiện khởi vẫn có Sở hữu Tứ là trạng thái dán áp tâm trên cảnh sanh chung nhưng không có tầm đồng sanh. Có những câu Pālī chú giải như vầy: Vitakko rahitāti: avitakkā, nghĩa là những pháp tầm không có gọi là vô tầm, và như vầy nữa: Vitakkacāresu vicāro (va mattā pamānānan etesaṃ" ti: Vicāro mattā. Nghĩa là sở hữu tứ trong hai sở hữu tầm tứ. Riêng thích hợp trong các pháp phải lẽ đó, ấy gọi là pháp hữu tứ, tức thích hợp với tứ.
Tóm lại, những pháp nào không có tầm sanh, chỉ thích ứng có tứ đồng sanh thì những pháp ấy gọi là các pháp vô tầm hữu tứ.
Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ là:
a) Tâm: 11 tâm nhị thiền.
b) Sở hữu Tâm: 25 tịnh hảo, 11 sở hữu tợ tha (trừ Tầm, Tứ) và lấy lại sở hữu tầm hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ (sở hữu tầm hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ chỉ có gặp tứ chứ không có gặp tầm, bởi chính nó là tầm nên gọi là pháp vô tầm hửu tứ vậy).
Tất cả Pháp vô tầm hữu tứ đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 xứ (ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 giới (ý thức giới và pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và Ðạo đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 11 Tâm nhị thiền; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 11 Tâm nhị thiền; Hành uẩn là 7 sở hữu biến hành, thắng giải, cần, hỷ, dục và 25 sở hữu tịnh hảo hiệp với 11 Tâm nhị thiền; và Sở hữu tầm hiệp trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ; Thức uẩn là 11 Tâm nhị thiền.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 11 Tâm nhị thiền; Pháp xứ là 25 sở hữu tịnh hảo, 11 sở hữu tịnh hảo (trừ tầm, tứ) khi hiệp với 11 Tâm nhị thiền và sở hữu tầm trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 11 Tâm nhị thiền; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với 11 tâm hữu tầm hữu tứ (trừ tầm, tứ) và sở hữu tầm trong 55 tâm hữu tầm hữu tứ.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 3 tâm nhị thiền sắc giới, và 36 sở hữu cùng hiệp (trừ tầm, tứ) .Ðạo đế là sở hữu bát chánh đạo hiệp trong tâm đạo. Còn 8 tâm nhị thiền siêu thế (trừ tầm, tứ, bi, tùy hỷ) trừ 7 sở hữu chi đạo khi hiệp với tâm đạo là ngoại đế.
III. Tất cả Pháp Vô Tầm Vô Tứ (Avitakkāvicārā dhammā) Nghĩa là các Pháp không có hiện khởi với tầm cũng không có, hiện khởi với tứ. Có Pālī chú giải như vầy: Avitakkāca te avitakkāvicārā cāti: avitakkāvicārā. Gọi là pháp vô tầm hữu tứ là những pháp ấy không có tầm và không có tứ.
Tất cả Pháp vô tầm vô tứ là:
a) Tâm: ngũ song thức, 11 Tâm tam thiền; 11 Tâm tứ thiền và 23 tâm ngũ thiền. b) Sở hữu tâm: 25 tâm tịnh hảo, 11 tợ tha (trừ tầm, tứ) và sở hữu tứ trong 11 nhị thiền. c) Sắc pháp: 28 sắc pháp d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp vô tầm vô tứ đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có 17 giới (trừ Ý giới). 4 Ðế: Có 3 đế (trừ tập đế).
- 5 uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu thọ hiệp trong 55 tâm vô tầm vô tứ; Tưởng uẩn là sở hữu tưởng hiệp trong 55 tâm vô tầm vô tứ; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ tầm, tứ) và 25 tịnh hảo hiệp trong các tâm vô tầm vô tứ và lấy lại sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền; (sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền không gặp tứ trong 11 Tâm nhị thiền là pháp vô tầm vô tứ); Thức uẩn là 55 tâm vô tầm vô tứ; Níp-Bàn là Ngoại uẩn.
- 12 Xứ ở đây: Ý xứ là 55 tâm vô tầm, vô tứ; Pháp xứ là 36 sở hữu hiệp trong các tâm vô tầm vô tứ sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền, 16 sắc tế và Níp-Bàn. 10 xứ còn lại là 10 xứ thô.
- 17 Giới ở đây: Ý thức giới là 45 tâm thiền vô tầm vô tứ; Pháp giới là 36 sở hữu tâm cùng hiệp trong các tâm vô tầm vô tứ, sở hữu tứ trong 11 Tâm nhị thiền, 16 sắc tế và Níp-Bàn. 15 giới còn lại là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, sắc giới, thinh giới, khí giới, vị giới, xúc giới, Nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới.
- 3 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là ngũ song thức, tâm Tam thiền, 3 Tâm tứ thiền, 3 Tâm ngũ thiền sắc giới, 12 Tâm vô sắc, 36 sở hữu cùng hợp, sở hữu tứ trong 3 Tâm nhị thiền sắc giới và 28 Sắc pháp; Ðạo đế là sở hữu bát chánh hiệp trong Tâm đạo; Diệt đế là Níp-Bàn. Còn 24 Tâm siêu thế vô tầm vô tứ và các sở hữu cùng hợp ngoài bát chánh đạo hợp Tâm đạo là Ngoại đế.
115- TAM ÐỀ HỶ
Tam Ðề Hỷ: Chiết bán , ... hữu dư Các Pháp câu hành với Hỷ trừ Các Pháp câu hành cùng Thọ Lạc Các Pháp câu hành Thọ xả trừ.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Hỷ, Pālī gọi là Pītītika, là đầu đề chiết bán và hữu dư.
Tam Ðề Hỷ có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Câu hành Hỷ (Pītisahagatā dhammā). Tiếng Sahagata dịch đúng là câu hành, nghĩa là đi chung với nhau, tức là liên quan hay hòa đồng, cũng như Pháp sanh ra chung với nhau gọi là đồng sanh cũng được.
Tất cả Pháp câu hành với Pháp Hỷ.
a) Tâm: 4 Tham thọ hỷ, Quan sát thọ hỷ, Sinh tiếu, 12 Dục giới tịnh hảo thọ hỷ, 11 Sơ thiền, 11 Nhị thiền và 11 tam thiền.
b) Sở hữu Tâm: 25 Tịnh hảo, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 12 Tợ Tha (trừ Hỷ).
Tất cả Pháp câu hành với Pháp Hỷ đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 3 đế (khổ đế, Tập và đạo đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 51 tâm câu hành với pháp Hỷ: Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 51 tâm câu hành với pháp Hỷ: Hành uẩn là 46 sở hữu phối hợp trong 51 tâm câu hành với pháp Hỷ. Thức uẩn là 51 tâm câu hành với pháp Hỷ (trừ hỷ).
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 51 tâm câu hành với pháp Hỷ; Pháp xứ là 46 sở hữu phối hợp với 51 tâm câu hành với pháp Hỷ (trừ hỷ).
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 51 tâm câu hành với pháp Hỷ; Pháp giới là 46 sở hữu hiệp với 51 tâm câu hành với pháp Hỷ.
- 3 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 27 Tâm câu hành với pháp hỷ hiệp thế và 45 sở hữu cùng hiệp (trừ Sở hữu tham và hỷ). Tập đế là sở hữu tham hiệp trong 4 Tâm tham thọ hỷ. Ðạo đế là Sở hữu Bát chánh hiệp trong tâm đạo. Còn 24 tâm siêu thế câu hành với pháp hỷ, (trừ bát chánh khi hợp với tâm đạo câu hành hỷ và trừ sở hữu hỷ) là ngoại đế.
II. Tất cả Pháp Câu Hành Lạc (Sukhasahagatā dhammā) là những pháp sanh ra có liên kết chung với thọ lạc, tức là những pháp có sở hữu thọ lạc câu hữu.
Tất cả Pháp Câu Hành lạc:
a) Tâm: 51 tâm câu hành với pháp hỷ, thân thức thọ lạc và 11 Tâm tứ thiền.
b) Sở hữu Tâm: 25 Tịnh hảo, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 12 Tợ tha (trừ thọ).
Tất cả Pháp câu hành với Thọ lạc đối với:
5 uẩn: Có 3 Uẩn (Tưởng, Hành, Thức). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Thân thức giới, Ý thức giới, Pháp giới). 4 Ðế: Có 3 đế (trừ Diệt đế).
- 3 Uẩn ở đây: Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 63 tâm câu hành với Thọ lạc. (trừ Thọ và Tưởng); Hành uẩn là 46 sở hữu cùng hiệp với 63 tâm câu hành với Thọ lạc. (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 63 Tâm câu hành với Thọ lạc.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 63 Tâm câu hành với Thọ lạc; Pháp xứ là 46 sở hữu cùng hiệp với 63 Tâm câu hành với Thọ lạc (trừ thọ).
- 3 Giới ở đây: Thân thức giới là tâm thân thức Thọ lạc; Ý thức giới là 62 Tâm câu hành với Thọ lạc (trừ thân thức thọ lạc); Pháp giới là 46 sở hữu cùng hiệp với 63 Tâm câu hành với Thọ lạc (trừ thọ).
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 31 tâm câu hành với Thọ lạc hiệp thế và 45 sở hữu cùng hiệp với 31 Tâm câu hành với Thọ lạc hiệp thế (trừ Tham và Thọ); Tập đế là sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham thọ hỷ; Ðạo đế là sở hữu Bát chánh hiệp trong 16 Tâm đạo câu hành lạc; và 35 sở hữu cùng hiệp với 32 Tâm siêu thế câu hành với Thọ lạc (trừ 8 chi đạo trong Tâm đạo và sở hữu thọ) là Ngoại đế.
III. Tất cả Pháp câu hành với thọ xả (Upekkhā sahagatā dhammā) là những pháp sanh ra câu hữu với Thọ xả tức là các pháp có sở hữu Thọ xả sanh chung.
Tất cả Pháp câu hành với Thọ xả là:
a) Tâm: 4 Tham thọ xả, 2 Tâm si, 23 tâm ngũ thiền 12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xả và 14 Tâm vô nhân (trừ 2 thân thức, quan sát thọ hỷ và Sinh tiếu).
b) Sở hữu tâm: 25 Tịnh hảo, Hoài nghi, 2 Hôn phần, 3 Tham phần, 4 Si phần và 11 Tợ tha (trừ Hỷ và Thọ).
Tất cả Pháp câu hành với thọ xả đối với:
5 uẩn: Có 3 uẩn (tưởng, hành, thức). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 7 Giới (7 giới thức, pháp giới). 4 Diệu đế: Có 3 đế (Khổ, Tập và Ðạo).
- 3 Uẩn ở đây: Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 55 Tâm câu hành với Thọ xả; Hành uẩn là 45 sở hữu hiệp trong 55 Tâm câu hành với Thọ xả (trừ Tưởng và Thọ); Thức uẩn là 55 Tâm câu hành với xả.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 55 Tâm câu hành với xả; Pháp xứ là 46 sở hữu cùng hiệp với 55 Tâm câu hành với xả (trừ thọ).
- 7 Giới ở đây: Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn, ý thức giới là 44 Tâm câu hành với Thọ xả (trừ 3 ý giới và ngũ song thức); Pháp giới là 46 sở hữu cùng hiệp với 55 Tâm câu hành với Thọ xả (trừ thọ); Nhãn thức giới là 2 Tâm nhãn thức, Nhĩ thức giới là 2 Tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 Tâm tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 Tâm thiệt thức.
- 3 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 47 Tâm câu hành với xả hiệp thế và 45 sở hữu cùng hiệp (trừ thọ và tham); Tập đế là sở hữu Tham hiệp trong 4 Tâm tham thọ xả; Ðạo đế là 7 sở hữu chi đạo hiệp trong 4 Tâm đạo Thọ xả (trừ chánh tư duy: tầm). Còn 8 tâm siêu thế Thọ xả và 32 sở hữu cùng hiệp với 8 Tâm Siêu Thế thọ xã (trừ tầm tứ, hỷ, thọ và 7 chi đạo trong tâm đạo) là Ngoại đế.
116- TAM ÐỀ SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ
Tam Ðề sơ đạo: Chiết ... vô dư Tất cả Pháp sơ đạo sát trừ Tất cả Pháp đạo cao trừ diệt Phi sơ đạo, đạo cao ưng trừ.
GIẢNG GIẢI
Tam Ðề Sơ Ðạo, dịch từ tiếng Pāli dassanatika, là đầu đề chiết bán mà vô dư.
Tam Ðề nầy có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Sơ Ðạo Ưng Trừ (Dassanena pahātabbā dhammā). Nghĩa là nói đến những pháp đáng do trực giác bậc Tu-Ðà Hườn phát sanh mà trừ khử, chẳng còn tái phát.
Tiếng Dassana, nghĩa là sự thấy, trực nhận, hay trực giác là thấy rõ diệu đế lần đầu tiên ám chỉ Vị Tu-Ðà-Hườn đạo.
Tất cả Pháp Sơ Ðạo Ưng trừ là:
a) Tâm: 4 Tham hợp tà và Si hoài nghi.
b) Sở hữu Tâm: Sở hữu Hoài nghi, 2 Hôn phần, Tham, Tà kiến, 4 Si phần và 13 Tợ Tha cùng hiệp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm Si hoài nghi đều bị diệt theo.
Và thêm nữa đối với trực giác bậc sơ đạo làm cho mãnh lực mạnh của 2 Tâm Sân, 4 Tâm Tham bất tương ưng cùng chủng tử (bīja) sanh khổ thú cũng dứt tuyệt.
Tất cả Pháp Sơ Ðạo Ưng trừ đối với:
5 uẩn: Có 4 uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (khổ đế, Tập đế) .
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Hành uẩn là 20 sở hữu hiệp trong 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi (trừ thọ, tưởng); Thức uẩn là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Pháp xứ là 22 sở hữu phối hợp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi; Pháp giới là 22 sở hữu phối hợp với 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi.
- 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi và 21 sở hữu cùng hiệp 4 Tâm tham hợp tà và Tâm si hoài nghi (trừ tham); Tập đế là sở hữu tham hiệp trong 4 Tâm tham hợp tà.
II. Tất cả Pháp Ðạo Cao Ưng Trừ (Bhāvanāya pahātabbā dhammā) nghĩa là nói đến những pháp đáng do ba đạo tiến bực là Tư-Ðà-Hàm đạo, A-Na-Hàm đạo và A-la-hán đạo tuần tự sát tuyệt.
Danh từ Bhāvanā đây, nghĩa là sự tiến triển, phát triển thêm, tức là sự tiến từ bậc thấp lên bậc cao, từ nhỏ đến lớn. Ðây chỉ cho bậc: Nhị đạo (Tư-Ðà-Hàm đạo), Tam đạo (A-Na-Hàm) và Tứ Ðạo (A-La-Hán) bởi Nhị đạo do Ðạo quả Tu-Ðà-Hườn phát triển thêm; Tam đạo do Ðạo quả Tư-Ðà-hàm phát triển lên; và Tứ đạo do Ðạo quả A-Na Hàm phát triển lên.
Tất cả Pháp Ðạo cao Ưng trừ là:
a) Tâm: 4 tâm tham ly tà, 2 Tâm sân, và Tâm si phóng dật.
b) Sở hữu Tâm: 2 Hôn phần, 4 Sân Phần, Tham, Ngã mạn, 4 Si phần và 13 Tợ tha.
Tất cả Pháp Ðạo cao Ưng trừ đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới, Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và Tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 4 Tâm tham ly tà, Tâm si phóng dật và 2 tâm sân; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 7 tâm bị đạo ưng trừ; Hành uẩn là 23 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo cao ưng trừ (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 7 Tâm bị đạo cao ưng trừ.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 7 tâm bị đạo ưng trừ; Pháp xứ là 25 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo ưng trừ.
-2 Giới ở đây: Ý thức giới là 7 tâm bị đạo ưng trừ; Pháp giới là 25 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo ưng trừ.
- 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 7 tâm bị đạo ưng trừ và 24 sở hữu cùng hiệp với 7 tâm bị đạo ưng trừ (trừ tham); Tập đế là sở hữu tham hiệp với 4 tâm tham ly tà.
III. Tất cả Pháp Phi Sơ Ðạo Phi Ba Ðạo Cao Ưng Trừ (Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbā dhammā) nghĩa là những pháp chẳng phải đáng cho trực giác bậc Tu-Ðà-hườn, hay bậc Thánh đạo tiến bậc sát trừ, hoặc nói rõ hơn là những pháp này chẳng phải thành đối tượng của trí Sơ đạo sát trừ, hay đối tượng của trí trong ba bậc nhị đạo, Tam đạo và Tứ đạo sát Trừ: do đó gọi những pháp này là tất cả pháp phi sơ đạo phi đạo cao ưng trừ.
Tất cả Pháp phi sơ đạo, phi đạo cao ưng trừ là:
a) Tâm: 18 Tâm vô nhân và 91 Tâm tịnh hảo. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo. c) Sắc pháp. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp phi sơ đạo, phi đạo cao sát đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Diệu đế: Có 3 đế (trừ Tập đế).
Ghi chú: trong câu này chi pháp quá rõ, xin miễn giải thêm.
117- TAM ÐỀ HỮU NHÂN SƠ ÐẠO ƯNG TRỪ
Ðề Hữu nhân sơ đạo sát: chiết ... vô dư Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ Tất cả Pháp hữu nhân đạo cao trừ diệt Phi Hữu Nhân sơ đạo cao ưng trừ.
GIẢNG GIẢI
Tam đề hữu nhân sơ đạo, dịch từ Pāli dassana-hetutika, là chiết bán mà vô dư và được bảo là Tam đề vô dư vì lẽ ba câu trong đề nầy lấy chi pháp trùm cả Pháp Chơn đế. Tam đề nầy gồm 3 câu là:
Tam Ðề nầy có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ Dassenena pahātabbahetukā dhammā). là những Pháp có nhân tương ưng hiệp mà đáng cho Trực giác bậc Tu-Ðà- Hườn sát trừ. Có pāli chú giải như vầy: Dassanena pahātabbo hetu etesam atthī ti: dassanena pahātabbahetakā, nghĩa: Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ là trong những pháp đó có nhân đáng cho bậc sơ đạo sát trừ.
Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ là:
a) Tâm: 4 Tham hợp tà và Si hoài nghi.
b) Sở hữu Tâm: Hoài nghi, 2 Hôn phần, Tham, Tà kiến, 4 Si phần và 13 Tợ Tha, trừ sở hữu Si khi hợp trong Tâm si hoài nghi (là pháp vô nhân bị sơ đạo sát).
Tất cả Pháp hữu nhân sơ đạo ưng trừ đối với:
5 uẩn: Có 4 uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế (khổ đế, Tập đế) .
(Giống như câu "Tất cả pháp sơ đạo ưng trừ, chỉ khác là trừ sở hữu si trong tâm si hoài nghi).
II. Tất cả Pháp hữu nhân đạo cao ưng trừ (Bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā) là những pháp có nhân tương ưng hiệp mà đáng cho 3 đạo cao tiến bậc (Nhị đạo, Tam đạo, và Tứ đạo) Sát trừ. Có pāli chú giải như vầy: Bhāvanāya pahātabbo hetu etesaṃ atthīti: bhāvanāya pahātabbahetukā. Nghĩa là pháp hữu nhân đạo cao ưng trừ là trong những pháp đó có nhân đáng cho ba đạo cao tiến sát trừ.
Tất cả Pháp hữu nhân ba đạo cao ưng trừ là:
a) Tâm: 4 tâm tham ly tà, 2 Tâm sân, và Tâm si phóng dật.
b) sở hữu Tâm: 2 Hôn phần, 4 Sân Phần, Tham, Ngã mạn, 4 Si phần và 13 Tợ tha khi hiệp với tâm si phóng dật (là pháp vô nhân bị đạo cao ưng trừ).
Tất cả Pháp hữu nhân ba đạo cao sát đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới, Pháp giới). 4 Diệu Ðế: Có 2 đế (Khổ đế và Tập đế).
(Giống như câu "tất cả pháp 3 Ðạo cao ưng trừ chỉ khác là trừ sở hữu si trong Tâm si phóng dật).
III. Tất cả Pháp phi hữu nhân sơ đạo và ba đạo cao ưng trừ (Neva dassanena na bhāvanāya pahātabbahetukā dhammā) nghĩa là những pháp chẳng phải có nhân bị 4 đạo sát. Sở hữu si trong 2 Tâm si bị 4 đạo (tuần tự) sát nhưng là vô nhân; các pháp trong 91 tâm tịnh hảo là pháp hữu nhân nhưng không bị 4 đạo sát: 18 Tâm vô nhân, Sắc pháp và Níp-Bàn là Pháp vừa vô nhân, vừa không bị 4 đạo sát.
Tất cả Pháp phi hữu nhân sơ đạo ưng trừ và 3 đạo cao sát.
a) Tâm: 18 Tâm vô nhân và 91 Tâm tịnh hảo b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 25 Tịnh hảo khi hiệp với 18 Tâm vô nhân và 91 Tâm tịnh hảo và sở hữu si khi hiệp với 2 Tâm si. c) Sắc pháp. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp phi hữu nhân sơ đạo và 3 đạo cao ưng trừ đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Diệu đế: Có 3 đế (trừ Tập đế).
(Giống như câu tất cả pháp phi sơ đạo, phi 3 đạo cao ưng trừ chỉ lấy thêm sở hữu si khi hiệp với 2 Tâm si).
118- TAM ÐỀ NHÂN SANH TỬ
Ðề nhân sanh tử, Chiết... vô dư Tất cả Pháp nhân sanh tử. Tất cả Pháp nhân đến Níp-Bàn. Pháp phi nhân sanh tử, Níp-Bàn.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Nhân sanh tử. Dịch từ Pāli Ācayagāmitika là một Pháp đề chiết bán mà vô dư.
Tam Ðề luân hồi có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp nhân sanh tử (Ācayagāmino dhammā) là những Pháp làm duyên đưa đến sanh tử triền miên trong đời.
Giải về luân hồi (ācaya) có Pāli chú giải như vầy: Kammakilesehi aciyatīti: ācayo, pháp được quến tựu tồn tại do nghiệp phiền não gọi là luân hồi.
Giải chung pháp nhân luân hồi, có Pāli chú giải rằng Ācayam kamentī ti: ācayagāmino: Pháp làm cho chúng sanh đi đến chỗ luân hồi sanh tử, gọi là pháp nhân luân hồi.
Tất cả Pháp nhân sanh tử là:
a) Tâm: 11 Tâm bất thiện (trừ si phóng dật), 8 Thiện dục giới, 5 thiện sắc giới và 4 Thiện vô sắc giới.
b) Sở hữu Tâm: 52 sở hữu khi hiệp với 11 Tâm bất thiện và các Tâm thiện hiệp thế.
Tất cả Pháp nhân sanh tử.
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Diệu Ðế: Có 2 đế (khổ đế, Tập đế).
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp với 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Hành uẩn là 50 sở hữu phi thọ tưởng hiệp trong 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Thức uẩn là 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 11 tâm bất thiện 17 Tâm thiện hiệp thế; Pháp xứ là 52 sở hữu hiệp trong 28 Tâm nhân sanh tử.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 28 Tâm nhân sanh tử; Pháp giới là 52 sở hữu hiệp với 28 Tâm nhân sanh tử.
- 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 28 Tâm nhân sanh tử; và 51 sở hữu cùng hiệp 28 Tâm nhân sanh tử; Tập đế là sở hữu tham hiệp với 8 Tâm tham.
II. Tất cả Pháp nhân đến Níp-Bàn (Apacayagā-mino dhammā) là pháp làm duyên đưa đến trạng thái yểm ly sanh tử, tức Níp-Bàn. Những pháp này chắc chắn đạt đến chỗ giải thoát, không còn sanh tử gì nữa dù sớm hay muộn .
Giải về ý nghĩa apacaya, được dịch là trạng thái Níp-Bàn, có Pāli chú giải rằng: Apetam cayāti: apacayo: Vượt khỏi sự quến tựu luân hồi, gọi là yểm ly, tức Níp-Bàn .
Giải về nhân đến Níp-Bàn, có Pālī chú giải như vầy: Apacayam gacchantī ti apacayagāmino pháp đến trạng thái yểm ly sanh tử, gọi là nhân đến Níp-Bàn.
Tất cả pháp nhân đến Níp-Bàn là:
a) Tâm: 4 hoặc 20 tâm đạo. b) sở hữu Tâm: 13 tợ tha, 23 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần).
Tất cả pháp nhân đến Níp-Bàn đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh Uẩn siêu thế. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới, Pháp giới). 4 Ðế: Có 1 đế (Ðạo đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 20 tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 20 tâm đạo; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ, tưởng) và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần); Thức uẩn là trong 20 tâm đạo.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 20 tâm đạo, Pháp xứ là 36 sở hữu cùng hiệp với 20 tâm đạo.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 20 tâm đạo; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với 20 tâm đạo.
- 1 Ðế ở đây: Ðạo đế là sở hữu Trí Tuệ, Tầm, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Niệm, Cần, Ðịnh hiệp trong 20 tâm đạo và các sở hữu cùng hợp với tâm đạo; còn tâm đạo và các sở hữu ngoài sở hữu Bát chánh là Ngoại đế.
III. Tất cả Pháp phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn (nevā cayagāmino dhammā) nghĩa là những pháp chẳng phải làm duyên đưa đến sanh tử cũng chẳng phải làm nhân đạt đến yểm ly sanh tử, tức là những pháp ngoài ra nhân hiệp thế và nhân siêu thế.
Tất cả Pháp phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn là:
a) Tâm: Tâm si phóng dật, 52 tâm quả, 20 tâm duy tác. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha, 4 si phần, 25 tịnh hảo. c) Sắc pháp: 28 sắc pháp. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn là:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có 18 Giới. 4 Diệu đế: Có 2 đế (Khổ và Diệt đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 72 tâm vô ký và si phóng dật; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký; Hành uẩn là 4 sở hữu si phần, 25 Tịnh hảo và 11 tợ tha (trừ thọ, tưởng) hiệp trong Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký; Thức uẩn là Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký.
- 12 Xứ ở đây: Nhãn xứ là sắc thần kinh nhãn; nhĩ xứ ... Tỷ xứ ... Thiệt xứ ... Thân xứ ... Ý xứ là Tâm si phóng dật và 72 tâm vô ký. Sắc xứ là cảnh sắc; Thinh xứ ... khí xứ.... Vị xứ ... xúc xứ là đất, lửa, gió; Pháp xứ là 12 sở hữu tợ tha, 4 si phần, 25 tịnh hảo, sắc tế và Níp-Bàn.
- 18 Giới ở đây: Nhãn thức giới là 2 Tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 Tâm nhĩ thức; Tỷ thức giới là 2 Tâm tỷ thức; Thiệt thức giới là 2 Tâm thiệt thức; Thân thức giới là 2 tâm thân thức. Ý giới là 2 tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; ý thức giới là tâm si phóng dật, 3 quan sát, khai ý môn, sinh tiếu, 16 tâm quả và duy tác dục giới; 18 quả và duy tác đáo đại và 20 tâm quả siêu thế, Pháp giới là sở hữu tợ tha, 4 si phần, 25 tịnh hảo, 16 sắc tế và Níp-Bàn; 10 giới còn lại là 10 giới thô.
- 2 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 72 Tâm phi nhân sanh tử phi nhân đến Níp-Bàn, 42 sở hữu cùng hiệp với 72 tâm phi nhân sanh tử; và 28 sắc pháp; Diệt đế là Níp-Bàn.
119 - TAM ÐỀ HỮU HỌC
Hữu học, chiết ... vô dư Tất cả Pháp hữu học Tất cả Pháp vô học Phi hữu học, vô học.
GIẢNG GIẢI
Tam đề hữu học, dịch từ Pāli Sekkhatika là một đề chiết bán mà vô dư.
Tam Ðề hữu học có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp hữu học (Sekkhā dhammā) là những pháp thuộc về bậc Thánh mà còn phải học tập trong giới, định, tuệ để tiến hóa đến quả vị cao, (hay là) pháp hữu học tức những pháp đó chỉ có trong bảy bậc Thánh thấp (là từ Tu-Ðà-Huờn Ðạo cho đến A-La-Hán đạo) chớ không có trong hạng phàm phu và bậc vô học A-la-Hán Quả. như có câu Pālī chú giải rằng: Sattannam Sekkhānameteti: Sekkhā: Pháp hữu học là những pháp của bảy bậc hữu học (trừ A-La-Hán quả).
Tất cả Pháp hữu học là:
a) Tâm: 5 Tâm sơ đạo, 5 tâm sơ quả, 5 tâm nhị đạo, 5 tâm nhị quả, 5 tâm tam đạo, 5 tâm tam quả và 5 tâm tứ đạo.
b) Sở hữu Tâm: 13 tợ tha và 23 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần).
Tất cả Pháp hữu học đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn (siêu thế). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý Xứ và Pháp Xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 1 đế (đạo đế) .
- 4 uẩn ở đây: Thọ Uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 35 tâm siêu thế hữu học; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 35 tâm siêu thế hữu học; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ thọ, tưởng) cùng hiệp trong 35 tâm siêu thế hữu học; Thức uẩn là 35 tâm siêu thế hữu học.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 35 tâm siêu thế hữu học; Pháp xứ là 36 sở hữu cùng hợp với 35 tâm siêu thế hữu học.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 35 tâm siêu thế hữu học; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với tâm siêu thế hữu học.
- 1 Ðế ở đây: Ðạo đế là Sở hữu trí tuệ, tầm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, cần, niệm và định khi hiệp với 4 hoặc 20 tâm đạo. Còn 35 tâm siêu thế hữu học; và các sở hữu tâm cùng hiệp với tâm siêu thế hữu học mà ngoài ra bát chánh là ngoại đế.
II. Tất cả Pháp vô học (Asekhā dhammā) là pháp của bậc đã rốt ráo Ðạo Quả, không còn phải tiến triển gì nữa tức là tâm Tứ quả, pháp này chỉ sanh cho vị A-La-hán Quả mà thôi, chớ phàm nhân và Thánh hữu học không có, ấy gọi là Pháp vô học.
Tất cả Pháp vô học là:
a) Tâm: 1 hoặc 5 Tâm quả A La Hán. b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 23 Tịnh hảo (trừ Vô lượng phần).
Tất cả Pháp vô học đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn (Siêu thế). 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới, Pháp giới). 4 Ðế: thuộc Ngoại đế.
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 5 tâm quả A-La-hán; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 5 tâm tứ quả; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong 5 tâm Quả Ưng cúng; Thức uẩn là 5 Tâm quả vô học.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 5 Tâm Tứ quả; Pháp xứ là 36 sở hữu tâm cùng hiệp 5 tâm Tứ quả.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 5 Tâm Tứ quả A-La-Hán; Pháp giới là 36 sở hữu cùng hiệp với 5 Tâm quả A-La-Hán.
III. Tất cả Pháp phi hữu học phi vô học (Nevasekkhānāsekkhā dhammā) là những pháp chẳng phải hữu học, cũng chẳng phải là vô học, tức là những pháp ngoài ra Ðạo Quả.
Tất cả Pháp phi hữu học phi vô học là:
a) Tâm: 81 tâm hiệp thế. b) Sở hữu tâm: Tất cả 52 sở hữu tâm khi hiệp với 81 tâm hiệp thế. c) Sắc Pháp: 28 sắc pháp. d) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp phi hữu học phi vô học đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Diệu đế: Có 3 đế (trừ Ðạo đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 81 Tâm hiệp thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 81 Tâm hiệp thế; Hành uẩn là 50 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hiệp trong 81 Tâm hiệp thế; Thức uẩn là 81 Tâm hiệp thế.
- 12 Xứ ở đây: 12 sắc thô là 10 xứ thô; ý xứ là 81 Tâm hiệp thế; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế và Níp-Bàn.
- 18 Giới ở đây: 10 giới thô là12 sắc thô; Ngũ song thức là 5 giới thức; ý giới là 2 Tiếp thâu và Khai ngũ môn; Ý thức giới là 68 Tâm hiệp thế (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới).
- 3 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham); và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Diệt đế là Níp-Bàn.
|
|
|
Post by Sieu Ly Hoc on May 7, 2008 16:31:12 GMT -5
120- TAM ÐỀ THIỂU
Ðề Thiểu, chiết ... vô dư Tất cả Pháp hy thiểu Tất cả Pháp Ðáo đại Tất cả Pháp vô lượng.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Thiểu dịch từ Pāli "Parittatika" là Tam đề chiết mà vô dư .
Ðề Thiểu có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp hy Thiểu (parittā dhammā) là những pháp nhỏ mọn tầm thường có giới hạn, vì những pháp ấy sanh ra thay thế cho giống nhau không đặng nhiều và Tâm ấy biết một cảnh không quá 17 cái, hơn nữa những tâm ấy sanh ra không có năng lực nhiều về lượng như Tâm thền, về phẩm như Tâm siêu thế, nên đó gọi là Pháp Hy thiểu, tức là pháp Dục giới mà tên khác thôi.
Tất cả Pháp hy Thiểu là:
a) Tâm: 54 Tâm dục giới. b) Sở hữu Tâm: 52 sở hữu. c) Sắc pháp: 28 Sắc pháp.
Tất cả Pháp hy Thiểu đối với:
5 uẩn: Có đủ 5. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Ðế: Có 2 đế. (khổ đế và Tập đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 54 Tâm dục giới; Tưởng uẩn là sở hữu hiệp trong 54 tâm dục giới; Thức uẩn là 54 tâm dục giới.
- 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; Ý xứ là 54 Tâm dục giới; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế.
- 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tiếp thâu và khai ngũ môn ý thức giới là 41 Tâm dục giới (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới); Pháp giới là 52 sở hữu, 16 Sắc tế.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm dục giới, 51 Sở hữu hợp (trừ tham) và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham.
II. Tất cả Pháp Ðáo đại (Mahaggatā dhammā) là những pháp có đủ sức đè nén phiền não, an tịnh liên tục trên một cảnh bền lâu, có thể sanh liên tục vô số cái cùng một thứ Tâm trên một đề mục và đạt đến quá vững mạnh, cõi cao rộng; hay là đối với những pháp nầy sanh đến với bậc cao cả có Dục, Cần, Tâm và Trí tuệ ấy nên gọi là Ðáo đại.
Tất cả Pháp Ðáo đại là:
a) Tâm: 15 Tâm sắc giới và 12 Tâm vô sắc giới b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 22 tịnh hảo (trừ Vô lượng phần).
Tất cả Pháp Ðáo đại đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới, Pháp giới). 4 Diệu Ðế: Có 1 Ðế (Khổ đế).
- 5 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 27 Tâm Ðáo đại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 27 Tâm Ðáo đại; Hành uẩn là 33 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong 27 tâm Ðáo đại; Thức uẩn là 27 tâm Ðáo đại.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 27 tâm Ðáo đại; Pháp xứ là 35 sở hữu.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 27 tâm Ðáo đại; Pháp giới là 35 sở hữu.
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 27 tâm Ðáo đại và 35 sở hữu.
III. Tất cả Pháp vô lượng (Appamānā dhammā) là pháp không có giới hạn như pháp Hiệp thế, Pháp nầy tương phản với pháp hạn lượng như là ái dục v.v... (Pamānassaca patipakkhā ti appamānā) vì thế, nên gọi là Pháp Vô Lượng tức là Pháp Siêu thế.
Tất cả Pháp vô lượng là:
a) Tâm: 40 Tâm Siêu thế. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ 2 Vô lượng phần). c) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp vô lượng đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ. 18 Giới: Có 2 Giới. 4 Diệu đế: Có 2 đế (Ðạo đế và Diệt đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm siêu thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm siêu thế; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ thọ, tưởng) hiệp trong Tâm siêu thế; Thức uẩn là 40 Tâm siêu thế.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 40 Tâm siêu thế; Pháp xứ là 33 sở hữu hợp Tâm siêu thế.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 Tâm siêu thế; Pháp giới là 36 sở hữu hợp Tâm siêu thế.
- 3 Diệu đế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham); và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Diệt đế là Níp-Bàn.
121- TAM ÐỀ CẢNH THIỂU
Tam đề Cảnh Thiểu, chiết ... hữu dư Tất cả Pháp biết cảnh hy thiểu Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại Tất cả Pháp biết cảnh vô lượng.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Cảnh Thiểu, dịch từ Pāli Parittārammaṇātika là Tam đề chiết bán và hữu dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp biết cảnh Hy Thiểu (parittāramma-nā dhammā) nghĩa là những pháp trong câu này biết đặng cảnh tầm thường nhỏ hẹp, tức là những tâm và sở hữu biết đặng cảnh dục.
Tất cả Pháp biết cảnh Hy Thiểu là:
a) Tâm: 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu Trí (8 Tâm quả dục giới hữu nhân và 17 tâm vô nhân (trừ khai ý môn) chỉ biết Cảnh Thiểu; những tâm còn lại cũng biết Cảnh Thiểu).
b) Sở hữu Tâm: 50 sở hữu (trừ vô lượng phần) cùng hiệp với tâm Dục giới và 2 Diệu trí.
Tất cả Pháp biết cảnh Thiểu đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (trừ 10 giới thô). 4 Ðế: Có 2 đế. (khổ đế và Tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Hành uẩn là 48 sở hữu Tâm (trừ Thọ Tưởng và 2 vô lượng phần) hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Thức uẩn là hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí; Pháp xứ là 50 sở hữu tâm (trừ vô lượng phần) hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu trí.
- 8 Giới ở đây: Nhãn thức giới thô là 2 Tâm nhãn thức; Nhĩ thức giới là 2 Tâm Nhĩ Thức, Tỷ thức giới ... Thiệt thức giới ... Thân thức giới ... Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là khai ngũ môn, Sinh tiếu, 3 quan sát, 12 Bất thiện, 24 Tịnh hảo dục giới và 2 Diệu trí; Pháp giới là 50 sở hữu tâm (trừ vô lượng phần) hiệp trong 54 Tâm dục giới và 2 Diệu trí.
- 2 Diệu Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm dục giới và 2 Tâm diệu trí.
II. Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại (Mahaggatā-rammanā dhammā) là những Pháp có đối tượng rộng lớn, nghĩa là những pháp ấy biết đặng cảnh thiền to rộng, tức là những Tâm và Sở hữu biết đặng pháp Thiền sắc và Vô sắc.
Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại là:
a) Tâm: 3 Tâm thức vô biên và 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng chỉ biết cảnh Ðáo đại; 2 Tâm Diệu trí, 8 Thiện dục giới, 8 Duy tác dục giới hữu nhân, khai ý môn và 12 Tâm bất thiện cũng biết cảnh Ðáo đại nhưng bất định.
b) Sở hữu Tâm: 47 sở hữu (trừ Giới và vô lượng phần) cùng hiệp với các Tâm khi biết cảnh Ðáo đại. (trừ Vô lượng phần).
Tất cả Pháp biết cảnh Ðáo đại đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới, Pháp giới). 4 Diệu Ðế: Có 1 Ðế (Khổ đế và Tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong các Tâm biết cảnh Ðáo đại các Tâm biết cảnh Ðáo đại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm biết cảnh Ðáo đại Hành uẩn là 45 sở hữu còn lại (trừ Giới và vô lượng phần cùng sở hữu Thọ, Tưởng); Thức uẩn là 3 tâm Thức vô biên, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng, 2 Diệu trí, 8 Thiện dục giới, 8 duy tác dục giới, Khai ý môn và 12 Tâm Bất thiện.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là tất cả Tâm biết cảnh Ðáo đại; Pháp xứ là 47 sở hữu hợp.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là các Tâm biết cảnh Ðáo đại; Pháp giới là 47 sở hữu hợp.
- 4 Ðế ở đây: Các tâm biết cảnh cảnh Ðáo đại cùng 46 sở hữu hợp trừ Tham là khổ đế, Tập đế là sở hữu tham.
III. Tất cả Pháp biết cảnh vô lượng (Appamānārammaṇā dhammā) là những pháp biết đặng cảnh Vô lượng, Cảnh không hạn hẹp, Cảnh không thù thắng, tức là những Tâm và Sở hữu biết đặng Pháp Siêu thế.
Tất cả Pháp biết cảnh vô lượng là:
a) Tâm: Khai ý môn, 8 đổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng, 2 diệu trí và 40 tâm siêu thế.
b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ 2 Vô lượng phần)
Tất cả Pháp vô lượng đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ. 18 Giới: Có 2 Giới. 4 Diệu đế: Có 2 đế (Khổ đế và Ðạo đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp tâm biết cảnh vô lượng; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp tâm biết cảnh vô lượng; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ, tưởng) và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần) hiệp tâm biết cảnh vô lượng; Thức uẩn là các tâm biết cảnh vô lượng.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là các tâm biết cảnh vô lượng; Pháp xứ là 13 tợ tha và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần)
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 40 Tâm siêu thế; Pháp giới là 36 sở hữu hợp Tâm siêu thế.
- 2 Diệu đế ở đây: Khổ đế là các tâm biết cảnh vô lượng: Tâm Thiền hiệp thế cùng với 13 tợ tha và 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần); Ðạo đế là 8 sở hữu chi đạo hiệp trong tâm đạo. còn tâm siêu thế và các sở hữu hợp, ngoài ra 8 chi đạo hiệp trong tâm đạo là ngoại đế.
122- TAM ÐỀ TY HẠ
Ðề hạ, chiết ... vô dư Tất cả Pháp ty hạ Tất cả Pháp trung bình Tất cả Pháp tinh lương.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Ty hạ, dịch từ Pāli Hīnatika" là đầu đề chiết bán mà vô dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp ty hạ (Hīna dhammā) là những pháp thấp hèn ti tiện có tính cách hạ liệt.
Có chú giải thêm rằng: Hīnā ti lāmakā akusala dhammā: Ty hạ hay thấp hèn tức là pháp bất thiện. Như vậy pháp bất thiện là pháp ty hạ .
Tất cả Pháp ty hạ là:
a) Tâm: 12 Tâm bất thiện. b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 14 bất thiện.
Tất cả Pháp ty hạ đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế. (khổ đế và Tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 12 Tâm bất thiện: Tưởng uẩn là sở hữu hiệp trong 12 Tâm bất thiện: Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ tưởng) và 14 sở hữu bất thiện.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 12 Tâm bất thiện; Pháp xứ là 13 sở hữu Tợ tha và 14 sở hữu Bất thiện.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 12 Tâm bất thiện; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 14 sở hữu bất thiện.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 12 Tâm bất thiện cùng với 13 tợ tha, 13 bất thiện (trừ sở hữu Tham); Tập đế là sở hữu tham.
II. Tất cả Pháp trung bình (Majjhimā dhammā) là những pháp có tính cách ở giữa không cao thượng cũng không phải là pháp hạ liệt ty tiện các pháp này đều có trong 3 cõi. Có câu pālī chú giải như vầy: Hīnapanitānaṃ majjhe bhavāti: Majjhimā avasesā tebhèmakā dhammā: Pháp giữa cách ty hạ và tinh lương, gọi là pháp trung bình, tức là pháp trong ba cõi ngoài ra bất thiện. Như vậy nghĩa là ám chỉ các pháp hiệp thế phi bất thiện.
Tất cả Pháp trung bình là:
a) Tâm: 18 Tâm vô nhân và 51 Tịnh hảo hiệp thế sắc giới và 12 Tâm vô sắc giới b) Sở hữu Tâm: 13 Tợ tha và 25 tịnh hảo . c) Sắc pháp: 28 sắc pháp
Tất cả Pháp trung bình đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ 18 Giới: Có đủ 18 Giới 4 Diệu Ðế: Có 1 Ðế (Khổ đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong các pháp trung bình; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm phần này; Hành uẩn là 11 tợ tha (trừ Thọ và Tưởng) và 25 tịnh hảo: Thức uẩn là 18 tâm vô nhân và 51 tâm tịnh hảo hiệp thế.
- 12 Xứ ở đây: 10 Xứ thô là 12 Sắc thô; 18 Tâm vô nhân và 51 Tịnh hảo hiệp thế là ý xứ; 13 Tợ tha, 25 Tịnh hảo và 16 Sắc tế là pháp xứ.
- 18 Giới ở đây: 10 Giới thô là 12 Sắc thô; 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 tâm Tiếp thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 5 tâm vô nhân còn lại và 51 Tâm tịnh hảo hiệp thế; Pháp giới là 13 Tợ tha, 25 Tịnh hảo và 16 Sắc tế.
- 1 Ðế ở đây: khổ đế là 18 tâm vô nhân, 51 Tâm tịnh hảo hiệp thế, cùng với 13 Tợ tha, 25 Tịnh hảo và 28 Sắc pháp.
III. Tất cả Pháp tinh lương (Panītā dhammā) nghĩa là những pháp có tính cách như hương vị đặc biệt (thắng vị) tức là pháp ròng chuyên trong sạch, cao quí (những pháp này tâm bất thiện không biết đặng) và có Pāli chú giải như vầy: Uttamatthena atappakatthena cā panītā lokuttarā dhammā: Pháp Tinh lương tức pháp siêu thế có nghĩa là cao quí và không biết no đầy chán nãn.
Như vậy tức là Pháp Tinh lương ám chỉ Pháp Siêu thế.
Tất cả Pháp tinh lương là:
a) Tâm: 40 Tâm Siêu thế. b) Sở hữu tâm: 13 Tợ tha và 23 sở hữu Tịnh hảo (trừ 2 Vô lượng phần). c) Níp-Bàn.
Tất cả Pháp tinh lương đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn (Níp-Bàn ngoại uẩn). 12 Xứ: Có 2 Xứ.(ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và Pháp giới). 4 Diệu đế: Có 2 đế (Ðạo đế và Diệt đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm siêu thế; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm siêu thế; Hành uẩn là 11 Tợ tha (trừ thọ, tưởng) 25 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần); Thức uẩn là Tâm siêu thế.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là Tâm siêu thế; Pháp xứ là 13 Tợ tha , 23 Tịnh hảo (trừ vô lượng phần).
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là Tâm siêu thế; Pháp giới là 13 tợ tha, 23 tịnh hảo (trừ vô lượng phần).
- 2 Diệu đế ở đây: Ðạo đế là 8 chi đạo hiệp trong Tâm đạo; Diệt đế là Níp-Bàn. Còn Tâm Siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 chi đạo trong Tâm đạo là ngoại đế.
123- TAM ÐỀ TÀ
Ðề Tà chiết ... vô dư Pháp Tà quả Nhất định Pháp Chánh quả Nhất định Tất cả Pháp Bất định.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Tà, dịch từ Phạn ngữ Micchattatika là Tam đề chiết bán mà vô dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Tà cho quả nhất định (Michittahiyatā dhammā) nghĩa là nói những pháp ác quááy tà vạy có cho quả cố định chắc chắn, sau khi đó (không một nghiệp lực khác đánh đổ được).
Tất cả Pháp Tà cho quả nhất định.
a) Tâm: 4 Tham hợp tà và 2 Tâm sân ở sát na đổng tốc thứ 7 khi tạo ngũ nghiệp vô gián (sanh báo nghiệp).
b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 12 bất thiện (trừ Ngã mạn và hoài nghi) khi hiệp với Tâm tham và Tâm sân tạo ngũ nghịch đại tội.
Tất cả Pháp Tà cho quả nhất định đối với:
5 uẩn: Có 4 danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và pháp giới). 4 Ðế: Có 2 đế. (khổ đế và Tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với các tâm tạo ngũ nghịch; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với tâm tạo ngũ nghịch; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ, tưởng) và 12 bất thiện (Ngã mạn và Hoài nghi); Thức uẩn là các Tâm tạo ngũ nghịch.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 4 Tâm tham hợp và Tâm sân tạo ngũ nghịch; Pháp xứ là 13 sở hữu Tợ tha và 12 sở hữu Bất thiện (trừ Ngã mạn và Hoài nghi).
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 4 Tâm tham hợp tà và 2 Tâm sân tạo ngũ nghịch; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 12 Bất Thiện (trừ ngã mạn và hoài nghi).
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 4 Tham hợp tà, 2 tâm sân cùng 13 tợ tha 11 bất thiện (trừ Tham, Ngã mạn, Hoài nghi); Tập đế là sở hữu tham.
II. Tất cả Pháp chánh cho quả nhất định (Sammattataniyatā dhammā) là những pháp bản thể tuyệt hảo có trổ quả liền tiếp theo sau đó, chắc chắn (không có pháp ngăn ngại được).
Có pālī chú giải như vầy: Sammattāca te niyatāca anantarameva phaladā naniyamenāti: Sammataniyatā: Pháp Chánh nhất định là những pháp ấy Chơn Chánh chắc chắn và cho quả nhất định liên tiếp.
Tất cả Pháp chánh cho quả nhất định là:
a) Tâm: 20 Tâm đạo. b) Sở hữu Tâm: 36 sở hữu hiệp với Tâm đạo.
Tất cả Pháp chánh cho quả nhất định đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (Ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và Pháp giới). 4 Diệu Ðế: Có 1 Ðế (Ðạo đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm đạo; Hành uẩn là 34 sỡ hữu (trừ Thọ và Tưởng) hiệp trong Tâm đạo; Thức uẩn là 20 Tâm đạo.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 20 Tâm đạo; Pháp xứ là 36 sở hữu hợp.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 20 tâm đạo; Pháp giới là 36 sở hữu.
- 1 Ðế ở đây: Ðạo đế là 8 chi đạo hợp trong Tâm đạo. Còn Tâm đạo và 28 sở hữu hợp trừ 8 chi đạo) là ngoại đế.
III. Tất cả Pháp bất định (Aniyatā dhammā) là những pháp không phải là nhất định như pháp Tà nhất định, Pháp Chánh nhất định. Hay nói cách khác là những Pháp nầy ngoài ra hai Pháp nhất định vừa kể.
Có câu pàli chú giải về Pháp nầy như sau: Ughayathā pi na niyatā ti: aniyatā Pháp chẳng phải nhất định như cả hai vừa kêu, nên gọi là Pháp phi định.
124- TAM ÐỀ TẠO THÀNH CẢNH
Tam đề đạo cảnh, chiết ... Hữu dư Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh Tất cả Pháp có đạo thành Nhân Tất cả Pháp có đạo thành Trưởng.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Ðạo thành cảnh dịch từ Pāli Maggārammaṇatika là đầu đề chiết bán mà hữu dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh (Maggārammaṇā dhammā) nghĩa là những Pháp biết đặng Ðạo đế, vì là pháp có Tâm đạo làm đối tượng bị biết thế nên gọi là Pháp có đạo Thành Cảnh.
Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh là:
a) Tâm: Khai Ý Môn, 4 Thiện dục giới hợp trí, 4 Duy tác dục giới tịnh hảo hợp trí và 2 Diệu trí.
b) Sở hữu tâm: 13 tợ tha và 19 Tịnh hảo biến hành và Trí Tuệ khi hợp với các Tâm biết Tâm đạo.
Tất cả Pháp có đạo thành Cảnh đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và pháp giới). 4 Ðế: Có 1 đế. (Ðạo đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hợp với các Tâm biết cảnh Ðạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp với các Tâm biết cảnh Ðạo; Hành uẩn là 11 sở hữu tợ tha (trừ thọ tưởng), 19 Tịnh hảo biến hành và sở hữu Trí tuệ hợp với các Tâm biết cảnh Ðạo; Thức uẩn là Khai ý môn, 8 đổng tốc dục giới tương và 2 Diệu trí.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là Khai ý môn, 8 đổng tốc dục giới tương ưng và 2 Diệu trí; Pháp xứ là 13 sở hữu Tợ tha, 19 sở hữu Tịnh hảo biến hành và Trí tuệ.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là Tâm khai ý môn, 8 Ðổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 Diệu trí; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 19 sở hữu tịnh hảo biến hành và sở hữu Trí tuệ.
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là Tâm khai ý môn, 8 Ðổng tốc dục giới tịnh hảo tương ưng và 2 Diệu trí; Pháp giới là 13 sở hữu tợ tha và 19 sở hữu tịnh hảo biến hành và sở hữu Trí tuệ.
II. Tất cả Pháp có Ðạo thành Nhân (Maggahetukā dhammā) được giải theo 3 cách:
a) Là Pháp có nguyên nhân thành Ðạo đế. Nghĩa là nói những pháp nào có bát chi đạo hiệp thì thành Ðạo đế.
Tất cả Pháp trung bình là:
b) Là pháp có gặp nhân tương ưng phi đạo đế. Nghĩa là nói những Pháp nào hiệp Ðạo gặp nhân tương ưng, mà nhân ấy chẳng phải là chi Ðạo.
c) Là pháp có gặp nhân tương ưng thành Ðạo đế. Nghĩa là nói những Pháp nào tương ưng với Nhân và Nhân ấy thành chi Ðạo đế.
Nhận xét theo ba cách giải đây, chỉ có cách thứ ba là hợp lẽ nhất đối với pháp "Có đạo Thành nhân" (Maggahetikā dhammā) muốn rõ ràng hơn, nên tìm chi pháp theo mỗi cách.
Tất cả Pháp có Ðạo thành Nhân chi pháp phân theo 3 cách là:
a) Chi pháp là 4 hoặc 20 Tâm Ðạo. 28 sở hữu hợp Tâm đạo (trừ 8 chi đạo). b) Chi pháp là 4 hoặc 20 Tâm Ðạo. 34 sở hữu hợp Tâm đạo (trừ sở hữu Trí tuệ). c) Chi pháp là 4 hoặc 20 Tâm Ðạo. 35 sở hữu hợp Tâm Ðạo (trừ sở hữu Trí tuệ).
Tất cả Pháp có Ðạo thành Nhân đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (Ý thức giới và pháp giới). 4 Diệu Ðế: Có: a) Ngoại đế, b) Ðạo đế, c) Ðạo đế.
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong Tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Ðạo; Hành uẩn là các sở hữu hiệp Tâm đạo tính theo mỗi cách (trừ thọ, tưởng); Thức uẩn là 20 Tâm Ðạo.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 4 hoặc 20 tâm đạo; Pháp xứ là các sở hữu hợp tâm Ðạo tính theo mỗi cách.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 4 hoặc 20 tâm đạo; Pháp giới là các sở hữu hợp Tâm đạo tùy theo tính mỗi cách.
a) Là ngoại đế: 20 Tâm Ðạo, 28 sở hữu hợp (trừ 8 chi đạo).
b) Có 1 đế: Ðạo đế là 8 chi đạo hiệp trong Tâm Ðạo Còn 4 hoặc 20 tâm đạo và 24 sở hữu còn lại (trừ 8 chi đạo hiệp Tâm đạo là Ngoại đế.
c) Có 1 Ðế: Ðạo đế là 7 sở hữu chi đạo (trừ trí) hiệp Tâm đạo là Ðạo Ðế, còn 4 hoặc 20 tâm đạo và 28 sở hữu hợp (trừ sở hữu trí) ngoài ra 7 chi đạo hiệp tâm đạo là ngoại đế.
III. Tất cả Pháp có Ðạo thành Trưởng (Maggādhipatimo dhammā) nghĩa là pháp nào có gặp vừa là đạo đế vừa là trưởng, đều nằm trong câu này. (sở hữu cần và trí tuệ đối với 8 chánh đạo, chúng là chánh tinh tấn, chánh kiến, với 4 trưởng chúng là cần trưởng, thẩm trưởng).
Tất cả Pháp có Ðạo thành Trưởng là:
a) Tâm: 20 tâm đạo.
b) Sở hữu tâm: 36 sở hữu cùng hợp với tâm đạo (không có trừ Chi Pháp nào cả, vì những pháp đồng sanh trong tâm đạo đều gặp Pháp Thành đạo và Thành trưởng cả, dù Trí vẫn gặp Cần và Cần vẫn gặp Trí).
Tất cả Pháp có Ðạo thành Trưởng đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ.(ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và Pháp giới). 4 Diệu đế: Có 1 đế (Ðạo đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong tâm đạo; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong Tâm Ðạo; Hành uẩn là 34 sở hữu (trừ Thọ và Tưởng) hợp trong tâm đạo; Thức uẩn là 20 Tâm đạo.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là 20 Tâm đạo; Pháp xứ là 36 sở hữ hợp trong tâm đạo.
- 2 Giới ở đây: Ý thức giới là 20 Tâm đạo; Pháp giới là 36 sở hữu hợp trong tâm đạo.
- 1 Ðế ở đây: 8 chi Ðạo hiệp trong 20 Tâm đạo là đạo đế. Còn Tâm đạo và các sở hữu khác ngoài ra 8 Chi đạo khi hợp với Tâm đạo là Ngoại đế.
125- TAM ÐỀ SINH TỒN
Ðề sinh, chiết ... Hữu dư Tất cả Pháp Sinh tồn Các Pháp phi Sinh tồn Tất cả Pháp sẽ sanh.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Sinh Tồn dịch từ Phạn ngữ Uppannatika gọi là Tam đề chiết bán và hữu dư.
|
|
|
Post by Sieu Ly Hoc on May 7, 2008 16:32:48 GMT -5
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Sinh Tồn (Uppannā dhammā). Nghĩa là những Pháp có khả năng sinh trưởng sống còn, tức là ám chỉ Pháp hữu vi.
Tất cả Pháp Sinh Tồn là:
a) Tâm: 121 Tâm b) Sở hữu tâm: 52 sở hữu. c) Sắc pháp: 28 Sắc pháp.
Tất cả Pháp Sinh Tồn đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 Xứ. 18 Giới: Có 18 Giới. 4 Diệu Ðế: Có 3 đế. (trừ Diệt đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hợp với 121 Tâm; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp với 121 Tâm; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ thọ tưởng) hợp với 121 Tâm; Thức uẩn là 121 Tâm.
- 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; ý xứ là 121 Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 sắc tế.
- 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức là ngũ song thức; Ý giới là Tâm Tiếp thâu và Khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ ngũ song thức và 3 Ý giới); Pháp giới là 52 sở hữu và 16 Sắc tế.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 18 Tâm hiệp thế, 51 sở hữu hợp (trừ tham). 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 Sở hữu chi đạo hợp trong Tâm đạo. Còn tâm siêu thế và các sở hữu hợp trừ 8 Chi đạo hợp trong tâm đạo là Ngoại đế.
II. Tất cả Pháp Phi sanh Tồn (Anuppannā dhammā) là những pháp cũng sanh khởi mà không chắc, vì những Pháp đó chức có sẳn nghiệp nhân làm hậu thuẩn, hay nói một cách khác là Pháp phi Sanh Tồn tức những pháp chưa được xác định sanh rõ rệt.
Tất cả Pháp Phi Sanh Tồn là:
a) Tâm: 12 Tâm bất thiện, 37 Tâm thiện 20 Tâm duy tác. b) Sở hữu Tâm: 52 Sở hữu Tâm khi hiệp với 69 Tâm thuộc về pháp vị sanh khởi c) Sắc pháp: Sắc phi nghiệp
Tất cả Pháp phi sinh tồn đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có 7 Xứ (Sắc, thinh, khí, vị, xúc, Ý xứ, pháp xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (ý giới, ý thức giới, sắc, thinh, vị, xúc, giới). 4 Diệu Ðế: Có 3 Ðế (trừ Diệt đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 19 Sắc phi nghiệp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp tâm Phi Sinh Tồn; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm Phi Sanh tồn; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ Thọ và Tưởng) hiệp tâm Phi Sinh Tồn; Thức uẩn là 69 Tâm Phi Sanh Tồn.
- 7 Xứ ở đây: Sắc xứ là Sắc cảnh sắc; Thinh xứ là sắc cảnh thinh; Khí xứ là sắc cảnh khí; Vị xứ là sắc cảnh vị; Xúc xứ là Ðất, lửa, gió, ý xứ là 69 Tâm Phi Sanh Tồn; Pháp xứ là 52 sở hữu và 12 Sắc tế Phi Nghiệp.
- 8 Giới ở đây: Sắc giới là sắc cảnh sắc; Thinh giới là sắc cảnh Thinh ; Khí giới là Sắc cảnh khí; Vị giới là Sắc Cảnh Vị, Xúc giới là Ðất, lửa, gió; Ý giới là Tâm khai ngũ môn ý thức giới là 68 Tâm Phi Sanh Tồn (trừ khai ngũ môn); Pháp giới là 52 sở hữu, 12 Sắc tế phi nghiệp.
- 3 Ðế ở đây: khổ đế là 49 Tâm Phi Sinh Tồn cùng với 51 sở hữu hiệp (trừ sở hữu Tham) và 19 Sắc phi nghiệp; Tập đế là sở hữu Tham; 8 sở hữu Chi Ðạo khi hiệp với Tâm Ðạo là Ðạo đế; còn riêng 40 hoặc 20 Tâm đạo, 28 Sở hữu hợp ngoài ra 8 chi đạo hợp là Ngoại đế.
III. Tất cả Pháp Sẽ Sanh (Uppādino dhammā) nghĩa là những pháp xác định sẽ sanh, vì những pháp ấy có nghiệp Nhân làm hậu thuẩn thúc đẩy rồi, nếu đủ duyên sẽ sanh thật, tức là ám chỉ Tâm quả và Sắc nghiệp.
Tất cả Pháp Sẽ sanh là:
a) Tâm: 52 Tâm quả b) Sở hữu tâm: 38 sở hữu khi hiệp với Tâm quả c) Sắc Pháp: Các sắc nghiệp
Tất cả Pháp Sẽ Sanh khởi đối với:
5 uẩn: Có đủ 5 uẩn 12 Xứ: Có 11 Xứ (trừ Thinh) 18 Giới: Có 17 Giới (trừ Thinh) 4 Diệu đế: Có 1 đế (khổ đế)
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 18 Sắc nghiệp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong các Tâm quả; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong các Tâm quả; Hành uẩn là 36 sở hữu Sở hữu hợp trong các Tâm quả (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là các Tâm quả.
- 11 Xứ ở đây: 9 Xứ thô là 11 Sắc thô (trừ Thinh xứ); ý xứ là 52 Tâm quả; Pháp xứ là 38 sở hữu hợp Tâm quả và 7 Sắc nghiệp tế.
- 17 Giới ở đây: 9 giới thô là 11 Sắc thô (trừ Thinh); 5 giới là Ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm tiếp Thâu; Ý thức giới là 40 Tâm quả còn lại (trừ Ngũ song thức và 2 Tiếp thâu).
- 1 Ðế ở đây: Khổ đế là 32 Tâm quả hiệp thế, 36 Sở hữu hợp Tâm Quả hiệp thế và 18 Sắc nghiệp. Còn 20 Tâm quả siêu thế và 36 sở hữu hợp là Ngoại đế.
126- TAM ÐỀ QUÁ KHỨ
Quá khứ, chiết ... Hữu dư Tất cả Pháp Quá khứ Tất cả Pháp Vị lai Tất cả Pháp Hiện tại.
GIẢNG GIẢI
Tam đề Quá khứ Atītatika là đề tài chiết bán và hữu dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Quá khứ (Atīta dhammā) Nghĩa là Pháp nói đến các Pháp hữu vi đã diệt mất rồi, tức là Tâm, sở hữu, Sắc pháp đã diệt.
Tất cả Pháp Quá khứ là:
a) Tâm: 121 Tâm (đã diệt) b) Sở hữu tâm: 52 sở hữu (đã diệt) c) Sắc pháp: 28 Sắc pháp (đã diệt)
II. Tất cả Pháp Vị Lai (Anāgatā dhammā), nghĩa là chỉ những Pháp Hữu Vi. Tâm, Sở hữu, Sắc nghiệp chưa xảy ra.
Tất cả Pháp Vị Lai là:
a) Tâm: 121 Tâm (chưa sanh). b) Sở hữu Tâm: 52 Sở hữu (chưa sanh). c) Sắc pháp: 28 Sắc pháp (chưa sanh).
III. Tất cả Pháp Hiện Tại (Paccuppannā dhammā) nghĩa là chỉ chư pháp hữu vi đang sanh, đang còn, đang hiện hữu, như là Tâm, Sở hữu, Sắc pháp đang trong sát na trụ Hiện tại.
Tất cả Pháp Hiện Tại là:
a) Tâm: 121 Tâm quả (đang sanh còn). b) Sở hữu tâm: 52 sở hữu Tâm (đang sanh). c) Sắc Pháp: 28 sắc pháp (đang sanh).
Tất cả Pháp Quá Khứ, Vị Lai, Hiện Tại Sẽ Sanh khởi đối với:
5 uẩn: đủ 5 uẩn (không dư không thiếu). 12 Xứ: đủ 12 Xứ (Pháp xứ thiếu Níp-Bàn). 18 Giới: Có 17 Giới (trừ Thinh). 4 Diệu đế: Có 3 đế (trừ Diệt đế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ là sở hữu thọ hợp tất cả Tâm; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp tất cả Tâm; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ Thọ và Tưởng) hợp tất cả tâm. Thức uẩn là tất cả Tâm.
- 12 Xứ ở đây: 10 Xứ thô là 12 Sắc thô; 121 tâm là Ýù xứ; Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 Sắc tế.
- 18 Giới ở đây: 10 thô giới thô là 12 Sắc thô; 5 giới thức là Ngũ song thức; ý giới là 2 Tâm tiếp Thâu và khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới) Pháp giới là 52 sở hữu và 16 Sắc tế.
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hợp thế, 51 Sở hữu hợp (trừ Tham) và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu tham; Ðạo đế là 8 Chi đạo hiệp trong Tâm đạo còn 40 Tâm Siêu thế và 36 Sở hữu hợp (ngoài ra 8 chi đạo hiệp trong Tâm đạo) là Ngoại đế.
127- TAM ÐỀ CẢNH QUÁ KHỨ
Ðề Cảnh Quá khứ, chiết ... Hữu dư Tất cả Pháp biết Cảnh Quá khứ Tất cả Pháp biết Cảnh Vị lai Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện tại.
GIẢNG GIẢI
Tam Ðề Cảnh Quá khứ, dịch từ câu Atītārammanatika là đề tài chiết bán và hữu dư.
Tam đề này có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ (Atītārammanā dhammā) là những Pháp biết đặng cảnh đã diệt, đã mất rồi. Trong chư pháp ấy cũng có những tâm chuyên môn biết cảnh quá khứ, cũng có những Tâm đôi khi biết cảnh quá khứ tức là Nhất định và Bất định.
Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ là:
a) Tâm: 3 Tâm Thức vô biên, 3 Tâm Phi tưởng phi phi tưởng (chỉ biết cảnh Quá Khứ) và 41 Tâm Dục giới (trừ 3 ý giới và Ngũ song thức) cũng biết cảnh Quá khứ và 2 Tâm Diệu Trí. (đã diệt)
b) Sở hữu tâm: 50 Sở hữu cùng hợp với các Tâm biết cảnh Quá khứ (trừ 2 Vô lượng phần).
Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ đối với:
5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 xứ (ý xứ và Pháp xứ) 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và Pháp giới) 4 Diệu đế: Có 2 Ðế (Khổ và Tập đế).
Tất cả Pháp biết cảnh Quá khứ đối với:
- 4 Uẩn nơi đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp Tâm biết cảnh Quá khứ; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp Tâm biết cảnh Quá khứ; Hành uẩn là 48 sở hữu cùng hợp (trừ Thọ, Tưởng và 2 Vô lượng phần); Thức uẩn là các Tâm biết cảnh Quá khứ.
- 2 Xứ ở đây: Ý xứ là tất cả Tâm biết cảnh Quá khứ; Pháp xứ là 50 sở hữu (trừ vô lượng phần) hợp với các Tâm biết cảnh Quá khứ.
- 2 Giới ở đây: ý thức giới là các Tâm biết cảnh quá khứ cùng với 49 sở hữu hợp (trừ Vô lượng phần và sở hữu tham) Tập đế là sở hữu Tham.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 49 Tâm biết cảnh quá khứ cùng 49 sở hữu hợp (trừ vô lượng phần và sở hữu Tham) Tập đế là sở hữu Tham.
II. Tất cả Pháp biết Cảnh Vị Lai (Anāgatāram-manā dhammā) nghĩa là những Pháp biết đặng cảnh chưa đến, chưa sanh. Pháp biết cảnh Vị lai luôn luôn là bất định vì đối tượng chưa có đến thật, nên chỉ có thể biết thôi.
Tất cả Pháp biết cảnh Vị Lai là:
a) Tâm: 2 Tâm Diệu trí và 41 Tâm Dục giới (trừ Ngũ song thức và 3 ý giới). b) Sở hữu Tâm: 50 Sở hữu (trừ Vô lượng phần).
Tất cả Pháp biết cảnh Vị Lai đối với:
5 Uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 xứ (ý xứ và pháp xứ). 18 Giới: Có 2 Giới (ý thức giới và Pháp giới). 4 Ðế: Có 2 Ðế (Khổ đế và Tập đế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hợp với các Tâm biết cảnh Vị lai; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hợp với các Tâm biết cảnh Vị Lai; Hành uẩn là 48 Sở hữu hợp (trừ Thọ, Tưởng và vô Lượng phần) hợp với các Tâm biết cảnh Vị Lai; Thức uẩn là các Tâm biết cảnh Vị Lai.
- 2 Xứ ở đây: ý xứ là các Tâm biết cảnh Vị Lai; Pháp xứ là 50 sở hữu (trừ Thọ, Tưởng).
- 2 Giới ở đây: ý thức giới là các Tâm biết cảnh Vị Lai; Pháp giới là 50 sở hữu (trừ Vô lượng phần) hợp Tâm biết cảnh Vị Lai.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 34 Tâm biết cảnh Vị lai cùng với 49 sở hữu cùng hợp (trừ Vô lượng phần và sở hữu tham).
III. Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện Tại (Paccuppannārammaṇā dhammā) nghĩa là những pháp biết đặng cảnh đang sanh, đang hiện hữu. Pháp biết cảnh hiện tại, có phần nhất định chuyên biết cảnh Hiện tại, có phần bất định cũng có thể biết đặng.
Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện Tại là:
a) Tâm: Ngũ song thức và 3 ý giới biết cảnh Hiện tại, còn 2 Tâm Diệu trí và 41 Tâm Dục giới còn lại cũng biết cảnh Hiện tại nhưng bất định. b) Sở hữu tâm: 50 sở hữu (trừ vô lượng phần)
Tất cả Pháp biết Cảnh Hiện Tại đối với:
5 uẩn: Có 4 Danh uẩn. 12 Xứ: Có 2 Xứ (ý xứ và Pháp xứ). 18 Giới: Có 8 Giới (trừ 10 giới thô). 4 Diệu đế: Có 2 đế (Khổ và Tập Ðế).
- 4 Uẩn ở đây: Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp Tâm biết cảnh Hiện tại; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp Tâm biết cảnh Hiện tại; Hành uẩn là 48 sở hữu còn lại hiệp Tâm biết cảnh Hiện tại (trừ Thọ và Tưởng); Thức uẩn là 54 Tâm dục giới và 2 Tâm Diệu Trí.
- 12 Xứ ở đây: Ýù xứ là 54 Tâm Dục giới và 2 Tâm Diệu Trí biết cảnh Hiện tại; Pháp xứ là 50 sở hữu hợp các tâm biết cảnh hiện tại.
- 8 Giới ở đây: 5 Giới thức là Ngũ song thức; ý thức giới là 2 Tâm Tiếp thâu và Tâm khai ngũ môn; ý thức giới là 41 Tâm dục giới (trừ ngũ song thức và 3 ý giới) và 2 Tâm Diệu Trí; Pháp giới là 50 sở hữu còn lại hiệp trong Tâm nầy biết cảnh Hiện tại là Pháp giới.
- 2 Ðế ở đây: Khổ đế là 54 Tâm Dục giới, 2 Tâm Diệu trí cùng 49 Sở hữu hợp chung với Tâm biết cảnh Hiện tại (trừ Sở hữu Tham); Tập đế là sở hữu tham.
128- TAM ÐỀ NỘI PHẦN
Ðề Nội, Chiết ... Hữu dư Tất cả Pháp Nội Phần Tất cả Pháp Ngoại phần. Các Pháp Nội và Ngoại Phần.
GIẢNG GIẢI
Tam Ðề Nội Phần dịch từ chữ Pāli Ajjhattātika là Ðề tài chiết bán mà vô dư.
Ðề nội phần có 3 câu là:
I. Tất cả Pháp Nội Phần (Ajjhattā dhammā) là những Pháp phát sinh trong tự thân nầy.
Tất cả Pháp Nội Phần là:
a) Tâm: 121 Tâm (nói chung) b) Sở hữu tâm: 52 Sở hữu c) Sắc pháp: 28 sắc pháp
Tất cả Pháp Nội Phần đối với:
5 Uẩn: Có đủ 5 uẩn. 12 Xứ: Có đủ 12 xứ 18 Giới: Có đủ 18 Giới 4 Diệu đế: Có 3 Ðế (trừ Diệt Ðế).
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc Pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp với Tâm Nội Phần; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp với Tâm Nội Phần; Hành uẩn là 50 sở hữu còn lại (trừ Thọ, Tưởng) hiệp với Tâm Nội Phần; Thức uẩn là tất cả Tâm.
- 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 sắc thô; Ý xứ là tất cả Tâm; Pháp xứ là 52 sở hữu và 16 sắc tế.
- 18 Giới ở đây: 10 giới thô và 12 sắc thô; 5 giới thức là ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm tiếp thâu và Tâm khai ngũ môn; Ý thức giới là 108 Tâm còn lại (trừ ngũ song thức và 3 ý giới).
- 3 Ðế ở đây: Khổ đế là 81 Tâm hiệp thế cùng với 51 sở hữu hợp (trừ Tham) và 28 Sắc pháp; Tập đế là sở hữu Tham; Ðạo đế là 8 chi đạo hiệp trong Tâm đạo. Còn Tâm siêu thế và các sở hữu hợp ngoài ra 8 chi Ðạo trong Tâm đạo là Ngoại đế.
II. Tất cả Pháp Ngoại phần (Bahiddhā dhammā) là những Pháp chơn đế ngoài ra Ngũ uẩn bên trong tức là Ngũ uẩn bên ngoài và Níp-Bàn.
Tất cả Pháp Ngoại phần là:
a) Tâm: 121 Tâm (bên ngoài). b) Sở hữu Tâm: 52 Sở hữu (bên ngoài). c) Sắc pháp: 28 Sắc pháp (bên ngoài). d) Níp-Bàn.
hiệp với Tâm Ngoại Phần đối với:
5 Uẩn: Có đủ 5 uẩn và Ngoại uẩn (Níp-Bàn). 12 Xứ: Có đủ 12 xứ. 18 Giới: Có đủ 18 Giới. 4 Ðế: Có đủ 4 Ðế và ngoại đế.
- 5 Uẩn ở đây: Sắc uẩn là 28 Sắc pháp; Thọ uẩn là sở hữu Thọ hiệp trong 121 Tâm; Tưởng uẩn là sở hữu Tưởng hiệp trong 121 Tâm; Hành uẩn là 50 Sở hữu hợp (trừ Thọ, Tưởng) hiệp trong 121 Tâm; Thức uẩn là 121 Tâm.
- 12 Xứ ở đây: 10 xứ thô là 12 Sắc thô; ý xứ là 121 Tâm: Pháp xứ là 52 sở hữu, 16 sắc tế và Níp-Bàn.
- 18 Giới ở đây: 10 giới thô là 12 Sắc thô; 5 Giới thức ngũ song thức; Ý giới là 2 Tâm ti̓
|
|