Post by TCTV on Feb 11, 2008 16:40:31 GMT -5
From: nga truitner (ntruitner@gmail.com) :
Ngài giảng một bài Pháp ngắn tại Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi có một tấm hình có bubble mà cô Bạch Phượng gởi cho quí đạo hữu xem, củng tại nơi này Ngài hướng dẫn ngồi thiền và thuyết Pháp, và Ngài củng đọc một bài kinh Hạnh Phúc . Kinh mà Đức Phật củng đọc Hạnh phúc kinh tại Kỳ viên tịnh xá. Không biết như vậy mới có sự nhiệm mầu, linh thiêng gì không.
Cám ơn
trong tâm từ
nt
*************************************
Bài giảng
tại Kỳ Viên Tịnh Xá
ngày 17 tháng 11, 2007
Quý vị đã ngồi thiền đã cúng dường Đức Phật, quý vị cũng đã bố thí, đã hùn phước chung để cúng dường ở bốn chỗ động tâm số tiền chung là $7,500; chưa kể quý vị cúng dường riêng. Đến nơi Bồ Đề Đạo Tràng nơi cúng dường cuối cùng hơn $3,000 hay $4,000.
Quý vị trì giới, quý vị xin giữ năm giới, hay tám giới tại Bồ Đề Đạo Tràng. Quý vị ngồi thiền tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Đó gọi là giới hương và định hương.
Xuyên qua sự nhận thức quý vị có sự hiểu biết vô thường, khổ, nghiệp báo của chúng sanh.
Khi đi hành hương quý vị thấy thân thay đổi, tâm thay đổi, đó là thấy sự vô thường. Thân liên quan với tâm, đó là sự vô thường. Sự khổ nhận thấy trong chuyến hành hương vì có sự thay đổi. Vì có sự thay đổi mới có sự khổ.
Nếu quý vị không có đi chuyến hành hương tại đây không thấy sự khổ. Vô thường, khổ, vô ngã là Pháp chung cho tất cả chúng sanh, không ai làm chủ được. Không ai làm chủ được là vô ngã. Có tâm mà không làm chủ được tâm, có tâm mà không làm chủ được cảm giác, có tâm mà không làm chủ được tưởng, hành, thức, cũng như không làm chủ được tâm.
Như vậy gọi là vô thường, vô ngã.
Quý vị có được trí tuệ hiểu biết được như vậy, đây là lý thuyết.
Nhưng một lúc nào đó tự nhiên cái tôi, cái ta bay mất ở trong trí óc của quý vị, quý vị thản nhiên, đi đâu chỉ cảm thấy chỉ có thân; nhưng khi gặp chồng gặp con cũng xưng là em, là mẹ, đó là tục đế.
Nhưng mà khi đi một mình gọi là trầm ngâm, suy nghĩ hoặc với chánh niệm, đi tới đi lui, hoặc là làm chuyện gì với tâm làm thinh, tâm muốn làm thì bắt đầu làm, bắt đầu hành động làm, như vậy chỉ có thân và tâm. Tâm vui biết là trong giây phút nầy tâm vui, tâm tôi buồn tâm tôi suy nghĩ biết tâm tôi buồn, tâm tôi suy nghĩ. Tâm là suy nghĩ, tâm là vô thường, vô ngã. Thân là vô thường, vô ngã. Trí tuệ nhận thức như vậy và cái ngã cái ta cái tôi không còn trong trí óc, đó gọi là người kinh nghiệm, thấy được Tứ Diệu Đế, vì vậy mới mất được bản ngã.
Như vậy quý vị hãy ghi nhận hãy kiểm soát cái tâm của mình, nếu quả thật không còn bản ngã, không còn tự ngã, không còn nghĩ là có mình, hoặc một linh hồn tồn tại ở trong thân của tôi, ở trong tâm của tôi, ở trong cảm giác của tôi, tất cả không có bản ngã không có linh hồn mà chỉ có thân và tâm. Nếu quý vị nhận trực giác như vậy trong tâm, thì người đó có một sự kinh nghiệm rất là cao.
Như vậy quý vị nên kiểm soát tâm của quý vị trong khi quý vị đi hành hương. Trở về nhà quý vị tự tu.
Phương pháp tu quý vị đã biết rồi; Đức Phật đã thuyết rồi, biết là bao nhiêu kinh kệ đã giải thích rất rõ, bao nhiêu băng của các Pháp sư đã giải thích vê Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo rất là rõ. Chỉ chúng ta có hành hay không. Biết bao nhiêu thứ thuốc mà quý vị thử, thuốc nào uống thấy hạp với quý vị trị bịnh quý vị thì tiếp tục uống, không bỏ thuốc đó. Cũng như phương pháp tu giới, tu định, tu huệ, nếu quý vị thấy phương pháp nầy đúng quý vị tiếp tục uống, quý vị tiếp tục tu trong cuộc đời quý vị. Như vậy là quý vị hướng thượng là người đặc biệt nhứt trong trần gian, là người biết được Bát Chánh Đạo, người biết được giới định huệ, người đó là người đặc biệt nhứt trên trần gian, người đó sẽ đi theo dấu chân của Đức Phật vậy.
Đây là cuộc hành hương, ở đây là Kỳ Viên Tịnh Xá, không biết chúng ta còn có cơ hội trở lại đây nữa đâu.
Chúng ta để bàn chân chúng ta đạp trên đất thánh. Mong rằng bàn chân nầy không có tham, sân, si, vì chân nầy chúng ta đạp và tâm nầy cảm giác nơi bàn chân, như vậy chỉ thấy một sự mát mẻ hoặc là thấy sự cứng mềm, và quý vị chỉ nhận biết như vậy, và không có tham ở trong bước chân nầy, không có giận ở trong bước chân nầy, và không quên trong bước chân nầy.
Như vậy quý vị xóa bỏ tham, sân, si ở nơi đất thánh.
Như vậy ở chỗ nầy gọi là thánh nhân, đất thánh là như vậy, các vị đã đắc được đạo quả hầu hết là quả vị A la hán. A la hán là những vị không còn tham, sân, si. Nơi mà quý vị đang ngồi đây là hương cốc của Đức Phật, một vị không có tham, sân, si trong 45 năm khi Ngài còn sống. Ngài hưởng Niết bàn khi Ngài còn sống 45 năm, đó là hữu dư Niết Bàn.
Sau khi thân hoại mạng chung tại Kushinagar Câu Thi Na, gọi là ngũ uẩn Niết Bàn. Còn Xá Lợi cuối cùng, Xá Lợi không còn nữa gọi là Xá Lợi Niết Bàn. Bây giờ Đức Phật tới Niết Bàn lâu lắm rồi, chớ còn Xá Lợi, nhưng mà người nào không còn Xá Lợi nữa gọi là Xá Lợi Niết Bàn.
Chúng ta cũng như vậy một ngày nào đó chúng ta cũng kinh nghiệm giáo Pháp mà Đức Phật đã kinh nghiệm, lời dạy của Đức Phật để lại cho chúng ta thực hành theo.
Như vậy quý vị mới có duyên lành tới đây.
Quý vị tới đây với đức tin, không phải tôi tới đây, mà đức tin tới đây.
Quý vị tới đây với tinh tấn vì tinh tấn tới đây mà không có bản ngã, không có linh hồn, không có tôi tới đây.
Quý vị tới đây với chánh niệm, chớ quý vị tới đây, không có tôi tới đây, vì có chánh niệm, và quý vị tới đây với tâm định, không phải tôi định mà tâm định, và quý vị tới đây với trí tuệ, trí tuệ không phải tôi ta, không phải bản ngã.
Quý vị lãnh hội như vậy gọi là ngũ lực, vì ngũ lực là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, và huệ lực. Năm lực nầy là động cơ đua quý vị tới Niết Bàn chắc chắn như vậy. Hay cũng gọi là ngũ căn, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, và huệ căn.
Bây giờ các căn ở trong quý vị, mong rằng quý vị duy trì các căn nầy cho đến ngày vô sanh bất diệt là Đại Niết Bàn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngài giảng một bài Pháp ngắn tại Kỳ Viên Tịnh Xá, nơi có một tấm hình có bubble mà cô Bạch Phượng gởi cho quí đạo hữu xem, củng tại nơi này Ngài hướng dẫn ngồi thiền và thuyết Pháp, và Ngài củng đọc một bài kinh Hạnh Phúc . Kinh mà Đức Phật củng đọc Hạnh phúc kinh tại Kỳ viên tịnh xá. Không biết như vậy mới có sự nhiệm mầu, linh thiêng gì không.
Cám ơn
trong tâm từ
nt
*************************************
Bài giảng
tại Kỳ Viên Tịnh Xá
ngày 17 tháng 11, 2007
Quý vị đã ngồi thiền đã cúng dường Đức Phật, quý vị cũng đã bố thí, đã hùn phước chung để cúng dường ở bốn chỗ động tâm số tiền chung là $7,500; chưa kể quý vị cúng dường riêng. Đến nơi Bồ Đề Đạo Tràng nơi cúng dường cuối cùng hơn $3,000 hay $4,000.
Quý vị trì giới, quý vị xin giữ năm giới, hay tám giới tại Bồ Đề Đạo Tràng. Quý vị ngồi thiền tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Đó gọi là giới hương và định hương.
Xuyên qua sự nhận thức quý vị có sự hiểu biết vô thường, khổ, nghiệp báo của chúng sanh.
Khi đi hành hương quý vị thấy thân thay đổi, tâm thay đổi, đó là thấy sự vô thường. Thân liên quan với tâm, đó là sự vô thường. Sự khổ nhận thấy trong chuyến hành hương vì có sự thay đổi. Vì có sự thay đổi mới có sự khổ.
Nếu quý vị không có đi chuyến hành hương tại đây không thấy sự khổ. Vô thường, khổ, vô ngã là Pháp chung cho tất cả chúng sanh, không ai làm chủ được. Không ai làm chủ được là vô ngã. Có tâm mà không làm chủ được tâm, có tâm mà không làm chủ được cảm giác, có tâm mà không làm chủ được tưởng, hành, thức, cũng như không làm chủ được tâm.
Như vậy gọi là vô thường, vô ngã.
Quý vị có được trí tuệ hiểu biết được như vậy, đây là lý thuyết.
Nhưng một lúc nào đó tự nhiên cái tôi, cái ta bay mất ở trong trí óc của quý vị, quý vị thản nhiên, đi đâu chỉ cảm thấy chỉ có thân; nhưng khi gặp chồng gặp con cũng xưng là em, là mẹ, đó là tục đế.
Nhưng mà khi đi một mình gọi là trầm ngâm, suy nghĩ hoặc với chánh niệm, đi tới đi lui, hoặc là làm chuyện gì với tâm làm thinh, tâm muốn làm thì bắt đầu làm, bắt đầu hành động làm, như vậy chỉ có thân và tâm. Tâm vui biết là trong giây phút nầy tâm vui, tâm tôi buồn tâm tôi suy nghĩ biết tâm tôi buồn, tâm tôi suy nghĩ. Tâm là suy nghĩ, tâm là vô thường, vô ngã. Thân là vô thường, vô ngã. Trí tuệ nhận thức như vậy và cái ngã cái ta cái tôi không còn trong trí óc, đó gọi là người kinh nghiệm, thấy được Tứ Diệu Đế, vì vậy mới mất được bản ngã.
Như vậy quý vị hãy ghi nhận hãy kiểm soát cái tâm của mình, nếu quả thật không còn bản ngã, không còn tự ngã, không còn nghĩ là có mình, hoặc một linh hồn tồn tại ở trong thân của tôi, ở trong tâm của tôi, ở trong cảm giác của tôi, tất cả không có bản ngã không có linh hồn mà chỉ có thân và tâm. Nếu quý vị nhận trực giác như vậy trong tâm, thì người đó có một sự kinh nghiệm rất là cao.
Như vậy quý vị nên kiểm soát tâm của quý vị trong khi quý vị đi hành hương. Trở về nhà quý vị tự tu.
Phương pháp tu quý vị đã biết rồi; Đức Phật đã thuyết rồi, biết là bao nhiêu kinh kệ đã giải thích rất rõ, bao nhiêu băng của các Pháp sư đã giải thích vê Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo rất là rõ. Chỉ chúng ta có hành hay không. Biết bao nhiêu thứ thuốc mà quý vị thử, thuốc nào uống thấy hạp với quý vị trị bịnh quý vị thì tiếp tục uống, không bỏ thuốc đó. Cũng như phương pháp tu giới, tu định, tu huệ, nếu quý vị thấy phương pháp nầy đúng quý vị tiếp tục uống, quý vị tiếp tục tu trong cuộc đời quý vị. Như vậy là quý vị hướng thượng là người đặc biệt nhứt trong trần gian, là người biết được Bát Chánh Đạo, người biết được giới định huệ, người đó là người đặc biệt nhứt trên trần gian, người đó sẽ đi theo dấu chân của Đức Phật vậy.
Đây là cuộc hành hương, ở đây là Kỳ Viên Tịnh Xá, không biết chúng ta còn có cơ hội trở lại đây nữa đâu.
Chúng ta để bàn chân chúng ta đạp trên đất thánh. Mong rằng bàn chân nầy không có tham, sân, si, vì chân nầy chúng ta đạp và tâm nầy cảm giác nơi bàn chân, như vậy chỉ thấy một sự mát mẻ hoặc là thấy sự cứng mềm, và quý vị chỉ nhận biết như vậy, và không có tham ở trong bước chân nầy, không có giận ở trong bước chân nầy, và không quên trong bước chân nầy.
Như vậy quý vị xóa bỏ tham, sân, si ở nơi đất thánh.
Như vậy ở chỗ nầy gọi là thánh nhân, đất thánh là như vậy, các vị đã đắc được đạo quả hầu hết là quả vị A la hán. A la hán là những vị không còn tham, sân, si. Nơi mà quý vị đang ngồi đây là hương cốc của Đức Phật, một vị không có tham, sân, si trong 45 năm khi Ngài còn sống. Ngài hưởng Niết bàn khi Ngài còn sống 45 năm, đó là hữu dư Niết Bàn.
Sau khi thân hoại mạng chung tại Kushinagar Câu Thi Na, gọi là ngũ uẩn Niết Bàn. Còn Xá Lợi cuối cùng, Xá Lợi không còn nữa gọi là Xá Lợi Niết Bàn. Bây giờ Đức Phật tới Niết Bàn lâu lắm rồi, chớ còn Xá Lợi, nhưng mà người nào không còn Xá Lợi nữa gọi là Xá Lợi Niết Bàn.
Chúng ta cũng như vậy một ngày nào đó chúng ta cũng kinh nghiệm giáo Pháp mà Đức Phật đã kinh nghiệm, lời dạy của Đức Phật để lại cho chúng ta thực hành theo.
Như vậy quý vị mới có duyên lành tới đây.
Quý vị tới đây với đức tin, không phải tôi tới đây, mà đức tin tới đây.
Quý vị tới đây với tinh tấn vì tinh tấn tới đây mà không có bản ngã, không có linh hồn, không có tôi tới đây.
Quý vị tới đây với chánh niệm, chớ quý vị tới đây, không có tôi tới đây, vì có chánh niệm, và quý vị tới đây với tâm định, không phải tôi định mà tâm định, và quý vị tới đây với trí tuệ, trí tuệ không phải tôi ta, không phải bản ngã.
Quý vị lãnh hội như vậy gọi là ngũ lực, vì ngũ lực là tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, và huệ lực. Năm lực nầy là động cơ đua quý vị tới Niết Bàn chắc chắn như vậy. Hay cũng gọi là ngũ căn, tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, và huệ căn.
Bây giờ các căn ở trong quý vị, mong rằng quý vị duy trì các căn nầy cho đến ngày vô sanh bất diệt là Đại Niết Bàn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật