Post by tk on Jul 18, 2014 2:03:43 GMT -5
Mười Sáu Tuệ Minh Sát
www.buddhismtoday.com/viet/thien/012-thienminhsat.htm
Trương Văn Huấn
Phước Tuệ Tịnh Môn, Sài gòn, 1971
________________________________________
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsabuddhassa
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsabuddhassa
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsabuddhassa
Kính thưa quí vị,
Hôm nay tôi thuyết về 16 cái Tuệ của Thiền Minh-Sát-Tuệ (Vipassana). Nói rằng tôi thuyết thì không đúng lắm, bởi vì không phải tôi đặt bài để mà thuyết. Chẳng qua là tôi lặp lại những bài thuyết-trình của Đại-Đức Thiền Sư Raja Siddhimuni (Chùa Mahadhatu, Bangkok, Thái-Lan) đã thuyết rồi từ trước.
Đầu tiên Thiền-Sư tổ là Đại-Đức Mahasi Sayadaw (Miến-Điện) truyền cho môn đệ Ngài là Đại-Đức Asàbhà.
Đại-Đức Asàbhà (Miến-Điện)truyền lại cho môn đệ Ngài là Đại-Đức Raja Siddhimuni (Thái-Lan).
Tôi được nghe lý thuyết về Thiền Vipassana lần đầu tiên tại chùa Parinayot (Bangkok), do Đại-Đức Thiền-Sư Raya Siddhimuni là Giám-Đốc của Thiền-Đường ở Bangkok và vùng lân cận. Các môn đệ Ngài là Thiền-Sư về Minh-Sát-Tuệ ở rải rác trong các Thiền-Đường toàn cỏi nước Thái-Lan.
1.- Đại-Đức Thiền-Sư nhắc rằng 15 năm về trước thuyết trình về 16 cái Tuệ của Thiền Minh-Sát chỉ dành riêng cho các Hành-giả đã hành xong 16 pháp Thiền Vipassana. Song lần đầu, vì số Hành-giả càng ngày càng đông, phương pháp thâu băng, ghi âm, càng phát triển, quí vị Thiền-Sư cho phép số đông Hành-giả được phép dự thính và ghi âm các bài Thuyết-trình về Minh-Sát-Tuệ.
Tại sao lúc ban sơ, quí Đại-Đức Thiền Sư hạn chế số thính giả? Tại vì quí Ngài lo xa, sợ rằng những người chưa hành xong, hoặc những người chưa hành, muốn hành, sẽ móng vọng. Khi móng vọng thì khó tiến tới được, mất thì giờ mà hành không kết quả. Có khi vì tâm móng vọng mà các hiện tượng giả phát sanh, Hành-giả vì đã có nghe Pháp rồi, tưởng mình đã đắc đạo quả. Sự thật Hành-giả chưa hề đắc gì cả, họ đã nhận được đồ giả, mà tưởng lầm là thiệt.
Vì một năm thuyết có một lần về Minh-Sát-Tuệ, cho nên Đại- Đức Thiền-Sư mở rộng giảng đường cho tất cả mọi người. Các Ngài khuyên Hành-giả không nên móng, vì móng là tham và được đồ giả. Đại-Đức Thiền-Sư Asàbhã còn cho biết Ngài cũng có phương pháp để thử coi một Hành-giả đắc đạo thiệt hay giả.
2.- Đại-Đức Thiền-Sư nhắc cho thính giả biết là khi thuyết về Thiền Minh-Sát, Ngài như là người đem cái kính, cái gương để trước mặt cho Hành-giả tự soi vào. Cái gương, cái kính là "Pháp-bảo Vipassana" Hành-giả khi soi vào, tự biết mình đã hành xong tuệ nào, tuệ nào chưa tới, ráng hành cho tiến tới. Thiền-Sư không có quyền phán đoán ông hay bà nào đã đắc đạo quả gì. Thuở xưa khi Đức Phật còn tại thế, chỉ có Đức Phật mới phán đoán ông này đắc Tu-đà-hườn (Dự lưu), Tư-đà-hàm (Nhất lai), ông kia đắc A-na-hàm (Bất lai), A-la-hán.
Từ khi Đức Phật nhập Niết- Bàn, không còn ai có quyền phán đoán, dù là Thinh-văn, Đệ-tử Phật, Phật Độc Giác, hay các vị Alahán, cũng không ai phán đoán.
Đại Đức Thiền Sư nhắc câu kệ ngôn "Paccattam veditabbo vinnuhi" là "Pháp mà các vị Thiện-Tri-Thức được biết, được thấy tự nơi tâm".
Như thế là Hành-giả, khi nghe xong Pháp, tự biết mình đã hành xong đến tuệ nào và đã đắc đạo quả gì, Đại Đức Thiền Sư không hề xác định. Sau đây tôi xin lần lượt giải thích 16 cái tuệ của Thiền Minh-Sát (vipssana).
Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc.
Khi Hành-giả ngồi niệm "Phồng à, xọp à", hoặc khi Hành giả đi kinh hành niệm "mặt bước à, trái bước à" thì phải phân biệt Danh và Sắc.
Trước hết Hành-giả hiểu rằng thân ta có 2 phần: "vật chất và tinh thần".
Vật chất là phần Sắc, (Mặt, mũi, tai, mắt là Sắc)
Tinh thần là phần Danh hay Tâm. Tâm hiểu biết là Danh.
Khi Hành-giả niệm "mặt bước à", bàn chân bước là Sắc, sự biết chân đang bước là Danh.
Khi niệm "phồng à", bụng phồng là Sắc, biết bụng đang phồng là Danh.
Mỗi chúng sanh có 2 phần Danh và Sắc, ngoài ra không có cái chi khác, nghĩa là không có cái Ta (vô ngã).
Hành-giả phải tập phân biệt Sắc trước, rồi phân biệt Danh sau. Như mắt thấy sắc, màu trắng, màu đỏ cũng là Sắc. Lổ tai nghe tiếng, lổ tai là Sắc, tiếng cũng là Sắc. Lổ mũi hửi mùi, lổ mũi là Sắc, mùi cũng là Sắc.
Sự thấy biết, sự nghe biết, sự biết mùi là Danh.
Khi phúc trình, Thiền sư thường hỏi Hành-giả: -
Phồng và Xọp là hai cái hay một cái?
Khi ngồi niệm mà nghe, thấy cái gì có niệm không?
Khi thọ khổ, như tê, nhức, mỏi có niệm không?
Bởi ít trí nhớ, hành giả thường quên niệm.
Thiền sư dặn cần phải có trí nhớ luôn luôn.
Ba điểm mà Đại Đức Thiền sư hằng nhắc nhở Hành-giả là: Trí nhớ, Biết mình và Tinh tấn.
Thiền sư nhắc Hành-giả lúc ngồi tưởng tượng thân mình như cái ống, bên trong rổng không, lớp ngoài là Sắc, lớp trong là Danh, không có cái Ta.
Muốn cho dễ hiểu, Thiền sư cho nhiều thí dụ:
1) Thí dụ cái kính, có bụi đóng lu mờ, ta lau chùi sạch sẻ, nhìn vào thấy hình ảnh rõ rệt. Cái gương là Sắc, bụi đóng là phiền não, niệm là lau cho sạch bụi, hình ảnh rõ rệt bên trong là Danh. Vậy thì Hành-giả đã thấy Danh trong cái Sắc.
2) Thí dụ chiếc xe hơi. Toàn thể cái xe là Sắc, máy móc, nệm, đèn đều là Sắc. Người tài xế là Danh. Danh điều khiển Sắc, như tài xế điều khiển xe hơi.
Danh là Tâm, điều khiển sai khiến cái thân là Sắc. Khi muốn ăn, muốn ăn là Danh. Ta ăn, răng nhai là Sắc. Đó là Danh điều khiển Sắc. Ta muốn đi chùa, muốn đi là Danh, hai chân bước đi là Sắc, vậy Danh sai khiến Sắc.
Khi mà Hành-giả nói: "Ta thấy hoa đẹp". Thêm cái Ta vào thì là rắc rối, vì phiền não phát sanh. Phải chi thấy hoa đẹp niệm "thấy à" thì xong, còn thêm cái Ta vào, thì Hành-giả chấp cái Ta, phát sanh cái thủ (Upadana) liền phát sanh ái dục (Tanhà), toàn là phiền não (Kilesa). Chấp cái ta là Ngã-chấp, là Thân kiến (Sakkayadítthi), pháp ấy dẫn đến chúng sanh đi vào 4 đường ác đạo (Ngạ quỉ, Atula, Súc sanh, Địa ngục).
Có trí nhớ (Sati) để niệm. Niệm nhiều, trí tuệ phát sanh Hành-giả phân tách Danh-Sắc dễ dàng.
Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả
(Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).
Nhân là hạt giống, Quả là trái. Nguyên do là hạt giống được gieo, mọc cây cho trái sau nầy, cái gì sanh ra trước là Nhân, cái gì sanh ra sau là Quả.
Khi niệm "Phồng à, xọp à", bụng phồng lên là nhân, bụng xọp xuống là quả. Ở đây Sắc là nhân, Danh là quả. Có khi ngược lại Danh là nhân, Sắc là quả. Thí dụ: Hành-giả muốn đi, Tâm muốn là nhân, chân đi là quả, Tâm muốn là Danh, chân đi là Sắc; ấy vậy Danh là nhân, Sắc là quả.
Lúc ngồi, chúng ta nghe tiếng động, chúng ta niệm "nghe à" hoặc tuy mắt nhắm mà thấy cảnh chúng ta niệm "thấy à". Tiếng nghe là nhân, niệm "nghe à" là quả . Cảnh phát sanh là nhân, tâm thấy là quả. Những ấn chứng phát sanh là nhân, tâm biết rồi niệm là quả, Hành-giả nên để ý: niệm Tứ-niệm-xứ là nhân, Trí tuệ phát sanh là quả.
Thiền sư khuyên Hành-giả không nên tìm kiếm cảnh trần để nghe, để thấy. Tự nhiên để cho hiện tượng phát sanh, rồi niệm. Có lúc niệm "Phồng à, xọp à" rồi nó mất. Hành-giả có trí nhớ, biết mất, niệm "biết à". Nếu Phồng Xọp không trở lại, niệm "biết à" thì Phồng Xọp trở lại như cũ.
Có Hành-giả khi Phồng Xọp mất, tìm kiếm, lấy tay rờ bụng, coi còn hơi thở không. Thiền sư khuyên nên chú tâm ở bụng và nhớ rằng niệm là nhân, biết là quả.
Trong bộ Thanh-Tịnh-Đạo (Visuddhi Magga), Đại Đức Buddhaghosa-cariya có giải: "Tuệ thứ nhì gọi là Culasotapanna (Tiểu Tu-đà-huờn) vì Hành-giả khi nghe thấy rõ nhân-quả, bớt hoài nghi, nhẹ lo trong thâm tâm, được sự nương nhờ trong Phật Giáo và có con đường vững chắc để đi đến Đạo Quả".
Tóm lại thân chúng sanh gồm có Danh-Sắc, và Danh-Sắc đó cũng là nhân quả, không có cái Ta, do đó, Hành-giả không còn hoài nghi. Để cho dễ hiểu, Đại Đức Thiền sư kể cho nghe một thí dụ. Có người nhà quê ở trong đồng thường thấy trâu, bò, dê, đều có sừng. Nghe nói con thỏ, thì tưởng tượng thỏ cũng có sừng như những thú vật mà anh ta thường thấy hằng ngày. Khi một người bạn đi ra thành, mua một con thỏ, mang về, anh nhà quê nhận ra rằng con thỏ nhỏ hơn con trâu, bò, và không có sừng. Chừng đó anh nhà quê hết hoài nghi.
Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. (Tuệ Thấu Đạt)
Đây là do sự suy xét mà thấy, chớ không phải thấy bằng Trí Tuệ. Có 4 loại suy xét:
1) Suy xét từ bộ phận của thân, thấy không có gì tốt đẹp. Thí dụ suy xét tay, chân, thấy có da, có lông, bên trong là bắp thịt, gân, máu, xương, chất dơ bẩn, lúc thì nổi mụt sần sùi, khi thì da nhăn, ngứa ngáy. Hành-giả nhận thấy sự vô thường của thân.
2) Suy xét từ lúc còn bé thơ đến lúc già, có nhiều sự thay đổi. Mới hồi nào còn ham ăn, ham chơi, ham đánh lộn, lớn lên ham coi hát, ham hoạt động, bây giờ già, như mặt trời về chiều, tóc điểm sương, răng rụng, mắt lờ. Đời là vô thường.
3) Suy xét thấy sự nối tiếp (Santati) của Danh Sắc. Tóc mới hớt, râu mới cạo, nay đã ra dài; móng tay, móng chân mới cắt, tiếp tục mọc ra, đó là sự nối tiếp của cơ thể. Cảm giác cũng có sự nối tiếp, hết buồn đến vui, hết đau đến mạnh, hết an vui đến lo sợ. Chúng sanh sống trong sự vô thường.
4) Suy xét hơi thở hay sự hô hấp. Khi Hành-giả niệm "Phồng à" thấy bụng phồng lần lần, đến một mức nào phồng không đặng nữa, là khổ, tức nhiên phải xọp, niệm "Xọp à". Xọp đến một bực nào, chịu không đặng, là khổ, phải phồng lại, v.v... Có lúc Hành-giả niệm thấy Phồng Xọp rất nhanh, có lúc phồng xọp rất chậm, có lúc phồng xọp mất, đó là sự vô thường của hơi thở. Hành-giả nhận thấy tự mình không điều khiển được hơi thở được, đó là vô ngã.
Do 4 điều suy xét trên, Hành-giả nhận biết được một cách thô sơ về Tam Tướng là: vô thường, khổ não, vô ngã.
Khi Hành-giả bắt đầu niệm qua Tuệ thứ III, Đại Đức Thiền Sư thường dặn phải khời tâm bằng niệm "Muốn à". Như "muốn đi à, muốn nằm à, muốn uống nước à, muốn ăn à, muốn ngồi à" v.v...
Nếu Tuệ thứ III mạnh, thì có mười vi-tế phiền não phát sanh (Vipassanupakilesa), làm cho Thiền Minh-Sát ô nhiễm hay lu mờ. Hành giả không biết đó là phiền não, ôm ấp hoài, cho là vật quí báu, dính ở đó, không tiến tới được. Mỗi Pháp nếu tách riêng ra là Thiện pháp, song bởi Hành-giả, do tâm ái dục, ngã mạn, tà kiến, cho mình đã đắc đạo quả, không tiến tới và bị kẹt ở Tuệ thứ III, nên gọi là phiền não vi tế.
Sau đây là 10 vi-tế phiền não:
1. Obha - Ánh sáng - Tùy người, ánh sáng phát sanh lúc ngồi tham thiền, hoặc lúc đi kinh hành. Ánh sáng có thể yếu ớt như đom đóm, rõ hơn như bóng đèn pin. Có khi sáng loà như đèn pha xe hơi, xẹt qua xẹt lại. Đại Đức Thiền Sư Raja Siddhimuni thuật chuyện, lúc Ngài mới hành Minh-Sát-Tuệ tại Thiền-đường chùa Mahadhatu thấy ánh sáng lần đầu tiên. Ngài tưởng mình đã đắc quả Tu-đà-hườn. Vì Ngài đã học xong Pháp học (Abhidhamma, Vi Diệu Pháp), trong đó nói rằng ánh sáng cũng là một trong những triệu chứng đắc đạo quả. Một lúc sau, Ngài thấy ánh sáng lại xẹt qua xẹt lại. Ngài mừng quá nghĩ rằng mình đắc quả Tu-đà-hườn rồi. Kế đó Ngài đau bụng, đứng dậy về cốc kiếm thuốc uống. Khi ra tới cửa có người gác cửa hỏi "Ngài đi đâu?" "- Tôi đau bụng quá, định về Cốc lấy thuốc uống." "Không được, Ngài phải trở vô, ngồi lại, niệm 'đau bụng à, đau bụng à' thì hết đau bụng". Đại Đức trở lại ngồi, niệm it tiếng "đau bụng à" thì hết đau bụng. Ngài tự xét mình chưa đắc quả, đây chẳng qua là Ma Vương nó quấy phá. Người gác cửa mà còn biết hơn mình. Vì vậy Đại Đức dạy Hành-giả khi thấy ánh sáng, phải niệm "thấy à" thì ánh sáng mất.
Đại Đức Raia Siddhimuni nhắc thêm một tích nữa. Thuở xưa có một vị Thiền Sư chưa đắc đạo quả mà tự cho là mình đã đắc quả A-la-hán. Ngài dạy cho nhiều đệ tử, cũng có người đắc đạo quả. Ngài biết thần thông, biến hoá các thú như voi, cọp, sư tử. Trong số đệ tử Ngài, có một Sadi đã đắc quả rồi. Ngày nọ Sadi đến thăm thầy và bạch thầy: "Xin Đại Đức biến một con voi cho tôi coi" "- Được, Sadi sẽ coi đây". Rồi Đại Đức Thiền Sư liền hoá phép một con voi to tướng hiện ra cho Sadi xem. Sadi nói tiếp: "Ngài bảo con voi đút vòi vào mồm" "- Được, xem đây, voi đút vòi vào mồm." "Ngài cho con voi rống coi." "- Được, xem đây, voi rống to lên." "- Ngài cho voi chạy coi chơi?" Lúc ấy Đại Đức Thiền Sư sợ voi chạy đạp bể đổ hết đổ trong chùa, Ngài định chận voi lại. Sadi kéo y Ngài lại và nói: "Một vị A-la-hán không còn sợ voi đạp bể đồ". Đại Đức sực tỉnh lại, biết mình chưa đắc đạo quả gì. Sadi chỉ cho thầy mình hành lại cho đến khi đắc đạo quả thật.
2- Piti - Phỉ lạc - Có năm loại phỉ lạc:
a) Neo-piti - Phỉ lạc chút ít, như rởn ốc, rùn mình, mát mẻ, xây xẩm chút ít, thấy trong mình như nặng nặng, chảy nước mắt.
b) Khamikapiti - Phỉ lạc chốc lác. Hành-giả thấy màu đỏ, ánh bình minh, thấy như rát rát ở thân, như ruồi bay hay kiến bu nhột nhột, như kiến bò ở mặt, ở tay, ở lưng. Hành-giả rờ, phủi, thấy không có gì hết. Khi nghe tim run run như mất ngủ, có khi thấy như cây cấm dưới nước, bị nước chảy làm rung rung vậy.
c) Okkantikapiti - Phỉ lạc trong một cơn hay hải-triều-hỉ. Hành-giả thấy như sóng tấp vào mình, thân mình lúc lắc, nghiêng qua, nghiêng lại, hất tay, hất chân, có khi muốn ói hoặc ói thật.
d) Ubengapiti - Hân hoan phỉ lạc. Thân hành-giả nhẹ nhàng, cao lên, đụng trần nhà. Có khi thân hỏng lên khỏi chỗ ngồi một gang. Đại Đức Raja Siddhimuni nhắc tích một Sadi 19 tuổi, gọi là "Sadi bay". Cách nay ít năm, tại chùa Mahadhatu, có một Sadi lúc đi kinh-hành, phỉ lạc Ubengapiti phát sanh. Nhằm lúc Sadi nhớ mẹ, muốn về nhà thăm mẹ ở ngoại ô Bangkok, Sadi liền bay thẳng về nhà lúc đêm khuya. Các anh ra mở cửa hỏi: "Sao em về khuya vậy?" "- Nhớ mẹ quá em bay về ". Khi trở lại chùa, Sadi phải đi bộ, vì không bay được nữa.
Phỉ lạc này phát sanh làm Hành-giả gục tới, gục lui, hoặc xây qua, xây lại, khi thì hả miệng nhóp nhép như lầm thầm chửi ai.
e) Pharamapiti - Phỉ lạc tràn ngập - Hành-giả thấy mát cả châu thân. Có khi ngứa cả châu thân, gải rồi ngứa nữa, có khi mát lạnh như ngồi trên nước đá. Có khi thấy màu đẹp như ngọc bích, như màu đọt chuối.
Đấy là hết 5 loại phỉ lạc. Hành-giả có 1 hay 2 loại nào cũng tốt, không cần phải có đủ 5 loại. Điều cần nhất là khi phỉ lạc phát sanh, Hành-giả nhớ niệm "rởn ốc à", "rần rần à", "ngứa à, nhẹ hỏng à, mát mẻ à, xây à", v.v... Nếu không niệm, Hành-giả sẻ dính mắc ở đó, không tiến được. Phải niệm cho mất phỉ lạc.
3. Sukha - Sự an vui - Đây là sự an vui của Chư Thiên. Vì là sự an vui chưa từng thấy, Hành-giả tưởng là Niết-Bàn, nên mắc dính ở đó. Đại Đức Raja Siddhimuni nhắc chuyện một Hành-giả người Hoa-Kỳ, gốc ở California, hành Thiền Minh-Sát tại chùa Mahadhatu. Khi được Sukha phát sanh, tìm đến vị Thiền sư bạch rằng "Bạch Ngài, trên 30 năm nay, tôi mới có được an vui như ngày hôm nay khi tôi ngồi thiền. Xin Ngài cho tôi xuất gia." Đại Đức Thiền sư khuyên Hành-giả nên tiếp tục hành cho xong. Hiện nay người Mỹ này đã xuất gia và còn tu học tại chùa Mahadhatu, Bangkok.
4. Passaddhi - Tịnh - Lúc niệm, Hành-giả thấy từ từ nhẹ nhẹ, ít ít, rồi mất, như mê vậy. Hành giả tưởng mình đã đắc đạo quả. Hành-giả tưởng mê là tịnh, là Niết Bàn.
Tịnh là Thiện pháp, song bởi Hành-giả tham dục, ngã mạn, tà kiến, chấp dính, không tiến tới, cho nên gọi là vi-tế phiền não.
5. Saddha - Đức tin - Lúc Hành-giả đang hành Tuệ III, đức tin phát sanh mạnh mẽ. Hành-giả suy tính liên miên, phát tâm muốn làm phước, muốn đền ơn Thầy tổ, muốn trả ơn cho bạn bè đã dìu dắt, chỉ bảo, khuyến khích các người chưa biết Thiền-Minh-Sát, nên hành Thiền-Minh-Sát. Đức tin là Thiện pháp, nhưng Hành-giả vi tính toán về vị lai, vì để tâm suy nghĩ về quá khứ mà quên hiện tại, không hành cho đến nơi đến chốn. Vì đó mà đức tin biến thành vi tế phiền não.
6. Paggàha - Tinh tấn - Pháp Tinh Tấn phát sanh, Hành-giả hành hoài, không biết mỏi mệt, không nghỉ ngơi. Hết đi rồi ngồi. Ban đêm cũng ít ngủ. Vì tinh tấn quá mức lại ít ngủ, nên làm Hành-giả kém trí nhớ, có hại cho sức khoẻ. Đây là vi tế phiền não.
7. Upatthana - Trí nhớ - Khi trí nhớ phát sanh, Hành-giả tự thấy mình sáng láng, hiểu biết nhiều. Thường thường Hành-giả nhớ tới những chuyện viễn vông ở quá khứ rất rõ ràng, rồi lơ là không tiếp tục hành thiền cho đến tiến hoá. Đó cũng là vi tế phiền não.
8. Panna - Tuệ - Tuệ biết chúng sanh là Danh Sắc, không có nhơn, ngã, bỉ thử, thú, người, trời. Nhớ lời Đức Phật dạy: "Này Mokkharàja, người nên biết rằng thân thể này là vật rỗng không, là vô ngã. Như vậy tử thần theo không kịp". Khi tuệ phát sanh mạnh, nếu Hành giả là người biết Pháp học (Abhidhamma) thường đem đó ra bình phẩm. Hành-giả nghĩ sau này mình sẽ thuyết pháp giỏi, nghĩ chuyện vị lai, bình phẩm cái hiện tại, quên lo hành. Như thế gọi là vi tế phiền não.
9. Upekkha - Xả - Khi pháp này phát sanh, Hành-giả tự thấy mình có tâm bình thản, không buồn, không vui. Ai làm gì cũng dửng dưng, không thỏa thích, cũng không giận hờn. Có người nghĩ rằng mình đã đắc đạo quả vì không còn phiền não khuấy động. Nghĩ như vậy là sai, vì Hành-giả chưa đắc gì cả.
10. Nikanti - Vọng - Hành-giả có tâm mong muốn thấy lại các ấn chứng mà mình đã thấy rồi như ánh sáng, rừng, núi, sông, rạch, nhà, cửa, dinh thự. Muốn thấy lại các hình ảnh hoặc đẹp như đàn bà, cô gái hoặc xấu xí như ngạ quỉ, a-tu-la hoặc thú vật. Những người có tánh sân, thường thấy thú dữ hoặc những cảnh đáng ghê sợ. Người có tánh tham, thường thấy cảnh đẹp đẻ. Người có tánh si, thường thấy những cảnh lu mờ không rõ rệt.
Trong 10 vi tế phiền não vừa kể trên, Hành-giả ít khi có đủ hết 10 phiền não vừa kể trên, mà có một số ít thôi, thí dụ có phỉ lạc, ánh sáng, hoặc pháp an vui.
Đại Đức Thiền Sư giải thích rằng 10 pháp vi tế phiền não này đều là Thiện pháp, vì những pháp này đều có trong 37 Pháp chứng quả Bồ-Đề. Song đến Tuệ III, Hành-giả thường mắc dính ở đây, do tâm Tham dục, Ngã mạn và Tà kiến; 3 Pháp nầy kết hợp với mỗi pháp vi tế phiền não kể trên, thành ra đến 3 x 10 = 30 Pháp vi tế phiền não.
Tuệ thứ III là ranh phận của Thiền Chỉ (Samatha) và Thiền Minh-Sát (Vipassana), 95% Hành-giả đều bị kẹt ở đây vì tưởng mình đã hành xong, vì đã đắc đạo quả rồi. Vì tưởng sai nên không tiến tới kết quả thật sự.
Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.
Tuệ thứ IV là Tuệ khởi đầu về Thiền Minh-Sát chánh thức. Ba Tuệ trước còn đi chung với Thiền Chỉ (Samatha). Tuệ thứ IV có 2 điểm đặc biệt:
1.- Hành-giả ngồi niệm Phồng Xọp, thấy nhiều cảnh vật, ánh sáng, sông núi, chùa, tháp, có khi thấy Tiên, Phật. Nếu Hành-giả niệm "thấy à" mà các hiện tượng lâu mất, có nghĩa là Hành-giả chưa qua Tuệ thứ IV. Nếu niệm "thấy à" mà các hiện tượng mất liền, thì Hành-giả đã qua Tuệ thứ IV. Đó là Pháp Sanh-Diệt của Danh Sắc. Các ấn chứng phát sanh lên cho Hành-giả thấy là Sắc. Hành-giả thấy biết là Danh. Khi niệm "thấy à" mà ấn chứng mất là Diệt. Đó là sự Sanh Diệt của Danh Sắc.
Tại sao phải niệm cho mất? Là vì tất cả những cảnh hiện ra do Tâm cấu tạo, là cảnh giả, chúng sanh muốn giải thoát phải diệt tất cả cái giả tạo. Đại Đức Thiền Sư lập lại Phật ngôn:
"Người thấy Pháp Sanh-Diệt của Danh Sắc, dù là có sanh mạng chỉ trong một ngày, cũng quí báu hơn kẻ không thấy pháp Sanh Diệt của Danh Sắc, sống đến trăm tuổi". (Kinh Pháp Cú)
Người hành Thiền Chỉ (Samatha) không thấy Pháp Sanh Diệt của Danh Sắc.
2.- Về thọ khổ, Hành-giả ngồi hoặc đi thấy nhức mỏi nhiều, tê nhiều. Song khi niệm, thì các thọ khổ mất mau lẹ. Như niệm "tê à" thì hết tê, niệm "nhức à" là hết nhức. Đó là điểm đặc biệt của Tuệ thứ IV.
Có khi Hành-giả như ngủ gục, có lúc lại ngả ngữa ra, phía sau. Có khi thấy như nghẹt nghẹt. Hoặc giả niệm thấy Phồng Xọp nhanh lên rồi diệt mất.
Nếu Hành-giả có Tuệ thứ IV phát sanh rõ rệt và mạnh mẻ thì Hành-giả có hy vọng đi đến bậc cao.Nếu còn yếu, nghĩa là Tuệ thứ IV yếu, thì phải cần hành lại cho có pháp Sanh-Diệt rõ rệt, sau nầy mới có kết quả.
Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt
Hành đến đây, Hành-giả thấy thân thể nhẹ nhàng, niệm "Phồng à, Xọp à", không thấy rõ rệt rồi mất. Khi niệm thấy Phồng lên lâu rồi mới Xọp, Xọp lâu lâu rồi mới Phồng lại. Có khi Phồng với Xọp cách nhau xa lắm. Có người thấy trằn trằn, hoặc như xây xẫm, hoặc cảm thấy như cơ thể mất hết, chỉ có Tâm thôi. Có người thấy như mất một tay, hoặc như mất một chân. Hoặc thân nhẹ như bông gòn. Có khi hai tay để chồng lên mà không biết. Đây là Pháp Diệt.
Đến Tuệ thứ V này, Hành-giả đã bỏ chế-định (Pannatti) và nhận thức của bản thể (Paramatthi). Tuệ I, II, III còn là chế định. Qua Tuệ IV, V là Bản thể. Vì Hành-giả không có Pháp học (Abhidhamma) nên khó nhận rõ, vì Tuệ phát sanh lối 5 phút rồi diệt.
Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ
Tuệ này cũng như Tuệ thứ V, phát sanh không lâu rồi diệt. Hành-giả ngồi niệm " Phồng à, Xộp à " rồi phát sanh sợ. Không phải sợ ma quỉ, không phải sợ trộm cướp hoặc kẻ thù. Không biết sợ cái gì mà Tâm phập phồng lo sợ, rồi có khi khóc một mình. Có người thấy ớn ớn. Hành-giả sợ như thấy người leo lên cây cao hoặc thấy người đứng cạnh hố sâu, nếu té xuống chắc chết. Hành-giả sợ cho mình hoặc sợ cho người khác. Đó là Tuệ thứ VI, phát sanh không lâu, rồi mất. Nếu Hành-giả không để ý, không nhận biết.
Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.
Ngũ uẩn là gì? -Là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là sắc Thân. Còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Tâm hay Danh. Ấy vậy, Ngũ uẩn hay Danh Sắc cũng đồng một nghĩa.
Hành-giả khi ngồi niệm thấy Phồng-Xọp mất, có khi quên niệm "mất à" rồi "biết à". Hỏi biết cái gì? Biết thân ngũ-uẩn này là Tứ-đại: đất, nước, lửa, gió. Phồng Xọp mất là Danh Sắc mất, mà Danh Sắc là Ngũ-uẩn. Hành-giả sợ thân này mất. Các thọ khổ lại xuất hiện lại như nhức, mỏi, tê, mệt. Có lúc Hành-giả thấy lông nheo đâm vào mắt, nhức mỏi khó chịu, lổ tai lùng bùng, hoặc đau bụng, hoặc ngứa ngáy cùng thân thể. Hành-giả suy nghĩ: "Tại ta có thân ngũ-uẩn này nên ta phải chịu các bệnh tật, khổ não." Trí tuệ phát sanh, Hành-giả chán nãn.
Theo trong kinh nói có cả thảy 59 hay 96 thứ bệnh có thể phát sanh khi Hành-giả đến Tuệ thứ VII này. Các bệnh cũ có thể tái phát. Thí dụ: có một Hành-giả có bệnh lên máu. Lúc ấy, bệnh lên máu phát sanh lại, lấy máy đo thấy máu lên cao. Hành-giả niệm "lên máu à", ít lâu sau thấy máu giảm xuống. Có khi bệnh hết luôn. Nếu bệnh trở lại, Hành-giả cũng niệm như cũ, bệnh dứt.
Hành-giả suy xét thì tại có thân ngũ-uẩn này, có Danh Sắc này nên phải thọ khổ, thọ bệnh hoạn. Suy xét như vậy. Hành-giả thấy tội của ngũ-uẩn, nên có tâm chán nãn không muốn có thân nầy nữa.
www.buddhismtoday.com/viet/thien/012-thienminhsat.htm
Trương Văn Huấn
Phước Tuệ Tịnh Môn, Sài gòn, 1971
________________________________________
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsabuddhassa
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsabuddhassa
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsabuddhassa
Kính thưa quí vị,
Hôm nay tôi thuyết về 16 cái Tuệ của Thiền Minh-Sát-Tuệ (Vipassana). Nói rằng tôi thuyết thì không đúng lắm, bởi vì không phải tôi đặt bài để mà thuyết. Chẳng qua là tôi lặp lại những bài thuyết-trình của Đại-Đức Thiền Sư Raja Siddhimuni (Chùa Mahadhatu, Bangkok, Thái-Lan) đã thuyết rồi từ trước.
Đầu tiên Thiền-Sư tổ là Đại-Đức Mahasi Sayadaw (Miến-Điện) truyền cho môn đệ Ngài là Đại-Đức Asàbhà.
Đại-Đức Asàbhà (Miến-Điện)truyền lại cho môn đệ Ngài là Đại-Đức Raja Siddhimuni (Thái-Lan).
Tôi được nghe lý thuyết về Thiền Vipassana lần đầu tiên tại chùa Parinayot (Bangkok), do Đại-Đức Thiền-Sư Raya Siddhimuni là Giám-Đốc của Thiền-Đường ở Bangkok và vùng lân cận. Các môn đệ Ngài là Thiền-Sư về Minh-Sát-Tuệ ở rải rác trong các Thiền-Đường toàn cỏi nước Thái-Lan.
1.- Đại-Đức Thiền-Sư nhắc rằng 15 năm về trước thuyết trình về 16 cái Tuệ của Thiền Minh-Sát chỉ dành riêng cho các Hành-giả đã hành xong 16 pháp Thiền Vipassana. Song lần đầu, vì số Hành-giả càng ngày càng đông, phương pháp thâu băng, ghi âm, càng phát triển, quí vị Thiền-Sư cho phép số đông Hành-giả được phép dự thính và ghi âm các bài Thuyết-trình về Minh-Sát-Tuệ.
Tại sao lúc ban sơ, quí Đại-Đức Thiền Sư hạn chế số thính giả? Tại vì quí Ngài lo xa, sợ rằng những người chưa hành xong, hoặc những người chưa hành, muốn hành, sẽ móng vọng. Khi móng vọng thì khó tiến tới được, mất thì giờ mà hành không kết quả. Có khi vì tâm móng vọng mà các hiện tượng giả phát sanh, Hành-giả vì đã có nghe Pháp rồi, tưởng mình đã đắc đạo quả. Sự thật Hành-giả chưa hề đắc gì cả, họ đã nhận được đồ giả, mà tưởng lầm là thiệt.
Vì một năm thuyết có một lần về Minh-Sát-Tuệ, cho nên Đại- Đức Thiền-Sư mở rộng giảng đường cho tất cả mọi người. Các Ngài khuyên Hành-giả không nên móng, vì móng là tham và được đồ giả. Đại-Đức Thiền-Sư Asàbhã còn cho biết Ngài cũng có phương pháp để thử coi một Hành-giả đắc đạo thiệt hay giả.
2.- Đại-Đức Thiền-Sư nhắc cho thính giả biết là khi thuyết về Thiền Minh-Sát, Ngài như là người đem cái kính, cái gương để trước mặt cho Hành-giả tự soi vào. Cái gương, cái kính là "Pháp-bảo Vipassana" Hành-giả khi soi vào, tự biết mình đã hành xong tuệ nào, tuệ nào chưa tới, ráng hành cho tiến tới. Thiền-Sư không có quyền phán đoán ông hay bà nào đã đắc đạo quả gì. Thuở xưa khi Đức Phật còn tại thế, chỉ có Đức Phật mới phán đoán ông này đắc Tu-đà-hườn (Dự lưu), Tư-đà-hàm (Nhất lai), ông kia đắc A-na-hàm (Bất lai), A-la-hán.
Từ khi Đức Phật nhập Niết- Bàn, không còn ai có quyền phán đoán, dù là Thinh-văn, Đệ-tử Phật, Phật Độc Giác, hay các vị Alahán, cũng không ai phán đoán.
Đại Đức Thiền Sư nhắc câu kệ ngôn "Paccattam veditabbo vinnuhi" là "Pháp mà các vị Thiện-Tri-Thức được biết, được thấy tự nơi tâm".
Như thế là Hành-giả, khi nghe xong Pháp, tự biết mình đã hành xong đến tuệ nào và đã đắc đạo quả gì, Đại Đức Thiền Sư không hề xác định. Sau đây tôi xin lần lượt giải thích 16 cái tuệ của Thiền Minh-Sát (vipssana).
Tuệ thứ I- Nàmarùpa paricchedanàna - Tuệ Phân Tách Danh Sắc.
Khi Hành-giả ngồi niệm "Phồng à, xọp à", hoặc khi Hành giả đi kinh hành niệm "mặt bước à, trái bước à" thì phải phân biệt Danh và Sắc.
Trước hết Hành-giả hiểu rằng thân ta có 2 phần: "vật chất và tinh thần".
Vật chất là phần Sắc, (Mặt, mũi, tai, mắt là Sắc)
Tinh thần là phần Danh hay Tâm. Tâm hiểu biết là Danh.
Khi Hành-giả niệm "mặt bước à", bàn chân bước là Sắc, sự biết chân đang bước là Danh.
Khi niệm "phồng à", bụng phồng là Sắc, biết bụng đang phồng là Danh.
Mỗi chúng sanh có 2 phần Danh và Sắc, ngoài ra không có cái chi khác, nghĩa là không có cái Ta (vô ngã).
Hành-giả phải tập phân biệt Sắc trước, rồi phân biệt Danh sau. Như mắt thấy sắc, màu trắng, màu đỏ cũng là Sắc. Lổ tai nghe tiếng, lổ tai là Sắc, tiếng cũng là Sắc. Lổ mũi hửi mùi, lổ mũi là Sắc, mùi cũng là Sắc.
Sự thấy biết, sự nghe biết, sự biết mùi là Danh.
Khi phúc trình, Thiền sư thường hỏi Hành-giả: -
Phồng và Xọp là hai cái hay một cái?
Khi ngồi niệm mà nghe, thấy cái gì có niệm không?
Khi thọ khổ, như tê, nhức, mỏi có niệm không?
Bởi ít trí nhớ, hành giả thường quên niệm.
Thiền sư dặn cần phải có trí nhớ luôn luôn.
Ba điểm mà Đại Đức Thiền sư hằng nhắc nhở Hành-giả là: Trí nhớ, Biết mình và Tinh tấn.
Thiền sư nhắc Hành-giả lúc ngồi tưởng tượng thân mình như cái ống, bên trong rổng không, lớp ngoài là Sắc, lớp trong là Danh, không có cái Ta.
Muốn cho dễ hiểu, Thiền sư cho nhiều thí dụ:
1) Thí dụ cái kính, có bụi đóng lu mờ, ta lau chùi sạch sẻ, nhìn vào thấy hình ảnh rõ rệt. Cái gương là Sắc, bụi đóng là phiền não, niệm là lau cho sạch bụi, hình ảnh rõ rệt bên trong là Danh. Vậy thì Hành-giả đã thấy Danh trong cái Sắc.
2) Thí dụ chiếc xe hơi. Toàn thể cái xe là Sắc, máy móc, nệm, đèn đều là Sắc. Người tài xế là Danh. Danh điều khiển Sắc, như tài xế điều khiển xe hơi.
Danh là Tâm, điều khiển sai khiến cái thân là Sắc. Khi muốn ăn, muốn ăn là Danh. Ta ăn, răng nhai là Sắc. Đó là Danh điều khiển Sắc. Ta muốn đi chùa, muốn đi là Danh, hai chân bước đi là Sắc, vậy Danh sai khiến Sắc.
Khi mà Hành-giả nói: "Ta thấy hoa đẹp". Thêm cái Ta vào thì là rắc rối, vì phiền não phát sanh. Phải chi thấy hoa đẹp niệm "thấy à" thì xong, còn thêm cái Ta vào, thì Hành-giả chấp cái Ta, phát sanh cái thủ (Upadana) liền phát sanh ái dục (Tanhà), toàn là phiền não (Kilesa). Chấp cái ta là Ngã-chấp, là Thân kiến (Sakkayadítthi), pháp ấy dẫn đến chúng sanh đi vào 4 đường ác đạo (Ngạ quỉ, Atula, Súc sanh, Địa ngục).
Có trí nhớ (Sati) để niệm. Niệm nhiều, trí tuệ phát sanh Hành-giả phân tách Danh-Sắc dễ dàng.
Tuệ thứ II - Paccayapariggalanàna - Tuệ Phân Tách Nhân Quả
(Tuệ Phân Biện Nhân Duyên).
Nhân là hạt giống, Quả là trái. Nguyên do là hạt giống được gieo, mọc cây cho trái sau nầy, cái gì sanh ra trước là Nhân, cái gì sanh ra sau là Quả.
Khi niệm "Phồng à, xọp à", bụng phồng lên là nhân, bụng xọp xuống là quả. Ở đây Sắc là nhân, Danh là quả. Có khi ngược lại Danh là nhân, Sắc là quả. Thí dụ: Hành-giả muốn đi, Tâm muốn là nhân, chân đi là quả, Tâm muốn là Danh, chân đi là Sắc; ấy vậy Danh là nhân, Sắc là quả.
Lúc ngồi, chúng ta nghe tiếng động, chúng ta niệm "nghe à" hoặc tuy mắt nhắm mà thấy cảnh chúng ta niệm "thấy à". Tiếng nghe là nhân, niệm "nghe à" là quả . Cảnh phát sanh là nhân, tâm thấy là quả. Những ấn chứng phát sanh là nhân, tâm biết rồi niệm là quả, Hành-giả nên để ý: niệm Tứ-niệm-xứ là nhân, Trí tuệ phát sanh là quả.
Thiền sư khuyên Hành-giả không nên tìm kiếm cảnh trần để nghe, để thấy. Tự nhiên để cho hiện tượng phát sanh, rồi niệm. Có lúc niệm "Phồng à, xọp à" rồi nó mất. Hành-giả có trí nhớ, biết mất, niệm "biết à". Nếu Phồng Xọp không trở lại, niệm "biết à" thì Phồng Xọp trở lại như cũ.
Có Hành-giả khi Phồng Xọp mất, tìm kiếm, lấy tay rờ bụng, coi còn hơi thở không. Thiền sư khuyên nên chú tâm ở bụng và nhớ rằng niệm là nhân, biết là quả.
Trong bộ Thanh-Tịnh-Đạo (Visuddhi Magga), Đại Đức Buddhaghosa-cariya có giải: "Tuệ thứ nhì gọi là Culasotapanna (Tiểu Tu-đà-huờn) vì Hành-giả khi nghe thấy rõ nhân-quả, bớt hoài nghi, nhẹ lo trong thâm tâm, được sự nương nhờ trong Phật Giáo và có con đường vững chắc để đi đến Đạo Quả".
Tóm lại thân chúng sanh gồm có Danh-Sắc, và Danh-Sắc đó cũng là nhân quả, không có cái Ta, do đó, Hành-giả không còn hoài nghi. Để cho dễ hiểu, Đại Đức Thiền sư kể cho nghe một thí dụ. Có người nhà quê ở trong đồng thường thấy trâu, bò, dê, đều có sừng. Nghe nói con thỏ, thì tưởng tượng thỏ cũng có sừng như những thú vật mà anh ta thường thấy hằng ngày. Khi một người bạn đi ra thành, mua một con thỏ, mang về, anh nhà quê nhận ra rằng con thỏ nhỏ hơn con trâu, bò, và không có sừng. Chừng đó anh nhà quê hết hoài nghi.
Tuệ thứ III - Sammasananàna - Tuệ suy xét thấy Danh Sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. (Tuệ Thấu Đạt)
Đây là do sự suy xét mà thấy, chớ không phải thấy bằng Trí Tuệ. Có 4 loại suy xét:
1) Suy xét từ bộ phận của thân, thấy không có gì tốt đẹp. Thí dụ suy xét tay, chân, thấy có da, có lông, bên trong là bắp thịt, gân, máu, xương, chất dơ bẩn, lúc thì nổi mụt sần sùi, khi thì da nhăn, ngứa ngáy. Hành-giả nhận thấy sự vô thường của thân.
2) Suy xét từ lúc còn bé thơ đến lúc già, có nhiều sự thay đổi. Mới hồi nào còn ham ăn, ham chơi, ham đánh lộn, lớn lên ham coi hát, ham hoạt động, bây giờ già, như mặt trời về chiều, tóc điểm sương, răng rụng, mắt lờ. Đời là vô thường.
3) Suy xét thấy sự nối tiếp (Santati) của Danh Sắc. Tóc mới hớt, râu mới cạo, nay đã ra dài; móng tay, móng chân mới cắt, tiếp tục mọc ra, đó là sự nối tiếp của cơ thể. Cảm giác cũng có sự nối tiếp, hết buồn đến vui, hết đau đến mạnh, hết an vui đến lo sợ. Chúng sanh sống trong sự vô thường.
4) Suy xét hơi thở hay sự hô hấp. Khi Hành-giả niệm "Phồng à" thấy bụng phồng lần lần, đến một mức nào phồng không đặng nữa, là khổ, tức nhiên phải xọp, niệm "Xọp à". Xọp đến một bực nào, chịu không đặng, là khổ, phải phồng lại, v.v... Có lúc Hành-giả niệm thấy Phồng Xọp rất nhanh, có lúc phồng xọp rất chậm, có lúc phồng xọp mất, đó là sự vô thường của hơi thở. Hành-giả nhận thấy tự mình không điều khiển được hơi thở được, đó là vô ngã.
Do 4 điều suy xét trên, Hành-giả nhận biết được một cách thô sơ về Tam Tướng là: vô thường, khổ não, vô ngã.
Khi Hành-giả bắt đầu niệm qua Tuệ thứ III, Đại Đức Thiền Sư thường dặn phải khời tâm bằng niệm "Muốn à". Như "muốn đi à, muốn nằm à, muốn uống nước à, muốn ăn à, muốn ngồi à" v.v...
Nếu Tuệ thứ III mạnh, thì có mười vi-tế phiền não phát sanh (Vipassanupakilesa), làm cho Thiền Minh-Sát ô nhiễm hay lu mờ. Hành giả không biết đó là phiền não, ôm ấp hoài, cho là vật quí báu, dính ở đó, không tiến tới được. Mỗi Pháp nếu tách riêng ra là Thiện pháp, song bởi Hành-giả, do tâm ái dục, ngã mạn, tà kiến, cho mình đã đắc đạo quả, không tiến tới và bị kẹt ở Tuệ thứ III, nên gọi là phiền não vi tế.
Sau đây là 10 vi-tế phiền não:
1. Obha - Ánh sáng - Tùy người, ánh sáng phát sanh lúc ngồi tham thiền, hoặc lúc đi kinh hành. Ánh sáng có thể yếu ớt như đom đóm, rõ hơn như bóng đèn pin. Có khi sáng loà như đèn pha xe hơi, xẹt qua xẹt lại. Đại Đức Thiền Sư Raja Siddhimuni thuật chuyện, lúc Ngài mới hành Minh-Sát-Tuệ tại Thiền-đường chùa Mahadhatu thấy ánh sáng lần đầu tiên. Ngài tưởng mình đã đắc quả Tu-đà-hườn. Vì Ngài đã học xong Pháp học (Abhidhamma, Vi Diệu Pháp), trong đó nói rằng ánh sáng cũng là một trong những triệu chứng đắc đạo quả. Một lúc sau, Ngài thấy ánh sáng lại xẹt qua xẹt lại. Ngài mừng quá nghĩ rằng mình đắc quả Tu-đà-hườn rồi. Kế đó Ngài đau bụng, đứng dậy về cốc kiếm thuốc uống. Khi ra tới cửa có người gác cửa hỏi "Ngài đi đâu?" "- Tôi đau bụng quá, định về Cốc lấy thuốc uống." "Không được, Ngài phải trở vô, ngồi lại, niệm 'đau bụng à, đau bụng à' thì hết đau bụng". Đại Đức trở lại ngồi, niệm it tiếng "đau bụng à" thì hết đau bụng. Ngài tự xét mình chưa đắc quả, đây chẳng qua là Ma Vương nó quấy phá. Người gác cửa mà còn biết hơn mình. Vì vậy Đại Đức dạy Hành-giả khi thấy ánh sáng, phải niệm "thấy à" thì ánh sáng mất.
Đại Đức Raia Siddhimuni nhắc thêm một tích nữa. Thuở xưa có một vị Thiền Sư chưa đắc đạo quả mà tự cho là mình đã đắc quả A-la-hán. Ngài dạy cho nhiều đệ tử, cũng có người đắc đạo quả. Ngài biết thần thông, biến hoá các thú như voi, cọp, sư tử. Trong số đệ tử Ngài, có một Sadi đã đắc quả rồi. Ngày nọ Sadi đến thăm thầy và bạch thầy: "Xin Đại Đức biến một con voi cho tôi coi" "- Được, Sadi sẽ coi đây". Rồi Đại Đức Thiền Sư liền hoá phép một con voi to tướng hiện ra cho Sadi xem. Sadi nói tiếp: "Ngài bảo con voi đút vòi vào mồm" "- Được, xem đây, voi đút vòi vào mồm." "Ngài cho con voi rống coi." "- Được, xem đây, voi rống to lên." "- Ngài cho voi chạy coi chơi?" Lúc ấy Đại Đức Thiền Sư sợ voi chạy đạp bể đổ hết đổ trong chùa, Ngài định chận voi lại. Sadi kéo y Ngài lại và nói: "Một vị A-la-hán không còn sợ voi đạp bể đồ". Đại Đức sực tỉnh lại, biết mình chưa đắc đạo quả gì. Sadi chỉ cho thầy mình hành lại cho đến khi đắc đạo quả thật.
2- Piti - Phỉ lạc - Có năm loại phỉ lạc:
a) Neo-piti - Phỉ lạc chút ít, như rởn ốc, rùn mình, mát mẻ, xây xẩm chút ít, thấy trong mình như nặng nặng, chảy nước mắt.
b) Khamikapiti - Phỉ lạc chốc lác. Hành-giả thấy màu đỏ, ánh bình minh, thấy như rát rát ở thân, như ruồi bay hay kiến bu nhột nhột, như kiến bò ở mặt, ở tay, ở lưng. Hành-giả rờ, phủi, thấy không có gì hết. Khi nghe tim run run như mất ngủ, có khi thấy như cây cấm dưới nước, bị nước chảy làm rung rung vậy.
c) Okkantikapiti - Phỉ lạc trong một cơn hay hải-triều-hỉ. Hành-giả thấy như sóng tấp vào mình, thân mình lúc lắc, nghiêng qua, nghiêng lại, hất tay, hất chân, có khi muốn ói hoặc ói thật.
d) Ubengapiti - Hân hoan phỉ lạc. Thân hành-giả nhẹ nhàng, cao lên, đụng trần nhà. Có khi thân hỏng lên khỏi chỗ ngồi một gang. Đại Đức Raja Siddhimuni nhắc tích một Sadi 19 tuổi, gọi là "Sadi bay". Cách nay ít năm, tại chùa Mahadhatu, có một Sadi lúc đi kinh-hành, phỉ lạc Ubengapiti phát sanh. Nhằm lúc Sadi nhớ mẹ, muốn về nhà thăm mẹ ở ngoại ô Bangkok, Sadi liền bay thẳng về nhà lúc đêm khuya. Các anh ra mở cửa hỏi: "Sao em về khuya vậy?" "- Nhớ mẹ quá em bay về ". Khi trở lại chùa, Sadi phải đi bộ, vì không bay được nữa.
Phỉ lạc này phát sanh làm Hành-giả gục tới, gục lui, hoặc xây qua, xây lại, khi thì hả miệng nhóp nhép như lầm thầm chửi ai.
e) Pharamapiti - Phỉ lạc tràn ngập - Hành-giả thấy mát cả châu thân. Có khi ngứa cả châu thân, gải rồi ngứa nữa, có khi mát lạnh như ngồi trên nước đá. Có khi thấy màu đẹp như ngọc bích, như màu đọt chuối.
Đấy là hết 5 loại phỉ lạc. Hành-giả có 1 hay 2 loại nào cũng tốt, không cần phải có đủ 5 loại. Điều cần nhất là khi phỉ lạc phát sanh, Hành-giả nhớ niệm "rởn ốc à", "rần rần à", "ngứa à, nhẹ hỏng à, mát mẻ à, xây à", v.v... Nếu không niệm, Hành-giả sẻ dính mắc ở đó, không tiến được. Phải niệm cho mất phỉ lạc.
3. Sukha - Sự an vui - Đây là sự an vui của Chư Thiên. Vì là sự an vui chưa từng thấy, Hành-giả tưởng là Niết-Bàn, nên mắc dính ở đó. Đại Đức Raja Siddhimuni nhắc chuyện một Hành-giả người Hoa-Kỳ, gốc ở California, hành Thiền Minh-Sát tại chùa Mahadhatu. Khi được Sukha phát sanh, tìm đến vị Thiền sư bạch rằng "Bạch Ngài, trên 30 năm nay, tôi mới có được an vui như ngày hôm nay khi tôi ngồi thiền. Xin Ngài cho tôi xuất gia." Đại Đức Thiền sư khuyên Hành-giả nên tiếp tục hành cho xong. Hiện nay người Mỹ này đã xuất gia và còn tu học tại chùa Mahadhatu, Bangkok.
4. Passaddhi - Tịnh - Lúc niệm, Hành-giả thấy từ từ nhẹ nhẹ, ít ít, rồi mất, như mê vậy. Hành giả tưởng mình đã đắc đạo quả. Hành-giả tưởng mê là tịnh, là Niết Bàn.
Tịnh là Thiện pháp, song bởi Hành-giả tham dục, ngã mạn, tà kiến, chấp dính, không tiến tới, cho nên gọi là vi-tế phiền não.
5. Saddha - Đức tin - Lúc Hành-giả đang hành Tuệ III, đức tin phát sanh mạnh mẽ. Hành-giả suy tính liên miên, phát tâm muốn làm phước, muốn đền ơn Thầy tổ, muốn trả ơn cho bạn bè đã dìu dắt, chỉ bảo, khuyến khích các người chưa biết Thiền-Minh-Sát, nên hành Thiền-Minh-Sát. Đức tin là Thiện pháp, nhưng Hành-giả vi tính toán về vị lai, vì để tâm suy nghĩ về quá khứ mà quên hiện tại, không hành cho đến nơi đến chốn. Vì đó mà đức tin biến thành vi tế phiền não.
6. Paggàha - Tinh tấn - Pháp Tinh Tấn phát sanh, Hành-giả hành hoài, không biết mỏi mệt, không nghỉ ngơi. Hết đi rồi ngồi. Ban đêm cũng ít ngủ. Vì tinh tấn quá mức lại ít ngủ, nên làm Hành-giả kém trí nhớ, có hại cho sức khoẻ. Đây là vi tế phiền não.
7. Upatthana - Trí nhớ - Khi trí nhớ phát sanh, Hành-giả tự thấy mình sáng láng, hiểu biết nhiều. Thường thường Hành-giả nhớ tới những chuyện viễn vông ở quá khứ rất rõ ràng, rồi lơ là không tiếp tục hành thiền cho đến tiến hoá. Đó cũng là vi tế phiền não.
8. Panna - Tuệ - Tuệ biết chúng sanh là Danh Sắc, không có nhơn, ngã, bỉ thử, thú, người, trời. Nhớ lời Đức Phật dạy: "Này Mokkharàja, người nên biết rằng thân thể này là vật rỗng không, là vô ngã. Như vậy tử thần theo không kịp". Khi tuệ phát sanh mạnh, nếu Hành giả là người biết Pháp học (Abhidhamma) thường đem đó ra bình phẩm. Hành-giả nghĩ sau này mình sẽ thuyết pháp giỏi, nghĩ chuyện vị lai, bình phẩm cái hiện tại, quên lo hành. Như thế gọi là vi tế phiền não.
9. Upekkha - Xả - Khi pháp này phát sanh, Hành-giả tự thấy mình có tâm bình thản, không buồn, không vui. Ai làm gì cũng dửng dưng, không thỏa thích, cũng không giận hờn. Có người nghĩ rằng mình đã đắc đạo quả vì không còn phiền não khuấy động. Nghĩ như vậy là sai, vì Hành-giả chưa đắc gì cả.
10. Nikanti - Vọng - Hành-giả có tâm mong muốn thấy lại các ấn chứng mà mình đã thấy rồi như ánh sáng, rừng, núi, sông, rạch, nhà, cửa, dinh thự. Muốn thấy lại các hình ảnh hoặc đẹp như đàn bà, cô gái hoặc xấu xí như ngạ quỉ, a-tu-la hoặc thú vật. Những người có tánh sân, thường thấy thú dữ hoặc những cảnh đáng ghê sợ. Người có tánh tham, thường thấy cảnh đẹp đẻ. Người có tánh si, thường thấy những cảnh lu mờ không rõ rệt.
Trong 10 vi tế phiền não vừa kể trên, Hành-giả ít khi có đủ hết 10 phiền não vừa kể trên, mà có một số ít thôi, thí dụ có phỉ lạc, ánh sáng, hoặc pháp an vui.
Đại Đức Thiền Sư giải thích rằng 10 pháp vi tế phiền não này đều là Thiện pháp, vì những pháp này đều có trong 37 Pháp chứng quả Bồ-Đề. Song đến Tuệ III, Hành-giả thường mắc dính ở đây, do tâm Tham dục, Ngã mạn và Tà kiến; 3 Pháp nầy kết hợp với mỗi pháp vi tế phiền não kể trên, thành ra đến 3 x 10 = 30 Pháp vi tế phiền não.
Tuệ thứ III là ranh phận của Thiền Chỉ (Samatha) và Thiền Minh-Sát (Vipassana), 95% Hành-giả đều bị kẹt ở đây vì tưởng mình đã hành xong, vì đã đắc đạo quả rồi. Vì tưởng sai nên không tiến tới kết quả thật sự.
Tuệ thứ IV - Udayabbayanàna - Tuệ thấy sự Sanh-Diệt của Danh Sắc.
Tuệ thứ IV là Tuệ khởi đầu về Thiền Minh-Sát chánh thức. Ba Tuệ trước còn đi chung với Thiền Chỉ (Samatha). Tuệ thứ IV có 2 điểm đặc biệt:
1.- Hành-giả ngồi niệm Phồng Xọp, thấy nhiều cảnh vật, ánh sáng, sông núi, chùa, tháp, có khi thấy Tiên, Phật. Nếu Hành-giả niệm "thấy à" mà các hiện tượng lâu mất, có nghĩa là Hành-giả chưa qua Tuệ thứ IV. Nếu niệm "thấy à" mà các hiện tượng mất liền, thì Hành-giả đã qua Tuệ thứ IV. Đó là Pháp Sanh-Diệt của Danh Sắc. Các ấn chứng phát sanh lên cho Hành-giả thấy là Sắc. Hành-giả thấy biết là Danh. Khi niệm "thấy à" mà ấn chứng mất là Diệt. Đó là sự Sanh Diệt của Danh Sắc.
Tại sao phải niệm cho mất? Là vì tất cả những cảnh hiện ra do Tâm cấu tạo, là cảnh giả, chúng sanh muốn giải thoát phải diệt tất cả cái giả tạo. Đại Đức Thiền Sư lập lại Phật ngôn:
"Người thấy Pháp Sanh-Diệt của Danh Sắc, dù là có sanh mạng chỉ trong một ngày, cũng quí báu hơn kẻ không thấy pháp Sanh Diệt của Danh Sắc, sống đến trăm tuổi". (Kinh Pháp Cú)
Người hành Thiền Chỉ (Samatha) không thấy Pháp Sanh Diệt của Danh Sắc.
2.- Về thọ khổ, Hành-giả ngồi hoặc đi thấy nhức mỏi nhiều, tê nhiều. Song khi niệm, thì các thọ khổ mất mau lẹ. Như niệm "tê à" thì hết tê, niệm "nhức à" là hết nhức. Đó là điểm đặc biệt của Tuệ thứ IV.
Có khi Hành-giả như ngủ gục, có lúc lại ngả ngữa ra, phía sau. Có khi thấy như nghẹt nghẹt. Hoặc giả niệm thấy Phồng Xọp nhanh lên rồi diệt mất.
Nếu Hành-giả có Tuệ thứ IV phát sanh rõ rệt và mạnh mẻ thì Hành-giả có hy vọng đi đến bậc cao.Nếu còn yếu, nghĩa là Tuệ thứ IV yếu, thì phải cần hành lại cho có pháp Sanh-Diệt rõ rệt, sau nầy mới có kết quả.
Tuệ thứ V - Bhanganàna - Tuệ Diệt
Hành đến đây, Hành-giả thấy thân thể nhẹ nhàng, niệm "Phồng à, Xọp à", không thấy rõ rệt rồi mất. Khi niệm thấy Phồng lên lâu rồi mới Xọp, Xọp lâu lâu rồi mới Phồng lại. Có khi Phồng với Xọp cách nhau xa lắm. Có người thấy trằn trằn, hoặc như xây xẫm, hoặc cảm thấy như cơ thể mất hết, chỉ có Tâm thôi. Có người thấy như mất một tay, hoặc như mất một chân. Hoặc thân nhẹ như bông gòn. Có khi hai tay để chồng lên mà không biết. Đây là Pháp Diệt.
Đến Tuệ thứ V này, Hành-giả đã bỏ chế-định (Pannatti) và nhận thức của bản thể (Paramatthi). Tuệ I, II, III còn là chế định. Qua Tuệ IV, V là Bản thể. Vì Hành-giả không có Pháp học (Abhidhamma) nên khó nhận rõ, vì Tuệ phát sanh lối 5 phút rồi diệt.
Tuệ thứ VI - Bhayanàna - Tuệ Sợ
Tuệ này cũng như Tuệ thứ V, phát sanh không lâu rồi diệt. Hành-giả ngồi niệm " Phồng à, Xộp à " rồi phát sanh sợ. Không phải sợ ma quỉ, không phải sợ trộm cướp hoặc kẻ thù. Không biết sợ cái gì mà Tâm phập phồng lo sợ, rồi có khi khóc một mình. Có người thấy ớn ớn. Hành-giả sợ như thấy người leo lên cây cao hoặc thấy người đứng cạnh hố sâu, nếu té xuống chắc chết. Hành-giả sợ cho mình hoặc sợ cho người khác. Đó là Tuệ thứ VI, phát sanh không lâu, rồi mất. Nếu Hành-giả không để ý, không nhận biết.
Tuệ thứ VII - Adinavanàna - Tuệ thấy Hiểm Nguy của Ngũ uẩn.
Ngũ uẩn là gì? -Là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là sắc Thân. Còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Tâm hay Danh. Ấy vậy, Ngũ uẩn hay Danh Sắc cũng đồng một nghĩa.
Hành-giả khi ngồi niệm thấy Phồng-Xọp mất, có khi quên niệm "mất à" rồi "biết à". Hỏi biết cái gì? Biết thân ngũ-uẩn này là Tứ-đại: đất, nước, lửa, gió. Phồng Xọp mất là Danh Sắc mất, mà Danh Sắc là Ngũ-uẩn. Hành-giả sợ thân này mất. Các thọ khổ lại xuất hiện lại như nhức, mỏi, tê, mệt. Có lúc Hành-giả thấy lông nheo đâm vào mắt, nhức mỏi khó chịu, lổ tai lùng bùng, hoặc đau bụng, hoặc ngứa ngáy cùng thân thể. Hành-giả suy nghĩ: "Tại ta có thân ngũ-uẩn này nên ta phải chịu các bệnh tật, khổ não." Trí tuệ phát sanh, Hành-giả chán nãn.
Theo trong kinh nói có cả thảy 59 hay 96 thứ bệnh có thể phát sanh khi Hành-giả đến Tuệ thứ VII này. Các bệnh cũ có thể tái phát. Thí dụ: có một Hành-giả có bệnh lên máu. Lúc ấy, bệnh lên máu phát sanh lại, lấy máy đo thấy máu lên cao. Hành-giả niệm "lên máu à", ít lâu sau thấy máu giảm xuống. Có khi bệnh hết luôn. Nếu bệnh trở lại, Hành-giả cũng niệm như cũ, bệnh dứt.
Hành-giả suy xét thì tại có thân ngũ-uẩn này, có Danh Sắc này nên phải thọ khổ, thọ bệnh hoạn. Suy xét như vậy. Hành-giả thấy tội của ngũ-uẩn, nên có tâm chán nãn không muốn có thân nầy nữa.