|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:15:59 GMT -5
Vài dòng giới thiệu về kinh Pháp CúTS Huệ Dân Tranh vẽ minh họa kinh Pháp Cú Một trong những kinh điển nghiên cứu về Phật học của người học Phật, Kinh Pháp Cú được xem như là một bản tóm tắt truy cập những lời dạy của Đức Phật để đưa con người tự đến khám phá sự thật cho chính mình. Một trong những kinh điển nghiên cứu về Phật học của người học Phật, Kinh Pháp Cú được xem như là một bản tóm tắt truy cập những lời dạy của Đức Phật để đưa con người tự đến khám phá sự thật cho chính mình. Pháp Cú tiếng Pāli gọi là Dhammapada धम्मपद và Phạn ngữ : dharmapāda viết theo mẫu Devanāgarī: धर्मपाद . Dhammapada có nghĩa là một bộ sưu tập những câu nói và những tục ngữ ngắn của Đức Phật qua hình thức thơ bao gồm nghĩa lý thâm thiết về mặt đạo đức, trách nhiệm cá nhân, kiểm soát cảm xúc và ham muốn, giảm đau khổ, buồn phiền, và cách nuôi dưỡng tâm trí yên tĩnh. Kinh Pháp Cú có một truyền thống lâu đời được dạy bằng cách truyền miệng cho những người xuất gia cũng như tại gia. Những câu thơ trong Kinh Pháp Cú là một phần trí tuệ của dân gian, và một số câu sáo ngữ của nó là một phần của nền văn hóa. Các phiên bản viết tay đầu tiên hiện có của kinh Pháp Cú là cuộn vỏ cây bạch dương được tìm thấy trong lọ đất sét được chôn trong một tu viện ở miền Đông Afghanistan. Những bản viết tay cổ xưa, được gọi là "Gandhāran (nội dung) " hay "Kharosthi (bản thảo) hiện đang thuộc sở hữu của Thư viện Bảo tàng Anh quốc. Các nhà khảo cổ và học giả Phật học đã được ước tính rằng những bản thảo này có từ khoảng 100 CE. Có vài giả thuyết cho rằng kinh Pháp Cú được các tu sĩ Phật giáo, học giả, Buddhaghosa, bố trí kinh thành 423 câu trong 26 chương, và dựa theo 305 câu chuyện dụ ngôn mà cho một số bối cảnh vào những câu đó vào khoảng thế kỷ V CE. Phiên bản Kinh Dharmapada của Tây Tạng trong đó bao gồm 1.000 câu thơ và 33 chương. Ngày nay hầu như tất cả những bản dịch của kinh Pháp Cú bao gồm 423 câu thơ được sắp xếp thành 26 chương. Một trong những bản dịch được công bố sớm nhất của kinh Pháp Cú từ tiếng Pali sang tiếng Anh đã được phê chuẩn bị bởi học giả Friedrich Max Müller là năm 1869. Phiên bản Kinh Dharmapada của Tây Tạng có nguồn tiếng Phạn, gọi là Udanavarga, do một nhà sư kim học giả tên là Dharmatrata biên soạn khoảng năm 200 CE, được WW Rockhill dịch sang tiếng Anh lần đầu tiên năm 1892. Các phiên bản Kinh Pháp Cú của Trung Quốc về Kinh Pháp Cú đã được Samuel Beal dịch sang tiếng Anh vào năm 1878. Tóm lại: Kinh Pháp Cú là một trong những cuốn sách phổ biến nhất và dễ tiếp cận trong tất cả văn học Phật giáo. Trong đó là những lời của Đức Phật, dạy rằng tất cả khổ đau bắt nguồn từ mong muốn và cách để đạt được tự do là để thanh tẩy tâm và làm theo con đường của sự thật. Kinh Pháp Cú, trong tiếng Pali: Dhammapada là do hai chữ ghép lại Dhamma là Pháp có nghĩa là sự thật, nguyên tắc, học thuyết Phật giáo, pháp luật, và kỷ luật, Pada có nghĩa là con đường, cách thức, bước chân. Cuốn Kinh này gồm 26 Phẩm, 423 câu thơ, là cuốn thứ hai trong 15 cuốn thuộc Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka-Nikaya) trong Kinh tạng Pali và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Đây là tên các mục phẫm của Kinh Pháp Cú: 01 - Phẩm Song Yếu | Yamaka Vagga [n° 1 - 20] 02 - Phẩm Tinh Cần | Appamāda Vagga [n° 21 - 32] 03 - Phẩm Tâm Ý | Citta Vagga [n° 33 - 43] 04 - Phẩm Hoa Hương | Puppha Vagga [n° 44 - 59] 05 - Phẩm Ngu Si | Bāla Vagga [n° 60 -75] 06 - Phẩm Hiền Trí | Paṇḍita Vagga [n° 76 - 89] 07 - Phẩm A La Hán | Arahanta Vagga [n° 90 -99] 08 - Phẩm Muôn Ngàn | Sahassa Vagga [n° 100 - 115] 09 - Phẩm Ác Hạnh | Pāpa Vagga [n° 116 - 128] 10 - Phẩm Hình Phạt | Daṇḍa Vagga [n° 129 - 145] 11 - Phẩm Già Yếu | Jarā Vagga [n° 146 - 156] 12 - Phẩm Tự Ngã | Atta Vagga [n° 157 – 166] 13 - Phẩm Thế Gian | Loka Vagga [n° 167 - 178] 14 - Phẩm Phật Ðà | Buddha Vagga [n° 179 – 196] 15 - Phẩm An Lạc | Sukha Vagga [n° 197 - 208] 16 - Phẩm Hỷ Ái | Piya Vagga [n° 209 - 220] 17 - Phẩm Phẫn Nộ | Kodha Vagga [n° 221 - 234] 18 - Phẩm Cấu Uế | Mala Vagga [n° 235 - 255] 19 - Phẩm Pháp Trụ | Dhammaṭṭha Vagga [n° 256 -272] 20 - Phẩm Chánh Ðạo | Magga Vagga [n° 273 - 289] 21 - Phẩm Tạp Lục | Pakiṇṇaka Vagga [n° 290 - 305] 22 - Phẩm Ðịa Ngục | Niraya Vagga [n° 306 - 319] 23 - Phẩm Voi Rừng | Nāga Vagga [n° 320 - 333] 24 - Phẩm Tham Ái | Taṇhā Vagga [n° 334 - 359] 25 - Phẩm Tỳ Kheo | Bhikkhu Vagga [n° 360 - 382] 26 - Phẩm Bà La Môn | Brāhmaṇa Vagga [n° 383 - 423] Kính bút TS Huệ Dân Web site chính đang thực hiện của TS Huệ Dân : xuviet.net
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:24:33 GMT -5
Kinh Pháp CúNgười dịch: Phan Đức Tuấn 1 Khi nói hoặc hành động Tâm làm chủ chúng ta Nếu với tâm ô nhiễm Sẽ kéo theo phiền hà. 2 Khi nói hoặc hành động Tâm làm chủ chúng ta Nếu với tâm thanh tịnh An lạc sẽ hiện ra. 3 "Nó lăng mạ, đánh đập, Phá hoại, cướp đoạt tôi" Ai còn ý nghĩ ấy Hận thù không thể thôi. 4 "Nó lăng mạ, đánh đập, Phá hoại, cướp đoạt tôi" Ai bỏ ý nghĩ ấy Hận thù sẽ tự thôi. 5 Thế gian này, thù hận Không giải được hận thù Từ bi giải thù hận Là định luật ngàn thu. 6 Chúng ta sẽ bị diệt Theo quy luật vô thường Nếu hiểu rõ điều ấy Tranh luận sẽ tự buông. 7 Người chỉ sống hưởng thụ Không gìn giữ các căn Người ấy như củi mục Ác ma uy hiếp dần. 8 Người biết sống giản dị Khéo gìn giữ các căn Người ấy như ngọc đá Ác ma khó đến gần. 9 Mặc cà sa, tuy vậy Tâm uế trược vẫn còn Không chân thành tu dưỡng Thà không mặc còn hơn. 10 Ai giữ gìn giới luật Tâm uế trược rời xa Luôn chân thành tu dưỡng Xứng mặc áo cà sa. 11 Phi chân tưởng chân thật Chân thật thấy phi chân Tư duy sai trái vậy Chân thật xa lánh dần. 12 Chân thật nghĩ chân thật Phi chân biết phi chân Tư duy đúng đắn vậy Chân thật mau đến gần. 13 Mái nhà không khéo lợp Nước mưa sẽ lọt vào Cũng vậy, tu không khéo Tham dục sẽ theo vào. 14 Nếu mái nhà lợp kín Nước mưa không lọt vào Cũng vậy, người tu khéo Tham dục không theo vào. 15 Sống buồn, chết cũng buồn Làm ác hai đời buồn Thấy nghiệp ác mình tạo Phải đau khổ luôn luôn. 16 Sống vui, chết cũng vui Làm thiện hai đời vui, Thấy nghiệp thiện mình tạo Được an lạc đời đời. 17 Sống khổ, chết cũng khổ Làm ác, khổ luôn luôn Than rằng: Ta tạo ác Phải đọa cảnh khổ hơn. 18 Sống sướng, chết cũng sướng Làm thiện sướng luôn luôn Mừng rằng: Ta tạo phước Được sinh cõi sướng hơn. 19 Tụng nhiều mà phóng dật Lợi ích không sinh sôi Như kẻ chăn bò mướn Chỉ đếm bò mà thôi. 20 Tụng ít mà hành trì Từ bỏ tham, sân, si Tâm hiền lành, thanh tịnh Lợi ích đến tức thì. II. Phẩm không Phóng dật 21 Phóng dật tìm đường chết Không phóng thấy niết bàn Phóng dật sống như chết Không phóng thấy an nhàn. 22 Người trí hiểu lẽ ấy Nên trong cõi thế gian Không buông lung phóng dật Lên cõi thánh dễ dàng. 23 Người trí nhờ kiên nhẫn Tu thiền định hàng ngày Được giải thoát an ổn Chứng ngộ niết bàn ngay. 24 Chuyên cần giữ chánh niệm Tu dưỡng suốt ngày đêm Càng hành theo đúng pháp Tiếng lành càng tăng thêm. 25 Kiên trì không phóng dật Tự chế ngự bản thân Như hòn đảo rộng lớn Nước biển không dâng tràn. 26 Người ngu si đần độn Luôn đắm chìm buông lơi Người trí giữ thanh tịnh Như giữ của không rời. 27 Đừng mê say dục lạc Đắm chìm theo buông lung Dụng công tu thiền định Được an lạc vô cùng. 28 Người trí trừ phóng dật Tâm không còn vấn vương Bước lên lầu trí tuệ Nhìn người ngu dưới đường. 29 Tinh tấn giữa người chấp Tỉnh táo giữa người mê Như tuấn mã thẳng tiến Vượt qua bầy ngựa què. 30 Đế Thích không phóng dật Được làm vua cõi trời Người trí không phóng dật Được ngợi ca hết lời. 31 Tỷ kheo không phóng dật Hoặc rất sợ điều này Họ như ngọn lửa lớn Đốt phiền não hàng ngày. 32 Tỷ kheo không phóng dật Tâm an định, vững vàng Họ sẽ không lạc lối Trên đường tới niết bàn. III. Phẩm tâm 33 Người ngu tâm dao động Hay hốt hoảng lạ thường Người trí luôn chính trực Chế ngự tâm dễ dàng. 34 Cá lên bờ vùng vẫy Để mong được về nhà Tâm chúng ta vùng vẫy Để xa rời ác ma. 35 Người ngu theo ngũ dục Không nắm giữ được tâm Người trí biết điều phục An lạc sẽ đến gần. 36 Người ngu theo ngũ dục Không thấy rõ được tâm Người trí biết phòng hộ Phiền não sẽ mất dần. 37 Người ngu tâm bất định Ẩn náu đi rất xa Người giữ tâm an định Sẽ thoát vòng ác ma. 38 Người tâm không an định Chánh pháp không thực hành Lòng tin không bền vững Trí tuệ sẽ khó thành. 39 Người nào tâm thanh tịnh Lậu hoặc được đoạn trừ Vượt lên vòng thiện ác Sẽ là người vô ưu. 40 Thân ta như đồ gốm Giam tâm như thành trì Trí tuệ là gươm giáo Xua đuổi tà ma đi. 41 Chẳng bao lâu thân này Xuống ngủ dưới đất dày Không ý thức, vô dụng Nằm dài như khúc cây. 42 Người ác hại người ác Oan gia hại oan gia Không bằng tâm bất thiện Tự gây hại cho ta. 43 Không bà con, cha mẹ Gieo phẩm hạnh cho ta Do tâm ta hướng thiện Hạnh lành mới trổ hoa IV. Phẩm hoa 44 Ai chinh phục được cả Thiên, Địa giới, Diêm ma Và khéo giảng pháp cú Như thợ tết tràng hoa? 45 Bậc hữu học chinh phục Thiên, Địa giới, Diêm ma Và khéo giảng pháp cú Như thợ tết tràng hoa. 46 Phải luôn luôn nhớ kĩ Thân ta như bọt bèo Để xa rời cám dỗ Tránh tử thần đi theo. 47 Người mê hoa dục lạc Tử thần đến bắt đi Như xóm làng mê ngủ Lũ cuốn không biết gì. 48 Người mê hoa dục lạc Quyến luyến mãi không rời Mở ra cơ hội tốt Cho tử thần đến chơi. 49 Sa môn đi khất thực Như ong đi tìm hoa Không làm tổn hương, sắc Chỉ lấy mật về nhà. 50 Đừng nhìn lỗi người khác Xem họ làm hay chưa Nhìn chính mình để thấy Làm rồi hay vứt bừa. 51 Người thông minh, hùng biện Chỉ nói lời phô trương Như thứ hoa đẹp đẽ Có sắc mà không hương. 52 Người thông minh, hùng biện Vừa nói vừa thực hành Như thứ hoa đẹp đẽ Tỏa hương thơm mát lành. 53 Từ đống hoa có thể Nhiều tràng hoa kết thành Từ thân người cũng vậy Làm được nhiều điều lành. 54 Hương loài hoa không thể Bay ngược gió, ngược đường Thứ hương của đức hạnh Vẫn bay khắp muôn phương. 55 Chiên đàn, Bạt tất kỳ Hay bất cứ hương gì Cũng không bằng đức hạnh Là thứ hương thần kì. 56 Hương chiên đàn, mạt lỵ Đa già la, hương sen Không bằng hương đức hạnh Xông ngát tận chư thiên. 57 Người thành tựu giới hạnh Hành trì không buông lơi An trú trong chánh trí Ác ma phải xa rời. 58 Từ đống bùn nhơ bẩn Vứt bỏ ở bên đường Nở ra bông sen đẹp Tỏa mùi thơm ngát hương. 59 Cũng vậy, giữa thế tục U mê và tối tăm Đệ tử bậc Chánh giác Trí tuệ ngời thế gian. V. Phẩm ngu 60 Người yếu mệt đi mãi Mà không tới điểm dừng Người ngu không biết pháp Dòng luân hồi không ngưng. 61 Tìm người hơn, không kém Để kết bạn đồng minh Không gặp người như thế Thì nên sống một mình. 62 Người ngu thường suy nghĩ: "Đây tài sản của ta". Chính ta còn không có Huống hồ tài sản ta. 63 Người ngu mà biết vậy Chính là người thông minh Người ngu nghĩ mình giỏi Là người ngu thật tình. 64 Người ngu gần người trí Mà chánh pháp không hay Như cái muỗng múc thuốc Không hưởng vị thuốc này. 65 Người trí gần người trí Chánh pháp cầm trong tay Như cái lưỡi nếm thuốc Hưởng hương vị thuốc này. 66 Người ngu không tri giác Với kẻ thù đi chung Còn người tạo nghiệp ác Quả báo sẽ đi cùng. 67 Người tạo nghiệp bất thiện Làm xong khóc dầm dề Vì tương lai chắc chắn Quả báo sẽ hiện về. 68 Người tạo các nghiệp thiện Làm xong nở nụ cười Vì biết mình thọ hưởng Quả lành trong tương lai. 69 Nghiệp ác chưa thành thục Người ngu thấy ngọt ngào Khi nghiệp ác kết trái Chỉ thấy toàn khổ đau. 70 Món ăn bằng ngọn cỏ Người ngu ăn qua ngày Không bằng một phần nhỏ Người thực hành pháp hay. 71 Người ngu tạo nghiệp ác Như sữa không đông ngay Nghiệp cháy ngầm theo họ Sẽ bùng lên có ngày. 72 Người ngu muốn tri thức Lại hành động ngang tàn Hạnh phúc bị tổn hại Trí tuệ cũng tiêu tan. 73 Người ngu thường mất trí Ngồi chỗ ngồi hoang đường Lạm quyền trong tăng viện Chờ người ta cúng dường. 74 Kẻ phàm phu thường nghĩ: "Tất cả do ta làm" Cứ lầm tưởng như thế Sẽ tăng hoài lòng tham. 75 Một đường tới cõi tục Một đường tới niết bàn Đừng tham đắm thế lợi Để giải thoát dễ dàng. VI. Phẩm hiền trí 76 Nếu gặp người hiền trí Chỉ lỗi, khiển trách mình Như chỉ mình kho báu Nên kết bạn đồng minh. 77 Người khéo khuyên người khác Ngăn tội lỗi phát sinh Được người lành chào đón Người dữ không hoan nghênh. 78 Đừng kết bạn người dữ Người kém cỏi, yếu mềm Nên kết bạn người trí Người cốt cách trang nghiêm. 79 Được uống nước chánh pháp Tâm thanh tịnh bình an Nghe thánh nhân thuyết pháp Mừng như bắt được vàng. 80 Người tưới nước dẫn nước Thợ làm tên uốn tên Thợ mộc đo khúc gỗ Người trí lo uốn mình. 81 Như ngọn núi kiên cố Không gió nào dịch xê Người trí luôn tự tại Giữa những lời khen chê. 82 Như nước hồ sâu thẳm Tĩnh lặng và bình yên Người trí được nghe pháp Cũng thanh tịnh, an nhiên. 83 Người lành luôn tự tại Điều tham dục không bàn Người trí trước khổ, lạc Vẫn giữ tâm bình an. 84 Không vì mình làm ác Làm những việc bất minh Không mưu cầu, người ấy Thật trí tuệ, hiền lành. 85 Trong đám đông nhân loại Ít người sang bờ kia Bao nhiêu người còn lại Vẫn bờ này sớm khuya. 86 Những người hay thuyết pháp Theo chánh pháp tu hành Được tới bờ giải thoát Ra khỏi vòng tử sinh. 87 Người trí tu pháp thiện Nên từ bỏ pháp tà Xa gia đình nhỏ hẹp Và sống đời xuất gia. 88 Người trí lìa ngũ dục Cầu niềm vui niết bàn Gột sạch những cấu uế Giữ tâm hồn bình an. 89 Người nào lìa cố chấp Tu giác chi tinh cần Diệt phiền não, người ấy Chứng hữu dư niết bàn. VII. Phẩm A La Hán 90 Người giải thoát hết thảy Dứt bỏ mọi buộc ràng Người ấy đã đến đích Đường hữu dư niết bàn. 91 Người dũng mãnh chánh niệm Không ưa sống tại gia Như ngỗng trời bay vút Lấy mây, gió làm nhà. 92 Người không màng danh lợi Không ăn uống buông lung Tự tại trong giải thoát Như chim giữa hư không. 93 Người dứt hết lậu hoặc Không ham uống, ham ăn Tự tại trong vô tướng Như chim thoát bụi trần. 94 Như người nài ngựa giỏi Người nhiếp phục các căn Hết buồn phiền ngã mạn Được chư thiên mến gần. 95 Như đất không niềm hận Như hồ không bùn hôi Như cột trụ kiên nhẫn Là người không luân hồi. 96 Người tâm ý vắng lặng Tâm an lời nói an Thêm chánh trí giải thoát Nên luôn được an nhàn. 97 Người không tin ai cả Thấu hiểu đạo vô vi Thật tối thượng người ấy Vòng tử sinh xa lìa. 98 Núi rừng hay làng mạc Vực sâu hay núi đồi A la hán có mặt Là có sự an vui. 99 Rừng sâu bậc thánh trú Phàm nhân chẳng mặn mà Dục lạc người đời thích A la hán lìa xa. VII. Phẩm ngàn 100 Nói ngàn câu vô nghĩa Nghe xong thấy buồn phiền Không bằng chỉ nói một Nghe xong thấy bình yên 101 Dẫu tụng cả ngàn câu Nghe xong thấy ưu sầu Không bằng chỉ tụng một Nghe xong hết lo âu. 102 Dẫu đọc trăm câu kệ Nghe xong thấy bất an Không bằng một câu pháp Nghe xong thấy an nhàn. 103 Dẫu thắng ngàn quân giặc Không bằng thắng bản thân Thắng mình là chiến thắng Oanh liệt nhất thế gian. 104 Chế phục được bản ngã Là chiến thắng vẻ vang Muốn thắng mình thì phải Hạn chế bớt lòng tham. 105 Càn thát bà, Thiên thần Phạm thiên hay ác nhân Đều cúi đầu nhận bại Trước người thắng bản thân. 106 Tháng tháng vàng ngàn lượng Cúng tế cả trăm năm Không bằng trong một chốc Cúng dường bậc thánh tăng. 107 Một trăm năm vất vả Thờ lửa trong rừng sâu Không bằng trong giây lát Cùng dường bậc chân tu. 108 Một năm ngồi cúng tế Cầu phước chẳng ích gì Không bằng trong ba tháng Kính bậc chánh biến tri. 109 Thường hoan hỉ tôn trọng Kính lễ bậc chân tu Được tăng bốn điều lợi: Đẹp, vui, khỏe, sống lâu. 110 Dẫu một trăm năm sống Phá giới, không tu thiền Chẳng bằng một ngày sống Trì giới, có tu thiền. 111 Dẫu một trăm năm sống Không tuệ, không tu thiền Chẳng bằng một ngày sống Có tuệ, có tu thiền. 112 Dẫu một trăm năm sống Biếng nhác không chuyên cần Chẳng bằng một ngày sống Mà hăng hái tinh cần. 113 Dẫu một trăm năm sống Không thấy pháp vô thường Chẳng bằng một ngày sống Mà thấy pháp vô thường. 114 Dẫu một trăm năm sống Không thấy đạo vô vi Chẳng bằng một ngày sống Mà thấy đạo vô vi. 115 Dẫu một trăm năm sống Pháp tối thượng không hay Không bằng một ngày sống Biết pháp tối thượng này. IX. Phẩm ác 116 Hãy ngăn tâm làm ác Gấp rút làm điều lành Biếng nhác làm việc thiện Tội ác sẽ nảy sinh. 117 Nếu đã lỡ làm ác Đừng tiếp tục làm thêm Chớ vui vì làm ác Sẽ thọ khổ ngày đêm. 118 Nếu đã làm việc thiện Nên làm tiếp việc này Hãy vui làm việc thiện Được thọ lạc hàng ngày. 119 Nghiệp ác chưa thành thục Người dữ cho là hay Khi nghiệp ác trổ quả Mới hay biết điều này. 120 Nghiệp thiện chưa thành thục Người lành thấy chẳng vui Khi nghiệp thiện trổ quả Thấy an lạc đời đời. 121 Chớ khinh điều ác nhỏ Rằng: “Không báo đến mình” Nên biết nước nhỏ giọt Lâu rồi cũng đầy bình! 122 Chớ khinh điều thiện nhỏ Rằng: “quả không đến ta” Bậc trí được thánh quả Nhờ tích góp mà ra. 123 Người đi buôn thường tránh Đường đi xa, hiểm nguy Cũng vậy người tu đạo Cái ác phải xa lìa. 124 Bàn tay không thương tích Cầm thuốc độc không sao Người hiền lành, thanh tịnh Cái ác chẳng nhiễm vào. 125 Hại người lành, thanh tịnh Cũng là hại chính mình Như ném cát ngược gió Là việc làm vô minh. 126 Ban đầu ai cũng thế Đều sinh từ bào thai Kẻ ác xuống địa ngục Thiện được lên cõi trời. 127 Dầu lặn xuống đáy bể Hay lên chín tầng mây Cũng không thể tránh khỏi Nghiệp ác mình đã gây. 128 Vào rừng sâu, núi thẳm Xuống biển hay lên trời Ở đâu rồi cũng bị Tử thần đến trêu ngươi. X. Phẩm đao trượng 129 Đời ai cũng sợ chết Sợ máu chảy, đầu rơi Từ mình suy người khác Đừng giết, mong giết người. . 130 Đời ai cũng thích sống Sợ máu chảy, đầu rơi Từ mình suy người khác Đừng giết, mong giết người. . 131 Người mong cầu hạnh phúc Lại lấy dao hại người Người khác bị tổn hại Mình cũng khổ suốt đời. 132 Người mong cầu hạnh phúc Không lấy dao hại người Hạnh phúc được bền vững Hưởng niềm vui trọn đời. 133 Nếu nói lời xấu ác Sẽ nhận lại lời này Lời ác gây đau đớn Như dùi chích cành cây. 134 Người luôn giữ im lặng Như chuông vỡ từ lâu Người đó đã giải thoát Không còn ưa cãi nhau. 135 Với chiếc gậy, mục tử Lùa đàn trâu ra đồng Già, đau là chiếc gậy Lùa ta đến tử vong. 136 Người ngu tạo nghiệp ác Không ý thức, vô minh Như người không tri giác Tự châm lửa đốt mình. 137 Dùng dao hại người thiện Dùng gậy đánh người ngay Phải thọ lãnh đau khổ Một trong mười loại này: 138 Hoặc tiền tài tiêu tán Thân thể bị thương vong Hoặc bệnh tật bức bách Tâm ý loạn trong lòng. 139 Hoặc bị quan bức hại Bị vu khống nặng nề Hoặc tài sản tan nát Quyến thuộc không đường về. 140 Hoặc phòng ốc nhà cửa Bị giặc cướp đốt thiêu Khi chết xuống địa ngục Phải thọ khổ rất nhiều. 141 Không phải đi chân đất Nhịn ăn nằm trên than Cũng không phải ngồi xổm Là tới được niết bàn. 142 Người giữ tâm tịch tịnh Đường Phạm hạnh đi theo Không dùng dao hại vật Người ấy là Tỷ kheo. 143 Lấy hổ thẹn tự chế Làm được rất ít người Họ khéo tránh điều khổ Như ngựa khéo tránh roi. 144 Hãy nỗ lực sám hối Như ngựa hay cần roi Tinh tấn trong thiền định Sẽ hết khổ đau thôi. 145 Nông dân lo dẫn nước Thợ tên lo uốn tên Thợ mộc đo khúc gỗ Người trí lo uốn mình. XI. Phẩm già 146 Có gì vui, thích thú? Đời nguy hiểm rập rình. Sao trong chỗ tăm tối Không tìm ánh quang minh? 147 Thân này chỉ lở lói Cùng một đống xương mòn Cái thân đầy tật bệnh Không có gì trường tồn. 148 Thân như rừng già cỗi Đầy bệnh tật sinh sôi Có tụ sẽ có tán Sinh rồi sẽ chết thôi. 149 Mùa thu hồ lô rụng Cũng như thân này thôi Sẽ là đống xương vụn Không có gì là vui. 150 Thân là thành xương cốt Điểm tô máu thịt vào Cất dối gian, ngã mạn Cùng bệnh, chết, già, đau. 151 Xe đẹp mấy cũng hỏng Thân có trau cũng tàn Chỉ có pháp bậc thánh Còn mãi với thời gian. 152 Người kém trí, ít học Như con trâu suốt đời Da thịt dẫu lớn mạnh Trí tuệ không sinh sôi. 153 Lang thang bao kiếp sống Không gặp kẻ làm nhà Đau khổ thay kiếp sống Dòng luân hồi không tha. 154 Hỡi người làm nhà ơi! Ta đã gặp ngươi rồi Cột đòn ngươi đã gãy Ta thoát dòng luân hồi. 155 Lúc thiếu niên cường tráng Biếng nhác không tinh cần Về già như cò yếu Bên bờ ao chết dần. 156 Lúc thanh niên khỏe mạnh Lười biếng theo đường tà Về già như cung gãy Than tiếc chuyện ngày qua XII. Phẩm tự ngã 157 Người trí gắng bảo hộ Là tự biết thương mình Trong ba thời có một Phải thoát vòng vô minh. 158 Khép mình vào chánh đạo Sau mới dạy người ta Người trí làm như vậy Tránh lỗi lầm xảy ra. 159 Trước khi sửa người khác Hãy tự sửa mình luôn Sửa người là điều khó Sửa mình càng khó hơn. 160 Lấy chính mình nương dựa Không dựa người được đâu. Tự mình khéo tu tập Mới đưa đến nhiệm mầu. 161 Nghiệp ác mình tự tạo Hại kẻ dữ, người gian Như kim cương bén nhọn Phá bảo thạch dễ dàng. 162 Phá giới, tự gây hại Như giây leo hại cây Kẻ thù ta mong mỏi Ta phá giới hàng ngày. 163 Việc ác làm rất dễ Nhưng chẳng lợi ích gì Việc lành lợi tuy thế Rất khó làm nhiều khi. 164 Kẻ ngu si miệt thị Giáo pháp bậc thánh hiền Bại hoại như giống cỏ Ra hoa sẽ chết liền. 165 Ô nhiễm bởi tại ta Thanh tịnh cũng tại ta Tịnh hay là không tịnh Bởi chính mình mà ra. 166 Đừng vì thương người khác Mà quên bản thân mình Người biết thương chính họ Mới làm lợi chúng sinh. XIII. Phẩm thế gian 167 Chớ theo điều ty liệt Chớ buông lung bản thân Chớ nên theo tà thuyết Chớ tăng trưởng tục trần. 168 Hăng hái đừng phóng dật Hành trì không buông lơi Người thực hành chánh pháp Đời này, đời sau vui. 169 Khéo thực hành chánh pháp Cái ác nên xa rời Người thực hành chánh pháp Đời này, đời sau vui. 170 Như lầu sò chợ bể Như bọt nước trôi sông Nếu nhìn đời như thế Thần chết sẽ nản lòng. 171 Nếu thế gian có đẹp Lộng lẫy như xe rồng Chỉ người ngu mê mẩn Người trí chẳng bận lòng. 172 Người thoát khỏi phóng dật Tinh tấn trên đường tu Người đó thật trí tuệ Như trăng thoát mây mù. 173 Nguời lấy các việc thiện Trừ cái ác, cái hèn Người đó tỏa ánh sáng Như trăng thoát mây đen. 174 Như chim thoát khỏi lưới Ít con bay lên trời, Trong thế gian cũng vậy Biết nhìn xa ít người. 175 Thần thông chỉ bay được Như thiên nga giữa trời Duy có bậc đại trí Mới bay khỏi luân hồi. 176 Ai phạm đạo chân đế, Ai nói lời trái tai, Ai không tin nhân quả Việc ác cứ làm hoài. 177 Người ngu ghét bố thí Không thể sinh cõi trời Người trí biết hỉ xả Được an lạc đời đời. 178 Người thống lĩnh trái đất Người làm chủ thiên đàng Đều không thể sánh được Người chứng Tu đà hoàn. XIV. Phẩm phật đà 179 Đời này ai hơn được Người chiến thắng dục tình, Làm sao để cám dỗ Hỡi những người vô minh? 180 Nguời dứt hết trói buộc Ái dục đã ra đi Phật trí không dấu tích Biết cám dỗ điều gì? 181 Người tu trì thiền định Ưa vắng lặng xuất gia Có chánh niệm chánh giác Được kính trọng nhà nhà. 182 Được sống lâu là khó Khó được sinh làm người Được nghe chánh pháp khó Khó gặp Phật ra đời. 183 Hãy gắng làm việc thiện Chớ làm việc xấu hèn Giữ tâm ý trong sạch Ấy, lời chư Phật khuyên. 184 Chư phật thường răn dạy: Nhẫn, khổ hạnh tối cao Niết bàn, quả tối thưởng Tu, không hại người nào. 185 Hãy gìn giữ giới luật Và siêng năng tu thiền Ăn uống có chừng mực Là lời chư Phật khuyên. 186 Dẫu mưa bằng tiền vàng Cũng không đầy lòng tham Người trí biết ái dục Vui ít khổ muôn vàn. 187 Dẫu cái vui thiên giới Cũng không nên mong cầu Đệ tử Phật muốn được Đoạn ái dục mau mau. 188 Người đời vì sợ hãi Đến quy y rừng cây Hoặc quy y thần núi Hoặc miếu thờ đó đây. 189 Đó chẳng phải chỗ tốt Chỗ nương dựa bình yên Ai quy y như thế Khổ não vẫn còn nguyên. 190 Nếu quy y tam bảo Phật, pháp, tăng nhiệm màu Phát trí tuệ sẽ được Thấu bốn lẽ như sau: 191 Biết khổ, nguyên nhân khổ, Biết khổ bị tiêu tan, Biết tám chi thánh đạo Đường đi tới niết bàn. 192 Biết quy y tam bảo Là biết lẽ nhiệm màu Ai quy y như vậy Sẽ thoát vòng khổ đau. 193 Rất khó gặp bậc thánh Thánh ít sinh trên đời Gia tộc nào sinh thánh Sẽ có sự an vui. 194 Vui thay, lời chánh pháp, Phật ra đời, vui thay! Vui thay, tăng hòa hợp, Đồng tu giỏi, vui thay! 195 Cúng dường bậc đáng cúng Phật hoặc đệ tử ngài, Những vị thoát hư vọng Cùng nỗi lo người đời. 196 Cúng dường người như vậy Là chân chính cúng dường Cúng dường bậc tịch tịnh Công đức không thể lường. XV Phẩm an lạc 197 Vui thay chúng ta sống Không oán giữa oán thù Giữa những người thù oán Ta sống không oán thù. 198 Vui thay chúng ta sống Không đau giữa ốm đau Giữa những người đau ốm Ta sống không ốm đau. 199 Vui thay chúng ta sống Không cầu giữa mong cầu Giữa những người tham dục Ta sống không mong cầu. 200 Vui thay chúng ta sống Không chướng ngại lòng tham Sống với điều hỉ lạc Như vị trời Quang âm. 201 Thắng lợi bị thù oán Thất bại bị khổ đau Chẳng màng tới thắng bại Là cái vui hàng đầu. 202 Lửa nào sánh lửa dục, Ác nào bằng ác sân? Khổ nào sánh ngũ uẩn, Vui nào bằng niết bàn? 203 Đói là chứng bệnh lớn Vô thường, khổ tràn lan Biết được đúng như thế Đạt niềm vui niết bàn. 204 Không bệnh là điều lợi Biết đủ là rất giàu Thành tín, thiện bạn hữu Niết bàn, vui dài lâu. 205 Người nếm mùi tịch tịnh Người nếm vị độc cư Người ấy ưa mùi pháp Thắng sợ hãi, ưu tư. 206 Gặp thánh nhân rất quí Sự an lành hưởng chung, Không gặp kẻ ngu dốt Được hoan hỉ vô cùng. 207 Đi chung với người ngu Như đi với kẻ thù Ở chung với người trí Như gặp người đồng tu. 208 Bậc thánh hiền, trì giới Bậc trí tuệ sáng ngời Theo người ấy cũng giống Trăng theo sao trên trời. XVI. Phẩm hỉ ái 209 Lo chạy theo dục lạc Không tu dưỡng cúng dường Dẫu hâm mộ người trí Cũng là hâm mộ suông. 210 Chớ gặp người mình ghét Chớ gặp người yêu mình Gặp kẻ thù thấy khổ, Buồn bởi xa người tình. 211 Vì vậy, nếu yêu quá Chia tay sẽ rất buồn, Không ý niệm yêu ghét Được vui vẻ luôn luôn. 212 Từ hỉ ái sinh sợ Hỉ ái sinh sầu bi Xa lìa hết hỉ ái Chẳng còn lo sợ gì. 213 Từ tham ái sinh sợ Tham ái sinh sầu bi Xa lìa hết tham ái Chẳng còn lo sợ gì. 214 Từ tham dục sinh sợ Tham dục sinh sầu bi Xa lìa hết tham dục Chẳng còn lo sợ gì. 215 Từ lạc dục sinh sợ Lạc dục sinh sầu bi Xa lìa hết lạc dục Chẳng còn lo sợ gì. 216 Từ ái dục sinh sợ Ái dục sinh sầu bi Xa lìa hết ái dục Chẳng còn lo sợ gì. 217 Đủ giới hạnh, chánh kiến Tứ thánh đế đi theo Viên mãn các công hạnh Được người đời kính yêu. 218 Sung mãn tâm cứu xét Pháp ly ngôn mong cầu Không đắm mê dục lạc Ấy là bậc thượng lưu. 219 Xa quê hương, ngày nọ Ta bình an về nhà Thân bằng và quyến thuộc Đến quây quần bên ta. 220 Cũng vậy, nếu tạo phước Phước sẽ đến bên ta, Các nghiệp từ đời trước. Đón ta như người nhà. XVII. Phẩm phẩn nộ 221 Xa lìa sự giận dữ Dẹp bỏ lòng tự kiêu Không chấp trước danh sắc Sự khổ chẳng còn theo. 222 Người ngăn cơn giận dữ Như ngăn xe chạy bừa Người đó giỏi hơn hẳn Người cầm cương hững hờ. 223 Lấy không giận thắng giận Lấy lành thắng chẳng lành Lấy thí thắng tham dục Lấy thật thắng gian manh. 224 Không giận hờn, chân thật, Chia bớt của cho người. Là ba việc công đức Đưa ta đến cõi trời. 225 Không hại người thanh tịnh Thường chế phục tâm thân Đạt đến bờ giải thoát Khổ não sẽ mất dần. 226 Những người thường tỉnh giác Tu dưỡng suốt đêm ngày Hướng tới bờ giải thoát Phiền não sẽ dứt ngay. 227 Nói nhiều hay nói ít Đều bị chê xưa nay Người không bị chê trách Hiếm trên thế gian này. 228 Toàn bị người chê cả Hoặc toàn được người khen Quá khứ chưa từng có Tương lai không thể tìm. 229 Mỗi sáng đều phản tỉnh Không làm việc đê hèn Giữ giới hạnh thanh tịnh Người đó thật đáng khen. 230 Người giới hạnh trong sáng Phẩm chất như vàng ròng Chư thiên thấy người ấy Cũng hoan hỉ trong lòng. 231 Giữ thân đừng nóng giận Điều phục thân quân bình Xa lìa thân làm ác Dùng thân tu hạnh lành. 232 Giữ lời đừng nóng giận Điều phục lời quân bình Xa lìa lời thô ác Dùng lời tu hạnh lành 233 Giữ ý đừng nóng giận Điều phục ý quân bình Xa lìa ý hung ác Dùng ý tu hạnh lành. 234 Người điều phục khẩu ý Cũng điều phục bản thân Ba nghiệp thân, khẩu, ý Phải điều phục dần dần. XV. Phẩm cấu uế 235 Ngươi nay giống lá úa Bên ngươi là tử thần. Ngươi đứng trước cái chết Đường dài ngươi thiếu ăn. 236 Làm hòn đảo an toàn Làm một kẻ khôn ngoan Diệt trừ các cấu uế, Lên thánh cảnh thiên đàng. 237 Đời ngươi sắp tàn lụi Ngươi sắp gặp Diêm Vương Giữa đường không chỗ nghỉ Trên đường thiếu tư lương. 238 Làm hòn đảo an toàn Làm một kẻ khôn ngoan Gột phiền não để tránh Đường sanh lão nguy nan. 239 Bậc trí gột cấu uế Từng sát na trừ dần Như thợ vàng cần mẫn Gột cặn vàng trong thân. 240 Như sét do sắt sinh Rồi trở lại đánh mình Ác nghiệp ngươi dẫn dắt Ngươi vào cõi vô minh. 241 Không tụng nhơ sự học Không siêng năng bẩn nhà Biếng nhác nhơ thân thể Phóng dật nhơ phòng xa. 242 Xan lẫn nhơ sự thí Tà hạnh nhơ đàn bà Tội ác vết nhơ nhớp Trong các cõi chúng ta. 243 Trong các nhơ cấu đó Nhơ nhất là vô minh Các ngươi nên trừ nó Để thanh tịnh, hiền lành. 244 Sống không biết xấu hổ Như quạ không lễ nghi Sống khoa trương, ngạo nghễ Sống thế chẳng khó gì. 245 Sống thường cầu thanh tịnh Không đam mê qua ngày Sống khiêm tốn, trong sạch Sống như thế khó thay. 246 Thế gian ai nói dối, Hay sát sanh ở đời, Hay rượu chè, trộm cắp, Hay tà dâm vợ người. 247 Ai có hành vi đó Đều không phải người ngay Người đó trừ giống thiện Ở trong kiếp sống này. 248 Các ngươi không chế ngự Tức là làm ác rồi Đừng làm điều phi pháp Để khỏi khổ đời đời. 249 Vì có tâm vui vẻ Nên người ta cúng dường Kẻ có tâm ghen ghét Không định tâm dễ dàng 250 Ai cắt được đoạn được Bỏ đi tâm tưởng này Người ấy được tâm định Ở trong đêm hoặc ngày. 251 Lửa nào bằng tham dục Chấp nào bằng tâm sân Sông nào bằng ái dục Lưới nào bằng ngu đần? 252 Thấy lỗi mình thì khó Rất dễ thấy lỗi người Lỗi của mình che đậy Như chơi gian giấu bài. 253 Nếu thấy lỗi người khác Ta dễ sinh buồn phiền Nếu bỏ đi không thấy Phiền não sẽ mất liền. 254 Hư không không dấu vết Ngoại đạo không sa môn Chúng sanh thích hư vọng Phật, hư vọng không còn. 255 Hư không không dấu vết Ngoại đạo không sa môn Năm uẩn không thường trú Phật, loạn động không còn. XIX. Phẩm pháp trụ 256 Lỗ mãng không phải hạnh Người hành đạo chúng ta, Người trí cần phân biệt Đâu là chánh đâu tà. 257 Không lỗ mãng đúng phép Là người dẫn đạo hay Người trí sống đúng pháp Gọi an trụ pháp này. 258 Không phải hay thuyết pháp Là trí tuệ cao sang, An tịnh, không cừu oán Mới là trí vẹn toàn. 259 Dù có hay thuyết pháp Cũng không hộ pháp gì Ít học mà thấy pháp Cũng là người hộ trì. 260 Chẳng phải vì đầu bạc Thành trưởng lão được đâu, Tuổi cao xưng trưởng lão Là xưng suông trong đầu. 261 Đủ kiến giải chân thật Giữ trọn các pháp hành Lo tiết chế, điều phục Gọi trưởng lão xứng danh. 262 Người hư ngụy tật đố Dẫu tướng mạo đoan trang Nói năng có lưu loát Cũng chẳng phải thiện lương. 263 Những người có trí tuệ Chăm tu dưỡng, cúng dường Diệt tận gốc sân hận Mới là người thiện lương. 264 Người phá giới cạo tóc Cũng không thành Sa môn Huống hồ còn tham dục Làm sao thành Sa môn? 265 Người nào dứt điều ác Dù già hay trẻ con, Phải dứt hết điều ác Mới được gọi Sa môn. 266 Chỉ mang bát khất thực Đâu phải là Tỷ kheo? Chỉ nghi thức tôn giáo Không phải là Tỷ kheo. 267 Bỏ thiện và bỏ ác Đường thanh tịnh đi theo Biết theo Giới, Định, Tuệ Mới thật là Tỷ kheo. 268 Người ngu si ít nói Chỉ tịch tịnh suông thôi Người tịch tịnh phải biết Lẽ thiện ác ở đời. 269 Biết cân nhắc lẽ phải Biết bỏ ác chọn lành Biết nội giới, ngoại giới Gọi tịch tịnh xứng danh. 270 Còn sát hại chúng sanh Thánh hiền không xứng danh Không hại chúng sanh nữa Thánh hiền mới xứng danh. 271 Chẳng phải do giới luật Cũng chẳng phải đọc kinh Chẳng phải chứng tam muội Chẳng phải ở một mình, 272 Đã vội cho hưởng được Cái vui người ẩn cư Các ngươi đừng tin vội Khi phiền não chưa trừ. XI. Phẩm đạo 273 Bốn câu, lý thù thắng Đạo thù thắng, tám chi Cụ nhãn, bậc thù thắng Pháp thù thắng, dục ly. 274 Chỉ con đường như vậy Có thể làm các ngươi Tri kiến được thanh tịnh Ác ma phải xa rời. 275 Thuận theo đạo như vậy Khổ não chẳng còn gì Đạo ta có sức mạnh Diệt tận tham, sân, si. 276 Các ngươi hãy nỗ lực Theo đường giác ngộ này Tùy theo sức thiền định Mà giải thoát từng ngày. 277 “Các hành vô thường cả” Quán thấy đúng thế này Sẽ nhàm lìa thống khổ Đạo thanh tịnh là đây. 278 “Các hành đều là khổ” Quán thấy đúng thế này Sẽ nhàm lìa thống khổ Đạo thanh tịnh là đây. 279 “Các pháp đều vô ngã” Quán thấy đúng thế này Sẽ nhàm lìa thống khổ Đạo thanh tịnh là đây. 280 Khi cần không nỗ lực Chỉ lười biếng ngồi chờ Chí tiêu trầm nhu nhược, Chẳng ngộ đạo bao giờ. 281 Giữ lời nói, ý nghĩ Và kiềm chế bản thân Là ba nghiệp thanh tịnh Giúp chứng đạo thánh nhân. 282 Tu thiền trí tuệ phát Bỏ thiền trí tuệ tiêu Biết rõ hai lẽ ấy Trí tuệ tăng đều đều. 283 Hãy đốn rừng dục vọng Chớ đốn cây thọ lâm Từ rừng dục sinh sợ Mà thoát khỏi mê lầm. 284 Sợi dây tình chưa dứt Tâm còn bị buộc ràng Như bê còn bú mẹ Chưa thành bò hiên ngang.
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:26:38 GMT -5
285
Tự dứt hết ái dục
Như bẻ cành sen thu
Siêng hành đạo tịch tịnh,
Thiện Thệ chỉ đường tu.
286
“Mùa mưa ta ở đây
Đông, hạ cũng ở đây”,
Là ý nghĩ ngu dốt
Không biết hiểm nguy này.
287
Người đắm yêu con cái
Thường tâm ý loạn mê,
Chết đi như làng xóm
Không hay nước lũ về.
288
Không người nào thay thế
Một khi thần chết về
Dù bà con đông đúc
Cũng không người chở che.
289
Biết rõ lý lẽ đó
Người trí gắng hành trì
Mau làm cho thanh tịnh
Đường niết bàn ra đi.
XXI. Phẩm tạp
290
Nhờ bỏ niềm vui nhỏ
Thấy niềm vui nhân đôi
Người trí bỏ lạc nhỏ
Tìm lạc lớn trong đời.
291
Gieo khổ cho người khác
Để cầu vui bản thân,
Bị hận thù trói buộc
Phải đau khổ vô ngần.
292
Việc đáng làm, biếng nhác
Không đáng, làm ngày đêm
Người phóng túng như thế
Lậu hoặc sẽ tăng thêm.
293
Người tỉnh giác chánh niệm
Chăm làm việc đáng làm
Việc không đáng từ bỏ
Lậu hoặc dần tiêu tan.
294
Hãy diệt cha diệt mẹ
Hai Sát Đế Lợi trừ
Diệt Vương quốc để thấy
Bà La Môn vô ưu.
295
Hãy diệt cha diệt mẹ
Hai vua Bà La Môn
Diệt hổ tướng để thấy
Vô ưu Bà La Môn.
296
Phải luôn luôn tỉnh giác
Đệ tử Kiều Đáp Ma
Ngày hay đêm cũng vậy
Thường niệm tưởng Phật đà.
297
Phải luôn luôn tỉnh giác
Đệ tử Kiều Đáp Ma
Ngày hay đêm cũng vậy
Thường niệm tưởng Đạt ma.
298
Phải luôn luôn tỉnh giác
Đệ tử Kiều Đáp Ma
Ngày hay đêm cũng vậy
Thường niệm tưởng Tăng già.
299
Phải luôn luôn tỉnh giác
Đệ tử Kiều Đáp Ma
Ngày hay đêm cũng vậy
Niệm tưởng sắc thân ta.
300
Phải luôn luôn tỉnh giác
Đệ tử Kiều Đáp Ma
Ngày hay đêm cũng vậy
Ý bất sát hiện ra.
301
Phải luôn luôn tỉnh giác
Đệ tử Kiều Đáp Ma
Ngày hay đêm cũng vậy
Tu thiền không lơi là.
302
Xuất gia bỏ dục khó
Khó sinh hoạt tại gia
Trong luân hồi là khổ
Vòng luân hồi nên ra.
303
Chánh tín và giới hạnh
Được danh dự thánh tài
Ai làm được như thế
Được kính trọng người người.
304
Làm lành vang xa mãi
Như núi tuyết nghìn thu
Làm ác thì mờ mịt
Như tên bắn đêm mù.
305
Ai một mình đi đứng
Kiên nhẫn đường độc hành
Tự điều luyện người ấy
Vui trong chốn rừng xanh.
XXII. Phẩm địa ngục
306
Thường nói lời vọng ngữ
Có làm nói không làm
Người tạo hai nghiệp ấy
Xuống địa ngục dễ dàng.
307
Không ngăn trừ ác hạnh
Cho dù mặc cà sa
Người ác vì nghiệp ác
Cửa địa ngục mở ra.
308
Chẳng tu hành, phá giới
Thà nuốt hòn sắt nung
Còn hơn là thọ lãnh
Của tín chủ cho dùng.
309
Theo vợ người phóng dật
Mắc bốn nạn như sau:
Không ngủ yên, mắc tội,
Bị chê, đọa ngục sâu.
310
Vô phước, đọa ác thú,
Thường sợ hãi ít vui,
Quốc vương kết trọng tội,
Vậy chớ theo vợ người.
311
Cỏ cô sa vụng nắm
Tất nhiên bị đứt tay
Sa môn theo tà hạnh
Đọa địa ngục có ngày.
312
Những người thường giải đãi
Đường Phạm hạnh hoài nghi
Giới hạnh bị ô nhiễm
Không thể chứng quả gì.
313
Đáng làm nên làm gấp
Cố hết sức bản thân
Xuất gia mà phóng túng
Chỉ tăng trưởng dục trần.
314
Đừng nên tạo nghiệp ác
Sẽ thọ khổ luôn luôn
Làm lành hưởng thọ lạc
Tạo nghiệp lành là hơn.
315
Trong ngoài đều phòng hộ
Như thành ở biên thùy
Hễ buông lung phóng dật
Đường địa ngục ra đi.
316
Không đáng hổ lại hổ
Việc đáng hổ lại không
Cứ ôm tà kiến ấy
Cửa địa ngục ngóng trông.
317
Không đáng sợ lại sợ
Việc đáng sợ lại không
Cứ ôm tà kiến ấy
Cửa địa ngục ngóng trông.
318
Không lỗi tưởng là lỗi
Có lỗi lại tưởng không
Cứ ôm tà kiến ấy
Cửa địa ngục ngóng trông.
319
Có lỗi biết có lỗi
Không lỗi biết là không
Giữ tâm chánh kiến ấy
Đường lành đang ngóng trông.
XXIII. Phẩm voi
320
Ta như voi xuất trận
Hứng chịu cung tên rơi
Mũi tên người phá giới
Ghét người tu ở đời.
321
Luyện voi đi dự hội
Cho vua cưỡi, rất tài
Luyện được lòng ẩn nhẫn
Mới hơn hết mọi người.
322
Luyện con la thuần tánh
Voi Kiều la vật lành
Con tuấn mã Tín độ,
Nhưng không bằng luyện mình.
323
Chẳng phải nhờ xe ngựa
Mà thoát vòng vô minh
Người tới bờ giải thoát
Là do khéo luyện mình.
324
Phát dục, voi tài hộ
Lúc này rất hung hăng
Nó nhớ rừng của nó
Chán nản không buồn ăn.
325
Người tham ăn, ưa ngủ
Suốt ngày cứ nằm dài
Như con heo, sau đó
Tiếp tục vào bào thai.
326
Trước tâm Ta phóng dật
Theo dục lạc ở đời
Nay ta đã điều phục
Như quản tượng điều voi.
327
Hãy vui vẻ phòng hộ
Tự cứu khỏi vô minh
Như con voi cố gắng
Vượt khỏi bãi lầy sình.
328
Nếu gặp thiện bạn hữu
Người trí tuệ đủ đầy
Nhiếp phục được gian khổ
Nên đi theo người này.
329
Không gặp thiện bạn hữu
Thì nên sống một mình
Như vua tránh nước loạn
Như voi trong rừng xanh.
330
Thà một mình cô độc
Hơn sống với người ngu
Để tránh điều ác dục
Như voi giữa rừng sâu.
331
Vui thay, gặp bạn cũ,
Sống biết đủ, vui thay
Vui thay, chết có đức
Lìa thống khổ, vui thay.
332
Vui thay, kính dưỡng mẹ
Phụng dưỡng cha, vui thay
Vui thay, kính Hiền thánh
Kính Sa môn, vui thay.
333
Vui thay, già giữ giới
Chánh tín trú, vui thay
Vui thay, có trí tuệ
Không làm ác, vui thay.
XXIV. Phẩm ái dục
334
Nếu buông lung, tham ái
Sẽ như cỏ mọc đầy
Đời này tiếp đời khác
Như vượn chuyền trên cây.
335
Thế gian này ái dục
Không biết cởi làm sao,
Đau khổ sẽ tăng mãi
Như cỏ gặp mưa rào.
336
Thế gian nếu dứt bỏ
Khỏi ái dục đê hèn
Sầu khổ sẽ tự rụng
Như nước giọt hoa sen.
337
Hãy nhổ gốc ái dục
Như nhổ cỏ tỳ la
Phải nhổ gốc của nó
Để thoát khỏi tà ma.
338
Đốn cây chưa đào gốc
Cây sẽ lại sinh ra
Đoạn ái chưa sạch gốc
Khổ vẫn phiền chúng ta.
339
Người ba sáu ái dục
Sẽ rong ruỗi dòng đời
Người có tâm tà kiến
Dòng ái dục mãi trôi.
340
Dòng ái dục tuôn chảy
Như cỏ mọc xanh rì
Ngươi nên dùng tuệ kiếm
Đoạn tận gốc nó đi.
341
Thường vui thích ái dục
Đường lục trần không thôi
Tuy có cầu an lạc
Vẫn đi trong luân hồi.
342
Những ai theo ái dục
Như thỏ sa bẫy người
Càng ràng buộc phiền não
Càng chịu khổ dài dài.
343
Những ai theo ái dục
Như thỏ sa bẫy người
Tỷ kheo gắng lìa dục
Để thoát vòng luân hồi.
344
Người xuất gia lìa dục
Vui vẻ chốn non cao
Nay theo dục, người ấy
Cởi ra lại trói vào.
345
Với người trí, sự trói
Bằng dây gai đã quen
Sự trói của luyến ái
Mới thật sự chắc bền.
346
Với người trí, sa đọa
Là sự trói lâu bền
Không đoạn trừ dính mắc
Sự trói vẫn còn nguyên.
347
Ai lao vào ái dục
Như nhện mắc lưới tù,
Ai không còn vướng mắc
Đường tự tại ngao du.
348
Bỏ vị lai, quá khứ
Để vượt qua bờ kia
Tâm giải thoát hết thảy
Vòng tử sinh xa lìa.
349
Người bị xấu trói buộc
Cầu dục lạc ngày đêm
Người mong dục tăng trưởng
Tự trói mình bền thêm.
350
Người xa lìa ác tưởng
Thường nghĩ điều thanh cao
Hãy trừ hết ái dục
Tránh ác ma buộc vào.
351
Bước tới chỗ cứu kính
Lìa ái dục, buông lung
Nhổ mũi tên sanh hữu,
Thân này là cuối cùng.
352
Lìa dục không nhiễm trước
Pháp vô ngại tỏ thông
Thấu thứ lớp tự cú,
Thân này là cuối cùng.
353
Ta hàng phục tất cả
Không pháp nào nhiễm lây
Ta diệt dục giải thoát
Tự chứng không cần thầy.
354
Bố thí, pháp thí nhất
Chất vị, pháp vị đầu
Hỉ, pháp hỉ hơn cả
Trừ dục, thoát khổ đau.
355
Tài sản không cầu được
Đường thoát vòng tử sinh
Người ngu tham tài dục
Hại người hại cả mình.
356
Cỏ làm hại vườn ruộng
Tham dục hại thế nhân
Cúng người lìa tham dục
Được phước báu vô ngần.
357
Cỏ làm hại vườn ruộng
Sân hận hại thế nhân
Cúng người lìa sân hận
Được phước báu vô ngần.
358
Cỏ làm hại vườn ruộng
Ngu dốt hại thế nhân
Cúng người lìa ngu dốt
Được phước báu vô ngần.
359
Cỏ làm hại vườn ruộng
Ái dục hại thế nhân
Cúng người lìa ái dục
Được phước báu vô ngần.
XXV. Phẩm Tỷ kheo
360
Lành thay, chế phục mắt
Chế phục tai, lành thay
Lành thay, chế phục mũi
Chế phục lưỡi, lành thay.
361
Lành thay, phòng thân, ý
Chế phục lời, lành thay
Tỷ kheo phòng tất cả
Giải thoát khổ đau ngay.
362
Tỷ kheo giữ ngôn ngữ
Chân tay và cái đầu,
Tâm ưa thích vắng lặng
Tịch tịnh không mong cầu.
363
Tỷ kheo phòng hộ miệng
Vừa lời không ba hoa
Khi trình bày pháp nghĩa
Ý tứ rất hài hòa.
364
Tỷ kheo yêu thích Pháp
Mến Pháp thường suy tư
Tư duy nhớ tưởng Pháp
Theo chánh Pháp không từ.
365
Chớ khinh điều mình chứng
Quên chứng của người đi
Hâm mộ cái người chứng
Sẽ không chứng được gì.
366
Tỷ kheo chứng được ít
Cũng không nên xem thường
Cứ sinh hoạt thanh tịnh
Được người trời tán dương.
367
Tỷ kheo với danh, sắc
Không chấp “ta”, “của ta”
Vì vậy không ưu não
Người ấy đáng ngợi ca.
368
Tỷ kheo tâm từ trú
Vui giáo pháp Phật đà
Sẽ an lạc tịch tịnh
Các hành được cởi ra.
369
Tỷ kheo tát thuyền này
Thuyền nhẹ đi như bay
Đoạn sân nhuế, tham dục
Được chứng niết bàn ngay.
370
Tỷ kheo đoạn năm điều
Bỏ năm, tu năm điều
Vượt năm điều say đắm
Sẽ vượt dòng Bộc lưu.
371
Tu định, chớ phóng dật
Diệt dục bỏ tâm mê
Đừng chờ nuốt sắt nóng
Mới than khóc dầm dề.
372
Không tuệ, không thiền định
Không thiền, tuệ không sinh
Người có thiền có tuệ
Sẽ thoát vòng tử sinh.
373
Tỷ kheo vào chỗ trống
Tâm vắng lặng bình an
Quán xét theo chánh pháp
Thấy niềm vui siêu phàm.
374
Nguời luôn luôn chánh niệm
Sự sanh diệt vô thường
Của các uẩn, người đó
Sẽ xa lìa Diêm Vương.
375
Nếu Tỷ kheo sáng suốt
Phải nhiếp hộ các căn
Gần gũi thiện bạn hữu
Trì giới luật tinh cần.
376
Thái độ luôn thành khẩn
Hành vi luôn đoan trang
Người vậy luôn vui vẻ
Mau chứng được niết bàn.
377
Hoa Bạt tất ca ấy
Ngày nọ không còn gì
Tỷ kheo ngươi cũng vậy
Tham dục phải mất đi.
378
Thân tịnh, lời tịch tịnh
Tâm an trú pháp hành
Tỷ kheo lìa dục lạc
Bậc tịch tịnh xứng danh.
379
Tỷ kheo tự cảnh sách
Và phản tỉnh chính mình
Tự phòng hộ, chánh niệm
Là Tỷ kheo an bình.
380
Tự mình bảo hộ mình
Tự mình nương tựa mình
Hãy cố gắng điều phục
Như khách nài ngựa lành.
381
Tỷ kheo tâm hoan hỷ
Thành tín pháp Phật đà
Sẽ an lạc tịch tịnh
Các hành được cởi ra.
382
Tỷ kheo tuy nhỏ tuổi
Chăm tu pháp Phật đà
Họ như vầng trăng sáng
Từ mây mù đi ra.
XXVI. Phẩm Bà la môn
383
Dũng cảm đoạn ái dục
Bà la môn xứng tên
Thấy các uẩn diệt tận
Vô tác được thấy liền.
384
Thường trú trong hai pháp
Bà la môn qua bờ
Ràng buộc đều dứt sạch
Bởi trí tuệ căn cơ.
385
Bà la môn vị ấy
Không bờ kia, bờ này
Cả hai bờ bỏ hết
Khổ não được dứt ngay.
386
Bà la môn nhập định
Chẳng còn làm việc nào
Dứt phiền não vô lậu
Chứng cảnh giới tối cao.
387
Ban ngày mặt trời sáng
Buổi tối trăng êm đềm
Khí giới sáng vua chúa
Phật chiếu sáng ngày đêm.
388
Bà la môn dứt ác
Sa môn dứt phiền hà
Người dứt bỏ cấu uế
Ta gọi người xuất gia.
389
Chớ đánh Bà la môn
Chớ hận Bà la môn
Người đánh mang điều hổ
Người hận đáng hổ hơn.
390
Bà la môn, ích lớn,
Vui điều tâm bình yên
Đoạn trừ tâm độc hại
Thống khổ được dứt liền
391
Không dùng thân, khẩu, ý
Tạo ác bỏ nghiệp lành,
Ba nghiệp được phòng hộ
Bà la môn xứng danh.
392
Ở đâu được nghe Pháp
Của các bậc chân tu
Hãy kính các vị ấy
Như kính lửa rừng sâu.
393
Chẳng phải vì bện tóc
Mà gọi Bà la môn,
Biết chánh pháp, người đó
Hạnh phúc Bà la môn.
394
Mặc áo da, bện tóc
Thử hỏi có ích gì?
Lòng còn đầy tham dục,
Chỉ tô vẽ dung nghi.
395
Ai mặc áo phấn tảo
Trơ xương ốm mỏi mòn
Ở rừng sâu tu định
Người đó Bà la môn.
396
Người chấp chặt phiền não
Gọi Bà la môn suông,
Người nào lìa chấp trước
Người đó Bà la môn.
397
Ai đoạn hết kiết sử
Sự sợ hãi không còn,
Không đắm trước, ràng buộc
Người đó Bà la môn.
398
Như ngựa bỏ đồ vật
Bỏ đai da bỏ yên,
Người bỏ hết chướng ngại
Bà la môn xứng tên.
399
Người sự nhẫn hùng tráng
Lòng sân hận không còn
Bị đánh không giận dữ
Người đó Bà la môn.
400
Ai trì giới vô dục
Sự nóng giận không còn
Chế ngự đạt thân cuối
Người đó Bà la môn.
401
Như cải đầu kim nhọn
Như nước trên hoa sen
Người không nhiễm ái dục
Bà la môn xứng tên.
402
Thế gian ai giác ngộ
Đau khổ đã đoạn trừ
Trút gánh nặng, người đó
Bà la môn vô ưu.
403
Người trí tuệ sâu sắc
Biết rõ đạo tu hành
Chứng cảnh giới vô thượng,
Bà la môn xứng danh.
404
Chẳng lẫn lộn tăng lữ
Tục luân không đan xen
Xuất gia lìa ái dục
Bà la môn xứng tên.
405
Không giết, mong người giết
Những mạng sống đang còn
Dù mạnh hay yếu ớt
Ta gọi Bà la môn.
406
Giữa cừu địch hòa ái
Giữa hung hăng ôn tồn
Không chấp giữa người chấp
Ta gọi Bà la môn.
407
Từ tham dục, sân nhuế
Đến hư ngụy không còn
Như cải đầu kim nhọn
Ta gọi Bà la môn.
408
Chỉ nói lời hữu ích
Không nói lời xấu hèn
Không xúc phạm người khác
Bà la môn xứng tên.
409
Với vật xấu hay tốt
To lớn hay nhỏ con
Không cho thì không lấy
Ta gọi Bà la môn.
410
Đời này hay đời khác
Lòng dục vọng không còn
Vô dục nên giải thoát
Ta gọi Bà la môn.
411
Liễu ngộ không nghi hoặc
Lòng tham dục không còn
Đứng ngoài vòng sinh tử,
Ta gọi Bà la môn.
412
Thế gian nếu người sống
Không chấp trước ác, lành
Không ưu lo, thanh tịnh,
Bà la môn xứng danh.
413
Các dục đã đoạn tận
Không còn đường tái sanh
Như trăng không vết bợn,
Bà la môn xứng danh.
414
Vượt luân hồi lầy lội
An trú trong pháp hành
Không nghi hoặc chấp đắm,
Bà la môn xứng danh.
415
Xả bỏ hết dục lạc
Xuất gia làm Sa môn
Dục lạc không trở lại,
Ta gọi Bà la môn.
416
Xả bỏ hết ái dục
Xuất gia làm Sa môn
Ái dục không trở lại,
Ta gọi Bà la môn.
417
Lìa trói buộc nhân thế
Vượt trói buộc cõi trên
Trói buộc đều lìa sạch,
Bà la môn xứng tên.
418
Xả bỏ điều ưa ghét
Thanh lương không buồn phiền
Dũng mãnh hơn nhân thế,
Bà la môn xứng tên.
419
Ai thấy rõ tất cả
Sinh tử của chúng sanh
Khéo vượt, không chấp trước,
Bà la môn xứng danh.
420
Càn thát bà, nhân loại,
Chư thiên đều không hay
Nơi người dứt lậu hoặc,
Bà la môn người này.
421
Quá khứ hay hiện tại
Người một vật không còn
Không chấp thủ vật ấy
Ta gọi Bà la môn.
422
Dũng mãnh như trâu chúa
Vô dục như đại tiên
Tẩy sạch không ô nhiễm
Bà la môn xứng tên.
423
Mâu ni biết đời trước
Cõi trời, cõi ác ôn
Vô sinh, bậc thượng trí,
Ta gọi Bà la môn.
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:34:48 GMT -5
Diễn nghĩa kinh Pháp Cú - Phần 01 TS Huệ Dân Vài dòng diễn nghĩa mang lại cho đọc giả một chút khái niệm về Kinh văn Pali. Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ s ự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy để làm phong phú th êm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn Dhammapada Verse 1 : Cakkhupalatthera Vatthu Manopubbaṅgammā dhammā Manoseṭṭhā manomayā Manasā ce paduṭṭhena Bhāsati vā karoti vā Tato naṃ dukkham anveti Cakkaṃ va vahato padaṃ Câu Pháp cú một : Câu chuyện của Đại Đức Hộ Mù tên là Cakkhupàla Ý Việt : Ý dẫn đầu các pháp Ý chủ trì, tạo tác Nếu ngôn từ, hành động Với tâm ý nhiễm ác Khổ theo tựa bánh xe Đi sau dấu chân bò Ý nghĩa của các từ trong câu : Manopubbaṅgammā dhammā Manopubbaṅgammā là chủ cách số nhiều, nó được ghép lại từ chữ : Mano, pubbaṃ và gamma. Mano là biến thể của nhóm thân Manas, Masc và nó là Ý. Theo Buddhadatta, nhà biên soạn tự điển Pali, người Tích Lan, "Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta). Trong khi đó, thức (Viññàna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta, Viññàna, và Mana là : Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần. Bảng biến cách của thân MANAS theo tài liệu trong quyển A Practical Grammar of the Pāli Language by Charles Duroiselle Fourth Edition, revision 3 (or "Version 4.3"), October 2007. §159. DECLENSION OF MANO, (STEM MANAS), THE MIND. Bản biến cách của mano Số ít (Singular.) Số nhiều (Plural.) Chủ cách (Nom.) mano, manaṃ manā Cách sở hữu (Gen.) manaso, manassa manānaṃ Cách gián bổ (Dat.) manaso, manassa maninaṃ Cách trực bổ (Acc.) mano, manaṃ mane Cách dụng cụ (Ins.) manasā, manena manehi, manebhi Đoạt cách (Abl.) manasā, manasmā, manamhā, manā manehi, manebhi Cách vị trí (Loc.) manasi, mane, manasmiṃ, manamhi manesu Hô cách (Voc.) mano, manaṃ, manā, mana manā Remarks. (a) It should be borne in mind that mano is never used in the plural, although the forms ar e giv en by some gr ammarians. (b) The influence of the a declension is here also clearly seen, principally in the plural, of which in fact, all tbe forms are after the a declension. (c) There is also a Neuter form in ni in the plural: manāni. Thân danh từ Manas, thuộc trung tính trung tính. Pubbaṅ là thán từ và có nghĩa: trước, đằng trước. Thân Gamma-, là tĩnh từ nói về hành động đang đi và nó có gốc từ động từ Gam- (Đi). Dhammā là danh từ giống đực, và có nghĩa là Luật tự nhiên hoặc sự thực tế, và với ý nghĩa này trong khía cạnh tâm linh, nó có thể được xem như là m ột lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian. Pháp là cơ sở cho triết lý, niềm tin và thực hành có nguồn gốc ở Ấn Độ. Pháp là danh từ dùng để đề cập đến học thuyết của những người sáng lập ra các truyền thống tôn giáo khác nhau, chẳng hạn như Gautama Buddha. Pháp ở đây được dùng để biểu hiện cho hiện tượng tinh thần chứ không phải là những lời của Đức Phật dạy và nó là chủ cách thuộc về số nhiều. Mano+pubbaṅ+gammā dhammā Phần cấu trúc câu : Ccsn ------------------- | + | Ccsn Mano + pubbaṅ + gammā dhammā | | | | Dttt Tht Ttg đ Dtgđ Ý Việt nguyên mẩu: Mano pubbaṅ gammā dhammā Ý trước đi pháp Ý thanh của Việt : Ý dẫn đầu các pháp Ghi chú của những chữ viết tắt trong phần tiếng việt: Dttt (Danh từ trung tính), Tht (Thán từ), Ttgđ (Tĩnh từ giống đực) Dtgđ (Danh từ giống đực), Ccsn (Chủ cách số nhiều). Xin vui lòng đón đọc phần diễn nghĩa tiếp trong Câu 1 của Kinh Pháp Cú Kính bút TS Huệ Dân NB: Nếu qúy Thầy có bản DECLENSION OF MANO, (STEM MANAS), THE MIND chính xác hơn A Practical Grammar of the Pāli Language by Charles Duroiselle. Fourth Edition, revision 3 (or "Version 4.3"), October 2007. Xin vui lòng cho chúng tôi xin làm tài liệu tham khảo. Chân thành đa tạ ****** Bảng biến cách - VIBHATTI trong cuốn sách trên chính xác như sau: - Nom. ---Chủ cách. - Gen. ---Sở thuộc cách. - Dat. ---Chỉ định cách. - Acc. --- Đối cách. - Ins. --- Sử dụng cách. - Loc. --- Định sở cách. - Voc. ---Hô cách. ******************** Phẩm thứ nhất – Phẩm Song Yếu Từ ngữ “Yamaka - Song Yếu” dịch là Song Đối, là một cặp, một đôi. Phẩm Song Yếu này có 20 câu, gồm mười đôi những câu song đối với nhau. Xin trích dẫn kệ Pháp Cú thứ nhất: Manopubbarigamā dhammā Ý dẫn đầu các Pháp Manoseṭṭhā manomayā Ý làm chủ, ý tạo Manasā ce paduṭṭhena Nếu với ý ô nhiễm bhāsati vā karoti vā Nói lên hay hành động Tato naṃ dukkhamanveti Khổ não bước theo sau cakkaṃ′ vā vahato padam Như xe, chân vật kéo Đại ý: Tâm dẫn đầu các Tâm Sở (bất thiện). Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả (các Tâm Sở Bất Thiện). Nếu nói hay làm với Tâm ác, do đó đau khổ sẽ theo liền với ta như bánh xe lăn theo vật kéo xe (P.C.1). Trong kệ pháp đầu tiên, danh từ “Dhamma” có ý nghĩa là các Tâm Sở hiện bày về nghiệp lực (Kamma hay Karma), tức là “Tâm Sở Tư Tác Ý – Cetanācetasika” và những Tâm Sở khác cùng nằm chung trong một loại Tâm, thiện hay bất thiện. Tại nơi đây, Dhamma là những Tâm Sở xấu, bất thiện. Nếu không có Tâm hay Thức, tất nhiên các Tâm Sở không thể phát sanh. Do đó tâm là cái đến trước, tâm dẫn đầu tất cả các Tâm Sở Thiện và Bất Thiện. Nói đến Tâm, ta nói đến tứ ý nghĩa của Tâm là: • Trạng thái: Biết cảnh (Ārammaṇanggānanalakkhaṇaṃ). • Phận sự: Dẫn dắt các Tâm Sở (Pubbaṃgamarasaṃ). • Thành tựu: Nối nhau liên tiếp (Sandahanapaccupaṭṭhānaṃ). • Nhân cần thiết: Có Danh và Sắc (Nāmarūpapadaṭṭhānaṃ) Và tứ nhân sanh Tâm là: Nghiệp quá khứ (Atītakamma): là những hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ tạo ra quả hiện tại. Thành quả ấy phần chánh yếu phải nói là các Tâm Quả. Tâm Sở (Cetasika): là những thành phần phụ thuộc của Tâm. Có bốn ý nghĩa về Tâm Sở là: • Đồng sanh với Tâm (Ekuppāda): Tâm Sở sanh cùng lúc với Tâm, không có việc Tâm Sở sanh trước hay sanh sau với Tâm. • Đồng diệt với Tâm (Ekanirodha): Tâm Sở diệt cùng lúc với Tâm, không diệt trước cũng không diệt sau. Nếu người tu hay người không có điều ki ện đến các trường hay lớp để học tiếng Pali, thì làm sao chúng ta có thể chia sẽ câu này với những người bạn đó. Thí dụ như câu : Manopubbarigamā dhammā Ý dẫn đầu các Pháp Làm như thế nào để lột trần cái áo nghĩa của từng chữ trong câu này. Chữ Việt 5 chữ, 5 âm Còn nếu theo tiếng chỉ có hai cụm từ Manopubbarigamā và dhammā theo cách đọc. Như vậy người học làm sao có thể tra tự điễn để biết đại loại Manopubbarigamā là gì Nhưng khi bạn phân từ ra trong câu thì sẽ giúp người tu hay người nghiên cứu dễ dàng tìm từ vựng trong tự điễn làm quen với cách tra tự điễn lúc đầu. Vài dòng diễn nghĩa mang lại cho đọc giả một chút khái niệm về Kinh văn Pali. Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ sự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy để làm phong phú thêm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn. Nếu có nhiều sự chia sẽ trong việc nghiên cứu thì, sẽ tránh được nhiều sai sót trong lỗi chính tả tiếng việt cũng như tiếng Pali . Hy vọng bạn nếu có tài liệu nào tham khảo phân từ trong câu ra một cách rõ ràng dễ hiểu, thì xin chỉ cho chúng tôi. Việc làm này chúng tôi rất hoan nghinh khi đọc và hiểu từng mặt chữ trong câu. Dịch thuật là phần đã khó, phân câu ra cho dễ hiểu là phần khó hơn .
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:37:05 GMT -5
Diễn nghĩa kinh Pháp Cú - Phần 02 TS Huệ Dân Manoseṭṭhā manomayā Manoseṭṭhā là chủ cách số nhiều, nó được ghép từ chữ Mano+seṭṭhā Mano là biến thể của nhóm thân Manas, Masc và có nghĩa là Ý. Theo Buddhadatta, nhà biên soạn tự điển Pali, người Tích Lan, "Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta). Trong khi đó, thức (Viññàna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta, Viññàna, và Mana là: Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần. Mano tiếng Phạn viết cũng như tiếng Pali, viết theo mẫu Devanāgarī: मनो Manas ghép từ chữ man và as. Manas viết theo mẫu Devanāgarī: मनस्, thân từ thuộc trung tính và có những nghĩa được biết như sau: Tâm trí, tinh thần, sức mạnh của sự chú ý, trí tuệ, khuynh hướng bản năng, ý kiến, ý định, hương vị. Gốc động từ √ मन् man, thuộc nhóm 4, và có những nghĩa được biết như sau : Suy nghĩ, đánh giá, phán xét, tin rằng, tự hình dung, giả sử như, xem xét, giữ lấy, để ước tính cao, đánh giá cao, vinh danh… Thân từ ॰अस् -as là hình thể của những số ít, thuộc trung tính. Seṭṭhā là tĩnh từ giống đực và nó có những nghĩa như sau : Tốt nhất, tuyệt vời, quan trọng nhất, bực nhứt, đứng đầu, hạng nhứt, nhô ra trước hết,ở đàng trước, tiền tuyến. Phạn ngữ : śreṣṭha, có gốc với chữ śrī श्री (thân từ thuộc giống cái và có những nghĩa như sau: May mắn, thịnh vượng, giàu có, hạnh phúc, Làm đẹp), śreṣṭha viết theo mẫu Devanāgarī: श्रेष्ठ. Manomayā là biến thể của manomaya-, Manomayā là chủ cách số nhiều, nó được ghép từ chữ Mano+ mayā và có những nghĩa được biết như sau: Tạo ra bởi ý, làm do ý, gây ra do ý. Mayā là tĩnh từ thuộc giống đực và có những nghĩa được biết như sau: Làm, tạo, gây ra bởi, Phạn ngữ : Mayā, viết theo mẫu Devanāgarī: मया . Phần cấu trúc của câu: Ccsn Ccsn Mano+seṭṭhā mano+mayā | | | | Dtt Ttt Dtt Ttt Ý Việt nguyên mẩu: Mano seṭṭhā mano mayā Ý đứng đầu Ý tạo ra bởi Ý thanh của Việt : Ý đứng đầu tạo tác.
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:39:07 GMT -5
Những nét đẹp hiện đại trong kinh Sa Môn Quả (Sāmannaphala Sutta) Trí Lộc Giáo pháp Vô ngã, Duyên khởi, Bát chánh đạo v.v... đã nói lên sự tương quan tương duyên của vạn pháp, dứt bỏ ngã chấp của mình, thực hành những con đường chơn chánh trong mọi hành động của mình, đem lại hạnh phúc và an lạc cho mình và mọi người, bảo vệ cuộc sống gia đình và xã hội, thực hành sự thanh tịnh, vô ngã vị tha, đem lại định tĩnh trong tâm hồn, phát sinh trí tuệ siêu thoát luân hồi. Trong kho tàng kinh điển của Phật giáo, Trường bộ kinh là một trong những bộ kinh xuất hiện sớm nhất và được các nhà Phật học cũng như giới học giả nhận xét là gần thời Phật nhất. Với người chưa để tâm nghiên cứu, chấp vào văn cú, khi đọc qua bộ kinh này vội đánh giá rằng nó quá nhàm chán bởi sự lập đi lập lại văn cú, nhắc lại những câu chuyện xưa, không liên quan đến cuộc sống hiện tại. Nhưng với người có ít kiến thức, có chút suy tư sẽ cảm nhận được điều vô cùng cao đẹp, văn phong dồi dào, bằng những đối thoại đơn giản, những câu chuyện mộc mạc đơn sơ nhưng ẩn chứa những áo nghĩa uyên thâm, giải thích mọi huyền ngu tội phước, phân biệt những chân ngụy, dị đồng v.v... Có giá trị vô cùng trong mọi không gian và thời gian, thể hiện một con người tuyệt luân của đức Phật. Trong phạm vi bài này, người viết xin giới thiệu về những nét đẹp hiện đại trong kinh “Sa môn quả” kinh số 2, thuộc Trường bộ kinh, qua những điểm tóm lược sau: 1. Không gian, thời gian và tâm hồn con người Bài kinh được mở đầu bằng những nét đẹp gần như hoàn mỹ về không gian, thời gian và tâm hồn của con người. Đó là một đêm trăng tuyệt vời (thời gian), lễ Bố tát vào ngày rằm tháng Tư, vầng trăng vào đêm 15 và 16 xưa nay vẫn luôn được xem là hoàn mỹ nhất, đẹp đẽ nhất. Một không gian khoáng đãng mát mẽ: Ở trên lầu cao, nơi sân thượng trong vườn thượng uyển, với muôn ngàn hoa lá, trăng sao. Trước một khung cảnh đẹp ấy, thông thường thì các bậc đế vương ai cũng muốn vui chơi đắm mình trong yến tiệc linh đình hay quên mình trong những đam mê tửu sắc của ngũ dục. Nhưng vua Ajàtasattu (A-xà-thế) - một vị vua cực ác từng cấu kết với Đề- bà- đạt- đa, để hại Phật và giết cha mình, đã không làm thế. Lúc bấy giờ, vua đang ngồi trên lầu cao trang nghiêm, chung quanh có nhiều đại thần đang hầu hạ, tâm hồn thiện mỹ của vua đã sinh khởi, trước không gian và thời gian ấy, ông cảm hứng hỏi rằng: “Thật khả ái thay, này các khanh đêm rằm sáng trăng ! Thật diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng ! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng !... Nay chúng ta nên chiêm bái vị Sa môn hay Bà la môn nào, nhờ sự chiêm bái nầy tâm chúng ta được tịnh tín”. (Kinh Sa môn quả - Kinh số 2 - Trường bộ kinh) Đây quả là một nét đẹp vô cùng hy hữu của một bậc đế vương như vua Ajàtasattu. Chính nhờ vào một niệm thiện, một thiện tâm sinh khởi này, đã trở thành một tiền đề để chuyển vua Ajàtasattu từ một tên bạo chúa, trở thành một bậc minh quân nổi tiếng đương thời. Khoảng hai trăm năm sau, cũng tại xứ này có một vị vua được mệnh danh là ác vương A Dục, sau khi hồi đầu về với chánh pháp được dân chúng khen tặng một mỹ từ là hộ pháp A Dục. Tên tuổi của hai vị đế vưong này mãi được lưu truyền trong sử sách. 2) Sự an tịnh của chư Tăng Khi nghe nhà vua hỏi như vậy các đại thần lần lượt giới thiệu các vị Đạo sư nổi tiếng đương thời và kính xin vua đến chiêm bái các vị Đạo sư ấy. Tiêu biểu có 6 vị Đạo sư như sau: - Pùrana Kassapa (Phú-la Ca-diếp) - Makkali Gosàla (Mặc-già-lê cù-xá-lợi) - Ajita Kesakambàli (A-kỳ-đa kỳ-xá-khâm-bà-la) - Pakudha Kaccayana (Bà-phù-đà ca-chiên-nê) - Sanjaya Petathiputta (Tán-nhã-di tỳ-la-phê-phất) - Nigantha Nàtaputta (Ni-kiền-tử) Cả sáu vị Đạo sư này đều được người đương thời khen ngợi là: “Vị Hội chủ, vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, dồi dào kinh nghiệm lâu ngày, xuất gia đã lâu năm, đã đến tuổi trưởng thượng. Mong đại vương đến chiêm bái v.v... (6 vị Đạo sư) v.v... có thể khiến tâm đại vương được tịnh tín” (Sđd). Sau khi nghe các vị đại thần tâu như vậy, Ajàtasattu, vua nước Magadha yên lặng không nói gì. Bởi vua Ajàtasattu là một người tài giỏi kiến thức uyên thâm, đầy mưu lược, khéo phân biệt mọi sự và đã từng tiếp xúc với các vị Đạo sư đương thời. Lúc ấy, cũng có sự hiện diện của ngự y thân tín của vua tên là Jivaka, đệ tử tại gia của đức Phật, đang ngồi yên lặng cách xa vua Ajàtasattu không xa, khi ấy vua liền nói với Jivaka: “Nầy khanh Jivaka sao ngươi yên lặng như vậy?” (Sđd) Jivaka đáp : “Tâu đại vương chính tại vườn xoài nầy của chúng con, có Thế Tôn, bậc A la hán Chánh đẳng giác, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn. Đại vương hãy đến chiêm bái Thế Tôn nầy. Rất có thể, nhờ chiêm bái Thế Tôn, tâm của đại vương được tịnh tín” (Sđd). Nghe lời thưa thỉnh của Jivaka, vua Ajàtasattu đã đồng ý và cho quần thần thắng kiệu voi, cùng đoàn tùy tùng của mình đi đến vườn xoài của ngự y Jivaka, nơi đức Thế Tôn cùng chúng Tăng đang cư trú. Khi vua Ajàtasattu đến gần vườn xoài, Ngài bỗng sợ hãi kinh hoàng, lông tóc dựng ngược, nói với Jivaka rằng: “Này khanh Jivaka, ngươi phản ta chăng? Này khanh Jivaka, ngươi lường gạt ta chăng? Này khanh Jivaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một hội chúng lớn như thế nầy, gần một nghìn hai trăm năm mươi vị mà không một tiếng tằng hắng, không một tiếng ho, không một tiếng ồn?”(Sđd). Với tư cách là một đại vương như Ajàtasattu, từng đánh Đông dẹp Bắc, làm chủ một vương quốc rộng lớn Magadha, từng tham kiến hàng trăm giáo phái đương thời, như hàng Lục sư ngoại đạo, các vị Bà la môn v.v... những giáo phái nầy cũng có hàng trăm, hàng nghìn đồ chúng v.v... thế mà ông phải dựng ngược lông tóc khi tiếp xúc với sự thanh tịnh của hội chúng Tỳ kheo, đến nỗi nghi ngờ vị ngự y trung thành của mình có ý hãm hại mình. Quả thật nét đẹp thanh tịnh ấy, đức Thế Tôn luôn khẳng định là sự cao thượng và hạnh phúc nhất: “Không có hạnh phúc nào tối thượng bằng sự yên tịnh của tâm hồn !” Vua Ajàtasattu đã đến vào lúc chư Tăng đang an trú trong chánh định, đang thanh lọc thân tâm bên cạnh đức Đạo sư khả kính trong giảng đường, dù rằng bên ngoài vầng trăng đang lung linh tỏa ánh sáng huyền dịu như mời gọi mọi người hãy buông thả vui chơi với huyễn cảnh của sắc trần, giả tạm của thế gian. Chứng kiến cảnh tượng trang nghiêm thanh tịnh ấy: Đức Thế Tôn đang ngồi một cách trang nghiêm, trước mặt là chúng Tỳ kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị “đang yên lặng an tịnh như một hồ nước trong” (Sđd) Điều cao đẹp nầy đã làm cho vua vô cùng hoan hỷ, sanh tịnh tín cảm hứng, phát khởi lên mong muốn cho hoàng nhi duy nhất của mình: “Mong rằng hoàng tử Udàyibhadha (Ưu-đà-ly-bạt-đà) cũng được sự trầm lặng của vị Tỳ kheo nầy vậy”(Sđd). 3) Giáo pháp của đức Thế Tôn với những quan điểm, học thuyết tôn giáo đương thời Vua Ajàtasattu có một nghi vấn chưa được giải đáp, dù rằng nhà vua đã từng tham kiến sáu vị Đạo sư trên và rất nhiều vị Đạo sư hay các nhà lãnh đạo tôn giáo đương thời, tất cả những câu trả lời của các vị này đều không làm thỏa mãn tâm ý của nhà vua, nếu ta không muốn nói là làm cho ông thêm bực bội. Trước khung cảnh trang nghiêm bên cạnh đức Thế Tôn, nhà vua cũng nêu ra thắc mắc của mình và kính xin đức Thế Tôn giải đáp, câu hỏi ấy đến ngày nay hầu như một người bình thường nào cũng muốn đặt ra để hỏi những vị xuất gia: “Cũng như các công nghệ này, như điều thượng sư, điều mã sư, xa thuật sư, quân thuật sư v.v... thợ làm bánh, thợ dệt, thợ làm đồ gốm, nhà toán số, nhà ấn bản và các công nghệ khác, chung hưởng được kết quả thiết thực hiện tại công nghiệp, chức nghiệp của chúng. Chúng giúp cho tự thân được sống an lạc hạnh phúc, chúng giúp cho vợ con được sống an lạc hạnh phúc, chúng giúp cho cha mẹ được sống an lạc hạnh phúc v.v... bạch đức Thế Tôn, Ngài có thể chỉ rõ ràng kết quả thiết thực, hiện tại của hạnh Sa môn chăng ?”. Trước câu hỏi của vua Ajàtasattu ta sẽ thấy được thái độ điềm tĩnh, thông thái, cư xử rất hay của đức Thế Tôn, Ngài không vội trả lời mà đã hỏi lại vua: “Này đại vương, đại vương có nhớ đã hỏi câu hỏi ấy với các vị Sa môn, Bà la môn nào chăng ?”(Sđd). Qua câu hỏi của đức Thế Tôn, chúng ta sẽ biết được những quan điểm, những triết thuyết của các Đạo sư đương thời. Một lần vua Ajàtasattu đến tham kiến Đạo sư Pùrava Kassapa, sau khi chào hỏi, chúc tụng thân hữu và xã giao, vua đặt câu hỏi với vị Đạo sư này và ông đã trả lời: “Này đại vương, tự mình làm hay khiến người khác làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu, gây phiền muộn hay khiến người gây phiền muộn v.v... sát sanh, lấy của không cho, phá cửa nhà mà vào cướp bóc, đánh cướp một nhà lẻ loi, chận đường cướp giựt, tư thông vợ người, nói láo v.v... những hành động như vậy không có tội ác gì v.v... Nếu có người đi trên bờ phía Nam sông Hằng giết hại, tàn sát, chém giết, khiến người chém giết v.v... cũng không vì vậy mà có tội ác. Nếu có người đi trên bờ phía Bắc sông Hằng bố thí, tế lễ, khiến người tế lễ cũng không vì thế mà có phước báo”. Cũng như một thí sinh trả lời câu hỏi lạc đề, vua Ajàtasattu hỏi về kết quả của hạnh Sa môn, thì Đạo sư Pùrana Kassapa lại trả lời thuyết vô nghiệp của mình. Quan niệm của Đạo sư Pùrana Kassapa cho rằng mọi việc làm như cứu người, giúp người v.v... hay độc ác giết người, cướp của v.v... đều không có tội phước gì. Thuyết vô nghiệp này thuộc trường phái Duy vật lúc bấy giờ. Triết lý Duy vật này cho ta thấy rằng tất cả vạn vật đều do vật chất làm chủ, thân người chỉ đơn thuần là do vật chất nhóm họp, sau khi chết trả về cho cát bụi, như thế thì mọi hành vi thiện ác của con người đều vô nghĩa v.v... Ta cứ thử xét một xã hội không chút ý hướng về tâm linh, thiện ác v.v... thì xã hội ấy sẽ như thế nào? Một lần khác vua Ajàtasattu đến chiêm bái và yết kiến Đạo sư Makkhali Gosàla và cũng đặt câu hỏi trên, vị Đạo sư này đã trả lời: “Này đại vương, không có nhơn, không có duyên, các loài hữu tình bị nhiễm ô vô nhân, vô duyên v.v... các loài hữu tình được thanh tịnh vô nhân, vô duyên v.v... không có tự tác, không có tha tác, không có nhân tác, không có lực, không có tinh tấn, không có nhân lực, không có sự cố của người. Tất cả hữu tình, tất cả sinh vật, tất cả sinh loại, tất cả sinh mạng đều không tự tại, không lực, không tinh tấn. Chúng bị dắt dẫn chi phối bị định mệnh, bởi điều kiện bộ loại của chúng, bởi cá tánh của chúng hưởng thọ khổ lạc, y theo sáu loại của chúng v.v... Trong thời gian ấy, kẻ ngu cũng như người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau. Không có lời nguyện với giới hạnh này, với kỉ luật này, với khổ hạnh này, hay với phạm hành này, tôi sẽ làm cho chín muồi những nghiệp chưa được thuần thục, hay trừ diệt những nghiệp đã thuần thục bởi những nhẫn thọ liên tục, không thể đo lường, trong khi luân hồi không có giảm tăng, không có thặng dư, thiếu thốn. Ví như một cuộn chỉ được tung ra sẽ được kéo dài đến một mức độ nào đó. Cũng như vậy kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau.”(Sđd) Cũng giống như Đạo sư Pùrana Kassapa, vị Đạo sư này trả lời câu hỏi của vua mà lại trình bày quan điểm của mình, đó là thuyết Luân hồi tịnh hóa. Qua triết lý thuyết Luân hồi tịnh hóa Makkhali Gosàla, ta cũng thấy được triết thuyết này phản ảnh, một phần lớn những quan điểm của các tôn giáo đương thời Makkhali Gosàla cho rằng: “Chúng bị dắt dẫn chi phối bởi định mệnh”. Thuyết định mệnh quan niệm rằng mỗi chúng sanh nói chung hay con người nói riêng đều có một định nghiệp sẵn không thể cải đổi được mà chỉ cúi đầu nhận lấy số phận của mình v.v... Với những triết thuyết bi quan như thế, con người sẽ như thế nào, xã hội sẽ ra sao nếu như chấp nhận những triết thuyết đó? Ở đây ta chỉ đơn cử hai triết thuyết, còn những quan điểm nhất thần giáo Brahma sáng tạo, đầy quyền năng của Bà la môn giáo, có quyền ban phước giáng họa, thì ngày nay cũng có những tôn giáo chủ trương một vị trời chúa tể nào đó tạo nên muôn loài, cũng có quyền ban phước giáng họa, nếu tin theo cầu cạnh sẽ được lên thiên đàng hưởng phước đời đời, bằng ngược lại sẽ bị đày vào hỏa ngục mãi mãi v.v... Quả thật là bất công khi một vị nào đó cho mình là siêu nhiên, là chân lý lại chỉ cứu giúp cho những ai cung phụng mình khen ngợi mình v.v... và đày đọa những ai không cùng quan điểm hay trái ý của mình. Thật vô lý và phản khoa học khi mà nhân loại phải chấp nhận những giáo lý, những quan điểm phi chân lý như vậy. Hay những quan điểm ép xác khổ hạnh cùng cực, đày đọa thân thể của trường phái Nigantha Nàtaputta để mong hưởng phước báo ở một cõi trời xa xăm nào đó. Hoặc quan điểm cứ buông lung hưởng thú vui ngũ dục của trần gian cho bản thân mình, mặc kệ những ai sướng khổ, đọa đày v.v... qua triết thuyết của Ajita Kesakambàli v.v... Sau khi nghe mọi quan điểm của các triết gia, những Đạo sư nổi tiếng đương thời, đức Thế Tôn đã không tán thán hay vội vàng phê bình. Tuy nhiên, vì lòng bi mẫn Ngài cũng trình bày những tri kiến siêu việt của mình qua những giáo lý giải thoát và an lạc, để lại cho nhân loại: Giáo lý Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi v.v... đã xô dẹp mọi quan điểm sai lầm, thiên kiến như: thuyết Vô nghiệp, thuyết Vô nhân vô duyên, thuyết Nhất thần giáo, thuyết Luân hồi tịnh hoá, pháp môn khổ hạnh, hay buông lung trong thú vui ngũ dục v.v... Ngài khuyên mọi người hãy chuyển hoá tam nghiệp của mình bằng cách gây những thiện nghiệp để đem lại an lạc cho mình, cho tha nhân, cho đời này và cho vô lượng kiếp về sau. Giáo pháp Vô ngã, Duyên khởi, Bát chánh đạo v.v... đã nói lên sự tương quan tương duyên của vạn pháp, dứt bỏ ngã chấp của mình, thực hành những con đường chơn chánh trong mọi hành động của mình, đem lại hạnh phúc và an lạc cho mình và mọi người, bảo vệ cuộc sống gia đình và xã hội, thực hành sự thanh tịnh, vô ngã vị tha, đem lại định tĩnh trong tâm hồn, phát sinh trí tuệ siêu thoát luân hồi. Quả thật giáo pháp của đức Thế Tôn giữa những luận lý, triết thuyết đương thời giống như những đóa hoa kiên cường tuyệt mỹ và bất diệt, giữa rừng gai kiến chấp rối ren trong các triết lý thời bấy giờ. 4) Kết quả hiện tại thiết thực của hạnh Sa môn Ta trở lại với câu hỏi của vua Ajàtasattu sau những lần tham kiến chiêm bái học hỏi các vị Đạo sư đương thời và khi nghe những câu trả lời của những vị này. Vua Ajàtasattu đã thưa lại với đức Thế Tôn như sau: “Bạch đức Thế Tôn, khi được hỏi về kết quả thiết thực của hạnh Sa môn (Các vị Đạo sư) đã trả lời những quan điểm triết thuyết của mình. Bạch đức Thế Tôn, con nghĩ: “Làm sao một người như con lại có thể làm một vị Sa môn hay Bà la môn ở trong nước con không được vui lòng?” Vì vậy bạch Thế Tôn, con không dám tán thán cũng không cật nạn lời nói (của các vị Đạo sư), không tán thán không cật nạn dầu không mãn nguyện cũng không thốt ra lời bất mãn, không công nhận cũng không bác bỏ, con từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.” (Sđd) Qua sự trình bày của vua Ajàtasattu, ta thấy được sự khôn ngoan khéo léo tế nhị của một bậc đế vương. Vì vậy nhà vua cũng xin đức Thế Tôn giải đáp câu hỏi thắc mắc chưa được tháo gỡ của mình. Đức Phật vì lòng bi mẫn đã giải đáp cho vua, chỉ cho vua thấy những kết quả vô cùng thiết thực của hạnh Sa môn từ thấp đến cao qua những ví dụ đơn giản và sinh động. Ví như một vị nô bộc, một nông phu, một gia chủ, một đại thần v.v... sau khi nhận chân được tánh khổ của cuộc đời, tính vô thường giả tạm của thế gian, quả dị thục của các công đức v.v… Vị ấy đã phát nguyện: “Cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, từ bỏ gia đình sống không gia đình, xuất gia tu đạo. Sau khi xuất gia như vậy, người ấy sống chế ngự thân, chế ngự lời nói, chế ngự ý nghĩ, bằng lòng với nhu cầu tối thiểu về ăn uống, y áo, hoan hỷ sống an tịnh”. (Sđd) Sau khi nêu những hình ảnh như vậy, đức Phật hỏi vua Ajàtasattu, nếu vua biết những vị ấy xuất gia như thế Đại vương có nói: “Ngươi hãy lại với ta, hãy làm lại người nô bộc, làm lại công việc, dậy sớm thức khuya thi hành mệnh lệnh v.v... Làm lại người nông phu, người gia chủ v.v... nạp thuế má làm giàu công khố v.v...?” (Sđd) Vua đáp: “Bạch đức Thế Tôn, không như vậy, trái lại con kính nể người ấy, mời người ấy ngồi xuống ghế, cúng dường người ấy các dụng cụ như: y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc men trị bệnh. Và con sẽ ra lệnh để bảo vệ, che chở cho người ấy đúng theo pháp luật.” (Sđd) Qua câu hỏi đức Phật, vua Ajàtasattu đã tự trả lời lợi ích thiết thực thấp nhất thuộc thế gian của quả vị Sa môn. Tiếp đó đức thế Tôn đã chỉ cho vua thấy những chánh hạnh của một bậc Sa môn: Vị ấy xuất gia cạo bỏ râu tóc, lìa gia đình, sống không gia đình, chế ngự thân khẩu ý, thân không sát sanh hại vật, không trộm cắp không dâm dật. Miệng không nói lời độc ác, không nói sai sự thật, không nói lời gây chia rẽ, không nói lời thêu dệt v.v... Ý không tham lam, không sân hận, không si mê. Ngược lại, vị ấy biết trải lòng thương đến muôn loài, cứu giúp chúng sanh, luôn nói những lời mang lại sự đoàn kết, có tính chất xây dựng bảo vệ sự sống, bảo vệ muôn loài, đem lại lợi ích cho tự thân và tha nhân, cũng như vạn loại chúng sanh v.v... vị ấy sống chế ngự bằng giới luật, sống với giới luật, luôn giữ thân tâm trong chánh niệm, chánh định v.v... có lòng tin bất thối vào chánh pháp, nỗ lực áp dụng chánh pháp trong cuộc sống, trong mọi hành động của tam nghiệp. Vị ấy thành tựu giới, định, tuệ, trí tuệ phát sanh, chứng đắc tứ thánh quả Sa môn (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán) v.v... thân tâm an tịnh, thoát khỏi mọi tham, sân si, sầu, bi, khổ, ưu, não, sanh, già, bệnh, chết v.v... hoàn toàn siêu việt luân hồi, đạt đến Niết bàn giải thoát. Vị ấy tự tâm đã biết rõ: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, sau đời này sẽ không còn thọ thân nữa”. Đó là những kết quả thiết thực của hạnh Sa môn, và đức Thế Tôn đã khẳng định: “Này đại vương, không có một quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa môn nào vi diệu và thù thắng hơn quả thiết thực của hạnh Sa môn này.” ( Sđd ). Nghi vấn xưa nay của vua Ajàtasattu đã được đức Thế tôn làm sáng tỏ, sau khi nghe được kết quả hy hữu thiết thực của hạnh Sa môn. Với tâm hân hoan và tán thán chánh pháp, vua đã xin qui y Tam bảo đến trọn đời, đồng thời vua cũng tự bày tỏ lỗi lầm của mình với đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội, vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh để đạt vương quyền. Mong Thế tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn chặn về tương lai.” ( Sđd) Đức Thế tôn đã chứng nhận sự sám hối của vua, và xác định sự sám hối ấy là đúng chánh pháp. Sau khi vua Ajàtasattu đảnh lễ đức Thế Tôn và từ biệt, đức Thế Tôn liền bảo các Tỳ kheo: “Này các Tỳ kheo tâm vua ấy rất ăn năn. Này các Tỳ kheo tâm vua ấy rất hối lỗi. Nếu vua ấy không hại mạng vua cha, một vị vua rất chân chánh thì ngay tại chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được Pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế.” (Sđd) Bài kinh Sa Môn Quả đã khép lại qua sự quy ngưỡng của vua Ajàtasattu về với Tam bảo và trở thành một trong những vị vua hộ pháp đắc lực nhất. Những nét đẹp hiện đại trong kinh được phơi bày, đặc biệt là quả vị thiết thực của hạnh Sa môn đã mở ra cho hàng con Phật nói chung và hàng xuất gia nói riêng luôn nỗ lực tu tập để đạt được những quả vị cao đẹp đó. Nguồn: Tập san Pháp luân số 03
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:40:41 GMT -5
Ý nghĩa lễ bái sáu phương (Kinh Giáo thọ Thi ca la việt)HT. Thích Minh Châu Lời đức Phật trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt không có gì là cao xa và khó hiểu, trái lại nó rất cụ thể, sinh động, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Mọi người chúng ta nên lấy lời dạy trong kinh này làm kim chỉ nam để chọn bạn lành, tránh kẻ ác, hành xử đúng với tinh thần lời đức Phật dạy. Bà-la-môn giáo cho rằng mục đích của nghi lễ là cầu cho được sự gia hộ của Thần linh, và nhờ có Thần linh gia hộ mà được phúc tránh họa. Và tổ chức nghi lễ đúng phép, như qui định trong sách Thánh Vệ-đà là hành vi đạo đức tối thượng. Đức Phật Thích Ca bác bỏ một quan niệm về nghi lễ như vậy. Một người làm ác, cũng như tảng đá quăng xuống sông, nhất định phải chìm xuống đáy, dù có bày biện bao nhiêu nghi lễ cầu Trời, tế Thần thì tảng đá cũng phải chìm xuống đáy sông, kẻ làm ác nhất định phải chịu khổ báo, phải sanh ở cõi dữ. Trái lại, một người cả đời làm điều thiện, điều lành, nhất định sẽ được hưởng phước báo, sau khi mạng chung, nhất định sẽ được sanh lên các cõi lành, cũng như một ghè bơ sữa đổ xuống sông, bố trí hàng trăm, ngàn người ra nhận chìm ghe xuống sông thì bơ sữa vẫn nổi lên mặt nước. Con người sống, làm điều thiện, điều lành cũng như vậy. Dù có ai vu oan giá họa cho người ấy, thề độc và nguyền rủa người ấy phải đọa địa ngục, nhưng người ấy nhất định vẫn được phước báo, sau khi mạng chung tất yếu sẽ được sanh lên cõi trời cõi người. Đó là lý do vì sao đạo Phật coi trọng đạo đức, và đạo Phật được mệnh danh là một tôn giáo đạo đức. Vì vậy đức Phật dạy cho thanh niên Bà-la-môn Singala rằng lễ phương Đông không phải là quay mặt về phương Đông mà làm lễ. Phương Đông là cha mẹ. Lễ phương Đông là đối xử có đạo đức với cha mẹ. Phương Nam là thầy dạy. Phương Tây là vợ con. Phương Bắc là bạn bè. Phương dưới là lao công, người phục vụ. Phương trên là Tu sĩ Sa-môn và Bà-la-môn. Lễ sáu phương tức là đối xử có đạo đức với cha mẹ, thầy dạy, vợ con, bạn bè, tôi tớ và Sa-môn, Bà-la-môn. Con cái lễ phương Đông đúng theo pháp của bậc Thánh, tức là đối xử có đạo đức với cha mẹ. Và thế nào là đối xử có đạo đức với cha mẹ? Trong Kinh dạy, con cái đối với cha mẹ phải làm tròn năm bổn phận. Cụ thể là: Nuôi dưỡng cha mẹ chu đáo; làm tròn mọi bổn phận đối với cha mẹ; giữ gìn tốt gia phong và truyền thống gia đình; bảo quản tốt gia sản do cha mẹ để lại; làm tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời. Ngược lại, như trong kinh nói, cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái. Cụ thể là: Ngăn chặn con làm điều ác; khích lệ con làm điều lành; dạy con có nghề nghiệp; cưới vợ xứng đáng cho con; để của thừa tự lại cho con. Lễ phương Nam theo đúng pháp của bậc Thánh là đối xử có đạo đức với thầy dạy mình. Cụ thể là: Khi thầy đến, đứng dậy chào thầy; hầu hạ thầy chu đáo; siêng năng học tập; phục vụ thầy đến nơi đến chốn; chuyên tâm học nghề ngiệp do thầy dạy. Thầy dạy đối với học trò mình cũng có năm bổn phận, cụ thể là: Trao truyền kiến thức của mình cho học trò; dạy cho học trò biết giữ gìn và sử dụng kiến thức được trao truyền; dạy cho trò tinh thông, nắm vững nghề nghiệp; giới thiệu, khen ngợi học trò mình trước bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho học trò mình, sau khi học trò thành tài. Lễ phương Tây theo đúng pháp của bậc Thánh tức là người chồng đối xử có đạo đức với vợ mình. Cụ thể, người chồng phải làm tròn năm bổn phận đối với vợ: Tôn trọng vợ; không bao giờ tỏ ra bất kính đối với vợ; trao quyền hành trong nhà cho vợ; sắm đầy đủ nữ trang cho vợ; trung thành, chung thủy với vợ. Đối lại, người vợ cũng có năm bổn phận đối với chồng : Làm tốt đẹp bổn phận người vợ đối với chồng; khéo đón tiếp bà con, họ hàng của chồng; khéo giữ gìn tài sản của chồng; trung thành chung thủy với chồng; khéo léo, nhanh nhẹn trong mọi công việc nội trợ và các công việc khác. Lễ phương Bắc theo đúng pháp của bậc Thánh tức là đối xử có đạo đức với bạn bè. Đối xử có đạo đức với bạn, anh có năm bổn phận : Bố thí giúp đỡ bạn; nói lời dịu hiền với bạn; làm mọi việc có lợi cho bạn; cùng làm việc với bạn; không lường gạt bạn. Đối lại, bạn đối với anh cũng phải: Bảo vệ anh, khi anh mất cảnh giác; bảo vệ tài sản cho anh, khi anh phóng túng; làm nơi nương tựa cho anh, khi anh gặp nguy hiểm; không tránh xa anh, khi anh gặp khó khăn; kính trọng gia đình anh. Lễ phương dưới theo đúng pháp của bậc Thánh là người chủ phải đối xử có đạo đức với người phục vụ mình, làm công cho mình. Cụ thể là phải: Khi giao việc phải lượng sức người giúp việc; đảm bảo điều kiện ăn uống và tiền công tử tế; lo chữa bệnh cho người giúp việc khi anh ta ốm đau; chia xẻ cho người giúp việc của ngon vật lạ; thỉnh thoảng cho người giúp việc nghỉ phép. Đối lại người giúp việc cũng có năm bổn phận : Dậy trước khi chủ dậy; ngủ sau khi chủ ngủ; tự bằng lòng với những quà tặng của chủ; khéo làm mọi công việc được giao phó; giữ gìn thanh danh cho chủ. Cuối cùng lễ phương trên theo đúng pháp của bậc Thánh là đối xử tốt đẹp với các vị Sa-môn và Bà-la-môn, tức là những người xuất gia tu hạnh xuất thế. Người chủ gia đình, trong quan hệ giao tiếp với các vị Tu sĩ Sa-môn và Bà-la-môn phải: Có lòng từ trong hành động nơi thân; có lòng từ trong hành động nơi lời nói; có lòng từ trong ý nghĩ; cúng dường các vị ấy những vật dụng cần thiết; mở rộng cửa đón chào khi các vị ấy đến. Để đối lại, các vị Tu sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đối đãi với gia chủ cũng có các bổn phận: Ngăn chặn không để làm ác; khuyến khích làm điều thiện; có lòng từ bi đối với gia chủ; thuyết pháp cho gia chủ những điều chưa được nghe, làm cho thanh tịnh những điều được nghe; chỉ bày cho gia chủ con đường tu tập để sanh lên các cõi Trời. Kết Luận Kinh "Giáo thọ Thi-ca-la-việt" (kinh Singalovada) trong Kinh Tạng Pali có thể được xem là một trình bày rất tổng quát, nhưng vẫn đầy đủ và cụ thể về đạo đức Phật giáo áp dụng trong đời sống gia đình và xã hội. Đạo đức Phật giáo thấm nhuần một tinh thần bình đẳng. Con cái có năm bổn phận đối với cha mẹ, thì đổi lại, cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con cái. Thầy trò, vợ chồng, bè bạn, chủ tớ tức là gia chủ và người làm công, gia chủ và các vị Sa-môn và Bà-la-môn đều có các bổn phận đối đãi qua lại với nhau tương xứng như thế. Quyền lợi và bổn phận đi đôi với nhau. Không lớp người nào chỉ có quyền lợi mà không có bổn phận. Nhưng đặc biệt cảm động là sự quan tâm của đức Phật đối với những người phục vụ, những người làm công, những tôi tớ, nô bộc. Có thể nói, đó là lớp người bị khinh rẻ nhất trong xã hội đẳng cấp của Ấn Độ thời cổ đại, hồi đức Phật còn tại thế. Đức Phật nhấn mạnh người chủ có những bổn phận như : Khi giao việc phải lượng sức người giúp việc, đảm bảo ăn uống và tiền công xứng đáng, săn sóc người giúp việc khi ốm đau, và nhất là hai bổn phận của người chủ: chia xẻ của ngon vật là cho người giúp việc và thỉnh thoảng phải cho người giúp việc nghỉ phép v.v… Có thể nói đó là luật công đoàn rất tiên tiến, rất tiến bộ, mà đức Phật đã phác thảo cách đây gần ba nghìn năm, cho một xã hội Ấn Độ có chế độ đẳng cấp khắc nghiệt nhất. Chúng ta nhớ là, ở đất nước Hy Lạp thời ấy, người nô lệ chỉ có thể hưởng quy chế đồ vật hay súc vật. Còn người nô bộc tôi tớ trong xã hội Ấn Độ cổ đại là thuộc đẳng cấp Thủ-đà-la (Sudra) là đẳng cấp hạ tiện nhất. Nhưng đức Phật, với tâm từ bi và bình đẳng, yêu cầu lớp người nô bộc, tôi tớ, làm công cũng phải được được đối xử tử tế, được gia chủ tôn trọng và quan tâm đúng mức trong công việc làm cũng như trong mọi sinh hoạt. Đạo đức không phải là để nói mà để thực hành ngay trong đời sống hiện tại. Nói đạo đức mà sống phi đạo đức tức là nói dối (trong kinh dùng từ nói như phân). Như đức Phật đã từng phê phán những kẻ nói dối, nói mà không làm, nói và làm không đi đôi với nhau. Cuối cùng, nhân ngày lễ cổ truyền của dân tộc và lễ Thành đạo, chúng tôi muốn có vài lời, nhắn nhủ cùng quý vị Phật tử rằng, quý vị thường xuyên đến chùa lễ Phật, nghe Pháp, hộ trì chư Tăng làm các Phật sự cần thiết để làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tôi thành thật tán thán công đức ấy của quý vị. Thế nhưng đến chùa lễ Phật, nghe Pháp, hộ trì chư Tăng … tất cả những công việc đó chỉ phân biệt người Phật tử với những người đời không bao giờ đến chùa, không lễ Phật, nghe Pháp và hộ trì chư Tăng. Tất cả những công việc đó phân biệt người Phật tử chứ không làm ra người Phật tử. Nghe pháp rồi, sống như pháp mới thật sự là người Phật tử. Hộ trì chư Tăng rồi, làm đúng theo lời chư Tăng thuyết giảng, mới thật sự là Phật tử. Như hôm nay, nhân ngày lễ đức Phật Thành đạo, tôi trình bày những lời dạy của đức Phật trong kinh Singalovada, tức Giáo thọ Thi-ca-la-việt cũng là một cách phục vụ cho quí Phật tử. Những lời dạy đó của đức Thế Tôn, mặc dù nói ra cách đây gần ba nghìn năm, nhưng mãi mãi là khuôn vàng thước ngọc cho nếp sống đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội của tất cả Phật tử chúng ta. Là Phật tử, chúng ta hãy sống và làm như lời Phật dạy. Chúng ta tất cả mọi người – Tăng Ni và Phật tử tại gia – phải chánh niệm tỉnh giác, phải luôn luôn tâm niệm rằng mình là đệ tử của đức Thế Tôn, và phải sống ứng xử như thế nào cho đừng có phụ lòng đức Thế Tôn. Trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, đức Phật có nói về nhiều mối quan hệ xã hội và gia đình, trong đó có quan hệ giữa gia chủ và các vị Sa-môn, Bà-la-môn, tức là chúng ta nói hiện nay, quan hệ giữa Phật tử và Tu sĩ. Trong mối quan hệ đó, cả hai phía đều có bổn phận phải làm tròn, cả hai phía chứ không phải riêng phía Tăng sĩ, đều phải tôn trọng ranh giới mà luật nghi nhà Phật quy định. Bộ áo vàng hay áo nâu này không làm nên người Tu sĩ, mà chỉ phân biệt người Tu sĩ với người đời. Làm nên Tu sĩ, chính là giới đức và trí tuệ. Gần gũi Tu sĩ là để gần gũi giới đức và trí tuệ, chứ không phải là để làm cho giới đức bị thoái chuyển và làm lu mờ trí tuệ. Gần gũi Tu sĩ là gần gũi học hỏi giới đức và trí tuệ của Tu sĩ, chứ không phải gần gũi con người Tu sĩ. Chúng tôi hy vọng với đề tựa của bài Kinh này sẽ giúp cho quý vị hiểu biết thêm về ý nghĩ lễ bái sáu phương. Nhân ngày lễ Thành đạo và đón xuân đầu năm này, bên cạnh điện thờ đức Thế Tôn trang nghiêm, được đức Thế Tôn ân chứng là đúng pháp, đúng thời, và do đó sẽ được tất cả quý vị Tăng Ni Phật tử suy ngẫm và hưởng ứng. Có vậy chúng ta mới xây dựng ngôi nhà Phật giáo của chúng ta trở thành một môi trường lý tưởng, trong ấy các Tu sĩ và các Phật tử luôn luôn cố gắng hành trì những lời dạy của đức Phật, đối xử với nhau đầy đủ trách nhiệm như đức Phật đã giảng dạy. Chúng tôi nghĩ rằng đó là cách thiết thực nhất, báo đáp ân đức trời biển của đức Từ phụ, và thiết thực đóng góp vào trách nhiệm lành mạnh hóa gia đình và xã hội trong thời đại chúng ta.
|
|
|
Post by tk on Jan 9, 2014 19:42:09 GMT -5
Giới thiệu Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna)HT. Thích Minh Châu Kinh Udàna, được dịch là Phật tự thuyết kinh, nghĩa là những kinh này đức Phật tự nói, do cảm xúc mạnh đột khởi, không ai thỉnh Phật thuyết. Kinh Udàna, được dịch là Phật tự thuyết kinh, nghĩa là những kinh này đức Phật tự nói, do cảm xúc mạnh đột khởi, không ai thỉnh Phật thuyết. Cũng có khi dịch là "Vô vấn tự thuyết", nghĩa là không có người hỏi đức Phật tự nói. Có khi được dịch là "Những lời cảm hứng", nghĩa là lời nói đột khởi, do cảm xúc mạnh thúc đẩy, khi đức Phật tự mình chứng kiến những sự việc xảy ra xung quanh. Theo tập Upanishads, chữ Udàna có nghĩa là các hơi thở sinh mệnh (pràna, apàna, sumàna, vyàna, udàna), ở trung tâm cổ họng được phát ra. Tập này gồm tám chương. Mỗi chương có 10 kinh. Như vậy có tám mươi kinh tất cả. Ðể tiện tìm kiếm, khi viết "I, 2" thời hiểu là chương I, kinh số 2; khi ghi "IV, 7", thời hiểu là chương IV kinh 7 v.v... Mỗi kinh gồm hai phần, phần đầu văn xuôi, ghi nhận một câu chuyện do đức Phật chứng kiến hay do các tỷ kheo kể lại, và phần thứ hai là lời cảm hứng của đức Phật, phần lớn là bằng những bài kệ (gàthà), chỉ có 1, 2 bài kinh Udàna được chép bằng văn xuôi. Trước hết là một số kinh do liên hệ đến đời sống của đức Phật, như ba kinh đầu, Phẩm Bồ Ðề diễn tả đức Phật khi mới thành đạo, ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ Ðề, suy tưởng đến lý 12 nhân duyên, thuận chiều và nghịch chiều rồi nói lên cảm hứng. (xem I. 1, 2, 3). Kinh II, 1 nói đến tích đức Phật ngồi nhập định gặp mưa to gió lớn, có con rắn Mucalinda quấn thân mình chung quanh đức Phật để che chở cho Ngài. Kinh IV, 5 đề cập đến tích đức Phật bị các vị xuất gia, tại gia, vua chúa đến làm phiền nhiễu nên Ngài bỏ đi vào núi một mình và sống với một con voi, con voi này cũng bị đàn voi quấy rầy nên đến sống một mình với đức Phật. Sự tích khi đức Phật từ bỏ thọ hành và tuyên bố sau ba tháng sẽ nhập Niết bàn được kinh VI, 1 diễn tả. Và cũng được diễn tả là bữa cơm cuối cùng do thợ rèn Cunda cúng dường đức Phật. Sau bữa cơm ấy, đức Phật nhuốm bệnh và không bao lâu đức Phật nhập Niết bàn. Những sự tích trên giúp chúng ta có thêm một số tài liệu về lịch sử đức Phật. Song song với các sự tích về đời sống đức Phật, tập Udàna nói đến khá nhiều về các đệ tử của đức Phật, như Sàriputta, Moggallàna, Kaccàna, Subbùti, Mahakassapa, Nanda... Mahakassapa bị bệnh tu định luôn 7 ngày để trị bệnh (Kinh III, 7); Nanda ban đầu mê các tiên nữ nên tu hành, sau bị các đồng Phạm hạnh chỉ trích nên tinh tấn tu hành chứng được quả A la hán (III, 2); Sàriputta ngồi nhập định bị quỷ Dạ xoa đánh trên đầu (IV. 4, 7); 500 tỷ kheo do Yasoja cầm đầu làm ồn bị đức Phật đuổi đi, sau tinh tấn tu hành, chứng được quả A la hán (III, 3). Ðức Phật khen tôn giả Lakunlaka Bhaddiya trong dung sắc xấu xí nhưng đã chứng quả giải thoát (VII, 5) Tôn giả Dabba Mallaputta nhập định hỏa giới tự thiêu trước chúng Tăng, không để lại tro tàn gì (VIII, 9, 10). Tiếp đến là các đệ tử tại gia, như nữ cư sĩ Visàkhà hai lần đến yết kiến đức Phật, một lần vì có sự việc cần phải giải quyết với Vua Pasenadi (II, 9), một lần có đứa cháu trai chết nên đến báo cáo đức Phật (VIII, 8). Sự tích 500 cung nữ của Vua Udena, trong ấy có Sàmavati bị chết thiêu cũng được đề cập. Vua Pasenadi nước Kosala được nói đến nhiều lần và một lần vua hỏi đức Phật có thể biết được các người tu hành có chứng quả hay không, thời đức Phật trả lời với những người như Vua Pasenadi sống trong dục lạc, khó lòng biết được quả chứng của các nhà tu hành (VI, 2). Bao giờ cũng vậy, giữa đức Phật và các ngoại đạo cũng có những va chạm, những xung khắc, và các tích này được nghe nhận khá nhiều trong tập Udàna. Trước hết là sự kiện khi Như Lai chưa xuất hiện thời các ngoại đạo được quần chúng cung kính cúng dường, nhưng khi Như Lai xuất hiện, thời sự cung kính cúng dường bị chấm dứt (Vi, 9; II, 9). Cũng vì vậy, ngoại đạo thù hằn đức Phật và chúng Tăng, giết kỹ nữ tên Sundarì đem chôn ở Jetavana để vu oan cho chúng Tăng (IV, 8). Và dân chúng ở Thùma do ngoại đạo xúi dục đổ cỏ và rác xuống giếng để ngăn đức Phật không được uống nước (VII, 9). Thường thường đức Phật dùng một vài hình ảnh châm biếm để nói đến các ngoại đạo. Chúng ta nhớ câu chuyện các người mù rờ voi, diễn tả các ngoại đạo mỗi người chấp chặt chủ thuyết của mình (VI, 4). Cũng mỉa mai là câu chuyện một du sĩ ngoại đạo, tìm dầu cho vợ mình sắp sinh đẻ, vào kho vua uống quá nhiều dầu để đem về cho vợ, nhưng vì uống quá nhiều dầu nên bị đau đớn, lăn lộn, khốn khổ (II, 6). Ngoài ra nhiều vấn đề xã hội, rất bình thường cũng được nói đến. Như đức Phật thấy đứa con nít hành hạ con rắn (II, 3), các dân chúng Vương xá tranh nhau người kỹ nữ (VI, 8), dân Sàvatthi quá đắm say về dục (VII, 3, 4) cũng được đức Phật đề cập và nói lên lời cảm hứng. Trong 80 kinh của tập Udàna, 80 trường hợp được ghi nhận là đức Phật thốt lên những lời cảm hứng, sau khi cảm thấy xúc động trước một số sự kiện, và chính những lời cảm hứng mới thật là quan trọng trong tập Udàna này. Vì đây là dịp đức Phật nói lên quan điểm của mình đối với những sự việc đã xảy ra ở xung quanh; và chính những quan điểm ấy đã trở thành những giáo lý chính đức Phật đã giảng dạy và trình bày. Chúng ta đã tìm được những pháp và tùy pháp đức Phật đã thuyết giảng ngay qua các lời cảm hứng ấy. Trước hết là lý 12 nhân duyên hay lý duyên khởi được trình bày ba lần, trong ba kinh đầu I. 1, 2, 3, thuận chiều, nghịch chiều, thuận chiều và nghịch chiều, từ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc cho đến duyên sanh, lão tử, sầu bi khổ ưu não. Quá trình sanh tử của con người, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai được khéo cô động trong thuyết duyên khởi. Bao giờ cũng vậy, đức Phật nhắm trong dây chuyền sanh tử, hai pháp "dục" và "ái" rất là quan trọng. Và do vậy nhiều lời cảm hứng đề cập đến dục và ái. Trong kinh VII, 4, dân chúng Sàvatthi quá đắm say về dục nên đức Phật đã than : "Bị mù bởi các dục, Bị lưới dục bao phủ, Bị ái dục bao trùm, Lại còn bị trói buộc, Bởi trói buộc phóng dật, Như cá mắc miệng lưới, Chúng đi đến già chết, Như con bê bú sữa, Ði đến với mẹ nó." Với ái, có thân yêu là có đau khổ. Khi Visakhà đến than với đức Phật có đứa cháu trai mới chết, đức Phật đã nói : "Những ai có 100 quả thân yêu là có 100 đau khổ; 90 người thân yêu là 90 người đau khổ... cho đến 1 người thân yêu là 1 người đau khổ." (VIII, 8) "Sầu than và đau khổ, Sai biệt có ở đời, Duyên thân ái chúng có, Không thân ái chúng không. Do vậy, người an lạc, Người không có sầu muộn Là những ai ở đời, Không có người thân ái, Do vậy ai tha thiết, Ðược không sầu, không tham, Chớ làm thân, làm ái, Với một ai ở đời". Dục và ái đã có mặt, thời có sanh y, có sự tiếp nối một đời sống, nên có sanh y là có đau khổ : "Giữa làng, tại núi rừng, Cảm thọ khổ và lạc, Chớ quy về tự mình, Chớ quy về người khác. Các xúc được cảm thọ, Là do duyên sanh y. Với vị không sanh y, Do đâu, xúc cảm thọ?!" (II, 4) Khi đức Phật từ bỏ thọ hành (VI, 1) Ngài muốn cắt đứt mọi hành động sanh hữu : "Bậc ẩn sĩ từ bỏ, Các hành động sanh hữu, Sanh hữu có cân lượng, Sanh hữu không có cân lượng. Ưa thích hướng nội tâm, Thật định tỉnh an tịnh, Phá đổ ngã sanh hữu, Như cởi thoát áo giáp." Trong những kinh, đức Phật tán thán các đệ tử tu thiền định vì đó là con đường đưa đến giải thoát. Trong kinh III, 5, Ngài Mục Kiền Liên ngồi thiền định tu thân hành niệm được đức Phật nói lên cảm hứng : "Thân hành niệm an lập, Sáu xúc xứ chế ngự, Tỷ kheo thường thiền định, Tự chứng tri Niết bàn." Trong kinh III, 4, Ngài Xá Lợi Phật ngồi thiền định, để niệm trước mặt, không xa Thế Tôn bao nhiêu và Thế Tôn nói lên lời cảm hứng : "Như ngọn núi bằng đá, Không động khéo an trú, Cũng vậy vị tỷ kheo, Ðoạn diệt được ngu si, Như ngọn núi bằng đá, Không có bị giao động." Ngài Tu Bồ Ðề (Sudhùti), tu định không tầm (avitakkam samàdhim) và được Thế Tôn tán thán và nói lời cảm hứng : "Với ai tâm quét sạch, Nội tâm khéo cắt đứt, Không còn chút dư tàn, Vượt qua ái nhiễm ấy. Ðạt được tưởng vô sắc, Vượt khỏi bốn ách nạn, Không đi đến thọ sanh". (Kinh VI, 7) Nhưng đức Phật ấy nhận thấy đối với chúng sanh, khó thấy là vô ngã, khó thấy là sự thật. Nên đức Phật thường dạy cho các đệ tử một cái nhìn "vô ngã": "Trên dưới, khắp tất cả Ðược giải thoát hoàn toàn, Không còn có tùy quán "Cái này chính là tôi". Giải thoát vậy vượt giòng, Trước chưa từng vượt qua, Không còn có rơi rớt. Vào sanh tử thọ sanh". Mục đích cuối cùng của sự tu hành là giải thoát Niết bàn và trong tập Udàna có nhiều kinh và lời cảm hứng đề cập đến trạng thái Niết bàn, một trạng thái khó lấy danh từ để diễn tả. Bàhiya Darucìriya tu tập, tưởng mình đã chứng quả A la hán nhờ đức Phật dạy cho: "Vậy này Bàhiya, ngươi cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri... Như vậy, này Bàhiya, nhà ngươi cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, như với ngươi, trong thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái thọ tưởng sẽ chỉ là cái thọ tưởng, trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiya, ngươi không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya ngươi không là chỗ ấy. Do vậy, này Bàhiya, ngươi không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau" (Kinh I, 10). Ðoạn sau đây cũng là đoạn diễn tả Niết bàn trong lời cảm hứng bằng văn xuôi (VIII, 1). "Này các tỷ kheo, có xứ này (Ayatana), tại đấy không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió; không có hư không vô biên xứ; không có thức vô biên xứ; không có vô sở hữu xứ; không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này; không có đời sau, không có cả hai mặt trăng mặt trời. Do vậy, này các tỷ kheo, Ta tuyên bố không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sanh, không có an trú, không có chuyển vận, không có sở duyên. Ðây là sự đoạn tận khổ đau." Ðoạn tiếp cũng diễn tả trạng thái Niết bàn: "Này các tỷ kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi. Này các tỷ kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các tỷ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sự sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi". (VIII, 3) Ðây cũng là lời cảm hứng của Phật về trạng thái Niết bàn giải thoát: "Cái gì có nương tựa, cái ấy có giao động, cái gì không nương tựa, cái ấy không giao động. Không có giao động thời có khinh an. Có khinh an thời không có thiên về. Không có thiên về, thời không có đến và đi. Không có đến và đi, thời không có diệt và sanh. Không có diệt và sanh, thời không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn diệt khổ đau". (VIII, 4) Như vậy trong tập Udàna này, ngang qua các câu cảm hứng do đức Phật thuyết lên một số giáo lý căn bản được đề cập một số pháp môn tu hành được đề cao và mục đích tối hậu trong sứ mệnh hoằng pháp của đức Phật cũng được diễn tả đến.
|
|