|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:18:35 GMT -5
Các Bậc Trưởng Lão Hòa thượng Hộ Tông VansarakkhitaCố Đại lão Hòa thượng Hộ Tông, thế danh Lê Văn Giảng, con cụ ông Lê Văn Nhu và cụ bà Đinh Thị Giêng, sinh năm 1893 tại làng Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài trưởng thành và lập nghiệp tại xứ Campuchia. Mặc dù là một công chức uy tín, một bác sĩ tài năng mà đường công danh đang mở ra rạng rỡ, nhưng dường như vốn có túc duyên với Đạo nên Ngài thấy công danh chỉ là ảo ảnh, hạnh phúc chẳng khác mây sương, Ngài thường tự nhủ: “Đường thế mịt mù trăm năm đầy tội Cửa thiền thanh tịnh muôn kiếp nên duyên”. Đến năm 32 tuổi, nhờ có những linh thị nhiệm mầu thức tỉnh, Ngài quyết thoát ly những cám dỗ trần tục và phát tâm tìm đạo. Nhưng thấy ra ảo ảnh cõi trần là một việc, còn tìm ra được con đường chân chánh để thoát ly cuộc đời mộng huyễn là một việc hoàn toàn khác. Ngài đã thử qua nhiều pháp môn tu tập như niệm kinh, trì chú, ăn chay, nhịn đói, luyện đơn, khổ hạnh, v.v… với tất cả nỗ lực chuyên cần của một người cư sĩ tại gia, nhưng Ngài sớm nhận ra rằng đó cũng chỉ là ảo ảnh như chính ảo ảnh cuộc đời mà trước đây Ngài đã thấy. May sẵn có căn duyên cụ túc, tâm đạo chuyên trì, ý chí kiên định, Ngài đã vượt qua mọi thử thách cam go trên đường tìm đạo, cuối cùng Ngài đã gõ đúng cửa chánh pháp. Một vị chơn sư đã chỉ bày cho Ngài Phật Giáo Nguyên Thủy. Như được uống nước tận nguồn, tâm tánh mở khai, trí tuệ thông suốt, Ngài đã liễu ngộ được Bốn Sự Thật. Con đường Bát Chánh Đạo mở ra trước mắt như một thông lộ giải thoát tuyệt vời. Từ đó, Ngài chuyên tâm thực hành hạnh bố thí, trì giới, tham thiền. Ngài cúng dường đến hàng ngàn Tăng chúng, xây dựng trường Phật học, trùng tu chùa, tháp, Tăng đường, tạo lập liêu, thất, tịnh xá trong rừng sâu cho các vị thọ hạnh đầu đà chuyên tu thiền quán. Và chính Ngài, mặc dù còn là một cư sĩ tại gia, có gia đình với 6 người con, đã nổi tiếng về phương diện hành thiền. Gặp được chánh pháp, Ngài phấn khởi khuyến khích bạn bè thân hữu cùng nhau tu tập. Ngài lập chùa Sùng Phước tại Campuchia để hướng dẫn Việt kiều thọ Bát Quan Trai Giới. Bấy giờ, chư Tăng và thiện tín gọi Ngài là A-cha Giảng với lòng mến mộ biết ơn. Chùa dần dần có đông chư Tăng và thiện tín. Ngài bắt đầu dịch kinh sách ra tiếng Việt, trong đó có Kinh Nhựt Hành cư sĩ, Kinh Tụng Chư Tăng và bộ Luật Xuất Gia là những dịch phẩm đầu tiền vô cùng quý giá. Khoảng thập niên 1930, Ngài và một số đạo hữu uyên thâm đạo lý như cụ Nguyễn Văn Hiếu thường về Sài Gòn thuyết giảng, nhờ thế đã quy tụ đông đảo Phật tử hướng về giáo lý uyên nguyên của Đức Phật. Một ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy đâu tiên tại Việt Nam đã được thành lập năm 1938 tại Gò Dưa, Thủ Đức, đó là Tổ Đình Bửu Quang ngày nay. Cũng trong năm đó, nhận thấy đã đến lúc không còn thích hợp với đời sống tại gia mà Đức Phật gọi là “dễ lấm bụi trần”, Ngài đã quyết chí xuất gia, chọn đời sống “không gia đình trắng bạch như vỏ ốc” để có thể chuyên tâm thiền quán. Rằm tháng 10 năm 1941, Ngài đã thọ đại giới với Đức Vua Sãi Chun Nat. Đức Vua Sãi nhận ra người đệ tử mới xuất gia của mình là bậc pháp khí có thể lãnh trọng trách Như Lai sứ giả, nên không ngần ngại giao phó cho Ngài sứ mạng truyền trao Chánh Pháp Nguyên Thủy về xứ Việt Nam, và chính tại chùa Bửu Quang, Ngài đã khai pháp hội đầu tiên để thắp lên ngọn đuốc chân lý rọi soi vào lòng người dân Việt. Được thấm nhuần pháp vũ, chẳng bao lâu sau khi Ngài về nước mở đạo, chư Tăng và tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam ngày càng xương thịnh. Năm 1958, Ngài cùng với Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Tịnh Sự, Pháp sư Thông Kham và nhiều vị cao Tăng tài đức khác đã đứng ra thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Ngài được tôn cử chức vụ Tăng Thống đầu tiên của Ban Chưởng Quản Giáo Hội. Chánh Pháp đã được lan truyền, nhiều ngôi chùa và tịnh xá đã được xây dựng, Ngài cùng với chư tôn Hòa thượng được sự ủng hộ của đông đảo tín đồ, nhất là cụ Nguyễn Văn Hiếu, đã thành lập các chùa như Kỳ Viên, Bàn Cờ năm 1947; Giác Quang, Chợ Lớn 1950; Tam Bảo, Đà Nẵng 1953; Pháp Quang, Gia Định và Bửu Long, Thủ Đức 1958; Tăng Quang, Huế 1959; Định Quang, Phi Nôm 1963; Bồ Đề, Vũng Tàu 1969; Nguyên Thủy, Cát Lái 1970. Đến năm 80 tuổi, Ngài vẫn được chư Tăng thỉnh cầu đảm nhiệm chức vụ Tăng Thống 2 nhiệm kỳ từ năm 1971 đến năm 1974, và Ngài đã giữ vững con thuyền Giáo Hội giữa cơn phong ba bão táp của thời cuộc lúc bấy giờ. Cũng nên nhấn mạnh rằng việc du nhập Phật Giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam là một công đức to lớn, bởi vì: - Về phương diện tín ngưỡng, Phật Giáo Nguyên Thủy đã mở ra một chân trời mới trong tư tưởng Phật học Việt Nam. - Về phương diện văn hóa, Phật Giáo Nguyên Thủy đã đóng góp cho nước nhà kho tàng trí tuệ của một vị Phật lịch sử. Nhưng truyền bá Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam ngay từ đầu đã gặp phải những trở ngại lớn lao: - Sự chống đối mãnh liệt của các hệ phái Phật Giáo cổ truyền ảnh hưởng màu sắc Trung Hoa. - Thời kỳ chiến tranh nóng bỏng tại Đông Dương từ năm 1945. - Tình trạng chia cắt đất nước năm 1954 đã giới hạn con đường hoằng pháp. - Chính sách kỳ thị tôn giáo rất khắc nghiệt của những người vô thần, chủ trương lý tưởng chánh trị thù nghich với mọi tín ngưỡng tôn giáo , xem tôn giáo là thuốc phiện của dân chúng. Kiên trì vượt qua những trở ngại như thế đòi hỏi phải có một hạnh nguyện xả kỷ độ sinh, một lòng từ bi vô ngại, một trí tuệ thâm uyên và một tâm hồn đại hùng đại lực của vị Bồ tát như Ngài đã phát nguyện. Nhưng “Công thành thân thoái” là hành xử của bậc thiện trí. Hơn nữa Ngài đã thấy “Thiên địa bỉ” thì “Hiền nhân ẩn” nên sau 80 tuổi Ngài lui về ẩn cư tại chùa Bửu Long, ngôi chùa do chính Ngài lập ra và cũng tại đây Ngài đã để lại biết bao kỷ niệm cuối cùng trước khi viên tịch. Một tuần trước khi ra đi, hằng đêm Ngài thấy chư thiên hào quang chiếu sáng chung quanh cốc, Ngài nói với các đệ tử: “Ta sắp ra đi, và đang cảm thấy thanh thoát lạ thường. Lẽ đời có sinh có diệt, các con nhớ tinh tấn tu hành.” Biết trước giờ tịch diệt, sau khi sắp đặt mọi Phật sự cho Tăng chúng và Ni chúng trong chùa, Ngài viết di chúc gởi Giáo Hội để chọn người thừa kế, đồng thời Ngài cúng dường tứ sự đến chư Tăng tại 33 ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy, tổ chức trai tăng, để bát, thuyết pháp 7 ngày tại Bồ đề Phật cảnh,… cho đến lúc 16 giờ 45 phút ngày 26 tháng 7 năm Tân Dậu (nhằm thứ Ba, ngày 25 tháng 8 năm 1981), Ngài đã an nhiên thị tịch, hưởng thọ 88 tuổi. Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh. Lễ Trà Tỳ được cử hành một cách đơn giản theo lời di chúc của Ngài vào lúc 9 giờ ngày 29 tháng 7 Tân Dậu (thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 1981) tại hỏa đài chùa Bửu Long. Đặc biệt không hẹn mà chư Tăng về dự lễ Trà Tỳ đúng với số tuổi của Ngài là 88 vị. Kim quang được cung tống đến hỏa đài với sự hiện diện của đông đảo tín đồ, kính thành cầu nguyện trong không khí vô cùng trang nghiêm và xúc động. “Người đi còn lại nụ cười Cho yêu thương nối tình người ngàn sau Cho cây đơm lá xanh màu Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung”. Để kết thúc tiểu sử sơ lược này, xin nêu lên những đức tính ưu việt của Ngài mà các vị đồng phạm hạnh thường hết lòng ca ngợi: - Ngay thẳng, bộc trực, không thiên vị. - Giới luật nghiêm minh nhưng bao dung từ ái. - Mặc dù có nhiều đồ chúng nhưng ưa thích độc cư thiền tịnh. - Mặc dù đầy đủ tứ sự cúng dường, nhưng ưa thích “tam thường bất túc”. - Bố thí xả ly là hạnh nổi bật nhất của Ngài mà mọi người đều biết. Với những công hạnh trên, Ngài quả xứng đáng là Vị Tổ khai sơn Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam vậy. Thơ khuyến tu của Hòa thượng Hộ Tông Đường trần sao lắm cuộc bi ai Thế sự khác nào chốn chông gai Mịt mịt hơi sầu vòng gác tía Mù mù gió thảm vẻ cân đai Trăm lo nghìn liệu gây oan trái Năm mỏi tháng mòn vướng nghiệp tai Đầy đủ phước hồng rồi cũng bỏ Tội trường oan trái khổ liền tay. Cửa Phật tháng ngày chẳng thảm ai Thiền môn nào phải chốn chông gai Thanh sơn đâu quản khanh cùng tướng Tịnh thất nào hay mão với đai Muôn thưở an vui hành Bát Chánh Kiếp trần thong thả lánh tam tai Nên chăng hỡi khách công hầu gẫm Duyên kết Niết-bàn được rảnh tay. Những kinh sách do Ngài Hòa thượng Hộ Tông dịch thuật hoặc biên soạn: Kinh Nhật Hành Cư Sĩ. Kinh Tụng Chư Tăng Bộ Luật Xuât Gia Chú Giải Kim Ngôn Của Đức Phật Phép Chánh Định Và Sưu Tập Pháp Bộ Văn Phạm Pàli Thanh Tịnh Đạo Nền Tảng Phật Giáo Chánh Giác Tông Sơn Thiền Tâm Phật Giáo Và Đời Sống Thực Tiễn Cấp Cô Độc Khuyến Dụ Kinh Bát Thánh Đạo Tứ Diệu Đế Cư Sĩ Vấn Đáp Thập Độ Triết Lý Về Nghiệp Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Thiện Luật Hòa Thượng Bửu Chơn Hòa thượng Giới Nghiêm Hòa thượng Tịnh Sự (Santakicco) Hòa thượng Giác Quang Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi) Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada ****************** THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY1. LỊCH SỬ THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY: Thiền viện được thành lập năm 1968 do Hoà Thượng Hộ Tông sáng lập. Diện tích khoảng 3 hecta nằm trên địa bàn Quận 2 .SG. Khung cảnh rất thích hợp cho những vị chân tu sống đời phạm hạnh, lại càng thích hợp với những nguời tu tập pháp môn thiền quán. Hoà Thượng thành lập chùa có hai chủ ý: Một là thành lập trường đại học Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, hai thành lập trung tâm Thiền Tứ Niệm Xứ quốc tế, tuy nhiên duyên lành chưa hội đủ nên Hoà Thượng chỉ kiến tạo được một ngôi chánh điện và một khu tăng xá có khoảng 28 phòng dành cho chư tăng tu học. Kiến trúc chánh điện khá quy mô và vĩ đại theo phong cách Thái lan. Thượng toạ Pháp Chất được Giáo hội bổ nhiệm trụ trì năm 1993, từ lúc bổ nhiệm cho đến nay thượng toạ đã làm được nhiều phật sự tại thiền viện như: Trùng tu Chánh điện, Tăng xá, đặc biệt là xây dựng mới một dãy thiền xá cho hành giả thiền sinh tu học, và tổ chức nhiều khoá tu Tứ niệm xứ quốc tế. Thượng toạ dự kiến sẽ xây dựng một đại chánh điện mới để đáp ứng nhu cầu hành thiền cho Tăng ni và phật tử. Hiện nay, Thượng toạ là Phó ban Ban Nghi lễ TW GHPGVN đặc trách Nam tông Kinh, Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. SG. (Hình : Thượng tọa Pháp Chất) 2. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ 2 THIỀN SƯ: Từ năm 2007 đến nay, Phật giáo Nguyên thủy nói chung và thiền viện Nguyên thủy nói riêng vinh dự đuợc Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép mời nhiều vị thiền sư nguời nước ngoài vào Việt nam dạy thiền tại thiền viện Nguyên Thủy. Năm nay 2010, thiền viện tiếp tục được Ban Tôn Giáo chính phủ cho phép mời 2 vị thiền sư người nước Myanmar đến mở khoá thiền trong năm 2010 bằng công văn số 693/TGCP-HTQT đề ngày 06/09/2010. Đây là tiểu sử tóm lược 2 vị thiền sư Myanmar: - Thiền sư U TEJINDA, Sanh năm 1976 tại Myanmar, một quốc gia có truyền thống phật giáo Nguyên thuỷ lâu đời trong lịch sử Phật giáo. Thiền sư có văn bằng Đại học ở đại học Mawlamyine, Mon State, Myanmar. Năm 2004, được trở thành thiền sư, phụ tá giảng dạy cho các thiền sinh ở trung tâm thiền Pa Auk (Pa Auk Meditation Center). (Hình: Thiền sư U Tejinda) - Thiền sư VEN NA NA VAMSA sanh năm 1974 tại Myanmar. Thiền sư có văn bằng Đại học Toán (B.S.c) ở đại học Yangon, Myanmar. Năm 2004, được trở thành thiền sư, phụ tá giảng dạy ở trung tâm thiền Pa Auk (Pa Auk Meditation Center). Thiền sư còn dạy Pàli, Abhidhamma cho các Thiền sinh trong và ngoài nước tại Thiền viện Pa Auk. 3. PHƯƠNG PHÁP HÀNH THIỀN VIPASSANĀ (TỨ NIỆM XỨ PA AUK): Đây là phương pháp thiền Tứ Niệm xứ do Đức Phật giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ. Phương pháp này được ghi lại trong Kinh Đại Tứ niệm xứ thuộc Trường bộ kinh, và trong Kinh Tứ niệm xứ, và Kinh Nhập tức xuất tức niệm thuộc Trung bộ kinh. Phương pháp thiền Pa Auk nầy do thiền sư Pa Auk Sayadaw (Àcinna), người Myanmar, chủ xướng. Thiền viện Pa Auk có nhiều chi nhánh quốc tế. Nhiều hành giả thiền sinh thành đạt cao trong phương pháp nầy, và trở thành thiền sư quốc tế. Thiền sư Pa Auk hướng dẫn phương pháp thiền Vipassanā, Tứ niệm xứ Pa Auk, khởi đầu từ đề mục Hơi thở vô hơi thở ra. Khi hành giả tu tập cho đạt đến tứ thiền, rồi Thiền sư sẽ cho tu tập lần lượt các đề mục Niệm xứ khác còn lại. Hành giả sẽ tu tập lần lượt các đề mục trong phần Định (40 đề mục) và phần Tuệ (16 Tuệ Vipassanā) theo Kinh Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo). Đây là phương pháp hành thiền đúng theo chánh Tạng, vô cùng lành mạnh và bổ ích cho những ai áp dụng tu tập. Thiền Tứ Niệm Xứ còn được gọi là Thiền Vipassanā nhằm giúp chúng ta thanh lọc tâm, nhổ tận gốc rể phiền não, chấm dứt sanh tử luân hồi, đạt được quả vị. Đối tượng tham dự khoá thiền: Chư Tăng ni và Phật tử. Đặc điểm của dòng Thiền nầy là tất cả hành giả thiền sinh đều phải trì giới nghiêm túc, có tâm trí thật sự trong sáng, tinh tấn hành thiền
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:19:05 GMT -5
Ðức Phật dạy: "Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt. Hòa thượng Thiện LuậtHòa thượng Thiện Luật, thế danh Ngô Bảo Hộ, sinh năm Mậu Tuất 1898 tại Sa Ðéc, nay là tỉnh Ðồng Tháp. Phụ thân Ngài là cụ Ngô Văn Nghi - vốn là người Triều Châu, do điều kiện sinh hoạt nên đã đưa cả gia đình sang Cao Miên lập nghiệp tại tỉnh Prey-Veng (hay Lò Veng, tức làng Hòa Mỹ theo cách gọi của cộng đồng người Việt xa xứ). Cụ ông Ngô Văn Nghi tinh thâm Hán văn, giỏi Ðông y, Tử vi đẩu số và còn là một Kỳ vương kiệt xuất. Ðược lớn lên bên một người cha đa tài như vậy, nên từ thuở trẻ Ngài đã sớm hấp thụ những tinh hoa ấy. Ngoài kiến thức lập thân học được từ thân phụ, Ngài còn là một thanh niên được bạn bè nể phục vì bản tính cương liệt, khả năng võ thuật hơn người và ngón đàn độc huyền một thời xao động những đêm trăng vàng ở làng Hòa Mỹ xa xôi kia. Cũng không ít những thanh niên bản xứ của đất nước chùa tháp kia đã từng theo học những ngón nghề của nam tử tài hoa Ngô Bảo Hộ. Thuận theo thế thường, năm 26 tuổi Ngài lập gia đình cùng bà Lưu Kim Phùng, con gái của một gia đình kiều bào cùng sinh sống tại làng Hòa Mỹ. Cuộc sống gia đình chỉ tròn 8 năm thì bà qua đời, để lại cho Ngài 4 người con thơ, 1 trai 3 gái, rồi đến con gái thứ cũng ra đi theo bà. Buồn vì nỗi bất hạnh của gia đình, Ngài được các vị Sư ở chùa làng thuyết giảng, bỗng nhận chân ra lý vô thường, thế là Ngài quyết định chọn cho mình hướng đi giải thoát. Năm Giáp Tuất 1934, Ngài dẫn theo con trai là Ngô Bửu Ðạt đến chùa Prek-Reng, một ngôi chùa ở ven sông xin xuất gia. Hòa thượng trụ trì chấp thuận cho Ngài thọ giới Sa di, ban cho pháp danh là Thiện Luật, còn con trai Ngài thì được Hòa thượng nhận làm nghĩa tử, dưỡng nuôi trong chùa hầu cận chư Tăng. Tu học tại đây một thời gian, Ngài quyết định rời chùa Prek-Reng, đưa con trai đến gởi nơi Niệm Phật Đường Thiền Lâm của kiều bào lập nên, do Bác sĩ Lê Văn Giảng quản trị (sau này là Hòa thượng Hộ Tông). Riêng Ngài, đến tu học tại chùa Sùng Phúc ở quận 5, thành phố Phnom-Pênh, cũng là ngôi chùa do kiều bào Việt Nam xây dựng trên đất Cao Miên. Có thể nói đây là cơ sở đầu tiên để hệ phái Phật giáo Nam Tông du nhập vào xã hội người Việt sau này. Chùa đây là nơi phát hành tờ đặc san đầu tiên của Phật giáo Nam Tông Việt Nam, cùng một số kinh sách Nam Tông bằng tiếng Việt. Năm Ðinh Sửu 1937, lúc 39 tuổi, Ngài chính thức thọ giới Tỳ kheo với Thầy Tế độ là Ngài Phó Tăng Thống Cao Miên là Hòa thượng Uttamamuni Um-Su, Thầy Yết ma là Hòa thượng Som Dach Choun Nath (sau là vua Sãi Cao Miên) và Thầy Giáo thọ hướng dẫn Phật học là Ngài Hout-That (về sau là Phó Tăng thống, cuối cùng là vua Sãi, bị Pôn-Pốt sát hại năm 1975). Ba vị trên đây cùng Hòa thượng Chan-Wang là bốn vị học giả uyên thâm, lừng danh nhất của Cao Miên thời bấy giờ. Sau khi thọ đại giới Tỳ kheo, Ngài nhập chúng tu học tại chùa Sri Sagor, tại đây có khoảng 25 vị Tăng Việt Nam cùng tu học, Ngài được xem là Sư huynh chăm sóc vấn đề ăn ở cho anh em đồng hương. Ngài bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu Luật tạng, trước là để tu trì, sau là để chuẩn bị cho tâm nguyện hoằng truyền Phật pháp về quê hương, mà Ngài tự cảm nhận mình có phần lớn trách nhiệm gánh vác. Năm Canh Thìn 1940, sau khi xin phép cho con trai được thọ giới Sa di, Ngài cũng xin phép Hòa thượng trụ trì chùa Sri Sagor cho mình trở về Niệm Phật Đường Thiền Lâm để tu học và xây dựng lại vì chùa đổ nát. Về đây, Ngài nhặt nhạnh từng thanh gỗ viên ngói, dốc lòng tái thiết chùa Thiền Lâm khang trang hơn trước. Với tâm nguyện cũ ngày nào vẫn canh cánh bên lòng, Ngài tiếp tục tạo mọi điều kiện nâng đỡ chư Tăng Việt Nam. Một số vị Giáo thọ Sư từ hệ phái Bắc Tông cũng đã tìm đến đây tá túc tầm đạo. Trong đó có Ngài Ấn Lâm, khi mới chuyển từ Bắc phái sang Nam truyền (về sau là Tăng thống hệ phái Nam Tông Việt Nam) cũng đã một thời cư ngụ tại đây. Cùng năm này, nhận thấy con đường hành đạo của mình không thể chỉ là những tháng ngày gởi mình nơi đất khách, Ngài bắt đầu nghĩ nhiều về quê hương Việt Nam. Nhân duyên đến lúc chín muồi, được sự động viên của Hòa thượng Choun Nath cùng chư Tăng Phật tử Việt Nam, Ngài về nước thu nhận chùa Bửu Quang ở Gò Dưa, Thủ Ðức làm ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nam Tông tại Việt Nam. Cùng đi với Ngài còn có Sư Hộ Tông, Sư Hộ Giác và các Phật tử kiều bào. Năm Tân Tỵ 1941, do Sư Hộ Giác không quen được với phong thổ mới nên ngã bệnh, buộc lòng Ngài đưa Sư trở lại Phnom-Pênh, Ngài đến ngụ tại chùa Mahàmantrey, và được xem là huynh trưởng của một nhóm chư Tăng Việt Nam mười mấy vị. Ngài ngụ tại chùa Mahàmantrey tiếp tục nghiên cứu Luật tạng cho đến kỳ kiết tập Tam tạng lần thứ 6 năm 1954 tại Miến Ðiện. Năm Bính Thân 1956, Ngài được Phật tử Việt Nam thỉnh về chùa Kỳ Viên ở Bàn Cờ, Sài Gòn để thuyết giảng Phật pháp thường kỳ tại đây. Tháng 4 năm 1957, Giáo hội Phật giáo Nam Tông Việt Nam được chính thức thành lập, một Hội đồng Tăng Già Chưởng quản do Ngài Bửu Chơn đảm nhiệm Tăng thống và Ngài làm Phó Tăng thống. Năm Ðinh Dậu 1957, Ngài được Phật tử cung thỉnh về chùa Phổ Minh ở Gò Vấp, Gia Ðịnh. Tại đây, Ngài đã thu nhận các đệ tử xuất gia, mở lớp giảng dạy chư Tăng Nam Tông được trên mười vị, hầu hết đều còn trẻ tuổi, đó là lớp chư Tăng Nam Tông đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam, do Ngài và Sư Hộ Giác sau khi tốt nghiệp về nước trực tiếp phụ trách giảng dạy. Năm Mậu Tuất 1958, Ngài cùng Sư Hộ Giác kiến lập chùa Pháp Quang ở gần cầu Bình Lợi, Gia Ðịnh và về đây trụ trì. Chư Tăng Nam Tông từ đó có một Học viện hẳn hoi. Ngôi trường này đã đào tạo nên nhiều Tăng tài phục vụ cho Giáo hội cũng như tu học hoằng truyền Phật pháp trên khắp thế giới. Năm Quý Mão 1963,do bị sự kích động tuyên truyền lợi dung thù nghịch, chia rẻ của những kẻ vô thần, vô tín ngưỡng về cái gọi là " chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Ðình Diệm được thực hiện khốc liệt với Phật giáo Việt Nam " . Với dang nghĩa lãnh đạo tinh thần cho nhiều Tăng Ni Phật tử, Ngài đã có mặt trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, Ngài đã bước vào lãnh vực chánh trị để đấu tranh cho " quyền tự do, bình đẳng " của Phật giáo . Tình hình chánh trị miền Nam rất xáo trộn do việc Phật Giáo làm chánh trị , quên đi tinh thần " xuất thế của đạo Phật . Năm Giáp Thìn 1964, sau khi lật đổ chế độ Ngô Ðình Diệm, Miền Nam Việt Nam hoàn toàn điên đảo tan hoang vì những biến động này , kéo theo biến động khác , Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, Ngài được suy cử ngôi vị Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Năm Bính Ngọ 1966, Ngài được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hiến chương Phật giáo, và Ngài giữ chức vụ này cho đến cuối đời. Tuy Phật sự nặng gánh nhưng việc tu tập và truyền pháp lợi sanh của Ngài vẫn không hề giảm bớt, như tâm nguyện góp phần tạo nên một hệ phái Phật giáo Nguyên thủy của người Việt ngày càng phát triển vững chắc trong ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam. Tuổi già sức yếu, Hòa thượng Thiện Luật đã viên tịch vào ngày mùng 9 tháng 7 năm Kỷ Dậu, nhằm ngày 21 tháng 8 năm 1969, tại chùa Pháp Quang, thọ thế 71 năm, có 32 tuổi Hạ. Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa Thượng Bửu Chơn Hòa thượng Giới Nghiêm Hòa thượng Tịnh Sự (Santakicco) Hòa thượng Giác Quang Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi) Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada . ************************************** Phật Giáo Việt Nam sau khi dấn thân đấu tranh chánh trị 1963 thời kỳ gọi là " Pháp Nạn 1963 " dẫn tới những nền chánh trị tốt đẹp hơn cho Phật Giáo ? Phật tử VN không thể bỏ qua hay quên đi sự kiện là Phật Giáo ngày nai đã suy yếu trầm trọng hơn thời kỳ pháp nạn trước 1963 . Phải chăng đấu tranh chống " Pháp nạn 1963 " là một " nghiệp chướng " sai lầm , tội lỗi nhất của những vị tự xưng là hoằng dương đạo pháp , mà Phật Tử ngày nai phải nhận lấy cái " quả " lớn nhất cho sự phát triển và trường tồn của phật giáo . Đây là bài báo trích từ trong nước VN để cho Phật Tử khắp nơi suy gẫm và ưu tư . Không thể làm ngơ trước con số thống kê: Tín đồ Phật giáo Việt Nam chỉ còn 6.802.318 người!GN - Điều làm nhiều người giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số! Quan tâm, nghiên cứu, tự thực hiện và sử dụng các số liệu thống kê liên hệ đến tôn giáo là một yêu cầu của hoạt động tôn giáo hiện đại. Rất tiếc, Phật giáo chúng ta đã chưa làm được điều này như các tôn giáo khác. Điều đó chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động hoằng pháp cũng như các hoạt động Phật sự khác của Phật giáo. Số liệu thống kê đáng quan ngại trên liệu có chính xác, khi nhìn chung sinh hoạt Phật giáo khởi sắc từ Bắc vào Nam những năm gần đây? Nhưng sẽ càng đáng tiếc hơn nữa nếu bỏ qua những số liệu mà các cơ quan có thẩm quyền về thống kê, điều tra xã hội học thực hiện. Chúng tôi muốn nói đến số liệu tín đồ Phật giáo do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số thực hiện trong cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 được nhiều tài liệu nghiên cứu mới dẫn lại. Điều rất tiếc là số liệu của cuộc tổng điều tra này không được giới Phật giáo quan tâm. Các cây bút Phật giáo hầu như đều sử dụng các nguồn số liệu tín đồ Phật giáo khác đã cũ, không có tính cách chính thức. Trong rất nhiều số liệu về tín đồ Phật giáo tại Việt Nam, con số thấp nhất chỉ dừng lại ở mức khoảng 10 triệu người. Thế nhưng, điều giật mình là số liệu người theo đạo Phật tại Việt Nam từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số công bố vào năm 2010 đã cho thấy số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam giảm đến mức chưa từng thấy: 6.802.318 người, chiếm 7,92% dân số. Như vậy là giảm đến 1/3 so với con số thấp nhất trước đây, vào khoảng 10 triệu. Số liệu thống kê đáng quan ngại trên liệu có chính xác, khi nhìn chung sinh hoạt Phật giáo khởi sắc từ Bắc vào Nam những năm gần đây? Chắc chắn sẽ có nghi vấn như thế nêu ra. Thế nhưng, chúng ta còn có cuộc điều tra dân số nào khác để căn cứ vào đó? Tầm vóc, vai trò, quy mô của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 là một thực tế khách quan. Không lẽ gì Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số thiếu công bằng khi điều tra số liệu tín đồ Phật giáo? Hiện nay, năm 2009, bối cảnh tự do tôn giáo đâu có thể làm người dân kê khai thiếu trung thực về tôn giáo của mình như những năm 1979, 1989. Số liệu do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số về số lượng tín đồ các tôn giáo khác không sai biệt lớn so với số liệu do chính các tôn giáo đó thống kê và công bố. Nếu có một sai số nào đó, thì chỉ có thể trong khoảng vài triệu người: 10 - 20%. Nếu có thêm vào số liệu đã có ước đoán như thế để vớt vát, thì con số cuối cùng vẫn cho thấy tín đồ Phật giáo Việt Nam đã giảm và đang trong tiến trình giảm. Đó là một kết luận mà chúng ta phải chấp nhận. Phật giáo chúng ta phải đối mặt với vấn đề để tìm cách và có cách mà giải quyết. Nếu cứ bằng lòng, an tâm với con số 50%, 60%, 70%... người Việt Nam theo đạo Phật, thì đến cuộc tổng điều tra dân số sau, số liệu thực tế sẽ thấp hơn nữa, cay đắng hơn nữa, đau lòng hơn nữa. Đạo Phật là đạo của sự thật, của chân chánh. Người con Phật không thể bỏ qua sự thật, ngoảnh mặt, bưng tay trước sự thật. Sự thật là Phật giáo Việt Nam đang giảm sút tín đồ và mức giảm sút đã đến mức chưa từng thấy. Phật giáo Việt Nam đang đi vào một khúc quanh quan trọng. Đó là giai đoạn Phật giáo mất vị trí tôn giáo đa số tại Việt Nam. Số lượng tín đồ đã xấp xỉ mức Cơ Đốc giáo (hay Ki-tô giáo, một khái niệm gộp chung những giáo phái Thiên Chúa giáo). Nếu không có giải pháp tích cực, xu hướng giảm thiểu tiếp tục diễn tiến, thì trong lần tổng điều tra dân số sau, kết cục không thể tránh khỏi là Phật giáo trở thành tôn giáo thiểu số tại Việt Nam. Như vậy, nói Tăng Ni Phật tử Việt Nam đang ở một khúc quanh lịch sử và chịu trách nhiệm nặng nề về vai trò, vị trí của Phật giáo Việt Nam mai hậu là việc không hề cường điệu một chút nào. Đây là những thời khắc quyết định. Có giữ được vị trí Phật giáo như là tôn giáo lớn nhất của dân tộc như truyền thống gần 2.000 năm qua hay không, hoặc chấp nhận Phật giáo trở thành tôn giáo thiểu số ở đất nước mình, tất cả tùy thuộc vào Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hôm nay. 7.JPG Người Phật tử cần tự hào và ý thức khi đặt bút khai vào lý lịch của mình Dù gì đi nữa, thì tu sĩ và tín đồ của một tôn giáo lại có thể khoanh tay làm ngơ trước tình trạng thiểu số hóa của tôn giáo mình. Điều đó là không thể chấp nhận đối với mọi tôn giáo, huống nữa là Phật giáo, tôn giáo đòi hỏi người hành trì song song với “tự giác” phải có trách nhiệm vụ “giác tha” thì mới có thể đạt được cứu cánh. Giác tha là hóa độ mọi người nhận thức và thực hành theo con đường thiện lành mà Đức Phật đã hướng dẫn. Hiện trạng như đã dẫn ra với số liệu dẫn trên cũng gián tiếp nói rằng, nhìn chung, hiện trạng hành đạo, tu tập của Phật tử tại Việt Nam có vấn đề, dẫn tới việc giảm thiểu đối tượng “giác tha”. Không lẽ gì khi đã được giác ngộ đạo Phật mà người ta lại khước từ việc nhìn nhận mình theo đạo Phật. Do đó, trong hoàn cảnh hiện nay, vẫn nghĩ rằng 80%, 70% người Việt Nam theo đạo Phật là không thể phù hợp. Chúng ta không thể nói người ta theo đạo Phật trong khi người ta đặt bút viết rằng “không”! Chúng tôi nghĩ đây là giờ phút Tăng Ni, Phật tử Việt Nam phải bừng tỉnh. Chúng ta vẫn còn một ít khả năng để xoay chuyển tình hình, bảo tồn vị trí mà tổ tiên đã truyền lại qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngồi yên, buông xuôi, bỏ mặc là chúng ta không có trách nhiệm với cha ông và các thế hệ sau. Để rồi khi con số điều tra dân số mới phũ phàng hiện ra thì thời khắc quyết định đã qua, tình trạng sẽ là bi đát hơn nhiều. Liệt vị tôn đức tiền bối hữu công đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp chấn hưng Phật giáo mấy mươi năm trước, liệu các ngài thế nào khi biết rằng, chưa đến nửa thế kỷ sau đó, số liệu tín đồ Phật giáo kê khai trong một cuộc điều tra quốc gia chỉ còn là khoảng trên 6 triệu người trên tổng số người Việt hơn 85 triệu người. Con số là một lẽ, nhưng điều quan trọng hơn là việc trả lời câu hỏi, diễn tiến số lượng tín đồ Phật giáo Việt Nam là tăng hay giảm. Người ta đã kê khai chính thức rành rành như thế thì hôm nay, chúng ta cáo bạch như thế nào với anh linh liệt vị tiền bối Phật giáo Việt Nam. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Vấn đề hết sức cấp bách khi chúng ta đang xác định ở một khúc quanh lịch sử. Mười năm trước vẫn còn có nhiều người không chấp nhận con số 10 triệu tín đồ Phật giáo, thì 10 năm sau con số đó đã chỉ còn hơn 6 triệu. Thế thì, 10 năm sau nữa thì sao? Không lẽ người Phật tử hôm nay sẽ là những người chứng kiến việc xác định nước Việt Nam có tôn giáo đa số đã là một tôn giáo khác không phải Phật giáo? Đạo Phật là một tôn giáo không cạnh tranh. Nhưng đạo Phật cũng là một tôn giáo kêu gọi người tu hành trong đạo phải “giác tha”. Thịnh suy của đạo Phật tuy biết rằng “như hạt sương trên đầu ngọn cỏ”, “không nên sợ hãi” (ý thơ của Thiền sư Vạn Hạnh), nhưng chúng ta còn có trách nhiệm. Chúng ta không lo sợ trước nghiệp vận, nhưng đối với đạo Phật, chúng ta vẫn là người chủ nghiệp vận. Trong khúc quanh thịnh suy này của Phật giáo, trách nhiệm của Tăng Ni, Phật tử, những người còn chính thức kê khai mình theo đạo Phật, là hết sức nặng nề. Con cháu mai hậu sẽ nhìn vào chúng ta trong thời điểm hiện nay, đúng vào lúc những con số đáng quan tâm, chưa từng có được ghi nhận. Cha anh chúng ta đã làm gì để còn có một nước Việt Nam có số đông người theo đạo Phật, hay ngậm ngùi sửa lại mục tôn giáo trong các quyển sách giáo khoa địa lý, từ điển bách khoa, Atlas… như đã phải làm đối với Hàn Quốc. Đây là việc lớn, không thể xem thường một số liệu thống kê từ một cuộc điều tra quốc gia như vậy. Rất mong Giáo hội, quý Tăng Ni, Phật tử cùng nhau lưu ý với ghi nhận quan tâm xem đó là vấn đề mà tích cực tìm hướng giải quyết. Hoằng pháp nên được coi là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh như thế. Minh Thạnh
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:20:56 GMT -5
Hòa Thượng Bửu Chơn
Hòa Thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Thông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Ðéc, Ðồng Tháp. Thuở thiếu thời Ngài sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, do đó Ngài thấm nhuần Phật Giáo Nam Tông, vốn là quốc giáo của Vương quốc này. Sẵn có túc duyên Phật pháp nên vào năm 1940, Ngài xuất gia thuộc hệ phái Nam Tông.
Sau đó Ngài vào rừng chấp trì hạnh đầu đà (Dhutanga) suốt mười hai năm. Năm 1951, Ngài được Phật tử Việt Nam cung thỉnh về Sài Gòn để truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy. Năm 1952, Ngài có duyên lành sang Tích Lan để nghiên cứu Phật học tại trường Dhammaducla Viddhyàlaya trong thời gian hai năm. Ngài cũng đã hành hương sang Ấn Ðộ để chiêm bái các thánh tích và cung thỉnh Ngọc Xá Lợi do Giáo Hội Phật Giáo ở Tích Lan tặng đem về Việt Nam.
Năm 1954, Ngài dẫn đầu phái đoàn Phật Giáo Việt Nam tham dự Hội nghị Kết Tập Tam Tạng Pàli lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện. Ngài là vị Giáo phẩm Phật giáo Việt Nam đã tham gia nhiều hoạt động Phật sự quốc tế. Vào năm 1956, Ngài tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện. Và nhân dịp này Bộ Lễ Miến Ðiện đã trao tặng Ngọc Xá Lợi cho Ngài mang về Việt Nam tôn thờ.
Ngài là thành viên vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời Ngài được cử làm Tăng Thống Ban Chưởng Quản vào năm 1957. Trong năm này Ngài dẫn đầu phái đoàn dự lễ kỷ niệm 2.500 năm Phật Giáo tại Campuchia. Ngài dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 4 tại Népal và Hội nghị Triết học tại Ấn Ðộ.
Năm 1958, Ngài dự Hội nghị Quốc tế về lịch sử Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 9 tại Ðông Kinh, Nhật Bản. Năm 1960 Ngài được bầu làm Phó Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới trong kỳ Ðại Hội lần thứ 5 tại Thái Lan và tham dự Hội nghị Lịch Sử Tôn Giáo Thế Giới lần thứ 10 tại Tây Ðức. Ngài cũng đến các nước Tây Phương: Anh, Ý, Pháp để nghiên cứu các tổ chức Phật Giáo tại các nơi này. Năm 1961 tại Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 6 tại Phnôm Pênh, Campuchia, Ngài được bầu vào chức vụ Cố vấn tinh thần tối cao và vĩnh viễn cho Hội Phật giáo Thế giới.
Năm 1962, Ngài đắc cử Tăng Thống Giáo Hội Già Nguyên Thủy Việt Nam. Ngài đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng tích Thích Ca Phật Ðài tại núi Lớn ở Vũng Tàu.
Năm 1963, Ngài giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy ban Liên phái Bảo Vệ Phật Giáo chống chế độ nhà Ngô kỳ thị Phật Giáo. Năm 1964, Ngài dẫn đầu phái tham dự Hội nghị Phật Giáo Thế Giới lần thứ 7 tại Ấn Ðộ. Năm 1965 tại Tân Gia Ba, Ngài được bầu làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Thế Giới địa phương và tham dự Hội nghị thành lập Hội Tăng Già Thế Giới tại Tích Lan.
Năm 1966, Ngài dẫn đầu phái đoàn tham dự Hội nghị Phật Giáo Thế Giới lần thứ 8 tại Thái Lan. Năm 1968 Ngài tham dự Hội nghị Lịch Sử Tôn Giáo Thế Giới thứ 12 tại Jerusalem Do Thái. Năm1972 Ngài đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Năm 1979, Ngài đảm nhận chức vụ Cố vấn Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam khóa II.
Ngài là một học giả, biết rất nhiều ngoại ngữ như Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và Cổ ngữ Pàli. Riêng về Pàli là ngôn ngữ mà Ngài đã dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu và đã soạn thành tự điển Pàli. Dù bận rộn Phật sự trong nước cũng như Phật sự quốc tế, Ngài vẫn dành thời gian để phiên dịch và trước tác nhiều kinh sách để hoằng dương giáo pháp, trên dưới 20 tác phẩm.
Ngày 17-9-1979, mặc dù sức khỏe suy kém, Ngài vẫn dẫn đầu phái đoàn Phật Giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, tham dự lễ Dol-ta (lễ lớn của dân tộc Campuchia) tại Campuchia, và đặc biệt là tổ chức lễ truyền giới Tỳ Kheo cho các nhà sư Campuchia. Ngày 19-9-1979 bệnh cũ bộc phát trầm trọng, đến 2 giờ sáng ngày 21-9-1979 (1 tháng 8, Kỷ Mùi), Ngài an nhiên viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, với 30 tuổi đạo. Trước giờ phút lâm chung, trên giường bệnh Hòa thượng vẫn còn tỉnh táo nghe các thành viên trong đoàn báo cáo buổi lễ Dôn-Ta và lễ Truyền giới viên mãn cho 7 vị sư Campuchia, mở đầu kỷ nguyên phục hồi nền Phật Giáo xứ Chùa Tháp.
Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh. Công hạnh Ngài còn tỏa rộng ra thế giới, và còn lưu lại trong mỗi bước hành trì giới pháp độ sanh của những người có lòng vị tha và chí tìm cầu giải thoát. Các tác phẩm của Ngài còn để lại trong sự nghiệp sáng tác phiên dịch :
- Cư Sĩ Thực Hành. - Tứ Thanh Tịnh Giới. - Pháp Xa. - Chuyển Pháp Luân. - Bồ Tát Khổ Hạnh. - Hàng rào giai cấp. - Niệm Thân. - Chánh Giác Tông. - Tội Ngũ trần. - Truyện Ngạ Quỷ. - Quả Báo Sa Môn. - Nhân Quả Liên Quan. - Kho tàng Pháp Bảo. - Pháp Ðầu Ðà. - Hội Nghị Quốc Tế. - Văn Phạm Pàli. - Ðịnh luật thiên nhiên của vũ trụ. - Tự Ðiển Pàli.
--------------------------------------------------------------------------------
Source Bình An Sơn
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Giới Nghiêm Hòa thượng Tịnh Sự (Santakicco) Hòa thượng Giác Quang Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi) Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:22:00 GMT -5
Hòa thượng Giới Nghiêm
Hòa thượng Giới Nghiêm có thế danh là Nguyễn Ðình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên. Năm 9 tuổi (1930), Ngài xuất gia tại chùa Bãng Lãng - Huế thuộc hệ phái Bắc truyền. Sau đó Ngài được thọ giới Sa Di. Ðến năm 19 tuổi (1940 - Canh Thìn), Ngài thọ giới Tỳ Kheo tại Ðại giới đàn chùa Phổ Ðà - Ðà Nẵng.
Trong thời gian này, Phật giáo Nam Tông bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Nhờ vậy Ngài có dịp nghiên cứu giáo lý Nguyên Thủy. Năm 1944, Ngài được sang tu học tại Phnômphênh - Campuchia. Năm 1947 Hoà thượng Niếp Tích truyền giới Tỳ Kheo theo truyền thống Nam Tông - Theràvada cho Ngài. Ngài được học đạo với Ðức vua sãi Campuchia, Hòa thượng Chuon Nath.
Sau đó Ngài sang du học ở Thái Lan và Miến Ðiện. Tại Miến Ðiện, Ngài được học thiền tứ niệm xứ với ngài Thiền sư Mahàsi Sayàdaw. Sau hơn mười năm du học nước ngoài, Ngài trở về Việt Nam để hoằng khai Phật Giáo Nguyên Thủy.
Năm 1957, Ngài cùng các vị Trưởng lão Hòa thượng Hộ Tông, Bửu Chơn, Thiện Luật, Tối Thắng, Giác Quang, Kim Quang, Pháp sư Thông Kham vận động thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
Khi Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam chính thức thành lập, Ngài được đề cử giữ chức vụ Phó Tổng thư ký. Khi chính quyền Ngô Ðình Diệm sụp đổ, Ngài đuợc bầu làm Tăng Thống trong bốn nhiệm kỳ từ năm 1964-1971. Năm 1979, Ngài được tái cử chức Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Cũng trong năm 1979, Ngài được thỉnh tham gia giáo đoàn chư Tăng Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam đi Campuchia để làm thầy tế độ, tái truyền giới cho các sư sãi đã bị Khmer đỏ bắt hoàn tục. Từ đó Phật Giáo Campuchia đã được phục hồi vững mạnh và thắt chặt tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia.
Trong cuộc đời hoằng hóa hành đạo, Ngài đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế về Phật Giáo, đặt biệt là tham dự hội nghị kết tập Tam Tạng lần thứ 6 tại Rangoon, Miến Ðiện.
Về sự nghiệp giáo dục đào tạo Tăng lữ, Ngài đã mở một Phật học viện sơ cấp tại chùa Tam Bảo - Ðà Nẵng và một Phật học viện Trung Ðẳng tại chùa Phật Bảo tại quận Tân Bình - Sài Gòn, nơi Ngài làm viện chủ và tiến sĩ Thiện Giới làm Giám Ðốc. Phật học viện đào tạo nhiều Tăng tài cho hệ phái Nam Tông.
Sau khi học thiền tứ niệm xứ ở Miến Ðiện, trở về nước, Ngài mở trung tâm thiền tứ niệm xứ tại Tam Bảo Tự, núi Lớn - Vũng Tàu, đào tạo nhiều hành giả thiền sinh thâu đạt kết quả pháp hành tốt đẹp. Sau năm 1975, Ngài tiếp tục mở nhiều khóa thiền tại chùa Phật Bảo nơi Ngài trụ trì.
Về sự nghiệp sáng tác dịch thuật, Ngài đã dịch và cho in các tác phẩm sau đây :
- Thiền Tứ Niệm Xứ. - Mi Tiên vấn đáp. - Lịch Sử Phật Tổ Gotama. - Giải về Kiếp. - Dạ Xoa hỏi Phật. - Ðế Thích vấn đạo. - Pháp số giảng giải. - Luật tạng Pàli.
Ngoài ra, còn một số kinh Ngài đang dịch dở dang, hoặc còn trong bản thảo hiện lưu giữ tại chùa Phật Bảo.
Về sự nghiệp xây dựng chùa chiền, từ miền Nam ra miền Trung, lên Cao Nguyên, ở đâu cũng có dấu chân Ngài bước đến để hoằng khai đạo mầu. Ngài đã kiến lập các tự viện như chùa Ðịnh Quang (ở làng Gia Lệ, Huế), Tăng Quang (Huế), Tam Bảo (Ðà Nẵng), Nam Quang (Hội An), Tăng Bảo (Quảng Ngãi), Bửu Sơn, Pháp Luân (Ðà Lạt), Pháp Bảo (Mỹ Tho), Bình Long (Phan Thiết), Phước Sơn (Ðồng Nai), Tam Bảo Thiền Viện (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phật Bảo (quận Tân Bình, Sài Gòn).
Hòa thượng Giới Nghiêm có số đồ chúng xuất gia đông đảo nhất trong Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, một số hiện còn đang du học nước ngoài. Hiện nay, những đệ tử trưởng thành của Ngài là Hòa Thượng Hộ Nhẫn ở Huế, Hòa thượng Pháp Tri, Tỳ kheo Viên Minh, Tỳ kheo Tâm Hỷ, Tỳ kheo Hộ Chơn, v.v....
Năm 1984, Ngài lâm trọng bệnh, sức khỏe kém dần và không hồi phục lại được. Ngài đã thâu thần thị tịch lúc 10 giờ 10 phút ngày 13 tháng 7 năm Giáp Tý, tức 09 tháng 8 năm 1984, tại chùa Phật Bảo, hưởng thọ 63 tuổi, với hơn 50 năm dốc lòng hoằng đạo.
Hằng năm, vào mùa Vu Lan Báo Hiếu (13/7 â.l.) toàn thể tăng tín đồ Phật Giáo Nam Tông và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam làm lễ tưởng niệm Hòa thượng, một thiền sư, một bậc Thầy từ hòa khả kính, đức độ cao thâm, một vị giáo phẩm tôn túc của Phật Giáo Việt Nam.
--------------------------------------------------------------------------------
Source Bình An Sơn
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Tịnh Sự (Santakicco) Hòa thượng Giác Quang Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi) Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:23:03 GMT -5
Hòa thượng Tịnh Sự (Santakicco)
Hòa thượng Tịnh Sự, thế danh là Võ Văn Ðang, sinh năm Quí Sửu (1913), trong một gia đình có truyền thống Nho giáo, tại một vùng quê miền Nam, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Ðồng Tháp. Thân phụ Ngài là cụ Võ Văn Tỏ, thân mẫu là cụ Trần Thị Thông. Năm 7 tuổi Ngài đã học chữ Nho. Rất thông minh, Ngài được người đương thời gọi là “Thần đồng Lê Quí Ðôn”. Do túc duyên sẵn có từ nhiều đời, đến năm 12 tuổi Ngài xuất gia và thọ giới Sa Di tại chùa Bửu Hưng (Sa Ðéc). Thấy Ngài quá thông minh nên Bổn sư đặt pháp danh là Thích Huệ Lực. Năm 20 tuổi Ngài thọ giới Tỳ kheo tại chùa Kim Huê, Sa Ðéc. Ðến năm 25 tuổi Ngài được bổ nhiệm về trụ trì tại chùa Phước Ðịnh, Chợ Lách. Năm 30 tuổi Ngài trụ trì chùa Viên Giác, Vĩnh Long. Năm 35 tuổi duyên lành đối với Phật giáo Nam Tông đã chín mùi, Ngài được du học tại Chùa Tháp Campuchia, thọ giới theo Phật giáo Nam Tông tại chùa Kùm Pung (Treyloko) ở Trà Pét. Từ Campuchia Ngài có thiện duyên du học tại Thái Lan, thọ giới Tỳ kheo tại chùa Pakknam Bangkok. Ngài được thầy tế độ ban pháp danh là Tịnh Sự (Santakicco) vì thấy Ngài chuyên tâm hành đạo. Tại xứ Phật giáo Thái Lan này, Ngài đã thực hành hạnh đầu đà, tu thiền Minh Sát và học A Tỳ Ðàm (Abhidhamma) trong bảy năm. Rời Thái Lan về Việt Nam, Ngài trở lại trụ trì chùa Viên Giác - Vĩnh Long. Ngài bắt đầu mở mang truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy. Ngài dạy Pháp học A Tỳ Ðàm Pàli (Abhidhamma) và Pháp hành Tứ Niệm Xứ. Muốn cho môn học Abhidhamma được truyền bá rộng rãi nên vào năm 59 tuổi Ngài về trụ trì chùa Siêu Lý - Sài Gòn. Mở trường chuyên dạy về môn Abhidhamma và dịch các bộ sách Giáo Khoa Phật Học như Vi Diệu Pháp Sơ Cấp, Trung Cấp và Chánh Tạng Abhidhamma. Ngài đã đào tạo nhiều thế hệ học trò Vi Diệu Pháp. Các thế hệ đệ tử này đã kế thừa sự nghiệp của Ngài truyền bá môn Abhidhamma khắp nơi. Những thế hệ đệ tử Vi Diệu Pháp đầu tiên hiện nay còn những vị tiêu biểu như Ðại Ðức Giác Chánh, cư sĩ Vĩnh Phúc, cư sĩ Trần Quỳnh Hương đã có công đức duy trì và phát triển môn học Abhidhamma. Về phương diện đào tạo Tăng tài, Ngài đã từng làm thầy Tế độ truyền giới xuất gia cho hàng trăm Sa Di, Tỳ Kheo. Họ đã tiếp nối được sự nghiệp truyền bá giáo pháp của Ngài một cách tốt đẹp. Không những chỉ đào tạo Tăng tài mà Ngài còn xây dựng rất nhiều cơ sở tự viện: chùa Viên Giác (Vĩnh Long), chùa Long Linh, chùa Giác Phước, chùa Pháp Ðộ, chùa Trúc Lâm, chùa Siêu Lý, chùa Thiền Quang 1, chùa Thiền Quang 2. Ðiểm nổi bật nhất trong sự nghiệp hoằng pháp của Hòa thượng là Ngài đã dịch hoàn thành Tạng luận Pàli tức Tạng Abhidhamma (A Tỳ Ðàm, Vi Diệu Pháp) gồm: 1) Bộ Pháp Tụ (Dhammasangani). 2) Bộ Phân Tích (Vibhanga). 3) Bộ Chất Ngữ (Dhàtu kàthà). 4) Bộ Nhân Chế Ðịnh (Puggala Pannatti). 5) Bộ Ngữ Tông (Kàthà Vatthu). 6) Bộ Song Ðối (Yamaka). 7) Bộ Pháp Trí (Patthana). Ðó là phần chánh tạng Abhidhamma. Sau đây là những dịch phẩm giáo khoa Adhidhamma được giảng dạy tại các trường Phật Học Thái Lan: 1) Vi Diệu Pháp Sơ Cấp. 2) Vi Diệu Pháp Trung Cấp. 3) Vi Diệu Pháp Cao Cấp. 4) Thanh Tịnh Ðạo. 5) Diệu Pháp Lý Hợp. Sự nghiệp đạo pháp của Ngài vô cùng to lớn. Nhất là Ngài đã dành hết đời mình để phiên dịch trọn Tạng Vi Diệu Pháp (Luận Tạng Pàli). Qua công hạnh này, Ngài là một ngôi sao mà càng nhìn chúng ta càng thấy sáng hơn. Ðêm mùng 6 tháng 5 năm Giáp Tý, Ngài thọ bệnh. Nửa đêm hôm ấy Ngài cho gọi Chư Tăng để ban di huấn và gởi lời sám hối đến Tăng chúng gần xa. Rồi Ngài an trú chánh niệm và viên tịch lúc 6 giờ 15' sáng ngày 7 tháng 5 năm Giáp Tý (tức 05-06-1984), hưởng thọ 72 tuổi, hành đạo 52 năm. Trước khi viên tịch Ngài đã giảng về sự khổ, rồi mỉm cười tắt hơi thở cuối cùng. Ngài ra đi nhưng sự nghiệp đạo pháp của Ngài vẫn còn ở lại với hậu tấn ngưỡng cầu giải thoát khổ đau, để hằng an vui tự tại nơi Niết Bàn tịch tịnh./.
--------------------------------------------------------------------------------
Source Bình An Sơn
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Giác Quang Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi) Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:23:59 GMT -5
Hòa thượng Giác Quang
Hòa thượng thế danh là Dương Văn Thêm, sinh năm 1895, trong một gia đình trung lưu tại Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, Ngài đã hấp thụ nền giáo dục đậm nét Nho phong cổ kính có đức tính vị tha, từ ái bao dung. Mặc dù có một tương lai đầy hứa hẹn trong đời, nhưng Ngài đã sớm giác ngộ lẽ vô thường, khổ đau nhân thế. Nên năm 1940 Ngài từ bỏ gia đình sang Campuchia để xuất gia, tầm sư học đạo. Ðến năm 1945 Ngài trở về Sàigòn và lập chùa Giác Quang ở Bình Ðông, Chợ Lớn. Ðây là một trong những ngôi chùa có uy tín trong hệ phái Phật Giáo Nam Tông Việt Nam. Tại đây Ngài đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni Phật tử cho hệ phái Nam Tông. Ngài đã cùng với các Ngài Bửu Chơn, Hộ Tông, Thiện Luật, Tối Thắng, Giới Nghiêm thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Năm 1957, Ngài được suy cử chức vụ Cố Vấn Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam và liên tục các nhiệm kỳ tiếp theo cho đến khi Ngài viên tịch 1967. Ðối với đạo pháp Ngài đã thực hiện hai nhiệm vụ trong buổi sơ khai của lịch sử Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam vô cùng khó khăn gian khổ. Ðó là xây dựng cơ sở tự viện đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam và hoằng pháp độ sanh. Nhiều nhà sư Nam Tông đã trưởng thành từ chùa Giác Quang này, hiện họ đã đóng góp nhiều công sức trong việc truyền bá Phật Giáo Nguyên Thủy ở Việt Nam. Việc du nhập Phật Giáo Nguyên Thủy vào Việt Nam của Ngài là một công đức vô cùng to lớn. Ngài đã viên tịch vào năm 1967, hưởng thọ 72 tuổi, với 27 năm hành đạo. Tuy Ngài mất đi, nhưng vầng hào quang sự nghiệp đạo pháp của Ngài vẫn rực rỡ huy hoàng đến muôn sau./.
--------------------------------------------------------------------------------
Source Bình An Sơn
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi) Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:24:57 GMT -5
Các Bậc Trưởng Lão Hòa thượng Ẩn Lâm (Arannavasi)
Hòa thượng có thế danh là Lê Văn Tâm, sinh năm Mậu Tuất (1898) trong một gia đình nông dân tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thân phụ Ngài là cụ Lê Văn Cường, thân mẫu là cụ Ðặng Thị Dưỡng. Gia đình Ngài quy y theo Phật giáo Bắc Tông. Thuở nhỏ Ngài đã theo gia đình thường xuyên đến các chùa để lễ Phật tụng kinh. Năm 18 tuổi, duyên lành đã đến, Ngài xuất gia tại chùa Khánh Quới thuộc phái Lâm Tế (Thiền tông Trung Quốc). Sau đó Ngài đi hành đạo ở các chùa Long Thành, Huỳnh Long rồi trở về chùa Phi Lai nơi Ngài đã quy y từ thuở nhỏ. Năm 30 tuổi (1920), Ngài sang Campuchia nghiên cứu kinh điển Tam Tạng Pàli. Năm 1940, Ngài gặp Hòa thượng Thiện Luật (người Việt Nam tu theo hệ phái Nam tông, bấy giờ ở tỉnh Preyveng, Campuchia) và được thọ giới theo Phật giáo Nam Tông. Năm 1941 Ngài phát nguyện thực hành pháp môn Ðầu Ðà khất thực và độc cư trong rừng. Năm 1946, Ngài thọ giới Tỳ kheo với Ngài Dhammavansa Guna Thera. Vì cảm kích nếp độc cư thiền định trong rừng nên Thầy tế độ đã ban pháp danh cho Ngài là Ẩn Lâm (Arannavasi). Ngài luôn tâm niệm người tu phải sống độc cư thiền định, rừng núi là môi trường yên tĩnh sẽ giúp cho tâm được thanh tịnh. Ðồng thời Ngài gìn giữ giới hạnh trang nghiêm trong sạch, lấy giới định tuệ làm phương châm tu tập. Ngài có đời sống tri túc, thiểu dục của bậc Sa môn chân chính. Dù ở đâu Ngài cũng trì bình khất thực hàng ngày. Năm 1954, từ Campuchia về Sài Gòn, Ngài tu tập tại các chùa Kỳ Viên, Giác Quang, và Bửu Quang. Năm 1957, Giáo Hội bổ nhiệm Ngài về trụ trì chùa Tăng Quang (Huế). Năm 1959, Ngài theo quyết định của Giáo Hội về điều hành Phật sự tại chùa Tam Bảo (Ðà Nẵng). Năm 1961, Ngài lại về trụ trì chùa Thanh Vân, Tây Ninh. Năm 1962, Giáo Hội điều động Ngài về trụ trì chùa Phước Hải, Tân Hiệp, Tiền Giang. Năm 1975, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam điều Ngài về trụ trì chùa Kỳ Viên, Bàn Cờ, Sài Gòn. Trên bước đường hoằng dương chánh pháp, đâu đâu cũng có dấu chân của Ngài, từ miền Nam ra miền Trung, từ miền Trung xuống miền Tây. Ngài là một trong những vị Giáo phẩm cao cấp của Phật giáo Nam Tông được Tăng ni Phật tử hệ phái tôn kính ngưỡng mộ. Năm 1965, Ngài được tín nhiệm suy cử vào chức Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Năm 1976, Ngài được chư Tăng suy cử Ngài vào chức vụ Tăng Thống GHTGNTVN. Trong nhiệm kỳ 1979 - 1982 Ngài làm Cố Vấn GHTGNTVN. Năm 1981, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được Ðại hội suy cử vào chức vụ Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh. Tháng 10-1982 sức khỏe của Ngài bắt đầu suy yếu. Mặc dù bệnh duyên như vậy, nhưng Ngài vẫn vô cùng sáng suốt khi Tăng chúng và Phật tử đến thăm, Ngài thường nhắc nhở việc tu hành. Hình ảnh một vị Hòa thượng Cao tăng luôn luôn chánh niệm, tỉnh giác trước giờ phút viên tịch đã tác động vào niềm tin của hàng Phật tử xuất gia cũng như tại gia cư sĩ rất nhiều. Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng 20-12-1982, tức mồng 6 tháng 11 năm Nhâm Tuất, Ngài đã an nhiên thị tịch. Một đại thọ đã không còn, một thuyền từ đã tách bến, để lại niềm thương tiếc vô bờ nơi các hàng môn đệ hậu sanh./.
--------------------------------------------------------------------------------
Source Bình An Sơn
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera) Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:25:59 GMT -5
Hòa thượng Hộ Nhẫn (Khantipala Mahathera)
Trưởng Lão Hòa Thượng thế danh Tôn Thất Thuế, sinh năm 1924 tại thôn Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngài thuộc dòng dõi hoàng gia Đệ cửu hệ, Tứ phòng. Phụ thân là Cụ ông Tôn Thất Tích, pháp danh Nguyên Phước, mẫu thân là Cụ bà Phan Thị Cưỡng, pháp danh Nguyên Thâm, đều là những nông dân hiền lương, chất phác.
Ngài có tất cả năm anh chị em, hai trai, ba gái. Hiện tại, một gái đã mất, còn Ngài và hai em gái đều theo Phật xuất gia. Hai thân Ngài đều đã khuất núi.
I. Thuở ấu thời
Ngài có thể chất văn nhược, mảnh dẻ nhưng có ý chí, nghị lực phi thường; đặc biệt là thông minh, sáng dạ. Năm 1934, lúc 10 tuổi, Ngài đã đỗ bằng Yếu lược. Năm 1937, lúc 13 tuổi Ngài đỗ bằng Primère. Sự học đang thành đạt như vậy nhưng vì gia đình quá nghèo khổ, Ngài đành phải bỏ học để phụ giúp công việc ruộng vườn với cha mẹ.
Năm 1939, lúc 15 tuổi, mặc dù còn nhỏ nhưng do tư cách, phẩm chất đứng đắn, Ngài được cụ Tôn Thất Cổn mời làm thư ký cho Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội Huế. Công việc của Ngài là trông coi sổ sách giấy tờ cho Thế Miếu. Ba năm làm việc ở đây, Ngài vừa có đồng lương đỡ đần gia đình vừa có thì giờ để nghiên cứu kinh sách.
II. Xuất gia tầm đạo
Hôm kia, duyên lành dẫn dắt, Ngài đọc được một quyển sách nói về cuộc đời Đức Phật Thích Ca từ Đản Sanh đến Nhập Diệt. Xúc động quá, Ngài tự nghĩ: "Cuộc đời vắn vỏi, sống chết vô thường, ta phải noi gương Đức Phật từ bỏ tất cả để tầm cầu Con Đường Vô Thượng. Đây mới là ước mơ chân chính trên thế gian này mà từ lâu ta hằng mơ hồ dự cảm".
Thế rồi, năm 1942, sau khi suy nghĩ chín chắn, Ngài rời Miếu Đường Hoàng gia trở lại quê nhà, khẩn khoản, tha thiết xin cha mẹ xuất gia làm cho hai vị rất ngạc nhiên. Con đường công danh sự nghiệp đang mở rộng, một đời sống hạnh phúc, cơm no áo ấm đầy hứa hẹn ở tương lai, sao đứa con lạ đời này lại chối từ tất cả? Dẫu thương con nhưng cũng không thể chiều theo ý con để chấp nhận ước vọng nghịch đời, cha mẹ Ngài thẳng thừng từ chối. Tuy nhiên, vừa hiếu từ, vừa ôn nhu; Ngài lấy khổ nhục để tỏ bày ý chí kiên định của mình nên cuối cùng, cha mẹ Ngài đành nuốt nước mắt cho Ngài ra đi.
Thế là vừa tròn 18 tuổi, người con trai nom vẻ khô gầy nhưng cương nghị ấy đã tự cạo đầu, khoác áo nâu sồng tìm đến chùa Cao Minh trong làng xuất gia tu học. Ở đây, Ngài phải tự mày mò tìm kiếm, tự đọc kinh sách và suy nghĩ pháp môn thích hợp cho mình. Tu khổ hạnh là con đường mà Ngài lựa chọn. Thế rồi, mỗi ngày, Ngài chỉ dùng một nắm rau sống bất kể xanh hay vàng, không có muối cùng với bát nước trong, chẳng dùng thêm bất kỳ một thứ gì khác.
Năm 1945, do chiến tranh bom rơi đạn lạc, Ngài cùng với số người thân cận tìm cách tản cư. Trên đường về Huế, gặp chùa Vô Vi, Ngài xin ở lại đây để tu tập. Pháp môn khổ hạnh Ngài vẫn duy trì, đồng thời Ngài vẫn lấy hơi thở làm đề mục thiền định.
Thời gian trôi qua, tính đến hôm ấy thì Ngài ăn rau sống, uống nước lã đã ba năm; thân thể Ngài chỉ còn xương và da, cơ thể quá suy nhược, đã chết đi sống lại mấy lần nhưng Ngài vẫn kiên định, không thối chí, ngả lòng mặc dầu các thân nhân bên cạnh khóc ngày, khóc đêm.
Hôm kia, do quá suy kiệt, máu huyết khô cạn, sự sống chỉ còn thoi thóp, mong manh; từ tư thế tọa thiền, Ngài bất tỉnh, mê lả đi. Trong mơ màng, Ngài thấy có người đến lay gọi rồi nói vào tai với đại ý rằng: "Bồ tát sáu năm khổ hạnh sai lầm, còn Thầy cũng đã hơn ba năm khổ hạnh sai lầm. Khổ hạnh chỉ đưa đến cái chết chứ không thể đưa đến giác ngộ, giải thoát đâu". Tỉnh lại, thấy xung quanh cửa đóng then cài, biết là chư thiên hộ pháp kinh cảm nhắc nhở, Ngài vô cùng tri ân. Bắt đầu từ đây, Ngài ngọ trai bằng hai chén cơm lửng, muối dưa chay đạm với một bát nước trong.
Năm 1947, lúc Ngài 23 tuổi, nghe tiếng tu hành của Ôn Châu Lâm; Ngài từ giã chùa Vô Vi tìm đến Ôn để xin thụ giáo. Ở đây được hai năm rưỡi, Ngài được Ôn Châu Lâm tận tình hướng dẫn Kinh, Luật và chữ Hán, sau đó cho thọ Sa di giới. Nhờ khiêm nhu, đức hạnh, tu hành tinh tấn nên Ngài được Thầy thương, bạn mến, gần xa người người kỉnh mộ.
III. Thọ Đại Giới và dự Hội nghị kết tập Tam Tạng
Vào đầu thập niên 50, Phật giáo Nguyên Thủy đã có mặt ở miền Trung, Ngài được thấy, được gặp Hòa Thượng Giới Nghiêm. Do tăng tướng phẩm mạo và hình ảnh tam y, nhất bát, đầu trần, chân đất của vị sư nguyên thủy mà làm cho Ngài xúc động mạnh. Ngài tự nghĩ: "Đúng rồi! Đây chính là hình ảnh của Đức Phật và Chư Tăng thuở xa xưa nào ở kinh thành Xá Vệ. Con đường này hợp với chí nguyện và sở thích của ta". Thế rồi, từ giã ngôi chùa Châu Lâm thân yêu, Ngài tìm đến Chùa Tam Bảo, Đà Nẵng và được Hòa Thượng Giới Nghiêm hướng dẫn Kinh, Luật Pàli.
Năm 1952, Ngài được Hòa Thượng Thiện Luật cho xuất gia Sadi, mang y bát; ngày ngày khất thực, thiền định vô cùng tinh tấn.
Cũng trong năm này, Ngài được tháp tùng Hòa Thượng Bửu Chơn đi Miến Điện dự Hội nghị Phật giáo lần thứ 3; sau đó được ở lại để dự Đại Hội kết tập Tam Tạng Thánh Điển Pàli lần thứ 6 tại Rangoon.
Vào ngày 29-12-1955, Ngài được duyên lành tối thắng thọ Cụ Túc Giới tại thạch động Pirimangalà; Thầy Tế độ là Đại Hòa Thượng Thánh Tăng Pokokku Sayadaw; đương nhiệm Pháp Chủ chứng minh tối cao Đại Hội kết tập Thánh Điển Tam Tạng. Cũng là kỳ duyên hy hữu nữa, hai bậc cao đức tôn giả vấn đáp trong Đại hội kết tập Tam Tạng là Pháp Sư Nandàvamsa tinh thông Tam Tạng Pháp Học; và Thiền Sư Mahàsì Sayadaw, tinh thông Pháp Hành - là hai vị thầy Yết-ma và Giáo Thọ A-xà-lê của Ngài. Tăng Hội chứng minh hôm đó gồm 300 vị cao Tăng của thế giới. Ngoài ra, trong thời gian này, Ngài còn được học Thiền Vipassanà với Thiền Sư Mahàsì Sayadaw nổi danh đương đại.
Sau Đại Hội kết tập Tam Tạng, Ngài thỉnh được Xá lợi Phật, Xá lợi Chư Thánh Tăng và Tam Tạng Pàli Miến về nước. Hiện nay, Xá lợi Phật, Xá lợi Chư Thánh Tăng được tôn thờ ở Thiền Lâm Thánh Tháp và Tam Tạng Pàli Miến còn bảo lưu ở Chùa Tam Bảo - Đà Nẵng.
IV. Sự nghiệp hoằng pháp
Năm 1958, vì nhu cầu của Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Ngài rời Tam Bảo tự về trụ trì Chùa Tăng Quang, Gia Hội, Huế; và vẫn giữ hạnh trì bát đầu đà, tùy duyên hóa độ chúng sanh.
Năm 1960, Ngài xin phép Giáo Hội rời Tăng Quang lên thôn Thượng II, xã Thủy Xuân dựng cốc lá giữa tha ma mộ địa vắng người để tu hành. Và chính ở đây, hạnh độc cư thiền định và trì bát đầu đà của Ngài đã xúc động tín tâm và lòng kỉnh mộ của nhiều người.
Năm 1966, Thiền Lâm Thánh Tháp được hình thành và lần hồi, nhờ phước đức thanh tịnh của Ngài, qua vài đợt tu sửa, ngôi chùa mới có tầm vóc như hiện nay.
Tháng 11/1997, Ngài được cung cử vào Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN và Phó Chủ Tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Năm 1998, Ngài được toàn thể Chư Tăng và Phật Tử PGNT suy tôn lên ngôi vị Tăng Trưởng do đạo hạnh thanh cao, pháp lực nghiêm minh và giới luật tinh khiết của Ngài.
Suốt mấy năm trường, vì công việc của Giáo hội, nhu cầu của hệ phái, Ngài ra Bắc, vào Nam dự Đại hội hoặc đi thăm thú các chùa đó đây luôn luôn với nụ cười hoan hỷ. Gặp Chư Tăng hay Phật Tử, bao giờ Ngài cũng sách tấn việc tu hành với lời lẽ giản dị, từ hòa. Và điều đặc biệt nhất, tối thắng và ưu việt nhất là nhờ "thân giáo vô ngôn" từ nơi Ngài mà uy đức của Ngài ngày thêm sáng rỡ. Chư vị Tôn Đức, các bậc chức sắc Giáo Hội và Chính quyền dường như ai cũng cảm mến Ngài. Chư Tăng và Phật tử không kể Nam Bắc Tông, ai ai cũng kỉnh mộ và mến thương Ngài.
V. Năm tháng và trước giờ thị tịch
Chư Tăng và Phật Tử thân tín, ai cũng biết là năm 2002 Ngài sẽ xả báo thân. Do đức khiêm tốn, Ngài thường nói rằng: "Có sinh ắt có tử. Đức Phật, Niết Bàn năm 80 tuổi - nên Sư muốn ra đi với tuổi thọ sau Đức Phật chút ít." Biết lời nguyện của Ngài nên đầu xuân 2002, một số Phật Tử đứng ra tổ chức lễ mừng thọ Ngài. Dịp này, Chư Tăng và Phật tử đồng quỳ xin Ngài xả bỏ lời nguyện, trụ thế một thời gian nữa để cho chúng đồ có nơi nương tựa. Ngài chẳng gật đầu, chẳng lắc đầu, chỉ mỉm cười nói: "Thôi, thì cứ để tùy duyên".
Hỡi ôi! Hóa ra "tùy duyên" là vậy. Hóa ra, tùy duyên là đúng như câu kệ của Ngài Sariputta:
"Sự sống chẳng đeo níu! Sự chết có lo chi! Còn duyên, thời thì ở Hết duyên, thời thì đi Chẳng hy cầu, tham luyến Tùy hữu vi, vô vi!"
Thế cho nên, gần 80 tuổi, sức khỏe Ngài vẫn tốt, nắng mưa sương tuyết, Ngài vẫn đều đặn khất thực trong xóm làng, hang cùng ngõ hẹp, không bỏ một buổi nào. Ngài ra đi không cảm mạo, không một giờ nằm bệnh, như ngọn đèn, gió thổi qua là tắt. Có lẽ nào lời nguyện xưa của Ngài, Ngài chẳng cần dụng tâm hóa giải làm gì, cứ tùy duyên thôi sao?
Vào lúc 8 giờ sáng, ngày 7 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (12-10-2002), Ngài thâu thần thị tịch như đi vào giấc ngủ vĩnh hằng, thần sắc an nhiên, tươi tỉnh. Vài phút trước khi đi, Ngài còn tỉnh giác, chánh niệm nghiêng người lại, tay phải gối đầu giống y tư thế Đức Phật Đại Bát Niết Bàn.
Ôi! Một ngọn núi vô danh nhưng có một nhân cách tu hành kiệt xuất đến ở thì ngọn núi kia cũng trở nên hữu danh! Một miền rừng cây cỏ bình thường nhưng nếu có một loài hoa kỳ lạ xuất sinh thì cả không gian ấy đều được thơm hương! Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam sau khi các bậc thạc đức, cao tăng ra đi, tòng bách thiền lâm lần hồi thưa bóng; nhưng cuộc đời và hành trạng của Đức Tăng Trưởng quả là tàn xanh đại thụ tỏa bóng mát sau cùng cho tất thảy Tăng tín đồ hậu tấn.
Trời đất không nói gì mà trời thì cao, đất thì rộng. Hư không không nói gì mà hư không che chở dung bao vạn loài! Năm mươi năm qua đi, Ngài chỉ im lặng trì bình, im lặng thiền định mà đã để lại một vầng trăng sáng dịu giữa cuộc đời và giữa lòng người.
Ôi! Thiếu vắng Ngài thì Phật Giáo Việt Nam thưa thớt một tàn cổ thụ, PGNTVN mất đi một người cha lành không ai thay thế nổi; và tín đồ Phật tử mất đi một bậc chân tu sáng ngời đạo hạnh mà người người hằng kỉnh mộ, tôn thờ.
Ngưỡng nguyện thập độ Ba-la-mật của Ngài sớm toàn thiện và viên thành.
(Trích tài liệu của Ban Tổ Chức Tang Lễ Cố Trưởng Lão Hộ Nhẫn, Thừa Thiên Huế, 20-10-2002)
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo) Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:26:59 GMT -5
Hòa thượng Pháp Lạc (Mahāthera Dhammosukhamakāmo)
Hòa Thượng Pháp Lạc thế danh Trần Công Khuê, sanh ngày 13 tháng 01 năm 1904 tại xã Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong gia đình có truyền thống Nho giáo. Ngài là trưởng nam, con của Ông Trần Văn Trác và Bà Phạm Thị Cải.
Ngay từ thuở nhỏ, ngài đã được cha mẹ cho đi học chữ Nho lẫn chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Ngài là con trưởng trong gia đình có bảy anh em, cuộc sống ở nông thôn cũng nhiều cơ cực, cha mẹ lại gánh lo cho các con ăn học không xuể. Thế nên Ngài phải nghỉ học nữa chừng để đi làm việc, phụ cha mẹ lo cho các em ăn học nên người.
Mặc dù nặng duyên nợ gia đình, nhưng ngài luôn luôn có ý muốn tìm một con đường chấm dứt khổ đau, sanh tử luân hồi. Ngài tầm sư học đạo qua nhiều tôn giáo khác nhau, nghe tin có vị thầy nào đạo cao đức trọng là tìm đến để học và chiêm nghiệm. Nhưng cuối cùng không có một tôn giáo và đạo sư nào thích hợp với tâm nguyện của ngài để xuất gia học đạo.
Duyên lành đến, ngài tìm đến chùa Kỳ Viên, trụ sở của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam để học kinh và nghe giảng pháp. Các bài giảng pháp của Hòa Thượng Bửu Chơn, Tăng Thống của Giáo hội đã giúp chuyển hóa đời sống tâm linh của ngài.
Vào năm Kỷ Hợi (1959) , ngài quyết định cắt ái ly gia, đến xin làm Giới tử (Anagarika) tại chùa Giác Quang. Năm sau, Canh Tý (1960), ngài được Hòa Thượng Giác Quang cho xuất gia Sa Di và truyền dạy pháp môn thiền định để ngài chuyên cần tu niệm.
Vào năm Tân Sửu , lúc 16 giờ, ngày 30 tháng 4 năm 1961, ngài thọ Đại giới với Hòa Thượng Bổn sư Phó Tăng Thống Thiện Luật và Thầy Yết ma Thượng Toạ Hộ Giác tại chùa Giác Quang. Thầy Bổn sư ban cho ngài pháp danh là Dhammosukhamakāmo (Pháp Lạc). Theo giới luật truyền thống của đức Phật, một vị xuất gia phải sống với thầy và Tăng chúng trong 5 năm để học pháp học lẫn pháp hành và giới luật Tỳ khưu.
Vào năm Ất Tỵ (1965), Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam đề cử ngài đến tỉnh Phan Thiết để thành lập chùa Bình Long và hướng dẫn chư Tăng Ni và Phật tử tu học. Thêm vào đó, ngài liên tục là kiểm soát viên của Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
Năm Bính Ngọ (1966), Hòa Thượng Giới Nghiêm - Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam - đề cử ngài đến thành phố Mỹ Tho thành lập chùa Pháp Bảo. Nơi đây là một nơi hoang vắng, tha ma mộ địa, dân địa phương nghèo khó, vật chất khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, thế mà ngài nhờ lòng tin Tam bảo, đức tính nhẫn nại, khiêm tốn và tinh tấn, đã hoàn thành sứ mạng cao cả của vị sứ giả Như Lai. Ngôi chùa Pháp Bảo được xây dựng và phát triển cho đến ngày hôm nay, và là nơi đào tạo nhiều Tăng Ni và Phật tử của Phật Giáo Nguyên Thủy.
Trong năm 1976-1979, Ngài được đại hội suy tôn đảm nhiệm chức vụ Phó Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.
Năm Tân Dậu (1981) , khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, ngài được thỉnh mời vào Ban Chứng Minh, tỉnh hội Phật Giáo Tiền Giang.
Năm Đinh Sửu (1997), trong Đại Hội IV Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ngài được suy cử làm Thành viên Hội Đồng Chứng Minh, Trung Ương Giáo Hội.
Năm Mậu Dần (1998), Hoà Thượng Hộ Nhẫn, Phó chủ tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương GHPGVN, Tăng Trưởng Phật Giáo Nam Tông, thỉnh cử ngài vào chức vụ cố vấn Ban Trợ Lý Hệ Phái.
Năm Canh Thìn (2000), dù tuổi cao sức yếu, ngài vẫn vận động xây dựng chùa Thái Bình (Bất Nhị) ở ngay tại quê hương của Ngài, với ý định để tế độ dòng họ theo Phật Pháp.
Pháp danh của ngài được thầy Bổn sư ban cho lúc xuất gia đã gắn liền suốt cuộc đời hành đạo của ngài. Pháp Lạc là trạng thái tâm hạnh phúc và an tịnh. Thế nên mẫu người của ngài vui vẻ, hiền hòa và từ ái; chính nhờ những đức tánh này nên ngài thành tựu mỹ mãn những Phật sự vô vàn khó khăn mà Giáo Hội giao phó. Nơi nào Tăng chúng sống không có pháp Lục hoà, ngài đến hiện diện thì nơi đó tăng chúng sẽ sống an lạc và bình an. Đất lành chim đậu, ngài là một đại thụ, có nhiều bóng mát nên Thiện Nam và Tín Nữ đến xin quy y Tam bảo và xin xuất gia tu học với ngài rất đông, không đếm hết.
Luật vô thường đã đến, số kiếp đã mãn, hạnh nguyện đã hoàn thành, Ngài đã ung dung ngàn thu an giấc vào lúc 5 giờ chiều, ngày 12 tháng 5 năm 2001 tại chùa Pháp Bảo, Mỹ Tho, hưởng thọ 98 tuổi, nhập 40 mùa an cư kiết hạ.
--------------------------------------------------------------------------------
Source Bình An Sơn
Các Bậc Trưởng Lão khác Đại đức Lão Tâm Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:27:42 GMT -5
Đại đức Lão Tâm
Đại đức Lão Tâm thế danh là Võ Hà Thuật, sinh ngày 02 tháng 04 năm 1901 tại xã Bửu Long, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thân phụ là cụ Đốc Phủ Sứ Võ hà Thanh và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Ngạt.
Xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, có nề nếp gia phong, tuy giàu có tột đỉnh nhưng ông không kiêu căng khắc bạc mà lại trọng điều nhân nghĩa, quý bậc hiền tài, giúp đỡ người nghèo, tuân theo đạo lý. Cho nên, khi còn là cư sĩ tại gia, ông đã sớm thành danh trên đường đời, cả về mặt sự nghiệp lẫn việc xây dựng một gia đình hạnh phúc bên người vợ hiền là bà Trương Thiêm Hoa cùng với năm người con trai trung hiếu và một người con gái hiền thục.
Mặc dù có một đời sống trưởng giả phú túc, mặc dù có một gia đình đầm ấm và mặc dù đã làm đến chức Hội Đồng Địa Hạt Tỉnh Biên Hòa, ông vẫn là người có túc duyên với Đạo, nên sớm chán cảnh vinh hoa nhạt mùi phú quý, thích sống đời sống tĩnh mịch đạm bạc. Chính vì vậy mà ngay từ buổi đầu Phật Giáo Nguyên Thủy mới hoằng hóa vào vùng Sài Gòn, Gia Định, Ông đã đến quy y học đạo với Ngài Hộ Tông TẠi ngôi chùa Bửu Quang, trung tâm hoằng pháp đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy tại Gò Dưa, Thủ Đức.
Trước kia ông theo Tịnh Độ Tông và hành pháp môn trì trai niệm Phật. nhưng từ khi gạp Phật Giáo Nguên Thủy, được Tổ Hộ Tông truyền dạy pháp thiền, như gặp được thuận duyên, ông quyết tâm đi theo con đường chỉ quán song tu trong pháp môn Tứ Niệm Xứ. Tìm được hướng đi, năm 1942, ông quyết tâm từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, một mình qua Thủ Đức (nay là quận 9) chọn mua lại một phần ngọn đồi tại ấp Thái Bình, xã Long Bình để lập tịnh thất vui thú điền viên, sớm hôm tu dưỡng.
Năm 1958, khi Giáo Hội Tăng-già Nguyên Thủy Việt Nam được chính thức thành lập, ông đã hoan hỷ dâng cúng toàn bộ khu tịnh viên của mình lên Giáo Hội để xây dựng thành thiền viện, Và từ đó Thiền viện Bửu Long đã được Đức Tăng Thống Giáo Hội là Hòa thượng Hộ Tông chính thức thành lập. Phấn khởi trước sự kiện trọng đại này, ông đã nhiệt thành xây dựng một ngôi thiền thất dâng cúng đến Đức Tăng Thống để Ngài tịnh cư hành đạo và hướng dẫn đồ chúng. Ngay trong khóa thiền đầu tiên tổ chức tại thiền viện, ông đã đắc pháp dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tổ Hộ Tông. Từ đó, ông vừa là hành giả xuất sắc vừa là người đứng ra bảo trợ cho sinh hoạt của thiền viện.
Năm 1961, Ngài Nàrada, Tăng Thống Phật Giáo Tích Lan đã đích thân đến tặng cho thiền viện Bửu Long một cây bồ đề có nguồn gốc từ cây mẹ ở Bồ-đề Đạo Tràng, và sau khi được Ngài Viện chủ (tức Tổ Hộ Tông) chưởng hạ, ông đã tự tay vun trồng chăm sóc cho đến khi cây bồ đề sum sê xanh tốt.
Thấy ông đã đắc pháp, lại có đức tính cần cù, phục vụ, giản dị, khiêm cung như vậy, một hôm, Tổ gọi ông vào thiền thất gợi ý: "Chư pháp vốn không nhưng nếu biết dụng thì tướng cũng có thể lợi lạc quần sanh, ông thấy thế nào?". Chẳng ngờ, bấy lâu đã thấm nhuần thiền vị, trí tuệ linh thông, ông biết ngay là Tổ dạy mình nên dùng hình thức xuất gia để thể hiện hữu hiệu hơn hạnh nguyện tự giác giác tha của một Như Lai sứ giả, ông liền sụp lạy và xin Tổ từ bi thế phát. Tổ mỉm cười biết ông là pháp khí liền cho xuống tóc xuất gia.
Sau một thời gian thử thách dưới hình thức sadi, ngày 07 tháng 11 năm 1965, ông được Ngài Hộ Tông truyền thọ đại giới, từ đó có pháp danh là Đại đức Lão Tâm, một vị tăng tu hành nghiêm túc, có nhiều phẩm hạnh. Mặc dù mới xuất gia, nhưng là bậc lão thành, lại có phẩm hạnh như vậy nên chẳng bao lâu, Ngài Hộ Tông, vì bận vân du hoằng pháp đó đây, đã cử Đại đức làm Trụ trì chùa Bửu Long để đảm trách sinh hoạt tăng chúng. Như vậy, Đại đức là vị Trụ trì đầu tiên sau Ngài Viện chủ. Những công đức cao quý mà đại đức đã làm, không những lợi ích cho bản thân mà còn để đức cho con cháu hưởng phước lâu dài, và hơn thế nữa, đã lưu truyền cho hậu thế có chỗ tu hành, có nơi hoằng đạo.
Ngày 28 tháng 11 năm Kỷ Dậu (1969), Đại đức đã an nhiên thị tịch, để lại cho gia quyến, bạn bè, chư tăng và thiện nam tín nữ một niềm thương tiếc vô biên. Mãi mãi nhớ ơn một người thí chủ có nhiều công đức, một vị Tăng có nhiều đạo hạnh!
Bửu Long tự, ngày 28 tháng 11 năm 1989 Tỳ kheo Viên Minh.
Các Bậc Trưởng Lão khác Hòa thượng Narada
|
|
|
Post by tk on Jun 5, 2012 21:28:29 GMT -5
Hòa thượng Narada
Hòa thượng Narada (Narada Maha Thera) có thế danh là Sumanapala. Ngài sinh vào ngày 17 tháng 7, 1898 tại Kotahena, ngoại ô thành phố Colombo, thủ đô của nước Tích Lan (Sri Lanka).
Ngài xuất thân từ một gia đình trung lưu trí thức, và được gửi đi học cấp tiểu học và trung học của nhà dòng La-san đạo Gia-tô. Dù rằng ngài đã được đào tạo trong môi trường đạo Thiên Chúa, ngài lúc nào cũng hâm mộ đạo Phật và học tập Phật Pháp từ một người chú, và ngài học thêm tiếng Sanskrit từ Hòa thượng Palita, tham dự nhiều khóa giáo lý vào các ngày cuối tuần tại chùa Paramananda trong vùng.
Năm 18 tuổi ngài quyết định xuất gia, thọ giới Sa di với pháp danh là Narada, vị thầy bổn sư là Hòa thượng Vajiranana, một vị danh tăng vào thời đó. Thầy truyền giới là Hòa thượng Revata, và thầy truyền pháp là Tỳ kheo Pelene. Sau đó, ngài theo học các khóa Vi Diệu Pháp và Ngữ học Đông phương.
Sa di Narada thọ giới cụ túc (tỳ kheo) vào năm lên 20 tuổi. Ngài được gửi đi học các khóa Đạo đức học và Triết học tại Đại học Tích Lan (Ceylon University College), với nhiều giáo sư danh tiếng như Đại đức Sumangala, Tiến sĩ Chandrasena, và Bác sĩ Pereira (về sau xuất gia, và trở thành Đại đức Kassapa rất nổi tiếng).
Năm 30 tuổi, ngài được cử đi tham dự lễ khánh thành chùa Mulagandhakuti tại Saranath (Xa-nặc), Benares (Ba-na-lại), Ấn Độ, và tham gia các công tác hoằng pháp tại đó. Trong thời gian này, ngài có dịp công tác với ông Jawaharial Nehru mà về sau trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ít lâu sau ngài được cử đi truyền giáo tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á - Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Nam Dương, Mã Lai. Tại những nơi này, ngài thường được tiếp đón rất nồng hậu. Quốc vương Cam Bốt tôn vinh ngài là Đức Đại Tôn Giả (Sri Maha Sadhu).
Ngoài ra ngài còn có nhiều chuyến đi truyền đạo tại các nước Tây phương. Năm 1955, ngài sang Úc, và giúp tổ chức các hội Phật Giáo địa phương tại các bang New South Wales, Victoria, Tasmania và Queensland.
Năm 1956, ngài du hành sang Anh quốc, tổ chức cử hành lễ Tưởng Niệm 2.500 năm sau ngày Đại Bát Niết Bàn của Đức Phật. Sau đó ngài giúp củng cố Phật sự và xây dựng ngôi chùa danh tiếng mang tên Chùa Phật Giáo Luân Đôn (London Buddhist Vihara).
Ngài sang Hoa Kỳ hoằng pháp, và được cung thỉnh thuyết giảng về đề tài "Đức Phật và Triết lý đạo Phật" tại đài kỷ niệm Washington (Washington Memorial) trước một cử tọa rất đông đảo. Ngài là một sứ giả Như Lai rất hăng hái và nhiệt tình, thu hút được nhiều người nghe, và lúc nào cũng khuyến khích thành lập các hội Phật Giáo địa phương để bồi đắp công trình hoằng dương đạo pháp.
Ngài có nhiều gắn bó với đất nước và Phật tử Việt Nam. Ngài đã từng đến Việt Nam vào đầu thập niên 1930, mang theo nhiều nhánh cây bồ đề để trồng tại nhiều nơi trong nước: Phú Lâm (Chợ Lớn), Cần Thơ, Châu Đốc, Vĩnh Long ở miền Tây Nam bộ, Biên Hòa, Phước Tuy, Vũng Tàu ở miền Đông Nam bộ, ra đến miền Trung (Đà Lạt, Huế) và miền Bắc (Vinh, Hà Nội).
Trong thập niên 1950, khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, ngài đến Việt Nam nhiều lần để thuyết pháp, hằng tuần tại chùa Kỳ Viên (Quận Ba, Sài Gòn) thu hút đông đảo Phật tử đến nghe, và có rất nhiều người đến xin quy y với ngài. Đặc biệt là vào năm 1963, ngài đã khuyến khích ủng hộ công tác xây cất bảo tháp Thích Ca Phật Đài tại Vũng Tàu, ngày nay được xem như là một di tích lịch sử. Ngoài ra, ngài còn giúp xây dựng một bảo tháp khác ở Vĩnh Long.
Ngoài các thời thuyết pháp và công tác tổ chức Phật sự, ngài còn hướng dẫn các lớp Vi Diệu Pháp và các khóa hành thiền, khuyến khích việc phiên dịch các sách Phật Pháp sang Việt ngữ để truyền bá rộng rãi. Các tập sách nhỏ sau đây đã được chuyển dịch:
- Hạnh Phúc Gia Đình (Parents and Children), - Phật Giáo - Di Sản Tinh Thần của Dân Tộc Việt Nam (Buddhism - Heritage of Vietnam), - Phật Giáo Tóm Lược (Buddhism in a Nutshell), - Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma Vihara), - Những Vấn Đề của Kiếp Nhân Sinh (The Problems of Life), - Những Bước Thăng Trầm (The Eight Worldly Conditions), - Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta), - Kinh Pháp Cú (The Dhammapada) - Vi Diệu Pháp Toát Yếu (The Manual of Abhidhamma), v.v...
Đặc biệt nhất là quyển "Đức Phật và Phật Pháp" (The Buddha and His Teachings) đã được xuất bản tại Sài Gòn bằng hai thứ tiếng: Anh và Việt. Bản Việt ngữ do ông Phạm Kim Khánh chuyển dịch, với 4.000 quyển đầu tiên được in ra vào năm 1970, và sau đó một năm, lại được tái bản thêm 4.000 quyển. Từ đó đến nay, quyển này đã được in lại rất nhiều lần, trong nước cũng như tại hải ngoại, và đã được xem như là một trong những tài liệu căn bản quan trọng trong các khóa Phật học. Năm 1998, ông Khánh hiệu đính lại bản dịch đó, dựa theo ấn bản Anh ngữ cuối cùng trước khi ngài viên tịch.
Ngài viên tịch vào ngày Chủ Nhật 2 tháng 10, 1983, hưởng thọ 85 tuổi, tại chùa Vajirarama nơi ngài làm Tăng trưởng Chưởng quản trong những năm cuối của đời ngài. Tang lễ được chính phủ và Phật tử Tích Lan cử hành trọng thể như là một quốc táng.
Ông Phạm Kim Khánh viết: "Phần đóng góp của ngài vào công trình hoằng dương giáo pháp thật mênh mông rộng lớn. Ngài là một vị cao tăng nổi tiếng là một nhà truyền giáo lỗi lạc, một giảng sư có tài diễn giải những điểm thâm sâu của Phật Giáo một cách giản dị và rõ ràng. Ngài làm việc không biết mệt để rải khắp mọi nơi bức thông điệp hòa bình đượm nhuần từ bi và trí tuệ của Đức Bổn Sư. Ngài cũng là tác giả của nhiều quyển sách Phật Giáo đã được truyền bá rộng rãi khắp thế giới."
Và ông Premadasa, thủ tướng Tích Lan năm 1979, kết luận: "Ngài đã dành trọn cuộc đời mình -- qua một cách vị tha bất cầu lợi -- để phụng sự cho hòa bình trên thế giới và đem lại hạnh phúc an lành cho nhân loại."
|
|
|
Post by tk on Dec 25, 2013 15:38:51 GMT -5
Cư sĩ Nguyễn Văn HiểuCư sĩ Nguyễn Văn Hiểu sinh ngày 01/10/1896 tại làng Tân An, tổng Ðịnh Bảo, tỉnh Cần Thơ. Về cõi Phật ngày mùng 2 tháng 5 năm 1979, tức ngày mùng 7 tháng 4 năm Kỷ Mùi, hưởng thọ 83 tuổi đời, hơn 40 năm là Cư sĩ hộ pháp Cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu Cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu sinh ngày 01/10/1896 tại làng Tân An, tổng Ðịnh Bảo, tỉnh Cần Thơ, con của ông Nguyễn Quang Diệu và bà Mai Thị Ðường. Từ nhỏ ông học chữ Nho, sau chuyển sang học chương trình Pháp-Việt trong 5 năm tại Cần Thơ. Năm 1911, ông thi đậu học bổng trường Trung học Mỹ Tho, sau đó lên Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat, thi đậu bằng Thành Chung năm 1915. Rồi ông học trường Công Chánh Hà Nội và thi đậu bằng Cao học Kỹ thuật Công chánh Hà Nội năm 1918. Năm 1919 ông sang làm việc tại Campuchia, năm 1925 về làm Sở Hỏa Xa Sài Gòn, năm 1944 làm Giám Ðốc Hỏa Xa miền Nam. Lúc nhỏ, ông quy y theo phái Cao Ðài Tiên Thiên. Sau đó ông chuyển qua nghiên cứu Tin Lành và Gia Tô Giáo. Cuối năm 1930, nhân đọc quyển La Sagesse du Bouddha (Tuệ Giác của Phật) và hiểu được giá trị đích thực của đạo Phật, từ đó ông ôm ấp ý nguyện truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy. Lúc đầu ông tập họp được các bạn đồng học gồm cư sĩ Cầm, Núi, Nhật, Hương cùng nhau thực hành thiền định. Năm 1935, khi gặp lại người bạn là Bác sĩ Thú Y Lê Văn Giảng, ông đem quyển kinh Phật bằng chữ Pháp giới thiệu và khuyên về Campuchia tầm sư học đạo. Sau đó người bạn ấy xuất gia, tức là Hòa thượng Hộ Tông, người sáng lập Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam. Năm 1938, khi đi tìm đất cất chùa ở vùng ngoại ô Sài gòn và Chợ Lớn, ông gặp được ông Bùi Ngươn Hứa hiến phần đất ở Gò Dưa - Thủ Ðức để lập nên chùa Bửu Quang, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Năm 1939, ông đã thỉnh quý Ngài Hộ Tông, Ngài Thiện Luật, Ngài Huệ Nghiêm và một nhà sư người Campuchia về Việt Nam hoằng dương giáo pháp. Cũng trong năm 1939 này, ông đã thỉnh Ðức vua Sãi (Tăng vương - sangharaja) Campuchia Chuôn Nath và 30 vị Tỳ kheo Campuchia về làm Lễ Kiết Giới Sìmà tại chùa Bửu Quang. Năm 1940, ông bán nhà lấy nửa số tiền cất lại chùa Bửu Quang bằng ngói gạch và một cốc lầu gồm ba căn cũng bằng gạch ngói, ông dùng phân nửa số tiền còn lại để mua ruộng, lo chi phí ẩm thực cho chùa. Năm 1948, ông khởi công xây dựng chùa Kỳ Viên tại Bàn Cờ Sài Gòn và thỉnh chư Tăng đến thuyết pháp, trong đó có Pháp sư Thông Kham từ Lào đã được thỉnh về thuyết pháp tại chùa Kỳ Viên này. Ngài Naradà ở Tích Lan đã đến ngôi chùa này để mở đạo tràng giảng giáo lý. Ngày 14/5/1957 ông đứng ra thành lập Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy dành cho cư sĩ hoạt động. Ngày 18/12/1957 ông cùng với các Cao Tăng Nam Tông thành lập Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Bên cạnh Phật sự quan trọng trên, ông còn lưu tâm trước thuật, phiên dịch một số kinh sách phục vụ công cuộc hoằng truyền Phật đạo, như sau: 1. Tại sao theo phái Tiểu Thừa. 2. Chọn đường tu Phật. 3. Trên đường hoằng pháp của Ðức Phật. 4. Con đường giải thoát. 5. Pháp vô ngã. 6. Thiền định. 7. Luân lý và xã hội Phật giáo. 8. Niệm tâm từ. 9. Thành kiến ngã chấp. Năm 1961, ông đứng ra vận động quyên góp tài chính để xây cất Thích Ca Phật Ðài (Vũng Tàu). Ngoài ra, ông đã tham dự Hội nghị kết tập Tam Tạng lần thứ 6 tại Miến Ðiện, tham dự Hội nghị Phật giáo Thế Giới tại Thái Lan và Ấn Ðộ năm 1964, và ông cũng đã sang Tích Lan và Singapore để thăm viếng các Hội Phật Giáo. Tuổi cao sức yếu và một số sở nguyện hộ pháp đã viên thành, cư sĩ về cõi Phật ngày mùng 2 tháng 5 năm 1979, tức ngày mùng 7 tháng 4 năm Kỷ Mùi, hưởng thọ 83 tuổi đời, hơn 40 năm là Cư sĩ hộ pháp. Là bậc tiên phong kỳ vĩ trong lịch sử cộng đồng cư sĩ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu đã để lại một sự nghiệp lớn lao là du nhập và phát triển Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam.
|
|