Post by TCTV on Feb 8, 2007 2:45:02 GMT -5
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH
1 Kinh điển
Nguồn kinh điển của phật giáo Nam tông có lịch sử truyền thừa rất lâu đời trong lịch sử Phật giáo. Nguồn tài liệu này được các vị Thánh tăng tổ chức kết tập Tam tạng từng thời kỳ khác nhau. Có tất cả 6 kỳ kết tập Kinh văn, ba kỳ tổ chức ở Aán Độ, một kỳ tổ chức ở Tích Lan, hai kỳ tổ chức ở Miến Điện. Kỳ kết tập lần thứ sáu ở Miến điện là Kinh Điển đuợc viết lến giấy trắng mực đen vào năm 1956, trong kỳ này có đại diện phái đoàn phật giáo Nguyên thuỷ Việt nam tham dự. Điểm đáng lưu ý là kỳ này vẫn còn 6 vị Thánh Tăng thuộc lòng Tam tạng, đó là 45 cuốn chánh tạng và 92 cuốn chú giải. Toàn bộ kỳ kết tập kinh văn này đuợc viết bằng tiếng Pali và tiếng Miến Điện. Và từ nền tảng căn bản kinh điển này phật giáo Nguyên thuỷ truyền bá đến quốc gia nào cũng dịch từ 45 quyển chánh tạng và 92 quyển chú giải ra tiếng bản xứ của Mình để y cứ tu hành. Cho nên kinh điển phật giáo Nam tông đều y cứ theo Tam Tạng Pali. Tại việt nam, tạng kinh đã đuợc Hoà Thượng Thích Minh Châu phiên dịch, Luận Tạng Hoà Thượng Tịnh Sự phiên dịch và Luật tạng hoà Thuợng Hộ Tông, Hoà Thượng Bửu Chơn, Hoà Thượng Giới Nghiêm và TT. Giác Giới phiên dịch, tuy nhiên phần chú giải công trình đó vẫn còn khuyết và hiện nay các vị HT. TT đang nghiên cứu để chuyển ngữ. Nếu toàn bộ Tam tạng và chú giải Pali dịch sang tiếng việt thì giúp ích choTăng Ni một kho tàng giáo lý phong phú.
2 An cư và Dâng y
Truyền thống An cư của Phật giáo Nam tông thuờng là An cư tại chổ, chưa từng thấy An cư tập trung như Phật giáo Bắc tông, chắc có lẽ Chư tăng Ni quá ít. Thời gian An cư là 16 tháng 6 Aâl đến 16 tháng 9 Aâl.
Sau khi mãn mùa An cư kiết hạ, theo giới luật chư tăng có một tháng để tổ chức dâng y, từ 16 -6 đến 16 tháng 10 Aâl. Thuờng ở Việt nam mỗi chùa cử hành lễ tăng y một ngày trong một tháng, luân phiên nhau từ chùa này đến chùa nọ, nên không khí mùa lễ hội Tăng y tưng bừng và nháo nhiệt trong tinh thần hoan hỷ của Chư tăng và Phật tử. Một chùa là có một thí chủ dâng y hoặc là thí chủ tâp thể.
3 Ẩm Thực
Chư tăng Nam tông chỉ dùng ngọ (dùng ngày một buổi, không ăn sau 12h), thường sáng ăn cháo, trưa dùng ngọ, đây là bửa cơm chính trong ngày. Điểm chú ý trong truyền thống phật giáo Nguyên thuỷ là chư tăng không ăn chay thuần tuý như Phật giáo bắc tông, các Ngài đuợc phép dùng mặn theo luật Tam Tịnh Nhục. Nghĩa là thực phẩm mặn phải hợp thời, không thấy, không nghi và không nghe chúng sanh chết. Luật Tam tịnh nhục được đức Phật ban hành trong luật tạng. Đa số những quốc gia tu theo truyền thống nguyên thuỷ cũng thực hành luật Tam Tịnh Nhục này. Tuy nhiên những quốc gia ngoài truyền thống Nguyên thuỷ như Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bổn, Liên Xô cũng áp dụng luật Tam Tịnh Nhục trong Thiền môn tu hành của Mình.
4 Tam y và Nhất bát
Tam y nhất bát là hình thức truyền thừa từ thời Đức Phật đến ngày nay. Các nước phật giáo Nam tông đều gìn giữ truyền thống này một cách nghiêm túc và nhất quán. Tam y là y Tăng Dà Lê, Y Nội và Y Vai Trái, bình bát là dụng cụ để chư tăng trì bình khất thực mỗi ngày, thậm chí chư tăng sử dụng bình bát để độ ngọ. Đức phật cũng từng ví con chim sống được nhờ cái Mõ, bậc xuất gia sống được nhờ bình bát. Tài sản của bậc xuất gia bên ngoài có Tam y và quả bát, bên trong có Giới Định Tuệ. Trong chùa chư tăng mặc y hở vai phải, đi ra ngoài mặc kín mình. Y Tăng Da Lê thường sử dụng trong những đại lễ lớn như Lễ xuất gia, Lễ Dâng y v.v… Điểm chú ý là y phục truyền thống Nam tông khác biệt với Bắc tông, sự khác biệt này chắc có lẽ khi Phật giáo du nhập vào Trung hoa.
1 Kinh điển
Nguồn kinh điển của phật giáo Nam tông có lịch sử truyền thừa rất lâu đời trong lịch sử Phật giáo. Nguồn tài liệu này được các vị Thánh tăng tổ chức kết tập Tam tạng từng thời kỳ khác nhau. Có tất cả 6 kỳ kết tập Kinh văn, ba kỳ tổ chức ở Aán Độ, một kỳ tổ chức ở Tích Lan, hai kỳ tổ chức ở Miến Điện. Kỳ kết tập lần thứ sáu ở Miến điện là Kinh Điển đuợc viết lến giấy trắng mực đen vào năm 1956, trong kỳ này có đại diện phái đoàn phật giáo Nguyên thuỷ Việt nam tham dự. Điểm đáng lưu ý là kỳ này vẫn còn 6 vị Thánh Tăng thuộc lòng Tam tạng, đó là 45 cuốn chánh tạng và 92 cuốn chú giải. Toàn bộ kỳ kết tập kinh văn này đuợc viết bằng tiếng Pali và tiếng Miến Điện. Và từ nền tảng căn bản kinh điển này phật giáo Nguyên thuỷ truyền bá đến quốc gia nào cũng dịch từ 45 quyển chánh tạng và 92 quyển chú giải ra tiếng bản xứ của Mình để y cứ tu hành. Cho nên kinh điển phật giáo Nam tông đều y cứ theo Tam Tạng Pali. Tại việt nam, tạng kinh đã đuợc Hoà Thượng Thích Minh Châu phiên dịch, Luận Tạng Hoà Thượng Tịnh Sự phiên dịch và Luật tạng hoà Thuợng Hộ Tông, Hoà Thượng Bửu Chơn, Hoà Thượng Giới Nghiêm và TT. Giác Giới phiên dịch, tuy nhiên phần chú giải công trình đó vẫn còn khuyết và hiện nay các vị HT. TT đang nghiên cứu để chuyển ngữ. Nếu toàn bộ Tam tạng và chú giải Pali dịch sang tiếng việt thì giúp ích choTăng Ni một kho tàng giáo lý phong phú.
2 An cư và Dâng y
Truyền thống An cư của Phật giáo Nam tông thuờng là An cư tại chổ, chưa từng thấy An cư tập trung như Phật giáo Bắc tông, chắc có lẽ Chư tăng Ni quá ít. Thời gian An cư là 16 tháng 6 Aâl đến 16 tháng 9 Aâl.
Sau khi mãn mùa An cư kiết hạ, theo giới luật chư tăng có một tháng để tổ chức dâng y, từ 16 -6 đến 16 tháng 10 Aâl. Thuờng ở Việt nam mỗi chùa cử hành lễ tăng y một ngày trong một tháng, luân phiên nhau từ chùa này đến chùa nọ, nên không khí mùa lễ hội Tăng y tưng bừng và nháo nhiệt trong tinh thần hoan hỷ của Chư tăng và Phật tử. Một chùa là có một thí chủ dâng y hoặc là thí chủ tâp thể.
3 Ẩm Thực
Chư tăng Nam tông chỉ dùng ngọ (dùng ngày một buổi, không ăn sau 12h), thường sáng ăn cháo, trưa dùng ngọ, đây là bửa cơm chính trong ngày. Điểm chú ý trong truyền thống phật giáo Nguyên thuỷ là chư tăng không ăn chay thuần tuý như Phật giáo bắc tông, các Ngài đuợc phép dùng mặn theo luật Tam Tịnh Nhục. Nghĩa là thực phẩm mặn phải hợp thời, không thấy, không nghi và không nghe chúng sanh chết. Luật Tam tịnh nhục được đức Phật ban hành trong luật tạng. Đa số những quốc gia tu theo truyền thống nguyên thuỷ cũng thực hành luật Tam Tịnh Nhục này. Tuy nhiên những quốc gia ngoài truyền thống Nguyên thuỷ như Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bổn, Liên Xô cũng áp dụng luật Tam Tịnh Nhục trong Thiền môn tu hành của Mình.
4 Tam y và Nhất bát
Tam y nhất bát là hình thức truyền thừa từ thời Đức Phật đến ngày nay. Các nước phật giáo Nam tông đều gìn giữ truyền thống này một cách nghiêm túc và nhất quán. Tam y là y Tăng Dà Lê, Y Nội và Y Vai Trái, bình bát là dụng cụ để chư tăng trì bình khất thực mỗi ngày, thậm chí chư tăng sử dụng bình bát để độ ngọ. Đức phật cũng từng ví con chim sống được nhờ cái Mõ, bậc xuất gia sống được nhờ bình bát. Tài sản của bậc xuất gia bên ngoài có Tam y và quả bát, bên trong có Giới Định Tuệ. Trong chùa chư tăng mặc y hở vai phải, đi ra ngoài mặc kín mình. Y Tăng Da Lê thường sử dụng trong những đại lễ lớn như Lễ xuất gia, Lễ Dâng y v.v… Điểm chú ý là y phục truyền thống Nam tông khác biệt với Bắc tông, sự khác biệt này chắc có lẽ khi Phật giáo du nhập vào Trung hoa.