|
Post by tk on Aug 21, 2012 18:00:58 GMT -5
Giáo giới Phú Lâu Na, Nandaka và La Hầu La A. GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA (Kinh số 145: Punnovàdasuttam - Discourse On An Exhortation To Punna) I. NỘI DUNG KINH GIÁO GIỚI PHÚ LÂU NA 1. Lúc Thế Tôn đang trú ở tịnh xá Cấp Cô Độc, Thắng Lâm, thành Xá Vệ (Sàvatthì), Tôn giả Phú Lâu Na đến hầu Thế Tôn, cầu giáo giới trước khi Tôn giả rút vào sống tinh cần độc cư, nhàn tịnh. Thế Tôn dạy: “Có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, do vậy dục hỷ sanh; và này Punna, Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ”. (Tương tự đối với các căn trần còn lại). Ngược lại, nếu không hoan hỷ, không chấp thủ, thì dục hủy diệt. Ta nói rằng sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ... 2. Tôn giả Punna, sau lời giáo giới của Thế Tôn, đến lưu trú tại xứ Sunaparanta. Thế Tôn hỏi Tôn giả Punna rằng, nếu dân Sunaparanta rất hung bạo, họ sẽ nhục mạ Tôn giả, Tôn giả sẽ như thế nào? - Thế còn hiền thiện, vì họ chưa đánh đập con. Tôn giả bạch Phật. - Nếu họ đánh đập ông? Thế Tôn hỏi. - Thế là họ còn hiền thiện, vì họ chưa đâm chém con bằng dao. - Nếu họ đâm chém ông bằng dao? - Thế là họ còn hiền thiện, vì họ chưa đoạt mệnh của con. - Nếu họ đoạt mệnh của ông thì sao? - Bạch Thế Tôn, con sẽ nghĩ như sau: “Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiền và nhàm chán thân thể và sinh mạng đi tìm con dao (để tự sát). Nay ta khỏi đi tìm con dao ấy”. - Lành thay! Ông sẽ làm những gì ông nghĩ là hợp thời. 3. Lưu trú ở Sunaparanta một mùa mưa, Tôn giả Punna đã nhiếp độ được 500 nam cư sĩ và 500 nữ cư sĩ; sau đó, cũng trong mùa mưa ấy Tôn giả đắc “Tam minh” và mệnh chung, nhập Niết bàn tại đó. III. BÀN THÊM 1. Gương giác tỉnh và nhiệt tâm hoằng hóa của Tôn giả Punna là đáng để người tu sĩ các đời sau học tập: Chỉ có sự giác tỉnh, không tham ái, không chấp thủ ngũ uẩn mới không ngại các gian nan, nguy hiểm trên đường hoằng pháp vì lợi ích lâu dài của số đông. 2. Pháp tu thiền quán về ngũ uẩn, hay về 18 giới, 18 xúc, gìn giữ 18 ý hành không để vướng mắc vào các cảm thọ hỷ, ưu, xả là dẫn đến sự tận trừ dục hỷ, tận trừ khổ đau. Rất đơn giản, nhưng rất rõ ràng, rất thực và rất trí tuệ! Nhờ đó mà chỉ qua một mùa mưa tinh cần thực hành, Tôn giả Puịịa đã đắc “Tam minh” và nhiếp độ đến 1.000 người vốn có bản chất hung bạo (người dân Sunaparanta). 3. Vấn đề giác tỉnh, nhàm chán thân thể và sinh mạng này không phải là sự biểu hiện tiêu cực của giáo lý, mà nhờ sự giác tỉnh ấy, hành giả mới có thể tích cực xả thân vì lợi tha. Tuy nhiên, ở đây một số đệ tử Đức Phật đã “lấy con dao” không phải vì yếm thế, mà là vì thấy, ở trường hợp của cá nhân họ, không cần đến thân thể và sinh mạng ấy nữa. Do vì họ không có tham ái, chấp thủ một thân khác, một đời sống khác nên họ không vi phạm “giới sát” (tự sát). HT. Thích Chơn Thiện
|
|
|
Post by tk on Aug 21, 2012 18:02:00 GMT -5
Giáo giới Cấp Cô Độc và Giáo giới Channa
A. KINH GIÁO GIớI CẤP CÔ ĐỘC (Kinh số 143.Anathapindikovàdasuttam - Discourse on An Exhortation To Anathapindika) I. Giải thích từ ngữ
(Các từ ngữ quen thuộc).
II. Nội dung kinh 143
1. Lúc Thế Tôn đang trú ở tịnh xá Cấp Cô Độc, Thắng Lâm, thành Xá Vệ (Sàvatthì), bấy giờ cư sĩ Cấp Cô Độc lâm bệnh rất nặng; cư sĩ sai người nhà đến thay mặt cư sĩ đảnh lễ dưới chân Thế Tôn và đến đảnh lễ dưới chân Tôn giả Sàriputta; dâng lời bạch xin Tôn giả Sàriputta đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Độc, Tôn giả im lặng nhận lời đi đến thăm cư sĩ với Tôn giả Ànanda.
2. Sau khi thăm hỏi bệnh tình, Tôn giả Sàriputta đã thuyết pháp cho cư sĩ, bao gồm các pháp: 2.1. Nói rõ không chấp thủ 18 giới: cần học tập. 2.2. Không chấp thủ sáu xúc: cần học tập. 2.3. Không chấp thủ 18 thọ: cần học tập. 2.4. Không chấp thủ 5 đại (địa, thủy, hỏa, phong và không đại): cần học tập. 2.5. Không chấp thủ Ngũ uẩn: cần học tập. 2.6. Không chấp thủ Tứ không định: cần học tập. 2.7. Không chấp thủ thế giới này, và các thế giới khác: cần học tập. 2.8. Không chấp thủ các sở kiến, sở văn, sở xúc, sở cầu, sở tri: cần học tập.
3. Cư sĩ Cấp Cô Độc giác ngộ, xúc động và khóc, tán thán là bài pháp lợi ích mà cư sĩ chưa từng nghe. Sau khi hai Tôn giả ra về không bao lâu, cư sĩ xả báo thân và liền được sinh về Đâu Suất Thiên (Tusità). Ngay hôm đó, khi đêm gần mãn, Thiên tử Cấp Cô Độc xuất hiện trước Thế Tôn đảnh lễ và nói kệ tán thán Thế Tôn. Thế Tôn thuật lại câu chuyện Thiên tử Cấp Cô Độc cho chúng Tỷ kheo nghe.
Bấy giờ Tôn giả Ànanda bạch: “Cư sĩ Cấp Cô Độc có lòng tịnh tín bất động đối với Tôn giả Sàriputta".
III. Bàn thêm
1. Với công đức hộ trì Thế Tôn và Giáo hội thời Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Độc đã có lòng tịnh tín bất động đối với Thế Tôn và đối với Tôn giả Sàriputta - nói khác, cư sĩ đã được xác nhận đắc Tu đà hoàn lúc sinh tiền, nhưng vẫn lâm bệnh nặng trước lúc mệnh chung. Không thể dựa vào cơn bệnh để nghi ngờ công đức hộ trì Chánh pháp và công đức tu tập giải thoát của cư sĩ, ở đây, cần liên hệ với nhiều cơn đau nghiệt ngã của nhiều Đại Tôn giả đã đắc A la hán, với sự kiện Tôn giả Pukkusati (đắc A na hàm) bị bò điên húc, v.v... để thấy rằng: chánh trí, chánh kiến, chân tu độc lập với cái bệnh, không bệnh trước lúc mệnh chung: có thân thì có thể có bệnh nặng ở bất cứ thời điểm nào trong đời sống. Vấn đề đáng quan tâm suy nghĩ là có giác tỉnh hay không giác tỉnh lúc mệnh chung. Có ý kiến ngộ nhận cho rằng bệnh như vậy là do ít tu, ít phúc, nghiệp nặng...
2. Thời Pháp của Tôn giả Sàriputta có tác dụng đánh thức trí tuệ, giác tỉnh của cư sĩ rời khỏi chấp thủ, tham ái hầu tạo một cận tử nghiệp tốt, giải thoát.
Thực sự, sự hiện diện của Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Ànanda đã đủ làm sống dậy đạo niệm và sự giác tỉnh của một đời hộ trì Phật pháp của cư sĩ. Bấy giờ là lúc cư sĩ dễ thấy nhất sự tan rã của ngũ uẩn và của các pháp hữu vi. Do thấy rõ sự tan rã đó, tâm ly tham ái, và giải thoát đến.
B. KINH GIÁO GIỚI CHANNA (Kinh số 144. Channa vàdasuttam - Discourse on An Ekhortation to Channa)
I. Giải thích từ ngữ (Các từ ngữ quen thuộc).
II. Nội dung kinh Giáo giới Channa
1. Lúc Thế Tôn trú ở tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana), thành Vương Xá (Ràjagaha), Tôn giả Channa, đã đoạn trừ chấp thủ ngã, đang lâm trọng bệnh, rất đau đớn, Tôn giả muốn tự kết liễu mạng sống.
Tôn giả Sàriputta cùng Tôn giả Cunda đến thăm và khuyên Tôn giả Channa nhẫn nại chạy chữa thuốc thang (dược liệu), tiếp tục sống, nhưng Tôn giả Channa vẫn không thay đổi ý định kết thúc mạng sống của mình.
2. Tôn giả Sàriputta mạo muội xin ý kiến cho phép của Tôn giả Channa nêu lên một số câu hỏi xem Tôn giả Channa có nhìn vạn hữu: “Cái này không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta” không?
Tôn giả Channa xác nhận tự mình đã thấy như thế, đã thấy sự đoạn diệt trong 18 giới, trong sở kiến, sở văn, sở tri...
Tôn giả Sàriputta liền tiếp lời giáo giới: “Do vậy, này Hiền giả Channa, lời dạy này của Thế Tôn cần được tác ý: Ai có chấp trước là có dao động. Ai không chấp trước thì không dao động. Không dao động thì khinh an. Có khinh an thì không hy cầu; không hy cầu thì không khứ lai; không khứ lai thì không tử sinh; không tử sinh thì không có đời này, đời sau, không có giữa hai đời. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.
3. Sau khi từ giã Tôn giả Channa, tôn giả Sàriputta đã trình sự việc lên Thế Tôn. Thế Tôn dạy: Tôn giả Channa từ bỏ thân này, nhưng không chấp thủ thân khác; vì thế Channa không có phạm tội.
III. Bàn thêm
1. Đối với vị Tỷ kheo, tự sát cũng phạm tội sát. Nhưng với tâm không chấp thủ ngã, thực sự không chấp thủ thân nào khác, không tham ái, tham trước một thân nào khác thì không phạm tội. Tôn giả Channa biết tự mình đã đoạn trừ chấp thủ ngã, nên việc “đem đến con dao” là không phạm tội.
Tại đây, ý nghĩa phạm tội, phạm trọng giới được xác định nếu tâm hiện hữu tham ái, chấp thủ.
2. Có lẽ sau khi đặt các câu hỏi trắc nghiệm về sự thể chứng đoạn trừ chấp ngã của Tôn giả Channa, Tôn giả Sàriputta biết rõ sự thật đó nên yên tâm không ngăn cản việc Tôn giả Channa đòi “đem đến con dao”.
Sự việc trình lên Thế Tôn toàn bộ cuộc thăm viếng, đàm đạo với Tôn giả Channa và xin lời dạy của Thế Tôn là chỉ để cho Tăng chúng hiểu sự việc, và để trấn an các gia đình thân hữu đã từng hộ trì thân hữu Channa.
Không còn tham ái, chấp thủ thì không còn sanh xứ, nghĩa là vào Niết bàn. Vì thế, Thế Tôn chỉ xác nhận sự không phạm “tội sát” của Tôn giả Channa mà không nói đến sanh xứ của Tôn giả.
HT. THÍCH CHƠN THIỆN
|
|
|
Post by tk on Jun 7, 2013 19:15:01 GMT -5
Tam Tạng Kinh ĐiểnTrong 45 năm truyền giảng con đường giải thoát, Đức Phật thu nhận rất nhiều đệ tử, có người xuất gia theo ngài và lập thành Tăng đoàn (Sangha), có người cũng còn tại gia, gọi là các cư sĩ. Vùng truyền giáo của ngài là vùng Đông Bắc Ấn Độ giáp biên giới xứ Nepal, dọc theo các nhánh sông thượng nguồn sông Gange (Hằng hà) [1, 2, 3]. Ngài thường được gọi là Đức Phật Cồ Đàm (Buddha Gotama). Chữ “Phật” là tiếng gọi tắt của “Phật Đà”, phiên âm từ chữ Phạn “Buddha” – người bình dân Việt Nam có nơi gọi là ông Bụt – nghĩa là người đã giác ngộ (Giác Giả) . Trong các kinh sách ghi lại, ngài thường tự gọi mình là Tagatatha (Như Lai). Ngài có rất nhiều đệ tử từ các quốc gia trong vùng, gồm đủ mọi thành phần trong xã hội, lứa tuổi, nam nữ, và từ nhiều nguồn gốc tín ngưỡng khác nhau. Đức Phật đã để lại một kho tàng quí giá gồm nhiều bài thuyết giảng (Kinh, Sutta), thường được gọi tổng quát là “tám vạn bốn ngàn” pháp môn, trong nhiều dịp giảng dạy cho hàng đệ tử, bậc thánh thanh văn, cư sĩ, … Với sự phát triển và bành trướng của Tăng đoàn, Ngài đặt ra nhiều giới luật để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tu tập (Vinaya, Giới). Ngoài ra còn nhiều bài giảng đặc biệt khác mà về sau nầy được đúc kết lại trong bộ A Tỳ Đàm (Abhidhamma). Kết Tập Đầu Tiên Ba tháng sau khi Đức Phật tịch diệt, một đại hội các vị tu sĩ (Tỳ kheo, Bhikkhu) được tổ chức, ngày nay được gọi là Đại Hội Tăng Già I, tại vùng đồi núi ngoại thành Rajagaha (Vương Xá). Mục đích là để kết tập các bài kinh giảng và các điều luật thành một hệ thống chặt chẻ hơn [4]. Chủ trì phần Luật là Tỳ kheo Upali (Ưu Ba Ly), và chủ trì phần Kinh là Tỳ kheo Ananda (A Nan Đà), là người cận sự với Đức Phật và vì thế có nhiều dịp nhất để nghe và ghi nhớ các bài giảng của Ngài. Đại hội gồm khoảng 500 vị cao tăng duyệt lại các giới luật và các bài thuyết pháp, sắp xếp thành hai nhóm chính: Luật Tạng và Kinh Tạng. Qua những thu thập lúc đó, Kinh Tạng được phân chia làm 4 Bộ chính: Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, và Tăng Chi bộ. Kết Tập Lần Thứ 2 Trong 45 năm hoằng dương đạo pháp, Đức Phật đã đi nhiều nơi, giảng đạo cho nhiều người và kết nạp nhiều đệ tử. Các đệ tử của Ngài ở rải rác khắp nơi, không thể nào cùng về tham dự Đại hội đầu tiên. Do đó có thể có một số bài thuyết giảng và giới luật phụ do Đức Phật đặt ra đã không được kết tập trong kỳ Đại hội đó [4]. Vì vậy mà khoảng 100 năm sau, năm 383 trước CN, một đại hội kết tập kinh điển được tổ chức, theo yêu cầu của tăng chúng thành Vesali và Vajji [5]. Sau lần kết tập nầy, Luật Tạng được mở rộng với các giới luật mà các đại biểu cho rằng đã không được kết tập trong kỳ Đại Hội I, và một số các bài kinh giảng khác chưa kết tập, tạo thành một bộ kinh thứ 5 của Kinh Tạng (Tiểu Bộ). Sau lần kết tập nầy, Luật Tạng và Kinh Tạng xem như đã thành hình, và các bài giảng có lẽ cũng giống như bài giảng mà chúng ta có được trong bộ Đại Tạng hiện nay [4]. Kết Tập Lần Thứ 3 Một trăm ba mươi năm sau đó, năm 253 trước CN, vua Asoka (A Dục) của Ấn Độ cho triệu tập Đại hội lần thứ III. Tiểu Bộ của Kinh Tạng lại được mở rộng và kết tập thêm nhiều bài kinh giảng khác. Quan trọng hơn hết là việc Đại hội đã đúc kết các bài giảng về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma, A Tỳ Đàm, Vi Diệu Pháp, Luận Tạng). Kết Tập Lần Thứ 4 Khoảng năm 20 trước CN, 500 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết Bàn, vua Vattagamani của Tích Lan (Sri Lanka) triệu tập Đại Hội Tăng Già IV tại Aluhivihara — gần thành phố Kandy ngày nay [1], kết tập lại các phần Kinh, Luật, và đúc kết phần Thắng Pháp Tạng [6]. Để gìn giữ các bài giảng của Đức Phật dù đã kết tập nhưng chỉ truyền khẩu trong 500 năm qua, ba tạng kinh điển được cho viết lại trên một loại giấy bằng lá bối-đa khô [4, 10]. Từ đó Tam Tạng Pali được thành hình, và không còn thay đổi nào khác. Trong thời kỳ gần đây, Miến Điện có tổ chức hai kỳ kết tập khác: kết tập lần thứ V, năm 1870, và lần thứ VI, năm 1954. Tuy nhiên các kỳ kết tập nầy chỉ để làm sáng tỏ các điểm chính trong kinh, nhưng không thay đổi gì trong bộ Tam Tạng [5]. Tam Tạng Kinh Điển “Tạng” hay “Tàng” là giỏ chứa, chổ chứa, tiếng Pali gọi là Pitaka. Ngày xưa tại các chùa lớn thường có một thư viện gọi là “Tàng Kinh Các” để lưu trữ các bộ kinh quí. Tam Tạng theo tiếng Pali gọi là Tipitaka, Ba Giỏ Chứa (The Three Baskets), gồm có Luật Tạng (Vinaya Pitaka), Kinh Tạng (Sutta Pitaka), và Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka, còn gọi là Vi Diệu Pháp, hay Luận Tạng). Sau đây là sơ lược về các tạng nầy: 1. Luật Tạng (Vinaya Pitaka) Tạng nầy bao gồm các giới luật và nghi lễ cho nam tu sĩ (Bhikkhu, Tỳ Kheo) và nữ tu sĩ (Bhikkhuni, Tỳ Kheo Ni), cách thức gia nhập tăng đoàn, truyền giới luật, sinh hoạt tăng chúng, cách hành xử trong các trường hợp vi phạm giới luật, vv. Tạng nầy thường được chia làm 5 bộ [1, 7]: 1. Ba-la-di (Parajika), 2. Ba-dật-đề (Pacittiya), 3. Đại Phẩm (Mahavagga), 4. Tiểu Phẩm (Cullavagga), và 5. Toát Yếu (Parivara). 2. Kinh Tạng (Sutta Pitaka) Gồm 5 bộ chính (Nikaya): Trường Bộ (Digha Nikaya), Trung Bộ (Majjhima Nikaya), Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), và Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya). Trong hệ Sanskrit (Bắc Phạn), 5 bộ nầy được gọi là 5 bộ A Hàm (Agamas). Tuy nhiên, các bộ A Hàm nguyên thủy đã bị thất lạc và chỉ còn tìm thấy các bản kinh tiếng Sanskrit rời rạc, mà hiện nay chỉ còn các bộ Hán dịch từ nhiều nguồn gốc bộ phái và qua nhiều đời khác nhau [6]. Trường Bộ là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh, đã được dịch sang Việt ngữ, trong đó có hai quyển phổ thông nhất: Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha Parinibanna Sutta) và Kinh Đại Quán Niệm (Maha Satipattana Sutta). Ngoài các bài thuyết giảng của Đức Phật, Bộ nầy cũng có các bài giảng của Đại Đức Sariputta (Xá Lợi Phất), vị đệ tử hàng đầu có tài thuyết giảng hùng biện nhất thời đó, và các vị đệ tử nỗi tiếng khác. Trung Bộ gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủ đề. Bộ kinh nầy rất phổ thông trong giới Phật tử sử dụng Anh ngữ và cũng đã được dịch sang Việt ngữ. Bản dịch Anh ngữ được hiệu chỉnh nhiều lần, và bản dịch mới nhất đã được hội Buddhist Publication Society, Tích Lan, xuất bản năm 1995. Các bài kinh quan trọng thường có liên quan đến phép hành thiền quán niệm (Satipattana Sutta), chính kiến (Sammaditthi), cách tịnh tâm (Kakacupama), cuộc đời Đức Phật (Ariyaparyesana), tứ diệu đế (Mahahatthipadopama), không tính (Culasunnata), quán niệm hơi thở (Anapanasati), vv… Có thể nói đây là một bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thực hành lời Phật dạy. Tương Ưng Bộ gồm 2,889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm. Đây là tập hợp các bài kinh có chủ đề giống nhau về một điểm thảo luận, hoặc về một nhân vật nào đó trong thời Đức Phật. Có những bài giảng quan trọng về 12 nhân duyên và về 37 phần bồ đề (37 phẩm trợ đạo). Tăng Chi Bộ là bộ kinh dựa theo cách sắp xếp số học (pháp số), từ các chủ đề có liên quan đến 1 phần tử, 1 yếu tố, dần dần lên đến các chủ đề có 11 phần tử hay yếu tố. Vì vậy, bộ kinh được chia làm 11 chương, gồm 2,308 bài kinh. Tiểu Bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ: 1. Tiểu Tụng, Khuddaka Patha 2. Pháp Cú, Dhammapada 3. Phật Tự Thuyết, Udana 4. Như Thị Ngữ (Phật Thuyết Như Vậy), Itivuttaka 5. Kinh Tập, Sutta Nipata 6. Thiên Cung Sự, Vimana Vatthu 7. Ngạ Quỷ Sự, Peta Vatthu 8. Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragatha 9. Trưởng Lão Ni Kệ, Therigatha 10. Bổn Sanh, Jataka 11. Nghĩa Thích, Niddesa 12. Vô Ngại Giải Đạo, Patisambhida 13. Thí Dụ, Apadana 14. Phật Sử, Buddhavamsa 15. Sở Hành Tạng, Cariya Pitaka 3. Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka) Còn gọi là Vi Diệu Pháp hay Luận Tạng, đây là tập hợp các bài giảng của Đức Phật về thể tính và sự tướng của vạn pháp, phân giải triết học và tâm lý học. Thắng Pháp Tạng gồm có 7 quyển: 1. Pháp tụ (Dhammasangani) 2. Phân biệt (Vibhanga) 3. Giới thuyết (Dhatukatha) 4. Nhân thi thiết (Puggala Pannatti) 5. Biện giải (Kathavathu) 6. Song luận (Yamaka) 7. Nhân duyên thuyết (Patthana). 4. Các thánh điển trọng yếu khác: Ngoài Tam Tạng Kinh Điển còn có các bộ Chú Giải và Phụ Chú Giải Kinh Điển, và một số các tác phẩm Pali quan trọng khác cũng được học tập và lưu truyền cho đến ngày nay: Đảo sử (Dipavamsa) Đại sử (Mahavamsa) Tiểu sử (Culavamsa) Mi Lan Đa vấn đạo (Milindapanha) Thanh tịnh đạo luận (Visuddhi Magga) Thắng Pháp tập yếu luận (Abhidhammattha Sanghaha) Đại Tạng Việt Ngữ Mặc dù Phật Giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam và đã có mặt lâu đời tại đất nước ta trên 18 thế kỷ, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một bộ Tam Tạng đầy đủ bằng chữ Việt. Điều nầy đã được ghi nhận từ đầu thập niên 1950 [5], mà đã 40 năm qua, công tác dịch thuật vẫn chưa hoàn tất. Thật ra, công trình dịch thuật sang chữ quốc ngữ từ các kinh điển Hán tạng bắt đầu trong thập niên 1930 với nhiều vị danh tăng và học giả trong các phong trào phục hưng Phật Giáo và chấn hưng Phật học [11]. Một chương trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã được tiến hành trở lại từ năm 1989, dựa trên các bộ chữ Pali và chữ Hán. Đến nay (1998), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đã phát hành Trường Bộ (và Trường A Hàm), Trung Bộ (và Trung A Hàm), Tương Ưng Bộ (và Tạp A Hàm), Tăng Chi Bộ (và Tăng Nhất A Hàm) bằng Việt ngữ, cùng với các quyển trong Tiểu Bộ: Kinh Tập, Pháp Cú, Như Thị Ngữ, Phật Tự Thuyết, Trưởng Lão tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, Bổn Sanh, v.v. Hệ phái Nguyên Thủy (Nam Tông) Việt Nam đã ấn hành các bộ Vi Diệu Pháp do Hòa thượng Tịnh Sự dịch. Bộ Luật cơ bản đã được dịch từ các bản chữ Hán (Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, HT Hành Trụ dịch). Các quyển Thanh Tịnh Đạo (Ni sư Trí Hải dịch), Thắng Pháp Tập Yếu Luận (HT Minh Châu dịch) và Mi Lan Đa Vấn Đạo (Mi Tiên Vấn Đáp, HT Giới Nghiêm dịch) cũng đã được xuất bản trong những năm gần đây. -oOo- Ghi chú: Toàn bộ kinh điển Pali ngữ và bản dịch Anh ngữ đã được Hội Kinh Điển Pali (Pali Text Society) lần lượt xuất bản trong 100 năm qua. Xin xem bài giới thiệu bằng Anh ngữ tại: www.saigon.com/~anson/ebud/ebsut028.htmTham Khảo [1] Narada Mahathera (1980), The Buddha and His Teachings, Buddhist Publication Society, Sri Lanka (Đức Phật và Phật Pháp, bản dịch Việt ngữ của Phạm Kim Khánh) [2] Thích Nhất Hạnh (1992), Đường Xưa Mây Trắng, Lá Bối, France [3] Sister Vijira and Francis Story (1988), The Maha Parinibbana Sutta, Buddhist Publication Society, Sri Lanka [4] Bodhesako (1984), Beginnings: The Pali Suttas, Buddhist Publication Society, Sri Lanka [5] Thích Đức Nhuận (1983), Phật Học Tinh Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế, USA [6] Christmas Humprhey (1962), Buddhism, Penguin Books, UK [7] Russell Webb (1991), An Analysis of The Pali Canon, Buddhist Publication Society, Sri Lanka [8] Thích Chơn Thiện (1991), Tăng Già Thời Đức Phật, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Vietnam [9] Phạm Kim Khánh (1997), Hành Hương Xứ Phật, Trung Tâm Narada, Seatle, USA [10] H.W. Schuman, The Historical Buddha (Đức Phật Lịch Sử, bản dịch Việt ngữ của Trần Phương Lan, Viện Nghiên Cứu Phật Học, Sài Gòn, 1997). [11] Nguyễn Lang (1985), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập 3, Lá Bối, France.
|
|
|
Post by TCTV on Jun 7, 2013 19:31:37 GMT -5
Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhấtThích Phước Sơn Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp. Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«. Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«. Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ: « Ngồi dưới chỗ cây vắng Tâm hướng đến Niết bàn. Thiền định chớ phóng dật Nói nhiều có ích chi?« A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần). Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«. Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«. Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«. A Nan đáp: «Không biết«. - Vì sao không biết? - Vì tôi không hỏi Thế Tôn. - Vì sao không hỏi? - Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài. - Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối. - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối. - Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt). - Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt). - Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt). - Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt). - Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt). Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«. Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp. Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy. Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì: 1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa 2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa 3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa 4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa 5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa 6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa 7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa 8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa. Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a). So sánh và nhận xét 1. Nhận xét tổng quát: - Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập. - Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn. - Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn. 2. Những vị chủ trì cuộc kết tập: - Luật Ngũ phần (xem lại trước) - Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na. Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp. 3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan: - Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất. - Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a). - Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b). 4- Một số khía cạnh khác: a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá. b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn. c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán. d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi. e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt. g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện, - Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau: - Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận. - Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…) Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./. * Chú thích: (1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«. (2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«. Source: Nguyệt san Giác Ngộ
|
|
|
Post by TCTV on Jun 7, 2013 19:34:09 GMT -5
Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhấtThích Phước Sơn Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp. Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«. Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«. Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ: « Ngồi dưới chỗ cây vắng Tâm hướng đến Niết bàn. Thiền định chớ phóng dật Nói nhiều có ích chi?« A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần). Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«. Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«. Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«. A Nan đáp: «Không biết«. - Vì sao không biết? - Vì tôi không hỏi Thế Tôn. - Vì sao không hỏi? - Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài. - Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối. - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối. - Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt). - Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt). - Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt). - Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt). - Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt). Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«. Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp. Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy. Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì: 1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa 2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa 3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa 4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa 5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa 6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa 7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa 8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa. Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a). So sánh và nhận xét 1. Nhận xét tổng quát: - Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập. - Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn. - Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn. 2. Những vị chủ trì cuộc kết tập: - Luật Ngũ phần (xem lại trước) - Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na. Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp. 3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan: - Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất. - Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a). - Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b). 4- Một số khía cạnh khác: a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá. b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn. c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán. d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi. e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt. g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện, - Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau: - Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận. - Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…) Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./. * Chú thích: (1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«. (2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«. Source: Nguyệt san Giác Ngộ
|
|
|
Post by TCTV on Jun 7, 2013 19:35:02 GMT -5
Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhấtThích Phước Sơn Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp. Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«. Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«. Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ: « Ngồi dưới chỗ cây vắng Tâm hướng đến Niết bàn. Thiền định chớ phóng dật Nói nhiều có ích chi?« A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần). Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«. Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«. Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«. A Nan đáp: «Không biết«. - Vì sao không biết? - Vì tôi không hỏi Thế Tôn. - Vì sao không hỏi? - Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài. - Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối. - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối. - Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt). - Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt). - Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt). - Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt). - Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt). Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«. Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp. Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy. Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì: 1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa 2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa 3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa 4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa 5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa 6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa 7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa 8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa. Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a). So sánh và nhận xét 1. Nhận xét tổng quát: - Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập. - Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn. - Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn. 2. Những vị chủ trì cuộc kết tập: - Luật Ngũ phần (xem lại trước) - Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na. Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp. 3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan: - Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất. - Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a). - Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b). 4- Một số khía cạnh khác: a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá. b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn. c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán. d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi. e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt. g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện, - Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau: - Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận. - Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…) Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./. * Chú thích: (1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«. (2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«. Source: Nguyệt san Giác Ngộ
|
|
|
Post by TCTV on Jun 7, 2013 19:36:29 GMT -5
Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhấtThích Phước Sơn Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp. Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«. Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«. Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ: « Ngồi dưới chỗ cây vắng Tâm hướng đến Niết bàn. Thiền định chớ phóng dật Nói nhiều có ích chi?« A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần). Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«. Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«. Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«. A Nan đáp: «Không biết«. - Vì sao không biết? - Vì tôi không hỏi Thế Tôn. - Vì sao không hỏi? - Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài. - Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối. - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối. - Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt). - Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt). - Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt). - Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt). - Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt). Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«. Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp. Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy. Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì: 1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa 2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa 3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa 4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa 5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa 6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa 7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa 8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa. Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a). So sánh và nhận xét 1. Nhận xét tổng quát: - Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập. - Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn. - Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn. 2. Những vị chủ trì cuộc kết tập: - Luật Ngũ phần (xem lại trước) - Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na. Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp. 3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan: - Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất. - Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a). - Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b). 4- Một số khía cạnh khác: a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá. b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn. c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán. d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi. e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt. g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện, - Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau: - Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận. - Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…) Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./. * Chú thích: (1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«. (2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«. Source: Nguyệt san Giác Ngộ
|
|
|
Post by TCTV on Jun 7, 2013 19:38:44 GMT -5
Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhấtThích Phước Sơn Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp. Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«. Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«. Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ: « Ngồi dưới chỗ cây vắng Tâm hướng đến Niết bàn. Thiền định chớ phóng dật Nói nhiều có ích chi?« A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần). Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«. Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«. Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«. A Nan đáp: «Không biết«. - Vì sao không biết? - Vì tôi không hỏi Thế Tôn. - Vì sao không hỏi? - Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài. - Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối. - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối. - Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt). - Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt). - Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt). - Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt). - Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt). Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«. Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp. Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy. Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì: 1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa 2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa 3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa 4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa 5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa 6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa 7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa 8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa. Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a). So sánh và nhận xét 1. Nhận xét tổng quát: - Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập. - Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn. - Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn. 2. Những vị chủ trì cuộc kết tập: - Luật Ngũ phần (xem lại trước) - Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na. Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp. 3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan: - Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất. - Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a). - Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b). 4- Một số khía cạnh khác: a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá. b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn. c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán. d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi. e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt. g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện, - Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau: - Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận. - Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…) Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./. * Chú thích: (1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«. (2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«. Source: Nguyệt san Giác Ngộ
|
|
|
Post by TCTV on Jun 7, 2013 19:39:58 GMT -5
Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ nhấtThích Phước Sơn Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan. Bấy giờ, tôn giả Ðại Ca Diếp nói với các vị Tỳ kheo: «Này chư hiền, trên đường tôi trở về thành Câu Thi (Kusinàrà) để đảnh lễ Ðức Thế Tôn lần cuối cùng, khi hay tin Ngài nhập Niết bàn, thì có một việc đáng buồn xảy ra: Trong khi các Tỳ kheo khóc than thảm thiết, không thể kiềm chế được lòng thương tiếc Ðức Thế Tôn, có người lảo đảo trên mặt đất, bước đi không nổi, thì Tỳ kheo Bạt Nan Ðà (Upananda) đang đi trước họ, bảo họ im lặng và nói: «Vị trưởng lão ấy thường dạy chúng ta nên làm như thế này, không nên làm như thế kia; nên học những điều này, không nên học những điều kia, thật là phiền toái.Bọn chúng ta ngày nay mới thoát được nỗi khổ ấy, tùy ý muốn làm gì làm, không còn ai ngăn cản nữa.Vì sao các ông lại thương tiếc khóc than?«. Ta nghe lời nói ấy, cảm thấy đau đớn và lo âu. Ngày nay, tuy Phật đã Niết bàn, nhưng giới luật vẫn còn đó, chúng ta phải hợp sức kết tập lại giới luật chớ để cho Bạt Nan Ðà cấu kết cùng bè đảng phá hoại chánh pháp. Các Tỳ kheo đều tán đồng lời nói của tôn giả Ðại Ca Diếp, và thưa rằng: «Thưa trưởng lão, A Nan thường hầu cận Thế Tôn, Thầy ấy thông minh, nghe nhiều, gìn giữ kho tàng chánh pháp đầy đủ, nay ta nên mời Thầy vào trong số những người kết tập luật tạng«. Tôn giả Ca Diếp liền bảo: «A Nan còn ở địa vị cần phải học (hữu học),còn bị tham ái, sân hận, si mê và sợ hãi chi phối, không nên cho tham dự«. Thế nhưng, lúc này tôn giả A Nan đang ở tại thành Tỳ Xá Ly, ngày đêm thường thuyết pháp cho 4 chúng.Mọi người nghe pháp đông đúc chẳng kém gì khi Phật tại thế. Tại đây, có một Tỳ kheo người xứ Bạt Kỳ đang ngồi thiền trên lầu, vì không khí ồn ào không thể du hí trong tam muội giải thoát, bèn quán chiếu xem A Nan đã giác ngộ hay chưa, thì thấy rằng A Nan còn ở bậc hữu học, liền đến chỗ A Nan, đọc lên bài kệ: « Ngồi dưới chỗ cây vắng Tâm hướng đến Niết bàn. Thiền định chớ phóng dật Nói nhiều có ích chi?« A Nan nghe vị Tỳ kheo ấy đọc kệ như vậy, lại biết việc Ca Diếp không cho mình tham dự kết tập luật tạng nên đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều siêng năng đi kinh hành, mong cầu được giải thoát, nhưng vẫn chưa đạt được. Ðến lúc nửa đêm, thân thể mỏi mệt cực độ, thầy định nằm nghĩ một chút, liền nghiêng đầu xuống gối, khi đầu vừa chấm gối, thì bỗng dưng dứt hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo biết thế bèn thưa với Ca Diếp: « Ðêm qua A Nan đã được giải thoát, giờ đây nên cho thầy vào trong số người kết tập luật tạng«. Ca Diếp liền chấp nhận đề nghị ấy. Thế rồi tôn giả chọn thành Vương Xá làm nơi kết tập; vì ở đây có đầy đủ các phương tiện và thực phẩm. Bấy giờ, 500 vị La Hán liền đến thành Vương Xá. Trong tháng đầu mùa hạ, họ lo sửa chữa phòng ốc và chuẩn bị ngọa cụ; tháng thứ hai tọa thiền để hưởng pháp vị giải thoát; đến tháng thứ ba mới tập họp lại một chỗ. Thế rồi, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả Ưu Ba Ly kết tập Luật tạng, và được đại chúng chấp thuận.Ca Diếp bắt đầu hỏi Ưu Ba Ly: Giới nào Phật chế trước nhất, chế tại đâu, người nào sai phạm, phạm về tội gì v.v… Ưu Ba Ly trình bày rằng: Phật chế giới dâm trước nhất, do Tu Ðề Na (Sudinna) vi phạm đầu tiên v.v…Một người hỏi, một người đáp và cuối cùng hỏi lại đại chúng, đại chúng cũng hoàn toàn nhất trí với sự trình bày của tôn giả Ưu Ba Ly. Công việc này kéo dài đến 80 lần mới hoàn tất gồm đủ cả giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni và được đặt tên là Bát thập tụng luật (Bộ luật được đọc đến 80 lần). Tiếp theo, tôn giả Ca Diếp đề cử tôn giả A Nan kết tập kinh tạng và được đại chúng nhất trí.Tôn giả A Nan lần lượt kết tập các kinh sau đây:Tăng nhất, Tăng thập, Ðại nhân duyên, Tăng Kỳ Ðà, Sa môn quả, Phạm Ðộng và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. ngoài ra tập họp các kinh nói bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Thế rồi,tôn giả Ca Diếp tuyên bố: «Từ nay chúng ta đã kết tập giáo pháp hoàn tất. Từ nay trở đi, những gì Phật không chế định thì không được tùy tiện chế định, những gì Phật đã chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì Phật đã chế định«. Tôn giả A Nan bấy giờ thưa với tôn giả Ca Diếp: «Chính bản thân tôi từng nghe Phật dạy rằng: «Sau khi ta Niết bàn, nếu thấy những giới nào có tính cách nhỏ nhặt, các ngươi có thể loại bỏ«. Ca Diếp liền hỏi: «Thầy cho những giới nào là nhỏ nhặt?«. A Nan đáp: «Không biết«. - Vì sao không biết? - Vì tôi không hỏi Thế Tôn. - Vì sao không hỏi? - Vì bấy giờ thân Phật đang bất an, sợ làm não loạn Ngài. - Vì thầy không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy, nên phạm tội Ðột cát la, phải tự mình nhận tội và sám hối. - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính giới mà không hỏi ý nghĩa những vấn đề ấy nhưng vì sợ làm phiền Ðức Thế Tôn, nên không hỏi. Trong vấn đề này, tôi không thấy mình phạm tội, nhưng vì kính trọng và tin tưởng Ðại đức, nên tôi xin sám hối. - Khi thầy vá y Tăng già lê cho Thế Tôn, thầy đã dùng chân đạp lên y, do đó, phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không kính trọng Phật, nhưng vì lúc đó không có ai cầm y,nên tôi phải dùng chân đạp lên y để vá…(nt). - Thầy đã ba lần cầu xin Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia trong chánh pháp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không tôn kính pháp, nhưng vì bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề Cù Ðàm Di từng nuôi dưỡng Thế Tôn đến trưởng thành, rồi Ngài đi xuất gia mà thành Chánh giác. Công ơn ấy cần phải báo đáp, nên tôi mới ba lần cầu thỉnh Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia…(nt). - Khi Phật sắp nhập Niết bàn đã hiện tướng nói với Thầy rằng: Nếu người nào đạt được bốn thần túc, muốn giữ thọ mạng một kiếp hoặc hơn một kiếp đều có thể làm được, Ðức Như Lai đã thành tựu vô lượng thiền định, và đã ba lần hiện tướng nói với thầy như thế mà thầy không cung thỉnh Phật trụ thế một kiếp, hoặc hơn một kiếp, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi không muốn thỉnh Phật trụ thế lâu dài, nhưng vì ác ma Ba Tuần che mờ tâm trí của tôi, nên tôi không thưa thỉnh… (nt). - Ngày xưa, Phật đã ba lần nhờ thầy đi lấy nước cho Phật uống, mà rốt cuộc thầy không dâng nước cho Phật, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải là tôi không dâng nước cho Phật, nhưng vì bấy giờ có 500 chiếc xe vừa đi qua phía trên dòng sông khiến cho nước đục sợ uống vào sinh bệnh, nên tôi không lấy nước cho Thế Tôn…(nt). - Thầy đã cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước mọi người, nên phạm tội Ðột cát la…(nt). - Thưa Ðại đức, không phải tôi muốn cho phép nữ giới lễ Xá lợi Phật trước nhưng vì trời sắp tối,họ vào thành không kịp, nên tôi mới cho phép…(nt). Tiếp theo, đại hội cứu xét những giới nào có thể loại bỏ,tôn giả Ca Diếp trình bày: « Nếu chúng ta xem chúng học pháp (những pháp cần phải học) là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Bốn giới Ba la đề đề xá ni cũng là những giới nhỏ nhặt có thể loại bỏ. Nếu chúng ta bảo bốn giới Ba la đề đề xá ni là những giới nhỏ nhặt, thì các Tỳ kheo khác sẽ bảo: Các giới Ba dật đề cũng là những giới nhỏ nhặt v.v… giờ đây, chúng ta không thể khẳng định giới nào là giới nhỏ nhặt mà loại bỏ một cách tùy tiện thì bọn ngoại đạo sẽ bảo: «Pháp của sa môn Thích tử giống như mây khói, khi thầy còn sống thì những pháp do thầy chế định các đệ tử tuân thủ một cách nghiêm túc, nhưng sau khi thầy nhập Niết bàn, họ không chịu thực hành nữa«. Do vậy, tôi xin khẳng định lại: «Những gì không do Phật chế thì không được tự ý chế định, và những gì do Phật chế định thì không được vi phạm. Chúng ta phải kính cẩn học tập những gì mà Phật đã truyền dạy«. Sau khi nghe trình bày, tất cả đại chúng đồng thanh nhất trí với lời tuyên bố của tôn giả Ca Diếp. Lúc này trưởng lão Phú Lâu Na đang ở phương Nam, nghe Phật Niết bàn tại thành Câu Thi, và các trưởng lão Tỳ kheo đang kết tập Tỳ Ni pháp tạng tại thành Vương Xá, liền dẫn đồ chúng đến đó tham dự. Nhưng khi đến nơi, đại hội kết tập vừa xong.Do đó, trưởng lão yêu cầu đại hội đọc tụng lại một lần nữa để trưởng lão và đồ chúng cùng nghe. Ðại hội đã hoan hỷ đáp ứng lời yêu cầu ấy. Trong đại hội kết tập này, được các trưởng lão sau đây chủ trì: 1. Trưởng lão A Nhã Kiều Trần Như làm đệ nhất Thượng tọa 2. Phú Lâu Na làm đệ nhị Thượng tọa 3. Ðàm Di làm đệ tam thượng tọa 4. Ðà Bà Ca Diếp làm đệ tứ Thượng tọa 5. Bạt Ðà Ca Diếp làm đệ ngũ Thượng tọa 6. Ðại Ca Diếp làm đệ lục Thượng tọa 7. Ưu Ba Ly làm đệ thất Thượng tọa 8. A Na Luật làm đệ bát Thượng tọa. Vì cuộc kết tập này vừa đúng 500 vị La hán, không nhiều, không ít, nên được gọi là cuộc kết tập giáo pháp của 500 vị La hán (ngũ phần luật, ÐTK.1421, tr 190b- 192a). So sánh và nhận xét 1. Nhận xét tổng quát: - Luật ngũ phần trình bày tóm tắt, cô đọng, và chỉ trình bày về sự kết tập. - Luật tứ phần, ngoài phần trình bày sự kiện kết tập, còn nói thêm đôi nét về lúc Phật Niết bàn. - Luật Thập tụng trình bày tương đối phong phú nhất, vì còn thêm nhiều chi tiết lúc Phật Niết bàn. 2. Những vị chủ trì cuộc kết tập: - Luật Ngũ phần (xem lại trước) - Luật Tứ phần ghi: a) Ðà Ê La Ca Diếp, b) Trưởng lão Bà bà Na, c) Ðại Ca Diếp, d) Trưởng lão Ðại Châu Na. Luật Thập tụng ghi: a) A Nhã Kiều Trần Như, b) Trưởng lão Quản Ðà, c) Thập Lực Ca Diếp, d) Ma Ha Ca Diếp. 3. Những vấn đề Ca Diếp chất vấn A Nan: - Luật Ngũ phần (tóm tắt những trình bày trên): a)- A Nan không hỏi Phật những giới nào là nhỏ nhặt có thể loại bỏ, b)- A Nan đạp chân lên y Tăng già lê của Phật, c)- A Nan đã xin Phật cho phụ nữ xuất gia, d)- A Nan không xin Phật trụ thế lâu hơn nữa mà để Phật Niết bàn, e)- A Nan không lấy nước cho Phật uống khi Phật đang cần. f)- A Nan đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Phật trước nhất. - Luật Tứ phần: Bộ này đề cập đến 7 điều.Riêng điều thứ hai khác hẳn hai bộ kia, như sau: Phật đã ba lần yêu cầu A Nan làm người cúng dường mà A Nan nhất quyết không nhận. Còn các điều 1, 3 , 4, 5, 6, thì giống như các điều 1-5 của Ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Ðiều 7 cuối cùng thì viết: A Nan không ngăn nữ giới khiến họ làm bẩn chân Phật (1) (ÐTK, 1428, tr 966a). - Luật Thập tụng: 5 điều trước giống như Luật ngũ phần, chỉ đảo lộn vị trí. Riêng điều thứ sáu, luật này nói «A Nan đã để lộ âm tàng tướng của Phật cho nữ giới xem (2) (ÐTK 1428, tr 449b). 4- Một số khía cạnh khác: a. Ðịa điểm kết tập: cả ba bộ đều nhất trí cho là tại thành Vương Xá. b. Thời gian kết tập: cả ba bộ đều đồng ý cho rằng vào mùa hạ năm Phật Niết bàn. c. Số người tham dự kết tập: cả ba bộ đều ghi nhận con số 500 vị La hán. d. Người phấn khởi nhất khi hay Phật nhập Niết bàn: cả ba bộ đều cho là Tỳ kheo Bạt Nan Ðà, một Tỳ kheo bán thế xuất gia khi đã lớn tuổi. e. Tất cả đều đồng ý giữ nguyên những gì Phật chế, nhưng tùy nghi áp dụng, không thêm cũng không bớt. g . Vấn đề tạng Luật: cả 3 bộ đều nhất trí cho rằng kết tập Luật tạng trước do Ưu Ba Ly đảm trách, Kinh tạng sau, do A Nan thực hiện, - Bộ Ngũ phần: chỉ nói kết tập tạng Luật và tạng Kinh. Hai bộ kia thì bảo kết tập cả Luận tạng và do A Nan phụ trách, như sau: - Bộ Tứ phần nói: điều gì liên quan đến những việc làm có nạn hay không có nạn, đều tập họp lại thành tạng Luận. - Bộ Thập tụng nói: Phật dạy rằng ai phạm 5 tội – sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục nhanh như tên bắn, đó là tạng Luận. Bộ này nói rõ: Từ nay trở đi, mở đầu tất cả các bộ Kinh, Luật, Luận đều dùng câu «Như thị ngã văn, nhất thời ….« (Tôi nghe như vầy, một thuở…) Có một điều khiến chúng ta phải lưu ý:tuy xuất phát từ một đại hội kết tập mà khi tường thuật lại vẫn có những điều dị biệt. Ðó là do trình độ ghi nhận, phương thức trình bày và quan điểm của mỗi bộ phái. Thế nhưng, đặc biệt tư liệu này nằm trong luận tạng, được bảo trì khá tốt, và tương đối còn giữ được tính chất nguyên thủy và trung thực, chưa bị tình trạng «tam sao thất bổn« làm cho sai lạc. Vì vậy, khi đề cập đến lịch sử kết tập Tam tạng giáo điển, chúng ta có thể yên tâm phần nào trong việc dẫn chứng về phương diện sử liệu./. * Chú thích: (1) Tôn giả Ca Diếp chất vấn A Nan: «Vì sao thầy không ngăn cản nữ giới để họ làm bẩn chân Phật?«, A Nan đáp: «không phải tôi cố ý làm như vậy, nhưng vì tâm hồn nữ giới rất mềm yếu, nên khi đảnh lễ chân Phật, họ khóc lóc làm rơi nước mắt trên chân Phật, khiến chân Phật bị nhiễm bẩn«. (2) Tôn giả Ca Diếp hỏi A Nan: «Vì sao thầy để lộ âm tàng của Phật cho nữ giới xem?«, A Nan đáp: «Vì nữ giới phúc đức mỏng manh, nên muốn cho họ xem tướng âm tàng của Phật. Khi thấy rồi họ sẽ nhàm chán cái thân nữ giới, sau đó mong được cái thân nam tử, nên tôi cho họ xem«. Source: Nguyệt san Giác Ngộ
|
|
|
Post by kurt on Apr 29, 2020 15:06:40 GMT -5
Xin chào! Tôi tôn trọng anh, thời gian và lựa chọn của bạn, vì vậy tôi muốn khuyên cậu để có được làm quen với các trang web topbrokers.com/vi. Tôi đã tư vấn bởi một người bạn của ông ở đây, bạn có thể tìm hiểu làm thế nào để kiếm và đầu tư tiền của bà mà không rời khỏi nhà.
|
|
|
Post by Balvin on Oct 5, 2020 13:14:28 GMT -5
Hallo! Eine gute Quelle für passives Einkommen ist das Online Casino. Ich selbst habe nicht geglaubt, bis ich auf den Link topaustriacasinos.at/verajohn-casino-online/ geklickt habe und mich registriert habe. Dank dieser Website kann ich mein Kapital um ein Vielfaches erhöhen.
|
|
|
Post by jack46606 on Nov 3, 2020 10:20:40 GMT -5
Tôi luôn thích lịch sử, nhưng sau đó tôi quyết định cống hiến hết mình để kiếm tiền. Tôi đã không ngừng tìm kiếm các cách kiếm tiền trên Internet, và cuối cùng tôi đã tìm ra một cách kiếm tiền hiệu quả. Sử dụng, tôi không chỉ kiếm tiền mà còn có một khoảng thời gian vui vẻ.
|
|