Post by tk on Apr 19, 2011 18:54:21 GMT -5
Thiền Sư Ajahn Chah ( Thái )
Viết bởi Giác Nguyên
Viết bởi Giác Nguyên
Năm tròn hai mươi tuổi, ngày 26 tháng 04 năm 1939, Ngài quyết định xuất gia trở lại và lần này tu luôn giới phẩm Tỳ kheo. Xuất gia xong, Ngài được tham dự các khóa học giáo lý và ngôn ngữ Pali. Năm năm sau, phụ thân Ngài qua đời và cũng vào lúc này Ngài nhận được mãnh bằng tốt nghiệp xuất sắc môn Pali. Một phần do tác động tâm lý từ cái chết của cha, Ngài bất chợt nhìn thấy cái buồn thiu vô vị của cuộc sống và thế rồi, từ bỏ mọi thứ đang có. Ngài quyết định thực hiện một cuộc đi đường dài của một người du sĩ.
Ðể tới được Trung bộ Thái Lan, Ngài đã trải qua 400 km bằng đôi chân gió bụi. Trong suốt thời gian ấy, không ít đêm Ngài phải ngủ lại giữa rừng sâu và thức ăn đi đường chỉ có được bằng cách khất thực tại những xóm làng mình đi qua. Rồi như một cơ duyên hãn hữu, Ngài đã tình cờ ghé ngang một ngôi Chùa và chính tại đây được tham kiến Thiền Sư Ajahn Mun Bhùridatta, một Thiền Sư thời danh và cũng vô cùng lỗi lạc. Ngài Ajahn Chah quyết định dừng bước để cầu pháp. Ngài học cẩn thận pháp môn Thiền định với Thầy nhưng tự đáy lòng chẳng hiểu sao cứ thấy có gì đó bất ổn. Dường như hiểu được gút mắc này trong lòng Ngài nên Thiền Sư Ajahn Mun đã gợi ý một vấn đề hết sức quan trọng: "Giáo lý của Ðức Phật tuy được trình bày bao la nhưng để đi vào đáy sâu nội tâm của mỗi người thì chỉ có một con đường duy nhất mà cũng hết sức đơn giản đó là nhiếp tâm giữ gìn chánh niệm, một khi có được khả năng chánh niệm đối với những gì diễn ra trong lòng mình thì tất cả sự thật tự lộ diện..." Chính câu nói khai thị này đã phơi mở cho Ngài Ajahn Chah một lối về ngắn nhất với pháp môn Thiền Quán
Thiền Sư Ajahn Chah
Giác Nguyên dịch Việt
Trích trong “Họ Đã Nghĩ Như Thế” Lá thư từ xứ Thái
Ngài sinh ngày 17 tháng 6 năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ nằm gần thành phố Ubon Rajathani thuộc Ðông Bắc Thái Lan. Học xong tiểu học trường làng, Ngài đi tu Sa di ba năm rồi trở về phụ giúp gia đình. Gia đình Ngài sống bằng nghề nông.
Năm tròn hai mươi tuổi, ngày 26 tháng 04 năm 1939, Ngài quyết định xuất gia trở lại và lần này tu luôn giới phẩm Tỳ kheo. Xuất gia xong, Ngài được tham dự các khóa học giáo lý và ngôn ngữ Pali. Năm năm sau, phụ thân Ngài qua đời và cũng vào lúc này Ngài nhận được mãnh bằng tốt nghiệp xuất sắc môn Pali. Một phần do tác động tâm lý từ cái chết của cha, Ngài bất chợt nhìn thấy cái buồn thiu vô vị của cuộc sống và thế rồi, từ bỏ mọi thứ đang có. Ngài quyết định thực hiện một cuộc đi đường dài của một người du sĩ.
Ðể tới được Trung bộ Thái Lan, Ngài đã trải qua 400 km bằng đôi chân gió bụi. Trong suốt thời gian ấy, không ít đêm Ngài phải ngủ lại giữa rừng sâu và thức ăn đi đường chỉ có được bằng cách khất thực tại những xóm làng mình đi qua. Rồi như một cơ duyên hãn hữu, Ngài đã tình cờ ghé ngang một ngôi Chùa và chính tại đây được tham kiến Thiền Sư Ajahn Mun Bhùridatta, một Thiền Sư thời danh và cũng vô cùng lỗi lạc.
Ngài Ajahn Chah quyết định dừng bước để cầu pháp. Ngài học cẩn thận pháp môn Thiền định với Thầy nhưng tự đáy lòng chẳng hiểu sao cứ thấy có gì đó bất ổn. Dường như hiểu được gút mắc này trong lòng Ngài nên Thiền Sư Ajahn Mun đã gợi ý một vấn đề hết sức quan trọng: "Giáo lý của Ðức Phật tuy được trình bày bao la nhưng để đi vào đáy sâu nội tâm của mỗi người thì chỉ có một con đường duy nhất mà cũng hết sức đơn giản đó là một khi có được khả năng chánh niệm đối với những gì diễn ra trong lòng mình thì tất cả sự thật tự lộ diện..." Chính câu nói khai thị này đã phơi mở cho Ngài Ajahn Chah một lối về ngắn nhất với pháp môn Thiền Quán.
Suốt bảy năm dài sống hạnh đầu đà trong rừng sâu, Ngài Ajahn Chah đã có nhiều cơ hội học hiểu bản chất cuộc đời qua quá nhiều thử thách chết người trong nếp sống thường nhật.
Những khu rừng Ngài đi qua đều nổi tiếng là nguy hiểm với những mãnh thú và độc trùng. Có đêm kia, giữa rừng già hoang vu, Ngài đã một mình ngồi Thiền dưới cơn bão lớn để có thể thấm thía tận cùng niềm cô đơn vô biên của kiếp sống không nhà.
Năm 1954, sau những tháng ngày trôi dạt, Ngài đã được mời về thăm lại quê hương, cũng vẫn ngôi làng nhỏ của ngày xưa. Thiền sinh các nơi tìm về cầu pháp ngày càng đông dần và một ngôi Thiền viện được ra đời trong một cánh rừng phụ cận, một nơi cũng nổi tiếng ma thiêng nước độc. Và đó chính là Thiền viện Wat Pah Pong hôm nay để từ cơ sở này, rất nhiều chi nhánh tiếp nối nhau thành lập.
Năm 1967, một vị Sư người Mỹ đã tìm đến Wat Pah Pong. Vị này chỉ mới tu thôi và ngay mùa an cư đầu tiên đã chọn một ngôi Chùa ở sát biên giới để tu Thiền. Ðó chính là đại đức Sumedho. Dù mọi công phu không phải là vô bổ nhưng đại đức vẫn cảm thấy mình cần có một người Thầy hướng dẫn cho đời tu được trọn vẹn hơn. Vào đúng thời điểm đó, thật tình cờ, một vị Sư đệ tử của Ngài Ajahn Chah đến viếng ngôi Chùa này và gặp gỡ Sumedho. Cũng may, vị Sư người Thái đó cũng biết nói chút ít Anh ngữ, rồi vị này đã giới thiệu ít nhiều về Thầy của mình với Sumedho. Thế là đại đức Sumedho lập tức lên đường tới tận Wat Pah Pong cùng vị Sư người Thái mới quen.
Ngài Ajahn Chah đã nhiệt tình tiếp nhận Sư Sumedho nhưng trước sau vẫn không quan tâm gì tới đời sống vật chất của người học trò da trắng này. Có nghĩa là Sư Sumedho vẫn cứ phải đi khất thực để sống với những thức ăn thật khó quen miệng và dĩ nhiên cũng được hướng dẫn phép Thiền theo cách vẫn áp dụng cho các Thiền sinh bản xứ.
Phương pháp dạy Thiền của Ngài Ajahn Chah tuy có phần khắt khe nhưng có một nội dung sâu sắc nhất định. Ngài luôn đặc biệt nhấn mạnh mục đích tĩnh lặng để thấu thị thực tại xuyên qua tất cả lao dịch chấp tác mỗi ngày và tinh thần thứ hai cho mọi sinh hoạt của tất cả Thiền sinh luôn đặt nền tảng trên một từ "Giới Luật".
Theo thời gian, cùng với những cơ duyên, ngày càng có thêm nhiều những nhà Sư Tây phương tìm đến Wat Pah Pong. Lúc này đại đức Sumedho đã được năm hạ Tỳ kheo cùng với một khả năng khá vững chãi. Ngài Ajahn Chah quyết định giao phó cho đại đức trách nhiệm trông coi và hướng dẫn các nhà Sư da trắng đó.
Mùa hè năm 1975, Ngài Sumedho cùng các vị Sư Tây phương đã tạm thời rời Wat Pah Pong để đến hành Thiền trong một cánh rừng cách đó không xa. Thật bất ngờ khi dân chúng địa phương hết lòng hoan hỷ yêu cầu các vị tiếp tục lưu trú dài hạn và chính Ngài Ajahn Chah cũng đã cho phép các vị lựa chọn. Thế là Thiền viện Wat Pah Nanajat (đa chủng tộc) đã được ra đời và Ngài Sumedho trở thành viện chủ ngôi Tu viện đầu tiên dành cho các nhà Sư Tây Phương.
Năm 1977, được Giáo Hội Phật Giáo Anh Quốc mời sang thăm viếng, Ngài Ajahn Chah đã dắt đại đức Sumedho và đại đức Khemadhammo đi cùng. Thấy ở Anh Quốc có nhiều điều kiện hoằng dương, Ngài đã để hai người học trò ở lại Chùa Hampstead ở Luân Ðôn rồi trở về Thái Lan. Ðến năm 1979 Ngài lại trở qua Anh khi hai vị đại đức học trò đã rời Luân Ðôn đi xây dựng Thiền viện Chithurst ở Sussex. Sau đó Ngài còn sang tận Hoa Kỳ và Canada để thuyết giảng.
Chấm dứt chuyến đi, trở về Thái Lan vào năm 1981, sức khỏe của Ngài lại bắt đầu sa sút ngày một nhiều bởi chứng tiểu đường. Trong tình trạng đáng ngại như vậy, Ngài vẫn cố gắng bình tâm và luôn có ý lấy chính tấm thân của mình làm bài học Thiền định cho các đệ tử.
Cuối mùa an cư năm 1981, Ngài gần như không còn nói chuyện được nữa, các buổi thuyết giảng thưa dần và sau cùng Ngài coi như không thể cử động, phải nằm một chỗ nhưng sức mạnh nội tâm thì vẫn vô cùng mãnh liệt.
Ngài viên tịch vào tháng Giêng, 1992.
(Hết Luy Lâu sửa)