|
Post by tk on Apr 15, 2011 3:55:38 GMT -5
BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ MƯỜI MỘT
Làm thế nào để tiếp tục thực hành sau khi hoàn mãn khóa tu Thực hành từng ngày một, chúng ta đã đến ngày cận kề của sự hội thảo Giáo pháp này. Khi các bạn tiến hành sự tu tập, các bạn được yêu cầu quy phục hoàn toàn vào phương pháp tu, nội qui của khóa tu. Không có sự qui mạng này, các bạn sẽ không có sự kiểm tra công bằng đối với phương pháp tu. Bây giờ mười ngày đã qua; các bạn là chủ nhân của chính mình. Khi các bạn trở lại gia đình của các bạn, các bạn ôn lại một cách tỉnh lăng những gì các bạn đã thực hành ở đây. Nếu các bạn thấy rằng những gì các bạn đã thực tập ở đây là thực tế, thích hợp và có ích lợi cho chính các bạn và cho mọi người, thì các bạn nên chấp nhận nó – không phải vì người nào đó yêu cầu các bạn làm như thế, nhưng với một ý chí tự do, của ý muốn riêng các bạn; không phải chỉ vì mười ngày, nhưng vì cả cuộc đời của các bạn.
Sự chấp nhận không phải chỉ ở cấp độ tri thức hoặc tình cảm. Chúng ta phải chấp nhận Giáo pháp ở cấp độ thực tế bằng sự áp dụng nó, sử dụng nó như một phần trong cuộc đời của các bạn, vì chỉ có sự hành trì thực tế của giáo pháp sẽ mang lại những ích lợi thiết thực trong đời sống thường ngày.
Các bạn đã tham gia khóa tu này để học cách thực hành Giáo pháp – làm thế nào để sống một cuộc sống của đạo đức, của sự tự chủ tâm thức của chúng ta, của sự thanh lọc tâm thức. Mỗi buổi tối, những bài pháp đã giảng chỉ để làm sáng tỏ sự thực hành. Nó là sự cần thiết để hiểu những gì chúng ta đang hành trì và tại sao chúng ta phải hành trì như vậy, để chúng ta không bị lầm lẫn hoặc tu tập sai phương pháp. Tuy nhiên, trong sự giảng giải về sự hành trì, một số những vấn đề của lý thuyết được đề cập một cách tất yếu, và từ khi những người từ những nguồn gốc khác nhau đến để tham gia khóa tu, có thể rằng một vài người có thể thấy phần nào đó của lý thuyết không thể chấp nhận. Nếu như thế, đừng bận tâm, hãy để nó sang một bên. Điều quan trọng hơn nữa là sự thực hành của Giáo pháp. Không ai có thể không tán thành sống một cuộc đời mà không làm hại đến người khác, đối với sự phát triển sự điều khiển tâm thức của chúng ta, đối với sự giải thoát phiền não của tâm và sự tạo ra tình thương và thiện chí. Sự hành trì phải là điều có thể chấp nhận mang tính phổ quát, và đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất của Giáo pháp, vì bất cứ những ích lợi gì chúng ta gặt hái sẽ không phải từ những lý thuyết mà phải từ sự thực hành, từ sự áp dụng Giáo pháp trong đời sống của chúng ta.
Trong mười ngày các bạn chỉ có thể gặt hái một sự khái lược về phương pháp hành trì; chúng ta không thể hy vọng trở thành hoàn hảo trong một thời gian quá ngắn như vậy. Nhưng ngay kinh nghiệm sơ lược này không nên xem thường: các bạn đã tiến hành bước đầu tiên, một bước rất quan trọng, mặc dù hành trình quá dài-thực vậy nó là một hành trình cho suốt cuộc đời.
Một hột giống Giáo pháp đã được gieo, và đã bắt đầu nảy mầm thành một cây con. Một người làm vườn giỏi chăm xóc đặc biệt vào cây con này, và vì sự chăm xóc ưu đãi nó, cây con đó sẽ tuần tự phát triển thành cây lớn với thân to và rễ đâm sâu. Sau đó thay vì sự đòi hỏi phục vụ, nó tiếp tục cho ra, phục vụ, cho cuộc đời còn lại của nó.
Cây con giáo pháp này đòi hỏi sự chăm sóc ngay bây giờ. Bảo vệ nó khỏi những bình luận đánh giá của những người khác bằng cách ï tạo ra một sự phân biệt giữa lý thuyết, đối với lý thuyết này một số người có thể chống đối, và sự hành trì nó, có thể mọi người đều chấp nhận. Đừng cho phép những đánh giá này làm ngưng sự hành trì của các bạn. Tập trung thiền định một giờ vào buổi sáng và một giờ vào buổi tối. Nội qui này là điều quan trọng cốt yếu trong sự tu tập hằng ngày. Lúc đầu nó có thể giống như là một gánh nặng để giành cho hai giờ thiền trong một ngày, nhưng các bạn sẽ thấy rằng nhiều thời gian sẽ được tiết kiệm mà thời gian đó đã mất ở quá khứ. Trước tiên, các bạn cần ngủ ít hơn, thứ hai, các bạn sẽ có thể hoàn thành công việc của các bạn sớm hơn, vì khả năng làm việc của các bạn sẽ phát triển. Khi một vấn đề sinh khởi các bạn sẽ giữ bình tĩnh, và sẽ có thể ngay tức thời tìm ra giải pháp đúng nhất. Khi các bạn đã xây dựng hoàn hảo phương pháp tu tập, các bạn sẽ thấy rằng sau mỗi giờ thiền định vào buổi sáng, các bạn tạo ra năng lượng đầy đủ cho suốt ngày làm việc, không có bất cứ sự khuấy động nào cả.
Khi các bạn lên giường vào buổi tối, khoảng năm phút hãy tỉnh giác những cảm thọ ở bất cứ nơi nào trong thân các bạn trước khi ngủ. Sáng hôm sau, ngay lúc các bạn vừa thức dậy, lại nữa hãy quán sát những cảm thọ trong vòng năm phút. Những phút thiền định trước khi ngủ và thức giấc này sẽ xác chứng rất có lợi.
Nếu các bạn sống trong một khu vực ở đó có các vị tu thiền Vipassana, mỗi lần một tuần thiền định với nhau trong một giờ. Và một lần trong một năm, một khóa tu mười ngày là một sự cần thiết. Thực tập hằng ngày sẽ có thể làm cho các bạn duy trì những gì mà các bạn đã đạt được ở đây, nhưng một khóa tịnh tu là điều rất quan trọng để đi sâu hơn vào thiền định; nhưng vẫn phải thực hành trong một tiến trình lâu dài. Nếu các bạn có thể đến một khóa tu được tổ chức như vầy, rất là tốt. Nếu không, các bạn vẫn có thể có một khóa tu cho chính mình. Tự thực tập một khóa mười ngày cho chính mình, bất cứ nơi nào các bạn có thể tách rời được những người khác, và nơi nào có ai đó có thể chuẩn bị thức ăn cho các bạn. Các bạn biết phương pháp tu tập, biết thời giờ tu mỗi ngày và nội qui; các bạn phải ghi nhớ tất cả những điều đó ngay bây giờ. Nếu các bạn muốn thông báo cho vị thầy của các bạn trước rằng các bạn đang tiến hành một khóa tự tu, tôi sẽ nhớ đến các bạn và gởi tâm từ của tôi đến các bạn, những sự dao động của thiện chí; điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường lành mạnh trong đó các bạn có thể tu tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các bạn không thông báo cho vị thầy của các bạn, các bạn không nên cảm thấy thiếu tin tưởng. Giáo pháp tự nó sẽ bảo vệ các bạn. tuần tự các bạn phải đến trạng thái tự chủ. Vị thầy chỉ là vị hướng dẫn mà thôi; các bạn phải trở thành vị thầy cuả chính mình. Khi nào còn dựa vào bất cứ ai thì sẽ không có sự giải thóat.
Sự thiền định hai giờ một ngày và tịnh tu khóa mười ngày hằng năm chỉ là sự cần thiết tối thiểu để duy trì sự tu tập. Nếu các bạn có nhiều thời giờ hơn nưã, các bạn nên sử dụng cho thiền hành. Các bạn có thể tham gia khóa ngắn hạn một tuần hoặc vài ngày, ngay cả một ngày. Trong những khóa ngắn hạn như vầy, dành một phần ba thời giờ cho sự thực tập thiền hơi thở (anaapaana meditation) và thời gian còn lại cho thiền Vipassana.
Trong thời giờ thiền tập hằng ngày của các bạn, hãy sử dụng hết thời gian để thực tập Vipássana. Chỉ khi tâm của các bạn bị dao động hoặc trì trệ, nếu vì bất kỳ lý do nào về sự khó khăn để quán sát những cảm thọ và duy trì sự tỉnh lặng, thì khi đó hãy giành một khoảng thời gian cho sự thực tập thiền hơi thở.
Khi thực tập Vipassana, cẩn thận đừng chơi trò chơi của những cảm thọ, thích thú với những cảm thọ lạc và chán ghét những cảm thọ khổ. Hãy quán sát mỗi cảm thọ một cách khách quan. Giữ sự quan sát của các bạn di chuyển một cách có hệ thống xuyên khắp cơ thể, không cho phép nó dừng lại lâu trên bất cứ phần nào của cơ thể. Tối đa chỉ hai phút cho mỗi phần quán sát, hoặc năm phút cho trường hợp đặc biệt, nhưng đừng bao giờ để lâu hơn năm phút. Giữ sự theo dõi của các bạn di chuyển và duy trì sự tỉnh giác của mỗi cảm thọ trong mỗi phần thân thể. Nếu sự thực tập này bắt đầu trở thành máy móc, thay đổi phương cách trong đó các bạn di chuyển sự chú ý của mình. Trong mỗi trường hợp hãy duy trì tỉnh giác và bình thản, và các bạn sẽ kinh nghiệm những lợi ích tuyệt vời của Vipassana.
Cũng vậy trong cuộc sống làm việc các bạn phải áp dụng phương pháp này, không chỉ khi các bạn ngồi nhắm mắt lại. Khi nào các bạn làm việc, tất cả những chú ý trên công việc làm; hãy xem công việc như là sự thiền định của các bạn lúc này. Nhưng nếu có khoảng thời gian trống, ngay cả năm hoặc mười phút, hãy tận dụng nó trong sự tỉnh giác về những cảm thọ; khi nào các bạn bắt đầu công việc trở lại, các bạn sẽ cảm nhận sự tươi mát và mới mẻ trở lại. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi các bạn thiền định nơi công cộng, nơi không có mặt những người tu thiền, các bạn giữ đôi mắt các bạn mở ra; đừng bao giờ phô bày một sự thực hành của Giáo pháp.
Nếu các bạn thực tập Vipassana một cách thích hợp, một sự thay đổi tốt hơn sẽ đến trong đời sống của các bạn. các bạn nên kiểm tra tiến trình tu tập của các bạn dựa vào phương cách bằng cách kiểm tra đạo đức của các bạn trong những bối cảnh hằng ngày, trong cách cư xử của các bạn và những mối tương quan đến người khác. Thay vì gây tác hại cho người khác, các bạn đã bắt đầu giúp họ chưa? Khi nào những tình huống không như ý xảy ra, các bạn đã giữ tâm các bạn bình tỉnh chưa? Nếu sự phiền não khởi động trong tâm, các bạn có nhanh chóng tỉnh giác đến nó như thế nào? Các bạn nhanh chóng tỉnh giác những cảm thọ sinh khởi cùng với những phiền não như thế nào? Các bạn nhanh chóng khởi động sự quán sát những cảm thọ như thế nào? Các bạn nhanh chóng lấy lại sự thăng bằng của tâm thức, và bắt đầu tạo ra tình thương và lòng từ bi như thế nào? Bằng cách này để kiểm tra lại chính các bạn, và tiếp tục tiến lên xa hơn nữa về con đường hành trì.
Những gì các bạn học được ở đây, không chỉ lưu giữ bảo tồn nó mà phải làm cho nó phát triển thêm lên. Luôn luôn áp dụng Giáo pháp trong cuộc sống của các bạn. An vui tất cả những ích lợi của Giáo pháp mang lại, và sống một cuộc đời hạnh phúc, bình an và hài hòa, tốt đẹp cho các bạn và những người khác.
Một điều cần nhắc nhở: các bạn được phép kể cho những người khác nghe những gì các bạn đã học và thực tập ở đây; không bao giờ có sự dấu giếm trong Giáo pháp. Nhưng ở giai đoạn này đừng nên dạy phương pháp hành trì cho người khác. Trước khi làm điều này, chúng ta phải có sự thành tựu trong tu tập, và phải được huấn luyện để giảng dạy. Ngược lại, sẽ gây nguy hại cho người khác thay vì giúp đỡ họ. Nếu có ai đo,ù các bạn kể cho họ nghe về Vipassana, muốn thực tập Vipassana, hãy khuyến khích họ tham gia một khóa tu được tổ chức như ở đây, được hướng dẫn bởi Vị thầy hướng dẫn thích hợp. Bây giờ, tiếp tục giữ sự tu tập để xây dựng chính các bạn trong Giáo pháp. Duy trì sự phát triển trong Chánh pháp , và các bạn sẽ thấy rằng bằng lối sống mẫu mực, các bạn tự động gây sự hấp dẫn đến người khác về phương cách tu tập.
Cầu mong chánh pháp được truyền bá khắp thế gian, vì sự tốt đẹp và ích lợi cho mọi người. Cầu mong cho tất cả chúng sanh đều hạnh phúc, an lạc và giải thóat!
|
|
|
Post by tk on Apr 15, 2011 3:56:00 GMT -5
BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ MƯỜI
Ôn lại phương pháp thực hành Ngày thứ mười đã qua. Chúng ta hãy ôn lại những gì chúng ta đã thực hành trong suốt mười ngày qua.
Các bạn đã bắt đầu sự thực hành bằng sự qui y tam bảo, đó là, Phật, Pháp và Tăng. Bằng cách làm này các bạn không bị chuyển đổi từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức khác. Trong Vipassana sự chuyển đổi chỉ là chuyển khổ sang hạnh phúc, từ vô minh sang trí tuệ, từ trói buộc sang giải thóat. Toàn bộ giáo pháp mang tính phổ quát vũ trụ. Các bạn đã Qui Y không phải ở một cá nhân, giáo điều, hoặc đảng phái, nhưng ở một phẩm cách của sự giác ngộ. Có ai đó khám phá con đường dẫn đến giác ngộ vị ấy là một vị Phật. Con đường mà vị ấy thấy được gọi là Giáo pháp. Tất cả ai thực hành con đường này và đạt đến một trạng thái thuần tịnh được gọi là Tăng già (đoàn thể thanh tịnh). Được cảm hứng từ Những vị này, chúng ta qui Đức phật, Giáo pháp và Tăng đoàn để đạt cùng một mục đích của sự thanh tịnh tâm thức. Sự qui y này thực chất là phẩm chất phổ quát của sự giác ngộ mà chúng ta tìm để phát triển trong chính chúng ta.
Đồng thời, ở bất cứ người nào tiến hành con đường tu tập sẽ khởi lên cảm nhận của lòng biết ơn và sự hiểu biết để phục vụ người khác mà không mong cầu đáp lại bất cứ điều gì. Hai phẩm chất này nổi bậc nhất trong Đức phật thích ca, một vị Phật lịch sử. Ngài đạt được giác ngộ viên mãn bằng sự nỗ lực chính ngài. Tuy nhiên, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, ngài đã dạy phương pháp mà ngài đã tìm ra cho mọi người.
Những phẩm chất như nhau sẽ xuất hiện ở bất cứ ai thực hành Giáo pháp và vị ấy đoạn trừ, đối với một vài mức độ, thói quen cũ của chủ nghĩa tự ngã. Sự qui y chân thật, sự bảo vệ chân thật, là giáo pháp mà các bạn phát triển trong chính các bạn. Tuy nhiên , cùng với sự kinh ngnhiệm của giáo pháp chắc chắn phát triển một sự cảm nhận về lòng biết ơn đối với Đức Phật, vì Ngài đã tìm ra và đã dạy giáo pháp này, cũng như sự biết ơn đối với chư vị đã nổ lực quên mình duy trì gíao pháp trong hình thức nguyên thủy của nó qua hơn 25 thế kỷ cho đến ngày hôm nay.
Với sự tuệ tri này chúng ta đã qui y với Tam bảo.
Kế đến các bạn đã giữ năm giới. Đây không phải là một nghi thức tụng đọc hoặc lễ nghi. Bằng sự giữ năm giới này và tuân thủ, các bạn đã thực hành giới, nó là nền tảng của sự tu hành. Không có một nền móng vững chắc tòan bộ cấu trúc của thiền định sẽ bị suy yếu. Giới luật mang tính phổ quát và không thuộc vào một đảng phái. Các bạn tu tập để từ bỏ những hành động bằng thân hoặc khẩu có thể gây ảnh hưởng sự bình an và hài hòa của những người khác. Từ cấp đô tâm thức, sự cấu uế phát triển và biểu lộ chính nó bằng lời nói hoặc hành động. Trong Vipassana các bạn nỗ lực để thanh lọc tâm để nó trở nên vắng lặng và an tịnh thật sự. Các bạn không thể tiến hành thanh lọc tâm trong khi các bạn vẫn tiếp tục gây ra những hành động có tác động quấy nhiễu và cấu uế đến tâm.
Nhưng làm thế nào để phá vỡ vòng tội lỗi ở đó tâm bị quấy nhiễu làm những việc bất thiện và cứ như thế hành động ấy lại gây nhiễu hơn nữa đến tâm? Một khóa tu Vipassana cho các bạn một cơ hội. Vì chương trình rất nghiêm ngặc, luật lệ nghiêm túc, phát nguyện tịnh khẩu, và môi trường tác động cho sự tu tập rất mạnh, rất khó có thể đời sống chánh mạng giữ năm giới của các bạn bị phá vỡ. Vì vậy, suốt mười ngày các bạn có thể hành trì giới, và với căn bản này các bạn phát triển định (samaadhi); và tiếp tục thiền định làm nền tảng cho trí tuệ, với những điều kiện này các bạn có thể thể nhập vào những cấp độ chiều sâu của tâm thức và thanh lọc sự cấu uế của nó.
Suốt khóa tu các bạn hành trì quán sát về năm giới để có thể thực hành phương pháp này. Sau khi nhận ra Giáo pháp chúng ta quyết định chấp nhận và tu tập Giáo pháp, phải quán sát bằng những giới luật trong suốt cuộc đời.
Kế đến các bạn qui phục trước Đức Phật và vị Thầy hướng dẫn hiện tại cho khóa tu mười ngày. Sự qui phục này là vì mục đích dẫn đến một sự phán xét công bình đối với phương pháp tu tập. Chỉ có ai đã qui phục giáo pháp này mới có thể tiến hành tu tập và nỗ lực một cách trọn vẹn. Người nào với tâm tràn đầy hoài nghi và do dự thì không thể nào tu tập một cách thích hợp. Tuy nhiên, sự qui phục ở đây không có nghĩa là phát triển niềm tin một cách mù quáng; điều này không có lợi ích gì cho Giáo pháp cả. Nếu bất cứ nghi ngờ nào khởi lên trong tâm, các bạn nên đến vị Thầy hướng dẫn trong những lúc cần thiết để làm sáng tỏ sự nghi ngờ.
Sự qui phục còn có nghĩa liên quan đến nội qui và thời khắc của khóa tu. Những điều này được xác định, dựa vào sự kinh nghiệm của hàng ngàn những người tu tập trước, để có thể giúp các bạn hành trì liên tục cũng như để có sự lợi lạc lớn lao nhất trong khóa tu mười ngày này.
Bằng sự qui phục các bạn tiến hành tu tập chuẩn xác khi các bạn được hướng dẫn. Bất cứ những gì của phương pháp các bạn được tu tập trước đây, các bạn được yêu cầu để sang một bên trong suốt thời gian khóa tu. Các bạn có thể thành tựu những ích lợi và quán xét giá trị của phương pháp chỉ bằng cách hành trì nó nghiêm chỉnh, trong một đường lối thích hợp. Pha trộn sự tu tập, về phương diện khác, có thể dẫn các bạn vào những khó khăn nguy hại.
Từ lúc các bạn bắt đầu công việc của các bạn bằng sự thực tập thiền quán hơi thở (Anaapaana meditation) để phát huy khả năng chế ngự tâm và sự tập trung – samaadhi. Các bạn được hướng dẫn chỉ thở một cách tự nhiên không thêm vào bất cứ thần chú, kệ tụng, hình bóng hoặc mô thức nào. Một lý do cho sự nghiêm cấm này là để lưu giữ sự phổ quát của phương phát tu: hởi thở là yếu tố quen thuộc và có thể chấp nhận đối với mọi người, nhưng một câu chú hoặc một hình tượng có thể chấp nhận cho một số người mà không thể cho tất cả.
Nhưng một vấn đề quan trọng hơn nữa cho lý do chỉ được ï quán sát hơi thở, toàn bộ tiến trình là một sự khám phá chân lý trong mỗi chúng ta, về cấu trúc thân-tâm như thực thể của nó, không như các bạn phải muốn nó trở thành như ý của mình. Đó là một sự kiểm soát của thực tại. Các bạn ngồi xuống và đóng mắt lại. Không có âm thanh, không có sự quấy nhiễu bên ngoài, không có sự di chuyển thân thể. Lúc đó hoạt động nổi bật nhất trong chính các bạn là hơi thở. Các bạn bắt đầu bằng sự qúan sát thực tại này: hơi thở tự nhiên, khi nó đi vào và ra hai lỗ mũi. Khi đó các bạn có thể thở tự do, các bạn được phép thở nhẹ đều đặn, cốt để đặt sự chú ý của các bạn nơi khu vực của hai lỗ mũi, và từ đó một lần nữa các bạn trở lui lại hơi thở tự nhiên, thông thường và nhẹ nhàng. Các bạn đã bắt đầu với sự thật thô và bề ngoài này, và từ đó các bạn chuyển xa hơn và sâu hơn, trong phương hướng của những sự thật vi tế hơn, sự thật tối hậu. Về toàn bộ tiến trình, ở mỗi giai đoạn các bạn duy trì với sự thật mà các bạn thực tế kinh nghiệm, từ thô nhất đến vi tế nhất. Các bạn không thể đến chân lý tối hậu bằng cáchï khởi hành với một sự tưởng tượng. Các bạn sẽ chỉ rối rắm thêm trong những tưởng tượng lớn hơn và những sự tự lừa dối.
Nếu các bạn thêm vào một câu chú cho đối tượng của hơi thở, các bạn có thể tập trung tâm nhanh hơn, nhưng sẽ có một sự nguy hiểm trong sự thực hành bằng cách đó. Mỗi lời chú có một sự tác động đặc biệt. Bằng sự lập lại một lời chú hoặc câu chú, chúng ta tạo ra một sự dao động ảo giác ở đó chúng ta bị chìm sâu vào. Ở cấp độ bề mặt của tâm thức một lớp bình an và hài hòa được tạo ra, nhưng ở cấp độ chiều sâu những cấu uế vẫn còn tồn tại. Còn đường duy nhất để loại trừ những phiền não ngủ ngầm này là thực hành cách quán sát chúng nó, bằng cách mang chúng nó đến bề mặt để chúng nó trôi qua. Nếu chúng ta chỉ quán sát một sự dao động đặc biệt ảo tưởng, chúng ta sẽ không thể quán sát những dao động tự nhiên khác nhau liên quan đến những cấu uế của chúng ta, đó là, để quán sát một cách tự nhiên những cảm thọ sinh khởi trong thân chúng ta. Vì vậy, mục đích của chúng ta là để khám phá ra thực tại của chính chúng ta và để thanh lọc tâm, sử dụng một câu chú tưởng tượng có thể tạo ra những cản trở.
Một cách tương tự sự tưởng tượng – sự sao chụp một hình ảnh hoặc tượng hình bằng tâm thức- có thể trở thành một trở ngại cho việc hành trì. Phương pháp hướng dẫn đến sự phá vỡ sự thậtù hình thức để đạt đến chân lý tối hậu. Thực tại phối hợp và bề ngoài luôn luôn chứa đầy ảo giác, vì ở cấp độ này hoạt động nhận thức bị dao động do những phản ứng của quá khứ. Nhận thức có điều kiện này phân biệt và chia chẻ dẫn đến những sự ưa thích và những thành kiến, để phục hồi lại những phản ứng. Nhưng bằng thực tại chia chẻ bề ngoài, chúng ta dần dần đi vào kinh nghiệm thực tại tối hậu của cấu trúc thân và tâm.: không có gì khác hơn chỉ những dao động sinh diệt trong mỗi sát na. Ơû trạng thái này không thể phân biệt được, và vì vậy không có sự ưa thích hoặc những thành kiến có thể sinh ra, không có sự phản ứng. Phương pháp tu tập dần dần làm yếu đi nhận thức có điều kiện và vì vậy cũng làm yếu đi những phản ứng, đưa đến một trạng thái nơi đó những nhận thức và cảm thọ tiêu diệt, đó là, kinh nghiệm niết bàn. Nhưng bằng sự chú ý có chủ tâm đối với một hình tượng, hoặc tầm nhìn, chúng ta duy trì ở cấp độ bên ngoài, bao gồm sự thực tại và không thể vượt qua nó. Vì lý do này, không nên tưởng tượng hình tượng cũng không nên đọc tụng thần chú.
Sau khi tập trung tâm thức bằng sự quán sát hơi thở, các bạn bắt đầu thực hành thiền Vipassana để phát triển trí tuệ (pan~n~aa), quán sát bản chất của chính các bạn, tẩy sạch tâm thức cấu nhiễm. Từ đầu tới chân, các bạn bắt đầu quán sát những cảm thọ tự nhiên trong thân thể, bắt đầu trên bề mặt và sau đó đi vào sâu hơn, thực tập cảm nhận những cảm thọ trong và ngoài, trong mỗi phần của thân thể.
Quán sát sự thực tại như nó đang hiện hữu, không có bất cứ những thành kiến nào, để phân tán thực tại bên ngoài và để đi vào chân lý tối hậu – đây là Vipassana. Mục đích của sự phân tách thực tại thô là để có thể làm cho thiền giả thoát khỏi ảo giác của ‘cái tôi’. Aûo giác này ở đỉnh cao của tất cả tham ái và sân hận của chúng ta, và mang đến khổ đau vô biên. Chúng ta có thể chấp nhận một cách tri thức rằng nó là một ảo giác, nhưng sự chấp nhận này không đủ để chấm dứt đau khổ. Không đề cập đến niềm tin tôn giáo hoặc triết học, chúng ta còn duy trì đau khổ bao lâu thói quen ngã chấp còn chấp giữ. Để phá vỡ ngã chấp này chúng ta phải kinh nghiệm trực tiếp bản chất vô thường của hiện tượng thuộc về thân và tâm, sự thay đổi không ngừng vượt qua sự điều khiển của chúng ta. Duy chỉ có kinh nghiệm này có thể phá vỡ ngã chấp, dẫn đến con đường thoát khỏi tham ái , sân giận và khổ hải.
Vì vậy phương pháp này là một sự khám phá, bằng kinh nghiệm trực tiếp, của bản chất thật của hiện tượng mà chúng ta gọi ‘ta, của ta’. Có hai vấn đề của các hiện tượng
này: vật chất và tinh thần, thân thể và tâm thức. Thiền giả thực tập bắt đầu bằng sự quán sát thự c tại của thân. Để kinh nghiệm trực tiếp thực tại này, chúng ta phải cảm nhận thân thể, đó là, phải tỉnh giác những cảm thọ toàn bộ trong thân thể. Vì vậy sự quán sát về thân - kaayaanupassanaa – liên hệ cần thiết đến sự quan sát những bộ phận của tâm thức- dhammaanupassanaa.
Điều này không có nghiã rằng chúng ta nên quán sát những ý niệm cá nhân. Nếu chúng ta cố làm như vậy chúng ta sẽ bắt đầu dính vào tư duy ý niệm. Chúng ta chỉ nên đơn giản duy trì sự tỉnh giác tự nhiên của tâm thức ở sát na này; xem tham ái, sân hận, vô minh và dao động có mặt hay không. Và bất cứ điều gì sinh khởi trong tâm, Đức phật đã khám phá, sẽ được kết hợp với một thân cảm thọ. Vì vậy, trong trường hợp hành giả đang khám phá khía cạnh của tâm hoặc thân của hiện tượng của ‘cái ta’, sự tỉnh giác về cảm thọ là điều chính yếu.
Điều khám phá này là sự đóng góp độc nhất của Đức Phật, của tầm quan trọng trong Giáo pháp của Ngài. Trước thời Ngài ở Ấn độ và giữa những người đương thời với ngài, có nhiều người đã dạy và thực hành giới và định. Trí tuệ cũng đã có mặt, ít nhất trí tuệ thuộc về tri thức hoặc mang tính tôn sùng: nó được chấp nhận một cách thông thường rằng những tâm cấu uế là nguồn gốc của khổ đau, đó là sự tham ái và sân giận phải được đoạn trừ để thanh lọc tâm thức và để thành tựu giải thóat. Đức Phật một cách đơn giản đã tìm ra con đường để làm điều này.
Điều gì đã bị thiếu xót là một sự tuệ tri về tầm quan trọng của sự cảm thọ. Như bây giờ, một cách tổng quát nó được cho rằng những phản ứng lại của chúng ta là đối với những đối tượng bên ngoài của các căn- thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp xúc và suy tư. Tuy nhiên , sự quán sát về chân lý trong đó biểu lộ giữa đối tượng và sự phản ứng là một gạch nối bị quên đi: sự cảm thọ. Sự tiếp xúc của một đối tượng với một cơ quan cảm nhận tương ứng dẫn đến sự cảm thọ; sự nhận thức sát định một sự đánh giá tốt hoặc xấu, liên quan đến vấn đề mà cảm thọ trở thành vui hoặc không vui. Tiến trình xảy ra rất nhanh đến nỗi sự nhận thức về vấn đề chỉ phát triển sau khi một sự phản ứng đã được lập lại nhiều lần và đã tập trung sức mạnh có nguy cơ có thể chế ngự tâm thức. Để giải quyết những phản ứng này, chúng ta phải tỉnh giác với chúng ở điểm nơi đó chúng nó sinh ra; chúng nó bắt đầu với cảm thọ, và vì vậy chúng ta phải tỉnh giác với những cảm thọ. Sự khám phá vấn đề này chưa từng được biết trước thời Đức phật, đã có thể làm cho Thái tử Siddhatha Gotama đạt được sự giác ngộ, và đây là lý do tại sao Ngài luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm thọ. Cảm thọ có thể đưa đến sự phản ứng về sự tham ái, và sân giận, và vì vậy khổ sinh ra, nhưng cảm họ cũng có thể dẫn đến trí tuệ với trí tuệ này chúng ta loại trừ sự phản ứng và bắt đầu thoát khỏi khổ đau.
Trong Vipassan, bất cứ sự tu tập nào mà ngăn chặn sự tỉnh giác về cảm thọ đều mang lại tác hại, về sự tập trung vào một câu thần chú hoặc một hình tượng, hoặc chỉ chú ý đến sự vận hành vật lý của thân thể hoặc đối với những tư duy sinh khởi trong tâm. các bạn không thể loại trừ khổ đau trừ phi các bạn đi vào nguồn gốc của nó, sự cảm thọ.
Phương pháp của Vipassana được Đức phật giải thích trong bài kinh Satipat.t.haana sutta (Bài kinh Tứ niệm xứ). Bài kinh này được chia thành những phần để kiểm tra những yếu tố khác nhau của phương pháp; quán sát về thân, về cảm thọ, về tâm, và về các pháp. Tuy nhiên, mỗi phần của bài kinh kết luận với cùng một ý nghĩa. Có những điểm khác nhau từ đó để bắt đầu sự thực hành, nhưng không có điều gì khác nhau ở điểm bắt đầu, một thiền giả phải trải qua những giai đoạn nào đó, những kinh nghiệm nào đó trên con đường đi đến mục đích tối hậu. Những kinh nghiệm này, cốt lõi đối vớiø sự hành trì của Vipassana, được mô tả trong những câu được lập lại ở phần kết luận của mỗi phần.
Phần đầu tiên này là phần trong đó chúng ta kinh nghiệm sự sinh (samudaya) và diệt (vaya) một cách riêng biệt. Ở giai đoạn này người hành thiền tỉnh giác về thực tại thống nhất , liên kết trong hình thức của những cảm thọ thô ở trong thân. Chúng ta tỉnh giác một cảm thọ, có thể là đau, sinh khởi. Nó có thể lưu lại trong một thời gian và cuối cùng nó trôi đi.
Tiếp tục đi vượt qua trạm này, chúng ta thâm nhập vào trạng thái của samudaya-vaya (sinh -diệt), trong đó chúng ta kinh nghiệm sự sinh diệt đồng thời, không có bất cứ khoảng gián đọan nào giữa chúng nó. Những cảm thọ thô, tập hợp chia ra thành những dao động vi tế, sinh và diệt ngay tức thời, và sự vững chắc của cấu trúc thân thể và tâm thức biến mất. Tình cảm rắn chắc và vững mạnh, và cảm thọ rắn chắc và cường độ mạnh, cả hai đều phân chẻ thành những dao động không có gì khác hơn. Đây là một trạng thái của bhan’ga - sự phân tán – trong đó chúng ta kinh nghiệm chân lý tuyệt đối của thân và tâm thức: sự sinh diệt liên tục, không có gì được xem là vững chắc ở đây.
Sự phân tán này là một vị trí rất quan trọng trongtiến trình tu tập, vì chỉ khi nào chúng ta kinh nghiệm sự phân tán của cấu trúc thân và tâm thì sự tham đắm đối với chúng không còn hiện hữu nữa. Khi đó chúng ta bắt đầu vô tham trong mọi tình huống ; đó là, chúng ta đi vào trạng thái của san’khaara-upekkhaa (các hành đều thanh tịnh). Những phiền não ngủ ngầm sâu kín bên trong- sam’khaaraa -bị chôn lấp trong vô thức bây giờ bắt đầu xuất hiện ở cấp độ bề mặt của tâm thức. Đây không phải là một sự thối lui; nó là một sự phát triển, vì trừ phi chúng nó hiện ra ở bề mặt, những phiền não không thể đọan trừ được. Chúng nó sinh khởi chúng ta quán sát một cách bình thản, và chúng nó tiêu đi tuần tự theo thứ lớp. Chúng ta sử dụng những cảm thọ thô và bất lạc như lànhững công cụ với công cụ này để loại trừ những san’khaaraa cũ của sân giận đang nằm trong kho dự trữ; chúng ta sử dụng những cảm thọ vi tế và hân hoan như những công cụ với công cụ này để đoạn trừ những san’khaaraa cũ của tham ái còn lưu trữ. Vì vậy, bằng sự duy trì tỉnh giác và bình thản đối với mỗi kinh nghiệm, chúng ta thanh lọc tâm thức của tất cả những phiền não phức tạp ngủ ngầm bên trong, và hướng đến mỗi lúc gần hơn và gần hơn mục đích của Niết bàn, của sự giải thóat.
Bất cứ những gì thuộc về trạm khởi đầu, chúng ta phải đi qua tất cả những trạm này để đến niết bàn. Chúng ta có thể đến mục đích sớmtùy thuộc vào khả năng nổ lực hành trì của chúng ta, và sự tích tụ những san’khaaraa của quá khứ mà chúng ta phải đoạn trừ.
Tuy nhiên, trong mỗi trường hợp, ở mỗi tình huống, sự bình thản là vấn đề cốt lõi, dựa vào sự tỉnh giác của những cảm thọ. San’khaaraa sinh ra từ điểm giao cảm của thân cảm thọ. Bằng sự duy trì bình thản đối với cảm thọ, các bạn ngăn ngừa không cho san’khaaraa mới sinh ra, và các bạn đồng thời đoạn trừ những san’khaaraa cũ. Vì vậy bằng sự quán sát những cảm thọ một cách tỉnh lặng, các bạn tuần tự phát triển hướng đến mục đích của sự giải thoát những khổ đau.
Thực tập một cách nghiêm túc. Đừng sử dụng thiền định như một trò chơi, chỉ thử nghiệm một cách hời hợt tuần tự các phương pháp hành trì mà không theo đuổi thật sự. Nếu các bạn làm như vậy, các bạn sẽ không bao giờ vượt qua những tiến trình ban đầu của bất cứ phương pháp nào, và vì vậy các bạn sẽ không bao giờ thành tựu mục đích. Điều đương nhiên, các bạn có thể tiến hành những thí nghiệm về những phương pháp khác nhau để tìm ra một phương pháp thích hợp cho các bạn. Các bạn cũng có thể đưa ra hai hoặc ba cuộc trắc nghiệm của phương pháp này, nếu cần, nhưng đừng để phí bỏ suốt cuộc đời của các bạn chỉ vì những cuộc trắc nghiệm. Một khi các bạn tìm ra một phương pháp thích hợp, thực hành nó một cách nghiêm túc để các bạn có thể phát ttriển đến mục đích.
Cầu mong những người khổ đau ở khắp mọi nơi tìm thấy con đường giải thoát khổ đau. Cầu mong mọi chúng sanh đều được hạnh phúc!
|
|
|
Post by tk on Apr 15, 2011 3:57:45 GMT -5
BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ CHÍN
Sự áp dụng phương pháp vào đời sống hàng ngày Mười ba la mật (paaramii) Ngày thứ chín đã qua. Bây giờ là lúc để thảo luận làm thế nào để sử dụng phương pháp trong đời sống hằng ngày. Điều này có tầm quan trọng quyết định. Giáo pháp là một nghệ thuật sống. Nếu chúng ta không thể sử dụng nó trong đời sống thường ngày, thì việc tham dự một khóa tu không khả quan gì so với việc hành trì một nghi thức hoặc lễ lộc.
Mỗi người đối diện với những tình huống không muốn đã xảy ra trong cuộc sống. Bất cứ khi nào những vấn đề không thích xảy ra, chúng ta mất đi sự bình tỉnh trong tâm thức của chúng ta và bắt đầu tạo ra phiền não. Và bất cứ khi nào một phiền não sinh khởi trong tâm, chúng ta trở nên khổ sở. Làm sao để chúng ta không tạo ra phiền não, không tạo ra căng thẳng? Làm thế nào để chúng ta duy trì sự bình an và hài hòa?
Những vị Thánh đã khám phá ra thực tại của thân vàtâm và đã tình ra một giải pháp cho vấn đề: Bất cứ khi nào một phiền não sinh khởi trong tâm vì bất cứ lý do gì, chúng ta nên chuyển sự chú ý của chúng ta đến một nơi khác. Ví dụ, chúng ta có thể đứng dậy, uống một ít nước, bắt đầu đếm, hoặc bắt đầu tụng danh hiệu của một vị chư thiên hoặc vị thánh hướng đến người mà chúng ta có sự thành tâm tôn kính. Bằng sự chuyển đổi sự tập trung chúng ta sẽ thoát khỏi sự phiền não.
Một giải pháp khả thi. Nhưng những nhà khám phá khác về sự thật bên trong đã đi vào cấp độ sâu nhất của thực tại, đã đến chân lý tối hậu. Những vị đã giác ngộ này đã tuệ tri rằng bằng sự chuyển đổi sự chú ý chúng ta tạo ra một lớp bình an và hài hòa ở cấp độ nhận thức, nhưng chúng ta đã không đoạn trừ phiền não đã sinh khởi. Chúng ta chỉ đè nén nó. Ơû cấp độ vô thức, nó tiếp tục tăng trưởng và tập trung sức mạnh. Sớm hay muộn miệng núi lửa ngủ ngầm của phiền não này sẽ phụt ra và áp đảo tâm thức . Bao lâu những phiền não còn tồn tại, ngay cả ở cấp độ vô thức, giải pháp không hoàn hảo vàchỉ tạm thờiø mà thôi.
Một vị đã hoàn tòan Giác ngộ tìm ra một giải pháp đúng đắn: đừng chạy trốn vấn đề; hãy đối diện với nó. Quan sát bất cứ những phiền não nào sinh khởi trong tâm. bằng sự quan sát chúng ta không đè nén nó, chúng ta cũng không cho nó một sự xác nhận để giải thích nó bằng những hành động gây tác hại bằng lời nói hoặc hành động. Giữa hai cực đoan này là con đường trung đạo: chỉ quán sát mà thôi. Khi chúng ta bắt đầu quán sát, phiền não mất đi sức mạnh của nó và trôi qua mà không áp đảo được tâm thức. Không chỉ thế, mà một số dự trữ của loại phiền não đó cũng sẽ bị tiêu diệt. Bất cứ khi nào một cấu uế sinh khởi ở cấp độ nhận thức, kho dự trữ của chúng ta về loại cấu uế đó sinh ra từ vô thức, bắt đầu liên kết với phiền não hiện tại, và bắt đầu tăng trưởng. Nếu chúng ta chỉ quan sát, không chỉ cấu uế hiện tại mà còn một số phần của phiền não dự trữ sẽ được đoạn trừ. Bằng cách này, tuần tự tất cả mọi phiền não đều được đoạn trừ, và chúng ta bắt đầu giải thóat khổ não.
Nhưng đối với một người bình thường, không dễ để quan sát một tâm phiền não. Chúng ta không biết khi nào nó đã bắt đầu và nó đã áp đảo tâm thức như thế nào. Ngay lúc nó đến bề mặt nhận thức, nó quá mạnh để quan sát không phản ứng lại. Mặc dù chúng ta cố gắng làm như vậy, rất khó khăn để quan sát một phiền não tinh tế của tâm thức- sân giận ngấm ngầm, sợ hãi, hoặc tham lam thay vì, sự chú ý của chúng ta được hướng đến những kích động của phiền não bên ngoài, những thứ đó chỉ làm cho phiền não tăng trưởng.
Tuy nhiên, những vị Giác Ngộ đã khám phá ra rằng bất cứ khi nào một phiền não sinh khởi trong tâm, đồng thời hai vấn đề sinh khởi xảy ra ở cấp độ thân thể: hơi thở sẽ trở nên khác thường, và một sự phản ứng sinh-hóa sẽ bắt đầu trong thân thể, một cảm thọ. Một giải pháp thực tế đã được tìm ra. Rất khó để quán sát những phiền não vi tế khởi lên trong tâm, nhưng với sự luyện tập chúng ta thực tập mau chóng để quan sát hơi thở và cảm thọ, cả hai chúng nó đều là những biểu hiện của thân phiền não. Bằng sự quán sát một phiền não trong phần nào của thân, chúng ta cho phép nó sinh lên rồi diệt đi mà không gây ra bất cứ tác hại nào. Chúng ta bắt đầu giải thoát phiền não.
Phải trải qua thời gian mới làm chủ phương pháp thực hành này, nhưng khi chúng ta hành trì, tuần tự chúng ta sẽ thấy rằng càng thêm những giải pháp bên ngoài trong đó trước đây chúng ta chúng ta đã phản ứng lại với phiền não, bây ggiờ chúng ta có thể giữ bình tĩnh. Mặc dù chúng ta phản ứng, sự phản ứng sẽkhông quá mạnh hoặc kéo dài như nó đã có ở quá khứ. Một lúc nào đó nó sẽ đến trong một tình huống bực tức nhất, chúng ta sẽ có thể chú ý sự cảnh giác được đưa ra bằng hơi thở và cảm thọ, và sẽ bắt đầu quan sát chúng, ngay cả trong một vài sát na. Những sát na của tự quán sát này sẽ hoạt động như là một thiết bị giảm sốc giữa những kích động bên ngoài và sự đáp lại của chúng ta. Thay vì phản ứng lại một cách mù quáng, tâm thức duy trì bình thản, và chúng ta có thể sử dụng những hành động tích cực có lợi cho chúng ta và người khác.
Các bạn đã tiến hành bước đầu tiên hướng đến sự đoạn ttrừ những phiền não và thay đổi những thói quen của tâm thức, bằng sự quán sát những cảm thọ ở chính các bạn.
Từ lúc sanh ra, chúng ta luôn được huấn luyện nhìn ra bên ngoài. Chúng ta không bao giờ quán sát chính mình, và vì vậy chúng ta không có khả năng đi đến những cấp độ sâu về những vấn đề của chúng ta. Chẳng hạn chúng ta tìm nguyên nhân gây ra sự đau khổ của chúng ta ở bên ngoài, luôn luôn đổ lỗi cho nngười khác vì sự bất hạnh của chúng ta. Chúng ta nhìn những sự vật chỉ qua một góc cạnh, một phần quan điểm, những vấn đề đã bị bóp méo đi; và chúng ta chỉ chấp nhận quan điểm này như ø chân lý toàn hảo. Bất cứ sự quyết định nào được tạo ra với thông tin không hoàn hảo này chỉ sẽ làm hại cho chính chúng ta và người khác. Để nhìn toàn thể của chân lý chúng ta phải quan sát nó từ nhiều khía cạnh. Đây là điều chúng ta học tập để thực hành bằng sự thực hành Vipassana: để nhìn thực tại không chỉ bên ngoài mà còn phải nhìn bên trong nữa.
Nhìn chỉ từ một góc cạnh, chúng ta tưởng tượng rằng sự khổ đau của chúng ta được gây ra do người khác, bởi hoàn cảnh bên ngoài. Vì vậy chúng ta dốc toàn bộ năng lực của chúng ta cho sự thay đổi người khác và thay đổi hoàn cảnh bên ngoài. Thực tế, điều này chỉ là một nỗ lực vô ích. Chúng ta đã thực hành quan sát thực tại trong đó chúng ta sớm tuệ tri rằng con người hoàn toàn có trách nhiệm với khổ đau hoặc hạnh phúc của chính mình. Ví dụ, có ai đó bị một người chê bai và bắt đầu phiền não. Anh ta đổ lỗi người chê bai anh ta làm cho anh phiền não. Thực tế người chê bai đã tạo ra khổ sở cho chính mình khi anh ta phản ứng với lời chê bai, khi đó anh ta bắt đầu làm ô nhiểm tâm của mình. Mọi người có trách nhiệm cho sự khổ não của chính mình, không có ai vào đó cả. Khi nào chúng ta kinh nghiệm chân lý này, sự điên rồ tìm thấy lỗi ở người khác không còn nữa.
Chúng ta phản ứng lại điều gì? Một ảnh tượng do chúng ta tạo ra không phải là thực tế bên ngoài. Khi chúng ta nhìn ai đó, sự tưởng tượng của chúng ta bị phủ màu do những huân tập của quá khứ chúng ta. Những san’khaaraa cũ tác động đến nhận thức chúng tavề bất cứ hoàn cảnh mới nào. Lần lược, vì sự nhận thức có điều kiện này, thân cảm thọ trở nên lạc hoặc bất lạc. Và theo khuôn mẫu của cảm thọ, chúng ta tạo ra một phản ứng mới. Mỗi tiến trình có điều kiện này được tạo ra do san’khaaraa cũ. Nhưng nếu chúng ta duy trì tỉnh giác và thản nhiên đối với những cảm thọ, thói quen của sự phản ứng mù quán trở nên yếu hơn, và chúng ta thực hành quan sát thực tại như nó đang là.
Khi chúng ta phát triển khả năng nhìn những sự vật từ những khía cạnh khác nhau, từ đó bất cứ khi nào người khác chê bai hoặc ngược lại cư sử tệ, sự tuệ tri khởi lên rằng vị này đang có thái độ sai vì anh ta đang đau khổ. Với sự tuệ tri này, chúng ta không phản ứng lại với phiền não, nhưng chỉ cảm nhận tình thương và lòng từ bi cho người khổ sở, như một người mẹ sẽ cảm thông đứa con đang bệnh. Sự nhận thức phát sinh để giúp người này loại trừ khổ não của anh ta. Vì vậy, chúng ta duy trì sự bình an và hạnh phúc, và giúp những người khác cũng được bình an và hạnh phúc. Đây là mục đích của Giáo pháp: để thực tập nghệ thuật sống, đó là, để đoạn trừ những tâm cấu uế và để phát triển những phẩm chất tốt, vì sự tốt đẹp cho chúng ta và người khác.
Có mười phẩm chất tốt thuộc về tâm – paaramii - điều mà chúng ta phải hoàn thiện để đến mục đích tối hậu. Mục đích là một tiến trình của vô ngã hoàn toàn. Mười paaramii này là những phẩm chất có khả năng lần lược phân tán ngã chấp, bằng cách đó mang chúng ta gần hơn sự giải thoát. Chúng ta có cơ hội để phát triển mười phẩm chất này trong một khóa thiền Vipassana.
Paaramii (Ba la mật: viên mãn, cụ túc) đầu tiên là nekkhamma – sự xuất ly. Chúng ta trở thành một vị Tăng hoặc Ni người xuất ly đời sống tại gia và sống không sở hữa vật chất, ngay cả phải xin ăn cho đời sống hằng ngày. Tất cả điều này được làm vì mục đích phá bỏ tự ngã. Làm thế nào để một người tại gia có thể phát triển phẩm chất này? trong một khóa tu như thế này, chúng ta có cơ hội để thực hành, từ lúc có mặt ở đây chúng ta sống dựa vào sự hảo tâm của người khác. Chấp nhận bất cứ những gì được cúng như thức ăn, chốn ở, hoặc những nhu cầu khác, chúng ta tuần tự phát triển phẩm chất của sự xả ly (xuất gia). Bất cứ điều gì chúng ta nhận ở đây, chúng ta sử dụng tốt nhất, tu tập nổ lực để thanh lọc tâm không chỉ tốt cho bản thân chúng ta mà còn cho những người không quen biết đã cúng thí vì sự có mặt của chúng ta.
Ba la mật kế tiếp là siila - đạo đức. Chúng ta phát ttriển phẩm chất này bằng cách giữ năm giới trong suốt thời gian, cả hai trong thời gian khóa tu và đời sống hằng ngày. Có nhiều chướng ngại gây khó khăn cho việc hành trì giữ giới trong đời sống thế tục. Tuy nhiên, ở đây trong một khóa thiền định, không có cơ hội nào để phá bỏ giới vì chương trình và nội qui rất nặng. Chỉ trong nói năng đã có sự chánh mạng của chúng ta phát xuất từ sự quán sát nghiêm túc của giới. Vì lý do này chúng ta phát nguyện tịnh khẩu trong chín ngày đầu của khóa tu. Bằng cách này, ít nhất trong suốt thời gian khóa tu, chúng ta giữ giới một cách hoàn chỉnh.
Một ba la mật khác là viriya – tinh tấn. Trong đời sống thường ngày chúng ta nổ lực, ví du,ï để duy trìù mạng sống của chúng ta. Ở đây, tuy nhiên, tinh tấn là để làm thanh tịnh tân bằng sự duy trì tỉnh giác và bình thản. Đây là chánh tinh tấn, nó dẫn đến giải thóat.
Một ba la mật khác là pan~n~aa - trí tuệ. Ở thế giới bên ngoài, chúng ta có thể có trí tuệ, nhưng trí tuệ này chúng ta có từ đọc sách, nghe từ những người khác, hoặc chỉ hiểu biết bằng tri thức. Paaramii đích thực của trí tuệ là sự tuệ tri những gì khai mở trong chính chúng ta, bằng tự kinh nghiệm của chúng ta trong thiền định. Chúng ta liễu tri trực tiếp bằng cách tự quán sát những yếu tố của vô thường, khổ và vô ngã. Bằng sự kinh nghiệm trực tiếp này của thực tại chúng ta loại trừ khổ đau.
Một Ba la mật khác là khanti – sự cảm thông. Ơû một khóa tu như vầy, tu tập và sống với nhau trong cùng một nhóm, chúng ta có thể thấy chính mình bị phá rối và tức tối do những hành động của những người khác. Nhưng rất mau chúng ta liễu tri rằng người gây ra sự phiền hà vì không biết vấn đề anh ta đang làm, hoặc anh ta là một người bệnh. Sự bực tức này sẽ qua đi, và chúng ta chỉ cảm nhận tình thương và lòng từ vì người đó. Chúng ta đã bắt đầu phát triển phẩm chất của sự cảm thông.
Một Ba la mật khác là sacca – sự thật. Bằng sự thực hành giới chúng ta thực tập để giữ sự chân thật bằng lời nói. Tuy nhiên, sacca phải được hành trì trong ý nghiã sâu hơn. Mỗi bước trên con đường hành trì phải là một bước với sự thật, từ sự thật thô, sự thật bên ngoài, đến sự thật vi tế hơn và cuối cùng đến chân lý tối hậu (sự thật rối ráo, chân đế). Không còn lưu lại bất cứ điểm nào để nghi ngờ nữa. Chúng ta phải luôn luôn duy trì với thực tại mà chúng ta kinh nghiệm thực tế ở giây phút hiện tại.
Một Ba la mật khác nữa là adhit.t.haana – sự khẳng quyết (sự quyết định mạnh mẽ và khẳng khái). Khi chúng ta bắt đầu khóa thiền Vipassana, chúng ta tạo một sự quyết định để duy trì trong suốt thời gian của khóa. Chúng ta xác định giữ giới, luật của sự tịnh khẩu và tất cả những nội qui của khóa tu. Sau khi được giới thiệu về pháp tu Vipassana, chúng ta tạo ra một sự khẳng quyết để hành thiền trong suốt thời giờ ngồi thiền tập trung không hề mở mắt, tay, hoặc chân ra. Ơû giai đoạn về sau của phương pháp, ba la mật này rất là quan trọng; khi đến gần mục tiêu tối hậu, chúng ta phải sẳn sàng ngồi không thay đổi cho đến khi đạt sự giải thóat. Vì mục đích này điều cần thiết để phát triển sự khẳng quyết.
Một Ba la mật khác nữa là mettaa – tình thương vô ngã vị tha. Trong quá khứ chúng ta nỗ lực để cảm nhận tình thương và thiện chí vì người khác, nhưng điều này chỉ ở cấp độ nhận thức của tâm. ở cấp độ vô thức những căng thẳng cũ vẫn tiếp tục duy trì. Khi toàn bộ tâm thức đều thuần tịnh, lúc đó từ những độ sâu chúng ta có thể hy vọng vì hạnh phúc của người khác. Đây là tình thương chân thật, nó giúp cho người khác và cho chính chúng ta.
Một Ba la mật khác là upekkhaa - sự bình thản (tâm hỷ xả) . Chúng ta thực hành để duy trì sự bình an của tâm thức không chỉ khi kinh nghiệm những cảm thọ thô, bất lạc, hoặc những khu vực không nhận ra trong thân thể, mà còn bề mặt của những cảm thọ vi tế, và lạc. Trong mỗi tình huống chúng ta hiểu rằng sự kinh nghiệm của sát na đó là vô thường, chắc chắn không tồn tại. Với sự tuệ tri này chúng ta duy trì vô tham và bình thản.
Ba la mật cuối cùng là daana – bố thí, làm từ thiện. Với người tại gia, đây là bước đầu tiên quan trọng của việc hành trì Giáo pháp. Một người tại gia có trách nhiệm làm kinh tế bằng việc là chánh mạng, vì sự nuôi sống cho chúng ta và những người tùy thuộc chúng ta. Nhưng nếu chúng ta tạo ra tham lam với tiền bạc chúng ta làm ra, từ đó chúng ta phát triển tự ngã. Vì lý do này, một phần chúng ta kiếm được phải được bố thí cho người khác. Nếu chúng ta làm điều này, tự ngã sẽ không tăng trưởng, từ đó chúng ta hiểu rằng chúng ta kiếm được vì sự ích lợi cho chính chúng ta và cũng vì ích lợi cho những người khác nữa. Sự hiểu biết phát sinh để giúp người khác trong mọi cách mà chúng ta có thể làm. Và chúng ta hiểu rằng không có sự giúp đỡ nào cho người khác lớn lao bằng cách giúp họ tu tập chánh pháp thoát khỏi khổ đau.
Trong một khóa tu như vầy, chúng ta có một cơ hội tốt để phát triển phẩm chất này. bất cứ những gì chúng ta thọ nhận ở đây được cúng dường từ những người khác; không đòi hỏi tiền trả phòng và bộ phận quản lý, và cũng không nhận đối với sự giảng dạy. Đến lược, chúng ta có thể cúng dường vì sự lợi ích cho người khác. Số tiền chúng ta cúng dường sẽ khác tùy theo phương tiện của chúng ta. Tự nhiên một người giàu có sẽ mong muốn cúng nhiều hơn, nhưng ngay cả sự cúng dường ít nhất, được cúng với sự nhận thức đúng đắn, là sự quí giá trong việc phát triển Ba la mật này. không mong cầu bất cứ điều gì đáp trả, chúng ta cho để những người khác có thể kinh nghiệm những ích lợi của Giáo pháp và có thể đoạn trừ phiền não của họ.
Ơû đây chúng ta có cơ hội để phát triển mười Ba la mật. Khi tất cả những phẩm chất này được viên mãn, các bạn sẽ đến mục đích tối hậu.
Duy trì thực hành để phát triển chúng từng tí một. Duy trì phát triển con đường của Giáo pháp, không chỉ vì sự ích lợi riêng các bạn và giải thóat, mà còn sự lợi ích và giải thoát của nhiều người.
Cầu mong tất cả những người khổ đau tìm ra Giáo pháp thanh tịnh và được giải thoát. Cầu mong tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc.
|
|
|
Post by tk on Apr 15, 2011 3:58:49 GMT -5
BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ TÁM
Qui luật của sự tăng trưởng và sự ngược lại của nó Qui luật của sự đoạn trừ Sự xả ly là sự an lạc tối thượng Sự xả ly có thể làm cho chúng ta sống một đời sống với những việc làm chân chính Bằng sự duy trì xả ly, chúng ta xác định một tương lai hạnh phúc cho chính chúng ta
Ngày thứ tám đã qua, các bạn còn hai ngày còn lại để tu tập. Trong những ngày còn lại, thấy rằng các bạn hiểu phương pháp một cách thích hợp, để các bạn có thể thực hành nó thích hợp ở đây và cũng để sử dụng nó trong đời sống hằng ngày. Hiểu những gì Giáo pháp là: bản chất tự nhiên, chân lý, qui luật vũ trụ.
Về phương diện này, có một tiến trình tăng trưởng liên tục. Về phương diện khác, có một tiến trình hoại diệt. Điều này cũng được giải thích rõ trong những câu kệ:
Chân lý vô thường là những sự vật tồn tại có điều kiện, Bằng bản chất tự nhiên sinh khởi và hoại diệt. Nếu chúng nó sinh khởi và bị tan hoại, Sự đoạn trừ sự sinh diệt mang lại hạnh phúc chân thật. (chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp. Sanh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc.)
Mỗi san’khaaraa, mỗi tâm sinh khởi có điều kiện là vô thừơng, có bản chất tự nhiên của sự sinh khởi và hoại diệt. Nó hoại diệt nhưng giây phút kế nó sinh khởi trở lại; và trở lại nữa; đây là cách San’khaaraa tăng trưởng. Nếu chúng ta phát triển trí tuệ và bắt đầu quán sát một cách khách quan, tiến trình của sự tăng truởng sẽ dừng lại và tiến trình của sự hoại diệt sẽ bắt đầu. Một san’khaaraa sinh khởi, nhưng hành giả chỉ duy trì sự bình thản; nó sẽ mất đi sức mạnh của nó và sẽ bị tan hoại. Từng lớp một, san’khaaraa cũ sẽ sinh khởi và bị hoại diệt, nó đã cung cấp cho chúng ta duy trì sự bình thản. Bao nhiêu san’khaaraa bị tiêu diệt thì bấy nhiêu hạnh phúc chúng ta sẽ an vui, sự hạnh phúc thoát khỏi phiền não. Nếu tất cả san’khaaraa cũ đều đoạn diệt thì chúng ta an vui hạnh phúc vô biên về sự giải thoát viên mãn. Những thói quen cũ của tâm thức là phản ứng, và tăng trưởng những phản ứng. Những gì không muốn lại xảy ra, và chúng ta tạo ra một san’khaaraa của sự sân giận. Khi san’khaaraa sinh khởi trong tâm, nó được phối hợp với một thân cảm thọ bất lạc. Sát na kế tiếp, vì thói quen phản ứng cũ, chúng ta lại tạo ra sự nóng giận, nó được hướng trực tiếp đến thân cảm thọ bất lạc. Những kích thích bên ngoài về sân giận là sự phụ trợ; sự phản ứng là yếu tố dẫn đến cảm thọ trong chúng ta. Cảm thọ bất lạc làm chúng ta phản ứng lại bằng sự sân giận, nó lại gây một cảm thọ bất lạc khác, nó lại tiếp tục làm cho chúng ta phản ứng. Trong cách này, tiến trình tăng trưởng bắt đầu. Nếu chúng ta không phản ứng lại cảm thọ nhưng thay vì mỉm cười và hiểu bản chất vô thường của nó, thì chúng ta sẽ không tạo ra san’khaaraa mới, và san’khaaraa đã sinh khởi khi đó sẽ tiêu diệt không có tăng trưởng. Kế đến, một san’khaaraa khác của cùng một loại sẽ sinh khởi từ độ sâu của tâm thức; chúng ta duy trì bình thản, và nó sẽ trôi qua. Kế đến một cái khác nữa lại sinh khởi; chúng ta duy trì thản nhiên, và nó trôi qua. Tiến trình của sự đoạn trừ đã bắt đầu.
Những tiến trình mà chúng ta quan sát trong chính chúng ta cũng xảy ra khắp cả vũ trụ. Ví dụ, có ai đó gieo hạt giống của cây banyan ( cây bồ đề). Từ hột giống bé tí đó một cây lớn phát triển, nó mang vô số trái hằng năm, suốt thời gian nó sống. Và ngay sau khi nó chết, tiến trình vẫn tiếp tục, vì mỗi trái mà cây đã mang bao gồm một hột hoặc vô số hột, có cùng tính chất như hột ban đầu phát triển thành cây. Bất cứ khi nào một trong những hạt giống này rơi vào đất tốt nó sẽ nảy mầm và phát triển thành một cây khác, lại nữa cây này lại tạo ra hàng ngàn trái, tất cả trái hàm chứa những hột giống. Trái và hột giống, hột và trái; một tiến trình bất tận tăng trưởng. Cùng một cách này, vì vô minh chúng ta gieo hột giống san’khaaraa (sự phản ứng ) , sớm muộn gì hạt giống cho ra trái , còn gọi là san’khaaraa, và cũng hàm chứa một hạt giống của cùng một loại. Nếu chúng ta cho hạt giống vào vùng đất tốt nó nảy mầm thành một san’khaaraa mới, và sự đau khổ của chúng ta tăng bội lên. Tuy nhiên, nếu chúng ta ném hạt giống vào đất đá, chúng không thể nảy mầm; không có gì sinh sản từ chúng nó. Tiến trình tăng trưởng dừng lại, và tự động tiến trình ngược lại bắt đầu, tiến trình của sự đoạn trừ.
Nhận ra thế nào tiến trình này vận hành. Nó được giải thích rằng một số dữ liệu nhập vào cung cấp cho sự vận hành của đời sống, của thân và tâm thức, để duy trì. Sự nhập vào cho thân là thức ăn và ăn, cũng như môi trường trong đó chúng ta sống. Nếu ngày nào đó chúng ta không ăn, dòng vận hành của vật chất (thân thể) không dừng lại ngay lập tức. Nó tiếp tục tiêu thụ những sản phẩm dự trữ của năng lượng chứa trong thân thể. Khi tất cả những năng lượng dự trữ được tiêu thụ, chỉ đến lúc dòng vận hành dừng lại, thân thể sẽ chết.
Thân thể cần thức ăn hai hoặc ba lần một ngày, nhưng dòng tâm thức đòi hỏi phải nạp vào trong mỗi sát na. Thức ăn nạp vào cho tâm thức là san’khaaraa. Mỗi giây san’khaaraa mà chúng ta tạo ra có trách nhiệm duy trì dòng vận chuyển của tâm thức. Tâm thức sinh khởi ở sát na kế tiếp là sản phẩm của san’khaaraa này. Mỗi sát na chúng ta nạp vào san’khaaraa, và dòng vận chuyển của tâm thức tiếp tục. Nếu ở bất cứ sát na nào chúng ta không tạo một san’khaaraa mới dòng tâm thức vẫn không dừng lại lúc đó; thay vì nó sẽ rút ra san’khaaraa cũ từ nguồn dự trữ. Một san’khaaraa cũ sẽ bị ép buộc cho ra một kết quả của nó, đó là, để đến bề mặt của tâm thức với mục đích tiếp tục duy trì dòng vận chuyển; và nó sẽ biểu hiện như là một thân cảm thọ. Nếu chúng ta phản ứng lại cảm thọ, lại nữa chúng ta bắt đầu tạo ra một san’khaaraa mới, gieo trồng những hột giống mới của khổ đau. Nhưng nếu chúng ta quán sát những cảm thọ với sự bình thản, san’khaaraa sẽ mất đi sức mạnh của nó và bị tiêu diệt. Ở sát na kế san’khaaraa cũ phải xuất hiện để duy trì dòng vận hành tâm thức. Lại nữa chúng ta không phản ứng, và lại nữa nó bị tiêu diệt. Đến chừng mực nào chúng ta duy trì tỉnh giác và thản nhiên, tuần tự những san’khaaraa cũ sẽ xuất hiện ở bề mặt của tâm thức và bị tiêu diệt; đây là qui luật của tự nhiên.
Chúng ta phải kinh nghiệm tiến trình chính chúng ta bằng sự thực hành phương pháp. Khi chúng ta thấy rằng những thói quen cũ và những đau khổ cũ của chúng ta đều được đoạn trừ, khi đó chúng ta biết rằng tiến trình của sự đoạn trừ được thực hành.
Một phương pháp kỷ thuật hiện hành trong nghề luyện kim hiện đại. Để tinh chế một số kim loại nào đó, để làm cho chúng nó hoàn toàn tinh chất, đều cần thiết là dời ra khỏi ngay cả một phân tử pha tạp trong hàng tỉ phân tử. Điều này được tiến hành bằng cách cán dẹp kim loại trong một hình thể của một cây que, và rồi tạo ra một vòng đai của cùng một kim loại đã được tinh chế cho sự tinh chế đã yêu cầu. Vòng đai đã được chuyển thành hình cây que, và tạo ra một sức hút để tự động loại ra bất cứ những cấu tạp nào trong toàn thể cây que. Cùng một lúc, tất cả những phân tử trong cây que kim loại được sắp ngay thẳng; nó trở thành dễ uốn, dễ dát mỏng, có thể dùng để làm công việc. Trong cùng một cách như vậy, phương pháp thiền Vipassana có thể được xem như sự trải qua của một vòng đai tỉnh thức qua cấu trúc cơ thể, loại trừ ra bất cứ những cấu uế, với những lợi lạc tương tự như trên.
Sự tỉnh giác và bình thản sẽ dẫn đến sự thanh lọc tâm thức. Bất cứ điều gì chúng ta kinh qua bằng phương pháp này, hoặc lạc hoặc bất lạc, không phải là vấn đề quan trọng. Điều quan trọng là không phản ứng lại với tham đắm hoặc sân giận, cả hai yếu tố này chỉ tạo ra khổ đau. Thước đo duy nhất để đo đạt tiến trình hành trì của chúng ta là sự bình thản mà chúng ta đã phát triển. Và sự bình thản phải có mặt ở cấp độ những cảm thọ bằng thân thể nếu chúng ta đi vào chiều sâu của tâm thức và để loại trừ những cấu uế. Nếu chúng ta thực hành tỉnh giác đối với những cảm thọ và duy trì sự bình thản đối với chúng, thì chúng ta sẽ dễ dàng giữ sự thăng bằng đối phó với những tình huống bên ngoài.
Đức Phật đã có lần được hỏi điều gì là sự lợi lạc chân thật. Ngài đáp lại rằng lợi lạc tối thượng là khả năng duy trì sự thăng bằng tâm thức của chúng ta cho dù tất cả những biến đổi , thăng trầm , của cuộc đời. Chúng ta có thể đối diện với những cảm thọ lạc hoặc khổ, chiến thắng hoặc thất bại, được hoặc mất, danh thơm hoặc tiếng xấu; mọi người đều phải đối diện với những điều này. Nhưng chúng ta có thể mỉm cười trong mọi hoàn cảnh, sự mỉm cười xuất có phải phát từ tâm của chúng ta không? Nếu chúng ta có sự bình thản này ở cấp độ sâu nhất, thì chúng ta sẽ có sự hạnh phúc thật sự.
Nếu sự bình thản chỉ là bên ngoài thì nó sẽ không giúp chúng ta trong cuộc sống hiện tại. Nó như thể mỗi chúng ta mang một bình xăng, dầu . Nếu một ánh lửa xảy ra, một kết quả của một phản ứng ở quá khứ, ngay lập tức một kết quả bùng nổ tạo ra, sản sinh ra hàng triệu đóm lửa khác nữa, thêm san’khaaraa nữa, nó sẽ mang lửa nhiều thêm nữa, khổ não tăng thêm trong tương lai. Bằng sự hành trì Vipassana, chúng ta lần lược rút rỗng bình nhiên liệu. Những đóm lửa vẫn đến vì san’khaaraa của quá khứ của chúng ta, nhưng khi chúng nó đến, chúng nó chỉ đốt bằng nhiên liệu mà chúng nó mang đến; nhiên liệu mới không được cung cấp. Chúng nó cháy nhanh cho đến khi chúng nó tiêu thụ nhiên liệu chúng nó có, và từ đó chúng nó bị tiêu hủy đi. Về sau, khi chúng ta tiến xa hơn trên con đường tu tập, tự nhiên chúng ta bắt đầu tạo ra dòng nước mát của tình thương và lòng từ bi, và bình chứa nhiên liệu bây giờ được chứa đầy với nước mát này. Ở đây, ngay lúc một đóm lửa đến, nó bị tiêu hủy ngay. Nó không thể đốt cháy ngay cả một ít nhiên liệu mà nó chứa đựng.
Chúng ta có thể hiểu vấn đề này ở mức độ tri thức, và biết rằng chúng ta nên có sẳn một máy bơm nước phòng khi có lửa phát sinh. Nhưng khi lửa đến thật sự rồi thì chúng ta chuyển sang vòi bơm xăng và bắt đầu một đám cháy lớn. Sau đó chúng ta nhận ra sự sai lầm, nhưng tiếp tục lập lại lần kế nữa khi lửa đến, vì trí tuệ của chúng ta còn nông cạn. Nếu ai đó có trí tuệ chân thật ở chiều sâu của tâm thức, khi đối diện với lửa vị ấy sẽ không đổ xăng vào nó, biết rằng điều này chỉ gây tác hại. Thay vì đổ vào nước lạnh của tình thương và lòng từ bi, giúp đỡ những người khác và chính mình.
Trí tuệ phải ở cấp độ của những cảm thọ. Nếu chúng ta tự luyện tập để tỉnh giác những cảm thọ ở bất cứ hoàn cảnh nào và duy trì sự bình thản đối với nó, không có gì có thể xâm nhập các bạn. Có thể khoảng vài giây các bạn quan sát không hề phản ứng lại. Khi đó, với tâm bình thản này, các bạn quyết định những hành động nào cần tiến hành. Chắn chắn rằng đó là một hành động đúng, tốt , có lợi cho người khác, vì nó được tiến hành với một tâm bình thản.
Đôi khi trong cuộc sống rất cần thiết sử dụng hành động mạnh. Chúng ta đã cố giải thích cho ai đó một cách lịch sự , tử tế, với một nụ cười, nhưng họ chỉ có thể hiểu bằng những lời nặng nề, hành động cứng rắn. Vì vậy chúng ta dùng lời nói mạnh và hoặc hành động bằng thân. Nhưng trước khi làm như vậy, chúng ta phải kiểm tra lại chính mình xem tâm chúng ta có được bình tỉnh hay không, và xem chúng ta chỉ có lòng từ bi và tình thương với mọi người. Nếu như thế, hành động sẽ có ích; bằng không, nó sẽ không giúp gì cho người khác. Chúng ta hành động mạnh để giúp những người sai lầm. Với nền tảng của tình thương và lòng từ chúng ta không thể là sai.
Trong trường hợp của sự công kích, một thiền giả Vipassana sẽ thực tập để tách xa người xung đột và tội phạm, ban rải lòng từ không chỉ cho tội phạm mà còn những người gây xung đột. Chúng ta biết rằng những người xung đột không biết vấn đề anh ta đang làm hại chính mình. Hiểu vấn đề này chúng ta cố gắng giúp anh ta bằng cách ngăn ngừa anh ta ra khỏi những hành vi sẽ gây khổ não cho anh ta trong tương lai.
Tuy nhiên chúng ta phải cẩn thận không phải để kiểm tra những hành động của chúng ta chỉ sau khi biến cố đã xảy ra. Các bạn phải tự kiểm tra tâm của mình trước khi hành động. Nếu tâm tràn đầy những phiền não, chúng ta không thể giúp bất cứ ai. Trước tiên chúng ta phải chỉnh đốn những sai lầm của chúng ta trước rồi mới có thể chính đốn sai lầm của nngười khác. Trước tiên chúng ta phải thanh lọc tâm của chúng ta bằng tự quán sát mình. Sau đó chúng ta mới có thể giúp chúng sanh.
Đức Phật nói rằng có bốn loại người trên thế gian này:
- Hạng người đi từ bóng tối vào bóng tối - Hạng người đi từ ánh sáng vào bóng tối. - Hạng nngười đi từ bóng tối ra ánh sáng . - Hạng người đi từ ánh sáng vào ánh sáng.
Những ai thuộc hạng người đầu tiên, mọi thứ xung quanh chỉ là bất hạnh, tối tăm, nhưng điều bất hạnh lớn lao nhất của anh ta là anh ta không có trí tuệ. Mỗi lúc anh ta gặp khổ đau anh ta tăng trưởng thêm sân hận, căm ghét, bực tức và đổ lỗi cho người khác làm cho anh ta khổ. Tất cả những san’khaaraa của nóng giận và cáu ghét này sẽ mang anh ta đến nơi tối tăm hơn và khổ não hơn trong tương lai. Người thuộc nhóm thứ hai có những gì được gọi là ánh sáng trong cuộc đời này: tiền bạc, địa vị, quyền lực, nhưng anh ta cũng chẳng có trí tuệ. Vì vô minh anh ta phát triển chủ nghĩa tự ngã, không hiểu rằng những căng thẳng của tự ngã sẽ mang lại cho anh ta sự tối tăm trong tương lai.
Người thuộc nhóm thứ ba có cùng vị trí như người ở nhóm đầu, bị đoanh vây bởi tối tăm; nhưng anh ta có trí tuệ, và hiểu hoàn cảnh. Nhận ra rằng anh ta hoàn toàn chịu trách nhiệm sự khổ sở của chính mình, anh ta lặng lẽ và an lòng làm những gì anh ta có thể thay đổi tình huống, nhưng không khởi bất cứ sân giận, hoặc cáu ghét đến với người khác; thay vì anh ta chỉ có tình thương và lòng từ với những người đang gây đau khổ cho anh. Tất cả những gì anh ta tạo ra cho tương lai là sự sáng lạng.
Cuối cùng người trong nhóm thứ tư, ví như một người ở nhóm thứ hai, hưởng thụ tiền bạc, địa vị và quyền lực, nhưng không như người ở trong nhóm hai, anh ta có đầy đủ trí tuệ. Anh ta sử dụng những gì anh ta có để duy trì bản thân và những người phụ thuộc vào anh ta, nhưng bất cứ những gì hiện hữa anh ta sử dụng vì sự tốt đẹp cho người khác, với tình thương và lòng từ. Sự sáng suốt ngay bây giờ và trong tương lai.
Chúng ta không thể chọn hoặc là chúng ta ở đây, đối diện với bóng tối hay là ánh sáng; điều đó được xác định bởi san’khaaraa quá khứ của chúng ta. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể kiềm chế ở hiện tại bằng sự điều phục chính bản thân. Tương lai chỉ là quá khứ cộng lại những gì được thêm vào ở hiện tại. Vipassana dạy phương cách để có thể tự chủ chính mình bằng sự phát triển tỉnh giác và thản nhiên đối với những cảm thọ. Nếu chúng ta phát triển sự tự chủ này ở giây phút hiện tại, tương lai tự nhiên sẽ trở nên sáng lạng.
Sử dụng hai ngày còn lại để thực hành phương cách để tự chủ với giây phút hiện tại, tự chủ với chính chúng ta. Duy trì phát triển trong Giáo pháp, loại trừ tất cả những khổ đau, và an vui với hạnh phúc chân thật tại đây và ngay bây giờ.
Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc!
|
|
|
Post by tk on Apr 15, 2011 3:59:45 GMT -5
BÀI GIẢNG CỦA NGÀY THỨ BẢY
Tầm quan trọng của sự xả ly đối với các cảm thọ thô và tế Sự duy trì tỉnh thức liên tục Năm người bạn (năm lực): niềm tin, nổ lực , chánh niệm, thiền định , trí tuệ Bảy ngày đã qua. Các bạn còn lại ba ngày nữa để tu tập. Hãy sử dụng tốt nhất những ngày còn lại bằng nổ lực hành trì và liên tục, hiểu cách thức mà các bạn phải thực hành.
Có hai vấn đề của phương pháp hành trì: sự tỉnh giác và bình thản (tâm xả). Chúng ta phải phát triển sự tỉnh thức ở tất cả những cảm thọ xảy ra trong thân của chúng ta, và đồng thời chúng ta cũng phải duy trì bình thản đối với những cảm thọ ấy. Bằng sự duy trì bình thản, tự nhiên chúng ta sẽ thấy, sớm hay muộn, rằng những cảm thọ bắt đầu xuất hiện trong những khu vực không nhìn thấy, và những cảm thọ thô, cứng ngắt, bất lạc bắt đầu phân tán thành những dao động vi tế. Chúng ta bắt đầu kinh nghiệm mỗi dòng an lạc vận hành của năng lượng xuyên suốt cơ thể.
Sự nguy hiểm, khi tình huống này sinh khởi, là rằng chúng ta nắm giữ kinh nghiệm lạc thọ bằng cảm nhận này như mục đính hướng đến cái mà chúng ta đã đang hành trì. Thực tế, mục đính của sự hành trì vipassana không phải để kinh nghiệm một loại cảm thọ đặc biệt nào đó, mà cốt yếu để phát triển sự bình thản hướng đến tất cả cảm thọ. Những cảm thọ luôn luôn chuyển đổi, hoặc thô hoặc vi tế. Tiến trình tu tập của chúng ta có thể được đo đạt duy chỉ bằng sự bình thản mà chúng ta phát triển hướng đến mỗi cảm thọ.
Ngay sau khi chúng ta đã kinh nghiệm một dòng vận hành giải thoát của những dao động vi tế xuyên suốt khắp thân thể, rất có thể rằng lại nữa một cảm thọ thô có thể sinh khởi lên ở một nơi nào đó, hoặc một khu vực không thấy được. Đây là những dấu hiệu không phải là sự phản hồi mà tiến trình phát triển. Khi chúng ta phát triển sự tỉnh thức và bình thản, tự nhiên chúng ta thâm nhập sâu hơn vào tâm vô thức, và khám phá những phiền não ẩn núp ở đó. Bao lâu những phức tạp tiềm ẩn này còn tồn tại trong vô thức, chúng nó sẽ mang lại đau khổ trong tương lai. chỉ có phương cách đoạn trừ chúng nó là cho phép chúng nó sinh khởi lên bề mặt của tâm rồi ra đi. Khi san’khaaraa có gốc rễ sâu như vầy sinh khởi lên bề mặt, Nhiều San’khaaraa được kết hợp do những cảm thọ bất lạc, thô hoặc những khu vực không nhận ra trong thân thể. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát không phản ứng lại, cảm thọ qua đi, và với nó san’khaaraa của nó chính là một sự biểu hiện.
Mỗi cảm thọ, dù thô hay tế, có cùng đặc tính vô thường giống nhau. Mỗi cảm thọ thô (thuộc bất lạc thọ) sinh khởi, dường như kéo dài khoảng một thời gian, nhưng sớm muộn gì nó cũng trôi qua. Một cảm thọ vi tế sinh khởi và tiêu tan rất là nhanh chóng, nhưng nó vẫn có chung một đặc tính. Không có cảm thọ nào thường tồn cả. Vì vậy chúng ta không nên có những ưu thích hoặc định kiến gì đối với bất cứ cảm thọ nào. Khi một cảm thọ thô, bất lạc sinh khởi, chúng ta quan sát nó không khởi lên chán nản. Khi một cảm thọ vi tế, một cảm thọ lạc sinh khởi, chúng ta chấp nhận nó, ngay cả hoan hỷ với nó, nhưng đừng khởi lên kiêu hãnh hoặc tham đắm nó. Trong mỗi trường hợp chúng ta hiểu bản chất vô thường của tất cả cảm thọ; do đó chúng ta có thể mỉm cười khi chúng nó sinh khởi và khi chúng nó hoại diệt.
Sự bình thản phải được hành trì ở cấp độ cảm thọ bằng thân để tạo ra một sự thay đổi thật sự trong cuộc sống của chúng ta. Ơû mỗi sát na(một đơn vị đo thời gian nhỏ nhất theo quan điểm Phật giáo), những cảm thọ đang sinh khởi trong thân. Thông thường tâm nhận thức không tỉnh giác đối với chúng, nhưng tâm vô thức cảm nhận những cảm thọ và phản ứng lại chúng bằng tham ái hoặc sân giận. Nếu tâm thức được luyện tập để tỉnh giác hoàn tòan tất cả những gì xảy ra trong thân thể và đồng thời duy trì sự bình thản, thì những thói quen cũ của những phản ứng mù quángõ sẽ bị phá vỡ. Chúng ta học cách để duy trì sự bình thản trong mỗi tình huống, và vì vậy chúng ta có thể sống một cuộc đời hạnh phúc thanh bình.
Ơû đây chúng ta đang hành trì để kinh nghiệm chân lý trong mỗi chúng ta, các hiện tượng này làm việc như thế nào, nó tạo ra khổ đau như thế nào. Có hai vấn đề về hiện tượng con người: vật chất và tinh thần, thân thể và tâm thức. Chúng ta phải quan sát cả hai. Nhưng chúng ta không thể kinh nghiệm thực tế về thân thể mà không tỉnh giác về những gì sinh khởi trong thân thể, đó là, cảm thọ. Tương tự chúng ta không thể quan sát tâm tách ra khỏi những gì sinh khởi trong tâm, đó là, ý niệm. Khi chúng ta đi sâu vào sự kinh nghiệm chân lý của thân và tâm, vấn đề khởi lên rất rõ ràng rằng bất cứ những gì sinh khởi trong tâm đều được kết hợp với một cảm thọ. Cảm thọ có tầm quan trọng trung tâm cho sự kinh nghiệm thực tại của thân thể và tâm thức, và nó là điểm ở đó những phản ứng bắt đầu. Để quan sát sự thật nơi chúng ta và để chấm dứt sự tạo ra những tâm phiền não, chúng ta phải tỉnh giác với những cảm thọ và duy trì sự bình thản càng nhiều càng hữu hiệu.
Vì lý do này, trong những ngày còn lại của khóa tu, các bạn phải thực tập liên tục với cặp mắt đóng lại trong suốt những giờ thiền định; nhưng trong suốt thời gian nghỉ ngơi cũng vậy, các bạn phải nổ lực duy trì sự tỉnh giác và sự bình thản ở cấp độ của những cảm thọ. Hành trì bất cứ hành động các bạn phải thực hành trong phương thức thông thường, hoặc đi bộ, ăn cơm, uống nước hoặc tắm giặc; đừng để sự hành trì bị trì hõan. Tỉnh giác những cử động của thân thể, và đồng thời của những cảm thọ, nếu có thể trong một phần của thân thể trong sự hoạt động của nó, ngoài ra những phần khác của thân thể cũng vậy. Duy trì tỉnh giác và bình thản.
Tương tự, buổi tối khi các bạn lên giường ngủ, khép mắt lại và cảm nhận cảm thọ bất cứ nơi nào trong thân các bạn. Nếu các bạn ngủ với sự tỉnh giác như vầy, tự nhiên ngay lúc các bạn thức dậy vào buổi sáng, các bạn sẽ tỉnh giác về cảm thọ. Có thể các bạn không thể ngủ đầy đủ, hoặc các bạn có thể duy trì tỉnh giác hoàn toàn suốt đêm. Đây là một điều vi diệu, ggiúp các bạn nằm trên giường duy trì tỉnh giác và sự bình thản. Thân thể sẽ nhận sự nghỉ nngơi nó cần thiết, và không có nghỉ ngơi nào hơn cho tâm thức về sự duy trì tỉnh giác và bình thản. Tuy nhiên, nếu các bạn bắt đầu lo lắng các bạn đang bị chứng mất ngủ thì các bạn sẽ tạo ra những căng thẳng, và sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày kế tiếp. Các bạn cũng không nên ép thúc cố thức, duy trì thế ngồi suốt đêm; điều đó sẽ dẫn đến một sự cực đoan. Nếu thời giờ ngủ đến, tốt hơn; hãy ngủ. Nếu giấc ngủ chưa đến, cho phép thân thể nghỉ bằng cách nằm ở tư thế nghiêng một bên, và cho phép tâm nghỉ ngơi bằng sự duy trì tỉnh giác và bình thản.
Đức Phật nói: “khi một thiền giả thực hành tinh tấn, không sao lãng với mỗi sát na tỉnh giác và bình thản đối với những cảm thọ, một hành giả như vầy phát triển trí tuệ chân thật và hiểu rõ những cảm thọ”. Hành giả biết thế nào một người thiếu trí tuệ phản ứng lại những cảm thọ, và tăng trưởng khổ đau. Hành giả cũng hiểu rằng thế nào một người ghi nhớ trong tâm về bản chất vô thường của tất cả những cảm thọ sẽ không phản ứng lại chúng, và sẽ loại trừ khổ đau. Đức phật nói tiếp: “với sự tuệ tri thông suốt này, hành giả có thể kinh nghiệm trạng thái vượt qua thân và tâm- niết bàn (Nibbaana).” Chúng ta không thể kinh nghiệm niết bàn cho đến khi nào san’khaaraa nặng nhất được đoạn trừ- những san’khaaraa đó sẽ dẫn đến một đời sống tương lai ở một hình thức thấp hơn nơi đó khổ não sẽ ngự trị. May mắn, khi chúng ta bắt đầu thực hành Vipassana, chính những San’khaaraa sinh khởi trước. Chúng ta duy trì bình thản, chúng nó sẽ trôi qua. Khi tất cả những San’khaaraa này được đoạn trừ, thì tự nhiên chúng ta kinh nghiệm niết bàn lần đầu tiên. Sau khi kinh nghiệm niết bàn, tất cả đều thay đổi ở chúng ta, và có thể không còn tạo ra bất cứ hành độngnào dẫn đến một đời sống tương lai trong một hình thức thấp hơn của sự sống. Tuần tự chúng ta tiến đến những trạng thái cao hơn, cho đến khi tất cả san’khaaraa đều được đoạn trừ nó sẽ dẫn đến một đời sống tương lai ở bất cứ nơi nào trong thế giới hữu vi (chịu qui luật sinh diệt) . Một người như vầy được giải thoát hoàn toàn và vì vậy, Đức Phật đã kết luận: ” thấu rõ toàn bộ chân lý của thân và tâm, khi vị ấy qua đời vị ấy vượt qua thế giới có điều kiện (thế giới chịu qui luật sinh diệt), vì vị ấy đã thấu hiểu hòan toàn các cảm thọ”.
Các bạn đã thi hành một sự bắt đầu trên con đường này bằng sự thực hành để phát triển sự tỉnh giác về những cảm thọ xuyên khắp cơ thể. Nếu các bạn cẩn trọng không phản ứng lại chúng, các bạn sẽ thấy rằng từng lớp một, những san’khaaraa cũ được đoạn trừ. Bằng sự duy trì bình thản đối với cảm thọ bất lạc, thô, các bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm những cảm thọ vi tế hơn và an lạc. Nếu các bạn tiếp tục duy trì sự bình thản, sớm muộn gì các bạn cũng sẽ đạt đến một giai đoạn được Đức phật mô tả, ở trong đó toàn bộ cấu trúc thân thể, thiền giả kinh nghiệm không có gì ngoài sự sinh khởi và hoại diệt. Tất cả những cảm thọ thô, cứng ngắt bị tan vỡ; tòan bộ thân thể không có gì khác hơn những dao động vi tế. Tự nhiên giai đoạn này rất an lạc, tuy nhiên nó vẫn không phải là mục đích cuối cùng và các bạn không được đắm chấp vào nó. Một số những phiền não thô được đoạn trừ, nhưng những phiền não vi tế vẫn còn tồn tại trong những cấp độ chiều sâu của tâm thức. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát một cách bình thản, một các tuần tự tất cả những san’khaaraa sâu hơn sẽ sinh khởi rồi qua đi. Khi tất cả chúng nó được đoạn ttrừ hoàn tòan, lúc đó các bạn thể nghiệm’sự bất tử’-một vài cái gì đó vượt qua thân và tâm, nơi đó không có gì sinh khởi, và vì vậy cũng không có gì qua đi- trạng thái không thể diễn bày của nibbaana.
Mọi người đều thực hành thích hợp để phát triển sự tỉnh thức và sự bình thản họ sẽ chắc chắn đến trạng thái này; nhưng mỗi người phải tự tu tập với chính mình.
Ví như có năm kẻ thù, năm sự ngăn trở ngăn cản tiến trình tu tập của các bạn, cũng có năm người bạn, năm năng lực tốt của tâm, chúng nó sẽ giúp và ủng hộ các bạn. nếu các bạn giữ năm người bạn này mạnh và thanh tịnh, không có kẻ thù nào có thể chế ngự các bạn.
Người bạn thứ nhất là niềm tin, trung thành, xác tín. Không có niềm tin chúng ta không thể thực hành, luôn bị dao động bởi nghi ngờ và hoài nghi. Tuy nhiên, nếu niềm tin là mù quáng, nó trở thành một kẻ thù nguy hiểm. Nó trở nên mù quáng nếu chúng ta mất đi tư duy phân biệt, hiểu một cách đúng lý về những gì của lòng trung thành có được. Chúng ta có thể có niềm tin ở bất cứ vị trời hoặc vị thánh nào, nhưng nếu nó là niềm tin đúng, với sự hiểu biết thích hợp, chúng ta sẽ nhớ những đặc tính tốt của vị ấy, và sẽ tăng thêm sự cảm hứng để phát triển những đặc tính này trong chính chúng ta. Sự thành tâm như vầy là niềm tin có ích lợi và ý nghiã. Nhưng nếu chúng ta không nỗ lực phát triển những đặc tính của con người hướng đến người mà chúng ta có lòng thành kính, nó là niềm tin mù quáng, nó rất có hại.
Ví dụ: khi chúng ta qui y với Đức Phật, chúng ta phải nhớ những phẩm chất của một Vị phật, và chúng ta phải thực hành để phát triển những phẩm chất này trong chúng ta. Phẩm chất cốt lõi của một vị Phật là sự giác ngộ; vì vậy, qui y là một yếu tố cho sự giác ngộ, sự giác ngộ mà chúng ta phát triển nơi mỗi chúng ta. Chúng ta tôn kính với bất cứ ai đã đạt trạng thái của giác ngộ hoàn toàn; đó là, chúng ta đưa ra tầm quan trọng đối với phẩm chất bất cứ nơi nào nó có thể biểu hiện, không bị ép buộc đối với một đảng phái đặc biệt hoặc con người. Và chúng ta tôn kính Đức phật không phải bằng lễ nghi hoặc cúng kiến, mà bằng sự thực hành theo lời dạy của Ngài, bằng cách đi trên con đường của giáo pháp từ bước đầu tiên, giới (siila), đến định đến trí tuệ, đến niết bàn , giải thóat.
Bất cứ vị Phật nào đều phải có những đặc tính sau đây. Vị ấy đã đoạn tận tham, sân và si mê. Vị ấy đã chiến thắng tất cả những kẻ thù của mình, kẻ thù bên trong, đó là, tâm ô nhiễm. Vị ấy hoàn hảo không chỉ bằng lý thuyết của Giáo pháp, mà còn bằng cách áp dụng và thực hành. Vị ấy thuyết giảng những gì vị ấy thực hành và những gì v ị ấy nói vị ấy thực hành; không có sự chênh lệch giữa lời nói và việc làm của vị ấy. Mỗi tiến trình mà vị ấy sử dụng là tiến trình chính đáng, dẫn đến phương hướng đúng. Vị ấy đã thấu rõ mọi thứ trong vũ trụ, bằng sự khám phá bên trong vũ trụ. Vị ấy tràn đầy với tình thương, từ bi, hoan hỷ cảm thông đối với mọi người, và luôn ggiúp những người đang đi lạc lối tìm ra con đường đúng đắn. Vị ấy viên mãn sự bình thản. Nếu chúng ta thực tập để phát triển những đặc tính này trong chính chúng ta để đến mục đích tối hậu, đó là ý nghĩa mà chúng ta qui y với Đức phật.
Tương tự chúng ta qui y với Giáo pháp không liên quan gì đến chủ nghĩa đảng phái; nó không phải là một vấn đề của việc cải đổi từ một tổ chức tôn giáo này sang một tổ chức tôn giáo khác. Qui y pháp có nghĩa là qui y với đạo đức, với sự điều khiển tâm thức của chúng ta, với trí tuệ. Đối với một lời dạy trở thành Giáo pháp, nó cũng phải có những tính chất xác định như vậy. Thứ nhất nó phải được giải thích rõ ràng để mọi người có thể hiểu. Chúng ta có thể thấy nó ở trước mắt chúng ta, chúng ta có thể kinh nghiệm bằng thực tại không phải bằng sự tưởng tượng. Ngay cả chân lý của niết bàn không được chấp nhận đến khi nào chúng ta đã kinh nghiệm về nó. Giáo pháp phải mang lại kết quả lợi ích hiện tại, và tại đây, không chỉ bằng lời hứa có ích để được hưởng thụ trong tương lai. Nó có tính chất của ‘đến và xem’; chính chúng ta quan sát nó, thực nghiệmû nó ở chính chúng ta, không chấp nhận một cách mù quáng. Và một khi chúng ta đã nổ lực và kinh nghiệm nó và sự lợi ích của nó, chúng ta không thể không khuyến khích và ggiúp người khác đến để mà thấy giáo pháp cũng như chúng ta. Mỗi bước trên con đường dẫn đến gần hơn mục đích tối hậu; không nỗ lực sẽ không có kết quả. Giáo pháp lợi ích ở sự bắt đầu, giai đoạn giữa và giai đọan cuối. Cuối cùng bất cứ ai với khả năng hiểu biết trung bình (những người bình thường), với bất cứ tầng lớp nào đều có thể thực hành và kinh nghiệm sự lợi ích của Giáo pháp. Với sự hiểu biết này về những gì bản chất thật chính nó hiện hữu, nếu chúng ta qui y Giáo pháp và bắt đầu thực hành theo Giáo pháp, sự thành tâm của chúng ta thật sự là có ý nghĩa.
Cùng một cách, qui y Tăng già không phải là vấn đề của việc lên hệ đến một đảng phái nào. Bất cứ ai đã đi trên con đường giới, định và tuệ và bất cứ ai đã đạt ít nhất giải đọan đầu tiên của giải thóat, vị ấy trở thành một Vị thánh, là một thành viên của Tăng già. Vị ấy có thể là bất cứ ai, bất cứ hình thức nào, bất cứ màu sắc, chủng tộc; tất cả đều không có sự khác biệt. Nếu chúng ta hân hoan qua việc thấy một vị như vậy và để tu tập đi đến cùng một mục đích cho chính chúng ta, thì sự qui y tăng già của chúng rất có ý nghĩa, sự thành tâm chân chánh.
Một người bạn khác là sự tinh tấn nổ lực. Như niềm tin, nó không được mù quáng. Ngược lại sẽ có nguy hiểm cho chúng ta là chúng ta sẽ tu tập sai con đường, và sẽ không thành tựu kết quả như chúng ta đã mong muốn. Tinh tấn phải được kết hợp với sự hiểu biết thích hợp cách thức để chúng ta thực tập; từ đó nó sẽ rất có ích cho tiến trình hành trì của chúng ta.
Một người bạn khác là sự tỉnh giác chánh niệm. Sự tỉnh giác chỉ có thể có ở sát na hiện tại. Chúng ta không thể tỉnh giác ở quá khứ , chúng ta chỉ có thể nhớ đến nó. Chúng ta không thể tỉnh giác ở tương lai, chúng ta chỉ có thể có những cảm hứng hoặc những sợ hãi ở tương lai. Chúng ta phải phát triển khả năng tỉnh giác về thực tại để biểu lộ ở nơi chúng ta ngay sát na hiện tại.
Người bạn kế tiếp là sự nhất tâm (định), duy trì sự tỉnh giác ở hiện tại trong mỗi sát na, không để gián đọan. Nó phải thoát khỏi mọi sự tưởng tượng, tham đắm, sân giận; chỉ như thế nó mới gọi là chánh định.
Và người bạn thứ năm là trí tuệ- không phải trí tuệ thu nhập bằng sự lắng nghe những bài pháp, hoặc đọc một số sách, hoặc phân tích bằng tri thức; chúng ta phải phát triển trí tuệ nơi chúng ta ở cấp độ kinh nghiệm, vì chỉ có trí tuệ kinh nghiệm này mới có thể đưa chúng ta giải thóat. Và để có trí tuệ thật sự, nó phải được căn cứ vào những thân cảm thọ: chúng ta duy trì sự bình thản đối với những cảm thọ, hiểu bản chất vô thường của chúng nó. Đây là sự bình thản ở cấp độ của tâm thức, nó sẽ giúp chúng ta duy trì sự bình an giữa những sự thăng trầm trong cuộc sống chúng ta.
Tất cả sự hành trì Vipassana có vì mục đích của nó để có thể giúp chúng ta sống một lối sống thích hợp, thực hành đầy đủ trách nhiệm thế gian của chúng ta trong lúc duy trì tâm bình an, duy trì sự an lạc và hạnh phúc trong chính chúng ta và làm cho người khác an vui và hạnh phúc. Nếu các bạn giữ năm người bạn có sức mạnh này, các bạn trở thành toàn hảo trong nghệ thuật sống, và sẽ dẫn đến một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.
Tiến hành bằng con đường Chánh pháp, vì sự tốt đẹp và lợi ích cho các bạn và cho số đông.
Cầu mong tất cả những chúng sanh đang bị khổ đau được tiếp xúc với giáo pháp, để xóa tan khổ đau và an hưởng hạnh phúc thật sự. Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc.
|
|
|
Post by tk on Apr 15, 2011 4:01:29 GMT -5
NGÀY THỨ TƯ
Những câu hỏi liên quan đến vấn đề làm sao để thực hành thiền Vipassana Qui luật về giáo lý nghiệp quả Sự quan trọng của hành động thuộc về tâm Bốn sự tập hợp của tâm:sự hiểu biết (ý thức), sự nhận thức, sự cảm thọ , sự phản ứng Ngày thứ tư là ngày rất quan trọng. Các bạn đã bắt đầu thể nhập vào dòng sông của chánh pháp (Ganges of Dhamma), khám phá chân lý nơi các bạn ở cấp độ những cảm thọ về thân. Trong quá khứ, vì vô minh, những cảm thọ này là những nguyên nhân cho sự tăng trưởng những khổ đau trong các bạn, nhưng chúng nó cũng có thể dùng để đoạn trừ khổ đau. Các bạn đã tiến hành bước đầu tiên vào con đường giải thoát bằng sự luyện tập quan sát những cảm thọ về thân và duy trì bình thản tâm. Vài vấn đề về phương pháp thường được hỏi:
Tại sao di chuyển sự chú ý trên thân thể theo một trật tự và tại sao phải theo trật tựnày? bất cứ trật tự nào đều có thể thực hành, nhưng một trật tự là đủ. Ngược lại nguy hiểm về sự không chú ý ở một vài bộ phận của thân thể, và những phần này sẽ duy trì không cảm xúc và trống không. Cảm thọ có mặt khắp thân thể, và trong phương pháp này, tầm quan trọng là phát triển khả năng kinh nghiệm cảm thọ ở mọi nơi. Vì mục đích này, di chuyển sự chú ý các cảm thọ theo trật tự rất là có lợi.
Nếu trong một phần của thân thể không có cảm thọ, các bạn có thể duy trì sự chú tâm của các bạn ở đó khoảng một phút. Trong thực tế, ù cảm thọ luôn có mặt ở đó, như ở mọi bộ phận khác của thân thể, nhưng nó có một tính chất vi tế như vầy đến nổi tâm của các bạn không nhận ra nó một cách ý thức, và vì vậy nơi này dường như vô giác ( không cảm nhận được ). Duy trì khoảng một phút, theo dõi một cách tĩnh lặng và xả ly. Ðừng tạo ra sự tham đắm vì một cảm thọ, hoặc sân hận hướng đến sự mù quáng. Nếu các bạn làm như vậy, các bạn đã làm mất sự thăng bằng ở các bạn, và tâm mất thăng bằng thì rất là ngu ngốc; nó chắc chắn không thể kinh nghiệm những cảm thọ vi tế hơn. Nhưng nếu tâm duy trì sự thăng bằng, nó trở nên nhạy bén hơn và mạnh hơn, khả năng khám phá các cảm thọ vi tế nhiều hơn. Theo dõi những phần của thân thể một cách xả ly khoảng một phút, không quá một phút. Nếu trong vòng một phút không có cảm thọ khởi lên, lúc đó mỉm cười và dời đi nơi khác. Vòng quan sát kế tiếp, lại duy trì một phút nữa; sớm muộn gì các bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm cảm thọ ở đó và khắp thân thể. Nếu các bạn duy trì đã một phút nhưng vẫn không cảm nhận một cảm thọ, thì tập trung cảm nhận sự xúc chạm quần áo của bạn nếu nó là nơi được bao phủ, hoặc sự tiếp xúc với môi trường nếu nó không bị bao phủ. Bắt đầu với những cảm thọ bề ngoài như vầy,và tuần tự các bạn cũng sẽ bắt đầu để cảm nhận những cảm thọ khác.
Nếu sự chú ý được đặt vào một phần của thân thể và một cảm thọ khởi lên ở một nơi khác, chúng ta có nên nhảy lui trở lại hoặc hướng đến để theo dõi cảm thọ này hay không?không nên làm như vậy mà tiếp tục di chuyển sự quan sát theo trật tự. Ðừng tìm cách làm không cho sinh khởi những cảm thọ ở những phần khác của thân thể.-các bạn không thể làm như thế- nhưng cũng đừng chú trọng đến chúng nó. Theo dõi mỗi cảm thọ chỉ khi nào các bạn đến với chúng nó, di chuyển theo trật tự. Ngược lại các bạn sẽ nhảy từ nơi này đến nơi khác, bỏ sót nhiều phần của cơ thể không quan sát, thì sự theo dõi quan sát của các bạn chỉ là những cảm thọ thô mà thôi. Các bạn phải tự huấn luyện chính mình để quan sát tất cả những cảm thọ khác nhau trong mỗi phần của thân thể, thô hoặc tế, lạc hoặc bất lạc, dễ nhận hoặc khó nhận. Vì vậy đừng bao giờ cho phép sự quan sát chú ý nhảy từ chỗ này đến chỗ khác.
Bao lâu chúng ta nên giữ sự quan sát trải qua từ đầu đến chân? Ðiều này sẽ khác nhau tùy theo tình huống mà chúng ta đang đối diện. Sự hướng dẫn là để đặt sự chú tâm của các bạn vào một khu vực xác định, và ngay lúc các bạn nhận ra cảm thọ, thì hãy di chuyển tiếp tục. Nếu tâm thức đủ sự nhảy cảm nó sẽ nhận rõ cảm thọ ngay lúc nó đến khu vực đó, và các bạn có thể duy chuyển tiếp tục liền. Nếu tình huống này xảy ra khắp thân thể, có thể di chuyển sự tập trung từ đầu đến chân trong vòng 10 phút; nhưng không nên di chuyển nhanh hơn khoảng thời gian vừa nói. Tuy nhiên, Nếu tâm thức không bén nhạy, có thể có nhiều khu vực ở đó cần thiết chờ khoảng một phút để cảm thọ sinh khởi. Trong trường hợp này, có thể mất khoảng 30 phút hoặc một giờ để di chuyển sự quan sát từ đầu đến chân. Thời gian cần để quan sát một vòng thân thể không quan trọng. Chỉ duy trì hành trì nhẫn nại, kiên trì; các bạn chắc chắn sẽ thành tựu.
Khoảng giới hạn về khu vực quan sát phải như thế nào để có thể đặt sự chú tâm vào đó được? Hãy lấy một phần của thân thể khoảng hai hoặc ba inch (1 inch =2.54cm) chiều rộng; từ đó di chuyển sự quan sát đến khu vực khác có độ rộng tương đương như vậy. Nếu tâm thức chưa nhạy bén, sử dụng khu vực rộng hơn, chẳng hạn như toàn bộ khuôn mặt, hoặc toàn bộ cánh tay phần trên; rồi từ từ cố gắng thu nhỏ lại khu vực tập trung. Cuối cùng các bạn có thể cảm nhận những cảm thọ ở mỗi phần của thân thể, nhưng giai đoạn này, mỗi khu vực có độ rộng khoảng hai hoặc ba inch là đủ.
Chúng ta có nên cảm nhận những cảm thọ chỉ trên bề mặt của thân thể hay là cũng ở bên trong nữa? Ðôi khi một vị thiền giả cảm nhận những cảm thọ bên trong ngay lúc anh ta bắt đầu hành trì Vipassana; đôi khi ở giai đoạn đầu anh ta cảm nhận những cảm thọ chỉ ở bề mặt. Một trong hai cách đều tốt cả. Nếu những cảm thọ chỉ xuất hiện trên bề mặt, theo dõi chúng nó qua nhiều lần cho đến khi các bạn cảm nhận cảm thọ ở mọi nơi trên bề mặt, sau đó các bạn sẽ bắt đầu thể nhập vào cảm thọ bên trong. Tuần tự tâm thức sẽ phát triển khả năng cảm nhận những cảm thọ ở mọi nơi, cả hai bên trong và bên ngoài, trong mỗi phần cấu trúc của thân thể. Nhưng hãy bắt đầu, những cảm thọ thuộc bên ngoài là đủ rồi.
Con đường dẫn xuyên qua toàn bộ lãnh vực cảm nhận bằng giác quan, đối với thực tại tối hậu nó vượt qua kinh nghiệm bằng giác quan. Nếu các bạn tiếp tục thanh lọc tâm các bạn với sự hổ trợ của cảm thọ, chắc chắn các bạn sẽ đạt giai đoạn tối hậu.
Khi nào chúng ta không ý thức, các cảm thọ là một phương tiện để tăng trưởng phiền não của chúng ta, vì chúng ta phản ứng lại chúng nó với tham hoặc sân. Vấn đề sinh khởi ngay hiện tại, những căn thẳng phát nguồn, ở cấp độ của những cảm thọ bằng thân.; vì vậy, đây là cấp độ ở đó chúng ta phải thi hành để giải quyết vấn đề, để thay đổi thói quen của tâm thức. Chúng ta phải học cách tỉnh giác đối với tất cả những cảm thọ sinh khởi mà không phản ứng lại chúng, chấp nhận sự thay đổi của chúng, vì đó là bản chất khách quan. Bằng cách thực hành như vậy, chúng ta loại trừ thói quen về sự phản ứng thiếu ý thức, chúng ta giải thoát chính mình ra khỏi khổ não.
Cảm thọ là gì? Bất cứ điều gì chúng ta có thể cảm nhận ở cấp độ bằng thân thể thì là một cảm thọ- bất cứ cảm thọ tự nhiên, thông thường, bình thường bằng thân thể, hoặc là lạc hay khổ, thô hay tế, mạnh hoặc yếu. Ðừng bao giờ phớt lờ một cảm thọ trên yếu tố rằng nó được tạo ra do những điều kiện môi trường, hoặc do ngồi quá lâu, hoặc do một chứng bệnh từ trước. Bất cứ lý do gì, vấn đề là các bạn cảm nhận một cảm thọ. Trước đây các bạn có thói quen đẩy ra những cảm thọ bất lạc và kéo lại những cảm thọ lạc. Bây giờ các bạn chỉ quan sát như là một đối tượng, đừng đồng nhất chúng nó với những cảm thọ.
Một sự quan sát không lựa chọn, đừng bao giờ cố chọn những cảm thọ; thay vì chấp nhận bất cứ những gì sinh khởi một cách tự nhiên. Nếu các bạn khởi lên tìm cái gì đó riêng biệt, đặc biệt, các bạn sẽ tạo ra những khó khăn cho chính mình, và sẽ không thể tiếp tục duy trì phương pháp. Phương pháp hành trì không phải để kinh nghiệm điều gì đó mang tính đặc biệt, mà thích hợp hơn chỉ duy trì trạng thái xả trong vấn đề của bất cứ cảm thọ nào. Trong quá khứ các bạn đã có những cảm thọ tương tự trong thân thể các bạn, nhưng các bạn không tỉnh thức về nó một cách có ý thức, và các bạn đã phản ứng lại nó. Bây giờ các bạn đang học để duy trì cấp độ bình thản (trạng thái xả).
Nếu các bạn thực hành theo cách này, tuần tự toàn bộ qui luật tự nhiên sẽ trở nên rõ ràng đối với các bạn. Ðây là những gì Giáo pháp định nghĩa: bản chất tự nhiên, qui luật, chân lý. Ðể hiểu chân lý ở cấp độ kinh nghiệm, chúng phải khảo sát chúng nó trong cấu trúc toàn bộ thân thể của chúng ta. Ðây là những gì mà Thái tử Sidddhattha Gotama đã thực hành để trở thành một vị Phật, và nó trở thành quá rõ ràng đối với Ngài, và sẽ trở thành rõ ràng cho bất cứ ai thực hành như Ngài đã thực hành, cái mà toàn bộ vũ trụ, trong thân thể cũng như bên ngoài nó, mọi thứ luôn luôn thay đổi. Không có gì là kết quả cuối cùng; mọi vật được liên hệ trong tiến trình của hình thành (bhava). Và một thực tại khác sẽ trở nên rõ ràng: mọi vật xảy ra đều có nguyên nhân. Mỗi sự thay đổi có một nguyên nhân, nguyên nhân tạo ra kết quả, và rồi kết quả lần lược trở thành nguyên nhân cho sự thay đổi khác, tạo ra một vòng mắc xích vô tận nhân và quả. Và một qui luật nữa trở nên rõ ràng: khi nguyên nhân như thế nào thì kết quả sẽ như thế ấy; khi hột giống như thế nào thì sẽ dẫn đến qủa trái như thế ấy.
Trên cùng một mảnh đất chúng ta gieo hai loại hạt giống, một loại mía và một loại “neem” một loại cây nhiệt đới rất đắng. Từ giống mía phát triển thành cây mía có vị ngọt trong mỗi sớ mía, từ giống neem thành cây và có vị đắng trong mỗi sớ của nó. Chúng ta có thể hỏi tại sao Tự nhiên lại từ tốn (tình thương) đối với cây này và thô lỗ đối với cây khác. Thực tế, Tự nhiên không phải từ tốn cũng không phải thô lỗ; nó tiến hành theo qui luật đã đặt định. Chúng ta chỉ giúp cho tính chất của mỗi hạt giống biểu hiện. Nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống ngọt, thu họach sẽ là vị ngọt. Như hạt giống hiện có, cũng vậy quả trái sẽ như vậy; khi những hành động như thế này thì kết quả sẽ thương xứng như vậy.
Vấn đề là chúng ta rất tỉnh táo ở thời gian gặt hái, muốn nhận quả ngọt, nhưng trong suốt thời thời vụ gieo chúng ta không tỉnh táo, và trồng giống trái đắng. Nếu chúng ta muốn quả ngọt chúng ta nên trồng những loại giống tuơng xứng. Cầu nguyện hoặc mong ước vì một phép màu chỉ là tự lừa dối mình; chúng ta phải hiểu và sống theo qui luật tự nhiên. Chúng ta phải cẩn trọng về những việc làm của chúng ta, vì những việc làm này là hạt giống liên quan đến phẩm chất của những gì mà chúng ta sẽ nhận là vị đắng hoặc ngọt.
Có ba loại hành động: bằng thân , bằng lời nói và bằng ý nghĩ suy tư. Chúng ta học để quan sát chính chúng ta và tuệ tri ngay lập tức rằng hành động thuộc về tâm thức là quan trọng nhất, vì đây là hạt giống, hành động sẽ dẫn đến kết quả. Những thước đo để đo lường cường độ của nó. Chúng nó phát nguồn như hành động bằng ý nghĩ, và hành động này biểu hiện bằng kết quả ở cấp độ thân hoặc là lời nói (miệng). Vì vậy Ðức Phật đã tuyên bố:
Tâm thức dẫn đầu tất cả mọi vấn đề, Tâm làm chủ, tâm tạo ra mọi vật. Nếu với tâm không thuần tịnh Nói lên hoặc hành động, Thì khổ não sẽ theo sau các bạn Như bánh xe theo sau dấu chân của con vật kéo xe.(PC. I,1) Nếu với tâm thanh tịnh Các bạn nói lên hhoặc hành động Thì hạnh phúc sẽ theo sau các bạn Như chiếc bóng không tách rời hình. (PC. I,2)
Nếu đây là vấn đề, từ đó chúng ta phải biết cái gì là tâm thức và nó làm việc như thế nào. Chúng ta đã bắt đầu quan sát hiện tuợng này bằng sự tu tập của các bạn. Khi các bạn hành trì, nó sẽ trở nên rõ ràng rằng có bốn phần chính hoặc những thành phần tập hợp của tâm thức. Phần thứ nhất được gọi là Vin~n~aan.a, nó có thể được dịch là sự nhận thức. Các cơ quan giác quan không hoạt động trừ phi tâm thức tiếp xúc với chúng nó. Ví dụ, nếu chúng ta bị thu hút trong một sắc đẹp, một âm thanh có thể đến nhưng chúng ta sẽ không nghe nó, vì tất cả tâm thức của chúng ta đang tập trung vào ở mắt. Vai trò của phần này của tâm là để nhận thức, đơn giản để biết, không có sự phân biệt. Một âm thanh đến tiếp xúc với tai, và tâm thức chỉ lưu ý vấn đề rằng có một âm thanh đã đến.
Rồi phần kế tiếp của tâm thức bắt đầu làm việc: san~n~aa (sự nhận thức). Một âm thanh đã đến, và từ kinh nghiệm quá khứ của chúng ta và ký ức (bộ nhớ), chúng ta nhận ra nó: một âm thanh, qua lời nói, những tiếng khen, tiếng tốt ; hoặc một âm thanh , lời nói , những tiếng chê, tiếng xấu. Chúng ta đưa ra một sự đánh giá về tốt hoặc xấu, theo kinh nghiệm quá khứ của chúng ta.
Ngay lúc đó phần thứ ba của tâm thức bắt đầu làm việc: cảm thọ (vedanaa). Ngay lúc âm thanh vừa đến, một cảm thọ xuất hiện trên thân thể, nhưng khi sự nhận thức nhận ra nó và cho ra một sự đánh gía, cảm thọ trở nên thích thú hay không thích thú tùy theo sự đánh gía đó. Ví dụ: một âm thanh đến bằng những lời nói, những lời ca ngợi , tốt đẹp- và chúng ta cảm nhận một cảmthọ lạc xuyên khắp thân thể. Hoặc ngược lại một âm thanh đến mang theo những lời nói, những lời chê bai, xấu – và chúng ta cảm nhận một cảm thọ bất lạc xuyên qua thân thể. Những cảm thọ khởi lên ở thân, và được cảm nhận bằng tâm; đây là vai trò được gọi là Vedanaa (cảm thọ).
Sau đó phần thứ tư của tâm thức bắt đầu làm việc: san’khara (tâm sở hành, sư phản ứng của tâm thức). Một âm thanh đến với những lời nói, những lời khen ngợi, tốt… cảm thọ lạc khởi lên- và chúng ta bắt đầu thích nó: “Tiếng khen này là tuyệt vời! Tôi muốn khen nhiều hơn nữa!” hoặc một âm thanh đến với những lời nói, những lời chê bai, xấu… cảm thọ bất lạc khởi lên- và chúng ta bắt đầu không thích nó: “Tôi không thích lời chê bai này, hãy chấm dứt ngay!”. Ở mỗi cơ quan của các căn, cùng một tiến trình như vậy xảy ra; mắt , tai, mũi, lưỡi, thân. Tương tự, khi một ý nghĩ hoặc một sự tưởng tượng tiếp xúc với tâm, cùng một cách một cảm thọ sinh khởi trong thân, lạc hoặc bất lạc, và chúng ta bắt đầu phản ứng với thích ù hoặc không thích nó. Ðiều ham thích tạm thời này phát triển thành tham muốn nhiều; điều không thích này phát triển thành sân giận lớn. Chúng ta bắt đầu cột những thắt nốt bên trong.
Ðây là hột giống chắc thật đưa đến kết quả, sự phản ứng lại sẽ dẫn đến kết quả: san’khara (sự phản ứng thuộc về tâm). Mỗi sát na chúng ta gieo hột giống này, phản ứng lại với thích hoặc không thích, tham lam hoặc sân giận, và bằng cách làm như vậy chính chúng ta tạo ra đau khổ.
Có những phản ứng chỉ tạo ra một ấn tượng rất nhẹ, và bị tiêu diệt ngay tức thời, còn những phản ứng tạo ra một ấn tượng sâu hơn một tí thì nó bị tiêu diệt sau một chập thời gian, và những phản ứng nào có ấn tượng rất sâu, và mất một khoảng thời gian dài mới loại bỏ được nó. Vào mỗi cuối của một ngày, nếu chúng ta cố gắng ghi nhớ lại tất cả những phản ứng của tâm mà chúng ta đã tạo ra, chúng ta sẽ chỉ có thể nhớ lại một hoặc hai phản ứng mà đã tạo ấn tượng sâu nhất trong suốt ngày. Cùng một cách như vậy, ở cuối mỗi tháng hoặc mỗi năm, chúng ta sẽ có thể nhớ lại chỉ một hoặc hai phản ứng mà đã tạo ra ấn tượng sâu nhất trong suốt thời gian ấy. Và thích nó hoặc không thích, ở cuối cuộc đời, những gì phản ứng đã tạo ra mạnh nhất chắc chắn khởi lên trong tâm; và cuộc sống kế tiếp sẽ bắt đầu với tâm thức của cùng một tính chất, sau khi sở hữu những phẩm chất như nhau của vị ngọt hoặcø đắng. Chúng ta taọ ra tương lai chúng ta, bằng những phản ứng của mình.
Vipassana dạy nghệ thuật chết: làm thế nào để chết an lạc và nhẹ nhàng. Và chúng ta học nghệ thuật chết bằng cách học nghệ thuật sống: làm thế nào để làm chủ trong giây phút hiện tại, làm thế nào để không tạo ra một phản ứng ở m?i sát na này, và làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc tại đây và ngay bây giờ. Nếu hiện tại là tốt, chúng ta không cần lo lắng cho tương lai, chỉ là sản phẩm của hiện tại, và vì vậy chắc chắc là tốt.
Có hai vấn đề trong phương pháp tu tập:
Thứ nhất là phá vỡ những chướng ngại giữa những cấp độ nhận thức và vô thức của tâm thức. Thông thường thì tâm nhận thức không biết gì về những gì đang được kinh nghiệm bởi tâm vô thức. Bị che đậy bởi sự không nhận thức này, sự phản ứng luôn xảy ra ở cấp độ không nhận thức; vào lúc chúng nó hướng đến cấp độ nhận thức, chúng nó trở thành quá mạnh về cường độ đến nổi chúng nó dễ dàng vượt qua năng lực của tâm thức. Bằng phương pháp tu tập này, toàn bộ khối tập hợp của tâm thức trở nên nhận thức, tỉnh giác; tâm vô thức (vô minh) được loại trừ.
Vấn đề thứ hai của phương pháp là sự bình thản (tâm xả). Chúng ta tỉnh thức tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm, và mỗi cảm thọ, nhưng đừng phản ứng lại, đừng tạo ra sự thắt gút mới của tham hoặc sân giận, đừng làm khổ cho chính mình.
Ðể bắt đầu, trong lúc các bạn ngồi thiền, hầu như các bạn sẽ phản ứng lại những cảm thọ, nhưng một vài khoảnh khắc sẽ đến khi các bạn duy trì bình thản (tâm xả), mặc dầu cảm thọ rất là đau. Những khoảnh khắc như vầy có năng lực rất mạnh trong việc chuyển những thói quen trong tâm thức. Dần dần các bạn sẽ đến một trạng thái ở đó các bạn có thể mỉm cười với bất cứ những cảm thọ, biết nó là vô thường (anicca), chắc chắn vượt qua.
Ðể thành tựu trạng thái này, các bạn phải thực tập chính các bạn; không ai có thể thay thế làm cho các bạn. Một điều rất tốt là các bạn đã tiến hành bước thứ nhất của phương pháp tu tập; bây giờ tiếp tục bước từng bước một hướng đến sự giải thoát cho các bạn.
Cầu mong tất cả các bạn vui với chân hạnh phúc. Cầu mong tất cả chúng sanh được an vui.
|
|