|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 16:45:51 GMT -5
Nội dung chính của bài kinh đầu tiên: Chuyển Pháp Luân Tứ diệu đế là kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni ở Bodh Gaya và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, mang tên Chuyển pháp luân mà Ngài đến Sarnath, xứ Isipatana, gần Benares, để thuyết giảng cho năm người đồng tu khổ hạnh trước đây.
Tứ diệu đế là kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu ở Bodh Gaya và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, mang tên Chuyển pháp luân mà Ngài đến Sarnath, xứ Isipatana, gần Benares, để thuyết giảng cho năm người đồng tu khổ hạnh trước đây. Đó là 5 anh em ông Kiều Trần Như, Kondana, Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji, rồi sau đó, cả năm người đều đạt giác ngộ theo giáo pháp và trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.
Kinh Chuyển pháp luân, tiếng Pali gọi là Dhammacakkappavattana Sutta. Tựa Kinh này là sự ghép lại từ 3 chữ : Dhamma có nghĩa là Pháp. Cakka có nhiều nghĩa như sau : vòng tròn, bánh xe, dĩa tròn, hình tròn, một trung tâm của năng lượng tâm linh hay sinh lý ẩn trong cơ thể con người... Pavattana là chuyển động, lăn, quay, cuốn tròn... Sutta là kinh. Trên mặt văn phạm cụm từ chung Dhammacakkappavattana, có 2 chữ p, nhưng cụm từ phân tích : dhamma + cakka + pavattana, thì không có chữ P đằng trước chữ pavattana. Vấn đề cấu trúc văn phạm của câu này chưa có sự giải thích rõ ràng của những nhà ngôn ngữ học, nhưng nội dung kinh thì không có gì thay đỗi.
Bài kinh Chuyển Pháp luân được ghi lại trong bộ kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) chương 56, đoạn thứ 11 (SN : 56, 11).
Nội dung kinh :
Đức Phật mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên mắc vào hai cực đoan: Một là đam mê thú vui dục lạc thế gian, vì nó giả tạm, nhất thời, tầm thường, ngăn cản mọi tiến bộ tâm linh. Hai là khổ hạnh ép sát, nó làm mỏi mệt tinh thần, mê mờ trí tuệ và Ngài khuyên họ nên theo con đường trung đạo dẫn tới một cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ, sáng suốt, giải thoát tối hậu. Đó là con đuờng đạo 8 nhánh.
Đức Phật giảng tiếp theo là Tứ diệu đế. Bốn chân lý nói về sự Khổ (Khổ đế), chân lý về nguyên nhân của sự Khổ (Tập đế), về sự diệt Khổ (Diệt đế) và về con đường diệt Khổ (Đạo đế).
Sau khi nghe Ngài giảng bài pháp thứ hai kinh Vô ngã tướng (Anttalakkhana Sutta), nói về thuyết Vô ngã có nghĩa là không có cái ta và năm uẩn là vô thường, nếu ai thoát khỏi tham ái thì ra khỏi tái sanh, được giải thoát, năm người đồng tu khổ hạnh trước đây với Ngài Kodanna, Vappa, Bhaddhiya, Mahànàma và Assaji lần lượt chứng quả A La Hán.
Kinh nguyên bản tiếng Pali
Mở đầu :
Anuttaram abhisambodhim sambujjhitvà tathàgato. Pathamam yamadesesi, dhammacakkam anuttaram. Sammadeva pavattento loke appativattiyam.
Yathàkkhàtà ubho antà, patipattica majjhimà. Catùsvàriyasaccesu, visuddham nànadassanam.
Desitam dhammaràjena. Sammàsambodhikittanam. Namena vissutam suttam.
Dhammacakkappavattanam. Veyyàkakaranapàthena, sangìtantam bhanàmase.
Ðức Phật là người hoàn toàn giác ngộ, Ngài đã khám phá một tinh hoa chân lý để chuyển Pháp Luân trong thế giới này qua sự nói về hai cực mà không nên làm theo đó là lợi dưỡng và khổ hạnh. Rồi Ngài vạch ra con đường vô cùng thực tiễn, hợp lý và hữu ích, một con đường ở khoảng giữa (Majjhima Patipada) có khả năng để giúp tinh thần và trí tuệ minh mẫn, thấy được thực tướng của sự vật.
Đây là con đường duy nhất dẫn đến tình trạng trong sạch hoàn toàn và tuyệt đối giải thoát bằng trí tuệ hiểu thấy phân minh, bằng cái nhìn sâu sắc tinh khiết và hoàn hảo của Tứ Diệu mà con người cần áp dụng trong đời tu hành.
Evam me sutam. Ekam samayam bhagavà bàrànasiyam viharati isipatane migadàye. Tatra kho bhagavà pancavaggiye bhikkhù àmantesi. Dveme bhikkhave antà pabbajitena na sevitabhà. Katame dve ? Yo càyam kàmesu kàmasukhallikà nuyogo hìno, gammo. Pothujjaniko, anariyo. Anatthasanhito. Yocàyam attakilamathànuyogo dukkho. Anariyo. Anatthasanhito . Ete kho bhikkhave ubho ante anupagamma majjhimà patipatà. Tathàgatena. Abhisamnuddhà cakkhukaranì nànakaranì upsamàya abhinnàya sambodhàya nibbànàya samvattati. Katamà casà bhikkhave majjhimà patipadà tathàgatena abhisambuddhà cakkhukatanì nànakaranì upasamàyasambodhàya nibbàya samvattati. Ayameva ariyo atthangiko maggo. Seyyathidam ? Sammàditthi, Sammàsankappo, Sammàvàcà, Sammàkammanto, Sama àjìvo, Samàvàyamo, Sammàsati, Sammàsamàdhi. Ayamkho sà bhikkhave majjhimà patipadà tathàgatena abhisambuddhà cakkhukaranì nànakaranì upasamàya abhnnàya sambodhàya nibbànàya samvattati.
Ngài A Nan kể. Lúc ấy tôi có nghe như thế này : Một ngày kia, lúc Đức Phật ngự tại vườn Lộc uyển, xứ Isipatana, gần Benares, Ngài dạy năm anh em Ông Kiều Trần Như đang ngụ nơi ấy như sau : Các thầy có biết, trong cuộc sống con người có hai pháp mà người tu đạo nên tránh.
Năm anh em Ông Kiều Trần Như liền hỏi Đức Phật. Đó là hai pháp nào ?
Đức Phật trã lời : Một là làm cho thân tâm quyết luyến theo dục lạc. Pháp của kẻ thế, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân. Vô ích. Hai là Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân. Vô ích. Nhờ từ bỏ hết hai pháp này, mà tôi đã chứng ngộ "Con đường ở giữa" (Majjhima Patipada), là con đường làm cho phát sanh sự thấy biết phân minh nhãn quan (cakkhu), sự an tịnh có trí tuệ (nana), sự hiểu biết chơn chánh (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya), và Niết Bàn (nibbāna).
Đức Phật hỏi Năm anh em Ông Kiều Trần Như : Các thầy có biết, con đường Trung đạo mà tôi đã chứng ngộ bằng sự phát sanh qua sự thấy biết phân minh nhãn quan (cakkhu), sự an tịnh có trí tuệ (nana), sự hiểu biết chơn chánh (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya), và Niết Bàn (nibbāna) là gì không ? Đó chính là Bát Chánh Đạo, con đường có 8 nhánh.
Năm anh em Ông Kiều Trần Như liền hỏi Đức Phật. Bát Chánh Ðạo đó là gì ?
Đức Phật trã lời, con đường có 8 nhánh bao gồm như : Thấy hiểu chân chánh (Sammàditthi), Suy nghĩ chân chánh (Sammàsankappo), Nói lời chân chánh (Sammàvàcà), Nghề nghiệp chân chánh (Sammàkammanto), Nuôi mạng chân chánh (Sama àjìvo), Tinh tấn chân chánh (Samàvàyamo), Tư tưởng chân chánh (Sammàsati), Ðịnh Tâm chân chánh (Sammàsamàdhi).
Đức Phật nói tiếp : Các thầy, Bát Chánh Ðạo là con đường giữa, mà tôi đã đi và được giác ngộ, là sự tu hành cho đạt phát sanh tuệ nhãn, sự hiểu biết phân minh thật tướng, sự an tịnh có trí tuệ, sự hiểu biết chân chánh, sự dứt khổ.
Idam kho pana bhikkhave dukkham ariyasaccam jàtipi dukkhà, jaràpi dukkhà, byâdhipi dukkhà, maranampi dukkham, (soka parideva dukkhado ma nassupàyàsàpi dukkhà) appiyehi sampayago sukkho, piyehi vippayogo dukhho, yampiccham na labhati, tam po dukkham.
Sankhittena pancuppàdànakkhandhà dukkhà.
Idam kho pana bhikkhave dukkhasamudayam ariyasaccam yàyam tanhà ponobbhavikà nandiràgasahagatà.
Tatra tatràbhinandinì seyyathi damkàmatanhà bhavatnhà vibhavatannhà.
Idam kho pana bhikkhave dukkhanirodhayam ariyasaccam yo tassàyeva tanhàya asesaviràganirodho càgopatinis saggo mutti anàlayo.
Idam kho pana bhikkhave dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccam ayameva ariyo atthangiko maggo seyyathìdam samàditthì sammàsankappo sammvàcà sammàkammanto sammaààjìvo sammàvàyâmo sammàsati sammàsamàdhi.
Đức Phật nói chuyện tiếp với năm anh em Kiều Trần Như : Các thầy, Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, Uất ức, bực tức trong lòng, không bày tỏ ra được, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ…
Chấp thủ vào thân ngũ uẩn là Sự Thật về Khổ và đây chính là Chân Lý Thâm Diệu về Nguồn Gốc của Đau khổ.
Đức Phật hỏi tiếp : Các thầy biết, sự tái sanh trong luân hồi là do bởi Ái Dục trong lòng. Như vậy Ái dục đó là cái gì ?
Đức Phật trã lời : Ái Dục là nguyên nhân đưa đến sự tái sanh và có 3 loại ái dục :
Ái dục trần thế dục giới (Kàmatanhà) là tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia trong đời sống.
Ái dục sanh trong sắc giới (Bhavatanhà) là đeo níu theo sự sinh tồn.
Ái dục sanh trong vô sắc giới (Vibhavatanhà) là đeo níu theo sự không sinh tồn.
Nhờ Bát Chánh Ðạo mà rời bỏ, đoạn diệt Ái Dục tận gốc rễ. Đây cũng chính là Chân Lý Thâm Diệu về Sự Diệt khổ.
Đức Phật nói : Bây giờ, các thầy biết, Bát Chánh Ðạo là Diệt Khổ Đạo Diệu Ðế, bằng sự hiểu biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nuôi mạng chân chánh, tinh tấn chân chánh, tư tưởng chân chánh, định tâm chân chánh.
Đức Phật tiếp tục giải thích rõ rệt cho các thầy để hiểu sự thực của 4 điều sau đây : Khổ, Tập, Diệt, Đạo và mỗi điều được chia làm 3 ba luân. Ba luân nhân cho 4 điều ra thành 12 điều gọi là 12 thể. Ngài dùng một cụm từ, lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ba luân của mỗi điều, để nhấn mạnh những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia.
1. Idam dukkham ariyasaccan ti me bhikkhave pubhe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàpi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà udapàdi, àloko udapàdi.
2. Tam kho padidam dukkham ariyasaccam parinneyan ti me bhikkhave pubhe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàpi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà udapàdi, àloko udapàdi.
3. Tam kho padidam dukkham ariyasaccam parinnatan ti me bhikkhave pubhe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàpi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà udapàdi, àloko udapàdi.
Ba luân của Khổ đế
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, Uất ức, bực tức trong lòng, không bày tỏ ra được, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ… Chấp thủ vào thân ngũ uẩn là nguồn gốc của đau khổ. Đây là khổ.
1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là sự Khổ có thật.
2. Khi sự Khổ có thật, thì nên biết rằng có Khổ.
3. Sự Khổ mà người ấy đã thấy rõ rồi.
1. Idam dukkhasamudayam ariyasaccan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
2. Tam kho panidam dukkhasamudayam ariyasaccam pahàtabban ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
3. Tam kho panidam dukkhasamudayam ariyasaccam pahìnan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
Ba luân của Tập đế
Ái Dục trong lòng là nhân làm tái sanh trong luân hồi và có 3 loại : Ái dục trần thế dục giới (Kàmatanhà) là tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia trong đời sống. Ái dục sanh trong sắc giới (Bhavatanhà) là đeo níu theo sự sinh tồn. Ái dục sanh trong vô sắc giới (Vibhavatanhà) là đeo níu theo sự không sinh tồn. Đây là nguyên nhân sanh ra Khổ.
1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là nguyên nhân sanh ra Khổ.
2. Khi biết nguyên nhân sanh ra Khổ, thì nên hiểu rõ mặt của Ái dục.
3. Ái dục mà người ấy đã thấy rõ rồi.
1. Idam dukkhanirodham ariyasaccan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
2. Tam kho panidam dukkhanirodham ariyasaccam sacchikàtabhan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
3. Tam kho panidam dukkhanirodham ariyasaccam sacchikàtan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
Ba luân của Diệt đế
Nhờ Bát Chánh Ðạo mà mọi gốc của tham ái được tận diệt toàn vẹn thì sự khổ cũng được tận diệt. Đây là Diệt Khổ.
1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là sự Diệt Khổ có thật.
2. Khi sự Diệt Khổ có thật, thì hiểu rõ Diệt.
3. Diệt mà người đã hiểu rõ rồi.
1. Idam dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
2. Tam kho panidam dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccam bhàvetabban ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
3. Tam kho panidam dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccam bhàvitan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.
Ba luân của Đạo đế
Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, gọi là Bát chính đạo và gồm có : Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh. Đây là Đạo Đế.
1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là Đạo có thật.
2. Khi Đạo có thật, thì nên hiểu rõ Đạo.
3. Đạo mà người hiểu rõ, đầy đủ rồi.
Vì vậy, Khổ cần được hiểu một cách thấu triệt và nên từ bỏ tham ái một cách dứt khoát, để Niết Bàn phải được nhận ra, thì con đường dẫn đến diệt Khổ được phát triển đúng ý nghĩa. Đức Phật đã làm đầy đủ điều này, do đó, Ngài có thể mạnh dạn tuyên bố là hoàn toàn người hoàn toàn giác ngộ.
Yàvakivanca me bhikkhave imesucatùsu ariyasaccesu evam tiparivattam dvàdasàkàram yathàbhùtam nànadassanam na suvisuddham ahosi.
Neva tàvàham bhikhave sadevake loke samàrake sabramake sassamanabramaniyà pajàya sadevamanussàya anuttaram sammàsambodhim abhisambuddho paccannàsim.
Yato ca kho me bhikkhave imesu catùsuariyaccsu tiparivattam dvàdasàkàram yathàbhùtam nànadassanam suvisuddham ahosi.
Athàham bhikkhave sadevake loke samàrake sabramake sassamanabràmaniyà pajàya sadevamanussàya anuttaram sammàsambodhim abhisambuddho ti paccannàsim.
Nananca pana me dassanam udapàdi akuppà me vimutti, ayamantimà jati natthi dàni punabbhavoti.
Idamavoca bhagavà attamanà panca vaggiỳa bhikkhù bhagavato bhàsitam abhinandunti.
Imasmimca pana veyyàkaranasmim bhannassa virajam vìtamalam dhamma cakkhum udapadi, yamkinci samudayyadhammam sabbantamnirodhadhamman ti.
Pavattile ca bhagavatà dhammacakke bhummà devà sadamanussà vesum etam bhagavatà bàrànàsiyam isipatane migadàya anuttaram dhamma – cakkam pavattitam appativattiyam samanena và bràmanena và devenavà màrena và bramunà và kenaci và lokasmin ti.
Đức Phật nói : Các thầy, khi chưa có sự thấu hiểu một cách am tường về Tứ diệu đế ở ba mặt và mười hai cách, thì cần phải cố gắng làm để, hiểu, biết, thấy, rõ và khi chưa có sự hiểu, biết, thấy, thấu triệt am tường này, thì cũng chưa gọi mình là bậc chứng quả hoàn toàn.
Đức Phật nói : Các thầy, khi đạt bậc chứng quả hoàn toàn này rồi, thì trong vòng nhất thiết chúng sanh, mọi vật đều vô thường, vô ngã và không chỉ dừng lại nơi đây mà còn tiến xa hơn nữa…
Đức Phật nói : Có sự khác biệt rất lớn giữa sự hiểu biết về lý thuyết và sự thực hiện trong thực tế. Hiểu, Biết, Thấy một cách tận tường như bản thật là nền tảng căn bản cho con đường phát sinh trí tuệ minh sáng. Tu là để sửa đổi hoàn thiện những kiến thức và tầm nhìn phát sinh bên trong của mỗi người để đưa đến an tịnh.
Sau khi giảng giải xong, trong rừng Isipatanamigadayavana, gần thành Bàrànasì. Đức Phật nói tiếp : Đây là kiếp cuối cùng của tôi, chẳng còn thọ sanh ra kiếp khác nữa. Năm anh em ông Kiều Trần Như phát lòng hoan hỷ vô hạn.
Bài Kinh Chuyển Pháp Luân của Ngài được tất cả mọi người chúc tụng hết lời và xem nó như một bánh xe chuyển pháp diệu dụng, không thể thay đổi được để đạt đến Niết Bàn.
Bhummànam devànam saddhamsutvà càtummahàràyikà devà saddama nussàvesum: etam bhagavatà bàrànasìyam isipatanamigadàyà anuttaram dhammacakkam pavattiyam appativattiyam samanena và bràhmanena và devena và màrena và brahmunà vàkenaci và lokasmin ti.
Càtummahàràjikànam devànam saddam sutvà tàvatimsà devà sadamanussà vesum.
Tàvatimsànam devànam saddam sutvà yâmà devà saddamanussàvesum.
Yàmànam devànam saddam sutvà tusidà devà saddamanussàvesum.
Tusitànam devànam saddam sutvà nimmànaratì devà saddamanussàvesum.
Nimnànaratìnam devànam saddam sutvà paranimmitavasavattì devà saddamanussàvesum.
Paranimmitavasavattìnam devànam saddam sutvà brahmakàyikà devàsaddamanussavesum: etam bhagavatà bàrànasìyam ispatane migadàye anuttaram dhammacakkam pavattitam appativattiyam samanena và bràhmanena và devena và màrena vàbràhmunà và kenaci và lokasmin ti.
Itiha tena khanenatena layenatena muhuttena yâva brahmalokà dasasahssì lokadhàtu sankampi sampakampi sampavedhi.
Appamàno ulàro obhà loke pàturahosi atikkamma devànam devànubhàvanti.
Atha kho bhagavàimam udànam adànesi annasi vata bho kondanno" annasi vata kondanno ti.
Iti hitam àyasmato kondannassa annàsi kondanna tveva nànam ahosìti.
Qua những lời chúc tụng náo nhiệt của mọi người truyền nhau, các vị vua của bốn phương, các bậc thiền sư, các bậc hiền nhân, các bậc thánh nhân, các bậc học giả, các bậc đạo sĩ Bà La Môn… từng địa vực khác nhau, đồng nhau cùng ca tụng lời ngợi khen ấy.
Tiếng ca tụng liên tiếp, càng vang dội, làm rung động, đến hết tất cả các phương. Lúc đó, Đức Phật liền nói rằng : Kiều Trần Như đã được đại ngộ, A Nhã Kiều Trần Như đã được đại ngộ. Từ đây A Nhã Kiều Trần Như được gọi là đức Kiều Trần Như.
Kính bút
TS Huệ Dân
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 16:47:36 GMT -5
Những con số bảy trong kinh tạng Pali Như Quang Bảy hạng người đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời là người có câu phần giải thoát, tuệ giải thoát, thân chứng, kiến chí, tín giải thoát, tùy pháp hành, tùy tín hành.VỀ ĐỨC PHẬT: - Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ. Tổng cộng trong 7 a-tăng-kỳ có 125.000 Đức Phật Chánh Đẳng Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian. - Theo Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bổn, khi ra khỏi thai bào, Đức Bồ Tát đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước. - Hoàng hậu Maya chỉ làm mẹ được bảy ngày rồi qua đời. - Khi hoàng tử Siddhattha được năm ngày, có tám vị đạo sĩ Bà La Môn lỗi lạc đến dự lễ Quáng Đính, bảy vị đưa hai ngón tay lên nói rằng hoàng tử hoặc sẽ thành vị hoàng đế lỗi lạc nhất thế gian hoặc sẽ thành Phật, chỉ có một vị nói hoàng tử sẽ thành Phật. - Khi hoàng tử Siddhattha theo dự lể Hạ điền với vua cha, ngài ngồi tham thiền dưới gốc cây trâm và đắc được sơ thiền lúc mới vừa bảy tuổi. - Sau khi thọ dụng bát cháo do bà Sujata dâng cúng, đức Bồ Tát đã nhịn đói suốt bảy tuần để trải qua bốn mươi chín ngày yên lặng suy niệm dưới cội Bồ Đề. - Vào tuần lễ thứ sáu sau ngày thành đạo, Đức Phật di chuyển từ cây Ajapala qua cây Mucalinda để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát thì bổng nhiên có một trận mưa giông kéo tới. Mãng xà vương Mucalinda từ ổ chui ra quấn bảy vòng quanh mình đức Phật để che mưa gió cho ngài. - Một trong ba mươi hai tướng tốt của đức Phật là bảy chỗ tay, chân, vai, và mình được đầy đặn. - Trong một tiền kiếp bị thất niệm với một hoàng hậu, đức BồTát đã nằm suốt bảy ngày liền chịu đói khát, toàn thân bị siết chặt trong vòng vây của nữ sắc. - Trong kiếp làm con Công chúa, Bồ Tát không bị sa bẩy trong suốt bảy ngàn năm. - Đức Phật đặt cho năm trăm thanh niên Bà la Môn kiêu mạn câu hỏi "Thời gian ăn hữu tình. Ăn tất cả, ăn mình. Ai là hữu tình ấy. Ăn cả đến thời gian. Ai là người nấu chín. Thời gian, nấu hữu tình?" và cho họ thời gian bảy ngày để trả lời. Sau bảy ngày họ vẫn không tìm được câu trả lời nên Bồ Tát đã giải thích cho họ và đã nhiếp phục được sự kiêu mạn của họ. - Những ai được Đức Thế Tôn hỏi ba lần mà không trả lời đầu sẽ bể ra bảy mảnh. - Bảy vị Phật quá khứ là Đức Phật Vipashyin, Shakyamuni, Shikhin, Vishvabhu, Krakucchanda, Kanakamuni, and Kashyapa. - Bồ tát Maha Janaka bơi trên biển bảy ngày nhưng khi nhìn thấy trăng tròn, biết là ngày uposatha nên dùng nước biển xúc miệng và nguyện thọ trì bát quan trai giới. - Khi Bồ tát Dhammapala được bảy tháng, vì ganh tỵ với tình thương của hoàng hậu Canda dành cho ngài, đức vua Mahapatapa đã ra lệnh chặt tay, chặt chân con mình nhưng Bồ tát vẫn không hề than khóc. - Trong các chuyện tiền thân, Đức Bồ Tát làm đại thần bảy lần. VỀ KINH A TỲ ĐÀM VÀ CÁC PHÁP PHẬT: - Kinh Abhidhamma có bảy bộ (Dhammasangani, Vibhanga, Dhatukatha, Puggalapannatti, Kathavatthu, Yamaka, và Patthana) - Đức Phật thuyết giảng bộ Kathavatthu trong mười ba ngày, có bảy mươi triệu chư thiên đắc đạo. - Đức Phật thuyết giảng bộ Yamaka trong mười tám ngày, có bảy mươi triệu chư thiên đắc quả. - Nghĩa của chế định có bảy cách là: hình thức, hiệp thành, chúng sanh, Phương hướng, hư không, thời tiết, và tiêu biểu. - Tâm lộ nào có bảy loại tâm khách được gọi là tâm lộ ngũ môn cảnh rất lớn. - Lộ nhãn môn cảnh rất lớn có bảy chặng là: khai môn, nhãn thức, tiếp thâu, quan sát, đoán định, đổng lực, và na cảnh. - Tâm quả bất thiện có bảy: Tâm nhãn thức thọ xã quả bất thiện, tâm nhĩ thức thọ xã quả bất thiện, tâm tỷ thức thọ xã quả bất thiện, tâm thiệt thức thọ xã quả bất thiện, tâm thân thức thọ xã quả bất thiện, và tâm thiếp thâu và tâm quan sát quả bất thiện. - Sở hữu biến hành có bảy thứ: sở hữu xúc, sỡ hữu thọ, sở hữu tưởng, sở hữu tư, sở hữu định (nhất hành), sở hữu mạng quyền và sở hữu tác ý. - Danh pháp chỉ tồn tại một sát na, sắc pháp có tuổi thọ gấp 17 lần danh pháp. - Bảy cõi vui dục giới là cõi người và 6 cõi trời dục giới. - Có bảy loại khổ đau là: sanh, già, đau, chết, thương phải xa, ghét phải gần, và mong cầu không được. - Tâm tham có thể tạo ra bảy ác pháp là: trộm cắp, tà hạnh trong dục lạc, nói dối, nói lưỡng thiệt, nói nhảm nhí, tham ác và kiến ác. - Tâm sân có thể tạo ra bảy điều ác là: sát sanh, trộm cắp thuộc thân ác hạnh, bốn ngữ ác hạnh (nói dối, nói lời hung dữ, nói lưỡng thiệt, nói nhảm nhí) và ý sân ác. - Bảy pháp thanh tịnh là: giới tịnh, tâm tịnh, kiến tịnh, đoạn nghi kiến tịnh, đạo phi đạo tri kiến tịnh, tiến hành tịnh, tri kiến tịnh. - Bảy thất giác chi là phân tích giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, và xả giác chi. - Nhân sanh-khởi của Trạch-pháp giác-chi có bảy điều là: học hỏi pháp thâm sâu, sạch sẽ trong vật-dụng, quân-bình năm quyền, không thân-cận người vô trí, thân-cận bậc trí, quán-xét đúng đắn pháp thâm sâu, chú tâm suy-nghiệp về trạch-pháp ấy. - Có bảy điều làm sanh-khởi và tăng-trưởng tịnh giác-chi: thọ-dụng vật-thực tốt., thời-tiết thích-hợp, điều hòa bốn oai-nghi, giữ tâm quân-bình, thân-cận với những người có tâm dung hòa, không thân-cận với người kiêu-mạn, có khuynh-hướng về sự tĩnh-lặng. - Giác phần có bảy: tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ quyền, ngũ lực, thất giác chi, và bát chánh đạo. - Năng lực thần thông có bảy loại đối tượng là: đối tượng hữu hạn, đối tượng đại hành, đối tượng quá khứ, đối tượng hiện tại, đối tượng vị lai, đối tượng bên trong, và đối tượng bên ngoài. - Có bảy thân không bị làm ra, không làm ra, không bị sáng tạo, không sáng tạo, không sanh sản, thường tại như đỉnh núi, và đứng thẳng như trụ đá. Bảy thân đó là: địa thân, thủy thân, hỏa thân, phong thân, khổ, lạc, và mạng. - Bảy pháp ngủ ngầm là: ái dục tùy miên, ái hữu tùy miên, phẫn uất tùy miên, ngã mạn tùy miên, tà kiến tùy miên, hoài nghi tùy miên, và vô minh tùy miên. - Bảy kiết sử là: tùy tham kiết sử, sân kiết sử, kiến kiết sử, nghi kiết sử, mạn kiết sử, hữu tham kiết sử, vô minh kiết sử. - Bảy cõi tứ thiền là: cõi quảng quả, cõi vô tưởng, và năm cõi tịnh cư (vô phiền thiên, vô nhiệt thiên, thiện hiện thiên, thiện kiến thiên, và cõi sắc cứu cánh) - Bảy pháp kỳ diệu là Papapatikutha citta: có tâm xa lánh điều ác xấu; Pasarana citta: có tâm rộng mở; Adhimutta kalakiriya: tâm nguyện đúng thời; Visesajanattam: đặc biệt khác phần đông; Tikalannu: biết rõ thời kỳ; Pajutikala: thời kỳ sanh ra; Manussa jatiyo: tái sanh trong cõi người. - Bảy lợi ích của thiền Tứ Niệm Xứ là: tâm được thanh lọc, chấm dứt lo âu, phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh đạo, và chứng ngộ Niết Bàn. - Cuộc kết tập Tam tạng lần thứ nhất trong suốt thời gian bảy tháng mới hoàn thành đầy đủ Tam tạng và bộ chú giải. VỀ CÁC ĐỆ TỬ, ĐẠI THÍ CHỦ VÀ CƯ SĨ VÀO THỜI ĐỨC PHẬT: - Rahula xuất gia sa di lúc lên bảy tuổi. - Ngài Ratthapala đã tuyệt thực bảy ngày để xin cha mẹ cho xuất gia. - Ngài Sivali nằm trong bụng mẹ đến bảy năm, bảy ngày mới chào đời. Mẹ của ngài thỉnh chư Tăng làm phước suốt bảy ngày. Đến ngày thứ bảy ngài hầu chuyện với đại đức Sariputta và xin xuất gia. - Ngài Tissa do ác nghiệp đã tạo trong kiếp làm trụ trì một ngôi chùa đã bị tái sanh vào một làng chài và làng chài này đã vị hỏa hoạn bảy lần, bị vua phạt vạ bảy lần. Khi lên bảy tuổi ngài xuất gia sa di với ngài Sariputta. - Tôn giả Mahakassapa bị bệnh tu định luôn 7 ngày để trị bệnh. - Sa di Sopaka là vị sa di mới lên bảy tuổi đã được Đức Phật cho phép trở thành Tỳ khưu. - Đại Đức Sa di Nirodha mới lên bảy tuổi đã tạo được đức tin đặc biệt nơi đức vua Asoka. Do đức tin này hàng ngày đức vua dâng cúng vật thực đến 600.000 tỳ khưu Tăng. - Lạm dụng lòng tịnh tín của đức vua Asoka, nhiều tỳ khưu giả đã chung sống lẫn lộn với tỳ khưu thật trong chùa Asokarama đến bảy năm mới bị đức vua thanh lọc. - Vua Asoka bị sanh làm ác thú trong bảy ngày. - Đại thí chủ Visakha đắc quả dự lưu lúc vừa bảy tuổi. - Trước khi vấn đạo ngài Na Tiên, vua Milanda đã giữ gìn cẩn trọng tám giới trong bảy ngày và giới đầu tiên là không hành vương sự trong bảy ngày. - Vua Ðại Thiện Kiến, có đủ bảy món báu : xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu, tướng quân báu. - Đức Phật thấy vua Suppabuddha sẽ bị đất rút trong bảy ngày. - Bậc Thánh Nhập Lưu chỉ tái sanh cõi người hoặc cõi trời dục giới nhiều nhất là bảy kiếp. - Một triệu phú gia ở Sàvatthi trong tiền kiếp có bố thí đồ ăn khất thực cho vị Ðộc Giác Phật tên là Tagarasikkhi. Do kết quả hành động ấy, vị ấy được sanh bảy lần lên thiện thú, Thiên giới. Do kết quả dư hưởng còn lại, vị ấy được làm nhà triệu phú bảy lần ở Sàvatthi - Người cư sĩ chứng quả A La Hán nếu không xuất gia phải nhập niết bàn trong vòng bảy ngày. - Bảy pháp làm cho chúng Tỷ-kheo sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm là: thường hay tụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết; không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành; tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc Tỷ-kheo Thượng tọa và nghe theo lời dạy của những vị này; không bắt cóc, cưỡng ép các phụ nữ phải sống với mình; không bị chi phối bởi tham ái, tham ái này tác thành một đời sống khác; và tự thân an trú trong chánh niệm. - Bảy pháp không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc là Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính định, tôn kính thiện ngôn, và tôn kính thiện bằng hữu. - Khi vị Thánh xả thiền Diệt thọ tưởng định, năng lực của thiền này sẽ cho quả trong vòng bảy ngày. - Vị Thánh bất lai sẽ không nhập thiền Diệt nếu thấy mình không thể sống tối thiểu được bảy ngày. - Khi dứt sát na thứ hai thiền Phi phi tưởng phi phi tưởng xứ, danh uẩn của vị Thánh nhập thiền Diệt diệt mất trong vòng bảy ngày. NHỮNG CON SỐ BẢY KHÁC: - Bảy hạng người đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời là người có câu phần giải thoát, tuệ giải thoát, thân chứng, kiến chí, tín giải thoát, tùy pháp hành, tùy tín hành. - Có bảy hạng người được ví dụ với nước, có mặt hiện hữu ở đời đó là: hạng người lặn một lần rồi chìm luôn, hạng người sau khi nổi lên, lại chìm xuống, hạng người sau khi nổi lên, được đứng lại, hạng người sau khi nổi lên, lại nhìn và thấy, hạng người sau khi nổi lên lại bơi tới, hạng người sau khi nổi lên, đạt được chỗ có chân đứng, hạng người sau khi nổi lên, sau khi bơi qua đến được bờ bên kia, lên đứng trên đất liền. - Có bảy hạng vợ là: vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. - Người có đức tin có bảy đặc tính là: có tâm xả ly bố thí tài vật, mong mỏi được gặp thánh nhân, mong mỏi được nghe Phật pháp, thường có tâm hoan hỷ với việc thiện, ít khoe khoang về mình, có sự chân thật không giả dối, và tịnh tín nơi đáng tịnh tín. - Bảy chi pháp của bạn hữu: cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận. -Có bảy sự thù diệu vị Tỷ-kheo tha thiết hành trì học pháp và trong tương lai khát vọng hành trì học pháp; tha thiết quán Pháp và trong tương lai khát vọng quán Pháp; tha thiết nhiếp phục lòng dục, và trong tương lai khát vọng nhiếp phục lòng dục; tha thiết Thiền tịnh, và trong tương lai khát vọng Thiền tịnh; tha thiết tinh cần tinh tấn và trong tương lai khát vọng tinh cần tinh tấn; tha thiết niệm tuệ và trong tương lai khát vọng niệm tuệ; tha thiết thể nhập tri kiến và trong tương lai khát vọng thể nhập tri kiến. - Bảy pháp thành tựu là Tỷ-kheo có lòng tin, có giữ giới, có nghe nhiều, sống Thiền tịnh, tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, và có trí tuệ. - Bảy pháp đưa một nam cư sĩ đến thối đọa là quên, không đến thăm Tỷ-kheo; phóng túng nghe diệu pháp; không tu tập tăng trưởng giới; ít tin tưởng các Tỷ-kheo trưởng lão, trung niên, tân nhập; nghe pháp với tâm cật nạn, tìm tòi các khuyết điểm; tìm người xứng đáng cúng dường ngoài Tăng chúng; tại đấy phục vụ trước. - Chúng sanh sinh ra từ bụng mẹ, giai đoạn đầu tiên là kalala, được mô tả là chất nhờn giống như giọt dầu mè dính trên lông con thú, rảy đi bảy lần chỉ còn một chút dính lại ở đầu lông. - Bảy ngày kế tiếp, chất kalala phát triển thành abbuda, giống như nước máu dợt dợt. - Bảy ngày kế tiếp, chất abudda phát triển thành pesi, giống như thịt rất mềm mại. - Bảy sức mạnh là: Tín lực, tấn lực, tàm lực, quý lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. - Bảy thánh sản là: Tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tài, thí tài, tuệ tài. - Bảy tư lương của định là: Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. - Bảy thứ lửa là: Lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa những vị đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa các vị đáng cúng dường, lửa củi. - Bảy thứ tưởng là: Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ. - Gia đình nào thành tựu bảy chi phần: Không vui vẻ đứng dậy, không vui vẻ chào đón, không vui vẻ mời ngồi; có chỗ ngồi đem giấu đi; từ nhiều họ cho ít, từ đồ thù thắng, họ cho đồ thô xấu; họ cho không có kính trọng, không có kính lễ, nếu vị Tỳ kheo chưa đến, thời không xứng đáng để đến; nếu đã đến, thời không xứng đáng để ngồi xuống. - Có 7 loại cúng dường cho Tăng chúng: 1. Bố thí cho cả hai Tăng chúng (Tỳ khưu và Tỳ khưu ni) với Đức Phật là vị lãnh đạo. 2. Bố thí cho cả hai Tăng chúng, sau khi Đức Phật viên tịch (parinibbāna). 3. Bố thí cho chúng Tỳ khưu Tăng. 4. Bố thí cho chúng Tỳ khưu Ni. 5. Bố thí và nói rằng: "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ khưu và Tỳ Khưu Ni như vầy". 6. Bố thí và nói rằng: "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ khưu như vầy. 7. Bố thí và nói rằng: "Mong Tăng chúng chỉ định cho tôi một số Tỳ khưu Ni như vầy. - Những con số bảy sau cùng là lời Phật dạy về quả dị thục của những công đức: Trong bảy năm Ta tu tập từ tâm, sau khi tu tập từ tâm bảy năm, trong bảy thành kiếp hoại kiếp, Ta không trở lui lại thế giới này. Khi thế giới ở trong thành kiếp, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến thế giới Quang âm thiên. Khi thế giới ở trong kiếp đấy, này các Tỷ-kheo, Ta là Phạm thiên, là Ðại phạm thiên, vị Chiến thắng, vị Vô năng thắng, vị Biến tri, vị Tự tại. Ba mươi sáu lần, này các Tỷ-kheo, Ta là Thiên chủ Sakka. Nhiều lần bảy lần, Ta là vị Chuyển luân vương theo Chánh pháp, là vị Pháp vương, bậc Chiến thắng bốn phương, đạt được sự thanh bình cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Này các Tỷ-kheo, Ta có bảy loại châu báu này, như là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và cư sĩ báu là thứ bảy. Ta có hơn một ngàn người con trai, này các Tỷ-kheo, là những bậc anh hùng, dõng mãnh, đánh tan địch quân. Và khi Ta chiến thắng quả đất này, xa cho đến bờ biển, Ta trị vì quả đất này không dùng trượng, không dùng đao, đúng với Chánh pháp. Đây chỉ là một phần rất nhỏ về những con số bảy rải rác trong kinh Phật mà người viết ghi nhận được. Kính xin quý đọc giả bổ túc thêm. Nguồn: buddhanet.net
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 16:52:16 GMT -5
Kinh Quán Thân Nghe như vầy, Một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ kheo, thân nầy bao gồm thịt da máu mủ tạo thành, chất chứa đầy phân dãi. Tự quán rằng thân nào có sạch sẽ, thường có chín lỗ ác bệnh không sạch chảy ra, đủ thấy hổ thẹn. Nó thường cùng với oan gia cấu kết cho đến già chết, và gồm nhiều thứ bịnh tật, đâu không là ác? Thân đến lúc mất, bấy giờ không còn dùng đựợc, chỉ còn đem chôn tử thi dưới đất vì sợ chồn sói nhận ra, có đâu không thấy hổ thẹn lại thích tham dâm. Phật bảo như thế, vui ít tội nhiều, tự tâm quán thấy thân như các cột kèo cơ động, là nơi tập hợp của cốt xương, như lửa rực cháy, như nỗi đau độc dược hành hạ, người si mê lấy đó làm vui mà chẳng tự biết, tại sao không sợ sự trói buộc này. Tham dục làm người ngu mê, tiền tài, vàng bạc, trâu ngựa, nô tỳ, con người vì mạng sống nên mới mong cầu. Sinh mạng ở hơi thở, đời sống bất quá cũng chẳng hơn trăm tuổi, cũng từ khổ tạo thành, quán chiếu như thế đâu còn tham dục. Như thời quá khứ, mạng sống ngắn ngủi, sự sống đều diệt tận. Như nước sông khô cạn, như nhật nguyệt biến mất, tử nạn đã đến rồi, mạng người mất đi không thể sống lại, như thế gọi là bất khả đắc.Khi người chết mạng đi, giả sử có bao nhiêu của cải, thiên hạ báu vật, lúc chết đến nơi chẳng có gì vui để mà không đáng chán và không đáng đam mê. Con người cũng không nên tự ham vui vô độ thì mới có thể tự làm điều lành, điều lành tự làm hợp với tự nhiên. Nếu dùng trí quán đối với cái chết, (hỏi rằng) phải có các thứ vui nào đó người ta mới có thể rơi vào đam mê, chẳng hạn sống lâu hoặc là chưa đến lúc chết. Lấy gì tham trước dục lạc? Vì cớ sao? Lòng không tự tĩnh, tâm quá ham vui. Con mình chết đi thì khóc thê thảm, không quá mười ngày, qua mười ngày sau, thì quên phắt đi, kẻ yêu con quí đều là như thế, đối với gia đình thân thuộc quen biết cũng đều không khác. Tự yêu thân mạng làm chỗ nương tựa tốt, lo cực khổ nuôi thân, tạo ra vật chất, đến khi chết rồi sở hữu đều bỏ, thân cứng đờ ra, chôn xuống dưới đất, chỉ vì thức ấm ra đi sinh mạng theo đó chịu sự biến đổi, cũng như cây đã ra quả, việc đã được thấy, vậy mà lắm người loạn tâm chấp có. Tất cả vạn vật thiên hạ, mỗi người sở chấp cái không thỏa mãn. Như có được một phần, đáng ra nên tự buông với chỗ có được đó. Không phải chỉ có ba mươi lăm thứ lạc, dục lạc vốn tự tràn đầy, phải biết nó chẳng có gì thiết thực. Như có người đã rõ khổ, khuyên bảo kẻ thọ tội khổ rằng, tâm là nơi căn cứ của điều tốt, nghĩa là những việc có ích không muốn tiếp nhận, đó chính là hại, tự thân ít nhiều cũng giống như thế. Như người mắc bịnh dù nặng hay nhẹ cũng đều khổ cả. Thí như khúc xương không thịt, con chó đớp được đâu có chịu buông, lòng tham muốn như chó bám xương đã tạo ra nỗi lo sợ khó mà trừ được. Tham dục vốn không bền lâu, con người lại rơi vào nẻo ác. Như người thấy mộng, tỉnh giấc không còn thấy nữa, tham dục cũng như thế, tuồng mộng khi mê thì là có vui, như sự tăm tối, như thịt cần câu, như cây có quả, vài trái chín rồi, rụng xuống mọc nhiều hơn. Làm ác tạo nghiệp, bậc đạo gia thường chẳng làm. Người ở Thiên Giới hưởng lạc, như ở Sắc Thụ cõi trời, hoặc ở Vườn cây trang nghiêm mỹ lệ, có được Ngọc nữ thiên giới, lúc làm dân cõi trời thì không chán bỏ năm thứ dục lạc trên trời. Hôm nay hiểu được sự chán bỏ dục lạc ở cõi nhân gian này, bởi thân người được tạo thành với sự đầy đủ xương cốt qua hai trăm ngày, xương cốt có một trăm hai mươi đoạn với gân chằng chịt, có chín lỗ thường xuất, có sáu mươi ba loại, một trăm bịnh nặng, máu thịt hòa hợp tạo thành da dẻ. Bên trong có khí nóng lạnh, phân dãi có cả nghìn thứ vi trùng đều từ thân sinh ra. Trong thân lại có nghìn lỗ, và có các thứ diễn xuất, rồi có các màn diễn ra khi thân đã hoại: các thứ không sạch trào ra, nước trong mũi chảy ra, nước úng từ miệng phun ra, mùi hôi từ nách bay ra, phân dãi ở các lỗ dưới chảy ra, như thế đều từ thân xuất. Chỗ người chết là mồ cao, có thể kết cục tuồng ác của thân sẽ là nơi ác, thân vốn sở hữu bất tịnh như thế. Các thứ vật bất tịnh từ xưa đến nay như các loại kim đồ do vì tham thích phấn hương xoa ướp, trang phục cầu kỳ, làm cho kẻ ngu thấy rồi sinh ra loạn ý. Thân như cái chai, như hố sâu phủ cỏ, người ôm ái dục sau này hối hận. Tỳ kheo nghe kinh quỳ gối chắp tay lĩnh thọ đạo giáo như thế.
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 17:37:16 GMT -5
Kinh Phật Ngữ Tôi nghe như vầy, một thời Đức Thế Tôn trú tại Tỳ Da Ly Đại Lâm Lầu Các Thượng, cùng chúng Đại Tỳ Kheo tám nghìn vị vân tập, chư Đại Bồ Tát tám mươi bốn nghìn, lại có vô lượng nhơn chúng Hữu học và Vô học, vây quanh Đức Phật để nghe pháp. Bấy giờ trong hội có một vị Bồ tát tên là Uy Đức Thượng Vương, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa sang y phục, trịch áo bày vai hữu, gối hữu chấm đất, chắp tay hướng Phật bạch rằng: Thế Tôn, Như Lai trước thuyết Phật Ngữ Tu Đa La Chư Kinh, lại có nói rằng không phải Phật ngữ. Thế Tôn, đó là nghĩa gì? Làm sao thọ trì? Bấy giờ Phật bảo Bồ tát Long Uy Đức Thượng Vương rằng: Thiện nam tử, như ông đã hỏi, ở trong các kinh có nói Phật ngữ chẳng phải Phật ngữ, này Thiện nam tử, đó có nghĩa là không phải ngữ tức là Phật ngữ. Thiện nam tử, nên khéo suy nghĩ, hôm nay ta muốn vì ông mà trình bày. Bấy giờ Bồ tát Long Uy Đức Thượng Vương lại bạch Phật rằng: Lành thay Thế Tôn, con xin muốn nghe. Phật bảo: Thiện nam tử, nói chẳng phải ngữ tức là Phật ngữ, này thiện nam, bởi Phật ngữ ấy gọi là Thân nghiệp tối trọng, điều mà ta nói không ngoài Thân nghiệp, khẩu nghiệp và Ý nghiệp, nó cũng không phải là lời nên không thể nói, cũng gọi là Vô ngôn. Thiện nam tử, nếu có sắc ngữ đều chẳng phải Phật ngữ. Long Uy Đức Thượng Vương, sắc chẳng phải ngữ, chẳng phải Phật ngữ. Thọ, tưởng , hành , thức chẳng phải ngữ cũng chẳng phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có sắc ngữ, không có thọ, tưởng, hành, thức ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu có các ngữ như là Đất, Nước, Lửa, Gió và Không giới thì không phải là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có ngữ của Đất, Nước,Gió, Lửa và Không giới thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có tham, sân, si ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu không có tham, sân, si ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có Hữu lậu ngữ và Vô lậu ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu chẳng phải Hữu lậu, chẳng phải Vô lậu ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có lời sợ hãi, như thế không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có sự và phi sự ngữ thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có phi sự nhưng chẳng phải phi sự ngữ thì gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu nơi tự tánh thanh tịnh pháp thượng, nói rằng được chứng đắc, đây chẳng phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu chẳng phải tự tánh, chẳng phải tha tánh thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có thật ngữ, phi thật ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có thật ngữ, chẳng phải không thật ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có Thử ngữ, là chỗ thuyết của Phàm phu ngữ, là chỗ nói của Thánh nhơn ngữ thì không gọi là Phật ngữ. Này thiện nam, nếu không có Phàm phu ngữ hoặc Thánh nhơn ngữ thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có nội ngữ, ngoại ngữ, nội-ngoại ngữ đó không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có nội ngữ, ngoại ngữ, nội-ngoại ngữ đó thì gọi là Phật ngữ. Nếu ở nơi các pháp, lời nói có chỗ y cứ ở nơi sắc, chỗ y cứ nơi thọ, tưởng, hành và thức thì không gọi lá Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu ở nơi các pháp, không sắc để y cứ, cũng không thọ, tưởng, hành, thức để y cứ, các ngữ như thế thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có căn -trần-thức ngữ, là ma vương ngữ, là ma dân ngữ, không phải là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có tất cả xứ ngữ đó thì gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu có sắc giác phân biệt mà nói, thọ tưởng hành thức giác phân biệt mà nói không gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không có sắc giác phân biệt mà nói, thọ tưởng hành thức giác phân biệt mà nói thì gọi là Phật ngữ, ở nơi nghĩa này, ma và dân ma không được như thế. Lại nữa Thiện nam tử, Bồ tát nghĩa là thấy sắc vô ngã, cũng không phân biệt chẳng phải ngã sở, như thế thọ, tưởng, hành, thức vô ngã, cũng không phân biệt chẳng phải ngã sở thì gọi là Bồ tát. Bấy giờ Bố tát Long Uy Đức Thượng Vương ở trước Phật bạch rằng: Thế Tôn, theo nghĩa nào mà có ngôn thuyết? Điều gì gọi là ngôn thuyết? Phật bảo, này Thiện nam, đó là nơi đắm chấp của ma Ba tuần. Lại nữa Thiện nam tử, nếu Bồ tát thấy sắc không khởi niệm: tôi đang như vậy, với thọ tưởng hành thức cũng không khởi niệm: tôi đang như vậy, như thế Bồ tát ở nơi tất cả xứ đều Vô hữu ngữ. Long Uy Đức Thượng Vương, các Thiện nam tử, việc tối thượng là đoạn tất cả ngữ, đoạn tất cả chướng, diệt các ngã mạn, đoạn tất cả giềng mối, lìa các nhị kiến, lìa tất cả tưởng bởi chúng vô ngữ. Tại sao có lời cũng không thể nói? Bởi vì phi ngữ gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, do vậy đối với nghĩa này, nên biết như thế chính là Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu không phải thân, không phải thân hành; không phải khẩu, không phải khẩu hành; không phải ý, không phải ý hành; chẳng phải hành, chẳng phải phi hành; chẳng phải phỉ báng, chẳng phải không phỉ báng; không sanh, không tưởng, không xứ, không trụ, không mất; chẳng phải vắng lặng, chẳng phải hiện hành; lời nói bất động lại cũng không phải bất động, mà cũng không trụ, tự nhiên bất sanh lại chẳng phải bất sanh, đây là Phật ngữ, bởi dùng ngôn ngữ không có khả năng kia vậy, đây gọi là Phật ngữ. Thiện nam tử, Bồ tát có thể khởi lên sự quán chiếu như thế rồi, thì gọi là Học Thượng Thượng Trí Quang Minh Phật Ngữ, Thanh Lương Phật Ngữ, tràn đầy hoan hỷ tất cả chúng sinh thân, khai ngộ tất cả chúng sinh ý, hướng đến Phật trí, thọ trì nghĩa lý, khắp vui tất cả các chúng Bồ tát, rõ các sự mê lầm hay nhập pháp giới, là khéo quyết định hướng về pháp luân, chuyển bánh xe pháp, đánh pháp cổ lớn, nhiếp phục ma giới quy phục dị oán, hàng phục tất cả các chúng sinh ngoại đạo, có thể cứu hộ người ở đường ác, và hay trang nghiêm các cõi nước Phật, ắt ngồi đạo tràng, đây là chỗ khen ngợi của tất cả Phật, như thế Bồ tát đã ngồi đạo tràng, như thế mà Bồ tát đã đắc Bồ tát Đà la ni. Lúc Đức Phật thuyết ra các pháp môn Phật ngữ nầy, hiền giả Bồ Tát Thánh Long Uy Đức Thượng Vương bồ đề phần pháp đều đã đầy đủ, ngay đây đạt được Vô Sanh Pháp Nhẫn, hai vạn sáu nghìn các Bồ tát đắc Đà la ni và các Tam muội, tám nghìn Tỳ kheo đắc pháp Vô lậu, lại có các chúng sinh đều phát tâm Vô thượng bồ đề, liền dùng thần lực làm mưa các loại hoa cúng dường Thế Tôn. Khi Như Lai nói Pháp môn nầy, Hiền giả Bồ tát Long Uy Đức Thượng Vương và các Đại chúng trời, rồng, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu La già v.v.. tất cả đại chúng nghe Phật nói xong rất là hoan hỷ, tin nhận phụng hành.
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 17:38:58 GMT -5
Kinh Thí Dụ Năm Ấm Nghe như vầy, một thời đức Phật đến nước Mỹ Thắng, khi đi qua con sông ngài thấy những bọt nước lớn tấp theo dòng nước, ngài bèn bảo các Tỳ Kheo rằng, này các Tỳ Kheo, thí như những bọt nước lớn tấp theo dòng nước này, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, ngay đây rõ được rằng (bọt nước) chẳng phải có, hư vô, không thực, chớp mất và hoàn không. Nghe như vầy, một thời đức Phật đến nước Mỹ Thắng, khi đi qua con sông ngài thấy những bọt nước lớn tấp theo dòng nước, ngài bèn bảo các Tỳ Kheo rằng, này các Tỳ Kheo, thí như những bọt nước lớn tấp theo dòng nước này, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, ngay đây rõ được rằng (bọt nước) chẳng phải có, hư vô, không thực, chớp mất và hoàn không. Vì sao như thế? Bọt nước không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của sắc: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, xấu đẹp, xa gần…Tỳ Kheo thấy những điều đó cần phải tường tận quán sát, các pháp kia chẳng có, hư vô và không thật, chỉ vì (nhận thức) bệnh hoạn, huân tập, tà vạy và luống dối (bịnh, kiết, sang, ngụy). Các pháp vốn chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, là chẳng phải chân, là sự tan biến. Vì sao thế? Tính của sắc vốn không tự tồn tại vậy. Tỳ Kheo, thí như trời đổ mưa xuống, từng bong bóng nước vừa nổi lên rồi liền biến mất, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, liền biết được (sự khởi diệt) chẳng có, hư vô, chẳng thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Bong bóng nước vốn không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của thọ: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài,, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ Kheo thấy đó cần phải tường tận quan sát, các pháp kia chẳng có, hư vô, chẳng thực, chỉ vì (nhận thức) bệnh hoạn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là trống không, là chẳng phải thân, là sự hoàn không. Vì sao vậy? Tính của thọ không tự tồn tại vậy. Tỳ Kheo, thí như cái nóng hừng hực trong những ngày hè, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức rõ (sự nóng kia) chẳng có, hư vô, chẳng thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Cái nóng không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của tưởng: quá khứ,tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ Kheo thấy đó cần phải quán sát tường tận, các pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là trống không, là chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Tính của tưởng không tự tồn tại vậy. Tỳ Kheo, thí như có người tìm cầu gỗ tốt vác búa vào rừng, thấy cây chuối bự thẳng suông bèn bứng gốc, chặt ngọn, phức lá, theo lý phân tích (lợi-hòa-bì) mà hiểu, bên trong (cây chuối) vốn không có lõi, chẳng có gì bền cứng, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức rõ (cây chuối) chẳng có, hư vô, không thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Cây chuốì đó vốn không tự tồn tại vậy. Như thế Tỳ Kheo, đối với chỗ của hành: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ kheo thấy đó cần phải tường tận quan sát, pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Vì tính của hành không tự tồn tại vậy. Tỳ Kheo, thí như Thầy huyễn, Trò huyễn, ở giữa bốn con đường lớn trước mặt mọi người hiện ra đủ thứ huyễn hóa: bầy voi, bầy ngựa, xe cộ tháp tùng…bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức biết các thứ trên chẳng có, hư vô, chẳng thật, vô hình và tan biến. Vì sao vậy? Huyễn chẳng phải thuờng. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của thức: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần… Tỳ Kheo thấy đó tường tận quán sát, các pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp đó chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, là chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Vì tính của thức không tự tồn tại vậy. Nhân đây đức Phật nói kệ rằng: Bọt nước ví như sắc Thọ như nước trong bọt Tưởng như nóng mùa hè Hành như cây chuối rừng Ảo thuật thí như thức Các Phật nói như thế Cần nên quan sát chúng Tường tận mà nghĩ suy Thấu triệt pháp không-hư Chớ chấp pháp hữu-thường Muốn rõ ấm cần nên Bậc trí đều nói vậy Khi ba việc đoạn tuyệt Biết thân không chỗ đến Mạng-thức hơi còn nóng Bỏ thân không còn nữa chết rồi nằm dưới đất Như cỏ chẳng biết gì Quán việc này như vậy Vì huyễn mà ngu-tham Từng ý nghĩ không tham Cũng chẳng có gì thường Biết năm ấm vậy rồi Tỳ Kheo nên tinh cần Do vậy nên ngày đêm Tự giác niệm chánh trí Tu tập đường vắng lặng Hành trừ, tối an lạc.Khi đức Phật nói như thế, Tỳ Kheo nghe xong đều rất hoan hỷ.
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 17:39:59 GMT -5
Kinh Phật Thuyết Nguyệt Dụ Tôi nghe như vầy, một thời đức Thế Tôn ở thành Vương Xá, tinh xá Ca Lan Đà Trúc Lâm, cùng các Tỳ Kheo câu hội. Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo rằng: như thế gian đã thấy, mặt trăng sáng tròn đầy, lướt trên hư không, thanh tịnh vô ngại, với các Tỳ kheo, không mất uy nghi, thường như kẻ sơ tâm, đầy đủ sự tàm quý đối với thân hoặc tâm, chưa từng tán loạn, phép tắc uy nghi như vậy, khi đi vào nhà thế tục thanh tịnh không nhiễm cũng như ánh trăng đó. Này các Tỳ Kheo, lại như người có minh nhãn, vào trong nước lớn vực sâu hoặc đi vào nơi sông ngòi hiểm trở, hoặc đến chỗ núi non cao thấp chồng chềnh, dùng minh nhãn đó thì có thể thấy được, rời xa các nỗi sợ hãi nghi ngờ như trên. Tỳ Kheo cũng như thế. Này các Tỳ kheo, như ta đã nói, ví như mặt trăng lướt trên hư không, thanh tịnh vô ngại, giống như người mắt sáng bước vào chốn hiểm nguy, không có các nỗi lo sợ nghi ngờ. Như hiền giả Ca Diếp chẳng mất uy nghi, thường như kẻ sơ tâm, đầy đủ sự tàm quý, hoặc thân hay tâm chưa từng tán loạn. Phép nghi như vậy vào nhà thế tục, thanh tịnh không nhiễm, lìa các sợ hãi lại cũng giống như thế. Bấy giờ đức Thế Tôn lại hỏi các Tỳ Kheo, các Tỳ Kheo, nếu khi vào nhà thế tục nên khởi tâm gì? nên dùng tướng nào để vào nhà ấy? Các Tỳ Kheo bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn Phật là nơi quy hướng, Phật là chư pháp bổn, Phật là mắt thanh tịnh, chúng con không biết nghĩa này như thế nào, xin đức Thế Tôn vì thương chúng con chỉ bày, khiến các Tỳ Kheo nghe rồi thấu rõ. Phật bảo, các Tỳ Kheo các ông lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta nay vì các ông mà nói. Nếu các Tỳ Kheo khi muốn vào nhà thế tục nên khởi tâm không dính mắc, không ràng buộc, không chấp thủ, y luật nghi tướng mà vào nhà đó. Chỉ nhận lợi dưỡng vì muốn người kia làm các phước sự, theo chỗ phần lượng có được của mình mà thọ nhận. Lại khéo khởi tâm nghĩ mình không cao, người khác không thấp. Khởi tâm như thế, dùng tướng như thế, có thể vào nhà thế tục. Bấy giờ đức Thế Tôn đưa nắm tay không bảo chúng Tỳ Kheo rằng: ý các ông nghĩ sao? Hư không có vướng mắc, ràng buộc, chấp thủ không? Các Tỳ Kheo trả lời: thưa Thế Tôn, không. Phật bảo, nếu Tỳ Kheo tâm không vướng mắc, không ràng buộc, không chấp thủ mà vào nhà thế tục cũng lại thanh tịnh như hư không vậy. Bấy giờ đức Thế Tôn lại đưa nắm tay không lên một lần nữa và bảo các chúng Tỳ Kheo rằng, các Tỳ Kheo, ý các ông như thế nào? Hư không có dính mắc, rang buộc hay chấp thủ không? Các Tỳ kheo trả lời, thưa Thế Tôn không. Phật bảo: Ca Diếp, Tỳ Kheo cũng lại như thế, dùng tâm không vướng mắc, không ràng buộc, không chấp thủ mà vào nhà thế tục, tùy nhận lợi dưỡng, vì muốn người kia làm các phước sự, theo chỗ có được phần lượng của mình mà nhận, lại khởi tâm tốt, nghĩ mình không cao, người khác không thấp. Các Tỳ kheo, y theo nghĩa này như hiền giả Ca Diếp, nên vào nhà thế tục để tiếp nhận sự lợi dưỡng. Bấy giờ các Tỳ Kheo lại bạch Phật rằng: Thế Tôn, nếu các Tỳ Kheo lúc vì người thế tục mà nói pháp, hoặc có thanh tịnh, hoặc không thanh tịnh, việc kia như thế nào? Xin Phật Thế Tôn khéo vì chúng con tuyên thuyết. Phật bảo, các Tỳ Kheo, các ông lắng nghe, hãy khéo nhận hiểu, nay ta vì các ông mà nói. Nếu các Tỳ Kheo vì lòng tham muốn mà khiến người khác phát khởi tín tâm và làm các việc tín tâm, cấp thí các thứ y phục, ăn uống, giường chiếu, thuốc men bệnh hoạn…dùng việc lợi này vì người khác mà nói pháp, điều này không phải thanh tịnh. Nếu các Tỳ Kheo, y theo lời Phật đã dạy, an trụ chánh kiến, rời các nhiễm ô, như luyện vàng ròng, khử trừ chất uế, thấy pháp như thế, chứng pháp như thế, như ta vừa nói là pháp có thể lìa sanh già bịnh chết, sầu bi khổ não, dùng pháp như thế vì người khác nói khiến người kia đạt được sự Nghe pháp như thế, theo đó tu hành, ở trong đêm dài được lợi lạc lớn. Vì nhân duyên này phát sinh lòng từ tâm bi bình đẳng, do nhân duyên này khiến chánh pháp Phật tồn tại lâu dài. Các Tỳ Kheo nếu khởi tâm như thế vì người khác nói pháp, đó là thanh tịnh. Lại nữa các Tỳ Kheo, các ông phải biết, hiền giả Ca diếp hay khởi tâm thanh tịnh vì người khác nói pháp, dùng tâm thanh tịnh này khiến Phật Pháp trụ thế lâu dài, cho nên các ông, các chúng Tỳ Kheo cũng nên như vậy, như lý mà tu học. Lại nữa các Tỳ Kheo, nếu hay khởi tâm như thế vì người khác nói pháp thì ta gọi đó là tối thượng của sự thanh tịnh chân thật, có thể khiến cho chánh pháp Như Lai tồn tại lâu dài. Phật thuyết kinh rồi các chúng Tỳ Kheo vui vẻ tin nhận.
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 17:41:32 GMT -5
Nắm lá trong tay Trong bài kinh, Đức Phật nói rằng Ngài biết rất nhiều, về đời sống, về thế giới vũ trụ, về mọi sự việc trong thế gian, nhưng Ngài không truyền giảng tất cả những điều đó. Ngài không dạy chúng ta phải biết rõ tất cả mọi sự việc trên đời, bởi vì có những sự hiểu biết thật ra không liên hệ, không giúp ích chi cho con đường đưa đến giải thoát. Đây là điểm quan trọng mà hành giả trên con đường tu học cần phải ghi nhớ. Kinh Lá rừng Simsapā (Tương ưng 56.31): … Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapā. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapā, rồi bảo các Tỳ khưu: - “Này các Tỳ khưu, quý vị nghĩ thế nào, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapā mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapā?” - “Bạch Thế Tôn, số lá Simsapā mà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapā thật là quá nhiều.” - “Này các Tỳ khưu, cũng giống như những gì Ta đã biết rõ mà không giảng dạy cho quý vị thật là quá nhiều; còn những gì mà Ta đã giảng dạy thật là quá ít. Tại sao Ta không giảng dạy tất cả những điều ấy? Bởi vì có những điều không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho đời sống thanh cao, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không giảng dạy những điều ấy. “Này các Tỳ khưu, Ta giảng dạy những điều gì? 'Ðây là Khổ', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Khổ tập', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Khổ diệt', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt', là điều Ta giảng dạy. “Nhưng tại sao Ta giảng dạy những điều ấy? Bởi vì những điều ấy liên hệ đến mục đích, là căn bản cho đời sống thanh cao, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta giảng dạy những điều ấy. “Vì thế, này các Tỳ khưu, quý vị cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Khổ', cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Khổ tập', cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Khổ diệt', cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt'”. Vài suy tư: Trong bài kinh, Đức Phật nói rằng Ngài biết rất nhiều, về đời sống, về thế giới vũ trụ, về mọi sự việc trong thế gian, nhưng Ngài không truyền giảng tất cả những điều đó. Ngài không dạy chúng ta phải biết rõ tất cả mọi sự việc trên đời, bởi vì có những sự hiểu biết thật ra không liên hệ, không giúp ích chi cho con đường đưa đến giải thoát. Đây là điểm quan trọng mà hành giả trên con đường tu học cần phải ghi nhớ. Những gì Ngài đã truyền giảng, như đã ghi lại trong Kinh tạng giáo điển – tạng Nikāya và tạng A-hàm – bao gồm các chủ đề quan trọng, cần thiết, quý giá để chúng ta tìm hiểu, suy tư, và áp dụng. Đây là một phước duyên to lớn cho chúng ta, khi hầu như toàn bộ giáo điển đó đã được các vị Tăng sĩ gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, và ngày nay chuyển dịch sang ngôn ngữ hiện đại để chúng ta học tập và ghi nhớ. Mặc dù một số bài kinh có nội dung giống nhau, có vẻ trùng lặp, nhưng điều đó chứng tỏ rằng các chủ đề đó quả thật là số lá rừng trong nắm tay để chúng ta chuyên chú, tập trung học tập. Còn vô số lá cây trong rừng kia là những gì Đức Phật không truyền dạy cho các đệ tử của Ngài – mà ngày nay, chúng ta thường thấy chúng được thu gom vào trong kho tàng thư văn Phật giáo. Trong kho tàng bao hàm này, chúng ta thấy có rất nhiều luận giải, bình giải, giáo thuyết hậu kỳ của mọi trường phái, tông phái đã khai triển từ khi Đức Phật nhập diệt, kể cả các luận thuyết siêu hình, các lý thuyết về nhân tính, các phân giải tỉ mỉ về tâm thức và sự vận hành tâm, các cõi trời và nhiều phân hạng bồ-tát, các dạng thức trung chuyển khi tái sinh, các câu chú niệm huyền bí, các hình thức nghi lễ phức tạp, những luận giải vượt ngoài nội dung của các bài kinh giảng, v.v. Không có nghĩa là các tài liệu đó hoàn toàn sai lạc hay hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, dù chúng có đúng hay sai, cũng không có ích lợi chi cho con đường giải thoát. Nếu chúng quả thật có ích lợi cho sự tu tập, ắt hẳn Đức Phật đã giảng dạy cho hàng đệ tử của Ngài – vì Đức Phật tuyên bố Ngài đã giảng Chánh pháp rõ ràng, như một vị đạo sư với bàn tay mở rộng, không bí mật, không che giấu (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ), và từ đó được ghi nhớ và truyền tụng trong các bài kinh, và được kết tập trong Kinh tạng. Suy gẫm về các lời dạy của Đức Phật trong bài kinh Lá rừng Simsapā giúp ta tiết kiệm được thì giờ. Chúng ta không phí thì giờ để theo đuổi những câu hỏi vô ích. Chúng ta tránh được việc dính mắc vào các kiến giải hoang vu, không tưởng. Bài kinh nhắc nhở ta tập trung vào những lời dạy chính yếu của Đức Phật, và áp dụng chúng trong công phu tu tập. Chúng ta không cần phải tranh luận nhiều lý thuyết khác nhau, không cần phí thì giờ tìm hiểu chúng. Thì giờ là quý báu, đời sống rất ngắn ngủi, sinh được làm người là điều hiếm có, và ta phải biết sử dụng thì giờ và công sức cho có lợi lạc trên con đường tâm linh. Khi ta hiểu rằng những gì không được Đức Phật truyền giảng khi Ngài còn tại thế là những gì không liên hệ đến mục đích giải thoát tối hậu, ta nhận ra ngay rằng không có những giáo thuyết bí mật, không có những giáo thuyết đã được giấu đi ở một thế giới nào đó để tái xuất hiện sau này, hoặc là giáo thuyết được Ngài truyền giảng ở một cõi trời nào đó, v.v. Đức Phật đã giảng như thật, như chân. Ngài đã giảng rõ ràng và đầy đủ cho chúng ta trên địa cầu này, cho những ai đến để nghe. Đã có nhiều vị đệ tử của Ngài đã ghi nhớ, thông hiểu, tu tập, và nhập dòng thánh giải thoát – và ngay cả những vị này cũng chưa hẵn đã học hết toàn bộ Kinh tạng. Quên lãng các bài kinh giảng và tầm cầu các luận thuyết khai triển vượt qua những gì Đức Phật đã truyền dạy là không nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của những điều Ngài đã thật sự chỉ dạy cho các vị thánh đệ tử đó. Vì vậy, ta không cần phải vướng mắc vào các điều gì khác. Nhiệm vụ của chúng ta là thực hiện những gì đã được Đức Phật đã giảng rõ ràng trong bài kinh: “… Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là khổ. Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là nguồn gốc của khổ. Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là sự diệt khổ. Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là con đường tu tập để diệt khổ.” Những gì Đức Phật đã giảng dạy trong suốt 45 năm hoằng truyền Chánh pháp – từ bài kinh đầu tiên đến bài kinh cuối cùng – là liên hệ đến nhiệm vụ này, đó là thẩm thấu, thông hiểu, và thực chứng Tứ Diệu Đế. Những gì Ngài không truyền giảng, ta nên bỏ chúng lại trong rừng sâu. Paul Chee-Kuan (Bình Anson lược dịch, tháng 4-2008)
|
|
|
Post by tk on Aug 21, 2012 17:18:32 GMT -5
Kinh Chuyển Pháp luân: Bài kinh đầu tiên của Đức PhậtGiác Ngộ - Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lực và niềm tin của nhân loại, trước mọi thăng trầm của cuộc sống vẫn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của nhân loại nói chung và con người nói riêng. Dẫn nhập Phật giáo ra đời đã hơn 25 thế kỷ, nhưng những lời dạy của Phật vẫn chứa đựng hơi thở thời đại và dường như không bị lệ thuộc vào sự thay đổi của không gian và thời gian. Một trong những giáo lý cơ bản và quan trọng của Phật giáo là Bát Chánh đạo (con đường tám nhánh - Trung đạo), chứa đựng trong bài kinh Chuyển pháp luân - bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Bài pháp trở thành tâm điểm chú ý, trong đó, ý nghĩa về thái độ bao dung, khoan hòa, tránh xa những cực đoan hay thái quá (anta), được Lão Tử và Khổng Tử chia sẻ trong khái niệm "trung dung" hay "trung hòa", và tận Hy Lạp xa xôi, ý tưởng này cũng được chia sẻ bởi Aristote qua khái niệm "hài hòa". Điều này dường như vẫn là một vấn đề thời sự, giúp cho chúng ta tỉnh thức trước những cám dỗ của cuộc sống đương thời, nhằm tìm kiếm một cuộc sống thanh thản và yên bình. Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lực và niềm tin của nhân loại, trước mọi thăng trầm của cuộc sống vẫn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của nhân loại nói chung và con người nói riêng. Trung đạo và Tứ diệu đế càng có ý nghĩa hơn khi đó chính là bài pháp đầu tiên được Đức Phật nói ngay sau khi giác ngộ Vô thượng Bồ đề, minh chứng cho một trí tuệ vô song vừa được thức tỉnh sau một thời gian dài mộng mị trôi lăn trong cõi tử sinh. Do vậy, tìm hiểu giáo lý Trung đạo và Tứ diệu đế, cùng sự ra đời của bài kinh Chuyển Pháp luân có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn cả trong thực tiễn thực tập của mỗi người con Phật, từ đó xác định lối đi và mục đích cho thật rõ ràng trước khi lần tìm về nguyên lai bản tính của chính mình. Bối cảnh sinh hoạt tư tưởng dẫn đến sự ra đời của bài kinh Các nhà nghiên cứu khi xem xét tình hình sinh hoạt học thuật thời Đức Phật, thường chia thành hai trào lưu riêng biệt: trào lưu chính thống và trào lưu phi chính thống. Trào lưu chính thống lấy kinh Veda và Upanishad làm kinh điển chính; các trào lưu khác biệt hay chống lại kinh Veda và Upanishad được xem là trào lưu phi hay phản chính thống. Một cách phân loại khác, chi tiết hơn, chia các trào lưu tư tưởng đó thành 4 loại chính: Bà la môn giáo chính thống, trào lưu tín ngưỡng dân gian, trào lưu lấy Veda và Upanishad làm tư tưởng chính nhưng có phát triển thêm như Du già, Số luận, Chính lý… và cuối cùng là trào lưu phi chính thống. Ngoài ra, có một số nhà nghiên cứu, dựa vào các kinh điển của Phật giáo, cụ thể là kinh Sa môn quả, nói đến sáu phái mà trong kinh điển thường gọi là "Lục sư ngoại đạo phái": 1. Phú-lan-na Ca-diếp (Purana Kassapa): cho rằng việc làm thiện ác là do tập quán chứ không có một nghiệp căn tương ứng nào, vì thế không tin bất cứ điều gì hay hoài nghi tất cả. 2. Mạt-già-lê Câu-xá-la (Makkholi Gosala): duy tự nhiên, tất cả mọi hành vi thiện ác, ngay cả chuyện giải thoát đều tuân thủ theo một quy luật tự nhiên, con người không thể quyết định hay nỗ lực được điều gì. 3. A-di-đa Kê-sa-khâm-bà-la (Ajita Kesakambali): chủ trương Duy vật luận. Con người do tứ đại hợp thành, chết rồi là hết, nên tận hưởng những khoái lạc, bác bỏ luân lý. 4. Phù-đà Ca-chiên-diên (Pukudha Kaccayana): chủ trương Duy tâm luận, cho rằng tâm vật bất diệt, sự sống chết của con người chỉ là sự tụ tán của những yếu tố tạo thành con người, còn những yếu tố ấy thì không bao giờ bị tiêu diệt. 5. Tán-nặc-da Tỳ-la-lê-tử (Sãnyaya bellatthyputta): theo chủ nghĩa cảm hứng, nếu cảm thấy thế nào thì nói thế ấy đối với thế giới hiện tượng, không xác quyết là có hay không, đúng hay sai. 6. Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử (Nigandhà netaptta): chủ trương vận mệnh luận, lấy đó làm cơ sở để thuyết minh tất cả. Còn về sự thực hành thì lấy sự khổ hạnh cực đoan và nghiêm trì giới bất sát làm đặc sắc. Nhìn chung, về sinh hoạt học thuật thời kỳ Đức Phật ra đời, tư tưởng triết học Ấn Độ có những bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng về đề tài, phong phú về trường phái chứ không còn thống nhất ở kinh Veda hay Upanishad trước kia. Các trường phái ra đời trong thời kỳ này có thể ví như hoa rộ nở giữa mùa xuân, mỗi trường phái đều có những cách thức giải thích khác nhau, đôi khi chống đối nhau trong việc lý giải về bản chất thế giới cũng như phương thức thực hiện nhằm đưa đến giải thoát cuối cùng. Sự phát triển vượt bậc này không chỉ tạo ra tiền đề cho Phật giáo trong việc góp nhặt tinh hoa của các trường phái khác mà còn là cơ sở để Phật giáo bổ sung, chỉnh lý và sửa chữa những ưu khuyết của các học phái khác, hình thành nên một tôn giáo mới - Phật giáo, vừa kế thừa truyền thống, vừa có những cái mới, tạo nên bước ngoặt căn bản trong dòng chảy chung của triết học Ấn Độ. Nội dung : Kinh Chuyển Pháp Luân a) Phê phán quan điểm sai lầm của các học phái Mở đầu bài kinh, Đức Phật cho rằng: "Hỡi này các Tỳ kheo, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh…" Khái niệm cực đoan (anta) là khái niệm chỉ một thái độ tột cùng, thái quá hay cực điểm; và khái niệm người xuất gia (pabbajitena) là chỉ những người từ bỏ con đường thế tục, cắt ái từ thân và tìm kiếm con đường giải thoát. Ngay khi bắt đầu giảng thuyết cho 5 anh em ông Kiều Trần Như nói riêng và những người tìm kiếm con đường giải thoát nói chung, Đức Phật nhắn nhủ ngay rằng những người xuất gia cần phải từ bỏ hai con đường cực đoan hay thái quá; nói cách khác, Đức Phật phê phán hai con đường này là con đường sai lầm, không dẫn đến giải thoát tối hậu. Hai con đường đó chính là: 1. Sự dễ duôi trong dục lạc - là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, và vô ích. 2. Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh - là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhân, và vô ích. Con đường thứ nhất là con đường đắm say trong dục lạc hay sung sướng thái quá và con đường thứ hai là con đường chìm đắm trong khổ hạnh, khổ đau thái quá. Đây là hai con đường Đức Phật cảnh báo sẽ không đem đến cho người xuất gia sự giải thoát viên mãn. Cũng cần nói thêm rằng, vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca còn tại thế và ngay cả trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, Ấn Độ đã tồn tại nhiều trường phái hay giáo lý khác nhau nhằm tìm kiếm con đường giải thoát. Nhưng tựu trung, thái độ đối với cuộc sống thường được xoay quanh hai con đường chính: một là ham mê dục lạc và hai là khước từ mọi ham muốn. Một trong những chủ thuyết chủ trương tận hưởng mọi lạc thú trên thế gian là chủ thuyết Lokayata - danh từ Pali và Sanskrit - ám chỉ chủ thuyết vật chất hay duy vật do Carvakas sáng lập. Theo quan điểm của giáo lý này, con người chết là hết, bỏ lại tất cả mọi năng lực trong đời sống và chỉ có cuộc sống hiện tại là có thật, do vậy, những người theo chủ thuyết này cho rằng: "Hãy ăn, uống và tận hưởng mọi lạc thú, vì cái chết đến với tất cả", và rằng: "Đạo đức là một ảo tưởng, chỉ có khoái lạc là thực tiễn. Chết là mức cuối cùng của đời sống. Tôn giáo là một thác loạn điên cuồng, một chứng bệnh thần kinh. Có sự ngờ vực tất cả những gì tốt đẹp, cao cả, trong sạch và bi mẫn. Lý thuyết của họ chủ trương thỏa mãn dục vọng, lợi kỷ và thô kệch, xác nhận ý chí tục tằn. Không cần phải kiểm soát khát vọng và bản năng bởi vì đó là phần di sản thiên nhiên của con người". Trong khi đó, một số trường phái đề cao đời sống khắt khe khổ hạnh. Họ cho rằng chỉ có khổ hạnh mới có thể đưa con người đến giải thoát. Chủ thuyết này được đa số những người tu tập của nhiều trường phái khác nhau chấp nhận. Ngay chính Đức Phật Thích Ca cùng 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cũng đã từng thực tập như vậy ròng rã suốt 6 năm trời nhưng vẫn không đạt được kết quả giải thoát tối hậu. Phê bình hai chủ trương này, Đức Phật cho rằng cả hai đều là vô bổ, vô ích, không xứng đáng với phẩm hạnh của thánh nhân. b) Những giáo lý chính được Đức Phật giảng trong bài pháp đầu tiên . Giáo lý về Trung đạo hay Con đường tám nhánh Ngay sau khi phê phán hai chủ trương là khoái lạc thái quá và khổ hạnh thái quá, Đức Phật đưa ra con đường thứ ba là Trung đạo (Majjhima Patipada). "Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai đã chứng ngộ "Trung đạo" (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya), trí tuệ cao siêu (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya), và Niết bàn" Trung đạo không phải là con đường nằm giữa hai thái cực mà là con đường vượt lên trên hai thái cực. Từ điển Phật học quan niệm: "Trung có nghĩa là bất nhị, là tuyệt hết đối đãi, là mục song phi song chiến, là đạo trung hòa không thiên lệch về một phía", điều đó có nghĩa con đường trung đạo là con đường chấm dứt mọi đối đãi nhị nguyên như thường-đoạn; có-không; phải-trái… Trong các giai đoạn phát triển về sau của Phật giáo, cách hiểu về Trung đạo cũng có nhiều ý kiến khác nhau, như Pháp tướng cho Duy thức là Trung đạo, Tam luận cho Bát bất là Trung đạo, Thiên Thai cho Thực tướng là Trung đạo, Hoa Nghiêm cho Pháp giới là Trung đạo… Tuy vậy, trong kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật xác quyết rằng con đường Trung đạo chính là Bát Chánh đạo hay con đường tám nhánh. Trong kinh nói: "Hỡi này các Tỳ kheo, con đường Trung đạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan, tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết bàn là gì? Đó chính là Bát Chánh đạo - là Chánh kiến (samma ditthi), Chánh tư duy (samma samkappa), Chánh ngữ (samma vaca), Chánh nghiệp (samma kammanta), Chánh mạng (samma ajiva), Chánh tinh tấn (samma vayama), Chánh niệm (samma sati), và Chánh định (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ kheo, đó là "Trung đạo" mà Như Lai đã chứng ngộ". Yếu tố đầu tiên trong Bát Chánh đạo là Chánh kiến, sự thấy biết chân chính, nhằm phá tan mọi hoài nghi của những người bạn đồng tu khi xưa về lời Đức Phật dạy, đồng thời cũng muốn nêu lên một nhận định then chốt trong giáo lý của Phật Đà là: cần phải thấy đối tượng một cách chân chính, nghĩa là thấy đối tượng như chính nó mới có thể dẫn đến những nhận định về sau. Không có sự thấy đúng đắn, nghĩa là nhìn đối tượng bằng đôi mắt chủ quan, thiên lệch hay cảm tính đều có thể dẫn đến sai lầm trong những đánh giá. Để có sự thấy biết đúng đắn hay như thực, cần loại bỏ các quan niệm tà kiến, vọng tưởng, truyền thống, phong tục, tập quán, quyền lực, địa vị của người nói… và nhìn chúng như chính chúng là. Đó chính là yếu tố đầu tiên và cũng là điều kiện tiên quyết trong giáo lý Trung đạo của Phật giáo. Sau khi có được sự thấy biết đúng đắn, như thực về đối tượng, nhánh thứ hai là Chánh tư duy, nghĩa là suy niệm chân chánh. Suy niệm chân chánh trong Phật giáo đòi hỏi đối tượng tư duy phải khách quan với đối tượng được tư duy, nghĩa là chủ thể tư duy phải loại bỏ tâm luyến ái, thái độ vị kỷ và ác tâm. Để làm được điều này, chủ thể cần nuôi dưỡng tâm từ, thái độ ôn hòa đối với khách thể được tư duy. Nhánh thứ ba trong giáo lý về Trung đạo chính là Chánh ngữ - lời nói chân chánh. Lời nói chân chánh xuất phát từ sự tư duy chân chính, như thực về đối tượng được tư duy và dĩ nhiên, lời nói chân chánh là phải vì mục đích không chỉ nói như thực về đối tượng mà còn phải hướng đối tượng tới sự hoàn thiện hơn chứ không phải là nói chỉ để nói. Tiếp theo Chánh ngữ là Chánh nghiệp - tạo nghiệp chân chánh hay hành động chân chánh và Chánh mạng - cuộc sống chân chính. Cả ba yếu tố: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng là phương thức thể hiện tư duy chân chính nhằm hoàn thiện giới đức, phát triển lối sống lành mạnh. Nhánh thứ sáu là Chánh tinh tấn - nỗ lực thực hành trong sự chân chánh nhằm diệt trừ những hạt giống xấu và phát triển tâm thiện. Sự giải thoát và giác ngộ không phải một sớm một chiều mà thành tựu, do vậy, có thấy biết, có tư duy, có thực hành nhưng thiếu sự nỗ lực thì công phu tu hành cũng mau chóng bị mai một. Trong quá trình tinh tấn, nỗ lực không ngừng nghỉ, yếu tố thứ bảy - Chánh niệm - luôn luôn tỉnh giác trong từng hành vi, cử chỉ, lời nói đến việc làm trở thành cặp song trùng thiết yếu. Nỗ lực nhưng không tỉnh giác có thể dẫn đến một kết quả đảo ngược với dự định ban đầu. Từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong tỉnh giác dẫn đến Chánh định - tức an trụ tại một đối tượng duy nhất, đặc biệt đối tượng đó là tâm thức của chính mình sẽ dẫn đến một kết quả - tâm ta ngày càng được gạn đục khơi trong, những yếu tố bất tịnh, phiền não, vô minh ngày càng nỗ lực được loại bỏ, thay vào đó, những hạt giống thiện, trí tuệ, thanh tịnh ngày càng được nảy mầm. Khi tâm thức, trong sự tỉnh giác của Chánh niệm và Chánh định, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Chánh tinh tấn, với việc thực hành thường xuyên của Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng thì vô hình chung dẫn đến một kết quả, sự thấy biết tự nhiên sẽ đúng đắn, tư duy ngày một rõ ràng. Như vậy, Bát Chánh đạo với Tám nhánh cơ bản nêu trên, vừa là nhân vừa là quả, hỗ tương cho nhau vì một mục tiêu giải thoát và giác ngộ. Tóm lại, giáo lý Trung đạo - Bát Chánh đạo được Đức Phật nói trong kinh Chuyển Pháp Luân, vừa là cơ sở nhằm phê phán hai thái cực đang chi phối xã hội Ấn Độ đương thời, vừa xác lập một trong những nguyên lý căn bản nhất của Phật giáo, tôn giáo đã ảnh hưởng không chỉ Ấn Độ mà nay đã lan rộng ra cả thế giới. Giáo lý Tứ diệu đế Mở đầu bài kinh bằng việc khuyên người xuất gia từ bỏ hai thái cực cực đoan, xác lập con đường Trung đạo, Đức Phật nói tiếp về Tứ diệu đế như là bài pháp cơ bản nhất trong toàn bộ giáo lý của Đức Phật và cũng là mục tiêu duy nhất của Phật giáo khi hiện hữu tại thế gian này. Tứ diệu đế (bốn chân lý vi diệu) gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Phạn ngữ Sacca, là chân lý, cái gì thực sự có. Danh từ Bắc Phạn (Sanskrit) tương đương là Satya, một sự kiện không còn tranh luận nữa. Danh từ Pali gọi những chân lý này là Ariya Saccani (những chân lý Thánh thiện, hay Thánh đế), vì đây là những chân lý do Đức Phật tìm ra, là bậc Thánh nhân (Ariya) vĩ đại nhất, hoàn toàn trong sạch và đã thanh lọc trọn vẹn mọi nhiễm ô. (1) "Đây là Khổ Thánh đế" Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (2) "Khổ Thánh đế này phải được nhận thức (parinneya)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (3) "Khổ Thánh đế này đã được nhận thức (parinnata)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. Thánh đế đầu tiên (Khổ đế) đề cập đến Dukkha - một Phạn ngữ được hiểu là đau khổ hay khó chịu đựng. Đứng về phương diện cảm giác, "du" là khó, "kha" là chịu đựng, "dukkha" là cái gì làm cho khó chịu đựng. Hiểu như một chân lý, "Du" là cái gì đáng khinh miệt, không đáng bám níu. "Kha" là hư vô, rỗng không. Thế gian nằm trong biển khổ và như vậy là đáng khinh miệt, ghê tởm, không đáng cho ta bám níu. Thế gian là một ảo ảnh, không có gì là thực tế, do đó thế gian là hư vô, rỗng không. Vậy, Dukkha là hư vô, không đáng cho ta bám níu. Đối với người đạt đạo, đời sống là đau khổ. Sống tức là chịu đựng đau khổ. Mọi cảm giác hay những cái đạt được ở thế gian này không chắc thật nên cái được gọi là sung sướng hay hạnh phúc chỉ là tạm bợ, nhất thời, không vững bền… Cuối cùng, mọi người cũng chỉ thất vọng và đau khổ với cuộc sống của chính mình. "Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại, chấp thân ngũ uẩn là khổ". Trong tất cả những nỗi khổ mà con người phải chịu đựng, cái thường thấy nhất chính là sinh (jati), lão (jara), bệnh (vyadhi) và cuối cùng là chết (marana). Bốn nỗi khổ trên thường trực đe dọa cuộc sống con người và không ai có thể tránh khỏi. Bên cạnh bốn nỗi khổ trên, những nỗi khổ thuộc về cảm giác như mong ước mà không thành tựu, yêu thương mà không được gặp gỡ hay gặp gỡ người mà mình ghét bỏ đều đem lại cho mọi người những nỗi khổ niềm đau. Tựu trung lại, có thân này tức là có khổ và không ai thoát khỏi khổ đau khi chấp nhận sống ở trên thế gian này. Trong bản kinh, Đức Phật cho rằng Khổ đế là một sự thực, đòi hỏi phải được nhận thức như là một sự thực tồn tại và hiện hữu trong đời sống, đòi hỏi phải được quan sát, phân tích và sự phân tích và quan sát nỗi khổ niềm đau này sẽ dẫn đến tri kiến thích đáng thực tướng của chính ta. (1) "Đây là Khổ tập Thánh đế." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (2) "Khổ tập Thánh đế này phải được tận diệt (pahatabba)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (3) "Khổ tập này đã được tận diệt (pahinam)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. Diệu đế thứ hai được Đức Phật xác định là Tập đế - Nguyên nhân gây ra nỗi khổ niềm đau. Trong bản kinh, nguyên nhân của đau khổ là ái dục, hay luyến ái (tanha): "Hỡi này các Tỳ kheo, đây là chân lý thâm diệu về nguồn gốc của đau khổ (dukkha-samudaya-ariyasacca, Khổ tập thánh đế). Chính ái dục là nguyên nhân đưa đến sự tái sanh (ponobhavika). Ái, hợp với tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia (đời sống). Chính là ái, đeo níu theo nhục dục ngũ trần (kamatanha), ái đeo níu theo sự sinh tồn (bhavatanha, sanh ái, luyến ái với ý tưởng cho rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu), và ái, đeo níu theo sự không sinh tồn (vibhavatanha, vô sanh ái, luyến ái với ý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô). Kinh Pháp Cú ghi: "Do ái dục sanh phiền muộn. Do ái dục sanh lo sợ. Người đã hoàn toàn chấm dứt ái dục không còn phiền muộn, càng ít lo sợ" (câu 216). Đức Phật dạy rằng, ái dục dẫn đến sanh-tử, tử-sanh, triền miên, mãi mãi. Như vậy, chính trong Tập đế, Đức Phật đã gián tiếp đề cập đến đời sống quá khứ, hiện tại và vị lai. Có ba loại ái dục: Đầu tiên, hình thức ái dục thô kệch nhất là luyến ái theo nhục dục ngũ trần (kamatanha). Thứ nhì là luyến ái đời sống (bhavatanha), và thứ ba là luyến ái theo trạng thái vô sanh (vibhavatanha). Theo các bản chú giải thì hai loại ái dục sau là luyến ái những khoái lạc vật chất có liên quan đến niềm tin rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu (sassataditthi, thường kiến) và luyến ái có liên quan đến sự tin tưởng rằng sau kiếp sống này là hư vô, không còn gì hết (ucchedaditthi, đoạn kiến). Bhavatanha cũng có nghĩa là luyến ái trong Sắc giới và Vibhavatanha là luyến ái trong Vô sắc giới, vì Aruparaga (ham muốn đeo níu theo Vô sắc giới) cũng được xem là hai ‘thằng thúc’ (samyojana, dây trói buộc, cột chúng sanh vào vòng luân hồi). Ái dục là một năng lực tinh thần vô cùng hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm trong mỗi người và là nguyên nhân chính của phần lớn các điều bất hạnh trong đời. Chính ái dục, thô kệch hay vi tế, làm cho ta bám víu vào đời sống và do đó, dẫn dắt ta mãi mãi phiêu bạt trong vòng luân hồi. Một người bình thường chỉ biết thọ hưởng dục lạc, và cho đó là cao thượng, là hạnh phúc duy nhất. Trong sự thỏa mãn nhục dục, chắc chắn có hạnh phúc nhất thời khi mong chờ, khi thọ hưởng, và khi hồi nhớ các thú vui ấy. Nhưng nó chỉ là tạm bợ và huyễn ảo. Theo Đức Phật, không luyến ái (viragata), hay vươn mình vượt qua khỏi những khoái lạc vật chất là hạnh phúc cao thượng hơn. Hạnh phúc thật sự nằm bên trong chúng ta, và không thể đạt được thông qua tài sản, sự nghiệp, quyền lực, danh vọng, hay chinh phục, xâm lăng. Nếu hạnh phúc đạt được thông qua những thứ vừa kể trên thì nó chỉ là tạm bợ, mau chóng biến mất và thay vào đó là tâm thức bám víu, khổ đau và cuối cùng lại trở thành nguyên nhân dẫn chúng ta đến sinh tử luân hồi. (1) "Đây là Khổ diệt Thánh đế." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (2) "Khổ diệt Thánh đế này phải được chứng ngộ (sacchikatabba)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (3) "Khổ diệt Thánh đế này đã được chứng ngộ (sacchikatam)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. Chân lý thứ ba là Diệt thánh đế - trạng thái sau khi ly tham, sân, si và những ái dục ràng buộc tâm thức. "Đây là chân lý thâm diệu về sự diệt khổ (dukkha-nirodha-ariyasacca, khổ diệt Thánh đế). Đó là, xa lánh trọn vẹn và tận diệt chính tâm ái dục ấy. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục". Theo đó, những hình thức thô kệch nhất đến vi tế nhất của ái dục suy giảm được phần nào thì đắc quả phần đó. Những hình thức thô kệch được suy giảm thì đắc quả Tư đà hàm (Nhất lai), tầng nhì trong các tầng thánh, và chỉ được diệt trừ khi đắc quả A na hàm (Bất lai), tầng thánh thứ ba. Những hình thức ái dục tế nhị được tận diệt trọn vẹn khi đắc quả A la hán. (1) "Đây là Khổ diệt đạo Thánh đế" Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (2) "Khổ diệt đạo Thánh đế này phải được phát triển (bhavetabbam)." Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. (3) "Khổ diệt đạo Thánh đế này đã được phát triển (bhavitam). Như vậy, hỡi các Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, nhãn quan, tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng, phát sanh đến Như Lai. Chân lý thứ tư, Đạo đế, con đường để diệt tận khổ đau và thành tựu Diệt đế. Trong bản kinh, Đức Phật ghi nhận rằng, để diệt tận khổ đau, người xuất gia phải thực hành Bát Chánh đạo, hay Trung đạo, con đường Tám nhánh: "Hỡi này các Tỳ kheo, đây là chân lý thâm diệu về con đường dẫn đến sự diệt khổ (dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca, Khổ diệt đạo Thánh đế). Đó là Bát Chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định". Bát Chánh đạo trở thành phương tiện thực hiện việc chuyển hóa khổ đau, thành tựu đạo quả. Như vậy, Bát Chánh đạo, bên cạnh việc phê phán hai con đường thái quá sai lầm của các chủ thuyết khác, còn được Đức Phật xác nhận là con đường đưa đến an lạc và giải thoát tối hậu. Sau khi đã giảng giải Tứ diệu đế một cách tỉ mỉ và rành mạch, Đức Phật kết luận bài pháp với những lời mạnh mẽ sau đây: "Hỡi này các Tỳ kheo, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về Tứ đế dưới ba sắc thái và mười hai phương thức [1], chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttara sammasambodhi). Khi tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về Tứ đế trở nên hoàn toàn sáng tỏ, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Và lúc ấy phát sanh tri kiến và tuệ giác: Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn đời sống nào khác nữa." Khi thời pháp chấm dứt, Kondanna (Kiều Trần Như), vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt giáo pháp và đắc quả Tu đà hoàn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Ngài chứng ngộ rằng cái gì đã có sinh ra tức phải hoại diệt - Yam kinci samudayadhammam sabbam tam nirodha-dhammam. Kết luận Kinh Chuyển Pháp Luân là bộ kinh đầu tiên Đức Phật nói ngay sau khi Chứng quả Vô thượng Bồ đề. Nội dung bài kinh chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo (cả Nam truyền lẫn Bắc truyền). Từ nội dung bài kinh trên, có thể rút ra một vài nguyên tắc khi tìm hiểu Phật giáo nói chung và bản kinh này nói riêng: 1. Phật giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân và tránh xa những hệ thống hay những chủ thuyết đang có thế lực lớn thời bấy giờ. Nguyên tắc này đòi hỏi để hiểu Phật giáo, phải căn cứ trên kinh nghiệm bản thân chứ không thuần túy ở lý thuyết. Nói cách khác, Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thực hành, thay vì chú trọng đến tín ngưỡng và giáo điều. Tin tưởng suông vào giáo điều không thể dẫn đến giải thoát. 2. Phật giáo là một con đường đưa đến diệt tận đau khổ chứ không phải là một tôn giáo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng hay tạo một thế giới "ảo tưởng" theo nghĩa là "đền bù hư ảo". 3. Không có thần linh trong việc tạo ra nỗi khổ cho con người mà chỉ do chính con người tạo dựng ra nỗi khổ cho bản thân mình. Do vậy, không có nghi thức cúng tế thần linh để con người phải rụt rè, van vái hay sợ sệt. 4. Giới (sila), Định (samadhi), Tuệ (panna) là chánh yếu để thành tựu mục tiêu, Niết bàn được biểu hiện cụ thể thông qua con đường Trung đạo hay Bát Chánh đạo. 5. Nền tảng của Phật giáo là Bốn Chân lý (Tứ diệu đế) có thể kiểm chứng bằng kinh nghiệm. Bốn Chân lý ấy do chính Đức Phật khám phá ra thông qua sự tỉnh giác và suy tư của chính Ngài chứ không từ bất kỳ lời dạy của ai. 6. Khổ đế, chân lý đầu tiên, đề cập đến những thành phần cấu tạo bản ngã, và những giai đoạn khác nhau trong đời sống. Chính các thành phần này đưa đến trạng thái khổ đau của con người. Thấu triệt chân lý thứ nhất (Khổ đế) một cách hợp lý đưa đến tận diệt nguyên nhân của khổ. 7. Chân lý thứ hai (Tập đế) có liên quan đến một năng lực luôn luôn ngủ ngầm bên trong mỗi người, đó là ái dục. Ái dục là nguyên nhân đưa đến tất cả những điều bất hạnh trong đời sống. Chính Tập đế cũng đề cập một cách gián tiếp đến những kiếp sống quá khứ, hiện tại và tương lai, thông qua đó, chuỗi dài sinh tử của kiếp người và những hệ luận nghiệp báo, tái sinh cũng được đề cập. 8. Hai chân lý đầu tiên là tại thế, thuộc về thế gian (lokiya). Chân lý thứ ba, chấm dứt đau khổ, mặc dầu tùy thuộc nơi ta, là siêu thế (lokuttara) và vượt hẳn ra ngoài phạm vi luân lý. Diệt đế là một pháp (dhamma) phải được thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần (sacchikatabba). Đây không phải là trường hợp từ khước thế gian bên ngoài mà là dứt bỏ mọi luyến ái ở bên trong đối với thế gian bên ngoài. Do vậy, Niết bàn không phải được tạo nên (uppadetabba) mà phải được đạt đến (pattaba). Niết Bàn có thể được thành tựu ngay trong kiếp sống hiện tại này. Như vậy, có thể hiểu rằng mặc dầu tái sanh là giáo lý chánh yếu trong Phật giáo, mục tiêu cứu cánh của Phật giáo là chấm dứt tái sanh - không tùy thuộc ở tương lai, vì có thể thành tựu trong kiếp sống hiện tiền. 9. Để tận diệt một năng lực hùng mạnh (ái dục) cần phải vận dụng và phát triển Tám yếu tố công hiệu (Bát Chánh đạo). Tám năng lực tinh thần hùng mạnh và có tánh cách thiện, phải được tập trung để đánh đổ một năng lực bất thiện dai dẳng ngủ ngầm bên trong ta. 10. Tuyệt đối tinh khiết, hoàn toàn thoát ra khỏi mọi tiến trình sanh tử triền miên, một cái tâm không còn vướng chút ô nhiễm, trạng thái bất diệt (amata), là những phước lành đi kèm theo cuộc chiến thắng vĩ đại này. Trí Không TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Đại tạng kinh Việt Nam, HT.Thích Minh Châu dịch, VCNPHVN, 1995. 2- HT. Narada, Đức Phật và Phật pháp, Phạm Kim Khánh dịch, VNCPHVN, 1998. 3- Kinh Pháp Cú, Phạm Kim Khánh dịch, 1971. 4- Maha Thongkham và Huỳnh Văn Niệm soạn dịch: Chuyển Pháp Luân và Tứ Diệu Ðế, năm 1995, Sài Gòn. 5- PTS. Doãn Chính, Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại, NXB. Thanh Niên, HN, 1999. 6- PTS. Doãn Chính: Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB. Thanh Niên, HN, 1999. 7- Thích Mãn Giác, Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ, NXB. TP.HCM, 2002. 8- Thích Quảng Liên: Sử cương triết học Ấn Độ, NXB. Bồ Đề, Sài Gòn, 1965. 9- Thích Thanh Kiểm: Lược sử Phật giáo Ấn Độ, THPG TP. HCM, 1989. 10- Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, Trung tâm Thông tin ĐH Sư phạm TP.HCM, 1989.
|
|