Post by TCTV on Feb 28, 2010 23:42:30 GMT -5
Bộ Tripitaka ở chùa Haiensa xứ Đại Hàn
Võ Quang Yến
Sách du lịch thường khuyên đi ngang Huế, nếu có ít thì giờ, ít nhất phải viếng chùa Thiên Mụ. Sách du lịch cũng bảo ghé Đại Hàn, nếu chỉ có thì giờ đi xem một chùa thì nên viếng chùa Haiensa, vì chùa nầy không phải đẹp nhất, mà nhờ có bộ Tripitaka nổi tiếng. Có dịp đến đây vào cuối thu, chỉ nhẹ bước trên đường dẫn lên các thiền viện, trong ánh nắng chiếu qua các ngọn lá xanh, nâu, vàng, đỏ những cấy thích, bạch quả, là đã thấy lòng lân lân, sẵn sàng tiến vào cỏi Tiên Phật. Rồi khi khách đứng trước những ngôi nhà kiến trúc độc đáo, trang trí hài hòa là quên mọi bận bịu, buồn phiến của cuộc đời trần giới. Thật ra chùa đẹp không hiếm ở Đại Hàn. Gần kinh đô Seoul, có Pongunsa với bốn vị Thiên Vương ở ngay cửa ngoài, cạnh đó có Popchu với tượng đức Phật lớn nhất nước (27m) đội một cái mũ vuông bằng đá hoa cương, trên bờ Hoàng Hải có Naksansa được nhà sư Uisang dựng lên từ thế kỷ 7 sau khi đức Quan Âm hiện lên chỉ chỗ, quanh hải cảng Pusan có Tongdosa, một trong những ngôi chùa lớn nhất nước, dựa vào dãy Chiri còn hoang vu có Hwaomsa, ngôi chùa đẹp nhất vùng tây nam, vùng đồi Andong có Pisoka, ngôi chùa xưa nhất xứ... để chỉ kể một vài danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi đi quanh xứ Ban mai trong sáng mà thường người Âu gọi là xứ Ban mai trầm lặng. Chùa nào cũng có vài ba bảo vật, ít nhiều quý báu, nhưng nói đến bộ Tripitaka thì không đâu sánh được với Haiensa.
Tripitaka là một Phạn tự, tri nghĩa là ba, pitaka theo nghĩa đen là một cái giỏ hay một cái hộp tượng trưng một tập chính văn. Ba tập nầy, ta gọi Tam Tạng, là ba loại văn bản hợp thành giáo điều Phật giáo : Sutra, Kinh tạng, gồm những bài thuyết pháp của đức Phật Thích Ca, là sách trình bày những bài giảng về học thuyết ; Vinaya, Luật tạng, gồm những giới luật do đức Phật chế định, là những quy tắc kỷ luật làm khuôn phép cho sinh hoạt các tăng sĩ ; và Abhidharma, Luận tạng, những bình chú về các Sutra và Vinaya kia, bao gồm những bài viết, sách Phật để trình bày giáo lý. Sau khi đức Phật viện tịch, hội nghị đầu tiên để sưu tập những lời giảng dạy của Ngài nhóm 500 vị La Hán trong một cái động ở miền nam thị xã Rajagriha vùng Magadha bên Ấn Độ, dưới sự giám sát của Maha Kashyapa (Ma ha Ca Diếp) , một trong những đồ đệ chính và lớn tuổi của Ngài, được xem là người hoàn hảo nhất trong cuộc thực hành khổ hạnh. Tục truyền trong buổi nhóm lịch sử ấy, Ananda (A Nan Đà), người bà con và cũng là đồ dệ gần nhất đã đi theo Ngài nhiều năm, đọc thuộc lòng những Sutra, còn Upali (U Bá Lị), đồ đệ đã áp dụng triệt để những lời dạy của Ngài, thì đọc những Vinaya. Phần Abhidharma được thêm vào sau, khi các tông phái Đại thừa phổ biến những bình chú, các nhà Phật học viết sách giới thiệu, trình bày giáo lý có hệ thống.
Phật giáo xâm nhập Hàn Quốc cuối thế kỷ 4 vào thời đại Tam Quốc. Những tăng sĩ Trung Quốc đầu tiên đến vương quốc Koguryo, dần dần lấn qua vương quốc Paekche, và hai thế kỷ sau Phật giáo mới phát triển mạnh mẽ ở vương quốc Sila. Cuối thế kỷ 8, vương quốc nầy yếu dần, nhiều sứ quân nổi dậy khắp nơi. Khi biên thùy bị vương quốc Paekche hăm dọa, vua Kyong mời một người có tiếng nhiều tài năng, Wang Kon, vào triều cứu giúp và sau đó, để tránh đổ máu, nhường ngôi luôn cho ông ta. Wang Kon thành công thống nhất xứ sở, đặt tên nước Koryo, tức là Koguryo rút ngắn lại, cho dời kinh đô từ Kyonju về Kaesong, lập nên một triều đại dài hơn 400 năm (918-1392). Tuy xuất thân từ một gia đình nhà buôn, ông biết mời giữ quý tộc cũ, tổ chức xã hội theo thứ bậc, sao phỏng thiết chế các triều đại đời Đường, Tống bên Trung Quốc. Tuy nhiên, Khổng giáo không lấn áp được Phật giáo : các vua mời nhiều tăng sĩ Phật giáo tham dự chính quyền và họ đã đóng một vai trò quan trọng trong mọi quốc sự lớn, nhỏ đến nỗi nhiều người không bằng lòng và chuyện nầy có ảnh hưởng rất nhiều trong tương lai của triều đại. Dù sao, lúc bấy giờ Phật giáo phát triển mạnh mẽ và trở nên quốc giáo. Chưa bao giờ chùa chiền được xây dựng nhiều như lúc nầy. Chính phủ lại khuyến khích việc giảng dạy Phật giáo nên nhiều chùa chăm lo chuyện ấn loát văn bản học thuyết. Với những đồ sứ màu lục nhạt celadon, bộ Tripikata là bằng chứng bất hủ của gia tài thời đại Koryo.
Những năm đầu thế kỷ 9, hai tu sĩ Hàn Quốc đi du học hên Trung Quốc về, cất một cái nhà tu nhỏ cạnh một ngọn suối, lấy thanh tịnh làm gốc, thực hiện phép thiền seon nơi yên lặng núi đồi. Thanh danh của họ lan tràn khắp nơi nên khi bà hoàng hậu bị đau yếu thì nhà vua Shila mời hai vị nầy lại cứu chữa. Thành công mỹ mãn nhờ kiến thức rộng lớn về thuốc men, họ được vua biết ơn, bỏ tiền cho xây một ngôi chùa lớn thay thế nhà tu nhỏ trước kia. Sau nầy nhà vua tiếp tục cung cấp vật liệu, tài chánh và cũng thường hay đi lại không những để nghỉ ngơi mà còn để đàm đạo với hai nhà chân tu. Chùa Haiensa nhờ vậy trở nên một trong những ngôi chùa lớn nhất với Tongdosa và Songkwangsa, gồm khoảng 30 ngôi nhà, đạt đến 300 tăng sĩ. Tọa lạc trên sườn núi cây rừng trong dãy Kaya, chùa Haiensa thuộc tông phái Avatamshaka mà giáo điều hướng về mục tiêu chứng minh thế giới hiện tượng chỉ là một ảo tưởng không có gì vững bền, một phản ảnh trên nuớc. Đường lên chùa dẫn khách qua một tam quan, đi ngang trước miếu thờ đức Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) trước khi đạt đến sân thứ nhất, rộng lớn với nhiều nhà dịch vụ. Một trong những nhà nầy đặt biệt có đặt ở giữa một cái trống lớn và treo xung quanh một cái mõ gỗ hình cá, một cái khánh hình đám mây và một cái chuông đồng : người ta đánh trống kêu gọi tín đồ thập phương trên bộ, đánh khánh để mời sinh vật trên trời, đánh mõ để rước sinh vật dưới nước và đánh chuông để thỉnh thần linh ở thế giới bên kia. Mỗi ngày các tu sĩ hành lễ ba lần : sáng tinh sương khi mặt trời chưa mọc, giữa trưa trước ngọ và chiều vào lúc chạn vạn, mặt trời vừa lặn.
Một cái thang dưới điện Kugwangsu đưa khách lên sân thứ hai, trước một viện bảo tàng nhỏ. Trước cửa, một hình tượng gỗ sơn màu hình dung vị sáng lập giáo phái Hwaom đã được thiên cảm ngay ở Haiensa. Trội hẳn sân thứ ba là chính điện Taejokkwangjon (1818) thờ phụng Vairochana, tức là đức Thật thần khải, nguồn gốc của mọi Chân lý. Phật giáo ở đây còn được thể hiện qua bức chân dung đức Thích Ca Mâu Ni vẻ bên trái bàn thờ và một miếu thờ 16 vị La Hán ở cuối sân, nhưng các Ngài không phải là những vị độc nhất được sùng bái. Trong sân còn có miếu thờ Knutsigarbha tức Chijang (Địa Tạng), chủ tọa tòa án gồm có 10 vị Diêm Vương và những thánh rất xa lạ với Phật giáo như thần núi sa man Shanshin ngồi với cọp, ẩn sĩ Lão giáo Toksong giữa rừng thông, thác, hươu, sếu, Chilsong tức Long Vương ở biển cả. Sau chính điện, một cái thang dẫn khách lên sân cao nhất là nơi có hai dãy nhà song song làm thành thư viện chứa đựng bộ Tripitaka. Được xây dựng năm 1488, hai ngôi nhà nầy may mắn còn tồn tại sau các vụ hỏa hoạn, lớn nhất là vào năm 1817 đã đốt cháy rất nhiều.
Vào thế kỷ 10, các tăng sĩ Trung Quốc đã từng in toàn bộ những văn bản của tông phái Đại thừa nhưng rủi thay những bản khắc gỗ bị tản mác hay phá hủy. Qua thế kỷ 13, một bộ 5048 tập được khắc lại theo bản gốc Trung Quốc trước đây hầu mong đức Phật phù hộ đất nước Koryo bị những bộ lạc phương bắc quấy nhiễu nhưng bộ nầy lại bị quân Mông Cổ hủy diệt toàn toàn. Vào lúc ấy, triều đình phải chạy về trốn ở Kanghwa. Vua Kojong truyền lệnh phải khắc lại một bản khác. Công trình thật vĩ đại vì phải chạm những văn bản chứa đựng trong 1340 cuốn sách lúc ngành ấn loát chưa biết chữ rời, chỉ có thể in từ bản khắc gỗ. Gỗ mua từ Trung Quốc đem về cần phải xử lý rất công phu và lâu năm : ngâm 3 năm trong nước mặn, 3 năm trong nước ngọt, chôn 3 năm dưới đất rồi sau cùng cho phơi ra khí trời 3 năm nữa. Sau đấy khắc chạm trên hai mặt gỗ (23 x 67 cm), mỗi mặt 22 dòng, mỗi dòng 14 chữ. Năm 1251, công tác hoàn thành sau 16 năm công lao cần mẫn, thực hiện được 81.258 bản ! Cũng nên biết là chùa còn tích trữ 1835 bản gỗ cùng thời đại Koryo nhưng không thuộc bộ Tripitaka.
Lúc đầu, cả bộ Tripikata được giao cho chùa Chondungsa ở Kanghwa là chùa lớn nhất của đảo chăm giữ. Đến năm 1398, thấy quân giặc từ Nhật Bản lại hoành hành, cướp phá, vua Songjong truyền lệnh chở bộ Tripokata rời đảo, chuyển đến chùa Haiensa ở trong miền núi, hồi ấy được xem như là một tu viện kiên cố, khó tấn công. Để tránh không khí ẩm ướt phá hư, những tu sĩ phải đặt các bản gỗ trên những kệ thoáng khí như những pho sách, bên cạnh có những của sổ ở vách, tường phải tính toán làm sao cho không khí di động vừa phải để luôn giữ lột độ ẩm không thay đổi. Kết quả là cho đến ngày nay các bảng gỗ không hề nứt nẻ hay bị vênh váo và luôn còn dùng được. Tuy nhiên, mọi công việc đều phải được thực hiện bằng tay, rất mất thì giờ nên các tu sĩ phải hạn chế cuộc sản xuất ấn loát. Lần cuối cùng năm 1967, để in 13 tập, chùa đã phải vận dụng 100 nhân công trong luôn 6 năm !
Bộ Tripikata thật có một không hai. Đứng trước một công trình đồ sộ như vậy, khách chỉ biết khâm phục và cảm kích. Chùa Haiensa nhờ đó cũng được thơm lây và hàng ngày khách thập phương đến viếng đông vô kể. Trong số 13 nhà tu khổ hạnh thuộc chùa Haiensa, có tiếng nhất là Hongjean vì đây là nơi đã sống và chết vị tu sĩ - chiến sĩ nổi danh thời kháng chiến Imjin chống Nhật. Thông thái, thành thạo võ thuật, ông được giao nhiệm vụ đánh quân ngoại xâm với 5000 tu sĩ và thành công đàm phán đem về 3000 chiến binh bị giữ làm con tin. Một hình tượng ông được cất lên trước cửa Viện Đại học Phật giáo Dongguk ở Seoul. Tuy nhiên đi quanh một vòng Đại Hàn, khách còn mục kích được những cảnh tượng hay chia sẻ những giây phút ở thiền viện cũng sống động không kém gì. Vẫn biết người Hàn Quốc sùng bái Vaicochana nhưng hình tượng lạ lùng trong mắt du khách Việt Nam là đức Phật Vị Lai Maitreya mà dân bản xứ gọi là Myruk, không có chút gì giống với đức Di Lặc của ta. Ở Paju, cạnh kinh đô Seoul, ở Taejosa, Kwanchoksa, cạnh cố đô Pujo, cũng như ở Namsan trong thung lũng Kyonju,... khách không sao tránh được kinh ngạc thán phục trước bức tượng những ông phỗng cao từ 7 đến 18 m, với một cái mũ vuông hai tầng, sừng sững giữa sân bằng hay trên đồi cao, trong tựa như người không lồ trong chuyện cổ tích.
Nếu những hình tượng nầy gây cảm giác sợ hải hay kính phục, kích thích tôi nhất là hôm ở Pulguksa, ngôi chùa của xứ Phật, công trình của kiến trúc sư có tiếng Kim Taesong (thế kỷ 8), trong một buổi lễ lớn, một vị sư cơ thể nở nang, tay nắm xập xỏa, uyển chuyển nhưng hùng mạnh múa nhảy biểu lộ nổi hân hoan của đức Phật khi tìm ra Chân lý. Chắc Phật giáo Mật tông đã có ảnh hưởng nhiều lên tông giáo nầy. Nhưng làm tôi xúc cảm nhiều nhất là hôm ở Songwangsa, ngôi chùa đặc biệt đón nhận tăng ni tứ xứ, vào lúc 6 giờ chiều, các vị sư trẻ xếp hàng lần lượt ra tay múa nhảy đánh trống kêu gọi tu sĩ nhập thiền. Từ khắp các nẻo chùa, các thầy lặng lẽ nối đuôi nhau đi vào thiền đường, không một lời nói, không một tiếng động. Tiếng trống vừa dứt thì mặt trời cũng vừa lặn, không còn một nhà sư nào ở ngoài sân, chính điện cũng vừa lên đèn sáng trưng như hòn ngọc bích nổi lên trong đêm tối. Bầu không khí trở nên nghiêm trang, thanh thản và tuy đứng ngoài, không nhập cuộc, tôi không khỏi rùng mình, tưởng mình như ở trên đường bước vào một thế giới tâm thần khác. Tôi còn muốn lưu lại ít lâu nữa để hưởng cho tận cùng giây phút thần tiên nhưng người ta mời ra khỏi chùa để khỏi quấy rầy sự yên tĩnh của các nhà sư.
Đi viếng đất Phật, được sống những giờ phút sâu đậm như thế, được chiêm ngưỡng những bảo vật như bộ Tripikata ở chùa Haiensa, thật không có gì để lại trong lòng khách nhiều ấn tượng tốt đẹp, nhiều kỷ niệm rung cảm bằng. Tôi cảm thấy có đuợc rất nhiều may mắn.
1999-2007
Võ Quang Yến
Sách du lịch thường khuyên đi ngang Huế, nếu có ít thì giờ, ít nhất phải viếng chùa Thiên Mụ. Sách du lịch cũng bảo ghé Đại Hàn, nếu chỉ có thì giờ đi xem một chùa thì nên viếng chùa Haiensa, vì chùa nầy không phải đẹp nhất, mà nhờ có bộ Tripitaka nổi tiếng. Có dịp đến đây vào cuối thu, chỉ nhẹ bước trên đường dẫn lên các thiền viện, trong ánh nắng chiếu qua các ngọn lá xanh, nâu, vàng, đỏ những cấy thích, bạch quả, là đã thấy lòng lân lân, sẵn sàng tiến vào cỏi Tiên Phật. Rồi khi khách đứng trước những ngôi nhà kiến trúc độc đáo, trang trí hài hòa là quên mọi bận bịu, buồn phiến của cuộc đời trần giới. Thật ra chùa đẹp không hiếm ở Đại Hàn. Gần kinh đô Seoul, có Pongunsa với bốn vị Thiên Vương ở ngay cửa ngoài, cạnh đó có Popchu với tượng đức Phật lớn nhất nước (27m) đội một cái mũ vuông bằng đá hoa cương, trên bờ Hoàng Hải có Naksansa được nhà sư Uisang dựng lên từ thế kỷ 7 sau khi đức Quan Âm hiện lên chỉ chỗ, quanh hải cảng Pusan có Tongdosa, một trong những ngôi chùa lớn nhất nước, dựa vào dãy Chiri còn hoang vu có Hwaomsa, ngôi chùa đẹp nhất vùng tây nam, vùng đồi Andong có Pisoka, ngôi chùa xưa nhất xứ... để chỉ kể một vài danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi đi quanh xứ Ban mai trong sáng mà thường người Âu gọi là xứ Ban mai trầm lặng. Chùa nào cũng có vài ba bảo vật, ít nhiều quý báu, nhưng nói đến bộ Tripitaka thì không đâu sánh được với Haiensa.
Tripitaka là một Phạn tự, tri nghĩa là ba, pitaka theo nghĩa đen là một cái giỏ hay một cái hộp tượng trưng một tập chính văn. Ba tập nầy, ta gọi Tam Tạng, là ba loại văn bản hợp thành giáo điều Phật giáo : Sutra, Kinh tạng, gồm những bài thuyết pháp của đức Phật Thích Ca, là sách trình bày những bài giảng về học thuyết ; Vinaya, Luật tạng, gồm những giới luật do đức Phật chế định, là những quy tắc kỷ luật làm khuôn phép cho sinh hoạt các tăng sĩ ; và Abhidharma, Luận tạng, những bình chú về các Sutra và Vinaya kia, bao gồm những bài viết, sách Phật để trình bày giáo lý. Sau khi đức Phật viện tịch, hội nghị đầu tiên để sưu tập những lời giảng dạy của Ngài nhóm 500 vị La Hán trong một cái động ở miền nam thị xã Rajagriha vùng Magadha bên Ấn Độ, dưới sự giám sát của Maha Kashyapa (Ma ha Ca Diếp) , một trong những đồ đệ chính và lớn tuổi của Ngài, được xem là người hoàn hảo nhất trong cuộc thực hành khổ hạnh. Tục truyền trong buổi nhóm lịch sử ấy, Ananda (A Nan Đà), người bà con và cũng là đồ dệ gần nhất đã đi theo Ngài nhiều năm, đọc thuộc lòng những Sutra, còn Upali (U Bá Lị), đồ đệ đã áp dụng triệt để những lời dạy của Ngài, thì đọc những Vinaya. Phần Abhidharma được thêm vào sau, khi các tông phái Đại thừa phổ biến những bình chú, các nhà Phật học viết sách giới thiệu, trình bày giáo lý có hệ thống.
Phật giáo xâm nhập Hàn Quốc cuối thế kỷ 4 vào thời đại Tam Quốc. Những tăng sĩ Trung Quốc đầu tiên đến vương quốc Koguryo, dần dần lấn qua vương quốc Paekche, và hai thế kỷ sau Phật giáo mới phát triển mạnh mẽ ở vương quốc Sila. Cuối thế kỷ 8, vương quốc nầy yếu dần, nhiều sứ quân nổi dậy khắp nơi. Khi biên thùy bị vương quốc Paekche hăm dọa, vua Kyong mời một người có tiếng nhiều tài năng, Wang Kon, vào triều cứu giúp và sau đó, để tránh đổ máu, nhường ngôi luôn cho ông ta. Wang Kon thành công thống nhất xứ sở, đặt tên nước Koryo, tức là Koguryo rút ngắn lại, cho dời kinh đô từ Kyonju về Kaesong, lập nên một triều đại dài hơn 400 năm (918-1392). Tuy xuất thân từ một gia đình nhà buôn, ông biết mời giữ quý tộc cũ, tổ chức xã hội theo thứ bậc, sao phỏng thiết chế các triều đại đời Đường, Tống bên Trung Quốc. Tuy nhiên, Khổng giáo không lấn áp được Phật giáo : các vua mời nhiều tăng sĩ Phật giáo tham dự chính quyền và họ đã đóng một vai trò quan trọng trong mọi quốc sự lớn, nhỏ đến nỗi nhiều người không bằng lòng và chuyện nầy có ảnh hưởng rất nhiều trong tương lai của triều đại. Dù sao, lúc bấy giờ Phật giáo phát triển mạnh mẽ và trở nên quốc giáo. Chưa bao giờ chùa chiền được xây dựng nhiều như lúc nầy. Chính phủ lại khuyến khích việc giảng dạy Phật giáo nên nhiều chùa chăm lo chuyện ấn loát văn bản học thuyết. Với những đồ sứ màu lục nhạt celadon, bộ Tripikata là bằng chứng bất hủ của gia tài thời đại Koryo.
Những năm đầu thế kỷ 9, hai tu sĩ Hàn Quốc đi du học hên Trung Quốc về, cất một cái nhà tu nhỏ cạnh một ngọn suối, lấy thanh tịnh làm gốc, thực hiện phép thiền seon nơi yên lặng núi đồi. Thanh danh của họ lan tràn khắp nơi nên khi bà hoàng hậu bị đau yếu thì nhà vua Shila mời hai vị nầy lại cứu chữa. Thành công mỹ mãn nhờ kiến thức rộng lớn về thuốc men, họ được vua biết ơn, bỏ tiền cho xây một ngôi chùa lớn thay thế nhà tu nhỏ trước kia. Sau nầy nhà vua tiếp tục cung cấp vật liệu, tài chánh và cũng thường hay đi lại không những để nghỉ ngơi mà còn để đàm đạo với hai nhà chân tu. Chùa Haiensa nhờ vậy trở nên một trong những ngôi chùa lớn nhất với Tongdosa và Songkwangsa, gồm khoảng 30 ngôi nhà, đạt đến 300 tăng sĩ. Tọa lạc trên sườn núi cây rừng trong dãy Kaya, chùa Haiensa thuộc tông phái Avatamshaka mà giáo điều hướng về mục tiêu chứng minh thế giới hiện tượng chỉ là một ảo tưởng không có gì vững bền, một phản ảnh trên nuớc. Đường lên chùa dẫn khách qua một tam quan, đi ngang trước miếu thờ đức Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma) trước khi đạt đến sân thứ nhất, rộng lớn với nhiều nhà dịch vụ. Một trong những nhà nầy đặt biệt có đặt ở giữa một cái trống lớn và treo xung quanh một cái mõ gỗ hình cá, một cái khánh hình đám mây và một cái chuông đồng : người ta đánh trống kêu gọi tín đồ thập phương trên bộ, đánh khánh để mời sinh vật trên trời, đánh mõ để rước sinh vật dưới nước và đánh chuông để thỉnh thần linh ở thế giới bên kia. Mỗi ngày các tu sĩ hành lễ ba lần : sáng tinh sương khi mặt trời chưa mọc, giữa trưa trước ngọ và chiều vào lúc chạn vạn, mặt trời vừa lặn.
Một cái thang dưới điện Kugwangsu đưa khách lên sân thứ hai, trước một viện bảo tàng nhỏ. Trước cửa, một hình tượng gỗ sơn màu hình dung vị sáng lập giáo phái Hwaom đã được thiên cảm ngay ở Haiensa. Trội hẳn sân thứ ba là chính điện Taejokkwangjon (1818) thờ phụng Vairochana, tức là đức Thật thần khải, nguồn gốc của mọi Chân lý. Phật giáo ở đây còn được thể hiện qua bức chân dung đức Thích Ca Mâu Ni vẻ bên trái bàn thờ và một miếu thờ 16 vị La Hán ở cuối sân, nhưng các Ngài không phải là những vị độc nhất được sùng bái. Trong sân còn có miếu thờ Knutsigarbha tức Chijang (Địa Tạng), chủ tọa tòa án gồm có 10 vị Diêm Vương và những thánh rất xa lạ với Phật giáo như thần núi sa man Shanshin ngồi với cọp, ẩn sĩ Lão giáo Toksong giữa rừng thông, thác, hươu, sếu, Chilsong tức Long Vương ở biển cả. Sau chính điện, một cái thang dẫn khách lên sân cao nhất là nơi có hai dãy nhà song song làm thành thư viện chứa đựng bộ Tripitaka. Được xây dựng năm 1488, hai ngôi nhà nầy may mắn còn tồn tại sau các vụ hỏa hoạn, lớn nhất là vào năm 1817 đã đốt cháy rất nhiều.
Vào thế kỷ 10, các tăng sĩ Trung Quốc đã từng in toàn bộ những văn bản của tông phái Đại thừa nhưng rủi thay những bản khắc gỗ bị tản mác hay phá hủy. Qua thế kỷ 13, một bộ 5048 tập được khắc lại theo bản gốc Trung Quốc trước đây hầu mong đức Phật phù hộ đất nước Koryo bị những bộ lạc phương bắc quấy nhiễu nhưng bộ nầy lại bị quân Mông Cổ hủy diệt toàn toàn. Vào lúc ấy, triều đình phải chạy về trốn ở Kanghwa. Vua Kojong truyền lệnh phải khắc lại một bản khác. Công trình thật vĩ đại vì phải chạm những văn bản chứa đựng trong 1340 cuốn sách lúc ngành ấn loát chưa biết chữ rời, chỉ có thể in từ bản khắc gỗ. Gỗ mua từ Trung Quốc đem về cần phải xử lý rất công phu và lâu năm : ngâm 3 năm trong nước mặn, 3 năm trong nước ngọt, chôn 3 năm dưới đất rồi sau cùng cho phơi ra khí trời 3 năm nữa. Sau đấy khắc chạm trên hai mặt gỗ (23 x 67 cm), mỗi mặt 22 dòng, mỗi dòng 14 chữ. Năm 1251, công tác hoàn thành sau 16 năm công lao cần mẫn, thực hiện được 81.258 bản ! Cũng nên biết là chùa còn tích trữ 1835 bản gỗ cùng thời đại Koryo nhưng không thuộc bộ Tripitaka.
Lúc đầu, cả bộ Tripikata được giao cho chùa Chondungsa ở Kanghwa là chùa lớn nhất của đảo chăm giữ. Đến năm 1398, thấy quân giặc từ Nhật Bản lại hoành hành, cướp phá, vua Songjong truyền lệnh chở bộ Tripokata rời đảo, chuyển đến chùa Haiensa ở trong miền núi, hồi ấy được xem như là một tu viện kiên cố, khó tấn công. Để tránh không khí ẩm ướt phá hư, những tu sĩ phải đặt các bản gỗ trên những kệ thoáng khí như những pho sách, bên cạnh có những của sổ ở vách, tường phải tính toán làm sao cho không khí di động vừa phải để luôn giữ lột độ ẩm không thay đổi. Kết quả là cho đến ngày nay các bảng gỗ không hề nứt nẻ hay bị vênh váo và luôn còn dùng được. Tuy nhiên, mọi công việc đều phải được thực hiện bằng tay, rất mất thì giờ nên các tu sĩ phải hạn chế cuộc sản xuất ấn loát. Lần cuối cùng năm 1967, để in 13 tập, chùa đã phải vận dụng 100 nhân công trong luôn 6 năm !
Bộ Tripikata thật có một không hai. Đứng trước một công trình đồ sộ như vậy, khách chỉ biết khâm phục và cảm kích. Chùa Haiensa nhờ đó cũng được thơm lây và hàng ngày khách thập phương đến viếng đông vô kể. Trong số 13 nhà tu khổ hạnh thuộc chùa Haiensa, có tiếng nhất là Hongjean vì đây là nơi đã sống và chết vị tu sĩ - chiến sĩ nổi danh thời kháng chiến Imjin chống Nhật. Thông thái, thành thạo võ thuật, ông được giao nhiệm vụ đánh quân ngoại xâm với 5000 tu sĩ và thành công đàm phán đem về 3000 chiến binh bị giữ làm con tin. Một hình tượng ông được cất lên trước cửa Viện Đại học Phật giáo Dongguk ở Seoul. Tuy nhiên đi quanh một vòng Đại Hàn, khách còn mục kích được những cảnh tượng hay chia sẻ những giây phút ở thiền viện cũng sống động không kém gì. Vẫn biết người Hàn Quốc sùng bái Vaicochana nhưng hình tượng lạ lùng trong mắt du khách Việt Nam là đức Phật Vị Lai Maitreya mà dân bản xứ gọi là Myruk, không có chút gì giống với đức Di Lặc của ta. Ở Paju, cạnh kinh đô Seoul, ở Taejosa, Kwanchoksa, cạnh cố đô Pujo, cũng như ở Namsan trong thung lũng Kyonju,... khách không sao tránh được kinh ngạc thán phục trước bức tượng những ông phỗng cao từ 7 đến 18 m, với một cái mũ vuông hai tầng, sừng sững giữa sân bằng hay trên đồi cao, trong tựa như người không lồ trong chuyện cổ tích.
Nếu những hình tượng nầy gây cảm giác sợ hải hay kính phục, kích thích tôi nhất là hôm ở Pulguksa, ngôi chùa của xứ Phật, công trình của kiến trúc sư có tiếng Kim Taesong (thế kỷ 8), trong một buổi lễ lớn, một vị sư cơ thể nở nang, tay nắm xập xỏa, uyển chuyển nhưng hùng mạnh múa nhảy biểu lộ nổi hân hoan của đức Phật khi tìm ra Chân lý. Chắc Phật giáo Mật tông đã có ảnh hưởng nhiều lên tông giáo nầy. Nhưng làm tôi xúc cảm nhiều nhất là hôm ở Songwangsa, ngôi chùa đặc biệt đón nhận tăng ni tứ xứ, vào lúc 6 giờ chiều, các vị sư trẻ xếp hàng lần lượt ra tay múa nhảy đánh trống kêu gọi tu sĩ nhập thiền. Từ khắp các nẻo chùa, các thầy lặng lẽ nối đuôi nhau đi vào thiền đường, không một lời nói, không một tiếng động. Tiếng trống vừa dứt thì mặt trời cũng vừa lặn, không còn một nhà sư nào ở ngoài sân, chính điện cũng vừa lên đèn sáng trưng như hòn ngọc bích nổi lên trong đêm tối. Bầu không khí trở nên nghiêm trang, thanh thản và tuy đứng ngoài, không nhập cuộc, tôi không khỏi rùng mình, tưởng mình như ở trên đường bước vào một thế giới tâm thần khác. Tôi còn muốn lưu lại ít lâu nữa để hưởng cho tận cùng giây phút thần tiên nhưng người ta mời ra khỏi chùa để khỏi quấy rầy sự yên tĩnh của các nhà sư.
Đi viếng đất Phật, được sống những giờ phút sâu đậm như thế, được chiêm ngưỡng những bảo vật như bộ Tripikata ở chùa Haiensa, thật không có gì để lại trong lòng khách nhiều ấn tượng tốt đẹp, nhiều kỷ niệm rung cảm bằng. Tôi cảm thấy có đuợc rất nhiều may mắn.
1999-2007