Post by TCTV on Mar 1, 2010 0:00:39 GMT -5
Chùa Doi Su Thep ở Chiang Mai bên Thái Lan
Võ Quang Yến
Chiang Mai hay Chiengmai tức Hoa hồng miền Bắc, là thành phố thứ nhì lớn nhất Thái Lan, nằm cách kinh đô Bangkok (bang : làng, kok : trái cây) hay Ratanakosin tức (Vọng Cát) 800 km, trên bờ sông Ping, một nhánh của sông Chao Phraya, giữa những ngọn núi cao nhất nước: Doi Ithanon (2590m), Doi Phahum Pok (2285m), Doi Chiang Dao (2195m). Tuy không hào nhoáng bằng Bangkok, Chiang Mai chiếm một vị trí chiến lược gần trên con đường Tơ Lụa cũ, từ lâu là nơi gặp gỡ của nhiều khách lạ, làm thành một trọng điểm cho cuộc mở mang tiểu công nghệ như hàng lọng, nữ trang, chạm trổ.
Vua Mang Rai sáng lập Chiang Mai, có nghĩa thành mới, năm 1296, để thay thế Chiang Rai làm kinh đô cho nước Lan Na Thái. Tục truyền một hôm đi săn, đàn chó mãi chạy đuổi hai con hoẵng dẫn đường lại đây. Tin là điềm lành, vua đặt tên Xaiyaphum có nghĩa là nơi thắng trận, cho xây một lâu đài, trung tâm của thành quách hình chữ nhật mà ông sẽ cho mở mang sau nầy. Để phòng thủ, ông cho đào hào bao bọc xung quanh những bức tường kiên cố. Nều dấu tích hố hào còn đó, tường vách thì đổ nát nhiều. Những tường nầy đã được Phra san Luang xây lại năm 1662 trước cuộc tấn công của vua Narai Ayutthaya, nhưng nhờ pháo binh mạnh Narai đã thành công chiếm được thành. Vào lúc suy đồi, thành nầy thường bị hoặc quân Miến Điện hoặc quân Thái Ayutthaya chiếm đóng. Năm 1767, khi Ayutthaya thất thủ trước cuộc tấn công của quân Miến Điện, Chiang Mai bị bỏ rơi 15 năm (từ 1776 đến 1791) và Lampang trở thành kinh đô nước Lan Na Thái trong thời gian ấy. Nhưng từ năm 1774 vua Taksin đánh chiếm và Chiang Mai chính thức thuộc Xiêm La. Bắt đầu từ đây, Chiang Mai mở mang kinh tế, văn hóa và mau trở thành kinh đô thứ nhì ở miền bắc Xiêm La. Ở thành phố và xung quanh, một số chùa chiền chứng minh ảnh hưởng Phật giáo trong vùng. Chùa xưa nhất là Wat Chiang Man. Chính trong thời gian ở đây mà vua Chiang Meng Rai đốc suất cuộc xây dựng thành phố. Giữa chùa là một cái tháp chedi ( Sankscrit : caitya, Pali : cetya, có nghĩa sùng bái)cao 26m, dưới chân bao quanh một viền diềm hình tượng voi. Trong chùa có hai hình tượng rất được tôn thờ là tượng Phra Satang Man bằng pha lê và hình chạm nổi thấp Phra Sila bằng cẩm thạch hình dung đức Phật và A Năn Đà đang thuần hóa con voi dữ Naiagini. Theo truyền thống, thường hình tượng nầy được đem đi rước cuối mùa khô để cầu mưa. Ngôi chùa thứ hai, Wat Phra Singh, xây năm 1345 theo kiến trúc đặc biệt miền bắc Thái Lan, nằm ngay trong thành phố. Chùa chứa pho tượng Tích Lan đưa từ Lan Xang về. Hơn một nửa thế kỷ sau mới thấy xây Wat Chedi Luang, năm 1401. Đặc điểm của chùa nầy là tháp chedi nhưng vào giữa thế kỷ 16 chedi bị đổ vỡ trong một cuộc động đất. Cũng hơn một nửa thế kỷ nữa mới có Wat Ched Yot được vua Tiloka (1447-1487) xây năm 1455, là nơi đã đón nhận Hội đồng Phật giáo năm 1477 để duyệt lại những văn tự trong bộ Tam tạng. Sau khi chết, thi hài của ông được hỏa táng ở chùa và tro được đặt trong một tháp cạnh chùa. Wat Suan Dork, có nghĩa là vườn hoa, tọa lạc về phía tây thành phố là một ngôi chùa được vua Lan Na xây vào thế kỷ 14 cho một vị tu sĩ rất được tôn kính từ Sukhothai lại, làm nhà ẩn cư mùa đông. Đặc biệt của chùa nầy là một đại sảnh phong chức ubosot rất lớn, hoàn toàn mở rộng ra ngoài khác với thường lệ đóng kín. Chùa có rất nhiều tháp chedi chứa đựng tro hỏa táng của các bậc đế vương Chiang Mai. Chùa cũng là trụ sở tu viện đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya có tiếng ở Thái Lan. Cũng nên kể thêm chùa rừng Wat U Mong trong một hang động cạnh viện Đại học Chiang Mai. Trong chùa có một hình đức Phật ngồi nhịn ăn nên trên các thân cây quanh chùa treo đầy những câu tục ngữ Phật giáo bằng tiếng Anh hay tiếng Thái.
Ở Chiang Mai, chùa có tiếng nhất là Wat Phrathat Doi Suthep, thường được gọi tắt là chùa Doi Thep, tên ngọn núi trên ấy chùa được xây. Cách xa thành phố khoảng 15km, chùa tọa lạc trên một mảnh đồi cao thoáng, đứng trên nhìn xuống thành phố là cả một cảnh tượng hùng vĩ, bao la, cho nên chùa là một nơi rất linh thiêng cho người Thái. Không biết rõ chùa được xây từ lúc nào. Có thể bảo chùa được bắt đầu năm 1383 khi cái tháp chedi đầu tiên được dựng lên. Sau đầy dần dần những miếu điện được thêm vào và năm 1935, một con đường dẫn lên chùa được tu sĩ Srivicahi cổ vũ dân chúng bất chấp giai cấp cùng nhau đắp ra trong vòng bốn tháng. Tương truyền tu sĩ Sumana Thera ở Sukhothai nằm mơ được phái đi Pang Cha tiøm một thánh tích. Sumana Thera tìm ra ở Pang Cha một cái xương mà người đương thời tin là xương vai đức Phật. Thánh tích nầy rất linh thiêng, có khả năng thực hiện phép lạ mầu nhiệm như di động, phân đôi, biến mất hay tự nhuộm một màu đỏ nhạt. Sumana Thera dâng thánh tích lên vua Sukhothai là Dharmaraja. Trước mặt vua, thánh tích không thực hiện một phép lạ nào và nhà vua nghi hoặc không muốn giữ thánh tích làm gì. Vào lúc ấy, vua Nu Naone nước Lan Na nghe nói đến thánh tích bèn đến xin rước. Tu sĩ được phép vua Dharmaraja đem thánh tích về nơi ngày nay được gọi là Lamphun ở miền bắc Thái Lan. Về đến đây, cái xương tự động phân đôi ra hai : một cái mới tương đối nhỏ hơn cái cũ. Cái nhỏ được đem thờ ở Wat Suan Dork còn cái lớn thì được đặt trong một hương án trên lưng một con voi trắng và thả vào rừng, mặc cho tự do đi đâu cũng được. Voi hướng lên núi Doi Suthep, hồi ấy mang tên Doi Aoy Chang nghĩa là núi con voi bằng đường. Vua và bá quan im lặng theo sau một quảng xa để khỏi ảnh hưởng lên voi. Nó lên đến đỉnh núi, rống lên ba tiếng rồi ngã gục xuống chết. Vua Nu Naone tin là một báo ứng, cho đào một hố sâu hình chữ nhật tại chỗ ấy để chôn cái xương sắp trong một cái hộp bằng đá. Sau đấy, ông cho xây tháp chedi bao quanh có hành lang tu viện và một cầu thang khổng lồ. Bắt đầu từ đây, tháp trở nên nơi hành hương được ưa chọn của dân gian. Cứ xem lớp giấy vàng dày cộm dán lên thân tháp là hiểu được sự tôn trọng của những tín đồ lại đây cầu xin công đức, miễn tha tội lỗi và tiên đoán tương lai.
Từ Chiang Mai, khách đi xe hơi đến chân núi rồi có thể lấy tàu cáp hay leo 309 bậc thang để lên đến chùa. Những ngày lễ Phật, tín đồ chen nhau trên cầu thang để đạt đến một cây đa thiêng, dưới gốc có người bán hoa quả, đèn hương và những tờ giấy vàng. Muốn đạt đến cửa hành lang tháp, tín đồ phải đi ngang qua trước hai vị hộ pháp dữ tợn. Tín đồ bước lên vài bậc thang nữa là phải tháo giày ra, lại quỳ khấn trước tháp sau khi thắp hương đèn, đặt hoa quả lên bàn thờ. Những tờ giấy vàng, tín đồ có thể dán vào thân tháp, trên thân hình tuợng con thú đúng với tuổi mình hay trên các thân Phật đặt trong bốn bàn thờ chấn song ở bốn phương quanh tháp. Lễ xong, bây giờ tín đồ mới đi vào nhà khách viharn, bên trái cửà chính để chiêm ngưỡng bức tượng tuyệt đẹp đức Phật Phra Sri Suwanachdi tức là đức Phật tháp vàng. Ở đây, tín đồ cũng còn có thể khấn vái hay chuyện trò với vị tu sĩ đang rảy nước phép ban phúc lành cho khách hành hương. Đối xứng với viharn nầy là một nhà khách viharn khác, nhỏ hơn là nơi tín đồ có thể xin xăm, một tục quán rất thịnh hành ở Á Đông. Sau đó, tín đồ tự do thong dong quanh hành lang để ngắm những tranh tường tương đối mới kể lại đời sống đức Phật và nhất là hàng tượng Phật phong cách Sukhothai và Chieng San.
Trong số những tượng Phật đã đi ngang qua Chieng Mai, có lẽ tượng Phật ngọc lục bảo là được nói đến nhiều nhất. Chuyện bắt đầu với vua Keu Na (1367-1387). Theo truyền thuyết, ông là nguyên do tháp Chedi Luang. Một hôm, một anh lái buôn từ Miến điện về, nằm ngủ dưới gốc cây đa. Ông thần cây đa, tức Keu Na, hiện vào báo mộng bảo anh ta phải lại gặp người con là vua Saen Muang Man đòi xây cho ông ta một cái tháp cao bằng đường bay con cu gáy, có thể thấy từ xa, như vậy ông sẽ được lên Thế giới Thần tiên Devaloka. Rủi cho ông ta, Saen Muang Man và sau nầy đứa con nối ngôi cũng chết sớm trước khi tháp được xây. Phải đợi đến vua Tiloka mới có tháp xây cao 85m và sau nầy một tượng Phật ngọc lục bảo được đưa vào thờ ở đây. Sự tích tượng Phật nầy cũng ly kỳ. Tương truyền năm 1434 tháp chedi chùa Wat Phra Kaeo ở Chiang Rai bị trúc đổ và rơi ra ngoài một tượng Phật bằng chất giả đá hoa sơn vàng. Sau đấy, tượng lại bị nứt và lần nầy hiện ra một viên đá màu lục trong suốt nên người ta cho là ngọc lục bảo, thật ra là ngọc thạch, và đặt cho nó tên tượng Phra Kaeo Morakot. Vua Chiang Mai là Samfang Kaen muốn chiếm bức tượng, phái một đoàn voi đi thỉnh nhưng con voi mang tượng lầm đường hay cố ý không về Chiang Mai mà đi thẳng lên Lampang. Không muốn chống lại thiên mệnh, ông đành chịu để tượng ở Lampang. Tượng được thờ ở đây 34 năm. Năm 1468 vua Tiloka lại lấy đem về Chiang Mai, đặt trong tháp Chedi Luang. Năm 1551, vua Chiang Mai mất mà không có con trai. Ngôi vua được hiến cho hoàng tử Setthathirat, 15 tuổi, là cháu ngoại, con vua Lan Xang Phothisarat. Khi vua nầy chết, hoàng tử về nước nối ngôi (triều đại 1548-1571) và đem tượng về Luang Prabang. Theo một tài liệu khác, Setthathirat đã cho chạm một tượng Phật ngọc lục bảo theo mẫu tượng Khơ Me Phra Bang mà vua Fa Ngum đã đem từ Cao Mên vê. Dù sao, năm 1562, bị vua Miến Điện Bayin Naung hăm dọa, Setthathirat rời bỏ Luang Prabang, dời triều về Vạn Tượng và mang tượng về đặt ở Wat Phra Kaeo. Năm 1778, tướng Chakri, sau nầy lên ngôi vua lấy hiệu Rama I, tức Phra Buddha Yodfa Chulaloke (1782-1809), chiếm đóng Vạn Tượng và lấy tượng đem về đặt trong Wat Arun ở Thunburi. Năm 1785 tượng được chuyển qua điện thờ hoàng cung Wat Phra Kaeo trong Đại Cung Wat Phra Si Ratana Satsadaram ở Bangkok, xây dựng ba năm trước nhân cuộc sáng lập kinh đô, trong mục đích phòng vệ vương quyền : tượng được xem như là biểu hiệu tôn giáo và tượng trưng cho triều đại Chakri. Năm 1856, vua Rama IV tức Mongcut (1851-1868) cho xây trước Thư viện Phra Mondop một nhà thờ để dời tượng qua đó viø chỗ cũ của nó dưới bộ Tam tạng không thích đáng, nhưng cuối cùng nhà thờ quá nhỏ để chứa nên tượng vẫn ở chỗ cũ cho đến ngày nay. Bề ngang 48cm, cao 60cm trong một toàn thể viên ngọc 75cm, trong tư thế đức Phật ngồi thiền, chân mặt đặt trên chân trái, tượng được tạc có lẽ vào thế kỷ 15, theo phong cách phái bắc Chiang Mai hay Chiang Saen : hình tượng Thái ít hình dung đức Phật trong tư thế nầy, trái lại tượng Phật ngọc lục bảo rất giống những tượng Phật ở Ấn Độ hay Tích Lan. Được đặt trong một lồng kính, trên một bệ vàng cao 11m, dưới một chiếc lọng vàng 9 tầng biểu tượng vương quyền vạn năng, tượng có ba bộ áo quần bằng vàng nạm ngọc mà chỉ vua có quyền thay mặc tượng trong những buổi lễ tùy mùa : mùa hè áo mạ vàng nạm kim cương, mùa đông áo giáp lưới vàng, mùa mưa áo bằng vàng tráng men xanh. Quanh chân tượng quỳ khấn những tín đồ gọi là mokhalas, ngổn ngang những đồ cúng của những bậc vương tôn cũng như của quần chúng nhân dân lại chiêm ngưỡng. Để tỏ vẻ tôn kính như đối với những tượng thần khác, khách cấm không được chụp ảnh hiønh tượng.
Một tượng khác cũng di chuyển khá nhiều. Xuất xứ từ Tích Lan vào thế kỷ 2, tượng được đưa qua Xiêm cùng với một bộ Tam tạng vào thế kỷ 13. Khi ông hoàng Settathirat đem tượng Phật ngọc lục bảo về Lan Xang, ông cũng đem theo tương Phật Tích Lan nầy. Nhờ những quân Xiêm trong quân đội Miến Điện, tuợng được đem trở về Chiang Mai, thờ trong Wat Phra Singh. Tượng Phật ngọc lục bảo và tượng Phật Tích Lan được xem như là hình thức bản sắc Chiang Mai, đồng thời bảo lãnh sự tồn tại của bản sắc ấy, nhất là tượng Tích Lan hiện còn được thờ tại chỗ. Ngoài tiểu công nghệ được mở mang từ lâu, ngày nay Chiang Mai trở nên thịnh vượng nhờ du lịch. Song song, Chiang Mai cũng phát triển những công nghệ mới nhờ Thaksin Shinawatra. Đường sá từ đấy được xây cất đủ mọi hướng, nối liền Chiang Mai với những tỉnh lân cận, góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Nhân kỷ niệm 700 năm sáng lập, một dự án rộng lớn trùng tu, canh tân những đền, miếu, chùa chiền, di tích lịch sử càng làm cho Chiang Mai hấp dẫn hơn. Và Doi Su Thep từ đấy cũng không bao giờ dập dìu giai nhân tài tử nhiều hơn.
(1997-2008) nhân Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008
Võ Quang Yến
Chiang Mai hay Chiengmai tức Hoa hồng miền Bắc, là thành phố thứ nhì lớn nhất Thái Lan, nằm cách kinh đô Bangkok (bang : làng, kok : trái cây) hay Ratanakosin tức (Vọng Cát) 800 km, trên bờ sông Ping, một nhánh của sông Chao Phraya, giữa những ngọn núi cao nhất nước: Doi Ithanon (2590m), Doi Phahum Pok (2285m), Doi Chiang Dao (2195m). Tuy không hào nhoáng bằng Bangkok, Chiang Mai chiếm một vị trí chiến lược gần trên con đường Tơ Lụa cũ, từ lâu là nơi gặp gỡ của nhiều khách lạ, làm thành một trọng điểm cho cuộc mở mang tiểu công nghệ như hàng lọng, nữ trang, chạm trổ.
Vua Mang Rai sáng lập Chiang Mai, có nghĩa thành mới, năm 1296, để thay thế Chiang Rai làm kinh đô cho nước Lan Na Thái. Tục truyền một hôm đi săn, đàn chó mãi chạy đuổi hai con hoẵng dẫn đường lại đây. Tin là điềm lành, vua đặt tên Xaiyaphum có nghĩa là nơi thắng trận, cho xây một lâu đài, trung tâm của thành quách hình chữ nhật mà ông sẽ cho mở mang sau nầy. Để phòng thủ, ông cho đào hào bao bọc xung quanh những bức tường kiên cố. Nều dấu tích hố hào còn đó, tường vách thì đổ nát nhiều. Những tường nầy đã được Phra san Luang xây lại năm 1662 trước cuộc tấn công của vua Narai Ayutthaya, nhưng nhờ pháo binh mạnh Narai đã thành công chiếm được thành. Vào lúc suy đồi, thành nầy thường bị hoặc quân Miến Điện hoặc quân Thái Ayutthaya chiếm đóng. Năm 1767, khi Ayutthaya thất thủ trước cuộc tấn công của quân Miến Điện, Chiang Mai bị bỏ rơi 15 năm (từ 1776 đến 1791) và Lampang trở thành kinh đô nước Lan Na Thái trong thời gian ấy. Nhưng từ năm 1774 vua Taksin đánh chiếm và Chiang Mai chính thức thuộc Xiêm La. Bắt đầu từ đây, Chiang Mai mở mang kinh tế, văn hóa và mau trở thành kinh đô thứ nhì ở miền bắc Xiêm La. Ở thành phố và xung quanh, một số chùa chiền chứng minh ảnh hưởng Phật giáo trong vùng. Chùa xưa nhất là Wat Chiang Man. Chính trong thời gian ở đây mà vua Chiang Meng Rai đốc suất cuộc xây dựng thành phố. Giữa chùa là một cái tháp chedi ( Sankscrit : caitya, Pali : cetya, có nghĩa sùng bái)cao 26m, dưới chân bao quanh một viền diềm hình tượng voi. Trong chùa có hai hình tượng rất được tôn thờ là tượng Phra Satang Man bằng pha lê và hình chạm nổi thấp Phra Sila bằng cẩm thạch hình dung đức Phật và A Năn Đà đang thuần hóa con voi dữ Naiagini. Theo truyền thống, thường hình tượng nầy được đem đi rước cuối mùa khô để cầu mưa. Ngôi chùa thứ hai, Wat Phra Singh, xây năm 1345 theo kiến trúc đặc biệt miền bắc Thái Lan, nằm ngay trong thành phố. Chùa chứa pho tượng Tích Lan đưa từ Lan Xang về. Hơn một nửa thế kỷ sau mới thấy xây Wat Chedi Luang, năm 1401. Đặc điểm của chùa nầy là tháp chedi nhưng vào giữa thế kỷ 16 chedi bị đổ vỡ trong một cuộc động đất. Cũng hơn một nửa thế kỷ nữa mới có Wat Ched Yot được vua Tiloka (1447-1487) xây năm 1455, là nơi đã đón nhận Hội đồng Phật giáo năm 1477 để duyệt lại những văn tự trong bộ Tam tạng. Sau khi chết, thi hài của ông được hỏa táng ở chùa và tro được đặt trong một tháp cạnh chùa. Wat Suan Dork, có nghĩa là vườn hoa, tọa lạc về phía tây thành phố là một ngôi chùa được vua Lan Na xây vào thế kỷ 14 cho một vị tu sĩ rất được tôn kính từ Sukhothai lại, làm nhà ẩn cư mùa đông. Đặc biệt của chùa nầy là một đại sảnh phong chức ubosot rất lớn, hoàn toàn mở rộng ra ngoài khác với thường lệ đóng kín. Chùa có rất nhiều tháp chedi chứa đựng tro hỏa táng của các bậc đế vương Chiang Mai. Chùa cũng là trụ sở tu viện đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya có tiếng ở Thái Lan. Cũng nên kể thêm chùa rừng Wat U Mong trong một hang động cạnh viện Đại học Chiang Mai. Trong chùa có một hình đức Phật ngồi nhịn ăn nên trên các thân cây quanh chùa treo đầy những câu tục ngữ Phật giáo bằng tiếng Anh hay tiếng Thái.
Ở Chiang Mai, chùa có tiếng nhất là Wat Phrathat Doi Suthep, thường được gọi tắt là chùa Doi Thep, tên ngọn núi trên ấy chùa được xây. Cách xa thành phố khoảng 15km, chùa tọa lạc trên một mảnh đồi cao thoáng, đứng trên nhìn xuống thành phố là cả một cảnh tượng hùng vĩ, bao la, cho nên chùa là một nơi rất linh thiêng cho người Thái. Không biết rõ chùa được xây từ lúc nào. Có thể bảo chùa được bắt đầu năm 1383 khi cái tháp chedi đầu tiên được dựng lên. Sau đầy dần dần những miếu điện được thêm vào và năm 1935, một con đường dẫn lên chùa được tu sĩ Srivicahi cổ vũ dân chúng bất chấp giai cấp cùng nhau đắp ra trong vòng bốn tháng. Tương truyền tu sĩ Sumana Thera ở Sukhothai nằm mơ được phái đi Pang Cha tiøm một thánh tích. Sumana Thera tìm ra ở Pang Cha một cái xương mà người đương thời tin là xương vai đức Phật. Thánh tích nầy rất linh thiêng, có khả năng thực hiện phép lạ mầu nhiệm như di động, phân đôi, biến mất hay tự nhuộm một màu đỏ nhạt. Sumana Thera dâng thánh tích lên vua Sukhothai là Dharmaraja. Trước mặt vua, thánh tích không thực hiện một phép lạ nào và nhà vua nghi hoặc không muốn giữ thánh tích làm gì. Vào lúc ấy, vua Nu Naone nước Lan Na nghe nói đến thánh tích bèn đến xin rước. Tu sĩ được phép vua Dharmaraja đem thánh tích về nơi ngày nay được gọi là Lamphun ở miền bắc Thái Lan. Về đến đây, cái xương tự động phân đôi ra hai : một cái mới tương đối nhỏ hơn cái cũ. Cái nhỏ được đem thờ ở Wat Suan Dork còn cái lớn thì được đặt trong một hương án trên lưng một con voi trắng và thả vào rừng, mặc cho tự do đi đâu cũng được. Voi hướng lên núi Doi Suthep, hồi ấy mang tên Doi Aoy Chang nghĩa là núi con voi bằng đường. Vua và bá quan im lặng theo sau một quảng xa để khỏi ảnh hưởng lên voi. Nó lên đến đỉnh núi, rống lên ba tiếng rồi ngã gục xuống chết. Vua Nu Naone tin là một báo ứng, cho đào một hố sâu hình chữ nhật tại chỗ ấy để chôn cái xương sắp trong một cái hộp bằng đá. Sau đấy, ông cho xây tháp chedi bao quanh có hành lang tu viện và một cầu thang khổng lồ. Bắt đầu từ đây, tháp trở nên nơi hành hương được ưa chọn của dân gian. Cứ xem lớp giấy vàng dày cộm dán lên thân tháp là hiểu được sự tôn trọng của những tín đồ lại đây cầu xin công đức, miễn tha tội lỗi và tiên đoán tương lai.
Từ Chiang Mai, khách đi xe hơi đến chân núi rồi có thể lấy tàu cáp hay leo 309 bậc thang để lên đến chùa. Những ngày lễ Phật, tín đồ chen nhau trên cầu thang để đạt đến một cây đa thiêng, dưới gốc có người bán hoa quả, đèn hương và những tờ giấy vàng. Muốn đạt đến cửa hành lang tháp, tín đồ phải đi ngang qua trước hai vị hộ pháp dữ tợn. Tín đồ bước lên vài bậc thang nữa là phải tháo giày ra, lại quỳ khấn trước tháp sau khi thắp hương đèn, đặt hoa quả lên bàn thờ. Những tờ giấy vàng, tín đồ có thể dán vào thân tháp, trên thân hình tuợng con thú đúng với tuổi mình hay trên các thân Phật đặt trong bốn bàn thờ chấn song ở bốn phương quanh tháp. Lễ xong, bây giờ tín đồ mới đi vào nhà khách viharn, bên trái cửà chính để chiêm ngưỡng bức tượng tuyệt đẹp đức Phật Phra Sri Suwanachdi tức là đức Phật tháp vàng. Ở đây, tín đồ cũng còn có thể khấn vái hay chuyện trò với vị tu sĩ đang rảy nước phép ban phúc lành cho khách hành hương. Đối xứng với viharn nầy là một nhà khách viharn khác, nhỏ hơn là nơi tín đồ có thể xin xăm, một tục quán rất thịnh hành ở Á Đông. Sau đó, tín đồ tự do thong dong quanh hành lang để ngắm những tranh tường tương đối mới kể lại đời sống đức Phật và nhất là hàng tượng Phật phong cách Sukhothai và Chieng San.
Trong số những tượng Phật đã đi ngang qua Chieng Mai, có lẽ tượng Phật ngọc lục bảo là được nói đến nhiều nhất. Chuyện bắt đầu với vua Keu Na (1367-1387). Theo truyền thuyết, ông là nguyên do tháp Chedi Luang. Một hôm, một anh lái buôn từ Miến điện về, nằm ngủ dưới gốc cây đa. Ông thần cây đa, tức Keu Na, hiện vào báo mộng bảo anh ta phải lại gặp người con là vua Saen Muang Man đòi xây cho ông ta một cái tháp cao bằng đường bay con cu gáy, có thể thấy từ xa, như vậy ông sẽ được lên Thế giới Thần tiên Devaloka. Rủi cho ông ta, Saen Muang Man và sau nầy đứa con nối ngôi cũng chết sớm trước khi tháp được xây. Phải đợi đến vua Tiloka mới có tháp xây cao 85m và sau nầy một tượng Phật ngọc lục bảo được đưa vào thờ ở đây. Sự tích tượng Phật nầy cũng ly kỳ. Tương truyền năm 1434 tháp chedi chùa Wat Phra Kaeo ở Chiang Rai bị trúc đổ và rơi ra ngoài một tượng Phật bằng chất giả đá hoa sơn vàng. Sau đấy, tượng lại bị nứt và lần nầy hiện ra một viên đá màu lục trong suốt nên người ta cho là ngọc lục bảo, thật ra là ngọc thạch, và đặt cho nó tên tượng Phra Kaeo Morakot. Vua Chiang Mai là Samfang Kaen muốn chiếm bức tượng, phái một đoàn voi đi thỉnh nhưng con voi mang tượng lầm đường hay cố ý không về Chiang Mai mà đi thẳng lên Lampang. Không muốn chống lại thiên mệnh, ông đành chịu để tượng ở Lampang. Tượng được thờ ở đây 34 năm. Năm 1468 vua Tiloka lại lấy đem về Chiang Mai, đặt trong tháp Chedi Luang. Năm 1551, vua Chiang Mai mất mà không có con trai. Ngôi vua được hiến cho hoàng tử Setthathirat, 15 tuổi, là cháu ngoại, con vua Lan Xang Phothisarat. Khi vua nầy chết, hoàng tử về nước nối ngôi (triều đại 1548-1571) và đem tượng về Luang Prabang. Theo một tài liệu khác, Setthathirat đã cho chạm một tượng Phật ngọc lục bảo theo mẫu tượng Khơ Me Phra Bang mà vua Fa Ngum đã đem từ Cao Mên vê. Dù sao, năm 1562, bị vua Miến Điện Bayin Naung hăm dọa, Setthathirat rời bỏ Luang Prabang, dời triều về Vạn Tượng và mang tượng về đặt ở Wat Phra Kaeo. Năm 1778, tướng Chakri, sau nầy lên ngôi vua lấy hiệu Rama I, tức Phra Buddha Yodfa Chulaloke (1782-1809), chiếm đóng Vạn Tượng và lấy tượng đem về đặt trong Wat Arun ở Thunburi. Năm 1785 tượng được chuyển qua điện thờ hoàng cung Wat Phra Kaeo trong Đại Cung Wat Phra Si Ratana Satsadaram ở Bangkok, xây dựng ba năm trước nhân cuộc sáng lập kinh đô, trong mục đích phòng vệ vương quyền : tượng được xem như là biểu hiệu tôn giáo và tượng trưng cho triều đại Chakri. Năm 1856, vua Rama IV tức Mongcut (1851-1868) cho xây trước Thư viện Phra Mondop một nhà thờ để dời tượng qua đó viø chỗ cũ của nó dưới bộ Tam tạng không thích đáng, nhưng cuối cùng nhà thờ quá nhỏ để chứa nên tượng vẫn ở chỗ cũ cho đến ngày nay. Bề ngang 48cm, cao 60cm trong một toàn thể viên ngọc 75cm, trong tư thế đức Phật ngồi thiền, chân mặt đặt trên chân trái, tượng được tạc có lẽ vào thế kỷ 15, theo phong cách phái bắc Chiang Mai hay Chiang Saen : hình tượng Thái ít hình dung đức Phật trong tư thế nầy, trái lại tượng Phật ngọc lục bảo rất giống những tượng Phật ở Ấn Độ hay Tích Lan. Được đặt trong một lồng kính, trên một bệ vàng cao 11m, dưới một chiếc lọng vàng 9 tầng biểu tượng vương quyền vạn năng, tượng có ba bộ áo quần bằng vàng nạm ngọc mà chỉ vua có quyền thay mặc tượng trong những buổi lễ tùy mùa : mùa hè áo mạ vàng nạm kim cương, mùa đông áo giáp lưới vàng, mùa mưa áo bằng vàng tráng men xanh. Quanh chân tượng quỳ khấn những tín đồ gọi là mokhalas, ngổn ngang những đồ cúng của những bậc vương tôn cũng như của quần chúng nhân dân lại chiêm ngưỡng. Để tỏ vẻ tôn kính như đối với những tượng thần khác, khách cấm không được chụp ảnh hiønh tượng.
Một tượng khác cũng di chuyển khá nhiều. Xuất xứ từ Tích Lan vào thế kỷ 2, tượng được đưa qua Xiêm cùng với một bộ Tam tạng vào thế kỷ 13. Khi ông hoàng Settathirat đem tượng Phật ngọc lục bảo về Lan Xang, ông cũng đem theo tương Phật Tích Lan nầy. Nhờ những quân Xiêm trong quân đội Miến Điện, tuợng được đem trở về Chiang Mai, thờ trong Wat Phra Singh. Tượng Phật ngọc lục bảo và tượng Phật Tích Lan được xem như là hình thức bản sắc Chiang Mai, đồng thời bảo lãnh sự tồn tại của bản sắc ấy, nhất là tượng Tích Lan hiện còn được thờ tại chỗ. Ngoài tiểu công nghệ được mở mang từ lâu, ngày nay Chiang Mai trở nên thịnh vượng nhờ du lịch. Song song, Chiang Mai cũng phát triển những công nghệ mới nhờ Thaksin Shinawatra. Đường sá từ đấy được xây cất đủ mọi hướng, nối liền Chiang Mai với những tỉnh lân cận, góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Nhân kỷ niệm 700 năm sáng lập, một dự án rộng lớn trùng tu, canh tân những đền, miếu, chùa chiền, di tích lịch sử càng làm cho Chiang Mai hấp dẫn hơn. Và Doi Su Thep từ đấy cũng không bao giờ dập dìu giai nhân tài tử nhiều hơn.
(1997-2008) nhân Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008