|
Post by TCTV on Mar 1, 2010 0:08:31 GMT -5
Chùa Tháp Vàng Schwedagon ở Miến Điện Kien Truc Dong Phuong
Võ Quang Yến Tọa lạc trên ngọn đồi Singuttara cao 58m so với mặt biển, giữa một mặt bằng 5,6 ha, tháp chùa Schwedagon lóng lánh dưới nắng từ sáng đến tối. Nhưng đẹp nhất là vào cuối chiều, những lớp vàng trên tháp phản chiếu ánh mặt trời sắp lặn, cho dội ra những tia sáng huyền ảo trong một bầu không khí mát dịu vì nhiệt độ trong ngày đang dần dần tiêu tan. Đúng vào lúc nầy, sở tan, trường đóng, từng đợt gia đình lũ lượt kéo nhau lên chùa lễ bái. Đây chính điện, thiền đường tương đối nhỏ, không đủ chỗ cho tất cả mọi người. Tín đồ nếu không múc nước tắm các tượng, đi dạo vòng quanh chùa, trên các dải chiếu trải quanh hay trên nền gạch, theo đường kim đồng hồ như tục lệ ở mọi chùa Phật khác, thì quỳ khấn, sụp lạy ngay trong sân chùa, khắp nơi, trước các ngôi tượng cũng như trước các bức tường. Mà thật sân chùa vô cùng sạch sẽ nhờ hằng ngày nhiều chục các cô các bà sắp thành hàng ngang cùng bước cùng quét, hòng mong đóng góp "công đức" cho gia đình, con cái và cả cho chính mình, ở đời nầy cũng như ở kiếp sau. Trời dần tối thì chùa cũng lên đèn. Ngọn tháp dần dần sáng chói trên nền trời đen thẩm, huyền diệu như viên ngọc bích trong tủ gương, một bảo vật cao 98 m đặt trên một cái nền 6,4 m nên trông như một tháp mẹ giữa một đàn tháp con. Thật vậy, đi quanh kinh đô Yangon của xứ Myanmar (Miến Điện) từ đâu cũng dễ thấy tháp vàng chùa Schwedagon. Có bốn lối vào chùa đầy cửa hàng bán hàng cúng và vật lưu niệm cho khách du lịch hay kẻ hành hương. Hai bên đường cửa tây là một dảy tu viện kyaung nên còn giữ vẻ cổ kính thời trước. Cửa chính zaungdan nằm ở phía nam, có thang máy cho người yếu sức như ở cửa bắc. Hai bên cửa, hai tượng sư ưng chinthe khổng lồ 9 m đứng giữ. Chúng không có vẻ dữ tợn nhưng từ đây vào chùa phải đi chân không nên trong chùa không có tiếng lộp độp guốc dày ồn ào. Tháp chính zedi là một công trình đầy đặc dựng theo lối cổ truyền Miến Điện. Ở dưới là ba thềm vuông pichaya, chồng ở trên là các thềm bát giác trước khi đến năm thềm tròn, một cách để chuyển những thềm vuông qua hình tròn. Và những hình tròn nầy cũng là một phương tiện để chuyển những thềm nằm ngang ở dưới lên những thành phần dựng thẳng, thon mảnh phía trên : một hình chuông klaunglaung bon đường kính 105 m, những dải vòng đốt baungyit cao 12,5 m, hai vòng cánh sen sấp và ngữa kyahlan cao 9,5 m, một hình chén lật ngữa thabeik rồi một hình bắp chuối hnget pyawbu cao 16 m. Nếu ở dưới chỉ có những lá vàng che phủ, ở trên 13.153 tấm vàng 30 cm vuông trang hoàng phần hoa sen và bắp chuối. Trên cùng là một vành hti hình dù, bằng sắt mạ vàng, cao 10 m, gồm có bảy tầng, nặng hơn một tấn. Vòng nầy thon dần thành một mũi nhọn mang 1065 chuông vàng nhỏ bằng vàng, 420 chuông nhỏ bằng bạc, một cái chong chóng cao 4,6 m xoay theo chiều gió và một quả cầu seinbu. Cái chong chóng mạ vàng và bạc, khảm 1383 viên đá quý, rubi, xaphia, topa, và 1100 viên kim cương tổng cộng 270 cara còn quả cầu cũng khảm 4351 viên kim cương tương ứng với 1800 cara và trên chóp một viên kim cương độc chiết 76 cara. Mỗi năm, tháp phải được mạ vàng lại và 53 m khối đã được dùng năm 1955 ! Chùa Schwedagon không chỉ có tháp chính nầy. Nhiều tháp nhỏ hơn bao quanh nó, đặc biệt bốn cái ở bốn hướng, bốn cái ở bốn góc chân tháp xung quanh có những người sư tử manoktikavà sư ưng chinthe ngồi chầu, và 60 cái quanh chu vi làm thành một rừng zedi, phần lớn mạ vàng hay ít nhất cũng ở trên nóc, đua nhau sáng chói suốt ngày đêm. Trong số các tháp nầy có một cái đặc biệt gồm có tám hốc dành cho tám đức Phật ngồi giữ tám con thú tượng trưng cho tám hành tinh, tương đương với tám phương hướng kết hợp với tám ngày trong tuần : voi có ngà (Thủy tinh, nam, sáng thứ tư), rắn naga (Thổ tinh, tây nam, thứ bảy), chuột (Mộc tinh, tây, thứ sáu), voi không ngà (Rahu, tây bắc, chiều thứ tư), chuột lang (Kim tinh, bắc, thứ sáu), chim garuda (mặt trời, đông bắc, chủ nhật), cọp (mặt trăng, đông, thứ hai) và sư tử (Hỏa tinh, đông nam, thứ ba). Xen lẫn với các tháp là những điện đủ loại như điện thờ đất, thờ mặt trời, thờ mặt trăng, cùng các hành tinh : Thủy, Thổ, Hỏa, Mộc, Rahu (hành tinh thần thoại), điện Konagamana với những tượng xưa nhất của chùa thờ những vị Phật trước đức Gautama, điện Kakusandha với bốn bức tượng ngữa gan bàn tay lên trời, điện Tazaung arakanais với tượng đức Phật nằm dài 8,5 m, điện Shin Itzagone với đức Phật mắt to lạ thường, điện đức Phật làm phép lạ, điện U Nyo với những tranh gỗ chạm kể lại sự tích đức Phật, điện những dấu ấn đức Phật, điện thờ Gautama mà uy thế sẽ kéo dài đến thế kỷ 45, điện Mahabodhi phiên bản của chùa Godh Gaya bên Ấn Độ,... bên cạnh những tượng đặt ngoài trời hay trong tủ kính như tượng vua natThagyamin, tượng thần nat Bo Bo Gyi tức là vị hộ pháp của chùa, các tượng Mai La Mu và Sakka tức là hai nhân vật thần thoại được xem như là phụ mẫu của vua Okkalapa, người sáng lập ra chùa,... Lịch sử của chùa cũng đi đôi với sự tích những cái chuông có tiếng của chùa. Trước tiên là một cái nặng 30 tấn do vua Dhammazedi dâng cúng ; năm 1608, Felipe de Brito y Nicota, người Bồ Đào Nha, muốn cướp đem về đúc súng ca nông, chuông rơi xuống nước mất tiêu. Chuông Maha Gandha, nặng 23 tấn, được vua Singu cho đúc năm 1779 ; đầu thế kỷ 19, người Anh muốn đem chuông qua Calcutta, chuông cũng rơi xuống nước, lần nầy người dân thành công vớt lên được đưa về chùa cũ. Một cái chuông thứ ba, Maha Tissanda, nặng hơn 40 tấn, do vua Tharrawady biếu tặng năm 1841, đồng thời với 20 kg vàng, hiện nay còn thấy ở chùa. Người Miến Điện tin là chùa Schwedagon được xây cất từ 2500 năm nay, nhưng những nhà khảo cổ đều nhất trí tháp không thể được dựng trước thời đại môn nghĩa là giữa hai thế kỷ 6 và 10. Tục truyền khi đức Phật còn ngồi định tâm trước gốc cây bồ đề, hai anh em lái buôn Tapussa và Bhallika lại dâng Ngài một cái bánh mật. Để cám ơn, Ngài nhổ tám sợi tóc biếu cho họ. Trên đường về, vua Ajetta cướp hai sợi khi họ băng qua vịnh Bengan, sau đó vua thần rắn naga lại còn chiếm mất hai sợi nữa. Trong lúc đó, vua môn Okkalapa nước Suwannabhumi cầu khấn (có thể ở điện Kannaze mà tượng Phật được gọi là Sudaungbyi nghĩa là "đức Phật chấp thuận ước nguyện của nhà vua") để có được thánh tích. 49 ngày trước khi nhận quà biếu đầu tiên, đức Phật đã xuất hiện báo trước cho nhà vua biết. Thần thoại kể rằng đồi Singuttara, nơi vua Okkalapa ngự trị, xưa kia đã có chứa một cái gậy, một cái gáo nước và một mảnh áo của các đức Phật trước, lâu ngày mất linh thiêng nếu không có thánh tích mới. Vì vậy, khi hai anh em lái buôn đem hộp đựng tóc về thì vua đang chờ đợi, lập tức cho lập đàn cúng tế và mời tất cả các vị thần linh địa phương kể cả các thần nat lại dự. Tất cả đều ngạc nhiên khi mở hộp đựng tóc thì thấy còn đầy đủ tám sợi. Hơn nữa, hộp vừa mới mở thì bổng nhiên hào quang sáng tỏ khắp mặt đất, sấm chớp rực trời, bảo táp nổ dậy rúng động cả núi Meru, cho rơi ngọc quý xuống đến đầu gối, làm hoa nở, trái mọc trên Hy Mã Lạp Sơn mặc dầu không phải đúng mùa... và nhất là gây ra một số phép lạ : người câm biết nói, người mù biết thấy, người điếc biết nghe, người què biết đi,... Biết là thánh tích rất thiêng, vua truyền cho đem rửa sạch (có lẽ ở giếng cạnh Sandawdwin) và đóng một cái hộp bằng vàng để tạm thời chứa đựng (đặt ở điện Naungdawgyi do chính vua Okkalapa cho cất) trong lúc xây dựng một cái tháp xứng với thánh tích ấy. Khi tháp xây xong, vua lại làm lễ và chuyển tóc qua tháp. Người Miến Điện tin cái tháp nầy gồm có nhiều lớp : ở trong là một cái tháp bằng vàng, sau đó lần lượt được phủ thêm những tháp bằng bạc, đồng, chì, cẩm thạch và ngoài cùng bằng sắt. Mặc dầu linh thiêng như vậy, chùa tháp dần dần bị bỏ quên cho đến đời vua Ashoka mới lại được sửa sang. Qua thời đại Pagan, các vua Anawratha rồi Byinya U de Pegu và Binnyagyan lần lượt cho trùng tu và tiếp tục xây thêm, nâng tháp cao lên đến 90 m. Qua thế kỷ 15, tục lệ dán lá vàng vào tháp bắt đầu. Nữ hoàng Shinsawbu hoàn chỉnh chùa có hình dáng ngày nay, từ đấy lưu danh lâu đời. Bà đích thân dâng chùa 40 kg vàng là trọng lượng của bà để lợp đỉnh chùa. Vua Dhammazedi, rể của bà, và cũng là người kế vị, còn làm hơn : ông cúng chùa bốn lần trọng lượng của ông và vợ ông. Năm 1485, ông cho dựng ba tấm bia kể sự tích chùa bằng ba thứ tiếng Miến Điện, pali và môn, chuyển một truyền thuyết qua một chuyện thật. Rủi thay, nhiều cuộc hỏa hoạn và động đất làm thiệt hại nhà chùa như năm 1768 làm gảy mất chỏm zedi. Vua Hsinbyushin cho sửa lại như ta thấy ngày nay. Một ngôi chùa kiến trúc đặc sắc như vậy, tượng trưng cho một đất nước thấm nhuần Phật giáo, ai mà không thèm được lại viếng thăm. Trong lòng mỗi người Miến Điện đều có ấp ủ mộng mơ một ngày kia có dịp lại vảng cảnh chùa đồng thời cúng lạy cầu khấn. Tôi được đưa đến đây một buổi chiều xuân, nắng ấm, thẩn thơ dạo quanh cho đến lúc mặt trời lặn. Tháp vàng óng ánh như khêu gợi, quyến rũ khách du hành. Vì vậy, không quản thì giờ, ngại khó khăn, tôi đã tranh thủ để trở lại một lần nữa, cũng vào cuối chiều. Lần nầy hết còn có cái ngạc nhiên thú vị của cuộc khám phá ban đầu, tuy vậy tôi vẫn thích thú tìm được hạnh phúc trong sự chờ đợi một cảnh tượng đã sống, một cảnh đẹp đã trông, và cảm thấy như bị mê hoặc, vì cái thẩm mỹ đã đành, mà tuồng như cũng vì cái vượng khí thiêng liêng của một ngôi chùa từng được xem là một " bí ẩn mạ vàng,... một kỳ quan lừng lẫy" để dùng chữ của Rudyard Kipling đã từng được may mắn lại chiêm ngưỡng nơi nầy. 1988-2006 Võ Quang Yến
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 4:28:09 GMT -5
Chùa Vàng, Chùa Bạc Miến Điện 17/11/2009 Kiêm Đạt .Gọi là “chùa vàng, chùa bạc” của Phật Giáo Miến Điện để chỉ toàn bộ những điện đài đa phần trang trí bằng vàng khối, bạc khối ở hai trung tâm nổi tiếng: Pagan thời cổ và Rangoon thời mới. Những điện đài nầy được kế tục kiến tạo từ thế kỷ XI dưới triều vua Anoratha, một trong ba vị anh hùng của Miến Điện, người chấn hưng PG. Miến Điện dịch theo từ Burma, hay Union Myanmar, còn gọi tắt là Myanmar, hay gọi chung là Burmese Myanmar (B. M) một trong những quốc gia Phật Giáo nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Một lối định danh theo nghĩa ban đầu là Pyidaungzu Myanmar Naingngandaw (thế kỷ IV TL), mang ý nghĩa là “xứ sở nằm dọc theo bờ Đông Tây của vịnh Bengal và biển Andaman”. Theo thống kê năm 2006, Miến Điện có dân số 46 triệu người trên một diện tích 677.000 kí lô mét vuông bao gồm nhiều sắc tộc cùng chung sống từ nhiều thế kỷ: 65% là người Miến Điện, 11% người Chan, 6% người Karen, và 4% gồm người Rakhine, Chin, Kachin, Mon, Chinese, Indian, Assam và một số bộ tộc thiểu số ít ỏi. Ở những vùng khác nhau trên đất nước nầy, các ngôn ngữ thường được sử dụng phải kể đến: tiếng Burmese, Karen, Chin, Shan và Kachin. Miến Điện là quốc gia Phật giáo theo truyền thống Theravada, theo thống kê thì: tỷ lệ 87% dân số theo Phật giáo, 5% theo Thiên chúa giáo, 4% là Hồi giáo, và 3% thuộc tín ngưỡng khác. Một thời Hồi Giáo chủ đạo tôn giáo nước nầy. Tính từ thế kỷ XI cho đến nay, Miến Điện là xứ sở với số lượng đền đài chùa tháp đồ sộ và rộng lớn khắp nơi đầy tích cách thiêng liêng huyền bí. Như tháp Kyaktiyo, nơi đây có một khối đá to nằm chồng lên một hòn đá nhỏ hơn nhưng không hề dính sát nhau, có thể kéo một sợi dây xuyên qua dễ dàng, và khi khách hành hương đưa tay vào khoảng cách giữa hai khối đá, họ cảm nhận khối đá ấy đang lung lay. Truyền thuyết và huyền thoại cho rằng: khi xưa có một vị tăng may mắn giữ được một sợi tóc xá lợi Phật, vị ấy vô cùng trân quý. Khi biết mình sắp mệnh chung, vị ấy lo sợ cho rằng: Trong trường hợp mình mất đi, thì không ai có thể chú tâm đến việc gìn giữ xá lợi quý báu ấy. Vị Đế Thích biết tâm vị ấy như vậy nên cho khối đá hiện ra và an trí xá lợi tóc vào đó để bảo vệ. Người dân ở đây vẫn tin vào luận thuyết đó! Ngày nay, khối đá ấy được phủ toàn vàng ròng vẫn an nhiên đứng trong trời đất như chứng tỏ sự linh thiêng huyền bí làm cho khách hành hương không khỏi ngạc nhiên và kính ngưỡng (theo Towards Pagan- Zimmer-1937). Khi nhận định về những “chùa vàng, chùa bạc” Miến Điện, trong cuốn “2500 Year of Buddhism”, nhà sử học C. Sivaramamurti cho rằng: Trong nghệ thuật Phật Giáo Miến Điện, các ngôi tháp nguyên thủy đơn giản hơn và gắn liền với nguyên mẫu Ấn Độ của thể loại hình nầy. Chẳng hạn: Ngôi tháp Ngakye Nadaun kiến tạo vào thế kỷ thứ X ở trung tâm Pagan thì giống với tháp Dhamekh ở Lộc Uyển. Chùa Đại Bồ Đề (Mahabodhi) ở Rangoon thì lại giống như chùa Đại Bồ Đề ở Gaya. Các ngôi tháp khác của Miến Điện vào thế kỷ XI và XII thường xây 1/3 trên một bệ vuông và có phần phức tạp hơn tháp Shwe-dagon hiện đại nhất ở Rangoon rất giống với một chóp đỉnh có đầu cắt cụt được đặt ngược. Trong ngôi đền Ananda ở Pagan thuốc cuối thế kỷ XI, những bản điêu khắc về cuộc đời của đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà trong đó, thấy rõ ảnh hưởng của phong cách Pala và Kalinga ở Ấn. Cũng có thể dẫn thêm những mẫu truyện trích trong Túc Sanh Truyện (Jataka) tại ngôi chùa Petleik ở Pagan. Thậm chí đến kiểu chữ ghi chép lại chú thích Túc Sanh Truyện rất giống kiểu Vengi ở khu di tích Krishna ở Ấn. Rõ ràng là ảnh hưởng qua lại của hai quốc gia nầy rất chặt chẻ. Miến Điện lại có thành phố cổ Pagan (hay Bagan) với hàng ngàn ngôi tháp đủ kiểu đủ dạng rất sắc xảo về nghệ thuật, có nhiều Chùa Tháp to lớn như: Chùa Shwe-dagon, tháp Manuha, tháp Thatbyinnyu… Nhưng bây giờ, thành phố nầy hoàn toàn hoang vắng vì không còn dân chúng cư ngụ nơi đó. Thỉnh thoảng vài đoàn hành hương đến thăm viếng vào ban ngày rồi lại ra đi. Thật ngạc nhiên với một thành phố đầy kiến trúc công phu như thế chắc chắn là đã trải qua một thời sung túc phồn thịnh mà ngày nay trở nên tuyệt nhiên vắng lặng không dân cư. Lại có một nơi gần Mandalay, có một khu đất được an trí 9,000 tượng Phật ngồi dưới nhiều cội cây bồ đề. Ngoài ra còn một số tượng Phật to hơn so với những tượng bên trong được đặt thành một dãy dài hai bên trước khi vào cổng. Và ở vùng đồi Sagaing Hills có hơn 900 ngôi Chùa với hơn 9.000 Tăng Ni, nơi đây số lượng tu sĩ đông hơn so với dân chúng sống xung quanh. Mặc dù trong tình thế và bối cảnh hiện nay, Miến Điện rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị triền miên, tuy nhiên Phật Giáo vẫn thủ vai trò chủ đạo. Thời kỳ Phật Giáo Miến hưng thịnh Năm 1044, Anoratha người anh hùng dân tộc đã mở đầu một giai đoạn mới trong lịch sử Myanmar. Pagan trở thành ngọn nguồn của đất nước, để từ đây bắt đầu hình thành tinh thần và văn hóa dân tộc này. Anoratha là vị vua rất sùng kính đạo Phật, nên ngay sau khi thống nhất đất nước, ông đã rất chú trọng đến việc phát triển Phật giáo Theravada. Do nhân duyên từ thời tuổi trẻ phải theo cha ẩn cư trong chùa. Ở đây, Anoratha bắt đầu tiếp thu tư tưởng Phật giáo dưới sự dẫn dắt của cao tăng Arhano, pháp danh Dhammadassi. Trưởng lão Arhano theo trường phái Phật giáo Theravada, có tài hùng biệt, tinh thông Tam tạng, có tâm huyết với sự phát triển Phật giáo và tinh thần quốc gia. Chính nhờ những giải thích rõ ràng của trưởng lão Arhano mà Anoratha am tường giáo lý Phật giáo và rất hiểu về tình hình sinh hoạt Tăng đoàn Phật giáo bấy giờ. Vì vậy, sau khi thống nhất quốc gia, vua Anoratha rất chú trọng tới việc cải cách Tăng đoàn và thống nhất giáo lý Phật giáo. Vốn có sự hiểu biết và thiện cảm với Phật giáo Theravada nên vua Anoratha đã chọn tư tưởng Phật giáo này làm quốc giáo và đưa nó trở thành hệ tư tưởng phổ biến trong dân chúng. Do nhu cầu muốn phổ biến rộng rãi Phật giáo trong dân gian, nên Tam tạng Pali trở thành cần thiết. Theo lời đề nghị của trưởng lão Arhano, vua Anoratha phái sứ giả đến xứ Thaton xin được ban tặng Tam tạng và xá lợi Phật. Quốc vương Thaton chẳng những không cho mà còn làm nhục sứ giả. Vua Anoratha tức giận phái quân đến đánh Thaton, kết quả Thaton đại bại. Vua Anoratha cho thu thập kinh Tam tạng cùng các sách văn vật tại các trung tâm Phật giáo Thaton với hơn 500 nhà sư thuộc Thượng tọa bộ giới luật trang nghiêm, cùng các nhà nghệ thuật, thợ thủ công… và cả vua Thaton cũng bị bắt làm tù binh (tu ở một ngôi chùa ở Pagan). Đây là sự kiện lớn trong lịch sử Phật giáo ở Myanmar (1057), đánh dấu sự hùng mạnh của vương triều Pagan. Để phát triển Phật Giáo trong dân gian nhà vua đã cho xây dựng nhiều chùa tháp, đúc nhiều tượng Phật với kích cỡ khác nhau trên mọi miền đất nước Tháp “Phật cung Thụy Hải” (Shwe-dagon) là ngọn tháp nổi tiếng ở Pagan (khác với chùa cùng tên ở Rangoon). Ngọn tháp thiêng nầy được khởi công vào muà thu năm 1059, mãi cho đến nhà vua băng hà vẫn chưa hoàn tất. Người kế vị đã tiếp tục, hoàn thành năm 1087. Ngôi tháp hình chiếc chuông vàng. Tài liệu lịch sử Myanmar cho biết: Trong ngôi tháp nầy có cất giữ chiếc xương bả vai trước và chiếc răng Phật (trich Sử thoại Miến Điện). Trong giai đoạn nầy, Ceylan là trung tâm của Phật Giáo Nam Truyền. Vua Myanmar đã cử một phái đoàn tăng sĩ đông đảo sang thỉnh kinh, mời tăng và học tập kinh nghiệm kiến trúc. Do đó, chùa tháp Miến cũng ảnh hưởng mỹ thuật Ceylan không ít. Khi Ceylan bị người Madras và người Chola xâm lăng, vua Myanmar đã cho quân lực hùng hậu sang giải cứu. Sự bành trướng Phật Giáo Nam truyền lại được lan toả từ quốc gia nầy. Đền tháp Pagan Trong lịch sử kiến trúc vùng Đông Nam Á, sau Borobudur và Angkor, thì phải kể đến khu vực những đền tháp Pagan (Vạn Phật Tự). Qua thời gian, Pagan bị hoang phế lâu đời. Những gì còn lại là do khai quật và chỉnh tu khoảng 1945-1946. Chính những công trình kiến trúc và điêu khắc nầy đã đem lại niềm tự hào của nền nghệ thuật kiến trúc Á Đông tiêu biểu. Không ở đâu trên đất Á Châu, kể cả đất Ấn Độ, chỉ tại một khu vực nhỏ thôi mà mật độ các di tích chùa tháp lại dày đặc như tại Pagan. Thành phố cổ Pagan chỉ có diện tích khoảng 40km2, quy hoạch bình đồ vuông, nằm trên bờ sông Iraouaddhi. Theo những truyền thuyết kể lại thì vua Anaoratha bắt đầu theo Phật Giáo, liền sai sứ thần sang nước láng giềng Thaton của người Môn vốn theo đạo Phật để cung thỉnh một số kinh sách về phiên dịch. Nhưng vua nước Thaton khước từ. Vua Anoratha đem binh sang chinh phạt Vương quốc Thaton, không những thu hồi được nhiều kinh sách và tượng Phật Giáo, mà còn bắt nhiều thợ thủ công của Thaton đưa về Pagan, để tham gia ngày đêm trong việc xây dựng chùa tháp Pagan. Pagan hồi đó là kinh đô văn hoá lớn. Cùng với việc biên dịch và hiệu đính toàn bộ Tam tạng, vua Anoratha liền cho xây dựng một tòa lầu trang nghiêm hùng vĩ, cất giữ các bộ Tạm tạng để cúng dường Phật, đồng thời còn cho xây dựng nhiều chùa, tháp khắp đất nước Myanmar, trong đó, nổi tiếng nhất là tháp Shwe-dagon. Khi nhà vua qua đời, ngôi tháp này vẫn chưa xây xong, con ông tiếp tục hoàn tất. Ngôi tháp hình chiếc chuông vàng, trong tháp cất giữ thánh vật là chiếc xương bả vai trước và chiếc răng của Đức Phật. Pagan trở thành một đô thị tâm linh, một cõi đi về của cội nguồn dân tộc Myanmar. Chính nhờ sự tận lực hộ trì của vua Anoratha, nên Phật giáo vương triều Pagan đã trở thành trung tâm văn hóa Phật giáo Nam truyền lúc bấy giờ. Vua Sri Lanka có lần sai xứ tới Myanmar để thỉnh cầu vua Anoratha ban cho Tam tạng kinh và cử tăng đoàn sang Sri Lanka truyền thừa giới pháp. Vì những cống hiến to lớn cho Phật giáo của Anoratha, nên nhà vua được tôn là “vua Asoka” của Myanmar. Sau khi Anoratha qua đời, người kế nghiệp bất tài, nên đã xảy ra phản loạn. May thay, một người con khác lên nối ngôi, tên là Tilinman đã củng cố lại vương triều. Đây là một vị vua anh minh và cũng là một Phật tử thuần thành, ông tiếp tục mở mang lãnh thổ, phát triển đất nước, và đưa Pagan bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ nhất. Tilinman đã xây cho mình một đài kỷ niệm xứng danh, đó là chùa Ananda. Ananda nổi lên lộng lẫy giữa đô thị cổ Pagan, đứng một mình ngạo nghễ giữa trời xanh và thách đố với thời gian. Năm 1300, vó ngựa xâm lăng của Mông Cổ buộc những cư dân ở đây phải rời bỏ thành Pagan cổ kính thiêng liêng, mặc cho những cơn gió cuốn theo lớp bụi vàng của vùng cao nguyên cháy nắng phủ lên những đền đài trầm mặc, cô tịch. Vương triều Pagan tồn tại gần 3 thế kỷ và đều lấy Phật giáo Theravada làm quốc giáo. Điều này không chỉ có ý nghĩa thuần tuý về mặt tôn giáo mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành quốc gia dân tộc, và văn hóa Phật giáo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền văn hóa Myanmar. Lúc nầy có trên 5,000 chùa tháp, nhưng qua thời gian và chinh chiến hiện nay chỉ còn khoảng 2,300 ngôi chùa tháp. Hầu hết những chùa tháp Pagan được kiến tạo vào khoảng thế kỷ XI- XII, dưới triều đại Pagan. Những nhà khảo cổ UNESCO cho rằng: "Pagan là cả một rừng kiến trúc Phật Giáo Tiểu Thừa". Cũng tại đây, đã chứng minh rõ nét nhất về tinh hoa và tài năng của dân tộc Miến Điện được thể hiện qua các đền tháp, biểu hiện phong cách kiến trúc truyền thống Miến Điện trong giai đoạn hình thành và phát triển. Phật Giáo phát triển tại Miến Điện bởi những sắc dân người Môn và người Piuk, vốn từ Ấn Độ sang. Cho đến năm 1001, triều đình Miến Điện đã thừa nhận vị Tăng Thống của Phật Giáo là Đại Lão Hoà Thượng tại Pagan. Pagan một thời là kinh đô của triều đình vua Anoratha. Pagan được kiến tạo từ đó. Pagan có tên cổ là Arimadda Napura có nghĩa là "Thành phố đạp chân lên kẻ thù", ám chỉ sự chiến thắng những bộ tộc người Môn tại Thatôn.Đi từ cổng đền vào, có hai ngôi đền thờ, khắc chạm hình những Maha Girinat. Đây là vết tích của đạo Nak có từ trước của người dân Miến.Đi vào trung tâm của khu vực nầy, tất cả những đền tháp đều có tên (phần đuôi) là "Cetiya" hay là "Gu" (tháp hay chùa). Theo danh từ Phật học, "Cetiya" biểu trưng cho Phật và Pháp. Cetiya gần với khái niệm "Stupa" (Tháp) của Ấn Độ. Tất cả có đến 2,289 Cetiya. Những ngôi tháp ở Pagan được phân chia ra làm 4 loại khác nhau, tùy tầm cỡ và tùy phong cách: Loại thứ nhất là loại stupa (tháp) hình bầu, hơi giống như kiểu tháp Chorten của Tây Tạng, Boutan. Ngôi tháp có niên đại sớm nhất của loại nầy xuất hiện vào thế kỷ VIII có tên là Pupaya, do những thổ dân người Piuk xây lên. Loại thứ nhì là một loại Stupa hình quả chuông, ở giữa có những đường gờnổi lên, trang trí bằng những hoa văn. Chóp của loại tháp nầy là đỉnh cao nhất của những đường gờ bao quanh. Không xác định được niên đại của loại tháp nầy, nhưng nhiều tư liệu cho biết là triều đình vua Aniruddha rất tán thưởng phong cách kiến trúc nầy. Những Stupa loại này có nền hình bát giác, có 1 hay nhiều tầng,với những hồi lang bao quanh. Thông thường thì Stupa và nền được xây dựng lên trên một hình Kim tự tháp khổng lồ. Loại thứ ba cấu tạo theo kiểu hình chuông và cũng có những đường gờ ở giữa. Nền hình tròn hay hình bát giác. Trên đỉnh vòm chuông được kiến trúc theo hình bát giác. Tất cả được trang trí hài hoà và cân đối. Loại thứ tư cũng cấu trúc hình chuông, có nền tròn, nhiều bậc, không có hành lang rộng, không có những đường gờ. Hầu hết bên ngoài những chùa tháp Myanmar đều có tạc Thần Hộ Vệ. Những vị Thần chính nầy phải kể: Thần Virupaksa, Thần Virudhaka, Thần Dhtarastra và Thần Kubera. Những tượng nầy rập theo khuôn mẫu ở chùa tháp Bharhut (Ấn). Ảnh hưởng Ấn Giáo còn đọng lại với tượng Vichnou và tượng Shiva. Nhìn chung lại, cách loại Ceytiya kể trên không giống như kiểu kiến trúc Ấn Độ cùng thể loại nầy. Chức năng của những tháp nầycũng hoàn toàn khác, vì toàn bộ dùng cho những hoạt động tôn giáo. Họ muốn nêu lên biểu trưng của Niết Bàn, mục đích cao nhất trên con đường tu hành. Nền Kim tự tháp gợi lên hình ảnh của vũ trụ, không gian hiện đang sống. Những đền tháp ở đây đều dựa theo mô hình kiến trúc Tích Lan và Ấn Độ. Người Miến Điện thường xây đền tháp trên những đỉnh đồi, vì họ quan niệm càng lên cao chừng nào thì tâm hồn càng thanh thoát và xa trần tục bấy nhiêu. Tại Pagan còn có một loại hình kiến trúc Phật Giáo khác nữa: loại đền Gru. Những loại đền nầy được thiết kế trong những hang động và những giả sơn (Gru có nghĩa là hang). Phần bên trong của những đền hang nầy là một hệ thống hang động và các phòng vòm. Kiểu vòm nầy rất phổ biến trong những kiến trúc Phật Giáo tại Miến. Đây không phải khuôn rập theo kiến trúc Ấn Độ, mà thực chất là của người Piuk thường xây. Đa số những ngôi đền tại Pagan được xây dựng trên những khu vực đất bằng phẳng và có nguồn gốc từ những Stupa. Quá trình hoàn thành các công trình nầy là do người Ấn, người Môn và người Piuk hợp tác. Đến Myanmar là bước vào một thế giới khác với hương vị, cảnh quan, và cảm giác hết sức quyến rũ, với một bầu không khí thật sự khác thường. Rangoon, thủ đô của Myanmar, là một nơi kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa một bên là một nền văn hoá Miến Điện thực thụ hoà cùng với những di sản thời thuộc địa sót lại, vẫn còn tồn tại hàng thập kỷ sau khi Anh quốc rút lui. Nhịp đập của thành phố hoà nhịp cùng những con đường rộn rã của nó, tạo nên một nét rất riêng của đất nước: người Myanmar. Chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi cổ nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanmar. Chùa Kyaikhtiyo toạ lạc gần thị trấn Kyaikhto, quận Thaton và nhiều người tin rằng nó được xây dựng trong thời gian Đức Phật còn sống, trên 2.500 năm trước. Theo truyền thống của đạo Phật, tên ngôi chùa này được bắt nguồn từ "Kyaik" có nghĩa là "chùa" và "yo" có nghĩa là "ngự trên đầu của nhà ẩn dật"; còn trong tiếng Pali thì "ithi" nghĩa là "một nhà ẩn dật" và vì thế Kyaikhtiyo hàm ý "ngôi chùa mang đầu của nhà ẩn dật". Bởi vì truyền thuyết kể rằng sau khi một người tu hành xuống tóc vì Đức Phật thì không còn quyến luyến gì trần đời và toàn tâm đi tìm miền cực lạc. Nơi đây có một tảng đá thiêng, được bao bọc bởi những lá bằng vàng dát mỏng, nằm cheo leo trên bờ một vách đá. Truyền thuyết kể rằng, sở dĩ tảng đá giữ vững được vị trí của nó là nhờ có một sợi tóc của Phật Tổ được đặt ở một vị trí chính xác trong một cái tháp thờ cao đến 7,3m nằm trên khối đá này. Ngôi chùa được xây dựng trên một tảng đá tròn, hình quả trứng rất to lớn trên độ cao 1.100m so với mặt biển. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Trước khi tới Yangon, những người nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều đáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như khi chính ta đang đứng trước Angkor vĩ đại. Quần thể kiến trúc to lớn này toạ lạc trên đỉnh một khu đồi lớn với nhiều hệ thống bậc thang trải dài xuống tận chân đồi và một hệ thống thang máy hiện đại. Từ dưới chân núi, bạn chỉ nhìn thấy duy nhất chởm đá nhô ra phía ngoài; nhưng khi lên đến đỉnh, cảnh quan diễn ra trước mắt là một quần thể kiến trúc thống nhất. Ngôi chùa Kyaikhtiyo cao gần đến 30mét với vô vàn tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách, đặc biệt có một số tượng Phật được trang điểm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng. Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, cao hơn mặt bằng thành phố 20mét. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương. Để leo lên đến được đỉnh núi dài 12km tính từ vùng Kimmunsakhan, du khách phải leo bộ qua 20 trạm nghỉ khác nhau với các quán cóc nhỏ phục vụ đầy đủ các loại nước giải khát và trái cây. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn mọi người nhất là trong suốt quãng đường dài như thế, không một tia nắng nào có thể ảnh hưởng đến vì các tán lá cây rộng lớn có thể che mát mọi người. Tài liệu - Nouvelles Recherches Archéologiques à Pagan – Tome XI - J. Auboyer – 1954 - - The Art and Architecture of Myanmar - A. Salmony – 1924 - - Buddhist Art in South East Asia – Ph. Bodel – 1925 - - Towards Rangoon – H.G. Wales – 1967 - Mahabodhi Temple, BaganFrom Wikipedia, the free encyclopediaJump to: navigation, search The Mahabodhi Temple (Burmese: မဟာဗောဓိကျောင်း, pronounced [məhà bɔ́dḭ tɕáuɴ]) is a Buddhist temple located in Bagan, Burma. It was built in the mid-13th century during the reign of King Htilominlo, and is modelled after the Mahabodhi Temple, which is located in Bihar, India. The temple is built in an architectural style typical during the Gupta period, and contains a large pyramidal tower with many niches containing over 450 images of Buddha. The temple was destroyed during the 1975 earthquake, and was repaired in following years.
[edit] ReferencesPictorial Guide to Pagan. Rangoon: Ministry of Culture. 1975 [1955]. Fiala, Robert D. (2002). "Mahabodhi Paya (c. 1250)". Asian Historical Architecture. www.orientalarchitecture.com/myanmar/bagan/mahabodhi.php. Retrieved 2006-08-12.************ Mahabodhi Paya (built c. 1250)The Mahabohdi temple, erected during the reign of Nadaungmya (r. 1211-1234), is modeled after the temple of the same name in Bodhgaya, India. The original Mahabodhi had been erected on the place where Siddhartha first attained supreme enlightenment in the 6th century BC. It is a 140 foot high brick and whitewashed stucco structure characterized by a large square pyramidal tower and topped by a conical spire and umbrella. Similar Bagan-era structures may be seen at Salé, about 20 miles south of Bagan on the Ayeyarwady; there is also a small copy on the terrace of the Shwedagon (soon to be added to this site) in Yangon. In addition to its pyramidal tower set on a quadrilateral base, the Mahabodhi is almost unique among Bagan structures because its extensive exterior ornamentation. Its numerous niches enclose over 450 Buddha images not only on the tower but also on the corner stupas and to a lesser extent on the exterior walls of the two story base. The Mahabodhi was badly damaged by the 1975 earthquake. It was repaired between 1976 and 1979 and strengthened in 1991-1992. Unfortunately, because of a variety of problems, this writer has only a few images of the Mahabodhi. This may justify a return trip to the area (with over 2,000 monuments in the area, there would be numerous other reasons). The few included suggest the richness of this massive and unique structure that mirror the Buddhist roots in northern India. This is Bagan Monument number 1670 Also, compare this temple to these other 'Bodhgaya-style' temples: •Mahabodhi Temple, Bodhgaya, India (the prototype) •Mahabuddha Temple, Patan, Nepal •Wat Chet Yot, Chiang Mai, Thailand •Wat Phra That Nong Bua, Ubon Ratchathani, Thailand Text by Robert D. Fiala, Concordia University, Nebraska Bibliography: All images copyright 2002 by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA Clark, Michael and Joe Cummings. Myanmar (Burma). Lonely Planet Publications, 2000. Melbourne Courtauld, Carline. Burma (Myanmar). Odyssey Publications, 1999. Hong Kong Pichard, Pierre. Inventory of Monuments at Pagan, vol. 6, Monuments [numbered] 1440-1736. Kiscadale EFEO UNESCO, 2000. Paris Strachan, Paul. Pagan: Art & Architecture of Old Burma, 2nd. ed. Kiscadale Publications, 1996. Scotland
|
|
|
Post by TCTV on Dec 21, 2010 4:54:55 GMT -5
Myanmar tĩnh lặng 17/12/2010 .Đến Myanmar, người ta dễ choáng ngợp bởi hàng ngàn ngôi đền, chùa, tháp vàng rực khắp nơi và điều đó đã tạo cho đất nước này một vẻ mơ màng độc đáo.Tĩnh lặng đêm ngày Liên bang Myanmar có 135 dân tộc, phân bố ở bảy bang và bảy vùng lãnh thổ. Dân tộc Bamar (Miến) chiếm 68% và 89% dân số ở miền đất này theo đạo Phật. Buổi sáng ở thủ đô Yangon, bước chân ra phố, người ta cảm nhận rất rõ nhịp sống bình yên. Ngoài những chuyến xe buýt chạy đều đặn trên một số tuyến chính và một vài hãng taxi sử dụng những loại xe từ thập niên 50 của thế kỷ trước, xe đạp lôi (trisaw) là phương tiện đi lại phổ biến nhất. Thậm chí, xe đạp lôi còn được phép chạy trên những đại lộ thênh thang. Càng xa thành phố, loại phương tiện giao thông này càng phổ biến. Nó được thiết kế giống như các loại xe sidecar của quân đội Đức sử dụng hồi thế chiến thứ hai. Một cái thùng xe cho hai người ngồi được gắn kế bên xe đạp. Một người nhìn ra trước, một người nhìn sau. Hai lưng tựa nhau rất “tình thương mến thương”. Nằm ở khu trung tâm Yangon, ngôi chùa vàng nổi tiếng thế giới - Shwedagon 2.500 năm tuổi, được bao phủ bởi 60 tấn vàng ròng và đỉnh tháp được trang hoàng bằng cả một kho báu: 5.448 viên kim cương, 2.317 viên hồng ngọc, bích ngọc, 1.065 lục lạc vàng và viên hạt xoàn 76 carat trên đỉnh cao chót vót. Trên phố xá đã xuất hiện nhiều cao ốc hiện đại, nhưng nét cổ xưa của nhiều tòa nhà với lối kiến trúc Anh, Ấn, Tàu, Hồi… vẫn bao trùm một vùng không gian. Ở đó, lẳng lặng trong sương sớm, thỉnh thoảng người ta bắt gặp những quán nước vỉa hè với vài người dậy sớm, nhẩn nha ly trà nóng với vài cái bánh chiên còn đẫm mùi dầu. Một góc chùa Shwedagon 2.500 năm tuổi Sự tĩnh lặng càng rõ hơn khi đến hồ Inle. Đấy là khu hồ lớn thứ hai của Myanmar, nằm trên địa phận bang Shan và cách trung tâm Heho chừng 10 cây số. Inle quả thật là thiên đường của các cặp tình nhân. Ở đấy, không chỉ có sự mát mẻ của vùng đồi nằm ở độ cao khoảng 880m so với mực nước biển mà người ta còn tìm thấy một cảm giác tách rời hoàn toàn với nhịp sống bên ngoài. Với 250km2 diện tích mặt nước, Inle tạo nên một khoảng trời thênh thang bát ngát dưới ánh nắng mặt trời với những dải núi dài xanh mượt, êm đềm những ngôi nhà nổi bằng tre nứa giản dị, lặng lẽ những ngư dân đứng chèo thuyền quăng lưới giữa trưa, hững hờ những cánh chim sải cánh trong chiều tà… Đêm Inle càng thêm huyền diệu nếu chỉ có du khách với sao trời chi chít, với trăng khuya cô độc in bóng mặt hồ. “Lòng ta là những thành quách cũ...” Bagan, cố đô của Myanmar, cách Yangon 600km về hướng bắc. Nhìn từ máy bay, Bagan thật hoang sơ. Truyền thuyết kể rằng, thời hưng thịnh (1044 – 1287), mỗi ngày Bagan có thêm 40 đền chùa. Trên diện tích 42 cây số vuông, Bagan hiện còn 2.217 ngôi đền chùa trên tổng số 13.000 công trình được xây dựng trước đó. Bagan bây giờ chỉ còn là hoài niệm của người Myanmar. Nhưng đó là sự hoài niệm đầy tự hào. Bốn góc khu Old Bagan vẫn sừng sững bốn công trình bất hủ: chùa Shwezigon cổ kính nhất, đền Ananda đẹp nhất, đền Thatbyinnyu cao nhất, “kim tự tháp” Dhamayangyi đồ sộ nhất. Myanmar đang vào mùa mưa, nhưng nắng vẫn rát, gió vẫn khô như vùng Phan Rang, Ninh Thuận xứ mình. Không có nhiều màu xanh trên vùng đất cao nguyên này. Thấp thoáng là những cây cọ cô đơn vươn cao và những thân xương rồng khẳng khiu, đầy gai nhọn dưới thấp. Vậy mà từ năm 1300, khi cư dân cuối cùng rời khỏi Bagan, những di tích đền chùa này vẫn sừng sững ngắm nhìn nhiều cuộc bể dâu. Một góc Bagan Cuối chiều, nhiều du khách chọn cách ngắm Bagan từ độ cao 40m của ngôi đền Shwesandaw, ngồi chờ ánh hoàng hôn phủ lên bạt ngàn thành quách đền đài lô nhô dưới thấp, cảm nhận không gian như lặng im, thời gian như chùng lại. Tiếng vó ngựa chậm rãi lóc cóc phía xa, gợi cảm xúc về một thời hoàng kim xa xưa của triều Mon bên dòng Ayeyarwady. Những câu thơ của Vũ Đình Liên bỗng hợp tình, hợp cảnh hơn bao giờ hết: Trôi đi thuyền! Cứ trôi đi xa nữa/Vỗ trăng khuya bơi mãi! Cánh chèo mơ/Lòng ta là những thành quách cũ/Từ ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa... Kuthodow Pagoda - nơi có bộ Kinh Phật lớn nhất thế giới (tạc trên 729 phiến đá) Toàn cảnh Mandalay - nhìn từ Mandalay hill Myanmar vẫn còn vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết, người Myanmar mến khách và hiền lành… Sự hiếm hoi ấy là một trong những lý do khiến Vietravel chọn Myanmar làm điểm đến mới như một hành động ủng hộ mục tiêu “4 quốc gia 1 điểm đến” trong kế hoạch quảng bá hình ảnh du lịch tiểu vùng Mêkông năm 2011 của các nước trong khu vực. Theo phunuonline.
|
|
|
Post by TCTV on Dec 23, 2010 4:00:36 GMT -5
Bagan kỳ vĩ và bi tráng 14/12/2010 Việt Anh .Bagan là một thành phố nhỏ nằm trên vùng đất khô cằn miềm Trung Myanmar. Nơi đây đã từng giữ vai trò kinh đô cổ đại của Myanmar, giai đoạn quan trọng này vẫn được giới sử học gọi là “Thời kỳ Bagan” kéo dài từ năm 1044 tới năm 1287.Không thể tin những công trình này đều đa phần được tạo dựng từ thế kỷ 11, 12 với chất liệu chủ đạo là đá và gạch. Và còn nguyên vẹn những ngọn tháp kiêu hãnh vút lên trời xanh, những ngôi chùa tuyệt đẹp pha trộn phong cách Ấn Độ giáo và văn minh Angkor. Tại những ngôi chùa tháp này, bạn còn thỏa sức thưởng ngoạn vô vàn đường nét kiến trúc độc đáo và những bức bích họa tuyệt đẹp gần 1.000 năm tuổi được trang trí khắp các bức tường và vòm mái. Vắng lặng đến hoang tàn, và cũng kỳ vĩ đến choáng ngợp, đó sẽ là ấn tượng của du khách về “Bagan cũ”- thánh địa của những ngôi chùa tháp. Xin gửi tới bạn đọc những hình ảnh thánh địa của những ngôi chùa tháp tại cố đô cổ Bagan: Tàn tích của một trong 4 cổng chính dẫn vào khu thành địa của những ngôi chùa tháp tại kinh đô cổ đại Bagan Bên cạnh các ngọn tháp kiêu hãnh vút lên trời xanh nắng gió là những bức tường thành đổ nát ghi dấu ấn thời gian Những pho tượng Phật khổng lồ hiện diện trong các chùa tháp tại Bagan Đường nét kiến trúc mang đậm chất Phật giáo pha trộn văn minh Angkor với những bức bích họa cả 1.000 năm tuổi là nét đặc trưng trang trí trong các ngôi chùa tháp Vùng đất Bagan cổ này không có cư dân sinh sống. Mà bám trụ quanh các ngôi đền lớn là vài chiếc lán nhỏ được lợp bằng lá cọ, nơi có những người nhẫn nại mời du khách mua các món đồ lưu niệm khá đẹp, với giá cả rất phải chăng. Trải qua bao biến cố của thời gian, thánh địa Bagan vẫn vẹn nguyên nhiều di tích "bí ẩn" như thách thức giới khảo cổ trên toàn thế giới Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn, nhưng người dân nơi đây luôn nồng hậu đón tiếp du khách khắp nơi trên thế giới Chắc chắn, nếu có dịp ghé thăm Bagan du khách sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị đan xen chút nuối tiếc. Bagan bi tráng sẽ khiến bạn phải đặt ra giả thiết: Giá như năm 1283, Thành Cát Tư Hãn với đội quân hùng mạnh của mình không tràn qua Bagan và chính thức thêm tên Myanmar vào bản đồ bị xâm chiếm sau cái chết của vua Narathihapate vào năm 1287, thì Myanmar, với kinh đô Bagan huyền thoại sẽ giữ trò như thế nào của nền văn minh nhân loại? Theo: anninhthudo.vn @@@@@@@@@@@@@ Naypyidaw By Hannah Beech Thursday, May. 22, 2008 ENLARGE PHOTO+ Junta chief Than Shwe reviews the troops in Naypyidaw. Khin Maung Win / AFP / Getty PrintEmailReprintsFacebookTwitterMORE Add to my:del.icio.usTechnoratiredditGoogle BookmarksMixxStumbleUponBlog this on:TypePadLiveJournalBloggerMySpace.. 0diggs digg There aren't any," says the hotelier with an embarrassed laugh when I ask about the best tourist attractions in Burma's new capital. That's no surprise, really. Naypyidaw--the name translates as "Abode of Kings"--was built from scratch just three years ago on orders from the ruling junta. The vast swath of former scrubland didn't even exist when the latest Lonely Planet Burma travel guide was written, and there's not much tourist charm in a dusty bunker town whose sole purpose is the wish fulfillment of paranoid generals. Naypyidaw is very big and very empty. Even after Cyclone Nargis devastated Rangoon, Burma's former capital, that metropolis of 5 million still teems with life. The authorities claim that Naypyidaw, untouched by the storm, is home to nearly 1 million residents. But on a recent visit, I saw only a few dozen people apart from the gangs of manual laborers painting crosswalks and sweeping spotless boulevards. On the 20-minute drive from the airport to the hotel zone--where all six of Naypyidaw's hotels are located--I passed just three other vehicles. One was a horse-drawn buggy. Tens of thousands of civil servants have been forced to abandon Rangoon for Naypyidaw, but the new capital has only two markets catering to their needs. There's no sign of movie theaters or karaoke dens, and no cell-phone coverage--for "security reasons," the locals claim. (That still doesn't explain why junta leader Than Shwe has refused to take calls from United Nations Secretary-General Ban Ki-moon, who was phoning to urge more government aid for cyclone victims.) Three years after the first wave of government employees moved here, Naypyidaw remains under construction. Workers toil in the searing heat, mostly without modern equipment like cranes and bulldozers. So far, their efforts have produced, among other things, a massive zoo, five police stations and three golf courses. (Burma's generals are notoriously fond of the sport.) Government housing is provided in bright-hued blocks reminiscent of a down-market Florida retirement community, color-coded by residents' occupation: blue buildings are for the Ministry of Health, green for the Ministry of Agriculture and Irrigation. One attraction of life in Naypyidaw is its 24-hour electricity supply in a country plagued by power shortages. But that's not enough to entice civil servants to bring their relatives here. Asked why her family stayed in the old capital, a 12-year-old girl visiting her father answers in impressive English, "Rangoon is better; here is bad," earning her a slap on the head from her anxious mother. Despite the considerable landscaping effort at Naypyidaw's Natural Herbal Park and Water Fountain Garden, no people loll in these public green spaces. I see none of the country's omnipresent Buddhist monks in the new capital, even at the local pagoda. The instigators of last year's democracy protests, which soldiers broke up with gunfire, presumably aren't welcome in a city dedicated to a surreal sense of order. The city's only potential tourist attraction is a replica of Rangoon's famous Shwedagon pagoda. It's still under construction. At the building site, child laborers--some appearing no older than 6--lug piles of rocks on woven stretchers. Burma's junta has long been considered one of the world's worst human-rights abusers. But the generals don't have to see these tiny laborers build a golden temple for their Abode of Kings. That's because the top brass is bunkered in another, faraway part of the city, an isolation that could help explain the junta's underwhelming reaction to Cyclone Nargis, which left an estimated 134,000 people dead or missing. A Naypyidaw map vividly sums up the willful seclusion of Burma's leaders: the space where the generals' lavish homes should be is completely blank. The new airport being built in Burma’s capital of Naypyidaw will eventually be able to handle more than 10 million passengers per year, according to an industry report. The airport is being built in three stages by the Burmese company Asia World, whose boss, Tun Myint Naing, also known as Steven Law, is on a U.S. sanctions list because of his close connections with the country’s military leaders. The first-phase construction will have a capacity of 3.5 million passengers per year and is due to be completed in mid-2011, according to the airport construction industry Web site passengerterminaltoday.com. The Web site quoted Singapore-based CPG Consultants for the figures, and said CPG designed the new airport. After all three construction phases are completed, the airport will be able to handle 10.5 million passengers a year, according to the Web site. It did not give a date for the final completion Read more: www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1808623,00.html#ixzz1EqZbxn90
|
|
|
Post by TCTV on Dec 23, 2010 4:09:25 GMT -5
Chùa Núi Vàng - kiệt tác nhân văn 13/11/2010 .Bàn tay sáng tạo của con người kết hợp với tuyệt tác thiên nhiên đã tạo nên điều kỳ diệu. Chùa Núi Vàng là điểm đến đầu tiên của tất cả những ai ghé thăm Myanmar.
Tĩnh lặng đến mức từng giọt nước rơi rất nhẹ cũng được nghe thấy, tâm hồn con người trở nên thanh thoát hơn khi đến chùa Kyaikhtiyo.Vùng đất của sự huyền bí Đến Myanmar là bước vào một thế giới khác với hương vị, cảnh quan, và cảm giác hết sức quyến rũ, với một bầu không khí thật sự khác thường. Yangon, thủ đô của Myanmar, là một nơi kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa một bên là một nền văn hoá Miến Điện thực thụ hoà cùng với những di sản thời thuộc địa sót lại, vẫn còn tồn tại hàng thập kỷ sau khi Anh quốc rút lui. Nhịp đập của thành phố hoà nhịp cùng những con đường rộn rã của nó, tạo nên một nét rất riêng của đất nước: người Myanmar. Bạn sẽ rất hứng khởi khi chứng kiến những cuộc diễu hành rất nghiêm trang của các nhà sư trong bộ áo choàng màu vàng nghệ và tím, những ni cô đang tìm của bố thí, và những phụ nữ Myanmar sang trọng điểm xuyết cho mình những món trang sức giả kim vàng óng. Kẻ trẻ, người già thích kéo dài cuộc tán gẫu trong những phòng trà, trên môi với điếu xì gà truyền thống thơm ngát, trong những bộ trang phục truyền thống theo kiểu longyi và htamein đã có từ hàng thế kỷ qua. Những bãi biển của Myanmar có lẽ là những nơi độc nhất vô nhị trên trái đất này chưa bị ngành du lịch khai phá, và điển hình nhất có lẽ là bãi biển mang tên Ngapali. Nơi ấy, khách du lịch có thể thư giãn dưới bóng râm của hàng cọ, thả bộ trên dải cát bàng bạc, ngắm nhìn ngư dân đánh cá buổi sớm tinh sương, hay chỉ đơn thuần là để cho những cơn gió từ vịnh Bengal thổi vào làm cho trí não được tuệ minh. Chốn ẩn dật linh thiêng Chùa Kyaikhtiyo là một trong những ngôi cổ nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các ngôi chùa ở Myanmar. Chùa Kyaikhtiyo toạ lạc gần thị trấn Kyaikhto, quận Thaton và nhiều người tin rằng nó được xây dựng trong thời gian Đức Phật còn sống, trên 2.500 năm trước. Theo truyền thống của đạo Phật, tên ngôi chùa này được bắt nguồn từ "Kyaik" có nghĩa là "chùa" và "yo" có nghĩa là "ngự trên đầu của nhà ẩn dật"; còn trong tiếng Pali thì "ithi" nghĩa là "một nhà ẩn dật" và vì thế Kyaikhtiyo hàm ý "ngôi chùa mang đầu của nhà ẩn dật". Bởi vì truyền thuyết kể rằng sau khi một người tu hành xuống tóc vì Đức Phật thì không còn quyến luyến gì trần đời và toàn tâm đi tìm miền cực lạc. Nơi đây có một tảng đá thiêng, được bao bọc bởi những lá bằng vàng dát mỏng, nằm cheo leo trên bờ một vách đá. Truyền thuyết kể rằng, sở dĩ tảng đá giữ vững được vị trí của nó là nhờ có một sợi tóc của Phật Tổ được đặt ở một vị trí chính xác trong một cái tháp thờ cao đến 7,3m nằm trên khối đá này. Ngôi chùa được xây dựng trên một tảng đá tròn, hình quả trứng rất to lớn trên độ cao 1.100m so với mặt biển. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Trước khi tới Yangon, những người nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều đáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như khi chính ta đang đứng trước Angkor vĩ đại. Quần thể kiến trúc to lớn này toạ lạc trên đỉnh một khu đồi lớn với nhiều hệ thống bậc thang trải dài xuống tận chân đồi và một hệ thống thang máy hiện đại. Từ dưới chân núi, bạn chỉ nhìn thấy duy nhất chởm đá nhô ra phía ngoài; nhưng khi lên đến đỉnh, cảnh quan diễn ra trước mắt là một quần thể kiến trúc thống nhất. Ngôi chùa Kyaikhtiyo cao gần đến 30mét với vô vàn tượng Phật được đặt khắp ngóc ngách, đặc biệt có một số tượng Phật được trang điểm bằng hàng nghìn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương với hàng trăm chiếc chuông vàng. Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, cao hơn mặt bằng thành phố 20mét. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương. Để leo lên đến được đỉnh núi dài 12km tính từ vùng Kimmunsakhan, du khách phải leo bộ qua 20 trạm nghỉ khác nhau với các quán cóc nhỏ phục vụ đầy đủ các loại nước giải khát và trái cây. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn mọi người nhất là trong suốt quãng đường dài như thế, không một tia nắng nào có thể ảnh hưởng đến vì các tán lá cây rộng lớn có thể che mát mọi người.
|
|
|
Post by TCTV on Dec 23, 2010 15:13:29 GMT -5
|
|
|
Post by TCTV on Dec 27, 2010 19:56:58 GMT -5
Old Bagan (built 9th century and thereafter) Kien Truc Dong phuong“Old Bagan” is the name currently given to the historic capital of the Kingdom of Bagan. From the 11th to the 13th century it ruled over vast areas of modern central Myanmar and beyond. Both within its walls, probably dating from the 9th century, and outside its walls were filled with most unique and lasting Buddhist architecture that remains a marvel today. The walls have crumbled into nothingness or some scattered ruins. Since the royal palace, monasteries and housing were usually made of wood, those also have disappeared. By the late 13th century, its era of greatness had passed, and the center of power in the region eventually moved elsewhere. But many of its great temples and stupas remained within the old wall, including Shwegugyi, Gawdawpalin, Thatbyinnu, Bupaya, Nathlaung Kyaung and the Mahabodhi which are separately listed on on this website. But the great city itself became a veritable village, perhaps indistinguishable from hundreds of others, except for its temples and stupas, and for the thousands of others on the surrounding Bagan plain. Two relatively recent events have also dramatically affected the Bagan Archaeological Zone and Old Bagan itself. The region was damaged extensively by an enormously devastating earthquake that struck the region on July 8, 1975. More than half of the important structures were damaged and a number were destroyed. Most of the major temples and pagodas were carefully restored by 1981, although some evidence of the devastation can still be seen. In 1990 a sudden controversial but peaceful military operation cleared most of the Old Bagan temple quarter of the local housing that had grown up in the area. The villagers were moved to a new site, then a peanut field, some five miles south of their former location. Evidence of their former village slowly are disappearing. Old Bagan within the confines of the remaining city walls consists now primarily of some temples and pagodas. Additionally there remain a few historic hotels and the new Bagan Archaeological Museum. This specific site will deal with certain elements of Old Bagan, other than the great temples mentioned above. Text by Robert D. Fiala, Concordia University, Nebraska ************************** Pahto Hamya Temple (built late 11th, early 12th century) The Pahto Thamya is a large two story temple located just inside the old city wall near the modernistic Bagan Archaeological Museum (visible in the background of the accompanying photograph). It is near the presumed site of the old palace and immediately to the west of Thatbyinnyu. Its central shrine is a bit over 23 ft (7,08 m) x 28 ft (8.58 m). There is a large porch extending outward on the east side. The crenellated terraces include a 12-sided terrace and three upper square terraces. There are four roof shrines with seated Buddhas on the terraces. The 12-sided bulbous dome with 12 vertical bands issuing from naga heads is topped by a 12-sided block and onion shaped sikhara, or spire. The spire was destroyed by the 1975 earthquake but restored in 1976 and 1984. Flat square blocks at the top of the first level doubtless carried replicas, mini stupas, of the central spire as do many other Bagan temples. The interior is a series of square forms in the hall, shrine room and in other parts. Some stucco moldings remain. The numerous mural paintings in the ambulatory are among the earliest of Bagan paintings, although most are in rather poor condition. There is also a large image of the Buddha. Thamya also contains one of the first upper temple shrines, a feature that was to become common in the middle period of Bagan architecture. The important historian of Bagan’s architecture, Paul Strachan, writes extensively and caringly about Pahto Thamya which he calls “an architecture that is balanced and self-confident” and one that set the stage for further architectural refinement. He also suggests that Pahto Thamya was a “supreme symbol of the advance of the Theravada Buddhist faith at Pagan...” Although, unfortunately I was unable to spend much time there, it is a remarkable structure. Bagan monument number 1605 Text by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA. Bibliography: All images copyright 2002 by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA Clark, Michael and Joe Cummings. Myanmar (Burma). Lonely Planet Publications, 2000. Melbourne Courtauld, Carline. Burma (Myanmar). Odyssey Publications, 1999. Hong Kong Pichard, Pierre. Inventory of Monuments at Pagan, vol. 6, Monuments [numbered] 1440-1736. Kiscadale EFEO UNESCO, 1994. Paris Strachan, Paul. Pagan: Art & Architecture of Old Burma, 2nd. ed. Kiscadale Publications, 1996. Scotland ******************************* Shwegugyi Temple (built c. 1131) The Shwegugyi (or Shwe-gu-gyi, “Great Golden Cave”) temple and the nearby ruins of the former royal palace form an interesting justaposition of Bagan sites. According to a contemporary Pali inscription on stone slabs in the building the temple was built in 7 1/2 months in 1131 AD under orders from King Sithu I (sometimes Alaungsithu I, r. 1113-1167). Located just to the north of Thatbyinnyu, the Shwegugyi is a large single story temple set on a large and tall (c. 13 feet) platform. There are three square receding upper terraces with corner spires or stupas at each corner on top of the central block. The temple is reflective of a slow change in architectural style to a lighter, airier and more decorated form with a stress on the vertical and reminds one of the transition between the Romanesque and Gothic styles in European cathedral architecture. There is an entry hall on the north side, and a barrel-vaulted shrine room in the central block. The distinctive corncob sikhara is tall and slender and emphasizes the verticality of the entire structure. A bright interior is created through the use of broad ambulatory corridors and eleven open arched windows. The temple is also famous for its fine stucco and carved wooden doors in the interior, although unfortunately I have no images of these to share. Perhaps this can be used to justify a return to this area. Just to the northwest of Shweguygyi are the brick foundations and post pits that are apparently the ruins of the former royal palace begun by King Kyanzittha (1084-1113) and added to over the next few centuries. The original palace buildings were made of wood and are no longer extant, but it was a large (c. 315 ft. x 263 ft,) and multi-faceted structure. Bagan Monument Number 1589 Text by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA. Bibliography: All images copyright 2002 by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA Clark, Michael and Joe Cummings. Myanmar (Burma). Lonely Planet Publications, 2000. Melbourne Courtauld, Carline. Burma (Myanmar). Odyssey Publications, 1999. Hong Kong Pichard, Pierre. Inventory of Monuments at Pagan, vol. 6, Monuments [numbered] 1440-1736. Kiscadale EFEO UNESCO, 1994. Paris Strachan, Paul. Pagan: Art & Architecture of Old Burma, 2nd. ed. Kiscadale Publications, 1996. Scotland *********************** Shwezigon Paya Temple (built late 11th century)Gilded stupa with terraces. Part of one of the four Buddha shrines set at cardinal points can be seen on the right. Renowned Shwezigon sign prohibiting 'the short pants, shameless dresses, and not good looking dresses.' The Shwezigon Paya (pagoda, stupa or zedi), is one of the Bagan area’s, and Myanmar’s, most significant religious structures. Located four miles northeast of Old Bagan at the edge of the most important regional town of Nyaung U (or Nyaung Oo), it truly is a ‘national’ pagoda, since it served as a prototype for many later stupas built throughout Myanmar. The Shwezigon is also a major national center of worship. Pilgrims come from many parts of Myanmar for its festival held during the Burmese month of Nadaw (November/December) both because of its historic character and because of its religious significance for Burmese Buddhism. While the Shwezigon was one of the earliest symbols of the triumph of the ‘purified’ Theravada Buddhism, it was also the first pagoda to allow ‘nat’ images (pre-Buddhist spirits who had the power to do good or evil) within its walls. Its original builder, King Anawrahta (r. 1044-1077), even had images of the 37 traditional nats put on the lower terraces. As a result ‘nat’ worship joined for the first time with the nascent Theravada Buddhism to form a unique and vibrant Burmese religious experience that also contributed to the general growth of Theravada. Eventually the nats of Shwezigon were removed from the terraces to a small hall within the compound, but the Shwezigon Festival still brings multitudes to honor and worship the nats at Shwezigon. King Anawrahta’s conversion to Theravada Buddhism in the mid-11th century had a profound influence on Bagan’s religious and cultural life. Anawrahta was Theravada’s first major advocate; he was also the first of the great builders of Bagan. He began construction of the Shwezigon (on a site reputedly chosen by a white elephant) as a massive and centrally important reliquary shrine to encase a variety of Buddha artifacts, including a copy of the Tooth of Kandy from Ceylon, frontal and collar bones, and an emerald Buddha image from China. Apparently he had completed the three terraces before he (perhaps) was killed by a wild buffalo in 1077; some contend that he had even completed a small stupa on the terraces and had plans to encase it in a larger structure. The reliquary shrine was completed between 1086 and 1090 by King Kyanzittha (r. 1084-1113), Anawrahta’s probable son (the parentage question is a looong story). Kyanzittha was perhaps Bagan’s greatest king, and it was under him that Bagan became known, doubtless with a touch of exaggeration, as the ‘city of four million pagodas.’ He did erect hundreds of monuments and also successfully championed the Mon Buddhist culture. When the symbolic ‘hti’, or umbrella, was put into place over the Shwezigon in 1090, the reliquary shrine had essentially taken on the shape that it has today. Earthquakes and other natural phenomena have, of course, taken their toll over the centuries, and it has been often repaired, perhaps most notably by King Bayinnaung (r. 1551-1581) in the late 16th century. The recent devastating earthquake of 1975 caused extensive damage to the spire and top of the dome that needed extensive repairs. Each attack on its main fabric doubtless introduced subtle and not-so-subtle changes to the structure. The pagoda, for example, now is encased by over 30,000 copper plates made possible through donations by local, national and international visitors. The entire structure was gilded in 1983-1984 and again more recently. Yet the lower part of the stupa and terraces apparently remain largely as originally constructed in the 11th century. The Paya is a solid symmetrical stupa oriented to the east; it is built of sandstone blocks that average approximately 15 x 10 x 3 in. (38 x 26 x 8 cm). Its gracefully shaped ‘bell’ or ‘anda’ reaches a height of 160 ft. and sets on an intermediate octagonal base and on three rising square terraces accessible from the four cardinal points. Each of these terraces has ‘Jataka’ tablets relating the life of the Buddha. Smaller stupas mirror the main stupa at the corners of each terrace. The square base of the stupa matches the height of the stupa at 160 ft on each side. There is a wide variety of decorations and thick circular moldings on the bell itself, and the central spire is crowned by the traditional ‘hti’, or umbrella, a symbol of sovereignty. In front of each of the axial stairways leading to the terraces are square satellite temples with central shrines that were integrally planned to be part of the total mass. Each shrine (or ‘Kyg-gu Taik’) contains an 11 ft Gupta-style standing gilded bronze Buddha (the largest original statues in Bagan) dating from the early 12th century. The four represent the Buddhas who attained enlightenment in this world: Kakusana, Konagom, Kassapa and Gotama. The Shwezigon is located at the center of an enclosure wall, roughly 750 ft (230 m) on each side, that is penetrated by four gates. There is a large and varied number of shrines, monuments, smaller zedi and temples within the enclosure walls. They date from numerous eras, and more are regularly added. On the eastern side two inscribed pillars placed there by King Kyanzittha record the pagoda’s history in the Mon language. Interestingly, the inscription does not mention King Anawrahta, who started the construction in the mid-11th century. Bagan Monument Number 1 (for the Paya itself, monuments numbered 2-28 for other monuments inside of Shwezigon’s enclosure walls). Text by Robert D. Fiala, Concordia University, Nebraska Bibliography: All images copyright 2002 by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA Clark, Michael and Joe Cummings. Myanmar (Burma). Lonely Planet Publications, 2000. Melbourne Courtauld, Carline. Burma (Myanmar). Odyssey Publications, 1999. Hong Kong Pichard, Pierre. Inventory of Monuments at Pagan, vol. 1, Monuments [numbered] 1-225. Kiscadale EFEO UNESCO, 1994. Paris Strachan, Paul. Pagan: Art & Architecture of Old Burma, 2nd. ed. Kiscadale Publications, 1996. Scotland
|
|
|
Post by TCTV on Dec 27, 2010 20:20:07 GMT -5
Ananda Pahto Temple (built c. 1090-1105) Distant view of the majestic Ananda Pahto.Part of the enormous enclosure wall. Magnificent symmetry of ascending terraces. Upper terraces and central sikhara, corncob-like finial and 'hti', the umbrella-like uppermost element. One of the major entries. Stupa above entry arcade and the temple itself. Tha Gya Pya Phaya, holy zedi.Shwe Chan That Phaya, a contemporary structure with Pyatthat roof.The Ananda Pahto, or Phaya, was the first of Bagan’s great temples, and remains one of the finest, most beautiful and perhaps most photographed, of all of Bagan’s architectural complexes. It is a symmetrical masterpiece of Mon architectural style and, with some North Indian influence, reflects the transition from the Early to the Middle period of Bagan architecture. Located just to the east of the old city walls, its square-based beehive-like ‘sikhara’ crown and ‘hti’ umbrella, gilded to mark the temple’s 900th anniversary in 1990, and expansive whitewashed temple structure dominate the surrounding countryside. Paul Strachan, one of the foremost experts on the architecture of Bagan, has suggested that “none can rival the Ananda as an experience that enriches.” Heavily damaged in the devastating earthquake of 1975, it has been carefully restored. The temple was completed during the reign of King Kyanzittha (r. 1084-1113), who reportedly was inspired by eight visiting Indian monks and their story of earlier life in the legendary Nanadamula cave in the Himalayas. The Ananda both sought to recreate a vision of this cave and reflect the endless wisdom of the Buddha. It also inspired the temple-building of later rulers who constructed their own works of merit. The Ananda is surrounded by an enclosing wall and four integrated arched gateways containing guardian deities in the seated ‘lalitasana’ position. Since it has always also served as a monastery there are also a number of associated buildings within the enclosure wall. The Ananda is a perfectly proportioned Greek cross structure and beautifully symmetrical in form, including its vestibules and gabled portico entryways with stupa finials. It has a central square measuring approximately 175 ft (53 m) along each side. The main mass of the building is approximately 35 ft (10.5 m) high and contains two tiers of windows. The central tower soars 167 ft (51 m). There are six receding terraces; the lower terraces have a complete numbered set of 537 Jataka plaques numbered in the Pali language, while there is a further set of 375 Mon language plaques depicting the last ten Jataka on the upper terraces retelling ‘jataka’ scenes from the life of the Buddha. Including those on the interior, this is the largest Bagan collection of terracotta tiles. Four smaller stupas mimic the central sikhara crown at each corner of the second main level, and several tiers of windows help illuminate the inner corridors. It is in constant use and is in good repair. The stucco and other parts and features of the temple were restored in the late 18th century in the Middle Konbaung era style. The central cube contains two parallel ambulatories around the central core contain arched niches in the wall to contain images of the Buddha; over 80 instructional sandstone relief scenes in the outer corridor depict the life of the Buddha from his birth until his enlightenment. Four impressive gilded teak (30 ft., 9.5 m.) standing Buddhas, facing the four cardinal directions, represent the Buddhas who have attained enlightenment in the present kalpa, or world cycle. The images facing north and south are contemporaneous with the building, while the east and west images replace figures destroyed by fire or temple thieves a hundred years age; there are differences of opinion on this, however. Paul Strachan indicates that the east and west images were extensively repaired in the late 18th when the temple was refurbished. They are done in the later Mandalay Konbaung style. The robes of the later images are rather different from the earlier one. Although the inner walls are mostly whitewashed, there is evidence that originally they also contained a number of murals. The annual Ananda Paya Festival, held during three days during the full moon of Pyatho (December-January) to raise money for the upkeep of the temple, bring thousands from all parts of the country. Bagan Monument Number 2171 Text by Robert D. Fiala, Concordia University, Nebraska Bibliography: All images copyright 2002 by Professor Robert D. Fiala of Concordia University, Nebraska, USA Clark, Michael and Joe Cummings. Myanmar (Burma). Lonely Planet Publications, 2000. Melbourne Courtauld, Carline. Burma (Myanmar). Odyssey Publications, 1999. Hong Kong Strachan, Paul. Pagan: Art & Architecture of Old Burma, 2nd. ed. Kiscadale Publications, 1996. Scotland One of the entry hallways. One of four 29.5 ft (9 m) teak Buddhas at the four cardinal points of the temple. The north and south images are original. This is the Gautama image of the west using the 'abhaya mudra' (gesture of reassurance or no fear). Some writers suggest this was repaired in the 18th century, while others suggest it is a 19th century copy to replace one destroyed by fire.One of the guardians.The central spire with hti, umbrella-like finial at the finial.
|
|
|
Post by TCTV on Jan 8, 2011 20:03:26 GMT -5
Nov 2006 Burma's new capital of Naypidaw is one of the most mysterious cities in the world. Few foreigners have been inside and now there are signs a chain of underground bunkers are being built nearby. Buried deep within the remote jungle is Naypidaw, Burma's new capital. The Generals are so paranoid about it they've imprisoned journalists for trying to do what our reporter did: film the city being built. Foreigners are banned from the nearby city of Pyinmana where sources say the military are building a network of underground bunkers. Tremors are often felt at night. Since moving the capital, the army has intensified its battle against the Karen, clearing out surrounding villages in an attempt to dominate the area. Nearly 3,000 Karen villages have been destroyed in the past decade and a million people displaced. Those who speak out risk imprisonment or torture. "The situation of people all over the country gets worse by the hour", laments journalist Ludu Sin Wein. "The whole country is sitting on a power keg that can explode at any time." But there are signs of resistance. Half a million Burmese residents signed a petition calling for the release of their political leaders. As Burmese reporter Ludu Sin Wein states: "Someone has to take risks to let the world know what's going on." Produced by SBS/Dateline
|
|
|
Post by tk on Sept 25, 2011 5:01:57 GMT -5
Miến Điện du ký
Người xưa đã từng nói: Tất cả đều do nhân duyên. Thật vậy, ngày chúng tôi đến Miến Điện, ngẫm nghĩ lời nói của người xưa thật tuyệt vời. Vài năm trước đây ,chúng tôi ao ước đi xuất ngoại nghiên cứu đạo phật nhưng không thành. Năm nay không dự tính đi nhưng nhân duyên nhờ gia đình cô Diệu Trí và anh Thông khích lệ cho chuyến đi. Chúng tôi khởi đầu chuyến đi tại phi trường Tân Sơn Nhất. Bạn hữu và những người thân thương tiễn chúng tôi trong niềm hoan hỷ. Đoàn chúng tôi gồm có bốn người: Thích Thiện Minh, nghệ sĩ Bạch Tuyết, Phan Văn Vàng, Lê Văn Trợ. Chắc có lẽ mọi người tiễn chúng tôi ngày hôm đó kỳ vọng khi sang Miến Điện sẽ nghiên cứu, học hỏi nhiều điều tốt lành về đạo Phật Nguyên thủy.
Lần đầu tiên đi nước ngoài nên tâm lý rất lo. Điều đáng mừng trong đoàn có chị nghệ sĩ Bạch Tuyết tương đối thạo tiếng anh, nên những người cùng đi an tâm về mặt ngoại ngữ. Quá cảnh ở Thái Lan hơn ba tiếng đồng hồ, chúng tôi đi tham quan phi trường để nhìn thấy sự tiến bộ và văn minh của xứ sở Thái. Hy vọng một ngày nào đó nước Việt Nam sẽ giàu và đẹp hơn Thái Lan và những nuớc khác trên thê giới.
Khi sang Miến Điện, nhân viên trường thiền đón chúng tôi về khách sạn nghỉ và hôm sau trước khi vào thiền viện để tu tập Thiền, họ hướng dẫn chúng tôi tham quan các Phật tích và trung tâm thiền quán. Họ đưa chúng tôi đến những Phật tích quan trọng mà quan niệm người Miến trong đời họ phải một lần đến chiêm bái cúng dường.
Bảo Tháp Kyaikhtiyo
Bảo Tháp đứng cheo leo trên ngọn núi, nằm cách thủ đô khoảng một ngày xe hơi, từ dưới chân núi đi bộ đến ngọn tháp khoảng hai giờ đồng hồ. Theo truyền thuyết, tháp này xây dựng từ thời xa xưa để tôn thờ xá lợi Phật để cho dân chúng lễ bái. Tháp nằm cheo leo trên một hòn đá, cheo leo đến mức chúng ta tưởng tượng nếu như có một ngọn gió to thổi qua có khả năng đưa hòn đá và ngọn tháp đó xuống vực thẳm, ấy vậy mà nó vẫn đứng sừng sửng theo năm tháng thời gian. Người Miến Điện tin rằng ngày xưa ở đây chắc có lẽ một vị chân tu nào đó đã giác ngộ được phép thần thông nên ngài chú nguyện hòn đá như vậy để ngày nay dân chúng có đức tin nhiều với Phật pháp.
Đại Tháp Vàng shwedagon
Nằm ngay thủ đô Rangoon, nay gọi là Yangoon của nước Miến Điện. Ngay khi máy bay hạ cánh xuống phi trường nước Miến, chúng ta thấy ngọn tháp màu vàng ẩn hiện giữa bầu trời màu xanh, trông rất đẹp. Theo truyền thuyết Miến Điện, ngay thời kỳ đức Phật còn tại thế, bảo tháp này xây dựng để tôn thờ tám sơi tóc của Đức Bổn sư do vua Ukkalapa.
Nguyên nhân là do hai nhà thương buôn Taphussa và Phalika gặp Đức Phật phát tâm trong sạch quy y và học đạo với Ngài, khi từ giã về nước Đức Phật trao tám sợi tóc để làm vật kỷ niệm. Nhà vua biết được chuyện này, ngài cho xây tháp để tôn thờ cho dân chúng lễ bái. Được biết, phái đoàn vua Asoka truyền đạo đến xứ này các ngài có trùng tu Bảo tháp vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên và tồn tại đến ngày nay. Mặc dù bảo tháp bị thời gian phôi pha nhưng tồn tại được có lẽ là nhờ vua, hoàng hậu và dân chúng từng thời kỳ một khéo gìn giữ và tu tạo. Có đến chúng ta mới thấy sự nguy nga, hùng vĩ của bảo tháp, một bảo tháp lớn, xung quanh có nhiều bảo tháp nho nhỏ, tạo nên một vùng tháp vàng ở một góc trời Miến Điện.
Nền nghệ thuật kiến trúc ở đây đã đạt đến một trình độ siêu tột, có đến tham quan tháp vàng chúng ta sẽ có khái niệm nghệ thuật kiến trúc của Miến Điện từng thời kỳ một qua bảo tháp, cổng tam quan, hoa văn, tượng Phật. . . không có loại nào giống nhau cả, có thể mỗi thời kỳ vua chúa đều có xây dựng một kỷ vật ở đây để tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc của từng thời kỳ . Trong khuôn viên tháp vàng có cả một tòa nhà hai tầng, rất nhiều phòng để trưng bài và giới thiệu văn hóa Phật giáo bằng hình ảnh.
Viếng Thăm Trung tâm Thiền sư Upandita
Ở Miến Điện, thiền sư và thiện viện thì rất nhiều nhưng hai Trung tâm thiền mà chúng tôi tu học và tham quan tương đối nổi tiếng ở Miện Điện ngày nay, đó là thiền viện Panditaràma do thiền sư U pandita, thiền viện Shwe oo Min do thiền sư Shwe oo Min. Đặc biệt hai vị thiền sư này rất quý mến hành giả Việt Nam đến tu thiền, từ chỗ ở, sinh hoạt và lời chỉ dẫn của ngài rất ưu tiên cho hành giả Việt Nam, nên người Việt Nam qua Miến Điện tu thiền thường đến hai thiền viện nàyThiền sư Upandita và ngài shwe oo Min là huynh đệ, cả hai là đệ tử của Hòa thượng Thiền sư Mahàsi. Ngài thiền sư Upandita có nhiều thiền viện nhưng hiện nay ngài tập trung quan tâm đến thiền viện Panditaràma vì thiền viện này mới thành lập ở trong rừng khoảng một trăm mẫu, cách thủ đô khoảng bốn giờ xe hơi, rộng rải thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên hơn. Thế nên người tây phương rất thích đến đây để tu thiền quán. Lúc phái đoàn chúng tôi đến tham quan có khoảng tám mươi người tây phương hiện đang bắt đầu khóa tu hai tháng. Nhìn người tây phương tu thiền, họ đi trong chánh niệm, an lạc từng bước chân, chúng tôi rất sung sướng và nghĩ đến sự nhiệm mầu của Đức Thế Tôn. Rất cảm động khi được biết những người tây phương tham dự khóa tu kỳ này họ phải bỏ ba ngày lễ lớn của văn hóa họ, đó là lễ Giáng sinh, Phục Sinh và Năm mới. Có thể nói đây là sự từ bỏ lớn đối với người Tây phương.
Cuối cùng chúng tôi được họ đưa về thiền viện ở ngoại ô thành phố, nơi đó những nhà sư và Phật tử ở các nước trên thế giới đến tu tập thiền quán, họ vào đây không bận rộn với những công việc trần gian chỉ có một việc duy nhất là hành thiền để biết được thân tâm của mình.
Thiền viện
Tên thiền viện là Shee OO Min, có nghĩa là nơi thạch động màu vàng của người tu ẩn dật. Đây là thiền viện thứ hai của hòa thượng thiền sư. Thiền viện đầu tiên ở gần phi trường của của thủ đô Rangoon. Mặc dù mới xây dựng nhưng khang trang và mát mẻ.
Diện tích thiền viện khoảng bảy mẫu, nằm ở ngoại ô Thành phố. Xung quanh thiền viện là cánh đồng bao la, xa xa có đàn trâu ăn cỏ, những chú mục đồng vui đùa bên đàn trâu. Không gian thiền viện rất êm ả, xứng đáng là nơi cho các hành giả ở các xứ về đây tu tập pháp môn thiên Tứ niêm xứ.
Lối kiến trúc của thiền viện hơi cập nhật thời đại không giống vẻ cổ kính những ngôi chùa cổ ngày xưa. Thiết kế rất đơn giản nhưng uyên thâm, thật xứng với phong cách của thiền viện. Một chánh điện - để chư Tăng hành lễ và là nơi hành thiền tập thể hằng ngày. Một giảng đường- nơi hội họp, thuyết giảng đồng thời cũng là nơi hành thiền nếu như chánh điện thiếu chỗ. Hai dãy tăng phòng- nơi cư ngụ của chư Tăng và những thiền sinh nam trong khóa thiền, dung chứa khoảng 40 vị. Hai dãy phòng dành cho nữ cư sĩ và nữ tu, chứa khoảng 60 người. Có ba liêu thất, một dành đặc biệt cho Hòa thượng thiền sư, hai dành cho thượng khách và ba dành cho vị phó thiền sư. Cuối cùng là nhà trù có một tầng lầu, tầng trên dành cho Chư Tăng và tầng dưới dành cho hành giả độ sáng và độ trưa, dung chứa khoảng 600 người. Tất cả những tòa nhà này bố trí trên một khu đất rộng rãi và mát mẻ, khoảng cách của một tòa nhà là một khoảng không gian rộng lớn, trồng cỏ và trồng cây rất đẹp. Đặc biệt những tòa nhà này liên lạc với nhau bằng một con đường kinh hành mà khi mưa đi không bị ướt, con đường này làm bằng gỗ có máy che, rộng khoảng một thướt rưỡi.
Thời Khóa Biểu
Kỷ luật ở trường thiền là phương pháp tối ưu để cho thiền giả tiến bộ. Kỷ luật giống như người bạn tốt nhắc nhở chúng ta tu tập tinh tiến. Cũng nên lưu ý đừng vì khuôn thướt đó mà phải bị dính mắc vào nó, hay sử dụng nó để tìm lỗi người. Bí kiếp của thiền là không dính mắc. Thường trong khóa tu thời khóa biểu chỉ là hình thức, đa số thiền sinh tự giác. Những thiền sinh ở đây từ nhiều nước trên thế giới đến tu tập. Họ đến đây mất nhiều tiền và thời gian và thường những người này có quyền chức trong xã hội hoặc có chức vụ. Có lẽ vì họ ngán ngẫm cuộc đời, hay vì cuộc đời tác động họ phiền toái, lo âu và căng thẳng, cho nên họ đến đây tu tập bằng trái tim tu tập thực sự, chứ không gì danh lợi. Còn bậc xuất gia đến tu vì mục đích nghiên cứu cách tổ chức ở thiền viện, học những phương pháp hay từ vị thiền sư. Nhờ vậy khi về nước các vị sẽ mở khóa tu cho các hành giả ở quê hương của họ. Tóm lại các vị đến đây vừa tu thiền quán vừa có một trách nhiệm rất lớn.
Thời gian tu tập cố định ở thiền viện bắt đầu từ 3h30 sáng đến 10h tối, cứ một tiếng ngồi, một tiếng đi, ngoại trừ điểm tâm, ăn trưa và những nhu cầu cá nhân. Ở đây những người tham gia khóa thiền dù xuất gia hay tạigia đều gìn giữ tám giới, tức là không ăn phi thời.
Hình thức không ăn phi thời giúp cho thiền sinh thảnh thơi, an vui và không bận rộn nhiều cho việc ăn uống, vì vậy tâm tư sáng suốt, định tỉnh, nhẹ nhàng, rất thuận lợi và có nhiều thời gian hành thiền. Vấn đề ăn uống ở đây có thí chủ cúng dường mọi ngày hoặc những người tham gia khóa thiền luân phiên nhau cúng dường.
Trình Pháp
Là báo cáo kết quả tu tập. Thiền viện này tu tập tự do không bắt buộc hành giả tu tập theo hình thức nào hết nhưng thông thường ở đây thiền sư hướng dẫn nặng về hình thức niệm tâm. Tu tập Tứ niệm xứ là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp. Từ bốn lãnh vực quán niệm trên mà pháp sanh nhiều hình thức tu tập khác nhau. Có truyền thống tu tập hơi thở đặt trọng tâm phồng xệp ở da bụng hoặc ở chót mũi. . .Hoặc có truyền thống niệm thọ. Khách quan mà nói dường như mâu thuẫn nhau, nhưng không mâu thuẫn mà trái lại xiển dương Tứ niệm xứ ở nhiều gốc độ khác nhau.
Thiền sư bắt buộc một ngày hành thiền một ngày trình pháp, có thể trình pháp theo nhóm hoặc từng người. Hành giả phải báo cáo từng chi tiết trong khi hành thiền. Tùy nhân duyên của từng người, thiền sư sẽ có lời hướng dẫn thích hợp cho hành giả đó.
Đa số khi mới hành thiền khoảng bốn hoặc năm ngày, thì tâm chúng ta hay bị phóng túng hoặc đau nhức. Thường như vậy, thiền sư dạy đau nhức cũng là đề mục quán niệm hay đau nhức là người bạn tốt giúp cho chúng ta tiến bộ trong pháp tu .Khi hành thiền tâm chúng ta nghĩ điều gì, chúng ta hay biết chúng, đặc biệt không dính mắc, không phân biệt nó, nó đến nó đi chúng ta chỉ hay biết.Chị nghệ sĩ Bạch Tuyết có nói đùa như thế này: “ Trong khóa thiền này, con học chỉ một câu của vị thiền sư thôi, be aware and not thinking. Câu nói đơn giản nhưng thâm thúy và rất là thiền. Vì tinh hoa của Tứ niệm xứ là chánh niệm. Chánh niệm là ghi nhớ những gì xảy ra trong giờ phút hiện tiền. Thiền sư dạy chánh niệm cả điều tốt lẫn điều xấu, hành giả chớ nên xem thường trong khi đi vệ sinh.
Thức ăn và Khí hậu
Muốn hành thiền tốt phải hội đủ nhiều yếu tố, chứ không phải chọn thầy giỏi cộng với sự nổ lực của chúng ta thì việc tu có kết quả và hữu hiệu đâu. Cố nhiên chọn thầy giỏi và tu tập tinh tấn thì rất cần thiết trong việc hành thiền. Tuy nhiên hành giả cũng đừng quên thức ăn và khí hậu cũng rất quan trọng hỗ trợ cho việc hành thiền, nếu thiếu nó cũng trở ngại cho việc tu của chúng ta.
Thức ăn và khí hậu tuy là yếu tố phụ nhưng cũng rất quan trọng.Vì có sức khỏe chúng ta mới tu tập tốt được, nếu sức khỏe bị yếu kém cũng trở ngại cho việc quán niệm hơi thở. Thức ăn và khí hậu liên quan trực tiếp với sức khỏe, cho nên hai yếu tố này thiếu tức nhiên ảnh hưởng đến việc tu tập chúng ta rất nhiều.
Rất may mắn ở thiền viện Shwe Oo Min Dhamma Sukha Tayaw khí hậu rất ôn hòa chẳng khác gì miền nam Việt Nam, ngoại trừ mùa lạnh. Chắc chắn thức ăn ở đây không thích hợp cho những người khác quốc độ này vì hương vị nó rất cay.Nhưng ban tổ chức vì biết tâm lý nên họ cũng biết dung hòa món ăn cho thích hợp cả Đông lẫn Tây. Chị Bạch Tuyết thì ăn chay nhưng thiền viện thì không có chuẩn bị thức ăn chay, thế nên mỗi bữa ăn chị thường ăn rau quả nhiều, chị Thủy thì tình nguyện nhường toàn bộ rau quả cho chị Bạch Tuyết. Tình bạn mới quen biết nhưng rất đẹp.
Bữa ăn của hành giả thường là năm sáu món, dọn trên bàn, ai thích món nào thì múc để vào bát của mình ăn trong chánh niệm. Giờ ăn các hành giả xếp hàng đi đến phòng ăn theo thứ tự hạ lạp trong Phật giáo. Hình thức đó làm sống lại hình ảnh Tăng già thời đức Phật. Bữa ăn khoảng sáu bảy mươi người như vậy mà hình như không nghe tiếng ồn ào nào, chỉ nghe tiếng chim hót ríu rít bên ngoài. Thật là lạ phi thường.
Văn Hóa
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, không có quốc gia nào giống nhau cả.Có người hỏi văn hóa là gì? Câu hỏi tuy đơn giản nhưng rất khó trả lời. Trên thế giới có những nhà văn hóa họ trả lời câu hỏi trên, họ phải viết hàng ngàn trang giấy để giải thích.Văn hóa theo tôi là những gì mình đang có, ăn, mặc, đi, đứng. . .Nhưng ở đây chúng tôi muốn nói đến những nét đặc sắc nhất của nền văn hóa Miến điện .Như ở Việt Nam chiếc áo dài, chùa một cột là nét văn hóa tiêu biểu nhất của.
Thanh niên ở Miến Điện trong đời phải có một lần xuất gia Tỳ kheo. Thời gian không quan trọng. Nhờ vậy nên đa số người Miến đều am tường đạo Phật. Cha mẹ có tu nên con cái cũng phải theo con đường đạo đức của cha mẹ, vì thế xã hội Miến người có đạo đức, hiền lương, nhân đạo rất nhiều. Nhịp sống của họ rất êm đềm, hạnh phúc và thảnh thơi mặc dù đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn.
Về tôn giáo, Phật giáo chiếm 90 phần trăm. Thế nên chùa tháp được xem như là nét văn hóa tiêu biểu nhất của Miến Điện. Máy bay sắp sửa hạ cánh xuống phi trường là chúng ta thấy ngọn tháp màu vàng cao vút trên nền trời. Chúng ta dạo quanh thủ đô Miến thỉnh thoảng chúng ta thấy chùa tháp và nhà sư. Hiện nay tình hình Miến Điện mở cửa nên chùa tháp cũng là một điểm du lịch thú vị cho du khách ngoại quốc tham quan.
Mảnh xà rong là quốc phục. Dù nam hay nữ, từ thành thị đến thôn quê đều mặc chúng. Mặc dù ngày nay đa số nhân loại đều chạy theo văn minh nhưng người Miến vẫn còn giữ được nét văn hóa đó là một điều rất hay, thật đáng trân trọng. Xà Rong vẫn có nét đẹp đặc thù của nó, phụ nữ mặc rất duyên dáng.
Vị Thầy Tinh Thần
Cuộc đời chúng ta có rất nhiều vị thầy. Vị thầy đầu tiên đó là cha và mẹ. Lớn lên khi đi học, chúng ta phải gặp và trải qua nhiều vị thầy hướng dẫn các môn học khác nhau. Sau khi ra trường , bước xuống cuộc đời, chúng ta cũng phải có những vị thầy đỡ đầu dạy chuyên môn một lãnh vực nào đó để hái ra tiền. Về mặt đạo pháp chúng ta cũng phải quy y Tam Bảo và nương nhờ thầy để học Phật pháp.
Trong đạo Phật có hai vị thầy để chúng ta gần gũi học tập để phát huy đời sống đạo hạnh. Thường gọi hai vị này là những vị thầy tinh thần, giúp đỡ chúng ta học tập và tháo gỡ những điều khó khăn, bức xúc, phiền não trong cuộc sống. Hai vị này vị nào cũng quan trọng cả. Nếu vị nào thiên về pháp học cho thầy của mình là quan trọng, trái lại cũng thế. Cho nên quan trọng hay không là do mình đang theo pháp học hay pháp hành. Theo tôi vị thầy dạy thiền quan trọng hơn, bởi vì thiền là pháp hành, nó có khả năng thu ngắn dòng sanh tử luân hồi. Học mà không hành giống như thuyền không lái.
Khóa tu học kỳ này, chúng tôi phải học cách tu thiền dưới ba vị thầy. Chắc có lẽ quý vị ngạc nhiên, tại sao nhiều thầy thế? Bởi vì vị thầy thiền sư viện chủ già không đủ sức để hướng dẫn cho các hành giả nên ngài ủy nhiệm cho vị phó và Ngài Kim Triệu sẽ giải đáp những vấn đề chúng ta thắc mắc bằng ngôn ngữ Việt Nam đồng thời ngài thông dịch cho những hành giả nào không nghe và nói được tiếng anh.
Ngài Shwee Oo Min tuy ngài không dạy chúng ta nhưng ngài rất từ ái và quan tâm đến phái đoàn Việt Nam, biết phái đoàn đang dự khóa tu đích thân ngài rời thiền viện thứ nhất để sang thiền viện thứ hai ở cùng với phái đoàn chúng tôi. Thường ngài hay ở thiền viện thứ nhất vì ở đó dễ ẩn dật hơn. Nhìn ngài chúng ta rất hoan hỷ mặc dù ngài không nói gì hết. Năm nay ngài khoảng 86 tuổi, ngài hơi ốm, nhưng phong cách rất đặc biệt, trầm tư an lạc và tự tại. Ngài ít khi nhìn ai nhưng mỗi khi nhìn là thật diễm phúc cho người được nhìn. Tôi may mắn được ngài nhìn hai lần đó là lần khi mới qua và lần từ giã ra về. Lúc về mặc dù ngài không nói nhiều nhưng qua ánh mắt và cử chỉ của ngài tôi hiểu phải làm gì khi về Việt Nam. Thực sự ngài rất tôn trọng và mến yêu người Việt Nam, thiền viện của ngài có tầm vóc quốc tế nhưng từ Tăng xá, nhà trù, chánh điện và con đường kinh hành đều có ghi chữ chữ Anh và chữ Việt Nam. Ví dụ con đường kinh hành ghi:( keep silent while walking meditation- giữ êm lặng trong khi thiền hành).
Vị phó thiền sư còn trẻ tuổi rất vui vẻ và hài hòa nên nhiều thiền giả rất ái mộ. Ai mộ ở tính tình hơn là ở đức độ, điều này khác biệt hơn ngài hòa thượng thiền sư. Tuy nhiên về mặt hướng dẫn hành thiền ngài cũng rất nghiêm khắc và có lối hướng dẫn thiền rất đặc thù. Có khả năng chuyển hóa đời sống nội tâm của thiền giả ngay trong khóa thiền một cách rất nhẹ nhàng. Ngài sử dụng ngôn từ rất giản dị, rất đời thường. Những ngày đầu tâm chán nản trong sự tu tập rất cao, vậy mà sau khi trình pháp ngài khuyên một số điều giúp cho tinh thần của mình phấn chấn rất cao.Ngài thấy tôi mặc y không phù hợp với Tăng già Miến, lập tức ngài tặng tôi một bộ y rất đẹp, hình ảnh đó tôi luôn ghi nhớ trong tâm.
Ngài Kim Triệu tuy tuổi cao nhưng ngài vẫn ân cần bên hành giả việt nam hải ngoại cũng như phái đoàn chúng tôi, sẵn sàng giải thích những điều hoài nghi của hành giả khi không hiểu vị thiền sư dạy. Ngài nhiệt tình và lo lắng cho chúng tôi nhiều mặt nhưng ít khi thấy gương mặt ngài không vui, lúc nào cũng hoan hỷ.Phong cách và lời nói của ngài thật xứng là là vị thiền sư.
Trước khi về nước, chúng tôi có cơ may tham dự lễ dâng y truyền thống hằng năm của chư Tăng nhập hạ tại thiền viện. Lễ dâng y ở Miến Điện cũng giống như lễ dâng y của chư Tăng Phật giáo nam tông ở Việt Nam, nhưng ở Miến Điện có phần đơn giản hơn. Sáng sớm Phật tử đến chùa mang lễ phẩm y phục, tứ vật dụng, đúng giờ quang lâm chánh điện lễ bái Tam Bảo, sau đó, cung thỉnh chư Tăng quang lâm chánh điện, thí chủ tác bạch dâng y, chư Tăng bắt đầu cử hành tuyên ngôn giao y cho vị Tỳ kheo trong thiền viện được chư Tăng đề cử. Tiếp nối là một thời pháp thoại của một vị pháp sư trưởng lão tán thán công đức của thí chủ và Phật tử tham dự lễ dâng y. Lễ dâng y năm nay do Thiền sư Kim Triệu và Phật tử hải ngoại cúng dường. Phật tử người miến ngày hôm đó ăn mặc thật đẹp đến tham dự lễ, đa số là họ mặc sà rong đi chùa, nam cũng như nữ, vì sà rong là quốc phục của xứ sở họ. Tâm thành kính của họ đối với Tam bảo quả thật vô biên. Cô giáo và học sinh những trường lân cận thiền viện sắm những lễ phẩm và cùng nhau đến thiền viện tham dự lễ, nhìn thấy thanh niên thiếu nữ học sinh đi chùa trong bộ đồng phục của chiếc sà rong màu xanh hòa nhịp nhàn theo chiếc y cà sa màu nâu đậm của chư Tăng tạo nên một không khí lễ vui tươi và nhộn nhịp. Chúng tôi rất cảm động khi nhìn thấy hình ảnh này và rất mừng thấy các em học sinh đến tham dự lễ dâng y và làm việc thiện vì chúng tôi nghĩ tương lai đạo pháp sẽ trong tay những người học sinh trẻ tuổi đó.
Ngay lễ hôm ấy Phật tử Phan Văn Vàng, Lê Văn Trợ, Sáu Báu, Thiện Tánh… hoan hỷ xin xuất gia gieo duyên. Những người này xuất gia làm phái đoàn ai cũng hoan hỷ trước đạo tâm của những người này. Những ngày đầu chư vị tập sống nếp sống Sa môn, cảm thấy các vị bởi ngỡ trong cách mặc y, ăn uống… Mặc dù những người này xuất gia gieo duyên nhưng để lại môt dấu ấn rât lớn trong tăng già Miên Điện và Phật tử Viêt Nam.
Nói tóm lại, Miến Điện là vùng đất chùa tháp, nhiều nhà sư và nhiều thiền viện. Đa số Chùa tháp cũng là nơi trường học của thanh niên thiếu nữ. Du khách đến đây dường như đã bước vào một bầu trời của tiên cảnh, nhẹ nhàng, an lạc và giải thoát. Còn đến với thiền viện tâm tư dường như quên hết những việc trần thế, cảm tưởng sống rất gần thời Đức Tôn Sư khi còn trụ thế.
Tác giả: ĐĐ Thiện Minh
|
|