Post by TCTV on Jul 9, 2010 18:40:18 GMT -5
KHÁI NIỆM KHÔNG TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Thích Hạnh Bình
Thích Hạnh Bình
Thông thường khi đề cập đến khái niệm ‘không’ là chúng ta nghĩ đến hệ thống triết học ‘không’ (§ènyat) của Long Thọ (Ngrjuna), là hệ tư tưởng Bát Nhã (Pra-j��apramit) của Phật giáo Đại thừa. Nếu đứng từ góc độ lịch sử Phật giáo mà nhìn, khái niệm ‘không’ này không phải là khái niệm riêng của Phật giáo Đại thừa, nó còn là khái niệm đã được đức Phật đề cập khá sớm trong các kinh tạng Nikˆya hay A hàm (îgama) của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, không những chỉ có thế mà ngay cả thời kỳ Phật giáo Bộ phái cũng đề cập, cho đến thời kỳ Phật giáo truyền đến Trung Quốc cũng đề cập khái niệm này. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ lịch sử khái niệm không này cũng mang ý nghĩa khác nhau. Sự khác nhau đó nói lên quá trình diễn biến và phát triển của Phật giáo, nhưng điều đó không đồng nghĩa chúng mâu thuẫn lẫn nhau, phải nói rằng khái niệm ´không´ trong Phật giáo có chung nguồn gốc, được xây dựng trên cơ sở của đạo lý Duyên khởi (S. prat´tya-samutpda, P. paÊcca-samuppda), tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, cách lý giải về khái niệm´ không ´cũng khác nhau, nhấn mạnh mặt này hay mặt khác.
Nội dung chính của bài viết này, tác giả không nhằm mục đích phân tích so sánh các khái niệm´ không´ của từng giai đoạn lịch sử Phật giáo, vì nó đã được khái quát trình bày trong các đề mục khác, ở đây chỉ phân tích về ý nghĩa chữ ‘không’ trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy.
Nếu khái niệm ‘không’ (§ùngyat) của thời kỳ Phật giáo Đại thừa Bồ tát Long Thọ dựa vào lý thuyết duyên sinh (prat´tya-samutpda), đi đến kết luận bản chất của các pháp vốn không tự tánh (svabhva), nhưng khái niệm ‘không’ thật này không đồng nghĩa là không có; chúng có nhưng không thật có, cho nên gọi là giả có (giả danh), như vậy, chúng đồng nghĩa là không; không chấp không, cũng không cực đoan chấp có, cho nên gọi là ‘trung đạo’ (madhyam-pratipad). Đây là khái niệm không của Phật giáo Đại thừa. Thế thì khái niệm ´ không´ của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy được mô tả một cách đơn giản, không mang tính triết lý,´ không´chỉ là trạng thái tâm tư của vị xuất gia không còn những phiền não về đời sống gia đình, như không có cái khổ về vợ con, trâu bò, ruộng vườn.v.v…cho nên gọi là không, hoặc bản chất của các pháp vốn là vô thường, sự sinh diệt của chúng quá mau chóng, cho nên gọi là không.
Nhằm làm sáng tỏ những ý nghĩa´ không´ này của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, cho nên người viết chủ yếu dựa vào hai nguồn tư liệu A hàm hoặc Nikya để phân tích ý nghĩa này.
1. Không chỉ cho trạng thái tâm của người xuất gia không còn phiền lụy về cuộc sống gia đình
Theo Phật giáo Nguyên thủy, mục đích chính của việc từ bỏ cuộc sống gia đình, xuất gia học đạo là tìm cầu giác ngộ và giải thoát, không giống như Phật giáo Đại thừa lấy việc hoằng pháp lợi sinh làm chính. Từ nhu cầu thực tế này, hệ thống giáo dục của đức Thế Tôn cũng dựa trên cơ sở này thiết lập, đây chính là lý do tạo sao Phật giáo Nguyên thủy lấy 37 phẩm trợ đạo làm pháp môn tu tập cho người xuất gia. Ngược lại, Phật giáo Đại thừa lại đề cao tinh thần tu tập Bồ tát hạnh, lấy Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm, Sáu ba la mật làm phương tiện tu tập.
Xuất gia vì mục đích tìm cầu sự giải thóat, điều đó mang ý nghĩa xác định đang có đau khổ phiền não, muốn thoát khỏi sự phiền não đó, cho nên mới quyết tâm xuất gia. Như vậy, xuất gia với mục đích tìm sự giải thoát cho mình là chính, không phải vì sự giải thoát cho người khác là chính. Tại sao phải sống đời sống xuất gia mới có giải thoát, trong đời sống tại gia không có giải thoát sao ? Thật ra, trạng thái giải thoát trong Phật giáo không giới hạn ở hình tướng xuất gia hay không xuất gia, nó tùy thuộc vào sự giác ngộ. Đặc tính giác ngộ và giải thoát có trong tất cả mọi người, nó cũng không phân biệt màu da chủng tộc, nhưng làm thế nào để cho sự giác ngộ đó thắp sáng trong cuộc sống của mọi người, trừ đức Phật là người vô sư tự ngộ, còn chúng ta thì đòi hỏi phải có người thầy trực tiếp chỉ dạy, hay ít nhất cũng phải học tập gián tiếp từ phương tiện sách vở. Thế nhưng ở thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, cách giáo dục mang tính truyền thống thầy trực tiếp đem kinh nghiệm truyền trao cho trò, thân giáo và khẩu giáo là cách giáo dục duy nhất, chưa có kinh sách băng từ.v.v… Hơn nữa, vào thời bấy giớ đức Phật và đoàn thể Tăng già đều sống trong rừng núi, là những nơi xa vắng làng xóm thành thị. Trong điều kiện sống như vậy, thật khó cho người tại gia sống ở gia đình có cơ hội học tập Phật pháp. Nhân của giải thoát là giác ngộ, tức ngang qua sự học tập Phật pháp, thế nhưng vào thời bấy giờ người Phật tử không có cơ hội học Phật pháp (Phật pháp nan văn), không hiểu Phật pháp thì làm sao có sự giác ngộ, không có giác ngộ thì làm thế nào có giải thoát. Đây chính là lý do tại sao trong các kinh điển A hàm hay Nikya không thấy người tại gia chứng quả A la hán, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến đức Phật khuyên những ai muốn cầu đạo giác ngộ giải thoát, nên từ bỏ cuộc sống gia đình sống đời sống xuất gia. Ngoài lý do này, tất nhiên còn có ý nghĩa khác nữa. Ví dụ, sống ở gia đình là môi trường sống tự do, dễ dàng tiếp cận với các miếng mồi của ngũ dục, lại không có người đồng hành trợ giúp cảnh tỉnh khi gặp phải nghịch duyên, trong khi đó đời sống xuất gia có giới luật ràng buột, đồng thời sống với môi trường là những người phạm hạnh, cho nên nếu tâm của hành giả có ý buông lung cũng không dễ dàng, vì được những người đồng phạm hạnh cùng nhau cảnh tỉnh nhắc nhở. Có lẽ đây chính là ý nghĩa mà tục ngữ người Việt Nam có câu: Thứ nhứt tu gia, thứ nhì tu chợ và thứ ba tu chùa. Ý muốn nói, khó nhất là tu ở nhà, thứ hai là tu ở chợ, tu ở chùa là dễ nhất, vì nơi đây là môi trường sống chỉ dành cho những người xuất gia. Đây chính là sự khác biệt giữa hai đời sống xuất gia và tại gia của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy hay nói đúng hơn là thời kỳ đức Phật còn tại thế, tất nhiên sau đó nhất là ở đời sống trong xã hội hôm nay, điều kiện sống và phương tiện hoằng pháp có khá nhiều điểm khác biệt, do vậy quan điểm tu tập chứng ngộ cũng theo đó diễn biến, vai trò cư sĩ cũng được đề cao. Vì dụ trong “Pháp Uẩn Túc Luận” (阿毗達磨法蘊足論 Abhidharma-dharma-skandha-pŒda)1 đề cập 4 hạng người xuất gia: 1. Thân xuất gia nhưng tâm không xuất gia, 2. Thân và tâm đều xuất gia, 3. Tâm xuất gia nhưng thân không xuất gia, 4. Tâm và thân đều không xuất gia. Trong 4 hạng người này đức Phật tán than hạng người thứ 2 và 3, không chấp nhận tán thán 2 hạng người còn lại, đáng trách nhất là hạng người thứ nhất. Trong 4 trường hợp này hạng người thứ thứ 3 là: Tâm xuất gia nhưng thân không xuất gia là hạng với hình tướng là người cư sĩ, không phải là người xuất gia. Từ điểm này cho thấy, Phật giáo đến giai đoạn này đã thay đổi về mặt nhận thức, về mặt hình tướng bên ngoài không còn xem trọng nữa. Đây là một ví dụ điển hình để chúng ta nhận thức vấn đề tư tưởng của con người có mối quan hệ từ đời sống xã hội. Điều đó cũng nói lên quan điểm rằng, chúng ta muốn tìm hiểu tại sao đức Phật đề cao vai trò người xuất gia và chỉ có người xuất gia mới có thể chứng quả A la hán (Arhant), nó có liên hệ đến đời sống của Tăng già lúc bấy giờ. Đây là điểm cần được chú ý và nghiên cứu.
Trở lại chủ đề chính mà chúng ta đang thảo luận. Liên quan đến quan điểm ‘không’ trong Phật giáo nguyên thủy, trước nhất chúng ta thấy ‘Kinh Tiểu Không’ trong “Kinh Trung Bộ” tập 3, được mô tả như sau:
“Một thời, bạch Thế Tôn, Thế Tôn trú giữa các Sakka (Thích-ca). Nagaraka là tên một thị trấn của các Sakka. Tại đấy, bạch Thế Tôn, con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt (Thế Tôn) như sau: "Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều". Phải chăng, bạch Thế Tôn, điều con đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng?
Thật vậy, này Ananda, điều Ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng, thọ trì đúng. Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
Ví như lâu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên chúng Tỷ-kheo; cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân hoan, an trú, hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có thôn tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí (ekattam) do duyên lâm tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Như vậy, này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.”2
Qua nội dung đoạn kinh vừa dẫn, nói lên quan điểm ‘không’ trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy. Khái niệm ‘không’ này có nguồn gốc từ tiếng Pˆli là su––a có nghĩa là không, hay su––atˆ không tánh. Khái niệm này được mô tả với ý nghĩa là: không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội.v.v… vì đây là môi trường sống của người xuất gia, là những người từ bỏ cuộc sống gia đình, chuyên tâm tu tập với mục đích duy nhất truy tìm sự giác ngộ và giải thoát, cho nên không có những loại này. Đời sống đó về mặt nhu cầu vật chất như y phục, ẩm thực, thuốc men, sàn tọa, để duy trì mạng sống đã có người tại gia cư sĩ hộ trì, cho nên người xuất gia không còn phải bận tâm, dành hết mọi thì giờ vào việc tu học Phật pháp. Từ điểm này chúng ta thử so sánh đời sống của một người xuất gia của thời nay như thế nào, từ bỏ gia đình xuất gia với mục đích tìm cầu giác ngộ giải thoát, nhưng sau khi xuất gia lại không muốn học Phật pháp, cho rằng càng học càng loạn tâm, càng cống cao ngã mạn. Thử hỏi thông hiểu Tam tạng, tường tận Phật pháp lại sinh loạn tâm sao ? Nói không đúng với tinh thần Phật pháp bị chỉnh sửa góp ý là công cao ngã mạn sao ? Xuất gia từ bỏ đời sống gia đình để giải thoát, nhưng chúng ta lại thành lập một gia đình to hơn lớn hơn, suốt ngày chỉ biết tự viện và Phật tử, không còn thời gian tu học cho chính bản thân mình. Thử hỏi lấy gì để hoằng dương Phật pháp ? Nếu như căn cứ vào những điều kiện xuất gia dưới thời đức Phật, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được cảm giác của một người cư sĩ khi từ bỏ đời sống gia đình để sống đời sống xuất gia vô gia đình.
Lội ngược dòng lịch sử Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm, vào thời đại đức Phật, chúng ta thử hình dung đời sống con người trong xã hội ấy như thế nào, nhất là tầng lớp của hai giai cấp Phệ xá và Thủ đà la là 2 giai cấp tạo của cải vật chất và làm nô lệ cho hai giai cấp trên (Bà la môn và Sát Đế lợi), nổi khổ đó nếu so với nổi khổ của giới người nghèo ở xã hội ngày nay ắt hẳn gấp bội phần, họ không chỉ khổ về sự thiết hụt cơm ăn áo mặt nhà ở vợ con…mà còn có một nổi khổ lớn hơn nữa, đó là nổi khổ của chế độ phân chia giai cấp, làm thân phận người nô lệ. Những người này bổn phận và trách nhiệm của họ không chỉ có kiếm vật thực cho riêng mình, còn phải nuôi dưỡng vợ con và ngay cả giai cấp thống trị, không những chỉ có thế mà còn phải chịu hành hạ chưởi mắng của giai cấp trên. Quả thật, nổi khổ này chồng lên nổi khổ khác, cho nên đức Phật gọi là ‘khổ khổ’, cái khổ đó là phản ánh một thực trạng xã hội đương thời. Nói chung, nổi khổ của con người bao gồm hai loại loại khổ về tự nhiên và nổi khổ về tinh thần được tôn giả Xá lợi Phất (ŚŒriputra) diễn đạt bằng 8 loại khổ3 hoặc 3 khổ: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.
Thử nghĩ, con người đứng trước nổi khổ như vậy, nếu ai đó giúp người ấy thoát khỏi những nổi khổ này thì niềm vui sướng của họ như thế nào, khó có thể diễn tả cho trọn niềm vui đó ! Đời sống xuất gia không những chỉ giải quyết vấn đề cơm áo, sự phiền lụy của đời sống gia đình mà còn giúp cho con người thoát khỏi cảnh phân biệt giai cấp, sống đời sống trong Tăng già là xã hội bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không có sự kỳ thị, biết thương yêu nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Đây chính là trạng thái giải thoát đầu tiên của người xuất gia khi từ bỏ đời sống gia đình. Cũng kể từ đây, người ấy sẽ không còn những âu lo phiền lụy về vợ con, ruộng vườn, bò trâu, nhà cửa, thôn xóm… mà trước đây vị ấy phải âu lo từng ngày từng giờ. Trạng thái tâm tư không còn ưu tư phiền lụy này được gợi là ‘không’ (su––atˆ). Khái niệm´ không ´này là không còn âu lo phiền lụy về cuộc sống của gia đình, nó không mang ý nghĩa triết lý sâu xa, như được Long Thọ phân tích trong “Trung Luận”. Đây chính là khái niệm ‘không’ của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy. Quan điểm này cũng phù hợp với tinh thần ´không´ bàn về những triêt học siêu hình của ‘Kinh Tiễn Dụ’ trong “Kinh Trung A hàm” hay ‘Tiểu Kinh Malunkya’ trong “Kinh Trung Bộ”.