|
Post by TCTV on Nov 3, 2010 22:31:30 GMT -5
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 2 : THẤY DẤU
Dẫn Nương kinh để hiểu nghĩa, xem giáo lý tìm dấu vết. Biết rõ vòng, xuyến... đều là vàng, cả thảy muôn vật là chính mình. Chánh tà chẳng cần biện biệt, chơn ngụy đâu cần phân chia. Chưa vào cửa này tạm gọi là thấy dấu. Giảng Giải Nương kinh để hiểu nghĩa, xem giáo lý tìm dấu vết:Người tu nhờ xem Kinh học giáo lý, mà biết mình sẵn có Tánh Giác; chỉ biết xuông, tin xuông chứ tự mình chưa tận mặt nhận ra. Biết rõ vòng, xuyến...đều là vàng, cả thảy muôn vật là chính mình:Tất cả đồ trang sức như vòng, xoa, xuyến, nhẫn, hoa tai...tuy hình dạng có sai khác, nhưng thể của nó vẫn là vàng. Tâm thể tròn sáng sẵn có nơi chính mình là nguồn cội sanh ra muôn pháp muôn vật, nên nói cả thảy muôn vật là chính mình. Chánh tà chẳng cần biện biệt, chơn ngụy đâu cần phân chia: Tâm thể chơn thật không hình không tướng, nên ý nghĩa lời nói không đến được. Người tu hằng sống được với tâm thể chân thật của mình rồi, khi đối duyên xúc cảnh không cần phân biệt đây là chánh kia là tà, không còn phân chia đây là chơn kia là ngụy. Vì tất cả các pháp đều là dụng của tâm. Chưa vào cửa này tạm gọi là thấy dấu: Người chưa tự nhận ra tâm thể chơn thật của mình mà nhờ lời Phật Tổ dạy trong Kinh Luận, tin rằng mình sẵn có tâm thể ấy, nên tạm gọi là thấy dấu. Tụng
Thủy biên lâm hạ tích thiên đa Phương thảo ly phi kiến dã ma Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ Liêu thiên tỉ khổng tạc tàng tha
Dịch
Ven rừng bến nước dấu liên hồi Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi Ví phải non sông lại sâu thẳm Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi
Giảng Giải Bến bờ sông, trên bờ suối, dưới mé rừng dấu chân trâu rất nhiều. Nên chú mục đồng vạch cỏ cây lùm bụi để tìm trâu, chú cho rằng trâu sẽ ở đâu đây. Dầu cho là núi sâu lại ở chỗ sâu thẳm, nhưng mà lỡ mũi cao ngất trời dấu đâu được nữa. Tức là tìm kiếm mà thấy dấu rồi nhất định sẽ thấy trâu không nghi ngờ. Lời Phật dạy trong Kinh, lời Tổ dạy trong Luận, trong ngữ lục, là mỗi chúng sanh đều có sẵn Tánh Giác. Hành giả tin Phật, Tổ không nói dối nên ráng sức tu tập theo lời Phật Tổ dạy, không sớm thì muộn chắc chắn sẽ được thành Phật.
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 3 : THẤY TRÂU
Dẫn Từ tiếng được vào, chỗ thấy liền đúng. Cửa sáu căn rành rõ không sai, trong động dụng rành rành hiển lộ. Chất muối trong nước, sắc xanh trong keo. Vén chân mày lên chẳng phải vật khác. Giảng Giải Trâu chỉ cho Tánh Giác không sanh không diệt sẵn có nơi mỗi người. Từ tiếng được vào, chỗ thấy liền đúng: Khi nghe tiếng không chạy theo tiếng để phân biệt hay dở, nhân khi nghe tiếng nhận ra nơi mình có Tánh nghe, đó là cửa từ Quan Âm vào. Ở nơi mắt sẵn có Tánh thấy là cái chân thật, ở nơi mũi, nơi lưỡi cũng có cái chân thật nên nói: Cửa sáu căn rành rõ không sai. Nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý lúc nào cũng có Tánh Giác chân thật hiện tiền không mất. Trong động dụng rành rành hiển lộ: Tánh giác hiển hiện nơi mọi động dụng của con người đâu có lúc nào thiếu vắng. Nhưng vừa động dụng là có vọng thức xen tạp, nên người không sáng là không nhận ra được. Ðây dùng ví dụ Chất muối trong nước, sắc xanh trong keo: Ngay trong nước biển có muối mà ít người biết, phải chờ đem nước lên ruộng, nước bốc hơi, muối đọng lại, thấy muối mới có tin trong nước biển có muối. Sắc xanh hòa với adao, trong hợp chất đó có lẫn trong nhau mà chúng ta không phân biệt được. Cũng vậy khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, chúng ta không nhận ra Tánh thấy, Tánh nghe... là cái chân thật đang hiện hữu mà chỉ biết có nhãn thức hoặc nhĩ thức... phân biệt đẹp xấu hay dở. Nếu ngay nơi sáu căn sẵn có Tánh thấy, Tánh nghe chân thật mà nhận được thể tánh chân thật ấy đó là thấy trâu. Nên nói: Vén chân mày lên chẳng phải vật khác. Vén lông mày lên thì mắt thấy rõ chứ gì! Phải không??? Thấy trâu là nhận nơi mình có thể tánh chân thật lúc nào cũng hiển lộ nơi sáu căn. Tụng
Hoàng Li chi thượng nhất thanh thanh Nhật noãn phong hòa ngạn liễu thanh Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ Sân sân đầu giác họa nan thành
Dịch
Hoàng anh cất tiếng hót trên cành Nắng ấm gió hòa bờ liễu xanh Chỉ thế, không nơi xoay trở lại Ðầu sừng rành rõ vẽ khôn thành
Giảng Giải Trên cành cây, chim hoàng anh hót từng tiếng, từng tiếng. Trời ấm, gió mát, trên bờ có rặng liễu xanh. Chỉ ở đây, không có chỗ xoay lại được nữa. Rõ ràng trâu hiện đầu sừng ra rồi mà vẽ không được. Ngay khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, không khởi thức phân biệt đẹp xấu, hay dở, thấy chỉ thấy, nghe chỉ nghe...ngay khi đó Tánh thấy, Tánh nghe đang hiện hữu rõ ràng. Thể Tánh chân thật hiển hiện rõ ràng mà không diễn tả được.
|
|
|
Post by TCTV on Nov 3, 2010 22:32:40 GMT -5
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 4 : ÐƯỢC TRÂU
Dẫn Vùi lấp ngoài đồng hoang đã lâu, ngày nay gặp được y. Do cảnh đẹp nên khó đuổi, mến cỏ non chẳng chịu thôi. Tâm ngang ngạnh khá mạnh, tánh hoang dã vẫn còn. Muốn được thuần hòa cần phải roi vọt. Giảng Giải Vùi lấp ngoài đồng hoang đã lâu, ngày nay gặp được y: Mỗi người chúng ta có tâm thể chân thật, mà bị vọng tình phủ che nhiều đời nhiều kiếp. Giống con trâu bị cỏ cây vùi lấp ngoài đồng hoang. Nay tuy đã nhận ra được tâm thể chân thật của chính mình, vậy mà khi nghe nói trái tai thì sân si liền dấy khởi ... chỉ nghe toàn tiếng hơn thua phải quấy, chớ không nhớ mình có sẵn Tánh nghe là tâm thể chân thật đang hiện hữu, cho nên nói vùi lấp ở ngoài đồng hoang. Do cảnh đẹp nên khó đuổi, mến cỏ non chẳng chịu thôi vì trâu còn mê cảnh đẹp, đuổi nó không chịu về, nó thích cỏ non cứ mải mê ăn chẳng chịu thôi. Chú mục đồng xỏ mũi kéo nó, nó không chịu quay đầu. Tánh thấy, tánh nghe tự nó không có đuổi theo ngoại cảnh, chỉ vì vọng tình, vọng thức che làm mờ đi. Chúng ta muốn cho nó luôn luôn hiển lộ mà ngược lại tình thức cứ phủ che làm cho nó khuất mờ. Tâm ngang ngạnh khá mạnh, tánh hoang dã vẫn còn : Tuy nhận ra tánh giác rồi, nhưng chưa phải xong việc mà còn phải gìn giữ nó luôn hiện hữu, song gìn giữ không phải dễ dàng. Vì thói quen lâu đời như mắt thấy sắc liền phân biệt tốt xấu, tai nghe tiếng liền phân biệt hay dở, mà không nhớ mình có tánh thấy, không nhớ mình có tánh nghe, chỉ rong ruổi theo hình thức, ngông cuồng chạy ngược chạy xuôi, kềm giữ thật là khó khăn. Muốn được thuần hòa cần phải roi vọt : muốn cho tâm được an tịnh, không chạy theo trần cảnh, thì khi vừa thấy vọng niệm dấy khởi phải rầy: Vọng, không thật! Nếu quở mà vọng không lặng, cứ giấy khởi hoài thì la: Mày là vọng tưởng đã dẫn tao đi mãi trong luân hồi sanh tử, hôm nay muốn dẫn tao xuống địa ngục nữa sao? Rầy la đó gọi là roi vọt trừng trị tâm thức ngông cuồng. Ðó là hình ảnh diễn tả tâm thức cuồng loạn chạy ngược chạy xuôi. Nhưng cách diễn tả này có chỗ không hợp nhất, con trâu chỉ cho tánh giác chân thật, mà cái chân thật thì không chạy. Bởi tình thức vọng động ngăn che làm cho tánh giác khuất đi, tình thức vọng động lặng rồi thì tâm thể hiển lộ. Ðây mượn hình ảnh con trâu ngông cuồng nói lên sự gìn giữ tâm chân thật luôn luôn hiển lộ thật là khó. Tụng
Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ Tâm cường lực tráng tốt nan trừ Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng Hựu nhập yên vân thâm xứ cư
Dịch
Dùng hết thần thông bắt được y Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì Có khi vừa hướng cao nguyên tiến Lại xuống khói mây mãi nằm ỳ
Giảng Giải Chú mục đồng tận dụng hết sức lực mới bắt được trâu, xỏ mũi cột vàm. Tuy bắt được nó rồi, nhưng tâm nó cang cường, sức nó mạnh nên khó chế ngự điều phục, lại có khi nó vừa đến cao nguyên lại chui vào mây khói ở sâu trong đó. Hành giả đã tận lực huân tu mới nhận được thể tánh chân thật của chính mình. Tuy đã nhận ra, nhưng nó không thường hiển lộ, vì tập khí lâu đời nên mỗi khi căn tiếp xúc trần liền phân biệt tốt xấu hay dở, chớ không nhớ mình có cái biết không phân biệt, và cứ như thế chạy theo trần cảnh khởi vô số vọng niệm khó mà điều phục. Cao nguyên là dụ cho tâm thể chơn thật đang hiển hiện, mây khói là dụ cho thức tình vọng tưởng. Có khi tâm thể chơn thật mới vừa hiện ra chưa dược ba phút, nó lại ẩn trong đám mây mờ vọng tưởng đang dấy khởi. Bị vọng tưởng che phủ, nó không hiện hữu giống như trâu lên cao nguyên đứng thì dễ thấy, nếu nó lủi vô đám sương mù thì mất hút. Tâm chúng ta cũng vậy, mới vừa an lặng rõ ràng hiện tại, bất chợt vọng niệm dấy khởi liền che mất, thật lâu mới hiện lại, hiện trong phút chốc rồi lại bởi vọng tưởng nữa. Hình ảnh này diễn tả thật cụ thể sự tư tập rất khó khăn ở giai đoạn đầu.
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 5 : CHĂN TRÂU
Dẫn Nghĩ trước vừa dấy, niệm sau liền theo. Do giác nên được thành chơn, bởi mê lầm nên làm thành vọng. Chẳng phải do cảnh có, chỉ tự tâm sanh. Dây mũi nắm chắc không cho toan tính. Giảng Giải Nghĩ trước vừa dấy, niệm sau liền theo: Vừa khởi nghĩ về cảnh về người liền có ý niệm về cảnh về người hiện ra, niệm này vừa dứt, niệm khác tiếp theo dấy khởi liên tục. Do giác nên được thành chơn, bởi mê lầm nên làm thành vọng Niệm vừa khởi liền biết nó là vọng tưởng không theo, vọng tưởng lặng thì thành chơn. Nếu mê, niệm khởi chạy theo niệm, niệm này tiếp niệm khác nên làm thành vọng. Chỗ này diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của sự tu hành: niệm khởi, ngay đó liền giác thì thành chơn, nếu mê chạy theo niệm thì thành vọng. Lục Tổ nói: "Không sợ niệm khởi mà sợ giác chậm" là đây vậy. Chẳng phải do cảnh có, chỉ tự tâm sanh:Khi lên bồ đoàn ngồi thiền, tâm hành giả không có cảnh vật gì cả. Vậy mà ngồi một chút nhớ chuyện năm xưa, nghĩ chuyện năm tới, đủ mọi cảnh vật hiện ra. Ðó là không đợi có cảnh mới dấy niệm, mà chính nơi tâm sanh khởi niệm và sanh khởi hoài. Vậy nên phải Dây mũi nắm chắc không cho toan tính : Tuy con trâu đã theo chú mục đồng, nhưng chú không dám buông dây mũi sợ nó chạy bậy vào lúa mạ người. Cũng vậy, chúng ta tuy biết rõ ràng ý niệm là vọng tưởng, không phải là tánh giác chân thật của chính mình, song nếu chúng ta lơi lỏng, tỉnh giác yếu thì vọng niệm dấy khởi liền chạy theo. Vì vậy mà phải tỉnh giác miên mật, lâu ngày mới thuần thục. Ai tới mục này ? - Ai tiến tới mục này là đã đi được nửa đường tu rồi đó!! Tụng
Tiên sách thời thời bất ly thân Khủng y túng bộ nhập ai trần Tương tương mục đắc thuần hòa dã Cơ tỏa vô ức tự trục nhân
Dịch
Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân Ngại y chạy sổng vào bụi trần Chăm chăm chăn giữ thuần hòa dã Dây mũi buông rồi vẫn theo gần
Giảng Giải Roi và dây chú mục đồng luôn luôn nắm trong tay không bao giờ rời. Chú sợ trâu nhảy vọt vào lùm bụi, nên phải luôn luôn chăn thật kỹ. Bao giờ trâu được thuần rồi, thì chừng đó mới buông dây mũi không kềm chế nữa, trâu tự nó đi theo chú. Tuy đã nhận ra thể tánh chân thật rồi nhưng vọng niệm vẫn còn dấy khởi, nên hành giả phải luôn luôn phản tỉnh, niệm dấy lên liền biết không theo, và thường xuyên tỉnh giác. Như thế thì lâu ngày tâm sẽ thuần, chừng dó muốn khởi niệm thì niệm khởi, không muốn niệm khởi thì tâm lặng lẽ thanh tịnh.
|
|
|
Post by TCTV on Nov 3, 2010 22:34:01 GMT -5
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 6 : CỠI TRÂU VỀ NHÀ
Dẫn
Can qua đã hết, được mất về không. Hát khúc ca ông tiều, thổi bản nhạc của chú mục đồng. Ngồi ngang trên lưng trâu mắt ngắm trời mây. Kêu gọi không xoay đầu, kéo lôi chẳng đứng.
Giảng Giải
Can qua đã hết, được mất về không:Trâu đã thuần rồi, không còn đánh đập hay ghì kéo nó nữa. Lúc đó được mất không còn quan tâm, vì thấy được, mất, phải, quấy đều không thật, chỉ là giả lập, thì có cái gì phải bận lòng. Hát khúc ca ông tiều, thổi bản nhạc của chú mục đồng. Ngồi ngang trên lưng trâu mắt ngắm trời mây: Mọi việc thịnh suy của cuộc đời, hành giả không bận lòng. Do đó tâm được thư thả nhàn hạ, nên mới thổi nhạc của kẻ chăn trâu, hát bài ca của người đốn củi, tâm bình thản ngắm nhìn trời mây, không bị ngoại cảnh chi phối, thường được thanh bình an vui. Kêu gọi không xoay đầu, kéo lôi chẳng đứng: Khi tâm được thanh tịnh bình an thì dù cho ngoại duyên có quyến rũ lôi cuốn, lòng vẫn không vướng bận, hoặc ngoại duyên có làm xúc não cũng không buồn giận, vẫn bình thản vô tư mà sống với Ðạo.
Tụng
Kỵ ngưu đà lê dục hoàn gia Khương địch thanh thanh tống vãn hà Nhất phách nhất ca vô hạn ý Tri âm hà tất cổ thần nha
Dịch
Cỡi trâu thong thả trở về nhà Tiếng sáo vi vi tiễn vãn hà Một nhịp một ca vô hạn ý Tri âm nào phải động môi à
Giảng Giải
Chú mục đồng cỡi trâu đi bên vệ đường để trở về quê nhà. Tiễn biệt trời chiều, miệng chú thổi sáo vi vu, tay chú gõ nhịp, chú ca câu ca tuyệt vời. Bấy giờ trâu đã trở thành bạn tri âm của chú, chú đâu nó đó, chú không còn rầy la đánh đập nó nữa.
Người tu thiền điều phục tâm đến chỗ thị phi gác bỏ ngoài tai, được mất không bận lòng, sống trọn ngày chỉ biết cười vui, tự mình cũng không còn nhọc nhằn dụng công. Người hướng dẫn tu cũng vui cười, không còn bận lòng nhắc nhở hoặc la rầy.
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 7 : QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI
Dẫn Pháp không hai pháp, trâu gọi là tâm. Dụ tên khác của thỏ bẫy, bày sai biệt của cá tôm. Như vàng ra khỏi khoáng, tợ trăng không mây. Một đường quang sáng, ngoài kiếp oai âm. Giảng Giải Pháp không hai pháp, trâu gọi là tâm: Tâm thể chân thật không hình tướng, vượt ra ngoài đối đãi hai bên, nên gọi là pháp không hai. Trâu chỉ cho tâm hay gọi là Thiền.Dụ tên khác của thỏ bẫy, bày sai biệt của cá tôm: Người bẫy thỏ làm cái bẫy để bắt thỏ, con thỏ và cái bẫy là hai loại khác nhau. khi làm cái bẫy gài thỏ thì được gọi là bẫy thỏ. Nghĩa là cái bẫy là cái bẫy, con thỏ là con thỏ, nhưng vì cái bẫy để gài thỏ nên được gọi là bẫy thỏ. Cũng như cái nôm dùng để bắt cá, gọi là cá nôm, thật thì cái nôm không phải là con cá. Cũng vậy, con trâu tượng trưng cho tâm (thể), tâm không phải là trâu. Ở dây, mượn ngôn từ con trâu nói na ná cho người hiểu, nương theo đó để mà tu tập.Như vàng ra khỏi khoáng, tợ trăng không mây: Vàng đã lọc rồi, thì thuần là vàng, không còn có cát sạn lẫn lộn. Như mặt trăng trong trời không mây sáng rỡ. Người tu đến đây, tâm thanh tịnh sáng suốt không bị vẫn đục bởi tình thức loạn tưởng, giống như vàng ròng, hay mặt trăng sáng đêm không mây.Một đường quang sáng, ngoài kiếp oai âm: Chỉ còn một tâm thể thanh tịnh sáng suốt, không chút vọng thức xen tạp, nên xuyên suốt cả không gian và thời gian, đối với không gian thì không thấy có giới hạn, với thời gian thì thấy không có thủy, không có chung. Người tu tới đây thường lầm cho là đã thành Phật vì tâm thể thật thanh tịnh sáng suốt. Tụng
Kỵ ngưu dĩ đắc đáo gian san Ngưu dã không hề nhân dã nhàn Hồng nhật tam can du tác mộng Tiên thằng không đốn thảo đường gian
Dịch
Cỡi trâu về thẳng đến gian san Trâu đã không rồi, người cũng nhàn Mặt nhật ba sào vẫn say mộng Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng
Giảng Giải Chú mục đồng đã cỡi trâu về đến nhà rồi, chú không còn bận lòng nghĩ đến trâu để chăn giữ nữa, nên nói trâu đã không còn, chú được rảnh rang nhàn rỗi nên sáng ngày, mặt trời lên ba sào mà chú vẫn còn ngủ say. Khi ấy, dụng cụ chăn trâu như roi dây không cần, quăng hết vô nhà cỏ. Cũng vậy, khi tâm vọng tưởng không còn dấy khởi nữa, hoàn toàn lặng lẽ, tức là tâm đã trở lại chỗ ban sơ thanh tịnh sáng suốt thì hành giả không còn dụng công tu tập nữa, đối với mọi vật không bận lòng, tùy thời đói ăn mệt ngủ.
|
|
|
Post by TCTV on Nov 3, 2010 22:35:05 GMT -5
TRANH THIỀN TÔNG SỐ 8 : NGƯỜI TRÂU ÐỀU QUÊN
Dẫn Tình phàm rơi rớt, ý thành đều không, chỗ có Phật chẳng cần ngao du, chỗ không Phật phải chạy qua gấp. Hai đầu không dính, ngàn mắt khó xem. Trăm chim ngậm hoa, một trường bối rối. Giảng Giải Tình phàm rơi rớt, ý thành đều không: Chúng sanh còn mê cho nên là phàm, thấy mình mê, biết Phật giác gọi đó là Thánh. Khi không còn thấy phàm thánh đối đãi nữa, nên nói phàm thánh đều không. Do đó trong nhà Thiền hay nóichỗ có Phật chẳng cần ngao du, chỗ không Phật phải chạy qua gấp. Chỗ không Phật phải chạy qua gấp thì hợp lý, nhưng chỗ có Phật sao không cần ngao du? Vì: "Có Phật", "Không Phật" là ngôn ngữ hai bên đối đãi, giả lập không thật nên phải vượt qua. Qua hết đối đãi là không còn trâu, không còn người chăn. Hai đầu không dính, ngàn mắt khó xem: Khi tâm không còn dính mắc hai bên đối đãi, tranh chỉ là vòng tròn trắng tượng trưng tánh Viên Giác. Tánh Viên Giác thì không có một vật, không hình, không tướng thì thấy cái gì ? Cho nên nói ngàn mắt khó xem. Trăm chim ngậm hoa, một trường bối rối: Ðây dẫn chuyện của ngài Ngưu Ðầu Pháp Dung. Trước khi gặp Tứ Tổ Ðạo Tín, Ngài quán từ bi nên được chim thương mến đem hoa trái đến cúng dường. Khi gặp Tứ Tổ Ðạo Tín dạy buông hết cả kiến chấp hai bên, ngài tu một thời gian sạch hết vọng niệm hai bên, thì từ đó chim không cúng dường hoa trái nữa. Ðói với người chưa thấu lý Thiền, thì cho rằng trước Ngài tu cao có nhiều phước, nên được chim cúng dường, sau ngài tu dở ít phước, nên chim không cúng dường nữa. Lý đó không đúng, vì tu đến chỗ không còn thấy hai bên, không còn khởi niệm để quán, nên chim không thấy không biết và không đem hoa trái đến cúng dường. Nếu người tu còn để chư Thiên hay chim đem hoa trái đến cúng dường là còn niệm, còn quán, nên nói rằng còn bối rối, chưa ra khỏi hai bên. Tụng
Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không Bích thiên lưu quách tín nan thông Hồng lô diệm thượng tranh dung tuyết Ðáo thử phương năng hiệp Tổ Tông
Dịch
Roi gậy người trâu thảy đều không Trời xanh thăm thẳm tín chẳng thông Lò hồng hừng hực nào dung tuyết Ðến đó mới hay hiệp Tổ Tông
Giảng Giải Trâu đã không nên roi gậy cũng bỏ, người chăn cũng không nốt. Trời xanh thênh thang không có một gợn mây, thì lúc đó trông thấy cái gì? Cho nên tin tức không thông được. Lò lửa đỏ hừng đâu còn một mảnh tuyết. Chừng đó mới hiệp với con đường Phật Tổ đi. Người khi đã vượt qua kiến chấp đối đãi hai bên thì không còn ngã và pháp. Ngã pháp không còn thì trí tuệ viên mãn, nên tượng trưng bằng vòng tròn Viên giác, chỗ mà Lục Tổ nói: "Bản lai vô nhất vật" đó vậy.
Tác giả: HT. Thích Thanh Từ (dịch )
|
|
|
Post by TCTV on Dec 27, 2010 16:00:00 GMT -5
Ý NHĨA LÁ CỜ PHẬT GIÁO Minh Đức Bùi Ngọc Bách Nguồn Gốc :
Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Độ. Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đa giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891), để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đa gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo. Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Độ. Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của Olcott, đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Độ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới. Ông và bà Blavatsky thọ trÍ tam quy, ngũ giới với Thượng Tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật Tử và gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật Tử đa chứng kiến, vÍ đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật Tử Âu Mỹ. Sự nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật Giáo của ông không thể nói hết trong khuôn khổ bài nầy. Ông đã tổ chức những trường học Phật Giáo khắp xứ sở Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đa lên đến 174 trường, và đến năm 1940 đa có 429 trường, trong đó có 12 Trường Trung học được chính phủ tài trợ . Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn vận động để mở các trường học Phật Giáo ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ. Năm 1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu mầu hào quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : "Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo ." Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Đại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng Tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới. Đến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, một Đại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đa thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Trong dịp nầy, Thượng Tọa Tố Liên đa tặng Đại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đa chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt Nam. Bằng một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng ra suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đa dùng quãng đời quí báu của mÍnh, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi. II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của PhậtTử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bÍnh của mọi người con Phật . Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và dân tộc. Năm sắc theo chiều dọc : Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật . Năm sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. ý nghĩa của màu sắc phân biệt là : 1.- Xanh đậm : Tượng trưng cho Định căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt . 2.- Vàng lợt : Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ. 3.- Đỏ : Tượng trưng cho Tịnh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh . 4.- Trắng : Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra muôn hạnh lành. 5.- Da cam : Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh. 6.- Màu tổng hợp : Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn thế giới. IIỊ-Kết luận : Là Phật Tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật Giáo, vì trên hết, nó tượng trưng cho Phật Giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất phân biệt của tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới . Ghi chú : (1) 26 nước tham dự Đại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế Giới là : Anh, Ấn Độ, Bhutan, Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchea, Lào, Ma Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Điển, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam. (2) Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên -- đại biểu chánh thức, và ông Phạm Chữ -- công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp tùng theo làm Thông dịch viên. Source: www.thuvienhoasen.org
|
|
|
Post by TCTV on Jan 8, 2011 20:30:41 GMT -5
|
|
|
Post by TCTV on Jan 8, 2011 20:37:51 GMT -5
Dai hoc Nalanda
Oxford University Has Published A Book "THE MAKERS OF THE UNIVERSE", In Which They Have Enlisted 100 People Who Gave Remarkable Contribution To The World Over The Period Of 10,000 Years, Which Is Admired By The Entire UNIVERSE. In this List 1st Name Is "LORD GAUTAM BUDDHA" & 4th Is "Dr. BABASAHEB AMBEDKAR" For Their Principle Of Equanimity Which Is The Universal Solution For todays Burning World.... This is the pictorial documentary on the life of most influential Social Reformer of India, the Father of the Nation Dr. B R Ambedkar. His life story had been inspiration to many of the people. A outcast poor boy from the India became the chief architect of Constitution of India and wrote the future of India. This video includes end of the greatest man of the Century. After two months of Dhamma Deeksha, Dr, Ambedkar tried to spent his remaining life devoting Buddhism, But his health was getting worsed. At the end on 6th December 1956 the greatest emancipator passed away and became immortal to the history and his people. He was taken from Delhi to Mumbai for his funeral. His funeral held at Chaitya Bhoomi, Dadar. Millions of Dr. Ambedkar devotee pay homage every year by visiting this place. Its wud not be and end of era but just a beginning.......... Mumbai: In what could be one of the biggest mass conversions in the country, thousands of tribal and Dalit Hindus are to embrace the Buddhist faith at a huge gathering in Mumbai on Sunday. To mark the Golden jubilee of dalit icon Dr Ambedkar's conversion to Buddhism, lakhs of followers will converge at Mumbai's Mahalaxmi racecourse on Sunday to give up their religion. The event will be presided over by the Dalai Lama. They want to embrace Buddhism because it is a free religion. it is open to all. It preaches non violence and is not divided on basis of caste, said Ramdas Athavle, leader, RPI. October 14, 1956 was a historic day when over 3 lakh dalits led by Dr Babasaheb Ambedkar rejected Hinduism's caste divisions and embraced Buddhism. 50-years hence lakhs of Ambedkar followers will once again renounce the religion they were born to. The number of dignitaries who attended the pre Buddhism ceremony—a precursor of Sundays event, confirmed Dr Ambedkars iconic status. Even as Dalit leaders hope, that the resurgence of Buddhist conversions also converts into political mileage, Ambedkar followers try and remind others their leader's real appeal. This would be the first ever mass conversion where millions of people will change their religion without any promise of money, or political power, Narendra Jadhav, Vice Chancellor, Pune University said. With the number of dalit atrocities across the country on the rise, perhaps it's time for the religion they leave behind to reconsider its exclusionist philosophy. Jai Bhim. Be happy Siddhartha Chabukswar
|
|
|
Post by TCTV on Jan 14, 2011 22:34:49 GMT -5
Chùa Phật Bốn TayBài và ảnh: Trần Công NhungCổng chùa. Thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, có một ngôi chùa mang tên rất lạ, tên nôm na dân dã: Chùa Phật Bốn Tay. Vùng đất Hậu Giang xưa là của Phù Nam, nên chùa chiền đa số đều ảnh hưởng phong cách chùa Miên. Tên chùa thường bằng tiếng Khmer: Chrui Tim Chás, Kleang, Sàlôn... (1), người Việt cứ theo âm Miên đọc tiếng Việt như ThomMăNiMíth là chùa “Thơ Mít” (2), Hoăïc giả theo nét đặc biệt của chùa mà đặt tên như chùa Chén Kiểu (Sóc Trăng) do toàn bộ mặt ngoài của chùa (mái, tường, cột…) đều được cẩn miểng chén kiểu (xưa), hay chùa có nhiều dơi gọi là chùa Dơi v.v.. Chùa Phật Bốn Tay là chùa thờ tượng Phật 4 tay. Xưa nay không hề có Phật 4 tay, chỉ có tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn (ngàn mắt ngàn tay, nhưng cũng chỉ 18 tay tượng trưng thôi). Theo lời truyền tụng thì vào năm 1913, khi người Pháp cho xe ủi đất làm đường và xây bót Ba Thê, người dân tìm thấy được một Pho tượng bằng đá có bốn tay, cao 1m70 còn nguyên vẹn, nằm sâu dưới mặt đất khoảng 2m. Người Khmer quanh vùng tập họp thanh niên trai tráng khỏe mạnh khiêng tượng về núi để thờ, vì cho đó là tượng Neata Phrom tức Thần Núi (theo tín ngưỡng Niết-Tà của người Cambodia). Nhưng tượng quá nặng, không sao xê dịch nổi. Sau nhờ những người kinh lớn tuổi đứng ra lập hương án khấn vái, lúc ấy pho tượng mới được khiêng đi nhẹ nhàng. Trước đó, hai tấm bia đá bùn cũng đã được tìm thấy. Mỗi bia cao khoảng 1m80, dày khoảng 22 cm, bề ngang khoảng 82 cm. Trên bia có khắc nhiều chữ cổ không ai đọc được. Đặc biệt, khi đặt tượng Phật vào giữa hai tấm bia này thì rất khít khao. Từ đó chùa Linh Sơn được dân chúng chung sức xây dựng để tôn thờ tượng Phật bốn tay, và chùa có tên chùa Phật Bốn Tay đến ngày nay. Từ chợ Ba Thê qua một hai lối xóm, không hẳn đường làng, đường tráng nhựa, không lớn, cư dân vẫn cuộc sống đạm bạc muôn thuở như nhiều nơi, không có nét gì của kỷ nguyên mới. Chẳng mấy chốc cổng chùa đã hiện ra trên đồi cao trước mặt. Chùa Chén Kiểu. Từ dưới đường nhìn lên cổng chùa, tôi có cảm tưởng như sắp bước vào nơi có nhiều điều bí ẩn, như đi tìm cái gì đó mới lạ, khác với những lần đến thăm các ngôi chùa khác. Chùa Long Sơn (Nha Trang), chùa Thầy (Hà Tây), chùa Từ Hiếu (Huế)… lúc thấy cổng chùa là đã hình dung phần nào được những gì bên trong chứ không như ở đây… Từ hai chú sư tử xanh trên đầu hai trụ cổng sắt thành ngoài, đến cổng chính vào chùa và rừng cây sao vắng lặng bên trong, rõ là có sức khêu gợi trí tò mò. Điều khác thường đầu tiên là cổng chùa. Thông thường chùa nào cũng dựng cổng tam quan, lớn nhỏ, một hay hai tầng mái tùy nơi. Chùa Phật Bốn Tay mô phỏng tam quan cổ, nhưng xây theo lối nửa Á nửa Âu. Cửa vòm cách điệu (3 đường cung), cổng có vọng lâu đặt tượng Phật Di Lặc nhìn ra. Hai bên cổng có 4 câu đối và 4 đại tự. Mặt trong của tam quan cũng nhiều câu đối và thơ. Hai cột ngoài: Bên trái: Khuyên nhau tưởng niệm Di Đà, Hồng danh sáu chữ thật là cao siêu. Bên phải: Niệm Phật tương tự tội tiêu, Sống an thác ổn tiêu diêu Lạc thành. Hai trụ giữa: Đèn Tịnh độ soi đường dẫn chúng (trái) Đuốc Liên tông rọi khắp độ sanh (phải). Ngoài ra còn 3 bài thơ lục bát khuyến tu tác giả Bùn Sen, được khắc nghiêm chỉnh trên tường tam quan. Bài 4 câu treo ngay trên vòm cửa tam quan: Cát rơi xuống nước phải chìm, Đá to tuy nặng không chìm nhờ ghe. Niệm Phật sức Phật chở che, Nghiệp to như đá nhờ ghe qua bờ. Có lẽ Chùa Phật Bốn Tay là ngôi chùa nhiều “văn thơ” hơn hết mọi chùa. Về hình thức, nét chữ màu son trên đá xanh, hay màu xi măng, dễ đọc và đẹp, rất đáng ca ngợi. Đây là cách khuyến khích tu học, chứ không phải mục đích phô diễn thi ca. Khuôn viên chùa. Từ tam quan một lối lát gạch đi thẳng vào chánh điện. Trong khuôn viên chùa nhiều cây đại thụ hàng trăm năm tuổi, rợp bóng mát quanh năm... Ngôi chùa na ná căn nhà ở 1 gian 2 chái, không mang nét chùa cổ như chùa miền Bắc hay chùa ở Huế. Vào chánh điện có hai cửa ván hai bên. Mái chùa lợp ngói vảy cá đã cũ đen, chỉ 2 góc mái trước được đắp rồng uốn trang trí đơn giản. Có mái phụ nhỏ, nhô lên như chóp tháp. Cửa chùa đóng kín, không một bóng người, tôi vào cửa hông và lên tiếng gọi, một Ni Cô ra tiếp. Tôi xin phép lễ Phật, Ni Cô hướng dẫn tôi ra trước chánh điện... Cúng Phật xong tôi đến gần bệ thờ quan sát pho tượng Phật 4 tay. Rất lạ! Ngay từ nét mặt cũng đã không có gì giống như tượng Phật thường thấy. Hình thức phốp pháp nét tạc bình dân, màu sắc mộc mạc. Tượng đắp y phái Tiểu Thừa, vai phải không để trần, mắt mở lớn như người thường, ngồi kiết già và mỗi tay cầm một vật nhỏ. Tôi chụp mấy tấm ảnh rồi quay sang hỏi Ni Cô: - A Di Đà Phật, thưa cô, pho tượng khi tìm thấy nguyên như hiện nay? - Nguyên thủy tượng bằng đá đen, bán thân, về sau được gia cố thành tư thế ngồi kiết già. - Thưa ngoài tay phải trên cầm xâu chuỗi, còn các tay kia? - Tay trái trên bắt ấn, tay phải dưới cầm cái linh (chuông nhỏ), tay kia cầm trái châu. - Thưa cô, hình như tượng không giống tượng chư Phật xưa nay? - Theo các nhà khảo cổ thì tượng có nét mỹ thuật của đạo Bà La Môn ở Ấn Độ. - Như vậy chùa có trước khi khai quật pho tượng, thưa cô? - Chùa do Sư tổ Thiết Ma Nhiên Chánh khai sáng năm 1912, tượng có sau một năm. Chùa được trùng tu năm 1983. Hòa Thượng Thích Thiện Trí trụ trì đã 40 năm nay. Tượng Phật 4 tay. Trước Tượng Phật Bốn Tay, Tượng Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Phật Thích Ca Mâu Ni, Hộ pháp, Thổ địa và Thánh tăng… được thiết trí trang nghiêm. Như vậy việc thờ phượng không khác với hệ Bắc Tông (Đại Thừa), còn tượng Phật 4 tay là một di sản văn hóa của địa phương Óc Eo được ký gửi vào chùa Linh Sơn. Các nhà khảo cổ cho đây là di chỉ văn hóa Óc Eo, theo mỹ thuật đạo Bà La Môn gốc Ấn Độ giống như tượng Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc, nơi nổi tiếng linh thiêng, hàng năm thu hút cả triệu người về trẩy hội. Cũng theo nhận định trên, tượng Phật bốn tay là tượng thần Visnu-Ananta có rắn thần Naga 7 đầu tạo thành tán che phía sau. Về mặt khảo cổ, người ta đã sai lầm khi thêm thắt sơn phết pho tượng. Pho tượng đá đen có trên 2.000 năm tuổi nay trông như tượng đất sét sơn màu. Tôi e rằng tay cầm chuỗi cũng không có từ lúc đầu. Tay “bắt ấn” cũng không giống kiểu bắt ấn của chư Phật. Riêng 2 bia đá chữ khắc chưa được giải mã, nhưng có cùng gốc với chữ Brami của người Ấn Độ, được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V sau Công nguyên. Loại chữ này cũng được khắc trên những thạch thư thuộc di chỉ văn hóa Óc Eo. Ngày 24-5-2009, tượng Phật bốn tay và hai bia đá Chùa Linh Sơn được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận và trao danh hiệu “Lâu năm nhất, lớn nhất nước”. Như nhiều nơi tôi đã đến, cái thiên hạ tán dương ca ngợi thực chất không bao nhiêu, trái lại cái không ai đề cập, đối với tôi là điều lý thú mới lạ. Thăm chùa Phật Bốn Tay, tôi thích quang cảnh tĩnh mịch của chùa, nhất là rừng cây cổ thụ rợp bóng quanh năm. Lại có dịp qua các làng mạc thôn xóm, gặp nhiều sinh hoạt dân dã đời thường, có những hình ảnh “đặc sản Việt Nam”, sẽ khó tìm trong một tương lai không xa. Chùa Phật Bốn Tay được cái không khí tĩnh lặng linh thiêng. Có nhiều Chùa, Đền rầm rập như hội chợ, dù cúng tiền trăm bạc vạn, công đức cũng khó thành, trái lại còn thêm phiền não. Trần Công Nhung 09 - 2010 (1). Lễ hội Dolta trang 12 QHQOK tập 10 (2). Bài Sóc Trăng trang 11 QHQOK tập 5 Sách đã in: Quê Hương Qua Ống Kính tập 1 đến tập 10, Buồn Vui Nghề Chơi Cây Kiểng, Mùa Nước Lũ (Truyện), Về Nhiếp Ảnh, Thăng Trầm (chuyện buồn vui một đời người), sách dày trên 200 trang, có 8 phụ bản ảnh màu và cả trăm ảnh đen trắng. Đã ra QHQOK tập 11. Độc giả muốn có sách (discount 50% 10 tập) xin Liên lạc (từ nay đến 31 – 3 – 2011): Tran Cong Nhung P.O.Box 254 Lawndale, CA. 90260 Phone: (310) 978-4182 - email:trancongnhung@yahoo.com, Website: www.ltcn.net
|
|
|
Post by TCTV on Jan 23, 2011 21:01:03 GMT -5
Hoa Vô ƯuTác giả : Lan Vy Xin mời mọi người xem hình ảnh và chú giải nguồn gốc VÔ ƯU, mà bạn Lan Vy đã sưu tầm nhé. Vô Ưu! Loài hoa che chở nhân tâm Đón chào Đức Phật Mẹ cầm nhánh hoa Oai nghiêm voi trắng sáu ngà Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng Vô thường bước xuống nhân gian Ưu đàm hoa trổ hiện thân ái tình Sứ điệp của vạn niền tin Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn Chờ tay thiếu nữ họa hoằng khai hoa Cảm linh thanh khiết an hòa Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu! (Cầu nguyện cho những Người ... tôi quen biết hay hình cờ đâu đó ... lướt qua nhau Dù cho tâm hồn có trãi qua ... những gì ... Cũng cầu mong sớm được thanh thoát ... Vô Ưu) Klanvy - Kính nguyện (Mùa Vu Lan 2009) Cây Sala thường được dịch là cây Vô Ưu Sala có nhiều tên gọi: Sala, Sal, Shorea Robusta Là một lòai cây có nguồn góc từ Ấn Độ, Miền Nam dãy núi Hymalay. Sau này được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á, cây cung cấp gỗ cứng. Cội Vô Ưu Trong kinh điển Phật Giáo: Đức Phật đản sinh ở gốc cây Sala, trong vườn Lumbini (Lâm tì ni) và nhập diệt giữa hai cây Sala tại Kusinara (Câu thi na). Vì thế ngày nay, ngòai cây bồ đề (Bodhi tree, Bo tree, Ficua Religiosa). Cây Sala đuợc chọn trồng ở các khuôn viên Chùa. Trong giới chơi cây cảnh Việt Nam cây này còb có tên gọi là cây Ngọc Kỳ Lân, Đầu Lân hay Hàm Rồng. Thân Vô Ưu A. Từ nguyên: Hoa Ashoka (Vô Ưu) là một trong những cây linh thiêng tại Ấn độ. Ashoka, theo Phạn ngữ, có nghĩa là không gây ra ưu phiền. Đóa Vô Ưu B. Truyền thuyết: Sách thần thoại Ấn giáo Ramayana ghi lại: 'trong thời gian bị lưu đày tại Lanka, Seeta đã bị Ravana lưu giữ tại AsokaVana, môt vườn cây Asoka. Vẻ đẹp của cây thường được liên kết với những phụ nữ trẻ, xinh đẹp và người Ấn tin rằng, cây sẽ trổ hoa khi được phụ nữ chạm đến. Trong ngày Lễ hội Dohada, các phụ nữ trang điểm rực rỡ được mời đến đá nhẹ hay chạm vào cây bằng chân trái để giúp cây mau trổ hoa. Hội Xuân Asoka-pushpa Prachaayika là dịp các thiếu nữ hái hoa Asoka để cài trên mái tóc. Nhánh Vô Ưu C. Tư tưởng: Tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng cây Vô Ưu, họ tin rằng cây là biểu tượng cho Tình Yêu, và là cây dâng tặng riêng cho Nữ Thần Tình Ái Kama Deva: Trong ngày Lễ hội Ashok Shasthi, phụ nữ Bengali thường ăn nụ hoa, và phụ nữ Hindi uống nước có ngâm hoa Vô Ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái. Người Ấn Độ còn gọi cây là Anganapriya, có nghĩa là, 'thân thiết với phụ nữ', cây hoa được xem là nhạy cảm với sắc đẹp. Hoa sẽ mau nở khi được phụ nữ đụng đến? Cành Vô Ưu D. Ý nghĩa lịch sử! Hoa Vô Ưu cũng giữ một vai trò khá quan trọng trong truyền thuyết về ngày sinh của Đức Phật: 'Theo tục truyền, Hoàng hậu Mahamaya, khi đang mang thai, năm 563 trước Tây Lịch, đã rời Kapilavatthu để về quê sinh nở. Trong lúc ghé vườn Lubini (Lâm Tỳ Ni), bà đã hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa, tay vịn vào một cành Vô Ưu'. Ngày Phật Đảng thường được tín đồ Phật giáo diễn trình bằng hình ảnh: Đức Phật từ cung trời Đâu Suất cưỡi con voi trắng sáu ngà hiện xuống, phù hợp với giấc mộng của Hoàng Hậu Mada, sau đó Đức Phật vào đời nhân lúc thân mẫu giơ tay vịn cành Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni. Ngài liền cất bẩy bước đi, bay trên bẩy đóa sen. Một số nhà Phật học đã cho rằng Vô Ưu và Ưu Đàm, nếu xét về biểu tượng và ẩn dụ, chỉ là 2 tên gọi của một cây, nhưng thật ra về mặt thực vật thì đây là hai cây khác nhau. Kinh Vô Lượng Thọ, tập Thượng, cũng không phân biệt giữa Vô Ưu và Ưu Đàm khi ghi : ' Hoa Vô Ưu; 'Vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, giống như hoa linh thoại, đúng thời mới xuất hiện'. E. Tên khoa học và các tên khác: - Saraca asoca (hay Jonesia Ashok) thuộc họ thực vật asalpinioidae - Tên Anh-Mỹ: Ashoka tree (Sorrowless tree), Sita-Ashok - Tên Ấn Độ: Asok, Asoka, Vanjulam. F. Đặc tính thực vật: Giống Saraca, nổi tiếng do cho những chùm hoa rực rỡ gồm 11 loài cây thuộc vùng Đông-Nam Á. Cây có lẽ có nguồn gốc tại Ấn Độ, Miến Điện và Mã Lai. Nhóm Saraca được trồng để làm cây cảnh và để lấy hoa trưng bầy nơi các bàn thờ thần linh tại Á Châu. Tại Ấn Độ, cây mọc tự nhiên ở vùng Trung và Đông Himalaya, nơi cao độ lên đến 750m; tại các thung lũng Khasi, Garo va Lushai. Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn có các mẫu cây Saraca indica, gọi là Vàng Anh lá nhỏ và Saraca chinensis = S. dives, gọi là Vàng Anh lá lớn. Cây Vô Ưu thuộc loại tiểu mộc mọc tương đối chậm, cao 5-20 m, Thân không gai và nhẵn, màu nâu - xám. Cành phân nhánh nhiều tạo thành tán, gần như tròn. Lá kép hình lông chim chẵn, với 4-6 cặp lá chét. Lá có dạng gần như ngọn giáo thuôn, tù hay nhọn ở đầu, tròn ở gốc, dài 15-20 cm, rộng 5-7 cm, màu lục xậm, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt hơn. Lá non màu hơi tím, xếp lại và buông thõng xuống. Hoa màu đỏ cam, vàng-cam, sau đó chuyển thành đỏ đậm, mọc thành ngù đặc ở nách lá. Quả thuộc loại quả đậu, màu đen, dài 9-25 cm, rộng chừng 4cm, trong chứa 4 đến 8 hạt, hình cầu, chừng 35 mm. Cây trổ hoa quanh năm, nhưng trong các tháng 2 đến 5, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa có mùi thơm dịu, mùi thơm rất mạnh vào buổi chiều tối. G. Thành phần hóa học: - Vỏ thân chứa: Tannin (6%), Catechol, Tinh dầu, Heamatoxylin, Ketosterol, Các hợp chất loại glycoside, saponin, hợp chất phức tạp chứa Calcium (C6 H10O5Ca), chứa sắt. Các glycosides loại lignan : Lyoniside, Nudiposide, 5-methoxy-9-beta-xylopyranosyl(-)isolariciresinol, Icariside E3, Schizandriside. Các flavonoids có hoạt tính chống oxy-hóa như (-)epicatechin, epiafzelechin-> (4beta->8)-epicatechin, procyanidin B2 (Journal of Natural Medicine Số 61-2007) - Hạt chứa: Lectin Saracin H. Các nghiên cứu khoa học về Vô Ưu: Dịch chiết bằng nước từ vỏ thân được ghi nhận là có chứa 2 hoạt chất: một có hoạt tính kích thích và một có hoạt tính làm thư giãn bắp thịt nơi ruột non của chuột-bọ thử nghiệm. Hoạt chất cho thấy có thể kích thích bắp thịt tử cung, gây sự co thắt nhiều lần hơn và cơn co thắt kéo dài hơn. Hoạt chất loại glycoside, tinh khiết hóa, kết tinh cũng gây co bóp tử cung, có thể dùng trong các trường hợp xuất huyết tử cung (khi cần đến các alkaloid của nấm ergot). Ngoài ra hoạt chất này cũng hữu dụng trong các trường hợp xuất huyết nội mạc buồng trứng, rong kinh khi bị u tử cung, trĩ và kiết lỵ. Trong vỏ cây, còn có một hợp chất phức tạp, gọi là Phenolic glyco side P2 có hoạt tính rất mạnh trên bắp thịt tử cung. Dịch chiết bằng alcohol từ vỏ có hoạt tính kháng sinh trên nhiều vi khuẩn. Nước trích từ hoa tuy cũng có tác dụng kháng khuẩn nhưng yếu hơn và giới hạn hơn (Canadian Journal of Microbiology Số 53-2007) Nước chiết từ vỏ cũng giúp gia tăng thời gian sinh tồn cho chuột bị gây carcinoma loại Ehrlich, và làm giảm khối lượng của bướu ung thư loại Sarcoma tumour line S-180.(Indian Journal of Pharmaceutical Sciences Số 54-1992) Lectin: Saracin ly trích từ hạt quả Vô Ưu có hoạt tính kết dình chuyên biệt với N-acetyl-neuraminyl-N-acetyllactosamine. Saracin có hoạt tính tạo sự phân cắt nhân tế bào lympho nơi người. Saracin kích khởi sự bài tiết IL-2 của tế bào máu đơn nhân (người). Saracin có ái lực với các tế bào T loại CD8(+) hơn là với CD4 (+) và được cho là có những hoạt tính điều hòa hoạt động của hệ Miễn Nhiễm (Archives of Biochemistry and Biophysics Số 371-1999) J. Vô Ưu trong Y-Dược Ayurvedic: Trong Y-Dược Ayurvedic (Ấn Độ-Pakistan), Vô Ưu được xem là một vị thuốc của phụ nữ, vị thuốc giúp phụ nữ giữ được 'nữ tính'. Cây Asoka được cho là cây bảo vệ sự trong sạch cho phụ nữ. Cây được dùng rất phổ biến tại Ấn Độ để trị các bệnh phụ khoa, đặc biệt là về tử cung. Cây được xem là có chứa các phytoestrogens, giúp cải thiện việc cơ thể phụ nữ sử dụng các kích thích tố: - Để trị đau bụng, khó chịu : Đun vỏ cây Vô Ưu với sữa bò, thêm một chút đường, lọc qua vải thưa. Uống mỗi ngày với mật ong trong 21 ngày. - Trị vết thương, đứt tay chân : Nghiền vỏ Asoca thành bột, trộn thành khối nhão. Hơ nóng khối nhão rồi đắp vào vết thương trong 2 ngày. - Trị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh : Nghiền chung vỏ Asoca, tiêu đen, trộn với nước vo gạo, uống với mật ong khi bụng đói, chỉ uống khi bắt đầu có kinh. Tài liệu sử dụng: Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam (Võ văn Chi) The A-Z of Garden Plants (Bay Books) Medicinal Plants of India (S.K Jain & Rob. DeFilipps) Scientific Basis for Ayurvedic Therapies (Lakshmi Mishra) (Theo:Tài liệu nghiên cứu của Dược Sĩ Trần Việt Hưng) Hoa Vô Ưu (Sala) - Lòai thứ nhất Hoa Vô Ưu (Sorrowless Flower) - Lòai thứ hai Hoa Vô Ưu: tên gọi Ưu đàm Bạt La Hoa (Gọi tắt là : Hoa Ưu Đàm ) Phạn tự : UDUMBARA - Tên Khoa Học : Ficus Glomerata - Môi truờng sống : dưới chân núi Hymalaya..., va cao nguyên Decan, và đảo Srilanca. - Thân cao 3 mét: Lá có 2 lọai : - Có hoa đực, hoa cái khác nhau - Lọai có đài hoa lớn thì như nắm tay? - Lọai nhỏ bằng ngón tay cái, kết thành chùm hơn 10 hoa - Mọc trên thân cây. Hoa ăn được nhưng vị không ngon Trong văn hóa Ấn Độ thường cho rằng cây vô ưu là điềm lành.Theo truyền thuyết Thái Tử Tất Đạt Ta sanh ra dưới cây Adu-ca trong vườn Lâm Tì Ni. Vì mẹ con được an ổn nên cây này được gọi là cây Vô Ưu. Kinh Vô Lượng Thọ, thượng (Đại 12, 266 hạ) ghi : "Vô lượng ức kiếp khó gặp, khó thấy, giống như hoa linh thọai, đúng thời mới xuất hiện. Lọai Hoa này do điềm lành linh dị chiêu cảm là lọai thiên hoa, thế gian không có. Nếu nhu Nhu Lai hạ sanh thì nhờ năng lực đại phước đức của Ngài mà chiêu cảm lọai hoa này xuất hiện. Vì lọai hoa này ít có, khó gặp nên trong Kinh Phật Giáo có rất nhiều chổ dùng hoa này ví dụ việc khó gặp Phật ra đời. (Theo Joinesia Asoka Roxk) CHÙM HOA VÔ ƯU Em không phải là Phật tử, nhưng em cùng bạn bè vừa trở về từ chuyến "du lịch Thiền" tổ chức trong bốn ngày tại Thiền viện Bát Nhã ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhân dịp lễ Phật Đản LHQ. Ở đó, người ta hướng dẫn về Phật pháp, và những tu tập khác nhằm giúp em thích ứng với đời sống hiện đại, nuôi dưỡng thân tâm, giúp em hóa giải cơn giận, sự buồn đau, sự cô đơn và trống trải, kết nối lại những sợi dây tình thân trong gia đình và với bạn bè.... Khi về lại Sài Gòn, em thấy lòng thật vui vẻ và thanh bình Tôi biết điều đó khi nhìn gương mặt em. Rạng rỡ như một chùm hoa vô ưu vậy. Tôi thích cái tên ấy. Hoa Vô Ưu. Có người vẫn tin rằng hoa vô ưu chỉ là một loài hoa trong tâm tưởng và không có thật. Cũng như sự "vô ưu" (không buồn phiền) tuyệt đối là không thể có. Còn em, em có tin rằng trên thế gian này có một loài hoa tên là "vô ưu" không? Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra dưới vòm cây Vô ưu đang trổ hoa chính là Đức Phật sau này. Vì thế mà loài hoa này gắn với ngày Phật Đản. Tên tiếng Phạn của nó là Asoca, tiếng Hán dịch ra là Vô Ưu Thọ (cây vô ưu), lá xanh ngắt, hoa nở từng chùm, màu cam đỏ rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Thái tử Tất Đạt Đa, ngay sau khi chào đời, đã vùng đứng dậy và bước đi bảy bước, mỗi bước của cậu bé lại có một bông sen nở ra đỡ lấy bàn chân. Đứng trên toà sen thứ bảy, thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất ý nói "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (Trên trời và dưới trời thì ta là cao quý nhất). Câu nói ấy đã khiến nhiều người băn khoăn. Phải chăng đó là sự kiêu căng, chấp ngã ? Nhưng không, em ạ. Cũng như loài hoa kia, đừng chỉ vì cái tên mà tin rằng nó không có thật. Bởi hoa là do chính con người đặt tên. Đừng vì cái nghĩa đã biết của chữ "ngã" mà hiểu rằng "TA là trên hết". Vì nghĩa của chữ cũng do con người đặt ra. * Trong những buổi tịnh tâm ngắn ngủi ở thiền viện, em chỉ làm một điều duy nhất, đó là nhìn thật sâu vào tâm hồn mình, tìm đến cái nguyên sơ của tính thiện, của sự vô ưu, của tình yêu thương thuần khiết. Và rồi cũng với đôi mắt đó, em nhìn bạn bè, người thân, em nhìn thế giới xung quanh. "Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương". Có một câu thiền rất quen này: "Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi, sông là sông. Khi tôi học đạo, tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Sau khi học đạo xong, tôi lại thấy núi là núi, sông là sông." Ta có thể đi khắp nhân gian, nghe muôn tiếng, thấy muôn điều. Nhưng ta chỉ có thể thấu hiểu khi nhìn và nghe với trái tim khiêm nhường và trong sáng, không hề mang theo bất cứ thành kiến hay sự cố chấp nào. Khi ta nhìn những người xung quanh dưới cái nhìn thuần khiết nhất, ta mới có thể nhận ra họ như chính bản thân họ, không phân biệt bởi giàu nghèo, đẹp xấu, giỏi dở, sang hèn, không phân biệt màu da, tôn giáo, giai cấp, chính kiến... Khi đó, ta mới có thể "lại thấy núi là núi, sông là sông". Tôi tin rằng chữ ngã trong câu "duy ngã độc tôn" của Thái Tử Tất Đạt Đa là nói về cái vốn dĩ đã ở trong mỗi con người từ khi mới sinh ra. Cái gọi là "nhân chi sơ, tánh bổn thiện". Cái hồn nhiên, vô ưu, lương thiện, nhân ái, yêu thương. Cái cao quý nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất. Đó chính là cái "ngã" thật sự, chung nhất của loài người. Đó là Tâm Phật mà ai cũng có. Đó là xuất phát điểm của cõi nhân sinh. Đó chính là chùm hoa vô ưu kỳ diệu của tâm hồn con người. Nhưng trong đời sống xô bồ này, có khi ta tự chôn vùi nó, có khi ta lãng quên. Và có khi giống như hoa vô ưu, người ta không nghĩ là nó còn tồn tại. Nhưng em đã biết rằng, nếu ta chịu lắng nghe, chịu nhìn lại, chịu tìm kiếm, chắn chắn là ta sẽ tìm thấy nó, phải không em? Chắc chắn ta sẽ tìm thấy một chùm hoa vô ưu trong tâm hồn mỗi người ta quen biết. Và trong chính bản thân ta Lan Vy - Bài Trích từ Luanvy.com (Một hình ảnh từ http://budsas.110mb.com)
|
|
|
Post by tk on Jun 10, 2011 14:09:38 GMT -5
Đặc Tính và Yếu Tố Tác Động của Tiến Trình Chuyển Dịch Một Tài Liệu Phật Giáo Anh-việt.
Vietsciences- Võ Quang Nhân 20/01/2009
Các bạn đọc thân kính,
Thời gian gần đây, nếu để ý, chúng ta đều nhận thấy có rất nhiều bài giảng, sách vở, tài liệu về Phật giáo đã được xuất bản rộng rãi. Riêng các sách vở đã được chuyển dịch một lần từ Tạng hay Phạn ngữ sang Anh ngữ nay được tái chuyển dịch sang tiếng Việt có thể được tìm thấy khắp nơi trong lẫn ngoài nước, trên các kệ bán sách cũng như qua các phương tiện điện tử.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì sách vở càng phong phú thì người đọc càng có cơ hội thấm nhập, so sánh, tra cứu, và tìm hiểu thêm về các văn kiện Phật giáo mà trước đây hầu như trong tiếng Việt ngoài các tài liệu đặc trưng viết về Phật giáo Việt Nam thì phần còn lại đều có xuất xứ từ nguồn Kinh Luận từ tiếng Trung Hoa.
Tuy vậy, việc chuyển dịch các tài liệu Phật giáo nhất là các sách vở có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn tới tình trạng nhiều bản dịch được phổ biến mà lời văn trong đó không được rõ ràng, chính xác, hay thậm chí còn đi ngược với ý tưởng mà nguyên tác đã viết ra. Chưa kể đến việc tham gia dịch thuật mà không kể đến vấn đề vi phạm bản quyền tạo nên một thị trường sách Phật giáo thật sự khó đánh giá là "tốt đẹp" nếu không nói là quá hỗn độn. Chính vì sự hỗn độn này mà dấu hiệu đúng lý ra là "đáng mừng" lại trở thành "đáng ngại".
Bài viết này không phải để đưa ra bất kì phê phán hay đề nghị biện pháp thay đổi nào mà chỉ nhằm chia sẻ vài ý kiến, kinh nghiệm, phân tích trong việc chuyển dịch các tài liệu có nội dung liên quan đến Phật giáo từ Anh ngữ sang Việt ngữ với mong ước góp vài ý tưởng hữu ích cho các dịch giả mới.
Do đó, tất cả các ý kiến trong bài viết chỉ là ý tham khảo không có tính tranh thắng hay giáo khoa. Nên nếu bất kì chi tiết nào không hợp với người đọc thì cho người viết xin một lời cáo lỗi.
Ngược lại, người viết bài này rất mong mỏi và cảm tạ mọi sự chân thành góp ý, giúp đỡ hay phê bình để học hỏi thêm nhằm bổ khuyết cho phần chất lượng và khả năng nghiên cứu dịch thuật ngỏ hầu đem lại lợi ích cho người đọc sách Phật giáo Việt ngữ.
Quy ước:
Tản mát trong bài viết sẽ có chỗ được mở ngoặc đơn nội dung trong đó có thể là thuật ngữ được dùng như tương đương với thuật ngữ liền ngay trước đó hay đơn giản chỉ là một giải thích thêm.
Các từ vựng sau đây sẽ được dùng trong bài với ý nghĩa đặc thù (có thể không hoàn toàn hợp với ý nghĩa thông thường) để tránh hiểu lầm xin người đọc lưu ý:
Dịch giả (hay người dịch): là người hay nhóm người tiến hành chuyển dịch bài viết hay tập sách cụ thể từ Anh ngữ sang Việt ngữ. Nguyên bản Anh ngữ (hay ngắn gọn nguyên bản) là phần tài liệu hay phiên bản ấn hành bằng Anh ngữ mà người dịch dùng nó làm nội dung để chuyển dịch sang Việt ngữ. Toàn bộ phần từ ngữ bằng Anh ngữ trong nguyên bản được xem là nội dung Anh ngữ (hay gọi tắt là nội dung nếu không bị nhầm lẫn). Tác giả: Tên của người hay nhóm người mà trong nguyên bản Anh ngữ đề cập tới như là người đã tạo ra, viết ra nội dung chính của nó. Dịch giả Anh: (hay người dịch Anh) : là người hay nhóm người đã tiến hành chuyển dịch tài liệu từ một ngôn ngữ khác sang thành nội dung của nguyên bản Anh ngữ. Nguyên tác: Trong nhiều trường hợp thì tác giả cũng không phải là người (nhóm người) đầu tiên viết ra tác phẩm (hay phần văn bản) cần được dịch sang Việt ngữ mà chỉ là người giảng giải hay viết thêm các chú giải cho tác phẩm đó. Như vậy người (nhóm người) đầu tiên viết ra tác phẩm sẽ được gọi là nguyên tác (người trước tác). Ngược lại, nếu tác giả là người (nhóm) đầu tiên sáng tạo ra bài viết cần được dịch cũng sẽ chính là nguyên tác. Chính văn: Trong trường hợp nguyên tác không phải là tác giả thì phần nội dung mà nguyên tác đã viết ra từ trước được gọi là chính văn Phụ giải (hay chú giải): là phần chú thích hay giảng giải cho phần chính văn. Phần phụ giải này có thể ở nhiều hình thức từ việc chỉ mở ngoặc giải thích bằng vài chữ ngắn, hay viết ra chú thích, hay ngay cả viết thêm ra thành các chương riêng (như trong nhiều tác phẩm Phật học bằng Tạng ngữ), hay trường hợp bổ túc dưới dạng phụ lục.... Ngoài ra, trong trường hợp phức tạp, một tác phẩm có thể được chuyển dịch thành một chuỗi chẳng hạn từ Phạn ngữ -> Tạng Ngữ -> Anh ngữ -> Việt ngữ thì chuỗi từ nguyên tác cho đến dịch giả bao gồm những người chuyển dịch và chú giải trong các ngôn ngữ trung gian sẽ có được gọi theo thứ tự như sau: Nguyên tác, dịch giả Tạng, dịch giả Anh, Dịch giả Việt. Tuy vậy, bài viết này chỉ chú trọng vào phân tích trường hơp đơn giản và người đọc có thể tự suy diễn sâu xa hơn. Thí dụ: tác phẩm Anh ngữ Nāgārjuna 's "Seventy Stanzas" (ISBN 0-937938-39-4) thì nguyên tác chính là Thánh giả Long Thụ đã viết tác phẩm Śūnyatāsaptati (Thất Thập Không Tính Luận), sau đó được dịch giả Tạng Geshe Sonam Rinchen dịch và chú giải sang Tạng ngữ, tác phẩm này, đến lượt, lại được dịch và chú giải một lần nữa sang Anh ngữ bởi các tác giả David Ross Komito và Tenzin Dorjee. 1. Những điều kiện hay kĩ năng cơ bản cho một người làm công tác dịch thuật Anh Việt:
1.1 Điều kiện chung: Ai cũng biết tiêu chuẩn tối thiếu để có thể dịch một tài liệu Anh ngữ nói chung là có khả năng đọc hiểu bài viết và biết cách diễn đạt nó một cách đúng ý nghĩa sang Việt ngữ. Trong đó, việc nắm bắt các cấu trúc câu và nắm bắt thuật ngữ là điều kiện cần có cho một dịch giả thông thường.
1.2 Điều kiện luận giải: Tuy vậy, có nhiều trường hợp hoặc do cách dùng từ hay cách viết câu của dịch giả Anh, của ngyên tác, hoặc do đặc điểm phức tạp của chính nội dung bài viết nên có thể người dịch sẽ phải đương đầu với những cụm từ hay chữ khó hiểu, hay cấu trúc câu khá phức tạp, hay ngay cả trong một số trường hợp không theo sát luật văn phạm Anh ngữ.
Trường hợp khó khăn này có thể đòi hỏi người dịch dùng nhiều biện pháp khác nhau nhằm tìm ra được ý nghĩa hay thuật ngữ phù hợp nhất để dùng cho bản dịch Việt ngữ -- Một phương pháp dể thấy là dựa trên ý đang đề cập và dòng lưu chuyển ý hay ngữ cảnh của cả đọan văn trước và sau câu hay chữ đang cần xác minh (phương pháp này đặc biệt có ích trong các bài văn theo đúng quy cách viết kiểu Mỹ được dạy ở các trường đại học về luận Anh văn mà đôi khi được gọi tên là "context clues"). Ngoài ra còn có thể dùng các biện pháp khác dựa trên nhân thân của các dịch giả Anh, của nguyên tác, của giáo pháp đang đề cập, của trường phái triết học, của hoàn cảnh địa lý và không và thời gian liên hệ tới đoạn văn ... để suy đoán ra ý đúng của câu văn hay chữ cần hiểu.
1.3 Khả năng truy cứu: Một kĩ năng thứ hai không thể thiếu cho một người dịch là biết tận dụng các phương tiện tra cứu chuyên ngành và phổ thông. Thật sự, Anh ngữ là ngôn ngữ phổ dụng nhất và do đó cũng là một ngôn ngữ sinh động và rất phức tạp. Chưa một cá nhân nào có thể biết hết hay một từ điển Anh ngữ nào có thể liệt kê đủ các từ vựng và cách dùng trong Anh ngữ. Mỗi một bài viết đều hoàn toàn phụ thuộc vào cách dùng ngôn ngữ của nguyên tác và các dịch giả. Do đó, khó tránh khỏi việc tra cứu thêm bằng các phương tiện sẵn có. Việc tra cứu như thế nào cho có hiệu quả lại là một việc khác. Điều này sẽ được phân tích nhiều hơn ở các phần sau.
1.4 Kiến thức chuyên ngành và Việt ngữ: Sau đến là điều kiện về kiến thức chuyên môn và Việt ngữ. Chẳng hạn, trong một bản dịch liên quan sâu sắc đến Phật học và Khoa học thì người dịch không thể (đúng hơn là không nên làm việc này!) cho ra một bản dịch đúng và hay, mà không đủ kiến thức hay không hề quan tâm tìm hiểu cặn kẽ đến các hiểu biết được đề cập trong cả hai lãnh vực này của đề tài.
Ngoài ra, cũng có trường hợp dịch giả do điều kiện sinh sống không nắm vững đủ Việt ngữ nhưng vẩn chuyển dịch các tài liệu chuyên ngành sang Việt ngữ, điều này sẽ làm hạn chế nhiều phẩm chất của bản dịch.
1.5 Về mặt đạo đức: Sau nữa, cho dù là dịch thuật vì lợi nhuận cá nhân hay vì tha nhân thì bản dịch sẽ không có hồn nếu không đặt một tâm thức hứng khởi và niềm tin nào đó vào trong công việc. Điều này chỉ xãy ra trong nội tâm dịch giả nhưng nó lại một phần là chià khoá ảnh hưởng đến chất lượng dịch.
Mục tiêu tối hậu của một bản dịch, nếu đã loại mục tiêu do nhu cầu vật chất ra khỏi phạm trù này, thật ra là việc làm sao kiến thức trong nội dung của bản dịch được chuyển tải một cách chính xác, đầy đủ, và hiểu được -- tức là chuyển tải được toàn bộ giá trị tinh thần của nguyên bản đến cho càng nhiều độc giả càng tốt. Thật không gì thành công cho bằng một bản dịch giữ được sinh khí và đạt đến mục tiêu mà nguyên tác muốn đạt.
Từ mục tiêu này cho thấy một bản dịch đòi hỏi người dịch không được tự ý bẻ cong, hay tự ý đục bỏ các chi tiết cho dù nhỏ hay lớn. Dĩ nhiên, trong nhiều trường hợp, dịch giả cần và có thể thêm các chú giải để làm rõ các thuật ngữ chuyên môn hay phần nào giúp người đọc hiểu sâu hơn. Tuy nhiên, các chú giải này cần (nếu không nói là bắt buộc) phải được trình bày trong một hình thức hay định dạng đặc biệt nào đó sao cho người đọc nhận biết được dể dàng đâu là chính văn, đâu là nội dung của nguyên bản, và đâu là chú thích hay ý kiến thêm vào của dịch giả.
Ở đây, xin phép không "đá động" đến trường hợp bất khả khán "bị đục bỏ" vì lý do kiểm duyệt! (Do vậy có nhiều dịch phẩm đã buộc người dịch vốn muốn dùng ngòi bút "viết đúng" thành "viết lách"). Tuy nhiên, nếu sự đục bỏ hay viết lách chữ khá nhiều và trở nên quá mức chấp nhận được thì dịch phẩm có thể trở thành phế phẩm hay chỉ là một loại phỏng dịch.
Một điều nữa, được kê sơ lược ra ở đây, là vấn đề đạo văn. Với tình trạng hiện nay, có quá nhiều hình thức chép lại văn của một người khác mà không hề ghi chú hay nhiều khi ngay cả "cuỗm" luôn toàn bộ tác phẩm, chỉ gạt bỏ tên người dịch ra. Điều này không thể nào được chấp nhận với mọi lý do.
Từ đây trở về sau, trong bài viết này, chúng ta quy ước chỉ đề cập tới những yếu tố dịch thuật của các tài liệu Phật giáo từ Anh ngữ sang Việt ngữ. Nếu có trường hợp ngoại lệ khi cần thì chi tiết sẽ được nêu rõ ra.
2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến một bản dịch Phật giáo Anh-Việt:
Nhân thân người dịch là yếu tố có thể gây ảnh hưởng lớn nhất đến phẩm chất của một bản dịch. Nếu một người sinh trưởng trong miền Nam, lớn lên được tiếp cận với các giáo lý của Phật giáo Nguyên thủy, thì ngôn ngữ sử dụng của người đó khi dịch cùng một tác phẩm Phật học so với một người sinh trưởng tại miền Trung, được tu học nhiều kinh điển Đại thừa, sẽ có thể có nhiều khác biệt do hoàn cảnh khác nhau thổ ngữ, về kiến thức, về trường phái tu học, và về đời sống tập quán (tu sĩ, cư sĩ, hay chỉ là một người bình thường). Ý thức được sự khác biệt về nhân thân của chính mình sẽ giúp cho người dịch được phần nào khách quan hơn. Ở đây, có thêm các yếu tố rất quan trọng về nhân thân góp phần nâng cao chất lượng một bản dịch. Trau giồi, học hỏi, và tỉnh thức trong lúc vận dụng các yếu tố này sẽ có lợi rất nhiều. Việc hiểu biết về chính mình và giới hạn của mình sẽ giúp cho dịch giả tránh bớt được các lỗi dịch tạo ra do chủ quan (chấp ngã :-) và biết tận dụng sở trường cùng như bổ khuyết cho sở đoản.
2.1. Vốn hiểu biết về giáo pháp: Rõ ràng một người cả đời tu học theo trường phái Duy thức sẽ có nhiều cơ may chuyển dịch các tác phẩm về Duy Thức chính xác hơn là một Phật tử thông thường và không được trang bị đầy đủ hiểu biết về trường phái này. Mặc khác, người có một tầm hiểu biết bao quát về lịch sử về các giáo thuyết của các phái khác nhau lại có thể làm tốt hơn trong việc chuyển dịch các tài liệu Phật học cơ bản hay lịch sử Phật giáo. Tuy nhiên ngược lại, đôi khi kiến thức sâu sắc của chính mình lại có thể dẫn tới sự sai sót trong khi dịch thuật. Chẳng hạn, đã có bản dịch mà có lẽ dịch giả vì chịu ảnh hưởng nặng bởi các hiểu biết về Duy Thức đã sử dụng các thuật ngữ hầu như chỉ nên dùng trong Duy thức học (như là "chủng tử", "tàng thức") đem ra dùng trong các khái niệm chuyên biệt của trường phái Trung quán mà không có ghi chú nào để phân định.
2.2 Kĩ năng vận dụng các phương tiện tra cứu: Một trong những chỗ yếu của nhiều dịch giả là do sự thiếu thốn về phương tiện tra cứu. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một từ điển tương đối hoàn bị nào về Phật học Anh-Việt, Tạng-Việt (và Phạn-Việt?) và ngược lại; mặc dù các từ điển này rất cần thiết cho việc tra cứu. Bỏ qua sự thiếu thốn khách quan này, chúng ta có thể phân chia làm hai loại phương tiện tra cứu chính đó là phương tiện sách vở (trực tiếp) và phương tiện truyền thông điện tử.
Do vậy, việc tra cứu một từ vựng có khi dễ nhưng cũng có khi rất khó. Cùng một chữ, có khi chỉ được dùng với nghĩa thông thường, nhưng nhiều lúc, cũng chữ đó, cần phải được tra cứu kĩ xem nó có nghĩa nào khác sâu sắc và chính xác hơn? Trong nhiều trường hợp, dịch giả Anh sử dụng các thành ngữ ít phổ biến và cũng có khi một chữ lại có thêm nghĩa đặc thù trong Phật học mà không thể thay bằng nghĩa thông dụng. Khi tra cứu, có trường hợp phải tìm hiểu nghĩa của các chữ trong các bảng thuật ngữ của các trang WEB chuyên biệt về Phật giáo. Do đó, sự cẩn trọng trong khi tra cứu rất quan trọng.
2.2.1 Phương tiện trực tiếp: Bao gồm các sách vở chuyên khoa, các sách từ điển phổ thông, chuyên môn Anh ngữ hay Anh-Việt cũng như các từ điển Phật học là không thể thiếu trong việc dịch thuật.
Về các sách in tra cứu: Điều đáng lưu ý trước tiên là hầu hết các từ điển Phật học hiện tại trong nước đều thiếu rất nhiều thuật ngữ. Tuy nhiên, điểm lợi của các từ điển hiện nay là có thể có thêm trích dẫn hay giải thích nhiều gốc từ Hán Việt. Tiếp theo, đại đa số các tác phẩm và kinh luận trong nước xuất bản từ trước 1990 đều có nguồn gốc từ tiếng Hoa. Các tài liệu như thế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nền văn hoá Phật giáo Trung Hoa hơn là các trung tâm Phật giáo khác. Ngoài ra, đa số các tác giả viết sách Phật học trong nước đều phát nguồn và chịu ảnh hưởng rất lớn bới nền tảng Phật giáo Trung Hoa. Nắm bắt các nhận xét này có thể giúp người dịch tận dụng nguồn giáo pháp tra cứu cũng như là để vượt qua được một số ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa khi dịch thuật và tra cứu.
2.2.2 Phương pháp điện tử: Trên Internet hiện nay có rất nhiều dạng chia sẻ dữ liệu từ các thư viện dữ liệu mà người tra cứu phải trả lệ phí cho đến các bảng thuật ngữ chuyên biệt. Điều nổi bật ở đây là sự tiện dụng. Tuy nhiên, người ta khó lòng biết được chất lượng của nó ngoại trừ dữ liệu lấy được từ những trang WEB có uy tín. Do đó, việc kiểm tra lại độ khả tín của dữ liệu là điều cần thiết. Ngoài ra, phương tiện liên lạc trên các diễn đàn (forum) và các nhóm thư điện tử (mailgroup) Phật giáo chuyên môn cũng là nơi rất tốt và đáng tin cậy để tham khảo
2.2.3 Một số kĩ năng khai thác dữ liệu -- sau đây là một số cách khai thác dữ liệu
2.2.3.1 Khai thác các máy truy tìm dữ liệu
Việc khai thác dữ liệu qua các máy truy tìm thì rất tiện lợi nhưng người dùng phải tập làm quen với các chức năng cao cấp của nó để tận dụng1. Tiện đây, xin nêu vài cách thức để nhanh chóng tra cứu nghĩa của một từ qua http://www.google.com:
define:<Thuật_ngữ> -- Ngay lập tức máy sẽ tìm giúp các định nghĩa và hiển thị lên màn hình definition <Thuật_ngữ> -- Máy sẽ hiển thị các trang từ điển có ghi định nghĩa của thuật ngữ
Một phương pháp nữa cũng khá thông dụng khi muốn truy tìm tất cả các bài viết có đề cập đến một thuật ngữ hay một cụm từ đặc biệt chỉ từ trong một tên miền (tên trang WEB):
<"Thuật_ngữ" hay "Cụm_Từ"> site:<Tên_miền> (Thí dụ: "tính không" site:thuvienhoasen.org )
Sử dụng các "Search Engine" này người ta cũng có thể tìm đến các sách vở điện tử (ebook), các từ điển bách khoa toàn thư, các bảng thuật ngữ Phật học, các từ điển Phật học bằng những thứ tiếng khác nhau, các phông chữ cần dùng như Tạng và Phạn ngữ, các diễn đàn Phật giáo theo các truyền thống riêng biệt, các bài viết chuyên đề trong Phật giáo, các hình ảnh minh hoạ, các bài giảng Pháp âm của các đại sư đương thời (bằng MP3 hay bằng rm) và thậm chí có thể dùng nó để kiểm tra lại chính tả của một chữ tiếng Việt2. Qua đó, việc tìm hiểu về nghĩa của một thuật ngữ đặc biệt hay để tìm thêm ý tham khảo trong Phật giáo có thể được dể dàng hơn rất nhiều.
2.2.3.2 Sử dụng bách khoa toàn thư Phật giáo và các bài viết chuyên khảo: Thật là hữu ích nếu tìm được một bài viết chuyên khảo hay một đề mục trong bách khoa toàn thư về Phật học bằng Anh ngữ (hay bằng ngôn ngữ khác mà dịch giả biết được -- vi có lẽ hiện nay chưa có tự điển bách khoa về Phật giáo tiếng Việt) giải thích về thuật ngữ mà dịch giả đang muốn tìm hiểu. Điều này đặc biệt cần thiết khi phải lựa chọn một từ mới chưa có hay chưa tìm ra trong các tự điển Phật học cũng như là khi muốn hiểu rõ hơn ý tưởng của nguyên tác -- từ đó có thể giúp tìm ra được các câu cú hay thuật ngữ thích hợp nhất.
2.2.3.3 Sách vở liên hệ -- Cách sách vở liên hệ đến tài liệu cần dịch thường giúp dịch giả hiểu thêm nhiều về tác phẩm mình đang theo . Tuy nhiên, điều này mất nhiều thời gian hơn so với các phương tiện khác. Riêng khi tìm hiểu về các giáo pháp liên hệ đến đề tài hay thuật ngữ đang được dịch thì tầm nhìn của người dịch có thể được nâng cao và bao quát hơn, từ đó, việc diễn giải và dịch thuật sẽ dể được suông sẻ hơn. Ngoài ra, việc hiểu biết về các tài liệu lịch sử liên quan đến các sự kiện đang cần tra cứu cũng rất hữu ích, vì qua đó, người dịch sẽ nắm bắt hơn về tình hình văn hóa xã hội hay bối cảnh mà nguyên tác đề cập.
2.3. Khả năng đọc hiểu nhiều ngôn ngữ: Trong lúc truy tìm và hiểu để dịch cho đúng ý và chính xác, thì một người hiểu biết nghiều ngôn ngữ khác nhau rõ ràng là có nhiều cơ hội đạt hiệu quả cao hơn người chỉ biết Anh ngữ. Chẳng hạn, hiện nay Đức ngữ cũng là một ngôn ngữ rất mạnh về các công trình nghiên cứu Phật giáo mới. Đặc biệt hơn, nếu người dịch có khả năng đọc hiểu và tra cứu được Phạn ngữ và Tạng ngữ thì đó là một vốn kiến thức nguồn tuyệt vời. Trong trường hợp phải dịch các chánh văn từ Anh ngữ thì việc biết thêm hai ngôn ngữ này có thể giúp dịch giả "dịch thẳng" từ ngôn ngữ gốc thay vì sử dụng ngôn ngữ trung gian.
Hoàn toàn bằng cách kết hợp các phương tiện điện tử, với khả năng đa ngôn ngữ, người dịch sẽ chủ động và tự tin hơn trong mọi tình huống từ việc tra cứu từ chuyên môn cho đến tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề cần được dịch.
2.4. Khả năng trao đổi thông tin: Thật sự các đồng nghiệp các học giả và các tăng sĩ là những nguồn tra cứu sống động vô tận và quý báu nhất bên cạnh việc hiểu, họ còn có thể góp ý hỗ trợ về nhiều mặt khác nhau trong lúc dịch thuật. Riêng các tăng sĩ, ngoài khả năng học vấn về Phật học, họ còn có thể đã đạt đến một mức tu chứng nào đó đủ để giúp người dịch thấu hiểu thêm về giáo Pháp trực tiếp. Do đo, người có một mối liên hệ thầy trò, ngoại giao hay bằng hữu ... tốt với các cá nhân kể trên sẽ là một thuận duyên rất lớn.
3. Phân tích nội hàm bản dịch:
Nội hàm nhắc đến ở đây chính là nội dung tài liệu nói về Phật giáo cần được dịch. Các phân tích sau đây có thể ảnh hưởng trong việc phân tích nội dung, lựa chọn chủ đề dịch, tác giả dịch hay để phân tích và hiểu rõ nội dung đang được dịch.
3.1 Tứ Pháp Ấn: Như vậy, trong đa số các trường hợp để khẳng định một tài liệu hay bài viết là về Phật giáo thì chuẩn mực nào cho phép xác định đó là Phật giáo? Tứ Pháp Ấn3 chính là câu giải đáp từ chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni:
Vô thường: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Khổ: Chư hành là khổ. Vô Ngã : Chư pháp đều vô ngã. Niết Bàn: Niết bàn là tịch tỉnh. Nếu như không theo hay không phù hợp với các tiêu chuẩn này thì chắc chắn bài viết đó không thể là của Phật giáo hay ít nhất nó không là Phật giáo đúng nghĩa.
3.2 Tứ Pháp Y: Thứ đến, có khi, để có thể hiểu và trình bày lại chính xác các lời thuyết giảng (chú giải hay các trích dẫn từ kinh điển) cần phải có một tiếp cận hợp lý. Tứ Pháp Y4 là bốn nguyên lý mà đức Phật chỉ ra có thể giúp một người Phật tử tự học hỏi phân định và tìm hiểu về giáo pháp được chính xác. Nếu việc dịch thuật dựa theo hướng dẫn này thì gần như sẽ tránh được rất nhiều lỗi do khó khăn về ngôn ngữ (nhất là trong các bản văn đã được dịch và chú giải qua nhiều ngôn ngữ trung gian) đồng thời tránh bớt được các thành kiến chủ quan trong lúc dịch
Y pháp bất y nhân: Là dựa vào giáo pháp chứ không dựa theo người giảng pháp, cho dù người đó có danh tiếng, địa vị cao, nếu nói pháp không đúng cũng không nên tin theo. Dù người nói pháp đúng nhưng không có địa vị cao, không có danh tiếng thì nên tin theo. Như vậy điều này loại trừ lòng tin kiểu "thành kiến" hay "mù quáng". tin vào người giảng mà không dựa trên một cơ sở nền tảng. Y nghĩa bất y ngữ: Ngữ là lời nói, nghĩa là cái ý. Như thế, trong một kinh văn điều quan trọng là nắm được ý của người viết không nên câu nệ vào lời nói giọng văn. Điều này giúp loại ra được chủ nghĩa hình thức. Tức là, việc đọc hiểu nên chú trọng vào nội dung, và chức năng mà người trình bày bao hàm; tránh sa đà vào cách trình bày hay hình thức mà qua đó ý tưởng được phô bày hay ẩn ý. Y trí bất y thức: Thức là các giác quan hay cơ sở nhận thức thông qua tai mắt, mũi, lưỡi, thân thể và ý tưởng. Trí là tri thức tuyệt đối (tuệ giác). Như vậy, xét cụ thể hơn ra, qua các cơ quan hay cơ sở của nhận thức thì vẩn còn phải chịu ảnh hưởng bởi điều kiện và kinh nghiệm của từng cá nhân làm chủ thể cuả nhận thức nên vẩn có thể sai biệt với thực chất của tri thức tối hậu. (Chẳng hạn như mắt người chỉ có thể nhận thấy được một khoảng phổ hẹp ánh sáng phản xạ lại từ đối tượng vật chất và do đó các nhận thức trong chỉ về khiá cạnh này thôi cũng đã có thể bị sai biệt hay khiếm khuyết). Lời giảng này cho thấy người tìm hiểu cần ý thức để loại bỏ những "biểu kiến" hay nhận thức có thể bị ảnh hưởng bởi các thức gây ra. Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa: Theo cách phân định của Phật thì vì tùy theo trình độ hiểu biết và điều kiện (duyên) của đối tượng mà một thuyết giảng có thể mang ý nghĩa rốt ráo (liễu nghiã) hay có tính tương đối (bất liễu nghiã). Như vậy, đứng về mặt người tìm hiểu, một người cần phải phân tích xem ý nghĩa được giảng ra nằm trong phạm vi như thế nào, trong điều kiện môi trường và trình độ nào, đối tượng nào, góc độ nào để có thể hiểu được sự kiện được giảng. Có vậy để tránh được sự hiểu không rõ hay không chuẩn xác. 3.3 Suy nghiệm và phân tích: Khi đọc các bản dịch nhất là khi phải dịch lại các chính văn hay các lời trích từ kinh thừa và luận thừa thì hãy nhớ đến lời dạy của đức Phật. Qua đó, cho một thông tin đáng ngờ dù rất nhỏ, đều nên được tra cứu kiểm nghiệm lại sẽ có thể tránh được sai sót
"Này các tỳ-kheo! Cũng như người khôn ngoan chỉ chấp nhận vàng sau khi đã thử nghiệm bằng cách nung nóng, cắt gọt, và nén dập nó, những lời của ta cũng vậy, chỉ được chấp nhận sau khi đã kiểm tra chúng, chứ không phải do sự tôn kính (đối với ta).”5
3.4 Các gợi ý khác: Ngoài ra tùy trường hợp cụ thể người dịch có thể sử dụng hiểu biết về thuộc tính của bản dịch (các nguyên nhân chính, các nguyên nhân bổ trợ và các duyên lúc mà bài viết được hình thành được chuyển dịch sang Anh ngữ,...) cũng như lời Phật dạy để đưa ra cách dịch hay luận điểm đúng đắn. Ở đây xin nêu qua:
3.4.1 Tứ Pháp Luận: Có trường hợp người dịch cần phân tích cách luận giải của nguyên tác vì đây là tài liệu viết về Phật giáo nên việc tham chiếu các phương pháp luận giải từ trong Phật giáo cũng rất quan trọng. Giáo pháp gần như lúc nào cũng có sự lập luận đi kèm để minh chứng. Do đó, hiểu biết thêm về bộ môn Nhân Minh Luận5 (hay tức là môn học về lý luận trong Phật giáo) sẽ rất có lợi cho việc phân tích ý của nguyên tác. Ở đây chi nêu bốn nguyên lý đơn giản tạm gọi là Tứ Pháp Luận6
Nguyên lý về bản chất: Sự thật là có các sự vật tồn tại, và rằng các nguyên nhân dẫn tới các hậu quả. Ta hầu như có thể nói rằng, nguyên lý này ngụ ý một sự chấp nhận các quy luật tự nhiên. Thí dụ: Bản chất của lửa là sự toả nhiệt và bản chất của nước là tính chất lưu chuyển.
Nguyên lý về năng lực (hay còn gọi là nguyên lý thành tựu công năng): Nguyên lý này đề cập đến cách thức mà các sự vật có khả năng tạo ra những kết quả nào đó tùy theo bản chất của chúng. Như lửa gây cháy, hoặc nước gây ướt. Nguyên lý này cũng gắn liền với sự phụ thuộc của bất kỳ loại hiện tượng nào vào chính các thành phần và thuộc tính của nó, hoặc phụ thuộc vào các thực thể khác. Nguyên lý về năng lực gắn liền với hiệu quả nguyên nhân của một hiện tượng cụ thể, chẳng hạn như khả năng của một hạt bắp tạo ra một thân cây bắp.
Nguyên lí về duyên khởi (hay còn gọi là nguyên lý phụ thuộc) có một sự phụ thuộc tự nhiên giữa các sự vật và hiện tượng, giữa các nguyên nhân và kết quả. Mọi kết quả đều phụ thuộc vào nhân duyên của nó. Nguyên lý này cho thấy sự phụ thuộc của các hiện tượng kết hợp vào các nguyên nhân của chúng, chẳng hạn như sự phụ thuộc của nhãn thức vào thần kinh thị giác.
Nguyên lý chứng minh hợp lý: Dựa vào điều này thì điều kia chắc chắn phải như thế; và dựa vào điều kia thì điều này hẳn phải là như vậy (Nguyên lý này bao hàm các phương pháp lập luận lô-gíc như đã nêu trên). Nguyên lý chứng minh hợp lý bao gồm ba phương thức để người ta xác nhận sự tồn tại của bất kì điều gì - đó là: trực tiếp nhận thức, suy đoán/suy luận chắc chắn, và tri thức dựa vào sự xác nhận của người hay kinh điển đủ quyền năng.
3.4.2 Diễn giải kinh điển: Một điểm đáng lưu ý là trong khi chuyển dịch các đoạn văn có tính kinh điển là tùy theo ngữ cảnh và trường phái Phật giáo đang được đề cập, người dịch có thể phải biết đến cách phân loại kinh Phật có tính liễu nghĩa và loại kinh điển cần được diễn dịch tùy theo trường phái.
3.4.3 Tục đế và Chân đế: Ngoài ra, những đọan văn Anh ngữ có đề cập hay liên quan giáo lý vô ngã hay tính Không cũng cần được xem xét về ngữ cảnh của câu thuộc về dạng nào (Tục Đế hay Chân Đế7? hay trong các tập sách về Zen sẽ có những loại công án khó hiểu nếu không thấy được nội dung Chân Đế của nó). Qua đó, việc dịch và hiểu bài viết sẽ được tường minh hơn.
3.4.4 Đối tượng của giáo pháp trong bài viết cũng là điều cần lưu ý khi dịch. Đức Phật dạy rằng có đến 84 vạn Pháp môn, tùy căn cơ và duyên nghiệp của người tu học mà có thể tìm thấy Pháp thích hợp. Tương tự thế, việc lưu tâm đến giới hay tầng lớp người mà bài viết nhắm đến sẽ giúp dịch giả chọn giọng văn hay câu cú thích hợp.
3.4.5 Tư tưởng chủ đạo: Kế đến việc nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của bài viết thuộc vào hệ tư tưởng triết lý của bộ phái hay trường phái nào, hoàn cảnh của nội dung bài viết và đặc tính địa phương (như phong, tục tập quán, văn hoá văn minh) sẽ ít nhiều giúp cho việc chọn lối dịch nó cũng giúp cho việc hiệu đính về một ý trong bản dịch Anh được hợp với tôn chỉ của truyền thừa riêng biệt hay không.
3.4.6 Không thời gian: Riêng về lai lịch và không gian lúc ra đời của bài dịch cũng có thể giúp ích nhiều (so sánh và tham khảo để chinh xác hóa với các văn bản gốc chẳng hạn)
4. Phân tích về nguyên Tác và các dịch giả trung gian (Chủ thể)
4.1. Trạng thái nhân thân của nguyên tác tại thời điểm ra đời của tác phẩm: Nhận thức của một người ở một thời điểm có thể khác đi nhiều trong thời điểm khác trong khi tác phẩm của họ sẽ phản ánh những gì thuộc về trạng thái nhận thức tại thời điểm mà nó được viết. Hiểu được trạng thái, vị trí, hay quan điểm của một nguyên tác tại thời điểm bài văn được tạo ra cũng là một điều thuận lợi lớn cho việc chuyển dịch. Tuy nhiên, điều này không dể làm.
Một điều dể thấy hơn là tìm xem người đó đang ở điạ phương nào, đang theo xu hướng hay truyền thống triết học nào, trình độ ra sao. Chẳng hạn cùng viết về một đề tài liên hệ giữa khoa học và Phật học thì một phật tử sẽ có cái nhìn khác và giọng văn khác với cái nhìn của một nhà báo, một nhà thần kinh học, hay một nhà vật lý.
|
|
|
Post by tk on Jun 10, 2011 14:11:03 GMT -5
Riêng về ngôn ngữ (địa phương) mà nguyên tác sử dụng hàng ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến tác phẩm người đó viết. Rõ ràng cùng là tiếng Anh nhưng người ở Mỹ, ở Anh, ở Úc, ở Ấn, hay ở Phi Luật Tân đều có những thói quen và dùng chữ có những phong cách khác nhau dẫn đến việc tra cứu tự điển cần có một mức lưu tâm nào đó. Dựa trên sự khác nhau này, người dịch có thể tránh khỏi các nhầm lẫn vô tình do thói quen ngôn ngữ của nguyên tác. Hoàn toàn tương tự như vậy, nhưng có phần phức tạp hơn khi bản Anh ngữ lại là một bản dịch lại từ một ngôn ngữ khác. Ở đây bản Anh ngữ đã có thể pha thêm "màu sắc" của dịch giả Anh và các dịch giả trung gian, đỏi khi làm lu mờ ngay cả ngôn ngữ và ý tứ của bài nguyên thủy. 4.2 Đối tượng mà tác phẩm hướng đến cũng góp phần cho việc định hướng dịch thuật của dịch giả. Với cùng một người viết thì bài viết cho giới chuyên môn hay cho giới trí thức có thể dùng ngôn ngữ khác hẳn với bài viết cho công chúng. Điều này sẽ có thể bị phức tạp hóa nếu bài giảng ban đầu (nguyên tác) vốn dành cho giới trí thức hay tu sĩ nay lại được dịch giả Anh dịch lại nhưng vô tình hay cố ý chuyển hướng dịch lại dùng giọng văn dành cho công chúng và thêm thắt vào đó nhiều chú thích về các thuật ngữ chuyên sâu. 5. Ngoại diện: Ở đây bài viết dùng chữ "ngoại diện" để mô tả những tính năng hình thức hay phương tiện qua đó nó chuyển tải nội dung ý tưởng của bài dịch Việt cũng như đối tượng của bài dịch Việt. Điểm khác biệt giữa bản dịch Anh và bản dịch Việt là ngôn ngữ và cấu trúc sắp xếp trong bản Anh ngữ đã định hình trong khi người dịch có một khoản giao động trong việc lựa chọn từ ngữ, văn phong và cách xắp đặt cấu trúc bản dịch. Như vậy, ngoại diện của bản Anh ngữ thì hoàn toàn xác định và bị động chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về nó, trong khi bản dịch Việt thì có một phần chủ động (tuy vẩn phụ thuộc về nội dung của bản Anh ngữ) tùy người dịch tạo ra. Phần này sẽ tập trung vào phân tích các đặc điểm ngoại diện của bản dịch Việt. 5.1 Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thật sự có ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và sự thấu hiểu của độc giả. Ở đây, việc sử dụng các đặc tính của ngôn ngữ Việt (như văn phong, biện pháp tu từ, ...) đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của bản dịch. Ngôn ngữ Việt, nếu để ý, sẽ nhận ra sự khác biệt của người dùng theo từng thế hệ, từng thời kì, từng điạ phương. Hơn thế nữa, cách dùng ngôn ngữ và từ vựng cũng thay đổi khá nhanh theo thời gian nhất là trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tiến bộ về phương tiện giao thông và thông tin thì ngôn ngữ Việt thông dụng và chuyên nghiệp cũng thay đổi rất nhanh chóng gần như không có sự lưu ý nào từ phía các nhà giáo dục. Các chữ có thể bị thay đổi về ý nghĩa trong cách dùng thông thường. Ngay cả ngôn ngữ dùng trong các tài liệu Phật giáo cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi xu hướng thay đổi này. (Nếu muốn thấy rõ hãy thử xem và so sánh một vài tác phẩm viết về Phật giáo trước 1975 và tài liệu mới gần đây về cùng một đề tài). Do đó, cũng nên chú ý nếu muốn bài dịch được dể hiểu hơn thì có thể giảm bớt các từ cổ điển thay bằng các từ mới trong chừng mực có sự kiểm soát cẩn thận nào đó. Một ý kiến khác về việc lựa chọn thuật ngữ là trong rất nhiều trường hợp do chủ quan người dịch thường hay "quên" về khả năng người đọc không có tín ngưỡng Phật giáo hay không cùng lập trường, và do đó, đôi khi vì vô ý người dịch đã có dùng các thụật ngữ "không mấy trung tính" hay "không mấy phù hợp" nếu không nói là sai lạc so với ngôn ngữ thực sự của nguyên bản. Việc lưu tâm về lựa chọn từ ngữ sẽ giúp bản dịch được nhẹ nhàng hơn và chính xác hơn (cho người không cùng đạo hay không cùng tư tưởng). Tiện, xin nhắc thêm tình hình Anh ngữ cũng có một số điểm đáng ghi nhận là có nhiều thuật ngữ chuyên môn như là những từ ít thông dụng thì không được thống nhất trong cách viết. Ngoài ra, có nhiều tài liệu dùng thuật ngữ Phạn được phiên âm theo các nguyên tắc khác nhau. Điều này gây khó khăn không ít trong việc tra cứu Hơn thế nữa có một số truyền thống Phật giáo trước đây rất khép kín cũng đã bắt đầu hé mở cửa (như trường hợp Phật giáo TâyTạng). Với ngôn ngữ giáo pháp gần như "mới xuống núi" của các truyền thống này đòi hỏi tiếng Việt phải có những cập nhật tương ứng và gây phức tạp thêm cho người dịch. Số thuật ngữ mới này vẩn còn thiếu sự thống nhất nên cũng tác động đến người đọc ít nhiều. 5.2 Đặc điểm đối tượng "độc giả" (khách thể Việt) Để cho một dịch phẩm được thành công thì người dịch cũng cần xác định rõ đối tượng phục vụ của nó. Việc chuyển dich bài văn Phật giáo cho giới trẻ ít hiểu biết về Hán ngữ phải khác nhiều với bài viết dành cho hàng tăng sĩ. Tương tự, tùy theo bản dịch và tùy theo mụch tiêu, các dịch giả cần để ý đến giới tính, trình độ, tâm lý, văn hóa, đạo đức ... để có thể sử dụng ngôn ngữ và văn phong hợp lý. Thường thì để mở rộng được giới độc giả người dịch phải chọn một loại ngôn ngữ tương đối giản dị, giới hạn bớt những từ cổ, từ Hán Việt. Tuy nhiên, nếu chăm chút quá vào việc dùng chữ có gốc Nôm đôi khi lại làm cho bài văn trở nên thiếu ý, quá dài dòng hay tối nghĩa. Một phương án để dung hoà bớt là sử dụng thêm hệ thống chú giải một cách khoa học. 5.3 Hệ thống chú thích (chú giải): Hệ thống chú thích được sử dụng trong các sách nhằm nhiều mục đích khác nhau và nó có thể được tạo ra từ nguyên tác, các dịch giả trung gian hay từ người dịch Việt. Đặc biệt trong các tác phẩm Phật giáo, ngoài phần chính văn, nhiều tác giả đi sau có thể viết thêm các luận giải vào phần chú thích và đặt lại tựa mới cho quyển sách. Các chú giải này đôi khi đóng vai trò rất quan trọng cho tác phẩm (qua cách phân tích của người dịch và chú giải, tác phẩm ban đầu có thể có chuyển hoá lớn về mặt chất lượng). Hầu hết những người viết dạng chú giải sẽ tách riêng một cách rõ ràng đâu là chính văn và đâu là phần giải nghĩa. Tùy theo tác phẩm người dịch có thể giữ nguyên hệ thống chú thích thay đổi hình thức trình bày. Trong nhiều trường hợp, dịch giả cần chèn thêm các chú thích thì phải làm sao cho độc giả có thể dể dàng phân biệt rạch ròi đâu là các chú giải thêm của phần Việt ngữ (Chẳng hạn, bằng cách đặt thêm dòng viết tắt ngắn, hay thay đổi định dạng chữ in, ... để giúp bật vào mắt người đọc phân biệt được chú giải riêng một cách dể dàng) 5.3.1 Các loại chú giải: Có nhiều dạng chú giải mà nguyên tác và các dịch giả có thể chèn thêm vào như Giải thích thêm về thuật ngữ mới dùng. Giải nghĩa thêm về ý của một câu, một đoạn hay một chương. Liên kết các ý tản mạn hay rời rạc trong các phần khác nhau của tập sách để làm rõ hơn ý tưởng nào đó của nguyên tác. Đào sâu thêm chi tiết để minh họạ hay để dẫn chứng (đúng - sai). Để phân định sự khác nhau của hai ý gần tưởng tự hay để phân biệt cách hiểu khác biệt về thuật ngữ hay cách hiểu của các giáo phái. Có thể dùng để phê bình. Dùng để trích dẫn và tham chiếu đến các nguồn tin cậy khác. Giảng thuyết lại toàn bộ chính văn -- Sự chú thích lớn như thế thường được gọi là chú giải và bản chú giải này thường được xem là một tác phẩm mới riêng biệt. Ở đây để cho tiện phân tích chung, chúng tôi chỉ xem nó là một loại chú giải từ chính văn. 5.3.2 Phân biệt nguồn của chú giải: Để cho một bản dịch được thực sự rõ ràng minh bạch thì người dịch cần chú ý phân biệt sự khác nhau về chủ thể (nguồn) của các chú giải từ nguyên tác, từ các dịch giả, và từ dịch giả bản Việt ngữ. Với phân biệt này, ngoài việc giúp cho người dịch được dể dàng, nó còn còn giúp người đọc nắm vững chi tiết nào là của ai và có thể có đánh giá khách quan hơn về nguyên tác và người dịch. 5.3.3 Định dạng chú giải: tùy theo mức độ phức tạp của một bản dịch mà khi trình bày có thể cần có các biện pháp định dạng khác nhau cho các chú thích. Các định dạng này phải giúp người đọc phân định được nguồn và loại của chú giải. (Chẳng hạn dùng các kiểu chữ, kiểu đánh số hay kiểu trình bày đặc trưng cho từng loại hay từng nguồn chú giải sao cho khi đọc chú giải đó độc giả có thể lbiết được nguồn và loại chú giải) 5.3.4 Trường hợp nên/buộc dùng chú giải: Vì tính trong sáng và rõ ràng, nhiều trường hơp dịch giả nên hay buộc phải thêm chú giải chẳng hạn như trường hợp bản dịch Anh bị sai ý so với nguyên bản, hoặc trường hợp một thuật ngữ dể gây ngộ nhận, hoặc các thuật ngữ viết khác nhau lại mang cùng một ý nghĩa, hay các tên địa danh lịch sử, tên lạ ... 5.3.5 Một số trường hợp tránh dùng chú giải: Ngược lại cũng có trường hợp nên tránh dùng chú giải nếu chú giải đó có thể gây ra việc hiểu hiểu sai lạc hay tạo thêm rối cho độc giả như trường hợp chú thích của chú thích. 5.3.6 Chú giải Anh: Như vậy tùy theo tình trạng mà người dịch nên quyết định thêm hay không các chú thích nhằm làm rõ các chi tiết của bản dịch. Tuy nhiên, ngược lại, việc tự ý cắt bỏ hay thay đổi nội dung những chú thích sẵn có trong bản dịch Anh mà không có một thông tin nào cho độc giả hay biết về việc làm này là không nên (hay không thể chấp nhận được -- ngoại trừ trường hợp bị kiểm duyệt !). Trong những trường hợp đặc biệt, tốt hơn hết là thêm vào đó một chú thích đặc biệt từ dịch giả Việt để giải thích ghi chú của bản Anh ngữ. Tưởng cũng nên lưu ý là đa số các sách Phật giáo Anh ngữ dùng một trong hai dạng chú thích (hay dùng cả hai): Dạng chú thích đánh số theo chương và sẽ được ghi chú ở sau cùng của sách. Dang chú giải: thường khi phụ phần chiếm một tỉ lệ lớn thi chính văn được sắp xếp hay định dạng riêng biệt. Theo sau đó là toàn bộ phần chú giải từng câu một. (Trước khi vào chinh văn có thể là các phần cài đặt hay phần dẫn giải nền). 5.4 Hệ thống tham chiếu: Hệ thống tham chiếu được sử dụng cho nhiều mụch đích, trong đó quan trọng nhất là cung cấp thêm thông tin cho người đọc tìm hiểu sâu vào chi tiết cũng như dùng để kiểm nghiệm lại giá trị của các ý kiến trong nguyên bản. Hầu hết các tài liệu viết về Phật giáo đều có trong đó ít nhiều các hình thức trích dẫn và tham khảo. Việc trình bày các trích dẫn và tham chiếu có thể từ dạng đơn giản là trực tiếp ghi chú lại và cho biết nguồn gốc tham khảo cho đến các hình thức phức tạp là kết hợp ghi chú với một bảng ghi kí hiệu và từ đó người đọc khi cần có thể một lần nữa tìm ra nguồn tham khảo qua bảng danh mục tham khảo. Cũng có khi bảng danh mục tài liệu tham khảo được nêu độc lập một mình và các trích dẫn được ghi chú nguồn riêng trong hệ thống ghi chú. Ở đây, người dịch tùy theo mục tiêu hoặc có thể chiếu y theo hình thức trình bày của bản Anh ngữ hay thuận duyên thay đổi cách trình bày hệ thống tham chiếu cho phù hợp với cách quen thuộc của độc giả người Việt. Tương tự như hệ thống chú thích, nếu các tham chiếu được dịch giả chèn thêm thì nó phải được lưu ý cho người đọc phân biệt rạch ròi khác nhau giữa nguyên bản và bản dịch Việt. Thật đáng tiếc và là một sai sót khi rất nhiều trường hợp các bản in Việt sau này đã tự ý loại bỏ các tham chiếu vốn có trong nguyên bản Anh và như vậy làm giảm giá trị học thuật của bản dịch. 5.5 Hệ thống hình ảnh hay đồ thị minh họa Thường trong các sách có tính kinh điển, người ta sẽ ít tìm thấy hình ảnh hay đồ thị minh họa. Tuy nhiên, với các sách Phật giáo mới hơn, nhất là các sách có tính lịch sử hay nghệ thuật thì hệ thống hình ảnh sẽ có thể rất phong phú. Các hình ảnh sơ đồ đôi khi chỉ có vài dòng minh họa và chú giải ngắn về nguồn gốc. Hệ thống minh họa tự nó có mang tải những thông tin thiết thực có khi không thể thiếu. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp dịch giả cần đưa thêm hình ảnh, hay sơ đồ minh họa cho dể hiểu thì cần chú ý về độ chính xác, rõ ràng, phù hợp với đề tài, và đặt đúng chỗ. Chẳng hạn một bài viết Phật giáo Tây Tạng mô tả về vòng luân hồi sẽ trở nên rất khô khan và khó hiểu nếu không có hình ảnh cụ thể. Các hình ảnh thường là công cụ minh họạ mạnh mẽ cũng như có thể cung cấp những bằng chứng (hay phản bác) cụ thể nhất cho ý tưởng của tác phẩm. Tuy nhiên, giá thành tăng do việc in ấn sách có nhiều hình minh họa đôi khi cũng là vấn đề cần tính đến. 5.6 Hệ thống phụ lục: có thể xem như một loại bổ phần (hay một dạng chú thích đặc biệt). Trong các sách Phật giáo theo lối truyền thống bằng Việt ngữ, thường it có dạng phụ lục này. Tuy nhiên, trong các sách trình bày Anh ngữ ngày nay thường có nhiều phụ lục hơn. Thật sự mục đích của các phụ lục rất rộng từ việc trình bày thêm phương cách thực hành giáo pháp đề cập trong bài cho đến việc trích lại các bản kinh luận hay ngay cả chỉ để trình bày các chi tiết bổ xung cho lần dịch đó... Trong nhiều bản dịch Việt ngữ, không hiểu vì sao lại "bỏ quên" không trình bày phần phụ lục mà không hề nêu lý do cho độc giả. Tuỳ theo mức độ, đây có thể là một sai sót lớn hay nhỏ trong dịch thuật. 5.7 Bảng Danh từ chuyên môn và thư mục Trong các tài liệu có nội dung ngắn thì có thể không có thư mục và bảng thuật ngữ. Nhưng trong các chuyên khảo hay các tập sách lớn Anh ngữ thường có thêm bảng thuật ngữ và/hay thư mục. Tương tự như trường hợp của hệ thông tham chiếu, trong đa số sách dịch Việt ngay cả các sách trước tác phổ biến về Phật học việt ngữ thường không có chúng. Thư mục được sử dụng như một cách để người đọc có thể nhanh chóng tìm đến các thông tin nói về cùng một chủ đề trong toàn bộ tập sách. Điều này rất hữu ích cho vìệc tra cứu so sánh và đào sâu về một đề tài trong sách. Trước đây, khi phương tiện máy tính điện tử chưa phổ biến trong soạn thảo thì thật sự phức tạp cho người hiệu đính và chuẩn bị. Tuy nhiên, với việc sử dụng computer, một bảng thư mục soạn thêm sau khi đã định dạng tập sách trở nên bớt năng nhọc nhất là trong trường hợp chỉ là dịch lại từ nguyên bản. Về bảng danh từ chuyên môn, thì đây có thể là một khó khăn vì có thể có nhiều từ mới chưa thống nhất trong Việt ngữ mà lại không có mặt trong nguyên bản khiến người dịch phải ra công soạn thảo thêm. Tuy nhiên, với bảng thuật thuật ngữ (hay bảng đối chiếu thuật ngữ) thì người đọc sẽ nắm được ý nghĩa đặc thù của thuật ngữ đó trong nội dung cụ thể của tập sách. Ngoài ra, bảng thuật ngữ này có thể được bổ sung điều chỉnh thành bảng thuật ngữ đối chiếu rất có ích cho độc giả trong trường hợp họ muốn tìm hiểu, tra cứu thêm trong các tài liệu Anh ngữ về các chi tiết liên quan. Tùy theo cách trình bày, bản Anh ngữ có thể xếp các phần trình bày ở mục 5.4, 5.5, 5.7 chung vào thành các phụ lục. (phải chăng vì chữ "phụ lục" này mà nhiều bản dịch Việt đã bỏ qua không dịch nội dung nhiều khi vô cùng giá trị của no?) 5.8 Hệ thống dàn bài: Tùy theo bản dịch và cách lựa chọn trình bày, một tập sách có thể nhiều hay ít hay bỏ qua các phần trình bày và thứ tự có thể sắp xếp tùy từng trường hợp. Sau đây là một ví dụ về dàn bài tương đối đủ Tựa đề và nguyên tác hay/và các dịch giả của mỗi bản dịch trung gian và bản dịch Việt Khẳng định bản quyền và các thông tin liên hệ Giới thiệu các dịch giả Cảm tạ Giới thiệu tập sách và/hay lời nói đằu, lời ngỏ Cách sử dụng sách (bao gồm giải thích về cách tra cứu, về các định dạng, các chú thic'h ...) Bảng mục lục, bảng mục lục các hình ảnh và sơ đồ Nội dung chính Chú thích Bảng chữ viết tắt Tham chiếu/Tài liệu tham khảo Thư mục (hay từ vựng tra cứu) Các phụ lục khác 6. Vấn đề lựa chọn và trình bày một thuật ngữ: Lựa chọn thuật ngữ trong lúc dịch là việc rất quan trọng nó ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng của bản dịch. Tùy theo khả năng, mỗi dịch giả sẽ có cách thức, chiến lược và kĩ năng khác nhau. Ở đây chỉ nêu vài đặc điểm đáng lưu ý. 6.1 Tính thống nhất trong phương án chuyển dịch: Nếu trong trường hợp phải lựa chọn một từ vựng trong số những từ vựng khả dĩ dùng được thì có thể xác định thêm một vài yếu tố liên hệ (như đã nêu trên trong đó bao gồm đối tượng độc giả, biện pháp tu từ, cấu trúc hiện tại định dùng ...) Ngoài ra, người dịch có lẽ cần cứu xét đến các yếu tố trong lúc lưạ chọn bao gồm: tính phổ biến của thuật ngữ, chữ Thuần Việt hay Hán Việt, chữ Anh hoá8 hay phiên âm. Việc sử dụng thống nhất một chiến lược lựa chọn (tùy theo đặc điểm nội hàm của từ) có thể làm cho bài dịch được sáng tỏ hơn. Tùy theo từ loại, người dịch có thể đưa ra cách chuyển dịch thích hơp tối ưu cho bài địch được rõ ràng và thống nhất. Thí dụ9 người dịch có thể theo thống nhất dịch tùy theo lớp đối tượng như là: các địa danh dùng phương án giữ nguyên tên Anh hoá (Lumbini, Bodgaya, ..), các giáo phái có thể dùng tên theo các đặc điểm của giáo phái (Kinh Lương Bộ, Duy Thức tông, Đại Thừa, ...), kinh điển dùng tên phiên Âm Phạn La-tinh, .... Tuy nhiên, có trường hợp không thể theo một cách đặt tên thống nhất cho một lớp đối tượng thì vẩn có thể cứu xét sao cho việc thông dịch không quá rối rắm vô nguyên tắc. Một thí dụ khác là ưu tiên sử dụng lại các thuật ngữ đã thật sự thông dụng dù rằng nó không được rõ nghĩa cho lắm (thí dụ chữ "quán đảnh"), sau đó mới đến việc áp dụng các phương án dịch thuật kể trên. Tuy vậy, cần nên cẩn trọng với những chữ tuy đã quen dùng nhưng có thể dẫn đến sai sót (thí dụ khi dịch cụm chữ "mere name, mere designation" thành cụm từ "chỉ là giả danh" thì có thể sẽ thiếu chính xác) 6.2 Thứ tự ưu tiên: Ngay cả trong các trường hợp dùng câu thì việc đặt ra tôn chỉ về các thứ tự ưu tiên cho việc dịch câu sẽ có ích. Chẳng hạn9 ưu tiên hàng đầu là đúng nghiã và đủ ý, tiếp đến là sự rõ ràng trong sáng, sau đó mới đến tính năng đơn giản bình dân, và cuối đến là trau chuốt. 6.3 Vấn đề viết hoa: Một điều nữa cần để ý là về việc viết hoa hay không cho một danh từ. Trong nhiều trường hợp người dịch thường có xu hướng "viết hoa hoá" tất cả các danh từ hay đại từ mang tính tôn kính mặc dù xét ra đó chỉ là danh từ chung (chẳng hạn "các vị Bồ-tát", "chư Phật"). Việc xác định một chữ có nên viết hoa hay không là tùy theo lập trường và suy định của người dịch. Tuy nhiên, việc chiếu theo văn phạm Việt ngữ để viết hoa hay không cho một thuật ngữ thì có lẽ vẩn là một quyết định hợp lý lẽ. 6.4 Hướng chọn dịch thuật ngữ mới: Như nêu trong 6.1 có nhiều phương án để lựa chọn cách dịch một thuật ngữ mới hoàn toàn chưa có trong các tự điển Anh Việt. Ở đây xin nêu vắn tắt vài cách chính: 6.4.1 Dịch nghĩa, phiên âm, hay du nhập chữ mới? Nếu có thể tìm ra một từ ngắn gọn và tương đương với từ mới (có gốc Nôm hay gốc Hán-Việt) thì đây là việc hoàn hảo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp một thuật ngữ Anh lại không thể nào tương đương với một vài chữ ngắn gọn mà chỉ có thể giải thích được bằng một hay nhiều câu dài. Trong trường hợp này người dịch có thể phải nghĩ đến những phương án khác như là tự đưa ra một thuật ngữ hoàn toàn chưa có và sử dụng chú thích để đưa ra định nghĩa hay khái niệm về thuật ngữ đó. Các thuật ngữ Việt mới hoàn toàn, khi được chuyển dịch, có khi không phải là một "thuật ngữ" tự nó có ý nghĩa (hoặc ý nghiã đó không phù hợp, hoặc lý do nào khác) mà lại là một từ vựng mượn từ ngôn ngữ khác hay mượn cách phát âm của ngôn ngữ khác -- tức là việc sử dụng lại thuật ngữ từ tiếng nước ngoài (thường là Phạn ngữ hay Anh ngữ) hay là sử dụng phương pháp phiên âm. Ngoài ra người dịch có khi còn có thể dùng đến cách thức phức tạp hơn. Chẳng hạn dịch từ Anh sang Hán ngữ và từ Hán chuyển dịch thành từ vựng Hán Việt. Phương pháp sau chót không có gì đáng chê trách, nhưng đôi khi cần phải xem xét thật kĩ, vì có nhiều trường hợp khi dịch Anh sang Hán thì chữ Hán đó lại cũng chỉ là một lối phiên âm và như thế cứ phiên âm lòng vòng sang tiếng Việt. Trong trường hợp từ phiên âm này đã được chấp nhận và thông dụng thì nó khả dĩ dùng lại được nhưng nếu với trường hợp một từ hoàn toàn mới thì việc này không thuyết phục và khó có hiệu quả. Ngoài ra, nếu để ý, thì hầu hết các thuật ngữ được dịch theo lối "phiên âm của phiên âm" này chỉ có trong các thuật ngữ tiếng Phạn chứ không phải thuật ngữ tiếng Anh (chẳng hạn như chữ "Ba-la-mật-đa"). 6.4.1.1 Phiên Âm: Hiện tại có hai hướng phiên âm chính: Hán việt và Anh-Việt. Xu hướng phiên âm Hán-Việt có lẽ gần gùi hơn với ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam. Các phiên âm từ các chữ có gốc La-tinh sang Việt tuy có (như chữ "xà phòng"), nhưng rất ít và gần như không thấy trong Phật học. Ngoài ra, trong thời gian sau này chúng ta còn có thể thấy một loại phiên âm có sự "chế biến" trong đó nghĩa là thay vì "âm" được "phiên" sang tiếng Việt thì người dịch điều chỉnh âm Việt ngữ này thành một chữ khác nghe có vẻ hợp lệ. Chẳng hạn tên của Giáo Hoàng Thiên Chúa giáo Benedict 16 được dịch thành "Biển Đức" trong khi thực sự chữ Benedict không hề có nghĩa là "Biển Đức". Tương tự vậy chữ Gelug vốn có nghĩa là "tông phái của các hiền nhân" có khi được dịch thành "Giới Đức". Lối phiên âm này thật sự không có quy tắc thống nhất nào mà chỉ tùy cảm quan, tùy chữ. 6.4.1.2 Giữ nguyên từ vựng Anh ngữ hay từ vựng đã Anh hoá (hay La-tinh hoá): Nhiều tác phẩm Anh ngữ sau này có xu hướng mở rộng thuật ngữ Phật giáo bằng cách dùng lại từ gốc tiếng Phạn (nhất là tên các kinh luận). Trong tiếng Việt, nhất là trong ngôn ngữ thông thường chúng ta cũng thấy việc sử dụng Anh ngữ vào trong giao tiếp hàng ngày. Thực sự, tùy theo quan điểm, người dịch có thể áp dụng cách này hay không nhất là trong trường hợp tên người, tên địa danh -- có thể không mang một ý nghĩa nào -- nhưng một khi đã bị phiên âm, người đọc sẽ mất đi phần lớn cơ hội để tra cứu rà soát lại về nguồn gốc và địa lý của tên đó. 7. Vấn đề kiểm soát chất lượng dịch: Một bài dịch, nhất là những bài thuộc loại giáo pháp tu học, triết lý, hay chuyên khảo dài cho dù rất chú tâm và cẩn thận dịch giả cũng khó lòng tránh hết được các sơ xuất trong khi trình bày, chú thích, tham khảo, hay trong cách dùng từ ngữ. Việc có được một vài người khác có hiểu biết sâu sắc độc lập đọc và hiệu đính lại bài dịch sẽ giảm bớt được các lỗi thuộc về chủ quan này. Ngoài ra, nếu người dịch không làm việc đơn lẽ (điều này thường xãy ra trong các đề tài dịch thuật lớn hay nhiều khó khăn) thì việc tổ chức làm việc sao cho chất lượng bản dịch được đồng đều, tiến độ dịch không bị ngưng trệ và văn phong của các bộ phận (do những người dịch khác nhau) không quá khác biệt cũng rất quan trọng. 7.1 Người hiệu đính: Có nhiều bản dịch coi nhẹ phần hiệu đính và xem đó chỉ như là việc dành cho người giúp sửa chính tả. Đây thật sự là sai lầm to lớn. Người hiệu đính có thể đóng vai trò quan trọng không thua kém người dịch trong việc nâng cao chất lượng bản dịch. Vì là một người "đứng ngoài" nên người hiệu đính có thể cung cấp rất nhiều ý kiến khách quan, cũng như giúp chỉnh sửa sai sót, nhầm lẫn mà đôi khi người dịch không thấy rõ 7.2 Nhóm cộng tác: việc cộng tác dịch thuật có thể từ hai người trở lên. Đối với một nhóm chuyển dịch vài ba người thì sự hoạt động sẽ dể tổ chức thống nhất và ăn khớp. Tuy nhiên, với số thành viên lớn thì việc tổ chức sao cho công việc trôi chảy, ăn khớp, chất lượng và văn phong được giữ cho đồng đều sẽ là một điều cần quan tâm. Việc phân chia công việc nên hết sức chú ý đến sở trường và thời gian hoạt dụng (tổng thời gian làm việc dịch thuật và hiệu suất) của từng thành viên. việc có một vài thành viên đứng ra lo dàn trải công việc, tổ chức, theo dõi tiến trình, cũng như như làm người dự phòng trong trường hợp có thành viên gián đoạn cũng là điều cần thiết. Đối với một công trình dịch thật lớn thì tổ chức dịch thuật song song cùng lúc giữa các thành phần của đề tài sẽ tiết kiệm nhiều thời gian. Ngược lại, việc tiến hành song song đó lại đòi hỏi các thành viên (nhất là thành viên phải tiến hành chuyển dịch các phần giữa hay cuối) có hiểu biết sâu sắc về đề tài hay đã đọc qua hầu hết các bộ phận cần thiết đủ để nắm bắt phần việc mình đang làm. Để giảm bớt sự không đồng nhất trong ngôn ngữ dịch thuật thì có thể cần dùng đến một bảng thuật ngữ chia sẻ chung và sự thống nhất ý kiến về cách hành văn (thông qua một bài dịch mẫu chẳng hạn). Thực sự, việc không ngang bằng về hiểu biết của từng thành viên có thể là điểm yếu nhưng nó cũng là điểm mạnh vì qua đó người tổ chức có thể lợi dụng tính đa dạng mà phân bổ công việc cũng như biết thêm được chất lượng bài dịch qua các tầm nhìn khác nhau. 8. Các ý tưởng liên quan * Vấn đề kinh tế đời sống : Thật sự đối với một dịch giả trong nước thì số huê hồng nhận được do dịch thuật các tài liệu Anh ngữ (tính theo trị giá bán của một tác phẩm từ 5-10%) có thể hơi ít chưa kể trường hợp dịch thuật phải mua hay kí nhượng quyền phát hành với một nhà xuất bản Anh ngữ thì xem như "làm việc không lấy tiền công". Nếu một người ở các Tây Phương thì thật sự số thu nhập này quá nhỏ đến nổi khó lòng trang trải công sức. Tuy nhiên, nếu làm không vì lợi nhuận mà vì những mục đích khác thì khó để phân định giá trị. Có những dịch giả tự mình lo cả chi phí về mặt in ấn và tự phát hành. Tuy nhiên, cách làm này thường chỉ mang tính địa phương vì thường số lượng bản in ra sẽ hạn chế. Việc lựa chọn nơi in ấn cũng là một vấn đề, in tại nước ngoài (như Hồng Kông, Đài Loan, hay ngay tại Hoa kì ...) giá thành in ra sẽ rất cao. Ngược lại, in trong nước đòi hỏi vượt qua nhiều thứ "hàng rào" chẳng hạn như sự kiểm duyệt. Ngoài ra, vấn đề ăn cắp bản quyền trong nước cũng thật sự đáng lo ngại. *Vấn đề phổ biến bất vụ lợi : Một điều đáng ca ngợi trong lãnh vực dịch thuật đặc biệt là về Phật giáo, có nhiều dịch giả đã nổ lực quyên góp, in ấn phát hành và biếu không những công trình có giá trị của mình (kể cả công đức về vật chất lẫn tinh thần). Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi cúng dường các tác phẩm -- hãy đặt công sức mình vào đúng chỗ! Trong vài trường hợp thực tế khi mà chính người viết đã thấy tại một ngôi chùa có tầm cở lớn đã để các tác phẩm đó "cúng dường" cho mưa nắng. Thật đau lòng khi thấy các bản kinh luận được ấn tống tốn tiền, tốn của được phơi trên các kệ ngoài trời cong quăng vàng vỏ. Như vậy không biết là có phải tâm lý "của chùa đầy dẫy" đã chẳng những nhiễm vào tâm lý người dùng mà còn nhiễm cả đến người giữ chùa? Xin một lời cầu nguyện chấm dứt được việc này! Một điểm yếu nữa của việc tự quyên góp và phát hành là các sách được in ra sẽ rất hạn chế và khó phổ biến rộng rãi. Ngược lại, việc in và bán ra thì cũng gặp trở ngại ... in ở đâu? (như đã phân tích trên). Tuy nhiên, chỉ có những tác phẩm tương đối đạt "thị hiếu" mới dể dàng được phát hành trên kệ sách, còn một số tác phẩm chuyên khảo giá trị, ít người mua, e khó lòng! Một số khác, có lẽ không cần đến khoảng tiền lợi nhuận nên cũng không muốn sách của mình được đem ra bán với giá quá rẻ so với trị giá thực. (Đó là vì trị giá tiêu dùng ở Việt Nam khá thấp). Tuy vậy, nếu thực sự không cần tiền thì có thể dùng số huê hồng đó vào chuyện công ích, như làm từ thiện chẳng hạn, trong khi vẩn có thể mượn hệ thống phát hành sách trong nước mà phổ biến rộng rãi. Lựa chọn phương cách và mục đích phổ biến thế nào của một dịch phẩm cho tối ưu hoàn toàn nằm trong tay người chủ nó. Trên đây chỉ là những ý tưởng "bàn ra" khi mà chủ đề của bài viết cũng đã đến hồi kết. Việc một bản dịch có thành công hay không hoàn toàn do khả năng và nổ lực của dịch giả. Tùy theo bản dịch, đổi với người có năng khiếu, tài giỏi hay già dặn kinh nghiệm nhiều khi không cần bất kì một phân tích tra cứu nào cũng vẩn có thể cho ra một tác phẩm hay. Trong các chi tiết nêu trên, có thể có nhiều điều mọi người đều đã biết, có điều hợp, có điều không dùng tới. Cho dù ra sao, nếu như môt ý nhỏ trong bài viết này trở nên có ích cho người đọc thì bài viết đã đạt mụch tiêu của nó. 9. Phụ lục 9.1 Nội dung chính của một hợp một đồng chuyển dịch với đối tác: Việc đầu tiên sau khi chọn dịch một tập sách (hay một tài liệu) là phải tìm địa chỉ và gửi thư (hay điện thư) đến nơi giữ bản quyền. Các tài liệu đã phổ biến trên Internet thường sẽ dể dàng xin được quyền chuyển dịch miễn phi hơn. Tuy nhiên, cũng tùy giá trị tài liệu và chủ nhân của nó. Tùy theo nơi giữ bản quyền việc hợp đồng cho phép dịch thuật một tác phẩm có thể khác nhau ít nhiều và có thể chỉ có hai đối tác hay nhiều hơn (trường hợp người dịch, nhà xuất bản bản dịch Anh, và nhà in bản dịch Việt chẳng hạn). Có khi người dịch thuộc về một phía đại diện mà không đứng riêng tên. Một bản hợp đồng sẽ ghi rõ thoả thuận giữa các phía nó cũng là công cụ bảo vệ quyền lợi cho mỗi phía. Sau đây là các đề mục chính thường có trong một hợp đồng. Cần lưu ý quan trọng nhất là vấn đề các chi phí phải trả, các thời hạn sử dụng, và bản quyền Tên và cách định danh các đối tác (chẳng hạn nhà xuất bản Anh là Proprietor và người dịch là Translator) Sự khẳng định cho phép phát hành bằng ngôn ngữ Việt Các khoảng chi phi phải trả cho hơp đồng Khẳng định bản quyền Thời hạn của bản hợp đồng Thời hạn tối thiểu phải dịch và phát hành Chi phí phải trả cho mỗi bản in sách đến nơi nhượng (hay bán) bản quyền Những khoảng khác tùy theo tình hình cụ thể ... Chữ kí các đối tác 9.2 Link các từ điển, thư viện và kho lưu trữ: Hầu hết các từ điển trực tuyến đều có thể tìm thấy bằng cách dùng google và gõ đúng từ khóa. chẳng hạn: Sankrit English Dictionary. Không phải trang WEB nào liệt kê ở đây cũng đều tốt. Tuy nhiên người dùng có thể lọc lựa những điều cần thiết từ đây 9.2.1 Từ điển thông thường: webapps.uni-koeln.de/tamil/ Các từ điển Sanskrit, Tamil, và Pahlavi spokensanskrit.de/ Từ điển Phạn ngữ www.srimadbhagavatam.org/downloads/SanskritDictionary.html Từ điển Phạn - Anh (1 trang) www.swargarohan.org/Glossary.htm Bảng thuật ngữ Phạn Anh www.nitartha.org/dictionary_search04.html Từ điển Tạng Anh Trực tuyến Nitatha www.thdl.org/tibetan/servlet/org.thdl.tib.scanner.OnLineScannerFilter Dụng cụ chuyển dịch Tạng Anh của thư viện Tây Tạng và Hymalaya baamboo.com/?tab=Vietdic Các từ điển chuyên ngành (ngoài Phật giáo) và phương tiện thông tin ccts.cs.cuhk.edu.hk/Từ điển tin học Hoa ngữ annonymous.online.fr/HVDic/onldic.phpTừ điển Hán Việt pagesperso-orange.fr/dang.tk/langues/hanviet.htm Tư điển Hán Việt (Thiều Chửu) www.huesoft.com.vn/hannom/ Từ điển Việt Hán Nôm www.vietlex.com/xml/search.htm Trung tâm Từ Điển vdict.com/Vietnamese Dictionary & Translation www.tinhvan.com.vn/scripts/tvis/webdict/webdict.pl Web VD - Dictionaries on the Web 9.2.2 Từ điển Phật học buddhistlinks.org/Dictionaries.htm Tập hợp liên kết các từ điển Phật học www.cbeta.org/index.htm Từ điển Phật học điện tử Hoa ngữ CBETA www.diamondway-buddhism.org/default.asp?col=04&t=diction.htm Từ điển Tạng Anh Phật học www.thuvienhoasen.org/index-tudienphathoc.htm Trang link đến các từ điển Phật học của thư viện Hoa Sen www.quangduc.com/tudien/index.html Từ điển Phật học Quảng Đức www.vietshare.com/tusach/tudienph.asp Phật học từ điển 9.2.3 Thư viện và kho lưu trữ Phật học www.dalailama.com/page.128.htm Các thuyết giảng MP3 cho tải miễn phí từ văn phòng của đức Đạt-lai Lạt-ma www.thdl.org/xml/show.php?xml=/education/tllr/xml/tllr.xml Thư viện số Tây Tạng Hymalaya www.abuddhistlibrary.com/Buddhism/J%20-%20Navigation%20Pages%20and%20A%20List%20of%20Books/Navigation%20Pages/Home%20page.htm Thư viện Phật giáo www.berzinarchives.com/web/en/index.html Trang Berzin www.ltwa.net/Administration/Administration.html Thư viện Tây Tặng tại Dharamsala www.buddhanet.net/library.htm Buddhist Library của Buddha.net www.ciolek.com/WWWVL-Zen.html Zen Buddhism Virtual Library www.tipitakahall.net/ Tam Tạng Kinh điển www.sacred-texts.com/bud/index.htm Phần Phật giáo của sacred-texts Internet www.daitangvietnam.com/ Đại Tạng Kinh Việt Nam Tuệ Quang daitangkinhvietnam.org/ Đại Tạng Kinh Việt Nam www.thuvienhoasen.org/index.htm Thư viện Hoa Sen Namo Buddhaya. Namo Dharmaya. Namo Sangaya Mọi công đức xin hồi hướng đến tất cả chúng sinh hữu tình cư sĩ Làng Đậu kính bút. Chú thích: 1. Xem thêm loạt bài Khai Thác Search Engine Cho Nhu Cầu Học Tập và Nghiên Cứu của cùng tác giả qua các link vietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/tinhoc/thamkhao1.htm vietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/tinhoc/thamkhao2.htmvietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/tinhoc/thamkhao3.htmvietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/tinhoc/thamkhao4.htm2. Cũng còn tùy kĩ năng của người dùng, chẳng hạn có thể kiểm lại cách đánh dấu hỏi ngã bằng cách xem số trang (hit) có dùng chữ đó thông qua máy truy tìm 3. Có nhiều kinh điển nhắc đến nguyên tác này. Trong đó có Kinh Điển cổ là "Tăng Nhất A Hàm" phẩm Tăng thương Kinh số 4. www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Tangnhat_A_ham/Tn_00.htm 4. Tứ Pháp Y được trích từ bản sớ giải Vimalaprabhā về Kālacakra, nó cũng thấy xuất hiện trong Kinh tạng Pali. Phần tiếng Sanskrit được trích dẫn trong Tattvasaṃgraha, do D. Shastri biên tập (Vārāṇasī: Bauddhabharari, 1968), k. 3587 5. Xem thêm "Buddhist Epistemology: (Contributions in Philosophy) của S. R. Bhatt và Anu Mehrotra ISBN 0313310874 Hay: "Nhân Minh Luận" của Thích Đổng Quán NXB Thành Phố Hồ chí Minh. 1996 6. Đây chỉ là tên đặt tạm, nội dung của bốn nguyên lý này được nhắc đến trong quyển "The Four Noble Truths" (ISBN 0722535503) chương II The Truth of Suffering phần Karma and the Naltuaral World. Ngài có chỉ ra thí dụ áp dụng trong phân tích Phật giáo. Ngoài ra, người đọc có thể tham khảo thêm cách sử dụng chi tiết để phân tích các nguyên lý này qua bài luận "Afterword: Buddhist Reflections" (http://www.alanwallace.org/BuddhistRefls.pdf) của học giả B. Alan Wallace. 7. Xem thêm tác phẩm "Appearance & Reality: The Two Truths in the Four Buddhist Tenet Systems" của GS Guy Newland ISBN:1559391316 đã được Lê công Đa dịch Việt (http://www.thuvienhoasen.org/sactuongvathattuong-00.htm) 8. Ở đây tạm định nghĩa "chữ Anh hóa" tức là những thuật ngữ du nhập từ tiếng Anh . 9. Đây chỉ là thí dụ có thể không phù hợp hoàn toàn với trường hợp cụ thể của một bài dịch riêng biệt.
|
|
|
Post by tk on Jun 10, 2011 14:12:17 GMT -5
|
|
|
Post by tk on Dec 1, 2011 20:38:31 GMT -5
Tầm quan trọng của phát nguyện và hồi hướng
(trích trong sách “Bố Thí” của TT Thích Trí Siêu) Trong đạo Phật, ta thường nghe nói về Tam Độc THAM-SAN - SI tức là lòng ham muốn, giận tức và si mê, chúng trói buộc ta trong vòng sinh tử luân hồi. Và muốn giải thoát thì ta phải dẹp trừ chúng bằng cách bớt ham muốn, mở rộng lòng từ bi, trau dồi giáo lý Phật Pháp. Do hiểu như vậy, nên nhiều người trong chúng ta không dám mong cầu gì cả, đến chùa tụng Kinh cho vui vậy thôi chứ không thành tâm phát nguyện và hồi hướng (trong các thời Kinh ở chùa đều có văn phát nguyện và hồi hướng, nhưng vì không chú tâm hoặc không hiểu nên gọi là không thành tâm), khi bố thí thì bố thí vậy thôi chứ không nghĩ gì hết. Rồi ta cho như vậy là đúng, vì trong Thiền Tông thường nói giữ 'Tâm Không', nên ta không dám nghĩ, không dám mong cầu gì hết, chỉ giữ Tâm Không thôi. Nếu ta cứ làm như vậy hoài thì kiếp sau ta sẽ đầu thai thành cục đá bên lề đường, vì cục đá cũng có Tâm Không, vô tri vô giác, không nghĩ, không biết gì cả. Cõi Ta Bà mà chúng ta đang ở đây thuộc về cõi Dục. Chúng sanh ở đây luôn luôn ham muốn, ham muốn ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm. Nhưng chúng ta quên mất một điều là tất cả chư Phật đều thị hiện thành Phật ở cõi này, chứ không thành Phật ở hai cõi Sắc và Vô Sắc. Đức Phật dạy ta lìa bỏ ngũ dục chứ đâu có dạy ta lìa bỏ Niết Bàn dục (tức lòng ham muốn đạt được Niết Bàn). Ở đời, khi làm một việc gì thì ta thường có lý do và mục đích. Lúc nhỏ ta cắp sách đến trường, lý do là cha mẹ ta muốn cho ta nên người. Mục đích của sự học là để được bằng tú tài. Có tú tài để được vào Đại Học. Vào Đại Học mấy năm để có được một văn bằng (diplôme). Có văn bằng để đi ra làm việc. Làm việc để có tiền. Có tiền để nuôi thân hoặc nuôi gia đình... Tất cả những cái 'để' đó đều là mục đích của những hành động và việc làm của ta. Khi có mục đích là có sự mong cầu. Sự mong cầu hay ham muốn được xem là tốt hay xấu tùy theo mục đích của nó tức là đối tượng của sự mong cầu. Nếu ta ham muốn ngũ dục thì đó là xấu vì kết quả là ta sẽ đau khổ, ngược lại nếu ta ham muốn học đạo, tu đạo, thì đó là một sự ham muốn tốt vì kết quả là ta sẽ giải thoát, hưởng sự an vui của Niết Bàn. Khi ta ham muốn vừa vừa thì gọi là mong cầu, khi ta hết lòng ham muốn và quyết chí đạt cho được mục đích thì gọi là nguyện. Tất cả chư Phật và Bồ Tát đều là những người đã mong cầu, đã phát nguyện năm xưa. Ta há không nhớ Đức Phật Thích Ca đã phát nguyện gì dưới gốc cây Bồ Đề? Ngài nguyện: “Dù máu khô, thịt nát, xương tan, nếu không giác ngộ (thành Phật) ta thề không rời khỏi nơi đây”. Ngoài ra đọc trong Túc Sanh Chuyện (Jataka) kể về các tiền thân của đức Phật, ta sẽ thấy là mỗi khi làm một hạnh gì, ngài đều phát nguyện và hồi hướng. Phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức cho quả vị Phật. Hồi hướng là gì? Là gom góp tất cả để đặt vào một chỗ. Người làm phước nhiều mà không biết hồi hướng sẽ giống như người đi làm cho có thật nhiều tiền đem về chất đầy nhà, rồi không biết làm gì với đống tiền đó. Hãy lấy một thí dụ: 1. Ta đến chùa làm một việc công đức, mà trong tâm ta luôn luôn nghĩ đến sự giàu sang sung sướng, thì kiếp sau ta sẽ được giàu sang sung sướng. 2. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng được giải thoát sinh tử luân hồi, thì trong những kiếp sau ta sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi. 3. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng cầu thành Phật thì chắc chắn một kiếp xa xôi nào đó ta sẽ thành Phật. Tại sao trong thí dụ (1) nói kiếp sau, thí dụ (2) nói những kiếp sau, và thí dụ (3) nói một kiếp xa xôi, ý nghĩa là sao? Thí dụ (1) nói về sự giàu sang sung sướng ví như một cái áo bành tô (manteau) trị giá 700 quan. Thí dụ (2) nói về sự giải thoát sinh tử luân hồi ví như một chiếc xe hơi trị giá 70.000 quan. Thí dụ (3) nói về sự cầu thành Phật ví như một căn nhà villa trị giá 700.000 quan. Nếu ta đi làm lương một tháng là 5000 quan, và trong đầu ta không có một mục đích gì cả, thì khi đi đường, nếu thấy một cái áo bành tô đẹp, vừa giá ta có thể mua được thì ta mua ngay không chần chờ. Cũng với số lương đó mà ta muốn có một chiếc xe hơi thì ta phải dành dụm năm này qua năm nọ, không dám lấy tiền lương xài vào việc khác như mua quần áo, thì khoảng vài năm là ta có thể có được một chiếc xe hơi. Cũng với số lương đó mà ta muốn có một căn nhà villa thì ta phải dành dụm lâu hơn nữa vì lương của ta quá ít so với giá tiền của cái nhà. Do đó ta phải gom góp dành dụm tiền lương không dám xài hoang phí vào việc khác, mà cốt chỉ để mua nhà. Vậy thì khoảng hai mươi năm hay hơn nữa ta mới hoàn toàn làm chủ cái nhà (vì ở bên Pháp cho trả Crédit). Sau ba thí dụ trên, ta thấy rằng cũng cùng một hành động (karma) cùng một nhân (hetu) mà có quả báo khác nhau. Đó là do tâm hồi hướng mà ra. Nếu ta tạo công đức nhiều mà không biết hồi hướng thì uổng lắm, vì sao? Dĩ nhiên là khi tạo công đức thì chắc chắn ta sẽ gặp quả báo tốt, nhưng uổng vì đó là quả báo hữu lậu của thế gian, sau một thời gian ta sẽ còn lại hai bàn tay trắng mà thôi. Nếu thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện và hồi hướng thì sau này: trước khi, trong khi, và sau khi làm một việc gì tốt ta nên phát nguyện và hồi hướng. Và hơn nữa khi ta gặp một việc công đức nào ta sẽ vui mừng vì đó là một cơ hội cho ta tiến mau đến mục đích (nếu là trường hợp ta thích xe hơi hoặc căn nhà, mà không thích áo bành tô). Vậy theo ta hiểu thì Bồ Tát là phải nhớ đến Bồ đề tâm, nhớ phát nguyện và hồi hướng cầu thành Phật, nhưng không hiểu tại sao khi ta đọc Tâm Kinh thì thấy trong đó có nói câu “vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố”. Lúc đó ta nên khởi tâm nghĩ như vầy: Bồ Tát Quán Tự Tại là bậc Diệu Giác Bồ Tát, còn ta đây là Bào thai Bồ Tát (Bồ Tát còn nằm trong bụng mẹ). Hơn nữa Quán Tự Tại Bồ Tát đã hiểu, đã thấy, đã chứng được tánh Không, tức thực tướng của vạn pháp, còn ta đây không biết cái gì là phải cái gì là trái, cái gì tốt cái gì xấu, cái gì là Từ Bi cái gì là ác độc, nói chi đến tánh Không với tánh Có. Ta đừng làm giống như người đang đi trên sông, thấy người khác đến bờ vứt bỏ con thuyền, mà ở đây ta cũng vội vàng lấy búa ra đập thủng thuyền của mình. Ta phải luôn luôn ý thức nhìn lại xem mình là ai? Em bé lên 3, thanh niên 20, hay ông lão 70. Nếu là em bé lên 3 thì ta hãy vui vẻ tập đi, không nên bắt chước lấy cây gậy của ông già bảy mươi mà chết sớm. Còn ngược lại nếu thấy mình là ông lão bảy mươi thì ta cứ việc “vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố”, không ai cấm cản vì đạo Phật là đạo tự giác không có bắt buộc hay độc tài.
|
|
|
Post by tk on Dec 1, 2011 20:43:13 GMT -5
Công đức và phúc đức
Tỳ-Khưu Thích Chân Tuệ Khi làm các Phật sự, chúng ta thường nghĩ là được nhiều công đức và thường được tán dương đã làm được vô lượng công đức, cho nên cứ tiếp tục làm hằng năm. Chúng ta hãy dành thời gian để tìm hiểu một vấn đề khá quan trọng, đó là: "Công Đức và Phúc Đức khác nhau thế nào?" Ngày xưa, khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng pháp, Ngài đến gặp Vua Lương Võ Đế. Trong lúc luận bàn đạo lý, nhà vua hỏi: "Trẫm một đời cất chùa, độ tăng, bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có được công đức gì chăng?". Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời một cách rõ ràng rằng: "Những việc làm ấy thực không có công đức gì cả!". Vấn đề này làm cho nhiều người thắc mắc, không biết tại làm sao như vậy lại không có công đức gì cả? Bởi vì, theo lịch sử ghi chép lại thì Vua Lương Võ Đế xây cất hằng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai bố thí, cúng dường, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách nhiều vô số kể. Nhà vua suy nghĩ làm như vậy tức nhiên được rất nhiều công đức, nhưng không ngờ khi đem vấn đề này ra hỏi, Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời: Không! Tại sao vậy? Có người không hiểu giáo lý nên giải thích là: Vua Lương Võ Đế không đích thân ra "công" thực hiện những việc làm đó, chỉ sai người khác làm, nên không có "công đức" gì cả! * * * Thời gian sau đó, có người đem sự việc này thưa hỏi Lục Tổ Huệ Năng và được Lục Tổ dạy như sau: Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Đế vì không biết Chính Pháp, nên lầm lẫn hai chữ "Công Đức" và "Phúc Đức"! Nghĩa là cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dường, bố thí, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, chỉ là những việc làm "bên ngoài", có ích lợi cho mọi người, những việc làm cầu phúc, nên gọi là phúc đức. Phúc đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng trầm luân sinh tử. Phúc đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phúc vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phúc rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo. Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. Nghĩa là chúng ta tu tập tam vô lậu học "Giới Định Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", nhằm mục đích cứu kính là: thoát ly khỏi lục đạo sinh tử luân hồi. Công đức có năng lực giúp chúng ta vượt qua bể khổ sông mê, chóng đến bờ giác ngộ và giải thoát. Công đức có tính cách "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sinh tử luân hồi nữa. Công đức giúp con người chuyển hóa tâm tính từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật. Chúng ta làm những việc như lập chùa hay góp phần xây cất chùa, tham gia phát triển chùa, phát huy các sinh hoạt, các hoạt động của chùa, của giáo hội, giúp cho mọi người khác có được cơ sở để tu học, để hành đạo, giúp cho Phật giáo có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn, vững chắc hơn, độ được nhiều người hữu duyên hơn nữa. Những việc làm này đem lại lợi ích cho nhiều người như vậy, tất nhiên sẽ đem lại cho chúng ta thực nhiều phúc đức. Còn riêng bản thân mình thì không biết tu tâm dưỡng tính, không học kinh điển, không biết trì giới, không tu tập thiền định, không phát huy trí tuệ bát nhã, cho nên tất cả việc làm trên đây chỉ là những việc làm bên ngoài, có ích lợi cho nhiều người, nhưng không ích lợi cho bản thân mình về phương diện giác ngộ và giải thoát. Tại sao vậy? Bởi vì, tâm tham lam, sân hận, si mê bên trong chẳng những không giảm bớt mà lại có chiều hướng tăng thêm, vô minh phiền não không tan biến chút nào mà lại có phần dầy đặc hơn. Vì chấp chặt mình đã làm được bao nhiêu việc ích lợi như vậy, dễ có mấy ai làm được như mình, nên tâm cống cao ngã mạn, phách lối ngày một tăng thêm, mục hạ vô nhân, khen mình khinh người. Những việc làm khác như góp phần ấn tống kinh sách cho người khác đọc, còn mình thì không đọc, góp phần bố thí cúng dường, giúp đỡ người hoạn nạn, nghèo khó, nhưng không hiểu ý nghĩa cao cả của những việc làm đó, lại sinh tâm cầu mong được "trả công bội hậu" ở cõi thiên đàng sau này. Tất cả những việc làm đó chỉ tạo nên phúc đức mà thôi. Thí dụ như có người bố thí cho nhà nghèo, hoặc cúng chùa một số tiền nào đó, với tâm mong cầu được trúng số độc đắc, được buôn may bán đắt, được nhất bản vạn lợi, được thi đâu đậu đó, được gia đạo bình an, được tình duyên may mắn, được vạn sự bình yên, được muôn sự như ý, muốn gì được nấy. Như vậy, lòng tham lam tăng thêm quá mức thì "làm sao có công đức được!". Làm như vậy, chỉ có phúc đức hạn chế theo số tiền đã bỏ ra mà thôi. Gieo nhân nhỏ thì chỉ nhận được quả nhỏ, không thể khác được. Nếu như bố thí, cúng dường mà tâm không mong cầu gì cả, thi ân bất cầu báo đáp, cúng chùa để chùa có thêm phương tiện sinh hoạt ích lợi cho mọi người, giúp người để cho người qua cơn khó khăn, túng thiếu, không đắn đo, không suy nghĩ, không tính toán gì thêm nữa, chúng ta sẽ bớt đi tâm tham lam, bỏn sẻn, tăng trưởng tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả. Như vậy, những việc làm đó vừa ích lợi cho người, vừa ích lợi cho mình. Nghĩa là vừa được phúc đức vừa được công đức. Chúng ta hãy tinh tấn làm tất cả những việc thiện, rồi quên hết đi, không chấp chặt vào đó, để kể lể công lao, hay mong cầu phúc báo về sau, tâm cầu danh của chúng ta sẽ bớt đi, tâm chấp ngã cũng nhẹ hơn trước, thì những việc làm đó vừa ích lợi cho người và cho mình, tạo nên phúc đức và công đức vậy. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy: "Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành. Tự tịnh kỳ ý. Thị chư Phật giáo". Nghĩa là chúng ta không làm tất cả các việc bất thiện, không làm những việc ác, tránh những việc tổn người hại vật, cố gắng làm tất cả những việc thiện, những việc ích lợi cho người khác, nhưng đừng ghi nhớ, đừng chấp chặt vào những việc ích lợi đã làm, thì tâm ý của chúng ta sẽ được thanh tịnh. Đó là tu tâm dưỡng tính, đó là điều cốt yếu chư Phật mười phương ba đời muốn dạy như vậy. Thí dụ chúng ta đã làm những việc ích lợi cho bất cứ ai mà chấp chặt vào đó thì tâm của chúng ta sẽ bực dọc, bất an khi không được ai khen tặng hoặc không được ai đáp ứng như ý. Nếu như quên đi những việc thiện đã làm, giúp đỡ người với tâm "thi ân bất cầu báo đáp", thì chúng ta sẽ yên ổn, bình an, tâm của chúng ta sẽ không loạn động, không bực bội khi gặp phải người vô ơn. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy rằng: "Trong tâm khiêm tốn là công. Ngoài hành lễ phép là đức". Hay: "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức". Nghĩa là "bên trong" chúng ta phải chuyên cần vận nội lực loại trừ những tâm niệm kiêu ngạo, tật đố, ngã mạn, ganh tị, đố kỵ, khen mình khinh người, để đạt được tâm niệm khiêm tốn, hạ mình, nhún nhường, tùy hỷ công đức. Đồng thời, chúng ta cũng phải vận nội công để khắc phục các tạp niệm, để tâm không còn có các vọng tưởng. Mỗi khi tạp niệm, vọng tưởng khởi lên, chúng ta liền giác ngộ, liền nhận biết và dừng ngay, không tiếp tục theo dòng tâm thức, đi lang thang từ đông sang tây, từ quá khứ đến hiện tại và vị lai, từ chuyện này đến chuyện khác. Như vậy chúng ta có được "công". Điều quan trọng cần biết là: chúng ta đừng sợ có vọng tưởng, tạp niệm khởi lên trong tâm thức. Ai ai cũng có vọng tưởng và tạp niệm. Chỉ sợ chúng ta không giác ngộ, không nhận biết kịp thời, nên bị vọng tưởng, tạp niệm lôi cuốn, đi lang thang làm khách phong trần, quên mất cố hương, từ bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp. Khi dong ruổi theo các vọng tưởng, tạp niệm như vậy, tâm của chúng ta sẽ loạn động với thất tình lục dục, tức là quên mất "bản tâm thanh tịnh" sẵn có của chúng ta. Còn "bên ngoài" chúng ta thực hành lễ phép, cung kính, tôn trọng tất cả mọi người, bởi vì mọi người ai ai cũng có "Chân Tâm Phật Tính" như nhau, mọi người ai ai cũng có ưu điểm để chúng ta học hỏi, noi theo, không phân biệt, không thành kiến, không kỳ thị, không tranh cãi, không hơn thua, không thị phi, không ỷ mình là kẻ trên người trước, kẻ có nhiều công lao, kẻ có nhiều tài năng, kẻ làm được nhiều việc không ai bằng. Như vậy chúng ta được nhiều người thương mến, gần gũi. Như vậy chúng ta có được "đức". Thêm nữa, người Phật Tử muốn có công đức thì bên trong không có tâm chấp ngã, tâm chấp pháp, nói chung là tâm cố chấp; bên ngoài hành động luôn luôn ngay thẳng, bình đẳng, công minh, chính trực. Hãy phát tâm tìm học kinh điển, biết đúng Chính Pháp mà hành theo, tránh chuyện tu mù, tu mò, để khỏi lạc sang tà giáo, ngoại đạo. Công đức là ở "Pháp Thân", phát sinh trí tuệ bát nhã, không do tu phúc, không do làm những việc phúc thiện mà được. Chúng ta ngày nay cũng hay lầm lẫn cho rằng lập chùa, giúp chư tăng tu học, bố thí, cúng dường, làm Phật sự, đi chùa lạy Phật là được nhiều công đức và tự hào rằng mình làm vô lượng vô biên công đức, cần phải được tán thán, rồi chờ đến ngày được vãng sinh về cõi tây phương cực lạc quốc của Đức Phật A Di Đà! Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật dạy rất rõ ràng cõi Tây phương cực lạc là nơi chỉ có các bậc bồ tát "nhứt sinh bổ xứ", tức là các bực "thượng thiện nhơn" sắp thành Phật, những người hiền thiện bậc thượng, gặp gỡ nhau mà thôi. Những người còn đầy dẫy tham sân si, đầy dẫy nghiệp chướng, đầy dẫy phiền não thì nhứt định không thể nào đạt được cảnh giới đó. Không thể chỉ lấy có một chút ít thiện căn phúc đức làm nhân duyên, để cầu nguyện về cõi cực lạc đó được. Ví như người đeo nặng qua sông thì phải chìm, không thể nổi được. Chứ không phải Đức Phật A Di Đà không có lòng từ bi cứu độ chúng ta. Chư Phật có tâm đại từ đại bi muốn cứu độ chúng ta, nên chỉ dạy các pháp môn tu học, các phương pháp, để chúng ta noi theo đó mà tự mình tu tập, để tự được cảnh giới an lạc và hạnh phúc hiện đời và vãng sinh mai sau. Có người quan niệm "đới nghiệp vãng sinh", nghĩa là con người vẫn còn mang nghiệp chướng, nhưng nhờ biết niệm Phật A Di Đà, nên được Ngài thương xót cho vãng sinh về cõi tây phương cực lạc, rồi tu tiếp sướng hơn. Điều này có vẻ "phe đảng" cũng như quan niệm cứ chấp nhận rước thượng đế vào lòng thì sẽ được thượng đế cho về thiên đàng, hưởng phúc đời đời, không cần biết đó là người như thế nào! Thực ra, đạo Phật không có dạy như vậy. Nếu thực sự muốn tu cho thành người tốt, thì chúng ta hãy tu ngay ở cõi đời này, đừng hẹn. Còn mang nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nếu về tây phương, chỉ làm nơi đó ô uế mà thôi. Dù có được về bên đó chăng nữa, không thấy thích hợp, cũng sẽ đòi về trở lại mà thôi! Sống với những người thế tục, chúng ta mới cần phải tu, mới có cơ hội để tu. Chứ về bên đó gặp toàn người tốt thì đâu cần phải tu nữa. Cũng như người còn nhiều phiền não quá, nhiều nghiệp chướng quá, dù có được đưa vào chùa ở, mà không quyết tâm trì chí, cũng khó mà tu được, có ngày cũng xuất, nếu không xuất thì sẽ gây biết bao nhiêu việc đáng tiếc cho cảnh thiền môn! Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật cũng dạy nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Phật A Di Đà, luôn luôn trì giữ danh hiệu đó trong tâm trí, lúc nào cũng niệm Phật, nhớ nghĩ tới Phật, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, cho đến bảy ngày, đạt được tâm yên không loạn. Khi thọ mệnh hết, người như vậy giữ gìn được tâm không điên đảo, tức thời được vãng sinh cõi nước tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà. Tại sao vậy? Bởi vì khi tâm của người đó luôn luôn niệm Phật, không còn lăng xăng, lộn xộn, không còn loạn động vì các việc đối đãi thị phi, hơn thua, tốt xấu, cho nên cảm ứng được cảnh giới tịnh độ của Đức Phật A Di Đà vậy. Nói cách khác, tâm của người đó thấy mọi sự đúng như thực, thấy mọi việc không còn điên đảo, gọi là "tâm bất điên đảo", cho nên người đó thấy được "Tự Tính Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ". Nghĩa là nhờ tâm được thanh tịnh, bất loạn động, bất điên đảo, cho nên người đó thấy được "Phật Tính", tức là "Pháp Vô Sinh", không còn sinh tử luân hồi, tức đắc vãng sinh tây phương cực lạc. Nếu còn nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc, nghĩa là tâm còn điên đảo, tâm còn loạn động, làm sao vãng sinh được mà mong cầu! Cõi tây phương cực lạc hay cõi thiên đàng là cảnh giới "bất tùy phân biệt", bình đẳng tuyệt đối, chí công vô tư, làm gì còn chia giai cấp có chín phẩm, ba hạng, thượng trung hạ, như con người tưởng tượng cho thêm lộn xộn và phức tạp! Không thể lấy tâm lượng phàm phu xét cảnh giới bồ tát! Như vậy, cốt tủy của đạo Phật, không phải là van xin cầu nguyện, cúng kiến lễ lạy cho nhiều, mà chính là lúc nào cũng nhớ nghĩ tới hạnh nguyện của chư Phật, nói lời như Phật dạy, hành động như Phật dạy, luôn luôn giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bình an, yên tĩnh, không loạn động, không điên đảo. Được như vậy, tam nghiệp hằng thanh tịnh, chúng ta vừa có phúc đức vừa có công đức đầy đủ, phúc tuệ trang nghiêm, tùy tâm mãn nguyện. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Cứu kính của đạo Phật chính là nghĩa đó vậy. Trên thế gian này, chung quanh chúng ta có đủ hạng người, có đủ loại người. Có người tạo thuận cảnh dễ dãi, giúp đỡ chúng ta tu tập, cũng có người tạo nghịch cảnh, gây phiền hà, khó khăn, khổ đau, để thử thách công phu tu tập của chúng ta. Tất cả mọi người đều là thiện hữu tri thức của chúng ta cả. Nếu ai ai cũng hiền thiện hết, không ai làm phiền mình hết, làm sao biết chúng ta nhẫn nhịn được tới đâu? Ví như người học sinh đi học, được thầy dạy cho kiến thức, được bạn bè giúp đỡ, rồi cũng cần có vị giám khảo để kiểm tra trình độ, hạch hỏi, thử thách, nếu vượt qua được, mới cấp văn bằng chứ. Tóm lại, vì không biết rõ đâu là Chính Pháp, cho nên chúng ta không thể thực hành lời Phật dạy, một cách tường tận, một cách đúng đắn, để thoát ly sinh tử luân hồi, thoát ly phiền não và khổ đau. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy: "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Thắp lên với Chính Pháp". Nghĩa là mọi người phải tìm hiểu, học hỏi Chính Pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ của mình mồi với ngọn đuốc trí tuệ Phật, bằng cách nghe giảng giáo lý, nghiên tầm kinh điển, rồi tự suy nghĩ, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ bát nhã. Nhờ giữ gìn giới luật nên tâm trí được thanh tịnh và trí tuệ bát nhã khai mở. Đó chính là tam vô lậu học "Giới Định Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", có khả năng đưa chúng ta đến chỗ giác ngộ và giải thoát. Kinh sách có câu: "Phúc Tuệ Lưỡng Toàn Phương Tác Phật". Nghĩa là chúng ta hãy phát tâm bồ đề dũng mãnh, làm tất cả những việc tạo phúc đức trong các dịp lễ thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, và tất cả dịp nào tùy duyên, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh trong suốt năm, suốt đời. Đồng thời chúng ta cũng làm tất cả những việc tạo công đức như Văn Tư Tu, Giới Định Tuệ, để phát triển trí tuệ bát nhã. Đầy đủ "Phúc và Tuệ" chúng ta sẽ sống trong an lạc và hạnh phúc hiện đời và về cõi Phật sau này, không nghi. Cũng như con chim có đủ hai cánh sẽ bay thăng bằng và bay được xa. Có câu: "Ai ăn nấy no. Ai tu nấy chứng". Đó là lẽ công bằng tuyệt đối. Cũng vậy, thực rõ ràng "Mình làm mình hưởng. Mình làm mình chịu". Vì thế cho nên, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy phát tâm, tự thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ của mình, thường xuyên về chùa lạy Phật, nghe thuyết pháp, tham dự các khóa tu học bát quan trai giới, để được học Phật Pháp một cách tường tận. Trong bầu không khí tu học đầy đạo vị, không phân biệt người mới phát tâm, hay người đã tham gia tu học từ lâu, chúng ta cùng hướng dẫn nhau, nương tựa nhau, giúp đỡ nhau, trên bước đường tu giác ngộ và giải thoát. Được như vậy, chúng ta có "Công Đức và Phúc Đức", một cách viên mãn, một cách song toàn. Trích Tập san Phật Học Tịnh Quang Số 5 Vu Lan 2007, Trang 95
|
|