Post by TCTV on Mar 29, 2010 13:02:00 GMT -5
Chương 15
THIỀN Ở MỌI NƠI TRONG MỌI LÚC
Chơi nhạc phải học thang âm. Chơi dã cầu phải học cách dùng chày. Đó là những kỹ thuật căn bản cần phải đạt mới mong chơi giỏi được. Và, dầu đã điêu luyện thế mấy đi nữa, đệ nhứt nhạc sĩ dương cầm hay vận động viên dã cầu trong các trận tranh tài thế giới đều chơi với các kỹ thuật căn bản mà họ học được lúc trước và bây giờ đang không ngừng dồi mài.
Cũng vậy, người thiền cũng phải học cách thiền căn bản rồi hành trì thường xuyên và tinh tấn mới mong đạt được lợi lạc. Người thiền dùng sáu giác quan hay sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) để biết rõ và hiểu rõ kinh nghiệm sống của mình. Và họ chuyên cần hành thiền ngày này qua ngày khác để đưa sự tịnh hóa tâm mình lên các tầng cao thâm.
Mục đích của thiền minh sát không gì hơn là sự chuyển hóa toàn diện và vĩnh cữu các kinh nghiệm đi vào tâm qua sáu căn. Nói cách khác, thiền giúp "cách mạng hóa" toàn bộ kinh nghiệm sống của người thiền. Và, thời thiền là lúc mà người thiền thể nhận tập quán tâm linh mới; người phát triển phương pháp mới để ứng xử với ý thức cũng như cảm giác và cảm xúc trôi chảy trong dòng tâm thức. Thời thiền còn là lúc để trau dồi các tập quán tâm linh mới đạt được hầu chúng hiện diện miên viễn. Nếu không được vậy, thiền sẽ trở nên khô khan và vô hiệu; nó chỉ còn là một khoảng lý thuyết trống rổng không liên hệ gì với cuộc sống.
Trong quá trình thiền, chắc chắn có lúc bạn hân hoan nhận biết mình đang thiền trong khi sinh hoạt thường lệ, như khi đang láy xe trên xa lộ hay kéo rác ra lề đường; những lúc "thiền không có trong thời biểu" này đến bất chợt và tự nhiên. Được vậy là nhờ bạn đã dày công hành thiền trước đây. Bấy giờ bạn có thể nói mình được kinh nghiệm một khắc kỳ diệu: bạn đứng ngoài các ám ảnh, không phải bận tâm với nhu cầu của tham ái.
Suất thiền vừa xong, bạn xả và rời gối ngồi; đó là lúc quan trọng nhứt. Bạn có thể reo vui đã làm xong phận sự hoặc tỉnh giác mang các tập quán tâm linh mới đạt được theo vào sinh hoạt hằng ngày.
Hiểu thiền là gì là một sự hiểu biết rất thiết yếu. Thiền không phải chỉ là một thế ngồi hay một chuỗi thực tập tâm linh. Thiền là sự trưởng dưỡng tỉnh thức và sự áp dụng tỉnh thức ấy. Bạn không cần ngồi mới gọi là thiền. Bạn có thể thiền trong lúc rửa chén. Bạn có thể thiền trong lúc tắm giặt hay viết thư. Thiền là tỉnh thức nên bạn phải tỉnh giác mỗi sinh hoạt trong đời bạn.
Chúng ta thường được thấy ngồi thiền tại một nơi yên tĩnh vì làm vậy là dễ dàng nhứt. Đi thiền có vẻ hơi khó hơn. Thiền ở nơi ồn ào còn khó hơn nữa. Và thiền trong lúc đang sánh vai với người yêu hay ấu đả chắc là không thể được. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cần nhớ rằng mục đích tối hậu của thiền vẫn là phát huy định và tỉnh thức đến độ vững vàng.
Mang thiền theo vào các sinh hoạt thường ngày không phải dễ làm vì điểm chuyển tiếp giữa lúc xả thiền và lúc nối tiếp lại sinh hoạt là một cái nhảy dài, rất dài đối với hầu hết chúng ta. Bấy giờ, tâm định đạt được trong giờ thiền như liền tan theo mây khói và không còn gì mấy so với lúc trước khi vào thiền. Để tránh tình trạng mất mát này, thiền Phật giáo có đặt ra một số bài bản thực tập mà căn bản là chia cái nhảy dài ra thành từng bước rồi thực tập từng bước một.
1. Đi Thiền (Thiền Hành)
Cuộc sống hằng ngày rất động. Ngồi bất động hằng giờ là một kinh nghiệm đối nghịch. Hơn thế nữa, những trạng thái chúng ta đạt được trong tĩnh lặng thường có khuynh hướng tan nhanh khi chúng ta bắt đầu cử động. Chúng ta cần phải thực tập để thích nghi với sự chuyển tiếp từ tâm bất động sang tâm động. Đi thiền là một cách. Đi quân bình với ngồi. Và đi thiền có thể thay thế ngồi thiền. Đi rất tốt, nhứt là trong lúc lúc tâm bạn giao động mạnh. Một giờ đi thiền có thể giúp bạn lắng đọng và, đồng thời, phát triển tỉnh giác. Sau đó, nếu bạn muốn ngồi thiền, bạn sẽ thấy dễ dàng và hiệu quả hơn.
Khóa tu thiền là một cách khác mà thiền Phật giáo thường khuyến khích. Một hoặc hai ngày dành cho tu học thiền là khoảng thời gian rất tốt đối với cư sĩ. Nhiều thiền giả lâu năm sống trong thiền viện đi còn xa hơn; họ dành mỗi lần cả tháng để chỉ thiền không mà thôi. Dĩ nhiên, thiền như vậy đòi hỏi rất nhiều nơi thân và tâm. Thông thường bạn nên xem khả năng chịu đựng của mình trước khi định thời lượng cho xuất thiền. Xuất thiền kéo dài mười tiếng cho người mới thiền chẵng những không đem lại lợi lộc gì mà còn gây thêm thống khổ vô ích. Ngoài ra, trong khóa thiền nên thay đổi cách: ngồi xen kẻ với đi. Chừng một giờ cho mỗi xuất với sự nghỉ ngơi thư giãn là tốt nhứt.
Đi thiền, bạn cần có một khoảng trống cho từ năm đến mười bước trên một đường thẳng. Bạn cần đi chẩm rảy như là đang tách mình ra khỏi cuộc sống hằng ngày. Và để tránh sự hiếu kỳ của khách qua đường, bạn nên chọn một nơi tương đối kín đáo.
Về cách đi, nên đi từ đầu này qua đầu kia. Truớc khi bắt đầu đi, cần đứng tại đầu này đôi phút trong thế định. Hai tay có thể buông thỏng hai bên hông hoặc đan vào nhau và để ở phía trước bụng hay phía sau lưng. Thở vô, nhón gót trái. Thở ra, ngón chân trái còn chấm đất. Thở vô, dở chân trái đưa tới trước. Thở ra, đặt chân trái xuống đất. Lập lại các động tác này cho chân mặt. Đi rất chậm đến đầu kia. Dừng lại đôi phút trước khi đi trở lại. Tiếp tục đi tới và đi lui tự nhiên, chầm chậm, dùng các động tác mô tả trên. Giữ đầu thẳng đứng. Thư giãn cơ cổ. Mở mắt để giữ quân bình nhưng đừng nhìn đối tượng nào cả. Đi tự nhiên. Đi theo nhịp độ chậm có thể đi được. Xem chỗ nào trên thân bị gồng cứng, và thư giãn chỗ ấy ngay. Đừng cố tạo tướng đi đẹp hay dáng đi uyển chuyển. Nhớ rằng đi đây không phải là một động tác thể dục hay một điệu vũ. Đây là bài thực tập về tỉnh thức. Mục đích của bạn là đạt sự tỉnh thức toàn diện, sự nhạy cảm trọn vẹn và cao độ, kinh nghiệm không bị ngăn che về tánh động của oai nghi đi. Đặt hết sự chú ý vào những cảm giác xảy ra trên chân, kể cả bàn chân. Cố gắng ghi nhận càng nhiều thông tin càng tốt về mỗi chân đang cử động. Thể nhập vào cảm giác đi thuần túy, và ghi nhận các sắc thái vi tế của chuyển động. Cảm giác mỗi cơ chân lúc nó cử động. Kinh nghiệm mỗi cảm xúc và sự thay đổi của cảm xúc mỗi khi bàn chân ấn xuống đất và dở lên.
Động tác đi tưởng chừng như rất liên tục nhưng thật sự gồm nhiều cử động phối hợp. Cố gắng ghi nhận tất cả các cử động này và đừng để thiếu sót cử động nào. Muốn được vậy, bạn phải phân nhỏ động tác đi. Mỗi chân lập đi lập lại sự dở lên, đưa tới và đặt xuống. Mỗi cử động này có lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc sau. Để có thể thể nhập vào dây chuyền cử động đó, bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi nhận rõ ràng mỗi giai đoạn.
Ghi nhận sự "dở (chân), (đưa) tới, (đặt chân) xuống, đất, đạp," và vân vân. Đây là cách thực tập để bạn quen với chu kỳ cử động nên cố gắng đừng bỏ sót cử động nào. Khi bạn bận rộn với vô số sự việc đang diễn tiến, bạn không còn thì giờ cho ý và lời nữa; bạn sẽ cảm thấy mình chìm trong sự tỉnh thức về di động và chân bạn bấy giờ là cả một vũ trụ. Nếu bạn bị phóng tâm, dùng phương pháp đã dẫn để đưa sự chú ý trở về động tác đi. Khi đi, đừng nhìn đôi chân hay nhìn vào hình ảnh của đôi chân. Cũng đừng nghĩ, chỉ cảm nhận. Bạn không cần ý niệm về đôi chân; bạn cũng không cần hình ảnh của đôi chân. Chỉ ghi nhận cảm giác hiện diện. Lúc ban đầu, có thể bạn sẽ gặp chút ít khó khăn trong việc giữ thăng bằng, bởi bạn dùng cơ chân theo cách mới. Ghi nhận khó khăn để cho chúng qua đi.
Thiền hành của thiền minh sát nhằm mục đích làm tràn ngập tâm với những cảm giác đơn giản hầu đẩy những thứ khác qua một bên. Ý thức và cảm xúc không có chỗ đứng. Tâm tham không có thì giờ hoạt hóa hay phát khởi. Không có tâm tưởng về "cái tôi". Chỉ có những xúc cảm và động lực cảm, một chuỗi cảm giác thô tế bất tận. Bạn đang học cách vượt vô chớ không phải vượt ra khỏi thực tại. Nội tại nào bạn thu đạt được đều có thể áp dụng trực tiếp vào cuộc sống không có ý niệm của bạn.
2. Thế của Thân
Mục đích của sự thực tập là để tỉnh giác trọn vẹn mọi kinh nghiệm xảy ra trong hiện tại và ngay bây giờ trong dòng tâm thức đang trôi chảy liên tục. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất ít chú ý đến những gì chúng ta làm. Nói cách khác, chúng ta làm một đành và tâm đi một ngả. Chúng ta được lái bằng bộ máy điều khiển tự động và lạc lối trong giấc mộng ngày.
Chúng ta rất ít chú ý tới thân thể mình, nhứt là phần xúc cảm và động lực cảm. Những cảm giác này đến tâm chúng ta hằng loạt và liên tục, nhưng bị chúng ta lại tìm cách ngăn tâm thức mình không cho tiếp xúc. Thiền Phật giáo giúp mở rộng cổng để mọi tiếp xúc giữa chúng và tâm thức được dễ dàng và, do đó, để biến vô thức thành ý thức.
Mỗi ngày thân thể chúng ta trải qua không biết bao nhiêu sự thay đổi thế: chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, bò, lết, chạy, vân vân. Thiền khuyên chúng ta nên tỉnh giác những thay đổi bất tận đó. Sau một ngày, chúng ta nên dành vài phút để nhìn lại các thế mình đã trải qua trong ngày. Sự nhìn lại nói đây không nhằm để sửa đổi hay thay thế dáng điệu của chúng ta. Chúng ta chỉ ghi nhận các sự "đi", "đứng", "nằm", 'ngồi". Công việc có vẻ dễ dàng quá nhưng rất quan trọng. Nếu chúng ta tỉnh thức ghi nhận và làm cho tập quán thâm nhập sâu vô tâm, chúng ta đã cách mạng kinh nghiệm của chúng ta rồi đó. Nó nhẹ đưa chúng ta vào chiều kích mới của cảm giác và chúng ta như người mù vừa được sáng mắt.
3. Cử Động Chậm
Mỗi hành động được xây dựng bằng nhiều cử động riêng biệt. Hành động cột giày của bạn là một chuỗi cử động nhỏ mà chắc ít khi bạn để ý đến. Để phát huy tập quán tổng quát của tỉnh thức, bạn có thể hành động chậm lại--cố gắng chú ý tới mọi chi tiết của cử động.
Bạn có thể xác chứng bằng cách thử ngồi vào bàn và uống tách nước trà. Bạn hãy quan sát thế ngồi; cảm giác cầm cái quay tách giữa hai ngón tay; thưởng thức hương trà; ghi nhận vị trí của cái tách, nước trà, tay bạn, và cái bàn. Bạn tiếp tục quan sát cái ý muốn đưa tay lên khởi phát trong tâm; cảm giác cánh tay đang đưa lên, môi kề vào miệng tách, và nước hớp vô miệng. Bạn quan sát sự việc bạn đang thưởng thức trà. Và sau cùng bạn quan sát cái ý muốn để tách xuống và các cử động của diễn tiến để tách xuống. Nếu bạn thật sự chú ý từng cảm giác, từng ý tưởng, từng cảm xúc, bạn sẽ kinh ngạc thấy quá trình "ngồi vào bàn uống tách nước trà" thật ngộ nghỉnh và lý thú.
Bạn có thể áp dụng những điều dẫn trên vào bất cứ hoạt động hàng ngày nào. Cố ý làm chậm lại tư duy, ngôn từ và hành động, bạn sẽ kinh ngạc thấy mình thấu hiểu chúng hơn. Lúc đầu, bạn thấy rất khó, nhưng từ từ rồi quen. Nhận thức không chỉ phát triển thâm sâu trong lúc bạn ngồi thiền, mà còn thâm sâu hơn trong những lúc bạn quan sát sự vận hành nội tại đang khi sinh hoạt hàng ngày, bởi đó là một môi trường thí nghiệm mà bạn có thể thấy cơ chế của cảm giác và sự vận hành của dục vọng. Ở đó bạn có thể đo lường thực chất của tư duy và thấy sự khác biệt giữa chất thực và lớp vỏ bên ngoài mà bạn tra vào để lừa mình và lừa người.
Bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy nhiều thông tin vô cùng hữu ích, kể cả những thông tin gây ngạc nhiên khó chịu. Sự chú ý đơn thuần giúp bạn sắp xếp lại những hốc kẹt bừa bãi trong tâm thức bạn. Trong đời sống hàng ngày, khi ánh sáng tỉnh thức soi rọi đến mọi ngóc ngách u tối của tâm, bạn đạt được sự hiểu biết rõ ràng và kết quả là bạn có thể giữ tâm mình trong sáng và an tĩnh. Bạn bắt đầu thấy mình trách nhiệm thế nào đối với sự khổ đau. Bạn thấy tại sao mình khốn khổ, sợ hãi, căn thẳng. Bạn thấy bạn làm thế nào để tạo cho mình cái khổ, cái đau. Và, càng hiểu sâu các tâm trạng ấy, bạn càng ít bị chúng chế nghự.
3. Sự Phối Hợp Hơi Thở
Lúc ngồi thiền bạn tập trung chú ý hoàn toàn vào đối tượng chính là hơi thở để giúp bạn nhận thức hiện tại. Bạn cũng áp dụng nguyên tắc này vào lúc đi thiền. Bạn phối hợp các cử động đi của bạn với nhịp điệu của hơi thở trước để mọi điều trôi chảy suông sẻ và sau để tỉnh thức của bạn dể nhận diện hiện tại. Lý tưởng của người thiền là làm sao tỉnh giác trong suốt 24 tiếng mỗi ngày.
Tỉnh thức là trạng thái tâm sẵn sàng, không bị vướng bận hay lo lắng. Những gì xảy ra đều được ứng xử tức thì. Trong lúc tỉnh giác, hệ thần kinh của bạn trong sáng và kiên cường khả dĩ giúp bạn phát huy nội tâm cao. Nếu gặp phải vấn đề, bạn có thể giải quyết ngay và rất hiệu quả; bạn khỏi cần tìm chỗ yên tịnh để "thiền" về nó. Và, trong trường hợp (rất ít khi gặp) bạn chưa có giải pháp, bạn cũng không lo lắng; bạn chỉ bước tới vấn đề khác đang cần sự chú ý của bạn. Trực giác của bạn lúc bấy giờ có năng lực rất thực dụng.
5. Không phung phí một giây phút nào.
Người thiền không bao giờ phung phí thì giờ. Mỗi lúc đều có thể dùng để thiền và gặt hái lợi lạc. Đang băn khoăn ngồi đợi nha sĩ, bạn có thể thiền về sự băn khoăn của mình. Bồn chồn trong hàng đợi tới phiên, bạn thiền về sự bồn chồn đó. Tẻ nhạt nơi bến đợi xe buýt, bạn thiền về sự buồn tẻ. Tập tỉnh giác liên tục, tỉnh giác ngay trong hiện tại, và tỉnh giác mọi chuyện nhỏ nhặt nhứt. Cố gắng không bỏ lở cơ hội hay giây phút nào.
6. Tập Trung vào Mọi Hoạt Động
Bạn nên cố gắng tỉnh giác mọi vấn đề và mọi cảm thọ, bắt đầu từ cảm thọ đầu tiên lúc bạn vừa ngủ dậy cho đến cảm thọ chót lúc bạn vào giấc ngủ. Đối với người mới thiền như bạn, việc làm này rất khó; bạn cần nhiều thời gian và cách thức tu tập. Một trong những cách tốt nhứt là chia ngày của bạn ra làm nhiều thời khoảng nhỏ. Dành một lúc nhỏ đó quan sát cái thế (đi đứng, nằm ngồi, vân vân) của thân bạn. Rồi nới rộng sự quan sát ra các sinh hoạt khác như: ăn, tắm, mặc, vân vân. Rồi một lúc nào đó, bạn dành chừng 15 phút để quan sát các tâm trạng đặc biệt như vui, buồn, không vui không buồn; hoặc những khó khăn hay tư duy xảy đến với tâm bạn mà bạn tự chọn để quan sát. Mục đích là tập thẩm xét một số vấn đề và giữ sự tỉnh thức sống động suốt ngày.
Cố gắng tạo ra một tập quán không khác biệt giữa lúc bạn ngồi thiền và không ngồi thiền; tập cho tập quán ấy chuyển đổi nhẹ nhàng và mau lẹ giữa hai tình huống. Thân bạn không có lúc nào được gọi là không động. Trong lúc bạn tưởng nó không động (như ngủ hay ngồi thiền), thật sư nó đang động--động vì hơi thở. Tâm bạn không bao giờ yên, ngoại trừ những lúc định sâu. Bạn luôn luôn có cái gì đó để quan sát, và nếu bạn luôn luôn tỉnh giác, bạn sẽ không bị mất gì cả.
Bạn nên tỉnh thức trong mọi sinh hoạt hàng ngày vì đó là phòng thí nghiệm hữu dụng của bạn. Nó cung cấp mọi thứ thử nghiệm và thách thức cần cho sự thực tập đích thực và thâm sâu của bạn. Nó còn giúp bạn biết đâu là sự thực, đâu là sai lầm, đâu là thử thách, đâu là nơi bạn đến, và đâu là lúc bạn lãng phí thời gian. Nếu thiền mà bạn không ứng xử đuợc những trở ngại thường ngày, bạn đang hành loại thiền nông cạn. Hơn thế nữa, nếu thiền mà bạn không nhìn thấy rõ ràng và có thể giải quyết những cảm xúc thường tình, bạn đang lãng phí thời giờ thiền một cách vô ích. Gặp phải những tình trạng ấy, bạn phải xét lại.
Người thiền không chỉ tỉnh giác trong lúc thiền mà tỉnh giác liên tục. Người thiền không chỉ tỉnh giác trong tháp ngà mà ở mọi nơi trong mọi tình huống. Người thiền ghi nhận tất cả các pháp (mọi sự mọi việc), từ hiện tượng của tâm đến diễn tiến sanh-trụ-diệt của chúng. Người không quay lưng lại bất kỳ điều gì và không để bất cứ điều gì qua đi mà không ghi nhận. Người biết rõ và hiểu rõ các ý tưởng, cảm xúc, sinh hoạt, ham muốn, và tất cả. Người không cần biết chúng đẹp hay xấu, thiện hay ác, chỉ nhìn biết chúng thật như là và chúng đang thay đổi. Người thiền rốt ráo.
Nếu trong cuộc sống hàng ngày, bạn cảm thấy buồn chán, hãy thiền về sự buồn chán ấy: tìm hiểu nó là gì, gồm yếu tố nào, và vận hành làm sao. Nếu bạn tức giận, thiền về sự tức giận bằng cách tìm hiểu cơ chế của nó. Nếu bạn bị xuống tinh thần, thiền về đề tài đó bằng cái tâm tra cứu; đừng trốn chạy; khảo sát mê cung của nó và đánh dấu bước đi của nó. Làm vậy, bạn sẽ đối trị dễ dàng hơn khi tinh thần của bạn xuống dốc lần thứ hai.
Thiền không ngưng nghỉ trong cuộc sống hàng ngày là mục đích của minh sát. Rất khó, nhưng nếu làm được, bạn sẽ có một tâm linh siêu việt. Tâm bạn sẽ rộng mở. Bạn khám phá đời, xem xét các kinh nghiệm, nhìn cuộc sống một cách riêng rẻ và tò mò. Do đó, bạn tiếp nhận chân lý dưới mọi hình thức, từ mọi nguồn, và bất cứ lúc nào. Đó là trạng thái Tâm Giải Thoát.
Được biết người ta đạt giác ngộ trong mọi tình huống nếu tâm trong tư thế sẵn sàng thiền. Một cảm xúc thông thường như nhìn thấy trăng, nghe tiếng chim kêu hoặc tiếng lá xào xạc cũng có thể làm người ngộ. Ở đây, đối tượng không quan trọng bằng sự cảm nhận đối tượng. Nếu tâm trạng bạn đã mở và sẵn sàng, xúc chạm với quyển sách này hay tiếng vang của những chữ trong đầu bạn là đủ rồi. Bạn có thể đạt giác ngộ ngay tại đây và bây giờ nếu bạn sẵn sàng.
-ooOoo-
THIỀN Ở MỌI NƠI TRONG MỌI LÚC
Chơi nhạc phải học thang âm. Chơi dã cầu phải học cách dùng chày. Đó là những kỹ thuật căn bản cần phải đạt mới mong chơi giỏi được. Và, dầu đã điêu luyện thế mấy đi nữa, đệ nhứt nhạc sĩ dương cầm hay vận động viên dã cầu trong các trận tranh tài thế giới đều chơi với các kỹ thuật căn bản mà họ học được lúc trước và bây giờ đang không ngừng dồi mài.
Cũng vậy, người thiền cũng phải học cách thiền căn bản rồi hành trì thường xuyên và tinh tấn mới mong đạt được lợi lạc. Người thiền dùng sáu giác quan hay sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) để biết rõ và hiểu rõ kinh nghiệm sống của mình. Và họ chuyên cần hành thiền ngày này qua ngày khác để đưa sự tịnh hóa tâm mình lên các tầng cao thâm.
Mục đích của thiền minh sát không gì hơn là sự chuyển hóa toàn diện và vĩnh cữu các kinh nghiệm đi vào tâm qua sáu căn. Nói cách khác, thiền giúp "cách mạng hóa" toàn bộ kinh nghiệm sống của người thiền. Và, thời thiền là lúc mà người thiền thể nhận tập quán tâm linh mới; người phát triển phương pháp mới để ứng xử với ý thức cũng như cảm giác và cảm xúc trôi chảy trong dòng tâm thức. Thời thiền còn là lúc để trau dồi các tập quán tâm linh mới đạt được hầu chúng hiện diện miên viễn. Nếu không được vậy, thiền sẽ trở nên khô khan và vô hiệu; nó chỉ còn là một khoảng lý thuyết trống rổng không liên hệ gì với cuộc sống.
Trong quá trình thiền, chắc chắn có lúc bạn hân hoan nhận biết mình đang thiền trong khi sinh hoạt thường lệ, như khi đang láy xe trên xa lộ hay kéo rác ra lề đường; những lúc "thiền không có trong thời biểu" này đến bất chợt và tự nhiên. Được vậy là nhờ bạn đã dày công hành thiền trước đây. Bấy giờ bạn có thể nói mình được kinh nghiệm một khắc kỳ diệu: bạn đứng ngoài các ám ảnh, không phải bận tâm với nhu cầu của tham ái.
Suất thiền vừa xong, bạn xả và rời gối ngồi; đó là lúc quan trọng nhứt. Bạn có thể reo vui đã làm xong phận sự hoặc tỉnh giác mang các tập quán tâm linh mới đạt được theo vào sinh hoạt hằng ngày.
Hiểu thiền là gì là một sự hiểu biết rất thiết yếu. Thiền không phải chỉ là một thế ngồi hay một chuỗi thực tập tâm linh. Thiền là sự trưởng dưỡng tỉnh thức và sự áp dụng tỉnh thức ấy. Bạn không cần ngồi mới gọi là thiền. Bạn có thể thiền trong lúc rửa chén. Bạn có thể thiền trong lúc tắm giặt hay viết thư. Thiền là tỉnh thức nên bạn phải tỉnh giác mỗi sinh hoạt trong đời bạn.
Chúng ta thường được thấy ngồi thiền tại một nơi yên tĩnh vì làm vậy là dễ dàng nhứt. Đi thiền có vẻ hơi khó hơn. Thiền ở nơi ồn ào còn khó hơn nữa. Và thiền trong lúc đang sánh vai với người yêu hay ấu đả chắc là không thể được. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cần nhớ rằng mục đích tối hậu của thiền vẫn là phát huy định và tỉnh thức đến độ vững vàng.
Mang thiền theo vào các sinh hoạt thường ngày không phải dễ làm vì điểm chuyển tiếp giữa lúc xả thiền và lúc nối tiếp lại sinh hoạt là một cái nhảy dài, rất dài đối với hầu hết chúng ta. Bấy giờ, tâm định đạt được trong giờ thiền như liền tan theo mây khói và không còn gì mấy so với lúc trước khi vào thiền. Để tránh tình trạng mất mát này, thiền Phật giáo có đặt ra một số bài bản thực tập mà căn bản là chia cái nhảy dài ra thành từng bước rồi thực tập từng bước một.
1. Đi Thiền (Thiền Hành)
Cuộc sống hằng ngày rất động. Ngồi bất động hằng giờ là một kinh nghiệm đối nghịch. Hơn thế nữa, những trạng thái chúng ta đạt được trong tĩnh lặng thường có khuynh hướng tan nhanh khi chúng ta bắt đầu cử động. Chúng ta cần phải thực tập để thích nghi với sự chuyển tiếp từ tâm bất động sang tâm động. Đi thiền là một cách. Đi quân bình với ngồi. Và đi thiền có thể thay thế ngồi thiền. Đi rất tốt, nhứt là trong lúc lúc tâm bạn giao động mạnh. Một giờ đi thiền có thể giúp bạn lắng đọng và, đồng thời, phát triển tỉnh giác. Sau đó, nếu bạn muốn ngồi thiền, bạn sẽ thấy dễ dàng và hiệu quả hơn.
Khóa tu thiền là một cách khác mà thiền Phật giáo thường khuyến khích. Một hoặc hai ngày dành cho tu học thiền là khoảng thời gian rất tốt đối với cư sĩ. Nhiều thiền giả lâu năm sống trong thiền viện đi còn xa hơn; họ dành mỗi lần cả tháng để chỉ thiền không mà thôi. Dĩ nhiên, thiền như vậy đòi hỏi rất nhiều nơi thân và tâm. Thông thường bạn nên xem khả năng chịu đựng của mình trước khi định thời lượng cho xuất thiền. Xuất thiền kéo dài mười tiếng cho người mới thiền chẵng những không đem lại lợi lộc gì mà còn gây thêm thống khổ vô ích. Ngoài ra, trong khóa thiền nên thay đổi cách: ngồi xen kẻ với đi. Chừng một giờ cho mỗi xuất với sự nghỉ ngơi thư giãn là tốt nhứt.
Đi thiền, bạn cần có một khoảng trống cho từ năm đến mười bước trên một đường thẳng. Bạn cần đi chẩm rảy như là đang tách mình ra khỏi cuộc sống hằng ngày. Và để tránh sự hiếu kỳ của khách qua đường, bạn nên chọn một nơi tương đối kín đáo.
Về cách đi, nên đi từ đầu này qua đầu kia. Truớc khi bắt đầu đi, cần đứng tại đầu này đôi phút trong thế định. Hai tay có thể buông thỏng hai bên hông hoặc đan vào nhau và để ở phía trước bụng hay phía sau lưng. Thở vô, nhón gót trái. Thở ra, ngón chân trái còn chấm đất. Thở vô, dở chân trái đưa tới trước. Thở ra, đặt chân trái xuống đất. Lập lại các động tác này cho chân mặt. Đi rất chậm đến đầu kia. Dừng lại đôi phút trước khi đi trở lại. Tiếp tục đi tới và đi lui tự nhiên, chầm chậm, dùng các động tác mô tả trên. Giữ đầu thẳng đứng. Thư giãn cơ cổ. Mở mắt để giữ quân bình nhưng đừng nhìn đối tượng nào cả. Đi tự nhiên. Đi theo nhịp độ chậm có thể đi được. Xem chỗ nào trên thân bị gồng cứng, và thư giãn chỗ ấy ngay. Đừng cố tạo tướng đi đẹp hay dáng đi uyển chuyển. Nhớ rằng đi đây không phải là một động tác thể dục hay một điệu vũ. Đây là bài thực tập về tỉnh thức. Mục đích của bạn là đạt sự tỉnh thức toàn diện, sự nhạy cảm trọn vẹn và cao độ, kinh nghiệm không bị ngăn che về tánh động của oai nghi đi. Đặt hết sự chú ý vào những cảm giác xảy ra trên chân, kể cả bàn chân. Cố gắng ghi nhận càng nhiều thông tin càng tốt về mỗi chân đang cử động. Thể nhập vào cảm giác đi thuần túy, và ghi nhận các sắc thái vi tế của chuyển động. Cảm giác mỗi cơ chân lúc nó cử động. Kinh nghiệm mỗi cảm xúc và sự thay đổi của cảm xúc mỗi khi bàn chân ấn xuống đất và dở lên.
Động tác đi tưởng chừng như rất liên tục nhưng thật sự gồm nhiều cử động phối hợp. Cố gắng ghi nhận tất cả các cử động này và đừng để thiếu sót cử động nào. Muốn được vậy, bạn phải phân nhỏ động tác đi. Mỗi chân lập đi lập lại sự dở lên, đưa tới và đặt xuống. Mỗi cử động này có lúc bắt đầu, lúc giữa và lúc sau. Để có thể thể nhập vào dây chuyền cử động đó, bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi nhận rõ ràng mỗi giai đoạn.
Ghi nhận sự "dở (chân), (đưa) tới, (đặt chân) xuống, đất, đạp," và vân vân. Đây là cách thực tập để bạn quen với chu kỳ cử động nên cố gắng đừng bỏ sót cử động nào. Khi bạn bận rộn với vô số sự việc đang diễn tiến, bạn không còn thì giờ cho ý và lời nữa; bạn sẽ cảm thấy mình chìm trong sự tỉnh thức về di động và chân bạn bấy giờ là cả một vũ trụ. Nếu bạn bị phóng tâm, dùng phương pháp đã dẫn để đưa sự chú ý trở về động tác đi. Khi đi, đừng nhìn đôi chân hay nhìn vào hình ảnh của đôi chân. Cũng đừng nghĩ, chỉ cảm nhận. Bạn không cần ý niệm về đôi chân; bạn cũng không cần hình ảnh của đôi chân. Chỉ ghi nhận cảm giác hiện diện. Lúc ban đầu, có thể bạn sẽ gặp chút ít khó khăn trong việc giữ thăng bằng, bởi bạn dùng cơ chân theo cách mới. Ghi nhận khó khăn để cho chúng qua đi.
Thiền hành của thiền minh sát nhằm mục đích làm tràn ngập tâm với những cảm giác đơn giản hầu đẩy những thứ khác qua một bên. Ý thức và cảm xúc không có chỗ đứng. Tâm tham không có thì giờ hoạt hóa hay phát khởi. Không có tâm tưởng về "cái tôi". Chỉ có những xúc cảm và động lực cảm, một chuỗi cảm giác thô tế bất tận. Bạn đang học cách vượt vô chớ không phải vượt ra khỏi thực tại. Nội tại nào bạn thu đạt được đều có thể áp dụng trực tiếp vào cuộc sống không có ý niệm của bạn.
2. Thế của Thân
Mục đích của sự thực tập là để tỉnh giác trọn vẹn mọi kinh nghiệm xảy ra trong hiện tại và ngay bây giờ trong dòng tâm thức đang trôi chảy liên tục. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất ít chú ý đến những gì chúng ta làm. Nói cách khác, chúng ta làm một đành và tâm đi một ngả. Chúng ta được lái bằng bộ máy điều khiển tự động và lạc lối trong giấc mộng ngày.
Chúng ta rất ít chú ý tới thân thể mình, nhứt là phần xúc cảm và động lực cảm. Những cảm giác này đến tâm chúng ta hằng loạt và liên tục, nhưng bị chúng ta lại tìm cách ngăn tâm thức mình không cho tiếp xúc. Thiền Phật giáo giúp mở rộng cổng để mọi tiếp xúc giữa chúng và tâm thức được dễ dàng và, do đó, để biến vô thức thành ý thức.
Mỗi ngày thân thể chúng ta trải qua không biết bao nhiêu sự thay đổi thế: chúng ta đi, đứng, nằm, ngồi, bò, lết, chạy, vân vân. Thiền khuyên chúng ta nên tỉnh giác những thay đổi bất tận đó. Sau một ngày, chúng ta nên dành vài phút để nhìn lại các thế mình đã trải qua trong ngày. Sự nhìn lại nói đây không nhằm để sửa đổi hay thay thế dáng điệu của chúng ta. Chúng ta chỉ ghi nhận các sự "đi", "đứng", "nằm", 'ngồi". Công việc có vẻ dễ dàng quá nhưng rất quan trọng. Nếu chúng ta tỉnh thức ghi nhận và làm cho tập quán thâm nhập sâu vô tâm, chúng ta đã cách mạng kinh nghiệm của chúng ta rồi đó. Nó nhẹ đưa chúng ta vào chiều kích mới của cảm giác và chúng ta như người mù vừa được sáng mắt.
3. Cử Động Chậm
Mỗi hành động được xây dựng bằng nhiều cử động riêng biệt. Hành động cột giày của bạn là một chuỗi cử động nhỏ mà chắc ít khi bạn để ý đến. Để phát huy tập quán tổng quát của tỉnh thức, bạn có thể hành động chậm lại--cố gắng chú ý tới mọi chi tiết của cử động.
Bạn có thể xác chứng bằng cách thử ngồi vào bàn và uống tách nước trà. Bạn hãy quan sát thế ngồi; cảm giác cầm cái quay tách giữa hai ngón tay; thưởng thức hương trà; ghi nhận vị trí của cái tách, nước trà, tay bạn, và cái bàn. Bạn tiếp tục quan sát cái ý muốn đưa tay lên khởi phát trong tâm; cảm giác cánh tay đang đưa lên, môi kề vào miệng tách, và nước hớp vô miệng. Bạn quan sát sự việc bạn đang thưởng thức trà. Và sau cùng bạn quan sát cái ý muốn để tách xuống và các cử động của diễn tiến để tách xuống. Nếu bạn thật sự chú ý từng cảm giác, từng ý tưởng, từng cảm xúc, bạn sẽ kinh ngạc thấy quá trình "ngồi vào bàn uống tách nước trà" thật ngộ nghỉnh và lý thú.
Bạn có thể áp dụng những điều dẫn trên vào bất cứ hoạt động hàng ngày nào. Cố ý làm chậm lại tư duy, ngôn từ và hành động, bạn sẽ kinh ngạc thấy mình thấu hiểu chúng hơn. Lúc đầu, bạn thấy rất khó, nhưng từ từ rồi quen. Nhận thức không chỉ phát triển thâm sâu trong lúc bạn ngồi thiền, mà còn thâm sâu hơn trong những lúc bạn quan sát sự vận hành nội tại đang khi sinh hoạt hàng ngày, bởi đó là một môi trường thí nghiệm mà bạn có thể thấy cơ chế của cảm giác và sự vận hành của dục vọng. Ở đó bạn có thể đo lường thực chất của tư duy và thấy sự khác biệt giữa chất thực và lớp vỏ bên ngoài mà bạn tra vào để lừa mình và lừa người.
Bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy nhiều thông tin vô cùng hữu ích, kể cả những thông tin gây ngạc nhiên khó chịu. Sự chú ý đơn thuần giúp bạn sắp xếp lại những hốc kẹt bừa bãi trong tâm thức bạn. Trong đời sống hàng ngày, khi ánh sáng tỉnh thức soi rọi đến mọi ngóc ngách u tối của tâm, bạn đạt được sự hiểu biết rõ ràng và kết quả là bạn có thể giữ tâm mình trong sáng và an tĩnh. Bạn bắt đầu thấy mình trách nhiệm thế nào đối với sự khổ đau. Bạn thấy tại sao mình khốn khổ, sợ hãi, căn thẳng. Bạn thấy bạn làm thế nào để tạo cho mình cái khổ, cái đau. Và, càng hiểu sâu các tâm trạng ấy, bạn càng ít bị chúng chế nghự.
3. Sự Phối Hợp Hơi Thở
Lúc ngồi thiền bạn tập trung chú ý hoàn toàn vào đối tượng chính là hơi thở để giúp bạn nhận thức hiện tại. Bạn cũng áp dụng nguyên tắc này vào lúc đi thiền. Bạn phối hợp các cử động đi của bạn với nhịp điệu của hơi thở trước để mọi điều trôi chảy suông sẻ và sau để tỉnh thức của bạn dể nhận diện hiện tại. Lý tưởng của người thiền là làm sao tỉnh giác trong suốt 24 tiếng mỗi ngày.
Tỉnh thức là trạng thái tâm sẵn sàng, không bị vướng bận hay lo lắng. Những gì xảy ra đều được ứng xử tức thì. Trong lúc tỉnh giác, hệ thần kinh của bạn trong sáng và kiên cường khả dĩ giúp bạn phát huy nội tâm cao. Nếu gặp phải vấn đề, bạn có thể giải quyết ngay và rất hiệu quả; bạn khỏi cần tìm chỗ yên tịnh để "thiền" về nó. Và, trong trường hợp (rất ít khi gặp) bạn chưa có giải pháp, bạn cũng không lo lắng; bạn chỉ bước tới vấn đề khác đang cần sự chú ý của bạn. Trực giác của bạn lúc bấy giờ có năng lực rất thực dụng.
5. Không phung phí một giây phút nào.
Người thiền không bao giờ phung phí thì giờ. Mỗi lúc đều có thể dùng để thiền và gặt hái lợi lạc. Đang băn khoăn ngồi đợi nha sĩ, bạn có thể thiền về sự băn khoăn của mình. Bồn chồn trong hàng đợi tới phiên, bạn thiền về sự bồn chồn đó. Tẻ nhạt nơi bến đợi xe buýt, bạn thiền về sự buồn tẻ. Tập tỉnh giác liên tục, tỉnh giác ngay trong hiện tại, và tỉnh giác mọi chuyện nhỏ nhặt nhứt. Cố gắng không bỏ lở cơ hội hay giây phút nào.
6. Tập Trung vào Mọi Hoạt Động
Bạn nên cố gắng tỉnh giác mọi vấn đề và mọi cảm thọ, bắt đầu từ cảm thọ đầu tiên lúc bạn vừa ngủ dậy cho đến cảm thọ chót lúc bạn vào giấc ngủ. Đối với người mới thiền như bạn, việc làm này rất khó; bạn cần nhiều thời gian và cách thức tu tập. Một trong những cách tốt nhứt là chia ngày của bạn ra làm nhiều thời khoảng nhỏ. Dành một lúc nhỏ đó quan sát cái thế (đi đứng, nằm ngồi, vân vân) của thân bạn. Rồi nới rộng sự quan sát ra các sinh hoạt khác như: ăn, tắm, mặc, vân vân. Rồi một lúc nào đó, bạn dành chừng 15 phút để quan sát các tâm trạng đặc biệt như vui, buồn, không vui không buồn; hoặc những khó khăn hay tư duy xảy đến với tâm bạn mà bạn tự chọn để quan sát. Mục đích là tập thẩm xét một số vấn đề và giữ sự tỉnh thức sống động suốt ngày.
Cố gắng tạo ra một tập quán không khác biệt giữa lúc bạn ngồi thiền và không ngồi thiền; tập cho tập quán ấy chuyển đổi nhẹ nhàng và mau lẹ giữa hai tình huống. Thân bạn không có lúc nào được gọi là không động. Trong lúc bạn tưởng nó không động (như ngủ hay ngồi thiền), thật sư nó đang động--động vì hơi thở. Tâm bạn không bao giờ yên, ngoại trừ những lúc định sâu. Bạn luôn luôn có cái gì đó để quan sát, và nếu bạn luôn luôn tỉnh giác, bạn sẽ không bị mất gì cả.
Bạn nên tỉnh thức trong mọi sinh hoạt hàng ngày vì đó là phòng thí nghiệm hữu dụng của bạn. Nó cung cấp mọi thứ thử nghiệm và thách thức cần cho sự thực tập đích thực và thâm sâu của bạn. Nó còn giúp bạn biết đâu là sự thực, đâu là sai lầm, đâu là thử thách, đâu là nơi bạn đến, và đâu là lúc bạn lãng phí thời gian. Nếu thiền mà bạn không ứng xử đuợc những trở ngại thường ngày, bạn đang hành loại thiền nông cạn. Hơn thế nữa, nếu thiền mà bạn không nhìn thấy rõ ràng và có thể giải quyết những cảm xúc thường tình, bạn đang lãng phí thời giờ thiền một cách vô ích. Gặp phải những tình trạng ấy, bạn phải xét lại.
Người thiền không chỉ tỉnh giác trong lúc thiền mà tỉnh giác liên tục. Người thiền không chỉ tỉnh giác trong tháp ngà mà ở mọi nơi trong mọi tình huống. Người thiền ghi nhận tất cả các pháp (mọi sự mọi việc), từ hiện tượng của tâm đến diễn tiến sanh-trụ-diệt của chúng. Người không quay lưng lại bất kỳ điều gì và không để bất cứ điều gì qua đi mà không ghi nhận. Người biết rõ và hiểu rõ các ý tưởng, cảm xúc, sinh hoạt, ham muốn, và tất cả. Người không cần biết chúng đẹp hay xấu, thiện hay ác, chỉ nhìn biết chúng thật như là và chúng đang thay đổi. Người thiền rốt ráo.
Nếu trong cuộc sống hàng ngày, bạn cảm thấy buồn chán, hãy thiền về sự buồn chán ấy: tìm hiểu nó là gì, gồm yếu tố nào, và vận hành làm sao. Nếu bạn tức giận, thiền về sự tức giận bằng cách tìm hiểu cơ chế của nó. Nếu bạn bị xuống tinh thần, thiền về đề tài đó bằng cái tâm tra cứu; đừng trốn chạy; khảo sát mê cung của nó và đánh dấu bước đi của nó. Làm vậy, bạn sẽ đối trị dễ dàng hơn khi tinh thần của bạn xuống dốc lần thứ hai.
Thiền không ngưng nghỉ trong cuộc sống hàng ngày là mục đích của minh sát. Rất khó, nhưng nếu làm được, bạn sẽ có một tâm linh siêu việt. Tâm bạn sẽ rộng mở. Bạn khám phá đời, xem xét các kinh nghiệm, nhìn cuộc sống một cách riêng rẻ và tò mò. Do đó, bạn tiếp nhận chân lý dưới mọi hình thức, từ mọi nguồn, và bất cứ lúc nào. Đó là trạng thái Tâm Giải Thoát.
Được biết người ta đạt giác ngộ trong mọi tình huống nếu tâm trong tư thế sẵn sàng thiền. Một cảm xúc thông thường như nhìn thấy trăng, nghe tiếng chim kêu hoặc tiếng lá xào xạc cũng có thể làm người ngộ. Ở đây, đối tượng không quan trọng bằng sự cảm nhận đối tượng. Nếu tâm trạng bạn đã mở và sẵn sàng, xúc chạm với quyển sách này hay tiếng vang của những chữ trong đầu bạn là đủ rồi. Bạn có thể đạt giác ngộ ngay tại đây và bây giờ nếu bạn sẵn sàng.
-ooOoo-