Post by TCTV on Jul 9, 2010 17:33:57 GMT -5
VI SIÊU NHÂN
Cũng như đạo đức không phải ở nơi lòng tử tế mà ở sức mạnh, mục đích của nỗ lực con người không phải là nâng cao tất cả phát triển những cá nhân mạnh và tinh tuý. "Không phải nhân loại, mà siêu nhân mới là cùng đích". "Cải thiện nhân loại" sẽ là việc cuối cùng cho một người có lương tri làm: nhân loại không cải thiện được, lại cũng không có nhân loại nữa - đấy là một khái niệm trừu tượng; tất cả những gì tồn tại chỉ là một tổ kiến người bao la. Cảnh diện toàn thể rất giống cảnh một cơ xưởng thí nghiệm khổng lồ nơi đó một vài đồ vật thành công trong mọi thời đại, trong khi phần lớn đều thất bại: và mục đích của mọi cuộc thí nghiệm không phải là hạnh phúc của quần chúng mà sự cải thiện mẫu mực. Chẳng thà những xã hội chấm dứt đi, còn hơn là không có một mẫu người cao cả nào xuất hiện. Xã hội là một khí cụ để làm tăng giá trị cho quyền lực và nhân cách của cá nhân; bầy nhóm tự nó không phải là cứu cánh. "Thế thì những máy móc để làm gì, nếu tất cả cá nhân chỉ được dùng để duy trì chúng ? Nếu máy móc - hay tổ chức xã hội - tự chúng là cứu cánh, thì điều ấy có phải là một hài kịch hay không ?
Ban đầu Nietzsche nói như thể đặt hy vọng vào sự sản xuất một nòi giống mới; về sau chàng lại nghĩ đến siêu nhân của mình như là cá nhân siêu đẳng vươn lên -một cách tình cờ- từ đám bùn lầy của sự tầm thường quần chúng, và sự tồn tại của siêu nhân này nhờ nhiều ở việc nuôi nấng dạy dỗ cẩn thận tỉ mỉ hơn là ở những rủi may của luật đào thải tự nhiên. Bởi vì quá trình sinh vật học có khuynh hướng chống lại cá nhân phi thường; thiên nhiên tàn bạo nhất đối với những sản phẩm tinh xảo nhất của nó; nó yêu nhiều hơn, và che chở cho những kẻ trung bình và tầm thường; trong thiên nhiên có một khuynh hướng vĩnh viễn trở lại với mẫu mực, với người trung bình, đám đông luôn luôn chế ngự những phần tử anh hoa phát tiết. Siêu nhân chỉ có thể sống sót bằng sự đào thải nhân văn, bằng viễn tượng cải thiện nòi giống và bằng một nền giáo dục cao quý.
Dù thế nào đi nữa, thật phi lý vô cùng, nếu để cho những cá nhân cao vượt kết hôn vì tình -những anh hùng mà cưới tôi tớ, những thiên tài kết hôn với những chị ba thợ may. Schopenhauer đã sai lầm, tình yêu không có tính cách cải thiện giống nòi; khi một người đàn ông đang yêu, không nên để cho y được làm những quyết định có ảnh hưởng đến cả đời y; không có chuyện một người vừa yêu mà vừa minh mẫn khôn ngoan được. Chúng ta cần phải tuyên bố vô giá trị những lời ước nguyện của những cặp tình nhân, và phải làm tình yêu trở thành một trở ngại hợp pháp cho hôn phối. Những người tốt nhất phải chỉ cưới những người tốt nhất; tình yêu nên để dành cho bọn tầm thường. Mục đích của hôn nhân không phải chỉ là tái sản xuất, nó còn phải là sự phát triển .
"Ngươi còn trẻ, và mong có con và kết hôn. Nhưng ta hỏi người, ngươi có phải là một người dám mong mỏi một đứa con chăng ? Ngươi có phải người quang vinh, người tự-hàng-phục, người điều khiển được những giác quan mình, chủ nhân của những đức hạnh mình ? Hay là trong ước muốn của ngươi, chính con vật đang nói, nhu cầu xác thịt đang nói ? Hay cảnh cô đơn ? Hay nỗi bất hoà với chính ngươi ? Ta mong rằng chính sự quang vinh và tự do của người đang mong mỏi một đứa con. Ngươi sẽ xây dựng những đài kỷ niệm sống cho sự quang vinh và giải phóng của ngươi. Ngươi sẽ xây dựng ở bên ngoài ngươi. Nhưng trước hết ngươi phải tự xây dựng chính ngươi cho được quân bình chính trực, về thể xác lẫn linh hồn. Ngươi sẽ không những tái tạo chính ngươi mà còn phải tái tạo những đứa con vượt trên ngươi ! Hôn phối: ta gọi đó là ý chí của hai người để sáng tạo một người thứ ba còn tốt đẹp hơn những kẻ đã tạo nên nó. Ta gọi hôn phối là sự kính trọng lẫn nhau cũng như kính trọng đối với những người có một ý chí như thế" (Zarathustra đã nói thế).
Không có dòng dõi tốt thì không thể có sự cao cả. "Chỉ tri thức mà thôi không làm nên sự cao quý; trái lại, luôn luôn cần có một yếu tố để làm cho tri thức cao quý. Yếu tố ấy là gì ? Dòng máu ..." Nhưng đã có dòng giống tốt và sự nuôi dưỡng cải thiện, yếu tố tiếp theo trong công thức của siêu nhân là một trường học nghiêm khắc; ở đấy đòi hỏi sự hoàn thiện như một lẽ tự nhiên, không đáng khen ngợi nữa; ở đấy sẽ có ít tiện nghi và nhiều trách nhiệm; ở đấy thể xác sẽ được dạy cho chịu đựng đau đớn trong im lặng, và ý chí có thể tập vâng lời và điều khiển. Không có sự phóng túng vô nghĩa ! Không có sự làm suy nhược thể chất và tâm hồn bằng khoan hồng và "tự do" ! Tuy nhiên đấy là một ngôi trường ở đó người ta học cười một cách hăng hái; triết gia sẽ được đánh giá tuỳ theo khả năng cười; "kẻ nào đã sải bước băng qua những ngọn núi cao nhất sẽ cười trước tất cả mọi bi kịch". Và sẽ không có chất a-xít trong nền giáo dục siêu nhân này; một trường khổ hạnh của ý chí, nhưng không lên án xác thịt. "Chớ dừng vũ điệu, hỡi những cô gái dịu dàng ! Không có kẻ phá đám nào đến với các cô bằng một con mắt độc ác ..., không có kẻ thù cho những cô gái có đôi gót đẹp". Ngay cả một siêu nhân cũng được quyền thưởng thức những cặp gót đẹp.
Một con người được sinh ra và nuôi dạy như thế sẽ đứng ngoài thiện ác; chàng sẽ không ngần ngại "Ác" (boese) nếu mục đích của chàng đòi hỏi; chàng sẽ can đảm hơn là thiện, "Thiện là gì ? ... Can đảm chính là thiện". "Thiện là gì? Tất cả những gì tăng trưởng cảm thức quyền lực, ý chí quyền lực, chính quyền lực, ở trong người. Ác là gì ? Là tất cả những gì sinh ra từ sự yếu hèn". Có lẽ đặc điểm trỗi bật của siêu nhân là lòng yêu thích nguy hiểm và tranh đấu, miễn là có một mục đích: siêu nhân sẽ không tìm kiếm an ninh trước hết; chàng sẽ để dành hạnh phúc lại cho số đông. "Zarathustra ưa thích tất cả những gì làm nên những cuộc viễn du, và không thích sống thiếu hiểm nghèo". Do đó mọi chiến tranh đều tốt, bất chấp cái ti tiện tầm thường của những nguyên nhân gây ra nó vào thời đại này; "một cuộc chiến tranh tốt đẹp sẽ thần thánh hoá mọi nguyên nhân". Ngay cả cách mạng cũng tốt: không phải tốt trong tự nó, vì không gì có thể bất hạnh hơn ưu thế của đám đông; nhưng bởi vì những giai đoạn đấu tranh sản ra tính cách vĩ đại tiềm tàng của những cá nhân mà trước đấy đã không có đủ cơ hội hay động cơ thúc đẩy; từ những chuyến hỗn loạn như thế nổi bật lên ngôi sao sáng; từ cảnh náo động và vô nghĩa của Cách mạng Pháp, có Napoléon; từ cảnh bạo động, vô trật tự của thời Phục hưng, nổi lên những cá nhân hùng mạnh, nhiều như Âu châu chưa từng thấy, và đến độ không thể chịu đựng.
Nghị lực, tri thức và lòng kiêu hãnh, -những yếu tố ấy làm nên siêu nhân . Nhưng chúng phải được điều hoà, những đam mê chỉ sẽ trở thành quyền lực khi chúng được đào thải và thống nhất bằng một mục đích lớn lao đúc kết một đám dục vọng hỗn độn thành ra quyền lực của một nhân cách. "Thảm thương thay cho nhà tư tưởng không phải là người làm vườn mà chỉ là đất cho cây của ông !". Ai là người tuân theo những bản năng của mình ? Chính kẻ yếu đuối: y thiếu năng lực cấm đoán, y không đủ mạnh để nói không, y là một kẻ lỗi điệu, một kẻ suy vi. Tự khép mình vào kỷ luật - đấy là điều cao cả nhất. "Nếu người không muốn mình chỉ là một phần tử của đám đông, thì chỉ cần đừng dễ dãi với chính mình". Có một mục đích vì đó ta có thể cứng rắn với người khác, nhưng trên tất cả, cứng rắn với chính mình; có một mục đích vì đó ta sẽ làm hầu hết bất cứ gì trừ ra phản bội một người bạn - đấy là bảo chứng cuối cùng của sự tôn quý, công thức cuối cùng của siêu nhân.
Chỉ bằng cách hướng về một con người như thế xem như mục đích và phần thưởng cho khổ nhọc, ta mới có thể yêu thương cuộc đời và sống hướng thượng. "Chúng ta phải có một mục đích mà vì đó tất cả chúng ta đều quý mến nhau". Chúng ta hãy cao cả, hãy làm kẻ tôi tớ, khí cụ cho những vĩ nhân. Thật là một cảnh tượng tốt khi hàng nghìn người Âu châu tự biến mình như phương tiện cho những mục đích của Bonaparte, và vui vẻ chết cho người, vừa hát tên người khi gục ngã! Có lẽ những người hiểu biết ở trong chúng ta có thể trở nên những kẻ phát ngôn cho người, mà chúng ta không thể làm, và có thể dọn đường cho người đến; chúng ta, bất kể ở miền đất nào, bất kể thời gian, có thể cùng làm việc cho mục đích ấy, dù có cách xa nhau bao nhiêu, Zarathustra sẽ hát, ngay cả trong cơn đau đớn, nếu người có thể nghe chỉ tiếng nói của những người hỗ trợ thầm kín kia, những người yêu Siêu nhân. "Hỡi các người cô đơn hôm nay, những người đứng riêng rẽ, các người một ngày kia sẽ là một dân tộc; từ các người những người đã tự chọn mình, một dân tộc chọn lọc sẽ khởi sinh; và từ dân tộc ấy sẽ sinh khởi siêu nhân.
VII SUY TÀN
Kết quả là con đường đưa đến siêu nhân phải băng qua quý tộc. Dân chủ - "chứng tật ưa đếm đầu người" - cần phải bị nhổ tận gốc trước khi quá muộn. Bước đầu tiên ở đây là sự phá huỷ Ki-tô giáo về phương diện liên can đến mọi người cao cả. Chiến thắng của Ki-tô giáo là khởi đầu của dân chủ; "người Ki-tô giáo đầu tiên là một kẻ phản loạn - trong bản năng sâu thẳm nhất của y đối với mọi sự được ưu thế đặc quyền; y sống và tranh đấu không ngừng cho "bình quyền"; vào thời tân tiến đáng lẽ phải gửi y đến Tây-bá-lợi-á (Sibirie). "Kẻ nào vĩ đại nhất trong các ngươi, hãy để kẻ ấy phụng sự ngươi" - đây là đảo ngược của tất cả trí khôn chính trị, của mọi sự lành mạnh; quả thế, khi đọc thánh kinh tân ước ta cảm thấy bầu không khí của một tiểu thuyết Nga, một thứ đạo văn của Dostoievski. Những quan niệm như thế chỉ phát xuất giữa những bọn thấp hèn và chỉ vào một thời đại mà những người thống trị đã suy đồi không còn thống trị được nữa. "Khi Neron và Caralla ngự trên ngai, điều mâu thuẫn phát sinh là: người thấp hèn nhất có giá trị hơn người ở trên tột đỉnh".
Cũng như sự việc Ki-tô giáo xâm chiếm Âu châu chấm dứt nền quý tộc cổ đại, những bá tước thiện chiến Teutonic (Nhật nhĩ man) thống trị Âu châu đã phục hồi những đức hạnh hùng tính của thời xưa, và trồng gốc rễ cho nền quý tộc tân tiến. Những người nầy không nặng lòng với "đạo đức", họ "giải thoát khỏi mọi kiềm thúc xã hội; trong tính chất phác của lương tâm dã thú họ trở về như những quỷ dữ hân hoan từ một cuộc chém giết ghê gớm, đốt nhà, hãm hiếp, tra tấn, với một lòng kiêu ngạo và an ổn như thể họ vừa thi hành chỉ một vụ phá phách kiểu học trò". Chính những người như thế đã cung cấp tầng lớp thống trị cho Đức, Na Uy, Pháp, Anh, Ý và Nga.
"Một bầy những con mãnh thú có tóc hung, một giòng dõi thống trị và chủ nhân, với tổ chức quân sự, với năng lực tổ chức, không ngần ngại đặt những móng vuốt dễ sợ lên trên một quần chúng có lẽ vô cùng cao hơn về số lượng,... đám đông ấy lập nên quốc gia. Giấc mộng được xua đuổi, làm cho quốc gia khởi sự bằng một khế ước. Con người ấy cần gì đến khế ước khi nó có thể lãnh đạo, khi tự bản chất đã là chủ, người xuất hiện bằng sức mạnh trong hành vi và cốt cách ?"
Dòng dõi ngự trị huy hoàng này đã bị làm hỏng trước hết bởi sự tán dương của Công giáo về những đức hạnh đàn bà, thứ đến bởi những lý tưởng của Thanh giáo và của hạng tiện dân trong thời cải cách, thứ ba là bởi sự hôn phối với dòng giống hạ lưu. Hệt như Công giáo chín mùi thành nền văn hoá phi luân, quý tộc của thời Phục hưng. Thời cải cách đã chà đạp nó với việc làm sống lại sự nghiêm trọng khắt khe của Do thái. "Cuối cùng có ai hiểu không, có ai muốn hiểu Phục hưng là gì không ?(*) [(*) Rốt cục có ai hiểu, dù muốn hiểu, Phục hưng là cái gì ? -dịch theo bản tiếng Đức - chú thích của người đánh máy-]. Sự đánh giá lại những giá trị Ki-tô giáo, sự cố gắng bằng mọi phương thế, mọi bản năng và mọi thiên tài để tạo nên những giá-trị-đối-lập, những giá trị cao quý chiến thắng ... Tôi thấy trước mắt một trường hợp khả hữu hoàn toàn ảo thuật với màu sắc chói sáng và vẻ mê hồn của nó ...Ceare Borgia làm giáo hoàng ... Các người có hiểu tôi không ?"
Thệ phản giáo và rượu bia đã làm cùn lụt trí thông minh của Đức; bây giờ hãy thêm nhạc kịch Wagner. Kết quả là "Người Phổ ngày nay... một trong những thế lực nguy hiểm nhất của văn hoá ". "Hiện diện của nước Đức làm cho tôi ăn khó tiêu". "Nếu, như lời Gibbon nói, không có gì ngoại trừ thời gian - dù một thời gian lâu dài - là cần thiết để cho một thế giới tiêu diệt, thì cũng không có gì ngoại trừ thời gian -mặc dù còn lâu dài hơn- là cần thiết để phá huỷ một ý tưởng sai lầm ở Đức quốc". Khi Đức quốc đánh bại Napoléon, việc ấy tai hại cho văn hoá cũng như khi Luther đánh bại giáo hội, từ đấy Đức quốc dẹp sang bên nhũng Goethe, Schopenhauer và Beethoven của mình để bắt đầu thờ phụng "những kẻ ái quốc", "Đức quốc trên hết - tôi sợ rằng đấy là chấm dứt của triết học Đức". Tuy nhiên có một vẻ nghiêm trọng và sâu sắc tự nhiên nơi những người Đức cho chúng ta lý do để hy vọng rằng họ còn có thể cứu chuộc được Âu châu; họ có nhiều hùng tính hơn người Pháp hoặc Anh; họ kiên nhẫn, trì chí, siêng năng - từ đó sinh ra sự uyên bác, khoa học và quân kỷ của người Đức; thật thích thú khi nhìn thấy cả Âu châu lo lắng về quân đội Đức. Nếu năng lực tổ chức của Đức có thể phối hợp với tài nguyên tiềm tàng của Nga, về vật liệu và người, khi ấy sẽ đến thời kỳ chính trị vĩ đại. "Chúng ta cần nuôi dưỡng hai giòng giống Đức và Nga, chúng ta cần những nhà kinh tài khôn khéo nhất - những người Do thái- để có thể trở thành bá chủ thế giới ... Chúng ta cần một sự hợp nhất vô điều kiện với Nga sô". Đằng khác là tình trạng bao vây và bóp chẹt.
Điều đáng ngại với Đức quốc là tính ươn gàn của tâm trí, một cái giá trả cho sự cương nghị trong tính tình. Đức quốc thiếu truyền thống văn hoá lâu dài, cái truyền thống đã làm cho dân tộc Pháp thành dân tộc tinh tế xảo diệu nhất trong tất cả các dân tộc ở Âu châu. "Tôi chỉ tin vào văn hoá Pháp, và tôi xem mọi cái khác ở Âu châu tự cho mình là văn hoá đều là một lầm lẫn". "Khi đọc Montaigne và Chamfort, ta gần cổ đại hơn với bất cứ nhóm tác giả nào khác ở một quốc gia nào khác". Voltaire là "một vị chúa tể lớn của tâm trí"; và Taine là "người số một trong số những sử gia đang sống". Ngay cả những văn sĩ về sau như Flaubert, Bourget, Anatole France, v.v. - đều vượt xa vô tận những người Âu châu khác về tư tưởng và ngôn ngữ sáng sủa - "thật sáng sủa, rõ ràng tinh vi làm sao, những người Pháp ấy !" Tính cách cao quý của mỹ cảm, của cảm thức và phong độ Âu châu đều là công trình của Pháp. Nhưng là của nước Pháp cố cựu, của nước Pháp vào thế kỷ 16 và 17; cuộc cách mạng, với sự phá huỷ nền quý tộc, đã phá huỷ luôn cả bánh xe và trường nuôi dưỡng văn hoá, và bây giờ linh hồn Pháp ốm yếu xanh xao so với những thời xưa cũ. Dù sao, Pháp vẫn còn có vài đức tính tốt đẹp; "ở Pháp hầu hết mọi vấn đề tâm lý và nghệ thuật đều được cứu xét một cách tinh tế và rốt ráo hơn ở Đức vô vàn... Vào chính lúc Đức quốc trổi dậy như một cường quốc trong thế giới chính trị, thì Pháp đã chiếm được địa vị quan trọng mới trong thế giới văn hoá".
Nga là con vật tóc hung của Âu châu. Dân tộc Nga có một "chủ nghĩa định mệnh ương ngạnh và cam chịu đã đem cho họ ngay cả ngày nay, cái lợi thế hơn những người Tây phương chúng ta". Nước Nga có một chính phủ hùng hậu, không có "cái ngu xuẩn của nghị viện". Sức mạnh ý chí đã được tụ tập ở đấy từ lâu đời, và ngày nay đang lăm le tìm chỗ thoát; ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Nga trở thành chúa tể Âu châu. "Một nhà tư tưởng cưu mang trong lòng tương lai của Âu châu, sẽ kể đến dân tộc Do thái và Nga - trong tất cả những viễn tượng của ông về tương lai - như những yếu tố có lẽ nhất và bảo đảm nhất trong ván cờ vĩ đại và trong trận tuyến của các lực lượng". Nhưng nói chung, chính những người Ý là những người sành điệu nhất, hùng mạnh nhất trong các dân tộc hiện hữu; cây-người tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở Ý, như Alfieri đã tự hào. Có một cốt cách hùng tính, một niềm kiêu hãnh quý tộc ngay cả người Ý thấp kém nhất; "một anh chèo thuyền Gondola ở Venice luôn luôn là một bóng dáng tốt đẹp hơn một nghị viên cơ mật ở Berlin, và nói cho cùng, là một con người khá hơn".
Tệ hơn tất cả là những người Anh; chính dân tộc này đã làm hỏng tâm hồn Pháp với ảo tưởng dân chủ; "Bọn coi cửa hàng, tín đồn Ki-tô giáo, bò cái, đàn bà, người Anh, và bọn dân chủ khác thuộc vào một bè với nhau". Chủ nghĩa thực dụng và tính chất hẹp hòi thiếu văn hoá là đáy thấp nhất của văn hoá Âu châu. Chỉ trong một xứ cạnh tranh bóp hầu cắt cổ nguyên tắc mới có thể quan niệm đời là một cuộc tranh đấu chỉ để sống còn. Chỉ trong một nước mà bọn coi cửa hàng và giữ tàu đã tăng bội đến một số lượng lấn át giới quý tộc, nguyên tắc mới có thể nặn ra thuyết dân chủ; đây là tặng phẩm, tặng phẩm Hy Lạp, mà Anh quốc đã đem lại cho thế giới tân tiến. Ai sẽ cứu Âu châu thoát khỏi Anh quốc và cứu Anh quốc thoát khỏi dân chủ ?
VIII QUÝ TỘC
Dân chủ có nghĩa là lang thang trôi giạt; có nghĩa là cho phép mỗi phần tử của một cơ thể làm bất cứ gì nó thích; có nghĩa là sự đứt mạch lạc và hỗ tương, sự lên ngôi của phóng túng và hỗn loạn. Dân chủ có nghĩa là sự thờ phụng cái tầm thường, và sự thù ghét những gì trác tuyệt. Nó có nghĩa là không thể có những vĩ nhân. Làm sao những con người vĩ đại có thể phục tùng sự thiếu phẩm cách và trơ tráo của một cuộc bầu cử ? Họ sẽ có cơ hội nào đâu ? "Cái mà người ta thù ghét như những con chó thù ghét chó sói, chính là một tâm hồn phóng khoáng, kẻ thù của mọi xiềng xích, con người không thờ phụng". Làm sao siêu nhân có thể xuất phát từ một đám đất như thế ? Và làm sao một quốc gia có thể trở thành vĩ đại được, khi những người vĩ đại nhất của quốc gia ấy nằm trong trạng huống thất dụng, chán nản, có lẽ không ai biết đến ? Một xã hội như thế sẽ mất cả tư cách; sự mô phỏng nằm theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc; không phải siêu nhân, mà con người của đa số trở thành lý tưởng mẫu mực; mọi người thành ra giống hệt mọi người khác; ngay hai giống Nam - Nữ cũng tiệm cận nhau. Đàn ông trở thành đàn bà và đàn bà thành đàn ông (Ý chí quyền lực, i, 382-4).
Nữ tính, như vậy, thành hệ luận tự nhiên của dân chủ và Ki-tô giáo. "Ở đây ít có Nam tính; do đó đàn bà cố tự tạo cho mình nam tính. Vì chỉ có người đàn ông đầy đủ nam tính mới duy trì được nữ tính nơi đàn bà". Ibsen, "kẻ tớ gái già điển hình ấy" đã tạo nên "người đàn bà giải phóng". "Đàn bà được tạo thành do xương sườn của tôi nghèo nàn một cách kỳ lạ ! - người đàn ông nói ". Đàn bà đã mất hết quyền năng và thế lực vì sự giải phóng của họ; đàn bà ngày nay có đâu địa vị họ đã được hưởng dưới thời Bourbons ? Bình đẳng nam nữ là điều bất khả, vì cuộc chiến tranh giữa họ bất tuyệt; ở đây không có hoà bình nếu không có chiến thắng - hoà bình chỉ đến khi bên này hay bên kia được công nhận là chủ tể. Cố bình đẳng với người đàn bà là chuyện nguy hiểm; họ sẽ không bằng lòng với chừng ấy; họ chẳng thà chịu phục tùng nếu người đàn ông đúng là đàn ông. Trên tất cả, sự toàn hảo và hạnh phúc của họ nằm ở mẫu tính. "Mọi sự nơi đàn bà là một bí hiểm và mọi sự nơi đàn bà chỉ có một giải đáp: ấy là sinh con". "Đàn ông đối với đàn bà chỉ là một phương tiện, cứu cánh luôn luôn là đứa con. Còn đàn bà đối với đàn ông là gì ? ... Một đồ chơi nguy hiểm". "Đàn ông phải được huấn luyện sẵn sàng cho chiến tranh; và đàn bà cho việc tái tạo chiến sĩ ! Mọi việc khác đều là điên rồ". Tuy nhiên, "người đàn bà toàn hảo là một mẫu nhân loại cao hơn đàn ông toàn hảo, và bởi thế, một cái gì hiếm hoi hơn nhiều... Người ta có lịch sự với đàn bà bao nhiêu cũng không đủ ".
Một phần của sự căng thẳng trong hôn nhân nằm ở chỗ hôn nhân làm trọn vẹn người đàn bà mà lại thu hẹp, làm trống rỗng người đàn ông, khi một người đàn ông tán tỉnh một người đàn bà, chàng tình nguyện hiến cả thế giới cho nàng, và khi nàng kết hôn cùng chàng, chàng đã làm thế thật, chàng phải quên cả thế giới khi đứa con ra đời; vị tha tính trong tình yêu trở thành tính vị kỷ của gia đình. Sự thẳng thắn lương thiện và óc canh tân là những xa xỉ phẩm của hoàn cảnh độc thân. "Ở phạm vi liên can đến tư tưởng triết học cao cả, mọi người đàn ông có vợ đều khả nghi... Đối với tôi, dường như là điều phi lý khi một kẻ đã chọn lãnh vực mình là sự đánh giá toàn thể cuộc sự tồn sinh, lại tự rước vào mình gánh nặng gia đình, kiếm gạo bảo đảm an ninh và địa vị xã hội cho vợ con". Nhiều triết gia đã chết khi đứa con của họ ra đời. "Gió luồn qua lỗ khoá bảo tôi: "Lại đây !". Cánh cửa buồng tôi khôn lanh tự mở ra, bảo : "đi đi !". Nhưng tôi cứ nằm vì bị xiềng xích bởi lòng yêu con cái. (Con người cô đơn ! Nietzsche, 77, 393).
Cùng với nữ tính, sinh ra xã hội chủ nghĩa và tình trạng hỗn độn; tất cả bấy nhiêu đều là bè lứa của dân chủ; nếu bình quyền chính trị là chánh đáng, thì sao lại không bình quyền luôn cả kinh tế ? Tại sao phải có những lãnh tụ ? Có những nhà xã hội chủ nghĩa thán phục tác phẩm Zarathustra; nhưng không cần sự thán phục của họ. "Có một vài người giảng thuyết chủ nghĩa của ta về nhân sinh nhưng đồng thời lại là người thuyết giáo về bình đẳng ... Ta không muốn lầm lẫn với những kẻ thuyết về bình đẳng ấy. Vì trong ta chân lý bảo rằng : con người không bình đẳng ". "Chúng ta muốn đừng có một điểm chung nào cả". "Hỡi những người thuyết về bình đẳng, tính điên loạn chuyên chế của sự bất tài từ trong các người đã kêu gào đòi bình đẳng". Thiên nhiên ghét bình đẳng mà yêu sự phân biệt những cá nhân, giai cấp và chủng loại. Xã hội chủ nghĩa là phản sinh vật học, trong quá trình tiến hoá, những chủng loại, giống nòi, giai cấp hay cá nhân thấp kém bị sử dụng bởi hạng cao cấp hơn, mọi cuộc sống là sự khai thác, và chỉ tồn tại trên sự sống khác, cá lớn nuốt cá bé, đấy là tất cả câu chuyện. Xã hội chủ nghĩa là sự ganh tị: "Chúng muốn chiếm hữu cái gì chúng ta có" (Zarathustra, 137). Tuy nhiên, đấy là một quá trình để điều khiển; tất cả điều cần thiết để điều khiển nó là thỉnh thoảng mở ra cánh cửa giả giữa chủ và nô lệ, để cho những lãnh tụ của sự bất mãn lên thiên đàng hết. Không phải những lãnh tụ là đáng sợ, mà những kẻ dưới thấp, những kẻ nghĩ rằng bằng một cuộc cách mạng họ có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vốn là kết quả tự nhiên của sự bất lực và biếng nhác của họ. Tuy nhiên, người nô lệ chỉ cao quý khi họ phản kháng.
Dù sao nô lệ cũng cao quý hơn những người chủ của họ ngày nay - giới trưởng giả. Dấu hiệu của sự hèn kém trong văn hoá thế kỷ 19 là con người có tiền của đã là đối tượng cho quá nhiều tôn sùng và thèm khát. Nhưng cả những thương gia này cũng là nô lệ nữa, những con hình nhân của tập tục, nạn nhân của sự bận rộn; họ không có thì giờ để có những tư tưởng mới. Đối với bọn họ, sự suy nghĩ là điều tốt kiến thức và những niềm vui của tri thức đều vượt ngoài tầm họ. Do đó mà họ không ngừng lăng xăng đi tìm "Hạnh phúc", với những ngôi nhà to lớn không bao giờ là tổ ấm, cảnh xa xỉ hạ thấp khiếu thẩm mỹ, những phòng tranh treo "nguyên bản" có đính kèm giá tiền, những lạc thú nhục dục làm chậm lụt tâm hồn hơn là giải lao, thêm đà cho tâm trí. "Hãy nhìn những kẻ nông cạn kia ! Họ dồn chứa tài sản và bởi đó, cứ mỗi ngày một nghèo nàn thêm", họ chấp nhận tất cả những kiềm thúc của chủ nghĩa quý tộc nhưng không đạt đến được vương quốc của tâm trí để bù lại. "Hãy trông họ leo trèo, những con khỉ nhanh nhẹn kia ! Họ leo lên nhau và cứ thế tự kéo nhau vào trong bùn lầy sâu thẳm ... Mùi tanh hôi của bọn con buôn, sự xoay sở của tham vọng: hơi thở độc địa xấu xa". Những người như thế có tài sản cũng vô ích vì họ không thể đem lại phẩm cách cho tài sản bằng lối sử dụng cao quý, bằng sự bảo trợ phải cách cho văn học hay nghệ thuật. "Chỉ có con người của tri thức nên nắm giữ tài sản"; Những người khác thường xem tài sản như tự nó đã là cứu cánh và theo đuổi nó một cách càng ngày càng liều lĩnh. Hãy nhìn "sự điên cuồng hiện tại của các quốc gia chỉ muốn một điều là sản xuất thật nhiều, càng nhiều càng tốt, và càng giàu càng hay". Cuối cùng con người trở thành một con chim mồi. "Họ rình nhau, họ cướp của nhau bằng cách nằm phục kích. Điều ấy được gọi là láng giềng tốt... Họ tìm những lợi lộc nhỏ nhoi nhất từ mọi thứ rác rưới". "Ngày nay, nền đạo đức con buôn thật chỉ là một lối khéo hơn của nền đạo đức cướp biển - mua ở thị trường rẻ nhất, bán ở thị trường đắt đỏ nhất". Tất cả những người nầy đều kêu gào chính sách tự do mậu dịch, kêu gào được để yên, trong khi đấy chính là những kẻ cần nhất sự giám thị và kiểm soát. Có lẽ ngay cả một mức độ nào đó của xã hội chủ nghĩa, mặc dù nó nguy hiểm, sẽ được bênh vực ở đây; "chúng ta phải thu hồi các ngành vận tải và mậu dịch thuận lợi cho sự dồn chứa những tài sản kếch xù. Do đó, đặc biệt là thị trường tiền tệ - khỏi bàn tay của những tư nhân hay công ty tư nhân" và hãy coi chừng những người sở hữu quá nhiều, hệt như coi chừng những kẻ không có ích gì cả, xem như là những mẫu người đầy nguy hiểm cho đoàn thể" (YTLM, i, 142).
Cao hơn giới trưởng giả, và thấp hơn giới quý tộc, là quân nhân. Một vị tướng sử dụng hết những người lính trên chiến trường ở đấy họ có cái khoái được chết dưới liều thuốc mê của sự vinh quang là một người cao quý gấp bội người chủ xưởng sử dụng hết những công nhân trong chiếc máy lợi tức của y; hãy quan sát sự nhẹ nhõm ngần nào nơi những người rời xưởng để ra trận chiến. Napoléon không phải là một đồ tể chém giết mà là một ân nhân; ông đem lại cho người cái chết với danh dự quân nhân thay vì cái chết mòn dưới ách kinh tế, người ta lũ lượt kéo đến dưới lá tử-kỳ bởi vì họ thích những hiểm nguy của chiến trận hơn cảnh đều đều tẻ nhạt không thể chịu đựng trong việc chế tạo thêm một triệu cúc áo khác. "Một ngày kia danh dự sẽ dành cho Napoléon vì đã trong một thời tạo được một thế giới trong đó người đàn ông, chiến sĩ, có giá trị cao vượt hơn kẻ thương gia và bọn người thủ cựu hẹp hòi".
Chiến tranh là một liều thuốc tuyệt diệu cho những dân tộc đang trở nên suy nhược ưa tiện nghi đáng khinh bỉ, chiến tranh kích động những thiên tính bị thối mục dần trong thời bình. Chiến tranh và sự tổng động viên vào quân đội là những liều thuốc giải độc cấp thiết đối với bịnh nhu nhược nữ hoá của dân chủ. "Khi những bản năng của một xã hội cuối cùng đưa đến sự bỏ bê chiến tranh và chinh phục, thì xã hội ấy đang suy tàn; nó đã chín mùi cho nền dân chủ và cho sự thống trị của bọn con buôn". Tuy nhiên, những nguyên nhân của chiến tranh ngày nay không có gì cao thượng cả; những cuộc chiến của các triều đại và cuộc chiến vì tôn giáo có đôi chút thanh tao hơn sự dàn xếp bằng súng những tranh giành về thương mãi (Tri thức hân hoan).
"Trong vòng 50 năm những chính phủ Babel ấy (những nền dân chủ Âu châu) "sẽ nổ tung trong một cuộc chiến khổng lồ để tranh giành thị trường trên thế giới". Nhưng có lẽ từ cơn điên cuồng ấy sẽ mọc lên nền thống nhất Âu châu; một mục tiêu mà cho dù phải trả giá bằng một cuộc chiến thương mãi cũng không lấy gì làm quá đắt. Vì chỉ từ một Âu châu thống nhất mới có thể sinh khởi nền quý tộc cao cả hơn nhờ đó Âu châu có thể được cứu chuộc.
Vấn đề của chính trị là ngăn ngừa đừng cho thương gia thống trị vì một con người như thế có tầm nhãn quan rất ngắn ngủi và tầm tay hẹp hòi của một chính khách, không phải nhãn quan nhìn xa thấy rộng của người quý tộc được huấn luyện để trị quốc. Con người thanh tao hơn có một quyền hành thiêng liêng để cai trị - nghĩa là, quyền hành của khả năng cao vượt hơn. Người thường cũng có chỗ của họ, nhưng không phải ở trên ngai. Ở đúng chỗ mình, người thường sẽ được hạnh phúc và những đức hạnh của nó cũng cần thiết cho xã hội như những đức hạnh của nhà lãnh đạo; "Một tâm trí sâu sắc sẽ không xem sự tầm thường tự nó là một điều bậy". Tính siêng năng, dè xẻn, đều đặn, điều độ, lòng tin vững mạnh, với những đức hạnh ấy, con người tầm thường có thể trở nên hoàn hảo, nhưng chỉ hoàn hảo trong vai trò dụng cụ. "Một nền văn minh cao là một hình tháp; nó chỉ có thể đứng trên một nền tảng rộng; điều kiện tiên quyết của nó là sự tầm thường được củng cố vững vàng mạnh mẽ". Luôn luôn và ở khắp nơi, một số người sẽ làm lãnh tụ và một số làm tuỳ tòng; đại đa số sẽ bị bắt buộc và sung sướng được làm việc dưới sự điều khiển của người cao hơn (Kẻ chống Thiên chúa, 219 - 220).
Bất cứ nơi đâu gặp sinh vật, ta cũng nghe tiếng nói của phục tùng. Mọi sinh vật là những con vật phục tùng. Và điều thứ hai, kẻ nào không thể vâng lời chính mình kẻ ấy phải bị sai khiến. Đấy là tập tục của những sinh vật. Nhưng đây là điều thứ ba ta nghe: điều khiển khó khăn hơn phục tùng. Vì không những người điều khiển mang gánh nặng của tất cả những người phục tùng, và gánh nặng ấy dễ đè bẹp người, mà còn một nỗ lực và một hiểm nguy, ta thấy dường như được chứa đựng trong mọi sự điều khiển; và khi nào sinh vật điều khiển cũng tự liều mình" (Zarathustra, 159).
"Xã hội lý tưởng , như vậy, sẽ được chia làm ba hạng: những người sản xuất (tá điền, kẻ vô sản và thương gia), công chức (quân nhân và viên chức) và những người cai trị. Những người sau cùng này sẽ cai trị, nhưng không làm chức vụ trong chánh phủ; công việc cai trị là một việc hèn hạ. Những người thống trị sẽ là những chính khách triết gia hơn là những người giữ chức vụ trong bàn giấy. Quyền uy của họ sẽ nằm trong sự kiểm soát tài chánh và quân đội, nhưng chính họ sẽ sống như những quân nhân hơn là như nhà tài chánh. Họ là những người của sự thanh nhã cũng như của sự can đảm và hùng mạnh; vị học giả và viên tướng soái trong cùng một con người. Họ sẽ được phối hợp bởi lịch sự và corps d' esprit, những con người này được giữ gìn nghiêm nhặt rằng những giới hạn của đạo đức: sự kính trọng cổ tục, lòng biết ơn sự giám thị lẫn nhau, lòng ganh đua; và mặt khác khi cư xử với nhau họ sẽ có nhiều sáng kiến trong sự suy xét, tự điều khiển, lòng kiêu hãnh và tình bằng hữu".
Lớp quý tộc này sẽ là một giai cấp chăng ? và quyền lực của họ có tính cách tập truyền ? Phải, phần đông là thế, nhưng thỉnh thoảng cũng có mở cửa cho những dòng máu mới vào. Nhưng không có gì có thể làm hỏng và yếu mòn một lớp quý tộc cho bằng việc cưới những người tầm thường giàu có, theo thói tục của quý tộc Anh; chính sự hôn phối lẫn lộn ấy đã làm hỏng tập đoàn thống trị vĩ đại nhất thế giới chưa từng thấy - Thượng viện quý tộc La-Mã. Không có trường hợp "Ngẫu sinh"; mỗi sự sinh ra là bản cáo trạng của thiên nhiên về một cuộc hôn phối; và con người toàn hảo chỉ xuất hiện sau nhiều thế hệ đào thải và chuẩn bị; "những tiền nhân của một người đã trả giá cho hiện thể của nó".
Có phải điều này tổn thương quá nhiều đến hai lỗ tai dân chủ từ khuya của chúng ta chăng ? Nhưng "Những nòi giống không chịu nổi nền triết học này là lúa đời rồi; và những nòi giống xem triết học như hồng phúc lớn lao nhất chính là những nòi giống có phần số làm bá chủ hoàn cầu". Chỉ một nền quý tộc như thế mới có thể có thị kiến và can đảm để làm cho Âu châu thành một quốc gia, để chấm dứt cái quốc gia chủ nghĩa kiểu trâu bò này, cái "đất mẹ" ba xu này. Chúng ta hãy là "những người Âu châu tốt", như Napoléon, như Goethe, như Beethoven, như Schopenhauer, như Stendhal, như Heine. Đã quá lâu chúng ta là những mảnh vụn, mảnh rời rạc của cái đáng lẽ phải là một đoàn thể. Làm sao một nền văn hoá lớn có thể sinh trưởng trong bầu không khí của thiên vị quốc gia và của lãnh thổ tính làm cho ta hẹp hòi ? Thời đại của chính trị vụn đã qua. Khi nào thì nòi giống mới xuất hiện, và những lãnh tụ mới ? Khi nào Âu châu sẽ được sinh ra đời ?
Há ngươi chưa nghe gì về những đứa con của ta chăng ? Hãy nói ta nghe về khu vườn của ta, những hòn đảo Hy vọng của ta, nòi giống mới tốt đẹp của ta. Vì chúng, ta giàu có, vì chúng, ta trở nên nghèo nàn ... Có cái gì ta đã không từ nhượng ? Có cái gì ta sẽ không bỏ để được có một điều: những đứa con kia, đồn điền sống động kia, những cây nhân sinh của ý chí và hy vọng tột vời của ta ? (Ý chí quyền lực, ii, 353, 362-4, 371, 422).
Cũng như đạo đức không phải ở nơi lòng tử tế mà ở sức mạnh, mục đích của nỗ lực con người không phải là nâng cao tất cả phát triển những cá nhân mạnh và tinh tuý. "Không phải nhân loại, mà siêu nhân mới là cùng đích". "Cải thiện nhân loại" sẽ là việc cuối cùng cho một người có lương tri làm: nhân loại không cải thiện được, lại cũng không có nhân loại nữa - đấy là một khái niệm trừu tượng; tất cả những gì tồn tại chỉ là một tổ kiến người bao la. Cảnh diện toàn thể rất giống cảnh một cơ xưởng thí nghiệm khổng lồ nơi đó một vài đồ vật thành công trong mọi thời đại, trong khi phần lớn đều thất bại: và mục đích của mọi cuộc thí nghiệm không phải là hạnh phúc của quần chúng mà sự cải thiện mẫu mực. Chẳng thà những xã hội chấm dứt đi, còn hơn là không có một mẫu người cao cả nào xuất hiện. Xã hội là một khí cụ để làm tăng giá trị cho quyền lực và nhân cách của cá nhân; bầy nhóm tự nó không phải là cứu cánh. "Thế thì những máy móc để làm gì, nếu tất cả cá nhân chỉ được dùng để duy trì chúng ? Nếu máy móc - hay tổ chức xã hội - tự chúng là cứu cánh, thì điều ấy có phải là một hài kịch hay không ?
Ban đầu Nietzsche nói như thể đặt hy vọng vào sự sản xuất một nòi giống mới; về sau chàng lại nghĩ đến siêu nhân của mình như là cá nhân siêu đẳng vươn lên -một cách tình cờ- từ đám bùn lầy của sự tầm thường quần chúng, và sự tồn tại của siêu nhân này nhờ nhiều ở việc nuôi nấng dạy dỗ cẩn thận tỉ mỉ hơn là ở những rủi may của luật đào thải tự nhiên. Bởi vì quá trình sinh vật học có khuynh hướng chống lại cá nhân phi thường; thiên nhiên tàn bạo nhất đối với những sản phẩm tinh xảo nhất của nó; nó yêu nhiều hơn, và che chở cho những kẻ trung bình và tầm thường; trong thiên nhiên có một khuynh hướng vĩnh viễn trở lại với mẫu mực, với người trung bình, đám đông luôn luôn chế ngự những phần tử anh hoa phát tiết. Siêu nhân chỉ có thể sống sót bằng sự đào thải nhân văn, bằng viễn tượng cải thiện nòi giống và bằng một nền giáo dục cao quý.
Dù thế nào đi nữa, thật phi lý vô cùng, nếu để cho những cá nhân cao vượt kết hôn vì tình -những anh hùng mà cưới tôi tớ, những thiên tài kết hôn với những chị ba thợ may. Schopenhauer đã sai lầm, tình yêu không có tính cách cải thiện giống nòi; khi một người đàn ông đang yêu, không nên để cho y được làm những quyết định có ảnh hưởng đến cả đời y; không có chuyện một người vừa yêu mà vừa minh mẫn khôn ngoan được. Chúng ta cần phải tuyên bố vô giá trị những lời ước nguyện của những cặp tình nhân, và phải làm tình yêu trở thành một trở ngại hợp pháp cho hôn phối. Những người tốt nhất phải chỉ cưới những người tốt nhất; tình yêu nên để dành cho bọn tầm thường. Mục đích của hôn nhân không phải chỉ là tái sản xuất, nó còn phải là sự phát triển .
"Ngươi còn trẻ, và mong có con và kết hôn. Nhưng ta hỏi người, ngươi có phải là một người dám mong mỏi một đứa con chăng ? Ngươi có phải người quang vinh, người tự-hàng-phục, người điều khiển được những giác quan mình, chủ nhân của những đức hạnh mình ? Hay là trong ước muốn của ngươi, chính con vật đang nói, nhu cầu xác thịt đang nói ? Hay cảnh cô đơn ? Hay nỗi bất hoà với chính ngươi ? Ta mong rằng chính sự quang vinh và tự do của người đang mong mỏi một đứa con. Ngươi sẽ xây dựng những đài kỷ niệm sống cho sự quang vinh và giải phóng của ngươi. Ngươi sẽ xây dựng ở bên ngoài ngươi. Nhưng trước hết ngươi phải tự xây dựng chính ngươi cho được quân bình chính trực, về thể xác lẫn linh hồn. Ngươi sẽ không những tái tạo chính ngươi mà còn phải tái tạo những đứa con vượt trên ngươi ! Hôn phối: ta gọi đó là ý chí của hai người để sáng tạo một người thứ ba còn tốt đẹp hơn những kẻ đã tạo nên nó. Ta gọi hôn phối là sự kính trọng lẫn nhau cũng như kính trọng đối với những người có một ý chí như thế" (Zarathustra đã nói thế).
Không có dòng dõi tốt thì không thể có sự cao cả. "Chỉ tri thức mà thôi không làm nên sự cao quý; trái lại, luôn luôn cần có một yếu tố để làm cho tri thức cao quý. Yếu tố ấy là gì ? Dòng máu ..." Nhưng đã có dòng giống tốt và sự nuôi dưỡng cải thiện, yếu tố tiếp theo trong công thức của siêu nhân là một trường học nghiêm khắc; ở đấy đòi hỏi sự hoàn thiện như một lẽ tự nhiên, không đáng khen ngợi nữa; ở đấy sẽ có ít tiện nghi và nhiều trách nhiệm; ở đấy thể xác sẽ được dạy cho chịu đựng đau đớn trong im lặng, và ý chí có thể tập vâng lời và điều khiển. Không có sự phóng túng vô nghĩa ! Không có sự làm suy nhược thể chất và tâm hồn bằng khoan hồng và "tự do" ! Tuy nhiên đấy là một ngôi trường ở đó người ta học cười một cách hăng hái; triết gia sẽ được đánh giá tuỳ theo khả năng cười; "kẻ nào đã sải bước băng qua những ngọn núi cao nhất sẽ cười trước tất cả mọi bi kịch". Và sẽ không có chất a-xít trong nền giáo dục siêu nhân này; một trường khổ hạnh của ý chí, nhưng không lên án xác thịt. "Chớ dừng vũ điệu, hỡi những cô gái dịu dàng ! Không có kẻ phá đám nào đến với các cô bằng một con mắt độc ác ..., không có kẻ thù cho những cô gái có đôi gót đẹp". Ngay cả một siêu nhân cũng được quyền thưởng thức những cặp gót đẹp.
Một con người được sinh ra và nuôi dạy như thế sẽ đứng ngoài thiện ác; chàng sẽ không ngần ngại "Ác" (boese) nếu mục đích của chàng đòi hỏi; chàng sẽ can đảm hơn là thiện, "Thiện là gì ? ... Can đảm chính là thiện". "Thiện là gì? Tất cả những gì tăng trưởng cảm thức quyền lực, ý chí quyền lực, chính quyền lực, ở trong người. Ác là gì ? Là tất cả những gì sinh ra từ sự yếu hèn". Có lẽ đặc điểm trỗi bật của siêu nhân là lòng yêu thích nguy hiểm và tranh đấu, miễn là có một mục đích: siêu nhân sẽ không tìm kiếm an ninh trước hết; chàng sẽ để dành hạnh phúc lại cho số đông. "Zarathustra ưa thích tất cả những gì làm nên những cuộc viễn du, và không thích sống thiếu hiểm nghèo". Do đó mọi chiến tranh đều tốt, bất chấp cái ti tiện tầm thường của những nguyên nhân gây ra nó vào thời đại này; "một cuộc chiến tranh tốt đẹp sẽ thần thánh hoá mọi nguyên nhân". Ngay cả cách mạng cũng tốt: không phải tốt trong tự nó, vì không gì có thể bất hạnh hơn ưu thế của đám đông; nhưng bởi vì những giai đoạn đấu tranh sản ra tính cách vĩ đại tiềm tàng của những cá nhân mà trước đấy đã không có đủ cơ hội hay động cơ thúc đẩy; từ những chuyến hỗn loạn như thế nổi bật lên ngôi sao sáng; từ cảnh náo động và vô nghĩa của Cách mạng Pháp, có Napoléon; từ cảnh bạo động, vô trật tự của thời Phục hưng, nổi lên những cá nhân hùng mạnh, nhiều như Âu châu chưa từng thấy, và đến độ không thể chịu đựng.
Nghị lực, tri thức và lòng kiêu hãnh, -những yếu tố ấy làm nên siêu nhân . Nhưng chúng phải được điều hoà, những đam mê chỉ sẽ trở thành quyền lực khi chúng được đào thải và thống nhất bằng một mục đích lớn lao đúc kết một đám dục vọng hỗn độn thành ra quyền lực của một nhân cách. "Thảm thương thay cho nhà tư tưởng không phải là người làm vườn mà chỉ là đất cho cây của ông !". Ai là người tuân theo những bản năng của mình ? Chính kẻ yếu đuối: y thiếu năng lực cấm đoán, y không đủ mạnh để nói không, y là một kẻ lỗi điệu, một kẻ suy vi. Tự khép mình vào kỷ luật - đấy là điều cao cả nhất. "Nếu người không muốn mình chỉ là một phần tử của đám đông, thì chỉ cần đừng dễ dãi với chính mình". Có một mục đích vì đó ta có thể cứng rắn với người khác, nhưng trên tất cả, cứng rắn với chính mình; có một mục đích vì đó ta sẽ làm hầu hết bất cứ gì trừ ra phản bội một người bạn - đấy là bảo chứng cuối cùng của sự tôn quý, công thức cuối cùng của siêu nhân.
Chỉ bằng cách hướng về một con người như thế xem như mục đích và phần thưởng cho khổ nhọc, ta mới có thể yêu thương cuộc đời và sống hướng thượng. "Chúng ta phải có một mục đích mà vì đó tất cả chúng ta đều quý mến nhau". Chúng ta hãy cao cả, hãy làm kẻ tôi tớ, khí cụ cho những vĩ nhân. Thật là một cảnh tượng tốt khi hàng nghìn người Âu châu tự biến mình như phương tiện cho những mục đích của Bonaparte, và vui vẻ chết cho người, vừa hát tên người khi gục ngã! Có lẽ những người hiểu biết ở trong chúng ta có thể trở nên những kẻ phát ngôn cho người, mà chúng ta không thể làm, và có thể dọn đường cho người đến; chúng ta, bất kể ở miền đất nào, bất kể thời gian, có thể cùng làm việc cho mục đích ấy, dù có cách xa nhau bao nhiêu, Zarathustra sẽ hát, ngay cả trong cơn đau đớn, nếu người có thể nghe chỉ tiếng nói của những người hỗ trợ thầm kín kia, những người yêu Siêu nhân. "Hỡi các người cô đơn hôm nay, những người đứng riêng rẽ, các người một ngày kia sẽ là một dân tộc; từ các người những người đã tự chọn mình, một dân tộc chọn lọc sẽ khởi sinh; và từ dân tộc ấy sẽ sinh khởi siêu nhân.
VII SUY TÀN
Kết quả là con đường đưa đến siêu nhân phải băng qua quý tộc. Dân chủ - "chứng tật ưa đếm đầu người" - cần phải bị nhổ tận gốc trước khi quá muộn. Bước đầu tiên ở đây là sự phá huỷ Ki-tô giáo về phương diện liên can đến mọi người cao cả. Chiến thắng của Ki-tô giáo là khởi đầu của dân chủ; "người Ki-tô giáo đầu tiên là một kẻ phản loạn - trong bản năng sâu thẳm nhất của y đối với mọi sự được ưu thế đặc quyền; y sống và tranh đấu không ngừng cho "bình quyền"; vào thời tân tiến đáng lẽ phải gửi y đến Tây-bá-lợi-á (Sibirie). "Kẻ nào vĩ đại nhất trong các ngươi, hãy để kẻ ấy phụng sự ngươi" - đây là đảo ngược của tất cả trí khôn chính trị, của mọi sự lành mạnh; quả thế, khi đọc thánh kinh tân ước ta cảm thấy bầu không khí của một tiểu thuyết Nga, một thứ đạo văn của Dostoievski. Những quan niệm như thế chỉ phát xuất giữa những bọn thấp hèn và chỉ vào một thời đại mà những người thống trị đã suy đồi không còn thống trị được nữa. "Khi Neron và Caralla ngự trên ngai, điều mâu thuẫn phát sinh là: người thấp hèn nhất có giá trị hơn người ở trên tột đỉnh".
Cũng như sự việc Ki-tô giáo xâm chiếm Âu châu chấm dứt nền quý tộc cổ đại, những bá tước thiện chiến Teutonic (Nhật nhĩ man) thống trị Âu châu đã phục hồi những đức hạnh hùng tính của thời xưa, và trồng gốc rễ cho nền quý tộc tân tiến. Những người nầy không nặng lòng với "đạo đức", họ "giải thoát khỏi mọi kiềm thúc xã hội; trong tính chất phác của lương tâm dã thú họ trở về như những quỷ dữ hân hoan từ một cuộc chém giết ghê gớm, đốt nhà, hãm hiếp, tra tấn, với một lòng kiêu ngạo và an ổn như thể họ vừa thi hành chỉ một vụ phá phách kiểu học trò". Chính những người như thế đã cung cấp tầng lớp thống trị cho Đức, Na Uy, Pháp, Anh, Ý và Nga.
"Một bầy những con mãnh thú có tóc hung, một giòng dõi thống trị và chủ nhân, với tổ chức quân sự, với năng lực tổ chức, không ngần ngại đặt những móng vuốt dễ sợ lên trên một quần chúng có lẽ vô cùng cao hơn về số lượng,... đám đông ấy lập nên quốc gia. Giấc mộng được xua đuổi, làm cho quốc gia khởi sự bằng một khế ước. Con người ấy cần gì đến khế ước khi nó có thể lãnh đạo, khi tự bản chất đã là chủ, người xuất hiện bằng sức mạnh trong hành vi và cốt cách ?"
Dòng dõi ngự trị huy hoàng này đã bị làm hỏng trước hết bởi sự tán dương của Công giáo về những đức hạnh đàn bà, thứ đến bởi những lý tưởng của Thanh giáo và của hạng tiện dân trong thời cải cách, thứ ba là bởi sự hôn phối với dòng giống hạ lưu. Hệt như Công giáo chín mùi thành nền văn hoá phi luân, quý tộc của thời Phục hưng. Thời cải cách đã chà đạp nó với việc làm sống lại sự nghiêm trọng khắt khe của Do thái. "Cuối cùng có ai hiểu không, có ai muốn hiểu Phục hưng là gì không ?(*) [(*) Rốt cục có ai hiểu, dù muốn hiểu, Phục hưng là cái gì ? -dịch theo bản tiếng Đức - chú thích của người đánh máy-]. Sự đánh giá lại những giá trị Ki-tô giáo, sự cố gắng bằng mọi phương thế, mọi bản năng và mọi thiên tài để tạo nên những giá-trị-đối-lập, những giá trị cao quý chiến thắng ... Tôi thấy trước mắt một trường hợp khả hữu hoàn toàn ảo thuật với màu sắc chói sáng và vẻ mê hồn của nó ...Ceare Borgia làm giáo hoàng ... Các người có hiểu tôi không ?"
Thệ phản giáo và rượu bia đã làm cùn lụt trí thông minh của Đức; bây giờ hãy thêm nhạc kịch Wagner. Kết quả là "Người Phổ ngày nay... một trong những thế lực nguy hiểm nhất của văn hoá ". "Hiện diện của nước Đức làm cho tôi ăn khó tiêu". "Nếu, như lời Gibbon nói, không có gì ngoại trừ thời gian - dù một thời gian lâu dài - là cần thiết để cho một thế giới tiêu diệt, thì cũng không có gì ngoại trừ thời gian -mặc dù còn lâu dài hơn- là cần thiết để phá huỷ một ý tưởng sai lầm ở Đức quốc". Khi Đức quốc đánh bại Napoléon, việc ấy tai hại cho văn hoá cũng như khi Luther đánh bại giáo hội, từ đấy Đức quốc dẹp sang bên nhũng Goethe, Schopenhauer và Beethoven của mình để bắt đầu thờ phụng "những kẻ ái quốc", "Đức quốc trên hết - tôi sợ rằng đấy là chấm dứt của triết học Đức". Tuy nhiên có một vẻ nghiêm trọng và sâu sắc tự nhiên nơi những người Đức cho chúng ta lý do để hy vọng rằng họ còn có thể cứu chuộc được Âu châu; họ có nhiều hùng tính hơn người Pháp hoặc Anh; họ kiên nhẫn, trì chí, siêng năng - từ đó sinh ra sự uyên bác, khoa học và quân kỷ của người Đức; thật thích thú khi nhìn thấy cả Âu châu lo lắng về quân đội Đức. Nếu năng lực tổ chức của Đức có thể phối hợp với tài nguyên tiềm tàng của Nga, về vật liệu và người, khi ấy sẽ đến thời kỳ chính trị vĩ đại. "Chúng ta cần nuôi dưỡng hai giòng giống Đức và Nga, chúng ta cần những nhà kinh tài khôn khéo nhất - những người Do thái- để có thể trở thành bá chủ thế giới ... Chúng ta cần một sự hợp nhất vô điều kiện với Nga sô". Đằng khác là tình trạng bao vây và bóp chẹt.
Điều đáng ngại với Đức quốc là tính ươn gàn của tâm trí, một cái giá trả cho sự cương nghị trong tính tình. Đức quốc thiếu truyền thống văn hoá lâu dài, cái truyền thống đã làm cho dân tộc Pháp thành dân tộc tinh tế xảo diệu nhất trong tất cả các dân tộc ở Âu châu. "Tôi chỉ tin vào văn hoá Pháp, và tôi xem mọi cái khác ở Âu châu tự cho mình là văn hoá đều là một lầm lẫn". "Khi đọc Montaigne và Chamfort, ta gần cổ đại hơn với bất cứ nhóm tác giả nào khác ở một quốc gia nào khác". Voltaire là "một vị chúa tể lớn của tâm trí"; và Taine là "người số một trong số những sử gia đang sống". Ngay cả những văn sĩ về sau như Flaubert, Bourget, Anatole France, v.v. - đều vượt xa vô tận những người Âu châu khác về tư tưởng và ngôn ngữ sáng sủa - "thật sáng sủa, rõ ràng tinh vi làm sao, những người Pháp ấy !" Tính cách cao quý của mỹ cảm, của cảm thức và phong độ Âu châu đều là công trình của Pháp. Nhưng là của nước Pháp cố cựu, của nước Pháp vào thế kỷ 16 và 17; cuộc cách mạng, với sự phá huỷ nền quý tộc, đã phá huỷ luôn cả bánh xe và trường nuôi dưỡng văn hoá, và bây giờ linh hồn Pháp ốm yếu xanh xao so với những thời xưa cũ. Dù sao, Pháp vẫn còn có vài đức tính tốt đẹp; "ở Pháp hầu hết mọi vấn đề tâm lý và nghệ thuật đều được cứu xét một cách tinh tế và rốt ráo hơn ở Đức vô vàn... Vào chính lúc Đức quốc trổi dậy như một cường quốc trong thế giới chính trị, thì Pháp đã chiếm được địa vị quan trọng mới trong thế giới văn hoá".
Nga là con vật tóc hung của Âu châu. Dân tộc Nga có một "chủ nghĩa định mệnh ương ngạnh và cam chịu đã đem cho họ ngay cả ngày nay, cái lợi thế hơn những người Tây phương chúng ta". Nước Nga có một chính phủ hùng hậu, không có "cái ngu xuẩn của nghị viện". Sức mạnh ý chí đã được tụ tập ở đấy từ lâu đời, và ngày nay đang lăm le tìm chỗ thoát; ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Nga trở thành chúa tể Âu châu. "Một nhà tư tưởng cưu mang trong lòng tương lai của Âu châu, sẽ kể đến dân tộc Do thái và Nga - trong tất cả những viễn tượng của ông về tương lai - như những yếu tố có lẽ nhất và bảo đảm nhất trong ván cờ vĩ đại và trong trận tuyến của các lực lượng". Nhưng nói chung, chính những người Ý là những người sành điệu nhất, hùng mạnh nhất trong các dân tộc hiện hữu; cây-người tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở Ý, như Alfieri đã tự hào. Có một cốt cách hùng tính, một niềm kiêu hãnh quý tộc ngay cả người Ý thấp kém nhất; "một anh chèo thuyền Gondola ở Venice luôn luôn là một bóng dáng tốt đẹp hơn một nghị viên cơ mật ở Berlin, và nói cho cùng, là một con người khá hơn".
Tệ hơn tất cả là những người Anh; chính dân tộc này đã làm hỏng tâm hồn Pháp với ảo tưởng dân chủ; "Bọn coi cửa hàng, tín đồn Ki-tô giáo, bò cái, đàn bà, người Anh, và bọn dân chủ khác thuộc vào một bè với nhau". Chủ nghĩa thực dụng và tính chất hẹp hòi thiếu văn hoá là đáy thấp nhất của văn hoá Âu châu. Chỉ trong một xứ cạnh tranh bóp hầu cắt cổ nguyên tắc mới có thể quan niệm đời là một cuộc tranh đấu chỉ để sống còn. Chỉ trong một nước mà bọn coi cửa hàng và giữ tàu đã tăng bội đến một số lượng lấn át giới quý tộc, nguyên tắc mới có thể nặn ra thuyết dân chủ; đây là tặng phẩm, tặng phẩm Hy Lạp, mà Anh quốc đã đem lại cho thế giới tân tiến. Ai sẽ cứu Âu châu thoát khỏi Anh quốc và cứu Anh quốc thoát khỏi dân chủ ?
VIII QUÝ TỘC
Dân chủ có nghĩa là lang thang trôi giạt; có nghĩa là cho phép mỗi phần tử của một cơ thể làm bất cứ gì nó thích; có nghĩa là sự đứt mạch lạc và hỗ tương, sự lên ngôi của phóng túng và hỗn loạn. Dân chủ có nghĩa là sự thờ phụng cái tầm thường, và sự thù ghét những gì trác tuyệt. Nó có nghĩa là không thể có những vĩ nhân. Làm sao những con người vĩ đại có thể phục tùng sự thiếu phẩm cách và trơ tráo của một cuộc bầu cử ? Họ sẽ có cơ hội nào đâu ? "Cái mà người ta thù ghét như những con chó thù ghét chó sói, chính là một tâm hồn phóng khoáng, kẻ thù của mọi xiềng xích, con người không thờ phụng". Làm sao siêu nhân có thể xuất phát từ một đám đất như thế ? Và làm sao một quốc gia có thể trở thành vĩ đại được, khi những người vĩ đại nhất của quốc gia ấy nằm trong trạng huống thất dụng, chán nản, có lẽ không ai biết đến ? Một xã hội như thế sẽ mất cả tư cách; sự mô phỏng nằm theo chiều ngang thay vì theo chiều dọc; không phải siêu nhân, mà con người của đa số trở thành lý tưởng mẫu mực; mọi người thành ra giống hệt mọi người khác; ngay hai giống Nam - Nữ cũng tiệm cận nhau. Đàn ông trở thành đàn bà và đàn bà thành đàn ông (Ý chí quyền lực, i, 382-4).
Nữ tính, như vậy, thành hệ luận tự nhiên của dân chủ và Ki-tô giáo. "Ở đây ít có Nam tính; do đó đàn bà cố tự tạo cho mình nam tính. Vì chỉ có người đàn ông đầy đủ nam tính mới duy trì được nữ tính nơi đàn bà". Ibsen, "kẻ tớ gái già điển hình ấy" đã tạo nên "người đàn bà giải phóng". "Đàn bà được tạo thành do xương sườn của tôi nghèo nàn một cách kỳ lạ ! - người đàn ông nói ". Đàn bà đã mất hết quyền năng và thế lực vì sự giải phóng của họ; đàn bà ngày nay có đâu địa vị họ đã được hưởng dưới thời Bourbons ? Bình đẳng nam nữ là điều bất khả, vì cuộc chiến tranh giữa họ bất tuyệt; ở đây không có hoà bình nếu không có chiến thắng - hoà bình chỉ đến khi bên này hay bên kia được công nhận là chủ tể. Cố bình đẳng với người đàn bà là chuyện nguy hiểm; họ sẽ không bằng lòng với chừng ấy; họ chẳng thà chịu phục tùng nếu người đàn ông đúng là đàn ông. Trên tất cả, sự toàn hảo và hạnh phúc của họ nằm ở mẫu tính. "Mọi sự nơi đàn bà là một bí hiểm và mọi sự nơi đàn bà chỉ có một giải đáp: ấy là sinh con". "Đàn ông đối với đàn bà chỉ là một phương tiện, cứu cánh luôn luôn là đứa con. Còn đàn bà đối với đàn ông là gì ? ... Một đồ chơi nguy hiểm". "Đàn ông phải được huấn luyện sẵn sàng cho chiến tranh; và đàn bà cho việc tái tạo chiến sĩ ! Mọi việc khác đều là điên rồ". Tuy nhiên, "người đàn bà toàn hảo là một mẫu nhân loại cao hơn đàn ông toàn hảo, và bởi thế, một cái gì hiếm hoi hơn nhiều... Người ta có lịch sự với đàn bà bao nhiêu cũng không đủ ".
Một phần của sự căng thẳng trong hôn nhân nằm ở chỗ hôn nhân làm trọn vẹn người đàn bà mà lại thu hẹp, làm trống rỗng người đàn ông, khi một người đàn ông tán tỉnh một người đàn bà, chàng tình nguyện hiến cả thế giới cho nàng, và khi nàng kết hôn cùng chàng, chàng đã làm thế thật, chàng phải quên cả thế giới khi đứa con ra đời; vị tha tính trong tình yêu trở thành tính vị kỷ của gia đình. Sự thẳng thắn lương thiện và óc canh tân là những xa xỉ phẩm của hoàn cảnh độc thân. "Ở phạm vi liên can đến tư tưởng triết học cao cả, mọi người đàn ông có vợ đều khả nghi... Đối với tôi, dường như là điều phi lý khi một kẻ đã chọn lãnh vực mình là sự đánh giá toàn thể cuộc sự tồn sinh, lại tự rước vào mình gánh nặng gia đình, kiếm gạo bảo đảm an ninh và địa vị xã hội cho vợ con". Nhiều triết gia đã chết khi đứa con của họ ra đời. "Gió luồn qua lỗ khoá bảo tôi: "Lại đây !". Cánh cửa buồng tôi khôn lanh tự mở ra, bảo : "đi đi !". Nhưng tôi cứ nằm vì bị xiềng xích bởi lòng yêu con cái. (Con người cô đơn ! Nietzsche, 77, 393).
Cùng với nữ tính, sinh ra xã hội chủ nghĩa và tình trạng hỗn độn; tất cả bấy nhiêu đều là bè lứa của dân chủ; nếu bình quyền chính trị là chánh đáng, thì sao lại không bình quyền luôn cả kinh tế ? Tại sao phải có những lãnh tụ ? Có những nhà xã hội chủ nghĩa thán phục tác phẩm Zarathustra; nhưng không cần sự thán phục của họ. "Có một vài người giảng thuyết chủ nghĩa của ta về nhân sinh nhưng đồng thời lại là người thuyết giáo về bình đẳng ... Ta không muốn lầm lẫn với những kẻ thuyết về bình đẳng ấy. Vì trong ta chân lý bảo rằng : con người không bình đẳng ". "Chúng ta muốn đừng có một điểm chung nào cả". "Hỡi những người thuyết về bình đẳng, tính điên loạn chuyên chế của sự bất tài từ trong các người đã kêu gào đòi bình đẳng". Thiên nhiên ghét bình đẳng mà yêu sự phân biệt những cá nhân, giai cấp và chủng loại. Xã hội chủ nghĩa là phản sinh vật học, trong quá trình tiến hoá, những chủng loại, giống nòi, giai cấp hay cá nhân thấp kém bị sử dụng bởi hạng cao cấp hơn, mọi cuộc sống là sự khai thác, và chỉ tồn tại trên sự sống khác, cá lớn nuốt cá bé, đấy là tất cả câu chuyện. Xã hội chủ nghĩa là sự ganh tị: "Chúng muốn chiếm hữu cái gì chúng ta có" (Zarathustra, 137). Tuy nhiên, đấy là một quá trình để điều khiển; tất cả điều cần thiết để điều khiển nó là thỉnh thoảng mở ra cánh cửa giả giữa chủ và nô lệ, để cho những lãnh tụ của sự bất mãn lên thiên đàng hết. Không phải những lãnh tụ là đáng sợ, mà những kẻ dưới thấp, những kẻ nghĩ rằng bằng một cuộc cách mạng họ có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vốn là kết quả tự nhiên của sự bất lực và biếng nhác của họ. Tuy nhiên, người nô lệ chỉ cao quý khi họ phản kháng.
Dù sao nô lệ cũng cao quý hơn những người chủ của họ ngày nay - giới trưởng giả. Dấu hiệu của sự hèn kém trong văn hoá thế kỷ 19 là con người có tiền của đã là đối tượng cho quá nhiều tôn sùng và thèm khát. Nhưng cả những thương gia này cũng là nô lệ nữa, những con hình nhân của tập tục, nạn nhân của sự bận rộn; họ không có thì giờ để có những tư tưởng mới. Đối với bọn họ, sự suy nghĩ là điều tốt kiến thức và những niềm vui của tri thức đều vượt ngoài tầm họ. Do đó mà họ không ngừng lăng xăng đi tìm "Hạnh phúc", với những ngôi nhà to lớn không bao giờ là tổ ấm, cảnh xa xỉ hạ thấp khiếu thẩm mỹ, những phòng tranh treo "nguyên bản" có đính kèm giá tiền, những lạc thú nhục dục làm chậm lụt tâm hồn hơn là giải lao, thêm đà cho tâm trí. "Hãy nhìn những kẻ nông cạn kia ! Họ dồn chứa tài sản và bởi đó, cứ mỗi ngày một nghèo nàn thêm", họ chấp nhận tất cả những kiềm thúc của chủ nghĩa quý tộc nhưng không đạt đến được vương quốc của tâm trí để bù lại. "Hãy trông họ leo trèo, những con khỉ nhanh nhẹn kia ! Họ leo lên nhau và cứ thế tự kéo nhau vào trong bùn lầy sâu thẳm ... Mùi tanh hôi của bọn con buôn, sự xoay sở của tham vọng: hơi thở độc địa xấu xa". Những người như thế có tài sản cũng vô ích vì họ không thể đem lại phẩm cách cho tài sản bằng lối sử dụng cao quý, bằng sự bảo trợ phải cách cho văn học hay nghệ thuật. "Chỉ có con người của tri thức nên nắm giữ tài sản"; Những người khác thường xem tài sản như tự nó đã là cứu cánh và theo đuổi nó một cách càng ngày càng liều lĩnh. Hãy nhìn "sự điên cuồng hiện tại của các quốc gia chỉ muốn một điều là sản xuất thật nhiều, càng nhiều càng tốt, và càng giàu càng hay". Cuối cùng con người trở thành một con chim mồi. "Họ rình nhau, họ cướp của nhau bằng cách nằm phục kích. Điều ấy được gọi là láng giềng tốt... Họ tìm những lợi lộc nhỏ nhoi nhất từ mọi thứ rác rưới". "Ngày nay, nền đạo đức con buôn thật chỉ là một lối khéo hơn của nền đạo đức cướp biển - mua ở thị trường rẻ nhất, bán ở thị trường đắt đỏ nhất". Tất cả những người nầy đều kêu gào chính sách tự do mậu dịch, kêu gào được để yên, trong khi đấy chính là những kẻ cần nhất sự giám thị và kiểm soát. Có lẽ ngay cả một mức độ nào đó của xã hội chủ nghĩa, mặc dù nó nguy hiểm, sẽ được bênh vực ở đây; "chúng ta phải thu hồi các ngành vận tải và mậu dịch thuận lợi cho sự dồn chứa những tài sản kếch xù. Do đó, đặc biệt là thị trường tiền tệ - khỏi bàn tay của những tư nhân hay công ty tư nhân" và hãy coi chừng những người sở hữu quá nhiều, hệt như coi chừng những kẻ không có ích gì cả, xem như là những mẫu người đầy nguy hiểm cho đoàn thể" (YTLM, i, 142).
Cao hơn giới trưởng giả, và thấp hơn giới quý tộc, là quân nhân. Một vị tướng sử dụng hết những người lính trên chiến trường ở đấy họ có cái khoái được chết dưới liều thuốc mê của sự vinh quang là một người cao quý gấp bội người chủ xưởng sử dụng hết những công nhân trong chiếc máy lợi tức của y; hãy quan sát sự nhẹ nhõm ngần nào nơi những người rời xưởng để ra trận chiến. Napoléon không phải là một đồ tể chém giết mà là một ân nhân; ông đem lại cho người cái chết với danh dự quân nhân thay vì cái chết mòn dưới ách kinh tế, người ta lũ lượt kéo đến dưới lá tử-kỳ bởi vì họ thích những hiểm nguy của chiến trận hơn cảnh đều đều tẻ nhạt không thể chịu đựng trong việc chế tạo thêm một triệu cúc áo khác. "Một ngày kia danh dự sẽ dành cho Napoléon vì đã trong một thời tạo được một thế giới trong đó người đàn ông, chiến sĩ, có giá trị cao vượt hơn kẻ thương gia và bọn người thủ cựu hẹp hòi".
Chiến tranh là một liều thuốc tuyệt diệu cho những dân tộc đang trở nên suy nhược ưa tiện nghi đáng khinh bỉ, chiến tranh kích động những thiên tính bị thối mục dần trong thời bình. Chiến tranh và sự tổng động viên vào quân đội là những liều thuốc giải độc cấp thiết đối với bịnh nhu nhược nữ hoá của dân chủ. "Khi những bản năng của một xã hội cuối cùng đưa đến sự bỏ bê chiến tranh và chinh phục, thì xã hội ấy đang suy tàn; nó đã chín mùi cho nền dân chủ và cho sự thống trị của bọn con buôn". Tuy nhiên, những nguyên nhân của chiến tranh ngày nay không có gì cao thượng cả; những cuộc chiến của các triều đại và cuộc chiến vì tôn giáo có đôi chút thanh tao hơn sự dàn xếp bằng súng những tranh giành về thương mãi (Tri thức hân hoan).
"Trong vòng 50 năm những chính phủ Babel ấy (những nền dân chủ Âu châu) "sẽ nổ tung trong một cuộc chiến khổng lồ để tranh giành thị trường trên thế giới". Nhưng có lẽ từ cơn điên cuồng ấy sẽ mọc lên nền thống nhất Âu châu; một mục tiêu mà cho dù phải trả giá bằng một cuộc chiến thương mãi cũng không lấy gì làm quá đắt. Vì chỉ từ một Âu châu thống nhất mới có thể sinh khởi nền quý tộc cao cả hơn nhờ đó Âu châu có thể được cứu chuộc.
Vấn đề của chính trị là ngăn ngừa đừng cho thương gia thống trị vì một con người như thế có tầm nhãn quan rất ngắn ngủi và tầm tay hẹp hòi của một chính khách, không phải nhãn quan nhìn xa thấy rộng của người quý tộc được huấn luyện để trị quốc. Con người thanh tao hơn có một quyền hành thiêng liêng để cai trị - nghĩa là, quyền hành của khả năng cao vượt hơn. Người thường cũng có chỗ của họ, nhưng không phải ở trên ngai. Ở đúng chỗ mình, người thường sẽ được hạnh phúc và những đức hạnh của nó cũng cần thiết cho xã hội như những đức hạnh của nhà lãnh đạo; "Một tâm trí sâu sắc sẽ không xem sự tầm thường tự nó là một điều bậy". Tính siêng năng, dè xẻn, đều đặn, điều độ, lòng tin vững mạnh, với những đức hạnh ấy, con người tầm thường có thể trở nên hoàn hảo, nhưng chỉ hoàn hảo trong vai trò dụng cụ. "Một nền văn minh cao là một hình tháp; nó chỉ có thể đứng trên một nền tảng rộng; điều kiện tiên quyết của nó là sự tầm thường được củng cố vững vàng mạnh mẽ". Luôn luôn và ở khắp nơi, một số người sẽ làm lãnh tụ và một số làm tuỳ tòng; đại đa số sẽ bị bắt buộc và sung sướng được làm việc dưới sự điều khiển của người cao hơn (Kẻ chống Thiên chúa, 219 - 220).
Bất cứ nơi đâu gặp sinh vật, ta cũng nghe tiếng nói của phục tùng. Mọi sinh vật là những con vật phục tùng. Và điều thứ hai, kẻ nào không thể vâng lời chính mình kẻ ấy phải bị sai khiến. Đấy là tập tục của những sinh vật. Nhưng đây là điều thứ ba ta nghe: điều khiển khó khăn hơn phục tùng. Vì không những người điều khiển mang gánh nặng của tất cả những người phục tùng, và gánh nặng ấy dễ đè bẹp người, mà còn một nỗ lực và một hiểm nguy, ta thấy dường như được chứa đựng trong mọi sự điều khiển; và khi nào sinh vật điều khiển cũng tự liều mình" (Zarathustra, 159).
"Xã hội lý tưởng , như vậy, sẽ được chia làm ba hạng: những người sản xuất (tá điền, kẻ vô sản và thương gia), công chức (quân nhân và viên chức) và những người cai trị. Những người sau cùng này sẽ cai trị, nhưng không làm chức vụ trong chánh phủ; công việc cai trị là một việc hèn hạ. Những người thống trị sẽ là những chính khách triết gia hơn là những người giữ chức vụ trong bàn giấy. Quyền uy của họ sẽ nằm trong sự kiểm soát tài chánh và quân đội, nhưng chính họ sẽ sống như những quân nhân hơn là như nhà tài chánh. Họ là những người của sự thanh nhã cũng như của sự can đảm và hùng mạnh; vị học giả và viên tướng soái trong cùng một con người. Họ sẽ được phối hợp bởi lịch sự và corps d' esprit, những con người này được giữ gìn nghiêm nhặt rằng những giới hạn của đạo đức: sự kính trọng cổ tục, lòng biết ơn sự giám thị lẫn nhau, lòng ganh đua; và mặt khác khi cư xử với nhau họ sẽ có nhiều sáng kiến trong sự suy xét, tự điều khiển, lòng kiêu hãnh và tình bằng hữu".
Lớp quý tộc này sẽ là một giai cấp chăng ? và quyền lực của họ có tính cách tập truyền ? Phải, phần đông là thế, nhưng thỉnh thoảng cũng có mở cửa cho những dòng máu mới vào. Nhưng không có gì có thể làm hỏng và yếu mòn một lớp quý tộc cho bằng việc cưới những người tầm thường giàu có, theo thói tục của quý tộc Anh; chính sự hôn phối lẫn lộn ấy đã làm hỏng tập đoàn thống trị vĩ đại nhất thế giới chưa từng thấy - Thượng viện quý tộc La-Mã. Không có trường hợp "Ngẫu sinh"; mỗi sự sinh ra là bản cáo trạng của thiên nhiên về một cuộc hôn phối; và con người toàn hảo chỉ xuất hiện sau nhiều thế hệ đào thải và chuẩn bị; "những tiền nhân của một người đã trả giá cho hiện thể của nó".
Có phải điều này tổn thương quá nhiều đến hai lỗ tai dân chủ từ khuya của chúng ta chăng ? Nhưng "Những nòi giống không chịu nổi nền triết học này là lúa đời rồi; và những nòi giống xem triết học như hồng phúc lớn lao nhất chính là những nòi giống có phần số làm bá chủ hoàn cầu". Chỉ một nền quý tộc như thế mới có thể có thị kiến và can đảm để làm cho Âu châu thành một quốc gia, để chấm dứt cái quốc gia chủ nghĩa kiểu trâu bò này, cái "đất mẹ" ba xu này. Chúng ta hãy là "những người Âu châu tốt", như Napoléon, như Goethe, như Beethoven, như Schopenhauer, như Stendhal, như Heine. Đã quá lâu chúng ta là những mảnh vụn, mảnh rời rạc của cái đáng lẽ phải là một đoàn thể. Làm sao một nền văn hoá lớn có thể sinh trưởng trong bầu không khí của thiên vị quốc gia và của lãnh thổ tính làm cho ta hẹp hòi ? Thời đại của chính trị vụn đã qua. Khi nào thì nòi giống mới xuất hiện, và những lãnh tụ mới ? Khi nào Âu châu sẽ được sinh ra đời ?
Há ngươi chưa nghe gì về những đứa con của ta chăng ? Hãy nói ta nghe về khu vườn của ta, những hòn đảo Hy vọng của ta, nòi giống mới tốt đẹp của ta. Vì chúng, ta giàu có, vì chúng, ta trở nên nghèo nàn ... Có cái gì ta đã không từ nhượng ? Có cái gì ta sẽ không bỏ để được có một điều: những đứa con kia, đồn điền sống động kia, những cây nhân sinh của ý chí và hy vọng tột vời của ta ? (Ý chí quyền lực, ii, 353, 362-4, 371, 422).